Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Tính Toán Khấu Hao & Phân Tích Kinh Tế Dự Án Sau Thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.85 KB, 26 trang )

MÔN HỌC: QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG VI
TÍNH TOÁN KHẤU HAO &
PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN SAU THUẾ

Giảng viên: Th.S. Huỳnh Bảo Tuân

1


NỘI DUNG
1

Giới thiệu về khấu hao

2

Các mô hình tính khấu hao

3

Thuế lợi tức

4

Dòng tiền tệ sau thuế - CFAT

5

So sánh phương án theo CFAT


2


GIỚI THIỆU VỀ KHẤU HAO
Tài sản cố định hữu hình: như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị...
Tài sản cố định vô hình: như bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định
do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ
kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.
Giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản cố định: là tổng cộng giá trị hao mòn của tài
sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.
Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống
nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian
sử dụng của tài sản cố định.
Số khấu hao lũy kế của tài sản cố định: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào
chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến
thời điểm báo cáo.
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định (giá trị bút toán): là hiệu
số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn
luỹ kế) của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.


GIỚI THIỆU VỀ CHI PHÍ KHẤU HAO
DOANH THU
(-)
Giá vốn hàng bán
(-)
CHI PHÍ
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
(-)

Thuế TNDN (LNTT*25%)

Chi phí quản lý (thực chi)
Chi phí R&D (thực chi)
Chi phí Marketing…(thực chi)
-CP cho hoạt động sản xuất kinh doanh-Chi phí Khấu hao (không thực chi)

LỢI NHUẬN SAU THUẾ
(-)
Trả cổ tức cổ phần ưu
đãi
LỢI NHUẬN CỦA CỔ ĐÔNG
(-)
Lợi nhuận giữ lại (RE-Return Earning)
CHIA LÃI CỔ ĐÔNG (cổ tức, DPS-Divident Per Share)

Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt
động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao
tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. 4


GIỚI THIỆU VỀ CHI PHÍ KHẤU HAO


Chi phí khấu hao (Depreciation):
- Là một khoản khấu trừ vào tiền thuế của DN
Tiền thuế = (Lợi tức – Các khoản khấu trừ) . (Thuế suất)
- Chi phí khấu hao trong thời đọan càng lớn thì tiền thuế trong
thời đoạn đó càng nhỏ.
- Khấu hao để thu lại, để hoàn trả lại nguồn vốn hay phần giá

trị bị giảm đi của tài sản.
- Không phải là một khoản thực chi.


CÁC MÔ HÌNH TÍNH KHẤU HAO
MÔ HÌNH KHẤU HAO ĐỀU– STRAIGHT LINE (SL)
 Mang tính truyền thống.
 Dùng cho tài sản tuổi thọ > 1 năm, thời đoạn tính
là năm
 Chi phí khấu hao hằng năm:
D = (P- SV)/N
D: CP Khấu hao hằng năm
P: Giá trị đầu tư ban đầu của tài sản
SV: Giá trị còn lại của tài sản
N: Số năm tính khấu hao
 Giá trị bút toán của tài sản ở cuối năm x:
BVX = P – D.x = P – [(P- SV).x / N]


MÔ HÌNH KHẤU HAO ĐỀU – STRAIGHT LINE (SL)

Ví dụ: Một tài sản được mua với giá 15trĐ, khấu
hao đều trong 12 năm, giá trị còn lại sau 12 năm là
1,5trĐ.Tính Chi phí khấu hao hàng năm và giá trị
bút toán của tài sản vào cuối năm 3?
Lời giải:
Chi phí khấu hao hàng năm của TS:
D = (15 – 1,5) / 12 = 1,125 trĐ/năm

Giá trị bút toán của TS vào cuối năm 3:

BV3 = 15 – 1,125*3 = 11,625 trĐ


CÁC MÔ HÌNH TÍNH KHẤU HAO
MÔ HÌNH KHẤU HAO THEO ĐƠN VỊ SẢN LƯỢNG
 Sự giảm giá của tài sản là một hàm của mức độ sử dụng.
Chi phí khấu hao tính cho một đơn vị sản lượng:
D = (P- SV)/(tổng sản lượng có thể có trong thời kỳ tính
khấu hao)
P: Giá trị đầu tư ban đầu của tài sản
SV: Giá trị còn lại của tài sản
 Giá trị bút toán của tài sản ở mức sản lượng x:
BVX = P – D.x


CÁC MÔ HÌNH TÍNH KHẤU HAO
MÔ HÌNH KHẤU HAO THEO MỨC ĐỘ CẠN KIỆT
TÀI NGUYÊN
 Sự CẠN KIỆT của tài sản không thể mua lại, không thể
thay mới được.
CÓ HAI PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN MỨC ĐỘ CẠN KIỆT
Theo hệ số cạn kiệt: hệ số cạn kiệt cho đơn vị tài nguyên
d’ = (đầu tư ban đầu)/(tổng lượng tài nguyên ước tính)
Chi phí khấu trừ trong năm= d’ x khối lượng khai thác hay sử
dụng năm đó.
Theo tỷ lệ phần trăm: tỷ lệ này do nhà nước quy định
Chi phí khấu trừ trong năm= tỷ lệ phần trăm x tổng thu nhập
từ nguồn tài nguyên cho mỗi 1 năm khai thác mang lại.
Tuy nhiên, chi phí khấu trừ không vượt quá 1 tỷ lệ nào đó
của lợi tức.



Quy định về tính khấu hao tại VN
Năm 2003 BTC cho phép áp dụng: phương pháp khấu hao đường thẳng;
phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; phương pháp
khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương
pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương
pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà
doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi
thực hiện trích khấu hao. Trường hợp việc lựa chọn của doanh nghiệp không
trên cơ sở có đủ các điều kiện quy định thì cơ quan thuế có trách nhiệm thông
báo cho doanh nghiệp biết để thay đổi phương pháp khấu hao cho phù hợp.
Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng tài sản cố định mà doanh nghiệp đã
lựa chọn và đăng ký phải thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng tài
sản cố định đó


Quy định về tính khấu hao tại Mỹ
Lòch sử khấu hao của Mỹ:
Trước 1954: Chỉ cho phép mô hình SL
Sau 1954: cho phép thêm DDB (Double Declining Balance) và SYD (Sum of
Year Digit)
Từ 1981: thay DDB và SYD bằng ACRS (Accelerated Cost Recover
System)
Từ 1986 thay ACRS bởi MACRS (Modified Accelerated Cost Recover
System)
Loại 3 năm: 33%, 45%, 15% và 7%. (=100%) (một số thiết bò thí nghiệm)
Loại 5 năm:: 20%,, 32%,, 19%,, 12%,, 11%,, 6%, (xe hơi, máy tính, máy

copier),
Loại 7 năm: 14%,, 25%,, 17%,, 13%,, 9%,, 9%,, 9%,, 4%,(đồø đạc văn
phòng, nhiều loại thiết bò sản xuất)
Loại 10 năm: 10%,, 18%,, 14%,, 12%,, 9%,, 7%,, 7%,, 7%,, 7%,, 6%,, 3%
(dụng cụ khoan dầu, dụng cụ sản xuất thuốc lá)
Loại 27.5 năm: các toà nhà ở kiểu căn hộ. (Residential apartment buildings)
Loại 31.5 năm: các toà nhà khác, dùng cho thương mại, công nghiệp
(commercial/industrial buildings)


THUẾ LỢI TỨC






Thuế đánh trên thu nhập hay lợi tức thu được trong
hoạt động sản xuất kinh doanh và trên các “khoản
dôi vốn” qua chuyển nhượng tài sản.
Thuế = (TI) * (TR)
– TI : lợi tức chịu thuế (Taxable Income)
– TR : thuế suất (Tax Rate)
TI = [(Tổng doanh thu) – (Chi phí hoạt động kinh
doanh) – (Chi phí khấu hao)] + (Lợi tức khác, nếu
có)


THUẾ LỢI TỨC





Thuế suất thuế lợi tức
– Được qui định bởi luật thuế
Ví dụ
– Trong năm 2007, công ty du lịch Q có doanh thu
20 triệu VNĐ, tổng chi phí sản xuất và khấu hao là
10 triệu VNĐ. Tính tiền thuế phải đóng cho Nhà
Nước.
• Theo luật thuế lợi tức của Việt Nam, TR = 25%
• TI = 20 triệu – 10 triệu = 10 triệu
• Thuế = TI * TR = 10 triệu * 0,25 = 2,5 triệu


• Khoản Dôi vốn – Hụt vốn

THUẾ LỢI TỨC

FC: Giá mua ban đầ
SP1, SP2, SP3: Giá b
BV: Giá trị bút toán
DE: Giá trị khấu hao


DÒNG TIỀN TỆ TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ SAU THUẾ CFAT
DOANH THU
(-)
Giá vốn hàng bán
(-)

CHI PHÍ
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
(-)
Thuế TNDN (LNTT*25%)
LỢI NHUẬN SAU THUẾ

“Chi phí hợp lý”

Chi phí quản lý (thực chi)
Chi phí R&D (thực chi)
Chi phí Marketing…(thực chi)
Chi phí trả lãi vay (thực chi)
-CP cho hoạt động sản xuất kinh doanh--

Chi phí Khấu hao (không thực chi)
Chuỗi dòng tiền tệ
Trước thuế : CFBT (Cash Flow Before Tax)
Sau thuế : CFAT (Cash Flow After Tax)

Dòng tiền trước thuế: CFBT = (Doanh thu) – (Chi phí)
Lãi tức chịu thuế:
Thuế

TI

= CFBT – (Khấu hao) – (Tiền trả lãi)
= (TI)*(TR); với TR: Thuế suất

Dòng tiền sau thuế: CFAT = CFBT – (Thuế) – (Tiền trả lãi) – (Tiền trả
vốn)

15


DÒNG TIỀN TỆ TRONG
PHÂN TÍCH KINH TẾ SAU THUẾ - CFAT
Ví dụ: Một công ty đầu tư vào một dây chuyền sản suất
sữa chua với chi phí đầu tư ban đầu của thiết bị là 15
trĐ. Sau 5 năm sử dụng, giá trị còn lại là 2trĐ. Thu
nhập hàng năm là 7 trĐ, chi phí hàng năm là 1 trĐ.
Thuất suất là 50%. Khấu hao đều hàng năm. Giá bán
thiết bị sau 5 năm là 3 trĐ.
1. Xác định CFAT nếu 100% vốn của Công ty.
2. Xác định CFAT nếu 40% vốn chủ sở hữu và 60% là
vốn vay. Lãi suất của vốn vay là 10% và là lãi suất
đơn. Phương thức thanh toán là trả đều trong 5 năm
cả lãi lẫn vốn.


DÒNG TIỀN TỆ TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ SAU THUẾ - CFAT

1. 100% vốn công ty

CFBT = (Doanh thu) – (Chi phí)
CFAT = CFBT – (Thuế) – (Tiền trả lãi) – (Tiền trả vốn)

0
Đầu tư ban đầu

1


2

3

4

5

-15

Giá trị còn lại

2

Giá bán

3

Khoản dôi khấu hao

1

Doanh thu

7

7

7


7

7

Chi phí

1

1

1

1

1

CFBT

6

6

6

6

6

CP khấu hao


2.6

2.6

2.6

2.6

2.6

Lợi tức chịu thuế

3.4

3.4

3.4

3.4

4.4

Thuế

1.7

1.7

1.7


1.7

2.2

4.3

4.3

4.3

4.3

6.8

CFAT

-15


DÒNG TIỀN TỆ TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ SAU THUẾ - CFAT
2. 40% vốn công ty

CFBT = (Doanh thu) – (Chi phí)
CFAT = CFBT – (Thuế) – (Tiền trả lãi) – (Tiền trả vốn)

0
Đầu tư ban đầu

1


2

3

4

5

-6.0

Giá trị còn lại

2.0

Giá bán

3.0

Khoản dôi khấu hao

1.0

Doanh thu

7.0

7.0

7.0


7.0

7.0

Chi phí

1.0

1.0

1.0

1.0

1.0

CFBT

6.0

6.0

6.0

6.0

6.0

CP khấu hao


2.6

2.6

2.6

2.6

2.6

CP trả lãi

0.9

0.9

0.9

0.9

0.9

Lợi tức chịu thuế

2.5

2.5

2.5


2.5

3.5

Thuế

1.25

1.25

1.25

1.25

1.75

CP Trả vốn

1.80

1.80

1.80

1.80

1.80

2.05


2.05

2.05

2.05

4.55

CFAT

-6.00


DÒNG TIỀN TỆ TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ SAU THUẾ CFAT
Bài tập:
Ông Phương vừa mua miếng đất (giá 1 tỷ đồng) để
xây một khách sạn mini (tổng chi phí xây là 3 tỷ đồng).
Ông dự định cho thuê trong 3 năm với khoản thu ròng
hàng năm là 400 triệu đồng, và sẽ bán khách sạn cùng
đất vào cuối năm 3 với giá 5,5 tỷ đồng (trong đó 1 tỷ
đồng là tiền bán đất). Ông dùng khấu hao đường
thẳng cho khách sạn, với giá trị còn lại là 500 triệu
đồng, thời gian khấu hao là 10 năm (lưu ý: đất không
khấu hao). Thuế suất cho các khoản lợi tức thông
thường, dôi vốn, hụt vốn là 40%. Hãy ước tính CFAT
của dự án này?


DÒNG TIỀN TỆ TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ SAU THUẾ - CFAT
CFBT = (Doanh thu) – (Chi phí)

CFAT = CFBT – (Thuế) – (Tiền trả lãi) – (Tiền trả vốn)

0
Đầu tư ban đầu

1

2

3

-(1+3)

Giá trị còn lại

2.25

Giá bán

1+4.5

Dôi khấu hao

2.25

CFBT

0.4

0.4


0.4

CP Khấu hao

0.25

0.25

0.25

Lợi tức chịu
thuế

0.15

0.15

2.4

Thuế

0.06

0.06

0.96

0.34


0.34

4.94

CFAT

-4


SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ THEO CFAT
Số liệu ban đầu
Chi phí và thu nhập( triệu Đ)
Đầu tư ban đầu
Chi phí hàng năm
Thu nhập hàng năm
Giá trị còn lại (ước tính

thực)
Tuổi thọ (năm)
MARR(%)

Máy tiện A

Máy tiện B

10,0
2,2
5,0
2,0


15,0
4,3
7,0
0,0

5

10
5%

Phân tích kinh tế sau thuế để lựa chọn PA đầu tư theo
AW nếu: Mô hình khấu hao đều. SV giả định dùng để
tính khấu hao cho PA A là sau 5 năm và PA B sau 10
năm là 1,5 trĐ. Thuế suất là 55% cho tất cả các khoản
lợi tức thông thường, dôi vốn và hụt vốn.


SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ THEO CFAT
SV giả định dùng để tính khấu hao cho cả 2 PA sau 5
năm là 1,5 trĐ
 Giá trị bút toán của A và B vào cuối năm thứ 5 là 1,5 trĐ.
 PA A có khoản dôi khấu hao: 2 - 1,5 = 0,5 trĐ.
 PA B có khoản hụt vốn là: 0 – 1,5 = -1,5 trĐ
Các bước thực hiện:
-Lập bảng CFAT cho từng phương án (có tính đầy đủ các yếu tố:
khấu hao, vốn vay…)
-So sánh các phương án đầu tư theo các phương pháp GIÁ TRỊ
TƯƠNG ĐƯƠNG, SUẤT THU LỢI (phương pháp B/C ít dùng

trong trường hợp này). Các nguyên tắc và thủ tục so sánh không
thay đổi như trong trường hợp phân tích dòng tiền trước thuế).
-Lưu ý MARR trước thuế ≠ MARR sau thuế


DÒNG TIỀN TỆ TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ SAU THUẾ - CFAT

Phương án A

CFBT = (Doanh thu) – (Chi phí)
CFAT = CFBT – (Thuế) – (Tiền trả lãi) – (Tiền trả vốn)

0
Đầu tư ban đầu

1

2

3

4

5

-10.0

Giá trị còn lại

1.5


Giá ước tính thực

2.0

Khoản dôi khấu hao

0.5

Doanh thu

5.0

5.0

5.0

5.0

5.0

Chi phí

2.2

2.2

2.2

2.2


2.2

CFBT

2.8

2.8

2.8

2.8

2.8

CP Khấu hao

1.7

1.7

1.7

1.7

1.7

Lợi tức chịu thuế

1.1


1.1

1.1

1.1

1.6

Thuế
CFAT

AW

0.61 0.61 0.61 0.61 0.88
-10.0 2.20 2.20 2.20 2.20 3.92

0.2013


DÒNG TIỀN TỆ TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ SAU THUẾ - CFAT

Phương án B

CFBT = (Doanh thu) – (Chi phí)
CFAT = CFBT – (Thuế) – (Tiền trả lãi) – (Tiền trả vốn)

0
Đầu tư ban đầu


1

2

….

9

10

-15.0

Giá trị còn lại

1.5

Giá ước tính thực

0.0

Khoản hụt vốn

-1.5

Doanh thu

7.0

7.0


7.0

7.0

7.0

Chi phí

4.3

4.3

4.3

4.3

4.3

CFBT

2.7

2.7

2.7

2.7

2.7


CP Khấu hao

1.4

1.4

1.4

1.4

1.4

Lợi tức chịu thuế

1.4

1.4

1.4

1.4

-0.2

0.74

0.74

0.74


0.74

-0.08

1.96

1.96

1.96

1.96

2.78

Thuế
CFAT

AW

-15.00

0.08


Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN SAU THUẾ

SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHÂN TÍCH KINH TẾ DỰ ÁN TRƯỚC
THUẾ VÀ SAU THUẾ

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH,KẾT LUẬN KHÁC NHAU ?



×