Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nghị luận xã hội về tinh thần tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện na1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.65 KB, 2 trang )

Nghị luận xã hội về tinh thần Tôn sư trọng đạo trong cuộc sống
hiện nay
Posted by admin | On 25 June,2015 | In Văn mẫu lớp 10

Nó về thầy có chúng ta thường có câu:
“Không thầy đố mày làm nên” hay “ Một chữ cũng là thầy, nửa chứ cũng là thây”, đặc
biệt là “ Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thi yêu lấy thầy”. Có thể thấy
tất cả những câu nói ấy đều nhằm nói lên tầm quan trọng và ý nghĩa của mỗi người thầy
trong cuộc sống này. Nếu bố mẹ mang đến cho chúng ta cuộc sống này thì thầy mang
đến cho ta chữ nghĩa, hay chính là tri thức. Chính vì thế những câu nói ấy khuyên ta nên
tôn sư trọng đạo. Vậy tôn sư trọng đạo có nghĩa là gì?. Truyền thống ấy được nối tiếp
đến ngày nay như thế nào?
Trước hết chúng ta đi giải thích câu nói tôn sư trọng đạo là gì?. Tôn chính là tôn trọng và
sư ở đây chính là thầy, chúng ta vẫn thường nghe thấy những danh từ để chỉ những
người dạy học như gia sư là vì thế hay “ nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Trọng đạo ở đây là
trọng đạo nghĩa thầy trò. Chính vì thế ta có thể hiểu câu nói trên là tôn trọng thầy cô và
tôn trọng đạo nghĩa thầy trò. Qua câu nói ấy chúng ta thấy được lời khuyên của ông cha
ta rằng hãy biết kính trọng những người đã dạy cho mình và hãy trân trọng những tình
thầy trò ấy. Đồng thời tôn sự trọng đạo còn thể hiện sự hiếu học của nhân dân ta.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống của nhân dân ta từ xưa đến nay. Trước tiên truyền
thống ấy được biểu hiện rõ từ những năm tháng người xưa. Từ những năm tháng của
lịch sử thì ta cũng thấy được những biểu hiện của truyền thống ấy. Hình ảnh những ông
đồ ngày đêm tận tụy viết chữ giảng bài, áo the đen khăn xếp một tay cầm bút một tay
nâng vạt tay áo thể hiện sự đường hoàng mực thước. Những câu học trò ngoan ngoãn
đọc theo những lời thầy dạy cái đầu không thôi lắc lư theo nhịp bài nhân chi sơ tính bản
thiện. Khi ấy nước ta học chữ Hán của bên Trung Quốc cho nên cách thức cũng giống so
với nước đó. Tuy nhiên tình cảm thầy torog sự tôn sư trọng đạo của chúng ta vẫn chỉ Việt
Nam ta mới có. Tình cảm thầy trò là một thứ rất thiêng liêng, những người thầy như
những người lái đò đưa những thế hẹ trẻ đến bến bờ của sự hiểu biết sự thành công.
Còn những người trò giống như những người con trai con gái của người thầy dạy dỗ đó,
rất mến yêu và có những cái ngu ngơ cần phải dạy thêm.


Truyền thống ấy còn được thể hiện rõ ở giai đoạn hiện nay. Đã có rất nhiều bài văn viết
về cảm xúc khi ra trường của những cô cậu học sinh khiến cho người ta phải rơi nước
mắt, không biết rằng những bài văn ấy đã lấy nước mắt của bao nhiêu người, không biết
được những thầy cô được nhắc đến trong bài là ai mà chỉ biết rằng tình cảm thầy trò
được hiện lên thật sự rất cảm động và nó rất đỗi thiêng liêng như chính tình cảm mẫu tử
hay tình yêu quê hương đất nước. Chưa cần chúng ta phải làm gì cho những người thầy
người cô dạy dỗ cho ta mà chỉ cần biết rằng nhớ đến thầy cô cũng là một sự tôn trọng,
một biểu hiện tôn sư trọng đạo. Đó là tình cảm của những người con dành cho những
người cha người mẹ thứ hai.


Tất nhiên truyền thống nào cũng vậy, đều có con sâu làm giàu nồi canh. Nếu như truyền
thống yêu nước có những người yêu nước xả thân mình nhưng cũng có những kẻ phản
động bán rẻ nước nhà thì truyền thống tôn sư trọng đạo cũng có những tình trạng rất
bất cập. mới đây trên các báo đều đưa tin thầy giáo đánh học sinh thậm tệ chỉ vì không
làm bài tập. Thầy tát bôm bốp vào mặt con người ta như thế, học sinh vì ức quá cũng
nhảy lên đánh vào mặt thầy. Đó là một sự thật đau lòng cho truyền thống giáo dục nước
nhà. Lỗi cơ bản ở đây là do thầy nhiều hơn khi bản thân thầy không làm gương về cách
cư xử dẫn đến hành vi kia của học trò.
Qua đây ta thấy tôn sư trọng đạo là một truyền thống của dân tộc ta, mỗi chúng ta nên
yêu mến quý trọng lấy thầy cô giáo của mình. Đồng thời những thầy cô cũng cần có một
thái độ yêu mến học sinh, những cách cư xử cho học sinh thấy nể chứ không thể khinh
được. Và một điều mà chúng ta vẫn biết rằng học sinh nhớ nhà trường mình từng học
một phần do bạn bè một phần do thầy cô để lại những tình cảm những kỉ niệm khiến nó
in sâu vào mỗi cá nhân học sinh. Vậy nên hãy biết cách sống sao cho tốt với nhau giữ
gìn truyền thống tôn sư trọng đạo




×