SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề).
Câu I (3 điểm).
a. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
"Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này.
Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào,
liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm
sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống
thở than của một cảnh ngộ tri âm... Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng
chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành
thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức
nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành....Nó là cái oan uổng nghìn đời
của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím"
(Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân)
1. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Dấu hiệu để nhận biết phong cách
ngôn ngữ ấy? (0,25 đ)
2. Đoạn văn này giúp anh/chị nhớ đến tiếng đàn của các nhân vật trong những tác phẩm
đã học nào ở chương trình Ngữ Văn THPT? Hãy trình bày nét tương đồng với tiếng đàn
trong các tác phẩm ấy. (0,5 đ)
3. Biện pháp tu từ chủ yếu nào đã được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn ? Tác
dụng của biện pháp tu từ ấy? (0,5 đ)
4. Thử đặt nhan đề cho đoạn trích. (0,25 đ)
b. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo,
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao ???
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền...
Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên.
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người!
Vườn xuông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!
(Thơ của Lê Đình Cánh )
1/ Xác định thể thơ? Cách gieo vần? (0,25 đ)
2/ Bài thơ giúp anh/chị liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổ thông?
(0,25 đ)
3/ Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên quan các
nhân vật nào trong tác phẩm vừa liên hệ ở câu 2. (0,25 đ)
4/ Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc
trong tác phẩm nào của Nam Cao? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu bình luận
chi tiết nghệ thuật này? (0,75 đ)
Câu II (3 điểm).
“Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách
nhiệm thì đều vẻ vang như nhau”. (Hồ Chí Minh).
Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về lời dạy
của Bác Hồ.
Câu III (4 điểm).
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong tác phẩm “Người
lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân và hình tượng sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên
cho dòng sông?” - Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ đó, trình bày suy nghĩ của mình về việc
bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.
-------- Hết-------Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: …………………………………. Số báo danh: ……...
SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề).
Câu I (3 điểm).
Câu I. a.
1. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Dấu hiệu để nhận biết
phong cách ngôn ngữ ấy? (0,25 đ)
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Dựạ vào các đăc trưng nhận biết phong cách ngôn ngữ ấy (nêu đúng 3 đặc trưng).
2. Đoạn văn này giúp anh/chị nhớ đến tiếng đàn của các nhân vật trong những tác
phẩm đã học nào ở chương trình Ngữ Văn THPT? Hãy trình bày nét tương đồng
với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy. (0,5 đ)
- Thúy Kiều trong Truyện Kiều, Lor- ca trong Đàn ghi ta của Lor- ca. (0,25)
- Tiếng đàn gắn với nổi đau thân phận. (0,25)
3. Biện pháp tu từ chủ yếu nào đã được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng
đàn ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy? (0,5 đ)
- So sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc (0,25)
- Giúp cho đoạn văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, sinh động, hấp dẫn hơn trong việc
đặc tả các cung bậc tiếng đàn. (0,25)
4. Thử đặt nhan đề cho đoạn trích. (0,25 đ)
- Cung bậc tiếng đàn. Tiếng đàn đáy...
Câu I. b.
1/ Xác định thể thơ? Cách gieo vần? (0,25 đ)
- Thể thơ lục bát; vần chân và vần lưng.
2/ Bài thơ giúp anh/chị liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổ
thông? (0,25 đ)
- Giúp ta liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
3/ Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên quan
các nhân vật nào trong tác phẩm vừa liên hệ ở câu 2. (0,25 đ)
- Câu thơ cho thấy tình yêu có sức mạnh cảm hóa con người và làm cho con người
trở nên thực sự trở nên người hơn. Trong tương quan với “Chí Phèo” của Nam
Cao, câu thơ của Lê Đình Cánh cho thấy sức mạnh tình yêu với biểu tượng bát
cháo hành mà Thị Nở dành cho Chí đã khiến phần Người ngủ quên tronng hắn
bao lâu nay thức sự thức tỉnh. Chí không còn là một con quỷ dữ mà đã khao khát
quay về làm người lương thiện nhờ cảm nhận được hương vị của tình yêu.
4/ Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật
đặc sắc trong tác phẩm nào của Nam Cao? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15
câu bình luận chi tiết nghệ thuật này? (0,75 đ)
- Bát cháo hành là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Chí Phèo” của
nhà văn Nam Cao.
- Đoạn văn ngắn khoảng 15 câu bình luận chi tiết nghệ thuật này với các ý chinh :
+ Biểu hiện của sự yêu thương, chăm sóc ân cần, tình người cao đẹp.
+ Nó là nhịp cầu đưa Chí Phèo từ quỷ dữ trở về với xã hội lương thiện, chứng
minh cho chân lí: “Chỉ có tình thương mới có thể cứu rỗi cho những linh hồn khổ
hạnh.”
+ Mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.
Câu 2 (3,0 điểm)
1, Giới thiệu vấn đề (0,25đ)
2, Giải quyết vấn đề
a. Giải thích (0,5đ)
- Người nấu bếp, người quét rác, thầy giáo, kĩ sư: những nghề nghiệp khác nhau
của con người trong xã hội.
- Nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau: nghề nào cũng đáng được
trân trọng, tôn vinh khi người lao động đã cống hiến hết mình cho xã hội, làm tròn
trách nhiệm của mình.
Ý cả câu: Trong xã hội, không có nghề thấp hèn mà nghề nào cũng cao quý, cũng
đáng trân trọng. Người lao động dù là ai, làm nghề gì cũng đáng được coi trọng
khi đã đóng góp sức mình cho sự phát triển của xã hội.
b. Bàn luận vấn đề (2,0đ)
* Nghề nào cũng cao quý: Mỗi nghề nghiệp đều nảy sinh từ nhu cầu xã hội nên có
đặc điểm, vị trí riêng, không thể thay thế trong đời sống xã hội.
* Con người làm vẻ vang nghề nghiệp: Làm nghề gì, người lao động cũng cần
nhiều thời gian và công sức, có thế là lao động cơ bắp, cũng có thể là lao động trí
óc. Nhưng dù là công việc gì, họ cũng đã đóng góp sức lao động chân chính của
mình để xây dựng xã hội. Do vậy, họ đáng được tôn vinh.
* Phê phán quan niệm lệch lạc của một số người: coi trọng lao động trí óc, xem
thường lao động chân tay, chạy theo những nghề đem lại lợi ích trước mắt cho bản
thân.
* Mở rộng: Tuổi trẻ thời đại hôm nay có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp. Sự
thành đạt của mỗi cá nhân chính ở sự lựa chọn đúng đắn và biết sống hết mình với
nghề nghiệp của mình. Liên hệ việc chọn nghề cho bản thân theo thực tế năng lực,
hoàn cảnh trên tinh thần lời dạy của Bác.
3, Kết thúc vấn đề (0,25)
Câu 3. (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận
văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có
cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính
liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở
bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều
đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái
quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các
phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết
chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được
triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập
luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh);
biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3,0 điểm):
Có thể trình bày theo định hướng sau:
I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần bàn luận.
II. Thân bài:
1. Nét tương đồng của 2 dòng sông:
a/ Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như một nhân vật trữ tình
có tính cách với những vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên,
tình yêu quê hương, đất nước.
b/ Sông Đà và sông Hương đều mang nét đẹp của sự hùng vĩ, dữ dội.
- Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà được thể hiện qua sự hung bạo và dữ dội của nó trên
nhiều phương diện khác nhau cảnh trí dữ dội, âm thanh ghê rợn, đá sông Đà như
đang bày trùng vi thạch trận.
- Khi chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy dữ dội tựa 1 bản trường ca
của rừng già, tựa cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại....
c/ Sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình:
- Sông Đà: dáng sông mềm mại tựa mái tóc tuôn dài tuôn dài, màu nước thay đổi
qua từng mùa, vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính…
- Sông Hương: với dòng chảy dịu dàng và đắm say giữa những dặm dài chói lọi
màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Sông Hương còn mang vẻ đẹp của người con gái
ngủ mơ màng chờ người tình mong đợi đánh thức. Nó còn được ví như điệu slow
tình cảm dành riêng cho Huế...
d/ Cả 2 đều được miêu tả qua ngòi bút tài hoa, uyên bác:
- Tài hoa: 2 dòng sông đều được miêu tả trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ:
+ Sông Đà là nơi hội tụ 2 nét tiêu biểu, đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc vừa
hùng vĩ, uy nghiêm, dữ dội lại vừa trữ tình, thơ mộng.
+ Sông Hương là dòng sông của âm nhạc, dòng sông của thơ ca, của lịch sử gắn
liền với những nét đặc sắc về văn hóa, với vẻ đẹp của người dân xứ Huế.
- Uyên bác: cả 2 tác giả đều vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức trên
nhiều lĩnh vực nghệ thuật để khắc họa hình tượng 2 dòng sông.
2. Nét độc đáo riêng trong từng hình tượng dòng sông:
a/Sông Đà:
- Trong đoạn trích, nhà văn tập trung tô đạm nét hung bạo, dữ dội của sông Đà
giống như 1 kẻ thù hiểm độc và hung ác -> Thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nước dữ,
gió dữ, đá dữ đặc biệt đá bày trùng vi thạch trận chực lấy đi mạng sống của con
người.
- Sông Đà được cảm nhận ở chính nét dữ dội, phi thường, khác lạ: tiếng thét của
sông Đà như tiếng thét của ngàn con trâu mộng, đá trên sông đà mỗi viên đều
mang 1 khuôn mặt hung bạo, hiếu chiến...
- Đặc biệt, tác giả miêu tả sự hung bạo của sông Đà để làm nổi bật sự tài hoa, tài
trí của người lái đò. Lúc này đây, sông Đà như 1 chiến địa dữ dội. Và mỗi lần vượt
thác của người lái đò là mỗi lần ông phải chiến đấu với thần sông, thần đá...
b/ Sông Hương:
- Sông Hương được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng, gợi cảm và nữ tính, luôn
mang dáng vẻ của 1 người con gái xinh đẹp, mong manh có tình yêu say đắm. Khi
ở thượng nguồn, nó là cô gái Digan phóng khoáng, man dại; khi ở cánh đồng Châu
Hóa, nó là cô thiếu nữ ngủ mơ màng; khi lại như người tài nữ đánh đàn giữa đem
khuya, hay là nàng Kiều tài hoa, đa tình mà lại chung tình, là người con gái dịu
dàng của đất nước.
- Sông Hương được miêu tả qua chiều sâu văn hóa xứ Huế, nó như người mẹ phù
sa bồi đắp cho vùng đất giàu truyền thống văn hóa này từ bao đời nay.
- Sông Hương được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu: thủy trình của sông
Hương là thủy trình có ý thức tìm về người tình mong đợi. Khi chảy giữa Huế,
sông Hương mềm hẳn đi như 1 tiếng " vâng" không nói ra của tình yêu. Trước khi
đổ ra cửa biển, sông Hương như người con gái dùng dằng chia tay người yêu, thể
hiện 1 nỗi niềm vương vấn với 1 chút lẳng lơ kín đáo.
- Thông qua hình tượng sông Hương mang nét đẹp nữ tính, nhà văn thể hiện nét
đẹp lãng mạn, trữ tình của đất trời xứ Huế.
3. Trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương,
đất nước qua hành động cụ thể như: yêu quí, bảo vệ môi trường, quảng bá thắng
cảnh…
III/ Kết luận:
- Qua vẻ đẹp tương đồng của 2 dòng sông, ta bắt gặp sự tương đồng độc đáo của 2
tâm hồn có tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm tự hào với vẻ đẹp của non sông
đất nước Việt Nam.
- Mỗi nhà văn đều có 1 phong cách nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện hình
tượng các dòng sông, giúp người đọc có những cách nhìn phong phú, đa dạng về
vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình.
------------ Hết -------------
SỞ GD & ĐT THANH HOÁ
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ÔN THI QUỐC GIA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1
LẦN 2, NĂM HỌC 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề gồm 01 trang
Câu 1: (2.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
(Trích Vội vàng – SGK Ngữ văn 11
Chương trình chuẩn, tập 2, trang 23)
1. Chủ đề của đoạn thơ trên là gì?
2. Nhịp điệu được nhà thơ sử dụng có vai trò như thế nào trong việc thể hiện nội dung tư
tưởng của đoạn đoạn thơ?
3. Nhận xét về đặc điểm ngôn từ trong đoạn thơ trên?
Câu 2: (3.0 điểm)
Trên trang Web tuoitre.vn ngày 25/02/2015 có đưa thông tin: Theo báo cáo chính thức của
Bộ Y tế, từ ngày 15 đến 22/02/2015 (27 tháng chạp đến mùng 4 tết Nguyên Đán Ất Mùi
2015) cả nước có trên 6.200 người phải nhập viện do đánh nhau, trong đó có 15 người tử
vong…
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về thông tin trên?
Câu 3: (5.0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp và sức mạnh kỳ diệu của tình người trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn
Kim Lân?
Hết.
SỞ GD & ĐT THANH HOÁ
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ÔN THI QUỐC GIA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1
LẦN 2, NĂM HỌC 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, cần linh hoạt trong quá trình
chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực
đạo đức và pháp luật.
2. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm
tròn thành 1,00 điểm).
3. Chỉ cho điểm tối đa cho các câu (hoặc toàn bài) nếu bài làm được trình bày khoa học, cẩn
thận; diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; có kỹ năng đọc hiểu
và viết bài văn nghị luận.
B. Hướng dẫn chấm cụ thể
CÂU Ý NỘI DUNG
1
2
ĐIỂM
Đọc hiểu – 2.0 điểm
1 Chủ đề của đoạn thơ: Lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây
phút tuổi xuân của con người giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.
0.5
điểm
2 Vai trò của nhịp điệu trong đoạn thơ: Nhịp điệu thơ dồn dập, sôi nổi, hối hả,
cuồng nhiệt đã thể hiện sinh động lòng yêu đời, yêu sống mãnh liệt của nhà
thơ.
0.5
điểm
3 Đặc điểm ngôn từ trong đoạn thơ: ngôn từ gần với lời nói thường nhưng được
nâng lên thành nghệ thuật. Cách dùng từ của Xuân Diệu rất táo bạo. Biện pháp điệp
cùng với dòng cảm xúc mãnh liệt đã tạo nên những làn sóng ngôn từ vừa đan xen,
vừa cộng hưởng theo chiều tăng tiến. Tác giả dùng nhiều động từ mạnh, tăng
tiến chỉ sự đắm say; nhiều danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ; nhiều tính từ chỉ
xuân sắc, nhiều điệp từ, điệp cú.
1.0
điểm
Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng hơn 6.200 người nhập viện do
đánh nhau trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Mùi 2015.
3.0
điểm
1 Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực lan rộng trên toàn thế giới: xung đột
sắc tộc, tôn giáo, bạo lực gia đình, học đường … đang là mối lo ngại của mọi
quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam. Nhiều người sẽ giật mình với thông
0.5
điểm
tin trên trang Web tuoitre.vn ngày 25/02/2015 (và nhiều kênh thông tin khác):
Theo báo cáo chính thức của Bộ Y tế, từ ngày 15 đến 22-2-2015 (27 tháng chạp
đến mùng 4 tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015) cả nước có trên 6.200 người phải
nhập viện do đánh nhau, trong đó có 15 người tử vong…
3
2 Tết Nguyên Đán là dịp mỗi người dân Việt Nam đoàn tụ, vui vẻ, chúc phúc cho
nhau, thế nhưng nhiều người phải nhập viện, thậm chí có người tử vong do hành
vi bạo lực của người khác. Đây là hiện tượng xấu, thiếu tính nhân văn, thiếu văn
hoá, cần phải lên án.
0.5
điểm
3 Đây là hiện tượng có nguy cơ lan rộng trên toàn xã hội, trong thời gian qua nhiều
vụ việc liên quan đến các hành vi bạo lực (gia đình, học đường…) đã gây ra
những hệ luỵ nghiêm trọng cho xã hội, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng tiêu cực
tới giới trẻ, làm xấu đi hình ảnh đất nước và con người Việt Nam …
1.0
điểm
4 Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng trên, nhưng nguyên nhân sâu xa chính là
lối hành xử mang tính bạo lực, thiếu tính nhân văn của một bộ phận không
nhỏ người Việt Nam, trong đó có không ít đối tượng đang là học sinh, trong độ
tuổi vị thành niên.
0.5
điểm
5 Mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội cần phê phán và có hành động thiết thực để
ngăn chặn và chấm dứt tình trạng trên từ đó hướng tới cuộc sống nhân ái, tốt đẹp
hơn.
0.5
điểm
Phân tích vẻ đẹp và sức mạnh kỳ diệu của tình người trong truyện ngắn Vợ
nhặt của nhà văn Kim Lân – 5.0 điểm
1 Kim Lân (1920-2007) là cây bút viết truyện ngắn vững vàng, xuất sắc hàng đầu
của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Truyện của Kim Lân thường hướng về đề tài
nông thôn, tái hiện vẻ đẹp tâm hồn của những người dân quê cực nhọc, khốn khổ
với lòng trân trọng và yêu thương chân thành.
0.5
điểm
Truyện Vợ nhặt được in trong tập Con chó xấu xí (1962), tiền thân của truyện là
tiểu thuyết Xóm ngụ cư lấy bối cảnh là nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Truyện để lại nhiều dư vị trong lòng người đọc bởi vẻ đẹp và sức mạnh kỳ diệu
của tình người trong tâm hồn người dân lao động dù họ ở ranh giới sự sống và cái
chết.
2 Nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện rất đặc sắc. Tràng, anh chàng nghèo
khổ, xấu trai, là dân ngụ cư bỗng dưng “nhặt” được vợ giữa những ngày đói
kém.
Trong cảnh "xác người chết đói ngập đầy", "người lớn xanh xám như những
bóng ma", "không khí vẩn lên mùi hôi của rác rưởi và mùi gây của xác người",
"tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết", người ta dễ cấu xé nhau, dễ ích kỷ và có thể đối
xử tàn nhẫn với nhau. Nhưng nhà văn Kim Lân qua các nhân vật anh cu Tràng,
người vợ nhặt và bà cụ Tứ lại khám phá ra điều ngược lại - Càng cận kề cái chết họ
1.0
điểm
càng yêu thương nhau hơn.
3 Người đọc có thể ngán ngẩm trước ngoại hình, gia cảnh và xuất thân của Tràng
nhưng không thể cầm lòng xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của nhân vật này - "Cái
đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào", vậy mà Tràng vẫn “đèo bòng” thêm một cô
vợ “đói rách” trong khi anh không biết cuộc đời phía trước mình ra sao. Đó
là hành động của một con người biết yêu thương, cưu mang, đùm bọc những
người đồng cảnh ngộ bằng đạo lí tốt đẹp ngàn đời của dân tộc.
1,0
điểm
4 Bà cụ Tứ là hiện thân rõ rệt nhất về chiều sâu nhân văn của tác phẩm. Đói khổ
đang vây lấy gia đình bà, cái chết vì đói có thể đến với bà nhưng bà sẵn sàng dang
tay đón nhận đứa con dâu khốn khổ. Sau khi thấu hiểu mọi điều, bà nhìn cô con
dâu đang "vân về tà áo đã rách bợt" mà "lòng đầy thương xót".
0.5
điểm
Chi tiết nồi cháo cám khiến người đọc thấm thía tình cảnh con người giữa nạn đói
và càng thấm thía hơn tình yêu thương con thật tội nghiệp nhưng rất đáng kính trọng
của người mẹ khốn khổ này.
0,5
điểm
5 Tình yêu thương đã xua tan đi không khí u ám chết chóc đang vây bủa những
kiếp người đói khổ, đem lại cho các nhân vật thêm nhiều nghị lực, niềm tin
cuộc sống và hi vọng về tương lai.
1,0
điểm
Tình yêu thương đã khiến người vợ nhặt từ chao chát, chỏng lỏn thành người vợ,
người con dâu ý tứ, hiền hậu đúng mực. Chính người đàn bà khốn khổ này đã mang
luồng sinh khí mới cho gia đình Tràng, cho những kiếp người đói khổ xóm ngụ
cư này.
Từ khi đón nhận người vợ nhặt, có lúc Tràng quên hết mọi đói khổ, ê chề trước
mắt, chỉ cảm thấy tình nghĩa giữa mình với người đàn bà đi bên. Hạnh phúc gia
đình đã khiến Tràng thấy yêu thương, gắn bó với ngôi nhà của mình một cách lạ
lùng, Tràng thấy mình nên người và có trách nhiệm với gia đình hơn bao
giờ hết.
Niềm hạnh phúc của các con khiến bà cụ Tứ - người “gần đất xa trời” quên đi
thực tại khắc ngiệt và nghĩ về tương lai với niềm tin mãnh liệt nhất…
6 Với tình huống truyện độc đáo, tài năng miêu tả tâm lí nhân vật, nhà văn Kim
Lân qua thiên truyện đã ngợi ca vẻ đẹp và sức mạnh kỳ diệu của tình người
trong tâm hồn những thân phận nghèo đói, cận kề với cái chết. Ba nhân vật: Tràng,
người vợ nhặt và cụ Tứ cùng những tình cảm, lẽ sống cao đẹp của họ đã để lại
niềm xúc động và niềm tin mãnh liệt ở người đọc về mối quan hệ tốt đẹp giữa
con người với con người. Đây cũng chính là tinh thần nhân đạo mới mẻ, sâu
sắc của nhà văn Kim Lân.
Hết.
0,5
điểm
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
MÔN : NGỮ VĂN
Ngày 23 tháng 2 năm 2016
SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN QUANG DIÊU
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
CÂU I: (2,0 điểm)
Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) được trần thuật chủ yếu từ
điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu
truyện và khắc họa tính cách nhân vật ?
CÂU II (3,0 điểm)
“Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì
đều vẻ vang như nhau” (Hồ Chí Minh).
Hãy viết một văn bản (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu (câu III.a hoặc câu III.b)
Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Tác phẩm Chí Phèo là hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá hay quá trình
từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện?
Anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.
CÂU III.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Sách Ngữ văn 12 Nâng cao có viết: “Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng
nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một
hạnh phúc đời thường”.
Và có ý kiến cho rằng: “Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân
Quỳnh”.
Anh/ chị hãy trình bày ý kiến của mình về các nhận xét trên.
-
HẾT1
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
Câu Ý
I
Điể
m
Nội dung
Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) được trần thuật 2,0
chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có tác dụng như
thế nào đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật ?
1 − Truyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt - một 0,5
.
chiến sĩ Quân giải phóng - bị thương phải nằm lại chiến trường. Dòng nội tâm của
nhân vật Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất đi).
2 − Cách trần thuật này làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn; kết cấu truyện 0,5
.
linh hoạt, tự nhiên: có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự
và trữ tình. . .
3 − Mỗi lần Việt hồi tưởng, một số sự kiện được chắp nối và hình ảnh các thành 1,0
.
viên trong gia đình lần lượt hiện ra, được tô đậm dần dần. Đồng thời qua đó nhân
vật cũng bộc lộ rõ tính cách và tâm hồn của mình, đặc biệt là trong mối quan hệ
với các thành viên trong gia đình.
- Cách trần thuật này chứng tỏ Nguyễn Thi là ngòi bút có năng lực phân tích tâm lí
sắc sảo.
“Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách 3,0
II
nhiệm thì đều vẻ vang như nhau” (Hồ Chí Minh). Hãy viết một văn bản
(khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
1 Nêu vấn đề
0,5
2 Giải thích
0,5
- Người nấu bếp, người quét rác, thầy giáo, kĩ sư: những nghề nghiệp khác nhau
của con người trong xã hội.
2
- nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau: nghề nào cũng đáng được
trân trọng, tôn vinh khi người lao động đã cống hiến hết mình cho xã hội, làm tròn
trách nhiệm của mình.
Ý cả câu: Trong xã hội, không có nghề thấp hèn mà nghề nào cũng cao quý, cũng
đáng trân trọng. Người lao động dù là ai, làm nghề gì cũng đáng được coi trọng
khi đã đóng góp sức mình cho sự phát triển của xã hội.
3 Bàn luận vấn đề
1,5
* Nghề nào cũng cao quý: Mỗi nghề nghiệp đều nảy sinh từ nhu cầu xã hội nên có
đặc điểm, vị trí riêng, không thể thay thế trong đời sống xã hội.
* Con người làm vẻ vang nghề nghiệp: Làm nghề gì, người lao động cũng cần
nhiều thời gian và công sức, có thế là lao động cơ bắp, cũng có thể là lao động trí
óc. Nhưng dù là công việc gì, họ cũng đã đóng góp sức lao động chân chính của
mình để xây dựng xã hội. Do vậy, họ đáng được tôn vinh.
* Phê phán quan niệm lệch lạc của một số người: coi trọng lao động trí óc, xem
thường lao động chân tay, chạy theo những nghề đem lại lợi ích trước mắt cho bản
thân.
* Mở rộng: Tuổi trẻ thời đại hôm nay có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp. Sự
thành đạt của mỗi cá nhân chính ở sự lựa chọn đúng đắn và biết sống hết mình với
nghề nghiệp của mình.
4 Bài học
0,5
- Nghề nghiệp không làm nên giá trị con người, chỉ có con người làm vẻ vang
nghề nghiệp; không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý hay nghề
thấp hèn.
- Cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề, không nên chạy theo quan điểm hời hợt
(nghề sang/ hèn…) mà chọn nghề phù hợp với năng lực, với ước mơ, hoàn cảnh
của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
- Cần yêu nghề và trau dồi, phát triển năng lực nghề nghiệp bản thân để cống hiến
cho xã hội.
3
III.a
Tác phẩm Chí Phèo là hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá hay
5,0
quá trình từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện?Anh/chị hãy trình bày quan
điểm của mình về vấn đề này.
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật
0,5
2 Giải thích qua vấn đề
0,5
- “Hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá” chính là quá trình người
nông dân lương thiện bị xô đẩy vào con đường lưu manh, bị tước đoạt cả nhân
hình lẫn nhân tính, bị biến thành “quỷ dữ”.
- “Quá trình từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện” ở họ là quá trình thức tỉnh
của người nông dân vốn bản chất là lương thiện, là quá trình hồi sinh của tâm hồn,
sự trở về với lương tri và ý thức về quyền sống, quyền làm người.
3
- Phân tích
3,5
a. Về nội dung:
* Chí Phèo và hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá
+ Chí Phèo vốn là một người nông dân hiền lành, lương thiện
- Tuổi thơ bơ vơ, khó nhọc của Chí Phèo.
- Tuổi thanh niên làm thuê cho nhà Bá Kiến tuy vất vả nhưng chăm chỉ, hiền lành,
tâm hồn lành mạnh, tự trọng và nhiều khát khao, mơ ước.
+ Từ một nông dân lương thiện trở thành một tên lưu manh
- Sau mấy năm đi tù: nhân hình thay đổi với bộ dạng của một tên lưu manh, chẳng
ai nhận ra anh Chí ngày nào; nhân tính bị tha hóa: cướp giật, ăn vạ, gây sự, chửi
bới...
+ Từ một tên lưu manh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại
- Bị lợi dụng, Chí Phèo trở thành tay sai, công cụ đắc lực trong tay Bá Kiến.
- Chí bị trượt dốc trên con đường tha hóa, trở thành con quỷ dữ tác quái gây bao
tai họa cho dân lành, bị cả làng Vũ Đại xa lánh.
* Quá trình từ tha hóa tìm về cuộc sống lương thiện ở người nông dân Chí
Phèo
+ Vai trò của thị Nở trong quá trình thức tỉnh thiên lương, khát vọng sống lương
thiện ở Chí Phèo.
4
- Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo quá trình hồi sinh của một tâm hồn tìm về
cuộc sống lương thiện với khát vọng tình yêu - hạnh phúc và sống lương thiện.
( tiếng chim hót – âm thanh cuộc sống - bát cháo hành – nước mắt)
+ Người nông dân bị tha hóa với bi kịch bị cự tuyệt không thể trở lại con đường
lương thiện
- Hi vọng tan vỡ khi Chí Phèo bị thị Nở từ chối tình yêu, cánh cửa trở về với cuộc
sống làm người hoàn toàn khép lại.
- Đỉnh điểm của bi kịch là hành động giết Bá Kiến và tự vẫn của Chí Phèo: tiếng
nói đòi quyền sống, cái chết ngay trên nẻo về với lương thiện của một con người,
đoạn tuyệt với đời quỷ dữ…
Quá trình tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo là yếu tố làm nên giá trị
hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
4 Về nghệ thuật
1,0
- Qua thể hiện “hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá” và “quá trình
từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện” của người nông dân, cốt truyện được dẫn
dắt thật tự nhiên với các tình tiết hấp dẫn; đầy kịch tính và luôn biến hoá, càng về
sau càng gây cấn với những tình huống quyết liệt bất ngờ.
- Kết cấu truyện mới mẻ, thật linh hoạt, không tuân theo trật tự thời gian nhưng
rất chặt chẽ, lôgic.
- Khắc họa nhân vật trong “hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá” và
“quá trình từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện”, Nam Cao đã xây dựng nhân
vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, phát huy cao độ sở trường khám phá và
miêu tả, đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật, sáng tạo được một hình tượng nghệ
thuật đa diện có sức sống nội tại.
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luỵện, giàu tính nghệ thuật vừa gần với lời ăn
tiếng nói của đời sống; giọng điệu phong phú, biến hoá….
4 Đánh giá
0,5
- “Hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá” và cả “ quá trình từ tha
hoá tìm về cuộc sống lương thiện” ở họ đã phản ánh chân thực số phận bi thảm
5
của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến, thể hiện cảm quan hiện
thực sắc sảo và tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác giả Chí Phèo.
- Quá trình tha hóa và quá trình thức tỉnh của Chí Phèo được Nam Cao thể hiện
bằng một bút pháp nghệ thuật nghiêm ngặt của một tài năng lớn cùng với cảm xúc
của một trái tim nghệ sĩ giàu tình thương với con người và cuộc sống.
III.b
Sách Ngữ văn 12 Nâng cao có viết: “Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính,
5,0
là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết
trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường”.
Và cũng có ý kiến cho rằng: “Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho
hồn thơ Xuân Quỳnh”. Qua cảm nhận bài thơ Sóng, anh/ chị hãy trình bày ý
kiến của mình về các nhận xét trên.
1 Giới thiệu khái quát tác giả- tác phẩm
0,5
2
0,5
Giải thích qua ý kiến
- Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc
ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời
thường
+ vẻ đẹp nữ tính: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng, là tiếng nói tâm hồn của người
phụ nữ khi yêu với những nét đẹp đằm thắm, dịu dàng, đôn hậu, vị tha, sâu lắng…
+ tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết
trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường: tiếng thơ với những cảm xúc, suy
tư, thao thức, khát khao… rất đời, rất gần gũi – vừa truyền thống lại vừa rất mới
mẻ, hiện đại.
- Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh
+ Sóng là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ
Xuân Quỳnh: chân thành, đằm thắm mà khát khao, say mê bất tận, hồn nhiên trẻ
trung mà suy tư, sâu lắng, ước mơ đến cháy bỏng… một vẻ đẹp rất nữ tính.
3 Phân tích – Chứng minh
3,5
* Về nội dung:
- Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính – Sóng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn
6
người con gái khi yêu
+ Tâm hồn người phụ nữ luôn phức điệu với những cung bậc cảm xúc, những
rung động mãnh liệt, luôn rạo rực và đầy khát khao, luôn tìm cách lí giải tâm hồn
mình và đi tìm cội nguồn của tình yêu.
+ Tâm hồn người phụ nữ hồn hậu, rất thành thực với tình yêu vừa đằm thắm,
dịu dàng vừa sôi nổi, đắm say, với nỗi nhớ cồn cào, da diết, lắng sâu.
+ Một tình yêu đằm thắm, thủy chung, vị tha vượt bao cách trở - “Hướng về
anh một phương” dù trời đất có thay phương đổi hướng.
- Sóng thể hiện một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết
trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường”.
+ Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và
luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường - hi vọng vào tình yêu cao cả
trước thử thách nghiệt ngã của thời gian và cuộc đời.
+ Tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hoà nhập vào cái chung với
khát khao dâng hiến trọn vẹn và vươn tới một tình yêu vĩnh hằng.
* Về nghệ thuật:
- Hình tượng “ Sóng” và “Em” với kết cấu song hành là sáng tạo độc đáo thể hiện
sinh động và chân thực những cảm xúc và khát vọng trong tâm hồn người phụ nữ
đang yêu.
- Thể thơ năm chữ, âm điệu bằng trắc của những câu thơ thay đổi đan xen nhau,
nhịp điệu phù hợp với nhịp điệu vận động của “sóng” và phù hợp với cảm xúc của
nhân vật trữ tình.
- Từ ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức gợi, biểu cảm diễn tả chân thực những
trạng thái đối lập mà thống nhất của “sóng” và của tâm hồn người con gái khi yêu.
4
Đánh giá
0,5
- Hai ý kiến là những nhận xét xác đáng về hồn thơ Xuân Quỳnh. Sóng là tiếng nói
rất trẻ trung và đằm thắm nồng nàn về tình yêu của người phụ nữ. Với Sóng, Xuân
Quỳnh góp thêm một cách diễn tả độc đáo về đề tài muôn thuở của loài người – đề
tài tình yêu.
- Sóng góp phần khẳng định phong cách thơ tình Xuân Quỳnh, là lời tự hát về
7
tình yêu với nhịp đập của một trái tim hồn hậu, giàu yêu thương, giàu khát vọng
và ít nhiều những phấp phỏng, lo âu, vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối…
Lưu ý
Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu
cầu về kiến thức và kỹ năng.
- HẾT -
8
SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI THỬ THPT QUÔC GIA – LẦN 1
Câu I (2,0 điểm)
“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết
bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng
vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau
này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng
chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”
(Trích Vợ nhặt - Kim Lân)
Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm)
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì? (0,5 điểm)
3. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của
các thành ngữ đó. (1,0 điểm)
Câu II (3,0 điểm)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi là một mất mát lớn cho dân tộc Việt Nam và bạn bè
quốc tế. Hàng triệu trái tim đã thổn thức khi đại tướng từ trần, đất nước chìm ngập trong nước
mắt của nhân dân. Trong đó có không ít những học sinh, sinh viên, chưa từng được gặp ông
ngoài đời, cũng nức nở khóc ông.
Anh/chị suy nghĩ gì về những giọt nước mắt của các bạn trẻ khi có ý kiến từng cho rằng:
“Thế hệ trẻ không phải sống trong bom đạn hiểm nguy, chỉ biết hưởng thụ trong đời sống hiện
đại, xô bồ nên trái tim thường thờ ơ, vô cảm với xung quanh”.
Câu III (5,0 điểm)
Sách Ngữ văn 12 có viết: “Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một
tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc
đời thường”.
Và có ý kiến cho rằng: “Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh”.
Anh/ chị hãy trình bày ý kiến của mình về các nhận xét trên.
–HẾT –
ĐỀ THI THỬ THPT QUÔC GIA – LẦN 1
NGUYỄN QUANG DIÊU
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
Câu Ý
I
Nội dung
Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Vợ nhặt và thực hiện các yêu cầu
Điểm
2,0
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải
huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học thuộc thể loại truyện
ngắn để làm bài.
- Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số
khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú nhưng cần nắm bắt được nội
dung chính của văn bản, nhận ra các phương thức biểu đạt trong đoạn trích và
nghệ thuật sử dụng thành ngữ của nhà văn.
Yêu cầu cụ thể
1 Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn: biểu cảm, tự sự.
0,5
2 Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản diễn tả tâm trạng bà cụ Tứ khi biết con trai
0,5
(nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về.
3 - Các thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn: dựng vợ gả chồng, sinh 1,0
con đẻ cái, ăn nên làm nổi.
- Hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ: các thành ngữ dân gian quen thuộc trong
lời ăn tiếng nói nhân dân được sử dụng một cách sáng tạo, qua đó dòng tâm tư của
người kể hòa vào với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ; suy nghĩ, cảm xúc của
nhân vật trở nên thật gần gũi, được thể hiện rất tự nhiên; nỗi lòng, tâm trạng cùa
người mẹ thương con thật được diễn tả thật chân thực.
II
Suy nghĩ về những giọt nước mắt của các bạn trẻ khóc Đại tướng Võ Nguyên 3,0
Giáp khi có ý kiến từng cho rằng: “Thế hệ trẻ không phải sống trong bom đạn
hiểm nguy, chỉ biết hưởng thụ trong đời sống hiện đại, xô bồ nên trái tim thường
thờ ơ, vô cảm với xung quanh”.
Yêu cầu chung
-
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải
huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ
quan điểm riêng của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và
căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải có thái độ chân
thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và luật pháp quốc tế.
Yêu cầu cụ thể
3,0
1. Làm rõ vấn đề
0,5
- Giọt nước mắt của các bạn trẻ trong đám tang đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện những
tình cảm chân thành, sâu sắc đối với vị tướng của nhân dân.
- Giọt nước mắt ấy khác với nhận định: “Thế hệ trẻ không phải sống trong bom đạn hiểm
nguy, chỉ biết hưởng thụ trong đời sống hiện đại, xô bồ nên trái tim thường thờ ơ, vô cảm
với xung quanh.”, cho rằng những người trẻ trong cuộc sống hòa bình của thời hiện đại
nặng về cuộc sống vật chất mà coi nhẹ những giá trị tinh thần.
2. Bàn luận
2,0
- Thí sinh có thể có những hướng bàn luận khác nhau miễn là thuyết phục; dưới đây là
những ý tham khảo:
* Về những giọt nước mắt của các bạn trẻ trong đám tang của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp:
- Giọt nước mắt bộc lộ tình cảm chân thành, tự nhiên, thực sự: Các bạn trẻ không có
khoảng cách thế hệ mà rất gần gũi thân quen, ruột thịt với Đại tướng; sự đau đớn, tiếc
thương vô hạn, xúc động mãnh liệt trước sự ra đi của Đại tướng. Nỗi đau của giới trẻ hòa
chung đau thương của cả dân tộc.
- Giọt nước mắt xuất phát những tình cảm đẹp đẽ của các bạn trẻ thể hiện: Sự tôn thờ,
ngưỡng mộ một nhân cách vĩ đại, trí tuệ, tài năng; lòng biết ơn, tri ân người anh hùng có
công với đất nước, với dân tộc.
- Giọt nước mắt thể hiện tâm hồn trong sáng, hướng thiện: luôn hướng đến những giá trị tốt
đẹp, những chuẩn mực cao quý trong cuộc đời; lòng yêu nước thường trực, giàu tinh thần
dân tộc với niềm tự hào về thế hệ cha anh; biết quan tâm trăn trở tới những vấn đề xã hội…
* Về nhận định trái chiều
- Từ lâu, trong xã hội đã có những lời chê trách với thế hệ trẻ, cho rằng họ sống “thờ ơ, vô
cảm”. Đó là những ý nghĩ sai lệch thể hiện cái nhìn phiến diện khi chỉ nhắm đế một bộ phận
nhỏ giới trẻ, chưa thực sự hiểu hết về thế hệ trẻ. Sau đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp một con người với công lao to lớn với dân tộc, trí tuệ, tài năng, và đặc biệt là nhân cách cao
đẹp suốt đời cống hiến cho đất nước - chắc hẳn nhiều người sẽ có cái nhìn khác về các bạn
trẻ khi chứng kiến những giọt nước mắt của họ.
- Thường ngày, với sự trẻ trung, sôi nổi, các bạn trẻ luôn đề cao cái tôi cá nhân của mình
nên dễ bị lầm tưởng là vô tâm, thờ ơ với xung quanh. Nhưng trong hoàn cảnh trọng đại có ý
nghĩa, liên quan đến dân tộc cộng đồng, giới trẻ đã bộc lộ tình cảm và phẩm chất đẹp đẽ của
con người Việt Nam. Không chỉ có giọt nước mắt rơi, các bạn trẻ còn có rất nhiều hành
động thiết thực, có ý nghĩa trong đám tang đại tướng.
3. Bài học nhận thức và hành động
0,5
- Tin tưởng trong tâm hồn thế hệ trẻ luôn tiềm ẩn những tình cảm tốt đẹp và bản chất cao
quý.
- Tích cực rèn luyện, tu dưỡng, sẵn sàng phát huy sức trẻ, tiếp nối truyền thống của cha anh.
III
Cảm nhận về bài thơ Sóng và trình bày ý kiến về các nhận xét...
5,0
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh
phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, về phong cách nghệ thuật tác giả, kĩ
năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí
lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát ly văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
1. Giới thiệu khái quát tác giả- tác phẩm
0,5
Giải thích các ý kiến
0,5
- Ý kiến thứ nhất:
+ Vẻ đẹp nữ tính: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng, là tiếng nói tâm hồn của người
phụ nữ khi yêu với những nét đẹp đằm thắm, dịu dàng, đôn hậu, vị tha, sâu lắng…
+ Tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong
khát vọng về một hạnh phúc đời thường: tiếng thơ với những cảm xúc, suy tư, thao
thức, khát khao… rất đời, rất gần gũi.
- Ý kiến thứ hai: Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh
+ Sóng viết về tình yêu - đề tài nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh.
+ Sóng rất tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh: chân thành, đằm thắm mà khát khao,
say mê bất tận, hồn nhiên trẻ trung mà suy tư, sâu lắng, ước mơ đến cháy bỏng… một
vẻ đẹp rất nữ tính.
3 Cảm nhận về bài thơ Sóng hướng tới bình luận các ý kiến:
* Về nội dung:
- Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính – Sóng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người
con gái khi yêu
+ Tâm hồn người phụ nữ luôn phức điệu với những cung bậc cảm xúc, những
rung động mãnh liệt, luôn rạo rực và đầy khát khao, luôn tìm cách lí giải tâm hồn
mình và đi tìm cội nguồn của tình yêu.
+ Tâm hồn người phụ nữ hồn hậu, rất thành thực với tình yêu vừa đằm thắm,
dịu dàng vừa sôi nổi, đắm say, với nỗi nhớ cồn cào, da diết, lắng sâu.
+ Một tình yêu đằm thắm, thủy chung, vị tha vượt bao cách trở - “Hướng về anh
một phương” dù trời đất có thay phương đổi hướng.
- Sóng thể hiện một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết
trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường”.
+ Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn
da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường - hi vọng vào tình yêu cao cả trước
thử thách nghiệt ngã của thời gian và cuộc đời.
+ Tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hoà nhập vào cái chung với
khát khao dâng hiến trọn vẹn và vươn tới một tình yêu vĩnh hằng.
* Về nghệ thuật:
- Hình tượng “Sóng” và “Em” với kết cấu song hành là sáng tạo độc đáo thể hiện
sinh động và chân thực những cảm xúc và khát vọng trong tâm hồn người phụ nữ
đang yêu.
- Thể thơ năm chữ, âm điệu bằng trắc của những câu thơ thay đổi đan xen nhau,
3,0