Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến miến dong của các hộ nông dân xã giao tiến, huyện giao thủy, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.37 KB, 95 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này là do tự bản thân thực hiện và không
sao chép các cơng trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của
riêng mình, chưa sử dụng trong các cơng bố. Các thơng tin sử dụng trong
khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của khóa luận.
Sinh viên
Phạm Thị Mai

LỜI CẢM ƠN

1


Thực tập tốt nghiệp là nội dung quan trọng đối với mỗi sinh viên trước
lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống lại
những kiến thức, lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn.
Để đạt được mục tiêu đó, đồng thời đáp ứng những yêu cầu nhà tuyển
dụng sau khi ra trường. Được sự nhất trí của nàh trường và khoa, tôi tiến hành
thực tập với tên đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến miến
dong của các hộ nông dân xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định”.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trường Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam đã giảng dạy, giúp đỡ tơ trong suốt q trình học tập
tại trường.
Hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc tới thầy TS. Hồ Ngọc Ninh- Khoa kinh tế và phát triển nông thôn , người
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến tập thể cán bộ UBND xã Giao Tiến, và
bà con nông dân tại xã đã tạo mọi điều kiện giúp tơi hồn thành khóa luận


này.
Tơi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viện, giúp đỡ tôi
về cả tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời
gian thực hiện khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Phạm Thị Mai
TÓM TẮT KHÓA LUẬN

2


Đề tài:“ Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến miến dong của các hộ
nông dân xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”.
Nói đến mảnh đất quê hương Giao Thủy người ta thường nghĩ đến món nem
nắm đặc sản vùng đất nơi đây. Nhưng nói đến xã Giao Tiến thì ngồi nem
nắm xã cịn được biết đến với đặc sản bánh chơng. Ngồi ra cịn có nghề sản
xuất miến dong. Lúc đầu mới xuất hiện nó cịn mang tính chất thủ cơng nhỏ
lẻ, manh mún. Qua q trình phát triển cơng nghệ cùng với phong trào thúc
đẩy sản xuất, làng nghề miến dong ngày càng phát triển. Máy móc được đưa
vào sử dụng . Chính vì thế, nghề chế biến miến dong mới thực sự mở rộng,
chú trọng phát triển, thu hút nhiều lao động tham gia. Sản xuất mang lại nhiều
lợi ích cho địa phương về mặt kinh tế, xã hội. Bên cạnh những lợi ích mà
nghề mang lại thì cũng khơng ít những vấn đềgặp phải như những khó khăn
ảnh hưởng tới nghề chế biến miến và đặc biệt là khi chất thải của nó thải ra
chưa có biện pháp xử lý.
Khi nghiên cứu, tìm hiểu nghề chế biến miến dong thì tơi tập trung mục
tiêu chính là từ đánh giá thực trạng và hiệu quả nghề chế biến miến dong của
các hộ nông dân xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định; phân tích

các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề chế biến miến dong của các hộ nông
dân xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả nghề chế biến miến dong của các hộ nông dân ở địa bàn
nghiên cứu trong thời gian tới.
Để đạt mục tiêu đề ra thì đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ làm
nghề chế biến miến dong. Các đối tượng liên quan đến nghề chế biến miến
dong: chính quyền địa phương, các đầu mối thu mua, tiêu thụ miến dong trên
địa bàn.
MỤC LỤC

3


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

……………………………………………………57
Biểu đồ 4.4: Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí trung gian của các hộ
nông dân theo số năm kinh nghiệm…………………………………………59

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BQ

Bình quân


CC

Cơ cấu

CP

Chi phí

CPTG

Chi phí trung gian

DT

Diện tích

KN

Kinh nghiệm



Lao động

NN

Nơng nghiệp

QM


Quy mơ

QMN

Quy mơ nhỏ

QMV

Quy mô vừa

QML

Quy mô lớn

SL

Sản lương

5


SX

Sản xuất

THCS

Trung học cơ sơ

UBND


Uỷ ban nhân dân

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của để tài nghiên cứu
Ở Việt Nam làng nghề có vai trị quan trọng đối với người dân ở các
vùng nông thôn. Theo ông An Văn Khanh – Phó Cục trưởng Cục Chế biến
Nơng lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thơn)
hiện cả nước có 1.324 làng nghề truyền thống được cơng nhận. Những năm
qua chính phủ và các bộ, ngành ban hành nhiều chính sánh để phát triển sản
xuất ở các làng nghề. Năm 2011, tổng giá trị sản xuất ngàng nghề nông thôn
đạt gần 78.195 tỷ đồng. Các làng nghề liên tục phát triển ở các địa bàn. Trong
đó, đồng bằng sơng Hồng là vùng có hoạt động làng nghề phát triển mạnh mẽ
với 1.669 làng nghề chiếm gần 50% số lượng làng nghề của cả nước. Chỉ tính
riêng 4 tỉnh gồm Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định và Ninh Bình đã có 1.075 làng
nghề, chiếm 64,4% số làng nghề của cả vùng (Chính phủ, 2011). Hoạt động
sản xuất làng nghề vùng Đồng bằng sơng Hồng nói chung và ở Hà Nội, Bắc
Ninh, Nam Định, Ninh Bình nói riêng có vai trị quan trọng trong phát triển
kinh tế nơng nghiệp, nông thôn khi tạo công ăn việc làm ổn định cho trên

6


167,8 ngàn hộ và 412,2 ngàn lao động. Một trong những loại hình làng nghề
phổ biến ở nơng thơn Việt Nam là làng nghề chế biến lương thực (nem nắm,
bánh đa, bún, miến, chế biến tinh bột…).
Miến là một món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Du nhập vào
Việt Nam từ những năm 1960 – 1970 từ Trung Quốc, lúc đó miến chỉ được
làm từ đậu xanh. Ngày nay, miến khơng chỉ có bột đậu xanh mà cịn có thể

làm từ bột sắn dây hay bột dong riềng.Tuy nhiên, loại miến làm từ bột dong
riềng là loại miến ngon nhất. Món ăn từ miến dong là nét đặc sắc của người
Việt, trước chỉ có người Thanh Oai – Hà Tây ( nay thuộc Hà Nội) làm nghề
truyền thống này, nhưng nay có nhiều nơi, nhiều địa phương, nhiều làng nghề
truyền thống làm miến đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ.
Xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cũng là nơi nghề làm
miến dong đã có từ lâu đời và trở thành một trong những sản phẩm nổi tiếng
địa phương, được người tiêu dùng ưa chuộng. Nghề chế biến miến dong đã có
mặt ở thơn Việt Hịa của xã Giao Tiến khoảng hơn 30 năm nay.Lúc mới xuất
hiện nghề sản xuất miến dong mang tính nhỏ lẻ, manh mún. Cùng với sự phát
triển công nghệ và thúc đẩy phát triển làng nghề nó được mở rộng và chú
trọng. Nghề chế biến miến dong mang lại thu nhập, tạo việc làm, cuộc sống
ấm no cho người dân nơi đây. Song hiện nay, việc sản xuất và tiêu thụ miến
dong cịn gặp nhiều khó khăn cần đươc tháo gỡ.
Từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá hiệu quả
kinh tế nghề chế biến miến dong của các hộ nông dân xã Giao Tiến,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả nghề chế biến miến dong của các hộ nông
dân xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất giải pháp

7


nhằm nâng cao hiệu quả nghề chế biến miến dong góp phần nâng cao thu
nhập của người dân ở địa phương trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả nghề chế
biến miến dong;

- Đánh giá thực trạng và hiệu quả nghề chế biến miến dong của các hộ
nông dân xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề chế biến miến dong
của các hộ nông dân xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định;
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả nghề chế biến miến dong của các
hộ nông dân ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ làm nghề chế biến miến dong. Các đối
tượng liên quan đến nghề chế biến miến dong: chính quyền địa phương, các
đầu mối thu mua, tiêu thụ trên địa bàn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả, thực trạng
và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề chế biến miến dong từ
đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả nghề chế biến miến dong của các hộ
nông dân tại xã.
- Phạm vi không gian: tại xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định.
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập trong thời gian từ
năm 2012 – 2014. Ngoài ra, số liệu điều tra các hộ chế biến miến dong được
thu thập năm 2015.
+ Thời gian thực hiện đề tài 1/2015 – 6/2015.

8


1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình chế biến miến dong của các hộ nông dân xã Giao Tiến,
huyện Giao Thủy như thế nào?

- Hiệu quả đạt được của các hộ chế biến miến dong tại xã như thế nào?
- Đâu là yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả nghề chế biến miến dong tại xã?
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả nghề chế biến miến dong của các hộ
nông dân xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định?
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
 Hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong nơng nghiệp và
phát triển nơng thơn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp
ở nông thôn do hộ nông dân thực hiện.
Theo Ellis nhà nông học người Nga (1988): “ Hộ nông dân là hộ có
phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào
sản xuất, ln nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản
được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ hồn
hảo khơng cao”.
Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào thần kinh xã hội, là
hình thức kinh tế cơ sở trong Nông nghiệp và Nông thôn”.
Đào Thế Tuấn (1997): “ Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động
nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi
nông nghiệp ở nông thôn”.

9


Hộ nông dân vừa là đơn vị sản xuất và vừa là đơn vị tiêu dùng. Theo
Đỗ Văn Viện và Đặng Văn Tiến (2006) thì căn cứ theo tính chất ngành sản
xuất, hộ nông dân phân thành: Hộ thuần nông, nông hộ kiêm, nông hộ chuyên
và nông hộ buôn bán. Hộ thuần nông chỉ chuyên sản xuất nông nghiệp; những

hộ vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm các nghề tiểu thủ công nghiệp gọi là
nông hộ kiêm. Nông hộ chuyên chỉ sản xuất các ngành tiểu thủ công nghiệp,
không tham gia vào nông nghiệp. Hộ kinh doanh buôn bán hoặc làm vận tải
nông nghiệp gọi là nông hộ buôn bán.
Nếu xét về mục tiêu và cơ chế hoạt động nếu hộ nơng dân khơng có
phản ứng với thị trường hồn tồn tự cung tự cấp thì họ ln có mục tiêu là
tối đa hóa lợi ích. Ngược lại hộ sẽ tối đa hóa lợi nhuận nếu họ sản xuất hàng
hóa: sản xuất cho ai, cái gì và như thế nào để đạt được lợi nhuận lớn nhất. Đối
với hộ bắt đầu phản ứng với thị trường thì mức độ kinh doanh, bn bán cịn
hạn chế.
Việc phân loại hộ nơng dân nhằm xác định đối tượng từng mục đích
hướng tới là cơ sở lựa chọn ra quyết định và hành động để hộ nông dân phát
triển kinh tế hộ.
Hộ nông dân có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hộ nơng dân vừa là đơn vị kinh tế cơ sở , vừa là đơn vị sản
xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng.
Thứ hai, các hộ nơng dân ngồi tham gia vào hoạt động nơng nghiệp
cịn tham gia hoạt động phi nơng nghiệp với các mức độ khác nhau.
Thứ ba, quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát
triển của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hồn tồn. Trình độ
này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường.
 Làng nghề, nghề
Làng nghề

10


Khái niệm Làng nghề thường được xuất hiện khá nhiều trên sách báo
địa phương và trung ương, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa
thống nhất.

Theo tạp chí Di sản văn hóa 4- 2003:Làng nghề là một thực thể vật chất
và tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay
một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một sản
phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian. Khái niệm
về làng nghề theo cách nhìn văn hố bao gồm các nội dung cụ thể, như:
Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau:
- Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề;
- Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng thu nhập của làng.
Như vậy, khơng phải bất kỳ làng nào có hoạt động ngành nghề cũng gọi là
làng nghề mà cần có qui định một số tiêu chuẩn nhất định. Vấn đề này Vụ
Thống kê Nơng, Lâm nghiệp và thuỷ sản có qui định trong phương án Tổng
điều tra Nông nghiệp năm 2001 và uỷ ban ND tỉnh Hà Tây cũng có ban hành
qui định tạm thời về làng nghề theo 4 tiêu chí:
• Là một địa danh gắn với một cộng đồng dân cư có một nghề truyền
thống lâu đời được lưu truyền và có sức lan toả mạnh mẽ.
• Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau
trong quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm.
• Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ có tay nghề cao, có bí quyết nghề
nghiệp được lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau.
• Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư và
quan trọng hơn là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh
được lịch sử, văn hoá và xã hội liên quan tới chính họ.
Nghề

11


Phạm Sơn( 2012). ‘ Làng nghề và thống kê lang nghề’, Viện khoa học
thống kê: Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, hầu hết dân cư sống ở vùng nông

thôn đều có hoạt động thêm một số nghề thủ cơng với mục đích ban đầu sản
xuất ra một số hàng gia dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của hộ
gia đình mang tính chất tự cung tự cấp trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu
sẵn có. Nhưng qua một q trình dài phát triển do có sự khác nhau về tay nghề
và kinh nghiệm tích luỹ được ở từng địa phương nhất định đã có sự chun
mơn hố và các sản phẩm làm ra bắt đầu đưa ra thị trường trao đổi như những
loại hàng hố. Đó là q trình chun mơn hố lâu đời và các sản phẩm của địa
phương đó khơng những bền đẹp mà có giá thành rẻ nên được xã hội chấp
nhận. Chẳng hạn quê lụa Hà Tây có làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng cả trong và
ngoài nước, hoặc nghề rèn ở Đa Sỹ…và Hà Tây nơi có nhiều làng nghề nổi
tiếng nên được thiên hạ đặt tên là “đất của trăm nghề”. Không riêng Hà Tây mà
hầu hết các địa phương trên cả nước ở làng quê nào ngoài sản xuất nơng nghiệp
đều có làm thêm một vài nghề phụ. Song vấn đề quan tâm ở đây là những hoạt
động ngành nghề nào được gọi là nghề.
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào
tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản
phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Theo quan điểm chung, các hoạt động sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp ở địa
phương nào đó được gọi là nghề khi nào phải tạo ra được một khối lượng sản
phẩm chiếm lĩnh thị trường thường xuyên và những người sản xuất, hoặc hộ
sản xuất đó lấy nghề làm nguồn thu chủ yếu thì mới được xem là có nghề.
Nghề chế biến miến dong
Miến dong là loại miến được làm từ tinh bột lấy từ củ dong riềng.

12


Chế biến miến dong là một nghề truyền thống mà ở đó bằng năng lực của
mình làm ra những giá trị vật chất là miến dong phục vụ nhu cầu của con
người.

 Hiệu quả sản xuất
• Hiệu quả kinh tế
Là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân bổ (Đỗ Kim Chung 2009, Nguyên lý kinh tế nông nghiệp, NXB Nông
nghiệp Hà Nội)
Theo quan điểm truyền thống là:
- Hệ thống quan điểm thứ nhất: HQKT được đo bằng tỷ số giữa kết quả thu
được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó H = Q/C.
Đây là tương quan phản ánh mức độ nguồn lực sử dụng, khi sử dụng một đơn
vị nguồn lực sẽ thu được kết quả bao nhiêu. Chỉ tiêu càng cao kết quả càng
cao, tức HQKT tỷ lệ thuận với giá trị sản lượng và tỷ lệ nghịch với chi phí
đầu tư.
- Hệ thống quan điểm thư hai: HQKT là phần còn lại của kết quả sản xuất
kinh doanh sau khi trừ chi phi .
H=Q–C
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra
Qua điểm này xác định được chỉ tiêu tuyệt đối của HQKT: Hiệu số Q –
C đạt Max là trị số tuyệt đối của HQKT và quy mô sản xuất được phản ánh
rõ. Nhược điểm quan điểm này là không phản ánh được sự tác động của từng
yếu tố vào quá trình sản xuất kinh doanh đến hiệu quả sản xuất.
- Hệ thống quan điểm thứ ba: HQKT được xem xét trong phần biến
động giữa kết quả sản xuất thu được với chi phí bỏ ra.
H = (Q1 – Q0)/(C1 – C0) =
Q1,Q0 : Lượng kết quả ở hai thời kỳ khác nhau

13



C1, C0 : Lượng chi phí ở hai thời kỳ khác nhau.
HQKT chỉ tập trung vào tỷ số giữa kết quả sản xuất và chi phí hay kết
quả bổ sung và chi phí bổ sung thì chưa đủ vì trong hoạt động sản xuất kinh
doanh luôn chịu sự ảnh hưởng các yếu tố như đất đai, khí hậu, cơng nghệ, kỹ
thuật, giá..
• Hiệu quả kỹ thuật
Là khả năng của người sản xuất có thể sản xuất ở mức độ đầu ra tối ưu với
một tập hợp các đầu vào công nghệ cho trước.
• Hiệu quả phân bổ
Là thước đo phản ánh mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa
chọn tổ hợp đầu vào và đầu ra tối ưu. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả
kỹ thuật có tính tới yếu tố giá đầu vào và giá đầu ra.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nghề chế biến miến
dong
- Thời tiết khí hậu ảnh hưởng tới quá trình phơi sấy sơ bộ và sấy khô
miến. Trong 2 công đoạn phơi miến và phơi miến sợi thì thời tiết là yếu tố
ảnh hưởng chính đến chất lượng miến. Nó khơng chỉ ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng tới đến thị trường tiêu thụ miến. Trời đang
nắng đổ mưa, nhiều khi khơng kịp đưa miến vào, miến bị dính nước mưa,
chất lượng dù không bị ảnh hưởng nhưng những sợi miến dài khi gỡ khỏi
phên sẽ bị đứt vụn, cong queo nên giá bán chỉ bằng hơn nửa miến sợi dài.
Nếu thời tiết ẩm mốc, miến dễ bị hỏng mốc. Thời tiết xấu, mưa kéo dài thì
quá trình phơi miến sẽ bị gián đoạn, lâu dài khi miến đã làm mà khơng có
nắng phơi mẻ miến sẽ bị hỏng đồng thời thị trường đầu ra khan hiếm và do đó
đẩy giá miến lên cao không bù được sản lượng bán ra bị thiếu hụt. Qua đó, ta
thấy thời tiết khí hậu là một yếu tố rất quan trong ảnh hưởng trực tiếp đến quy
trình chế biến miến và theo đó cũng quyết định đến hiệu quả kinh tế của các
hộ sản xuất miến.
14



- Lao động là một trong những yếu tố chính cho q trình sản xuất, nó
chiếm phần lớn chi phí cho q trình sản xuất. Do đó yếu tố này có sức ảnh
hưởng lớn đến q trình sản xuất và cũng như ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế
nghề chế biến miến dong. Gía thuê lao động tăng theo xu hướng thị trường.
Mỗi cơng đoạn q trình chế biến miến đều có sự tham gia của người lao
động. Trong đó, có cơng đoạn tráng bánh kinh nghiệm của người lao động
được đề cao. Độ chín của miến, độ dày hay mỏng của sợi miến do bàn tay
của người thợ làm miến quyết định. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng sợi miến.
- Thị trường bột dong ngày càng có xu hướng giảm và khan hiếm.Do
giá trị kinh tế cây dong riềng không cao nên các vùng nguyên liệu ở địa
phương đã mất đi, diện tích dong riềng ở các khu vực khác cũng giảm. Đầu
vào bột dong phải mua ở các tỉnh. Việc mua bột dong với khoảng cách xa như
vậy dẫn tới chi phí tăng. Điều đó, đẩy giá thành sản phẩm miến dong lên cao
kéo theo giảm sức cạnh tranh của sản phẩm miến của địa phương.
- Quy mô sản xuất: xã Giao Tiến gồm 25 hộ sản xuất miến dong. Các
hộ sản xuất có sự khác nhau lớn về quy mơ điều đó sẽ dẫn tới doanh thu, chi
phí giữa các nhóm hộ có sự khác biệt lớn. Nhưng quan trọng hơn là cần phân
tích và đánh giá xem nhóm hộ nào sản xuất miến dong có hiệu quả cao hơn và
điều gì dẫn tới hiệu quả nhóm hộ đó lại cao hơn.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Một số chủ trương chính sách liên quan đến phát triển làng nghề chế
biến miến dong
Đảng và nhà nước ta đã tập trung chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách
phát triển làng nghề nơng thơn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc
sống và thu nhập của người dân, đồng thời hoạt động thương mại quốc tế
được đẩy mạnh như Nghị định 66/2006/NĐ- CP ngày 07/07/2006 về phát


15


triển ngành nghề nông thôn. Thông tư số 116/2006/ TT- BNN ngày
18/12/2006 về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định
66/2006/NĐ- CP;
Trong giai đoạn 2006 – 2015 của Bộ NN & PTNN thì Chương trình
“mỗi làng một nghề là mục tiêu và nhiệm vụ trong tâm”. Mục tiêu chương
trịnh nhằm mục đích thúc đẩy ngành nghề nông thôn phát triển bền vững bằng
cách tạo cho 1,5 – 1,6 triệu lao động có việc làm mỗi năm, giảm tỷ lệ thiếu
việc làm ở nông thôn xuống dưới 15% đạt cơ cấu lao động nông thôn 50%,
giảm tỷ lệ cơ sở sản xuất nghèo xuống 10% vào năm 2010. Chương trình thực
hiện hỗ trợ phát triển làng nghề nơng thơn. Khuyến khích các cơ sở sản xuất
gia đình, tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư phát triển các
ngành tiểu thủ công nghiệp đa dạng hỗ trợ, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ
chức. Khuyến khích đào tạo nghề và hỗ trợ chuyển lao động nông nghiệp
sang phi nông nghiệp.
Từ năm 2000, để chỉ đạo phát triển nơng nghiệp, chính phủ ban hành
nghị quyết số 09/2000/NQ – CP , ngày 15/06/2000 về “ một số chính sách
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp”, theo đó ngành
nơng nghiệp và các địa phương đã xây dựng các đề án quy hoạch phát triển
vùng nguyên liệu tạo tiên đề cho sự liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và nhà
máy chế biến theo hướng sản xuất hàng hóa.
Nghị quyết đại hội lần thứ X khi nói về đẩy mạnh cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn nêu rõ, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông
nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị tăng ngày càng cao, gắn
công ngiệp chế biến và thị trường…
Đến đại hội XI, liên kết trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục được Đảng
nhấn mạnh. Đảng yêu cầu tiếp tục phát triển nơng nghiệp sản xuất hang hóa
lớn, trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện

đại, nhất là công nghệ sinh học. Đảng ta cũng chủ trương phát triển nhiều

16


hình thức sản xuất nơng nghiệp như phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp
tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chun mơn hóa… để phát huy lợi thế của
vùng, miền, từng tổ chức.
Nhờ những chủ trương, chính sách đó, nơng nghiệp đã tiếp tục phát triển
nhanh, với số lượng hàng hóa lớn, hình thành vùng sản xuất chun canh gắn
với chế biến, tạo ra sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh trên thị trường quốc
tế như: cao su, cà phê, điều, lúa gạo… góp phần giúp nhiều cơ sở sản xuất
thoát nghèo và cũng làm xuất hiện nhiều “ tỷ phú nông dân” ở nhiều vùng,
miền trong cả nước. ( Nguồn: Đặng Hiếu “Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất
nông nghiệp: Một chủ trương đúng đắn của Đảng” Ngày 17/04/2011. Báo
Đảng Cộng Sản Việt Nam).
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thu miến dong tại một số tỉnh thành
Xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây là một trong những địa
phương có nghề chế biến miến dong lâu đời. Mỗi ngày, Dương Liễu cung cấp
hàng chục tấn miến cho các chợ đầu mối, nhà hàng ăn uống tại các tỉnh Hà
Nội, cùng các tỉnh lân cận phía Bắc. Miến dong Dương Liễu được biết đến
khơng tẩy, sợi vụn, vàng, hoặc xanh ngà ngà cho đến những phiến miến trắng
bóc. Và ngun liệu làm miến thì được lấy từ bột dong riềng ( chủ yếu nhập
từ Trung Quốc). Có thể, chuỗi sản phẩm miến dong của Hà Tây có sự khác
biệt là lượng bột thì nhập chủ yếu từ Trung Quốc và qua các tác nhân trung
gian thì được mở rộng hơn vào các siêu thị các nhà hàng ăn và xuất khẩu ra
nước ngoài. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất cũng đã đăng ký được thương
hiệu miến Dương Liễu, vì vậy miến dong Dương Liễu có chỗ đứng trên thị
trường. Cơng nghệ làm miến thủ cơng trước đây đã dần thay đổi bằng máy.
Ngồi làm miến bằng bột dong riềng, bột sắn, Dương Liễu cịn làm các loại

bún khơ, bánh đa, bột gạo, tạo ra các chủng loại đa dạng góp phần mở rộng
hơn thị trường tiêu thụ.

17


Lai Trạch, xã Yên Phú, huyệnYên Mỹ, tỉnh Hưng Yên là một làng
nghề làm miến dong truyền thống có bề dày phát triển hơn 60 năm. Hoạt động
sản xuất miến dong đã làm nâng cao giá trị thương phẩm của sản phẩm nơng
nghiệp. Với những kinh nghiệm và bí quyết lâu đời, những nghề nhân tài hoa
của làng nghề miến dong Lai Trạch đã tạo ra những sợi miến giòn mà dai, với
màu sắc và hương vị đặc trưng không thể nhầm lẫn và ngày càng có uy tín với
người tiêu dùng. Sản phẩm miến Lai Trạch đang dần chiếm lĩnh khơng chỉ thị
trường trong nước mà cịn đang dần tiến ra thị trường nước ngoài như Tiệp
Khắc… Miến dong Lai Trạch đem lại doanh thu mỗi năm là gẩn 30 tỷ đồng,
góp phần đáng kể vào nâng cao thu nhập và đời sống người dân thôn Lai
Trạch. Mặt khác, cùng với sự phát triển của làng nghề miến dong Lai Trạch
cũng thu hút một lượng lao động rất lớn vào hoạt động sản xuất này. Qua đó
đã giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi, tạo nguồn
thu nhập cho các hộ, nâng cao đời sống. Từ năm 2004 làng Lai Trạch đã vinh
dự được chứng nhận là “ Làng nghề miến dong Lai Trạch”.
Tại Yên Bái có hai xã sản xuất và chế biến miến dong và một trong
những lợi thế trong dây truyền làm ra sản phẩm là vùng chế biến gắn liền
vùng sản xuất nguyên liệu có tác dụng làm giảm một khoản chi phí cho sản
phẩm. Tuy nhiên, một điểm yếu còn tồn tại của cơ sở sản xuất là còn nhỏ lẻ,
tự phát và mang hình thức thủ cơng, chỉ có một vài cơ sở sản xuất là đã áp
dụng đưa cơng nghệ máy móc vào chế biến. Miến n Bái lượng tiêu thụ
mạnh, đa phần thong qua bán lẻ ở các chợ phiên. Còn hạn chế của miến địa
phương là chưa đăng ký được thương hiệu và thiếu vốn đầu tư cho các cơ sở
chế biến miến nên còn làm thủ công nên chất lượng giảm đáng kể.

2.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan
- Hoàng Văn Thịnh ( 2011), “Đánh giá hiệu quả chế biến miến dong tại
làng Lại Trạch, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên” , trường đại học
Nông Nghiệp I, Hà Nội.

18


Đề tài đã đánh giá được thực trạng nghề chế biến miến dong tại làng
nghề Lai Trạch. Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong chế biến
miến dong. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình
chế biến miến dong
Đề tài sử dụng thêm phương pháp PRA để tập hợp tổ chức họp nhóm
người dân khích lệ, lơi cuốn họ thảo luận, phân tích, đánh giá đưa ra giải
pháp. Nhưng phương pháp này khó thực hiện.
- Đặng Xuân Lợi (2004), “ Đánh giá hiệu quả trong hoạt động chế biến
một số loại nông sản của hộ nông dân ở tỉnh Hưng Yên”, luận văn thạc sỹ
kinh tế, Trường đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội.
Đề tài cũng đưa ra được thực trạng hoạt động chế biến các nông sản;
hiệu quả đạt được từ hoạt động chế biến nơng sản; những khó khăn, thuận lợi
trong q trình chế biến nơng sản; đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả.
Đề tài có hạn chế là các giải pháp nâng cao hiệu quả còn chung chung
chưa cụ thể.
Qua một số nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế chế biến miến dong, chế
biến một số loại nông sản ta thấy được những điểm giống nhau. Các nghiên
cứu giúp ta thấy được quá trình chế biến được từng loại nông sản cũng như
miến dong. Những thuận lợi, khó khăn trong chế biến miến dong. Từ đó đi tới
đánh giá hiệu quả để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả nghề. Qua các đề
tài ta thấy được các điểm giống trong quá trình chế biến, những khó khăn gặp
phải để tập trung vào tìm giải pháp khắc phục nâng cao hiệu quả.

Ngồi ra, cịn một số nghiên cứu về các mặt hàng khác như thịt, lúa gạo…

19


PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐIA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Giao Tiến là một xã thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Tính từ
thành phố Nam Định trở về đây là xã đầu tiên của huyện Giao Thủy, cách
thành phố Nam Định 35km. Xã nằm ở phía tây huyện Giao Thủy cách trung
tâm huyện 6km có tổng diện tích theo địa giới hành chính là 858,5 ha.
Vị trí cụ thể như sau:
- Phía Đơng giáp với các xã Hoành Sơn và Giao Châu thuộc huyện Giao
Thủy;
- Phía Tây giáp với các xã Xuân Vinh và Xuân Trung thuộc huyện Xuân
Trường;
- Phía Nam giáp với các xã Giao Yến và Giao Tân thuộc huyện Giao Thủy;

20


- Phía Bắc giáp với các xã Thọ Nghiệp và Xuân Phú thuộc huyện Xuân
Trường;
Với vị trí trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho xã phát triển kinh tế, giao
thơng, lưu thơng hàng hóa, giao lưu văn hóa với các xã lân cận, đặc biệt tiếp
cận thị trường tiêu thụ sản phẩm.
b. Địa hình

Giao Tiến thuộc đồng bằng sơng Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng,
hướng dốc dần từ phía Đơng Bắc xuống Tây Nam, cốt đất chênh cao trung
bình khơng q 0,5m. Đất đaicủa xã có nguồn gốc từ phù sa sông Hồng được
bồi đắp hàng năm, đặc điểm của loại đất này là trung tính khơng chua mặn,
thành phần cơ giới thịt nhẹ, tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng rất cao thuận lợi
cho phát triển rau màu có tác động tích cực đến nâng cao thu nhập cho nhiều
người dân.
c. Khí hậu, thủy văn
Xã Giao Tiến nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Là khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa
rõ rệt và khơ từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
+) Nhiệt độ khơng khí:
- Nhiệt độ trung bình năm: 23- 240C
- Nhiệt độ trung bình mùa hạ: 270C
- Nhiệt độ trung bình cao nhất: 240C
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 130C
+) Lượng mưa phân bố không đông đều trong năm.
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1700 mm.

21


- Lượng mưa năm lớn nhất: 1800 mm.
+) Nắng: hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng 16501700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1100 – 1200 giờ, chiếm 70%
số giờ nắng trong năm.
+) Gió, bão: hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả
năm là 2 – 3 m/s.
Mùa đơng hướng gió thịnh hành là gió Đơng Bắc với tần suất 60 – 70%. Tốc
độ gió trung bình 2,4 – 2,6 m/s, những tháng cuối mùa đơng, gió có xu hướng
chuyển dần về phía Đơng.

Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng
của gió bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn bão/năm.
- Nhìn chung khí hậu Giao Tiến có nhiều điều kiện tốt cho sự phát triển
của các làng nghề, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật, sự phát triển
sản xuất nơng nghiệp. Đặc biêt, khí hậu rất thuận lợi cho việc sản xuất miến
dong khi mùa khô từ tháng 11 – 1 hàng năm vì số giờ nắng tăng lên cao, đúng
vào thời gian quá trình sản xuất miến được tập trung cao.
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội
a. Đất đai
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, địa bàn phân bổ dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội. Đất đai
có những đặc tính đặc trưng khơng giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào.
Đất đai là nguồn tài nguyên giới hạn về số lượng, có vị trí giới hạn về khơng
gian. Chính sự khác biệt này tạo ra những giá trị khác biệt của các mảnh đất ở
những vị trí khác nhau. Do đó, sử dụng đất cần có kế hoạch để đảm bảo cân
bằng sinh thái và thu được giá trị cao.
Với tầm quan trọng đó, những năm qua chính quyền xã Giao Tiến đã
có biện pháp nhằm điều chỉnh hoạt động khai thác, sử dụng đất đai theo

22


hướng hợp tác bền vững tổng diện tích đất tự nhiên 858,02 ha để đảm bảo đáp
ứng nhu cầu phát triển của địa phương.
- Theo số liệu thu thập được tại ban thống kê của UBND xã Giao Tiến
tính đến hết năm 2014 quỹ đất của xã là 858,02 ha. Trong đó, đất nơng nghiệp
chiếm 574,18 ha tương ứng 66,92%; đất phi nông nghiệp chiếm 271,56 ha
tương ứng 31,65%; diện tích đất chưa sử dụng là 12,28 ha chiếm 1,43%.
- Qua bảng 3.1 ta nhận thấy trong 3 năm từ 2012 đến 2014 tổng diện
tích đất tự nhiên của xã khơng có sự thay đổi, đảm bảo duy trì quỹ đất tự

nhiên là 858,02 ha. Xã đã quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn đất tự nhiên.

23


Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai xã Giao Tiến giai đoạn 2012- 2014
Năm 2012
Diện
CC
tích
(%)
(ha)
858,02 100,00

Năm 2013
Diện
CC
tích
(%)
(ha)
858,02 100,00

Năm 2014
Diện
CC
tích
(%)
(ha)
858,02 100,00


I.
Đất nơng nghiệp
1. Đất trồng hàng năm
2. Đất trồng cây lâu năm
3. Đất nuôi trồng thủy sản
II.
Đất phi nông nghiệp

594,57
479,68
66,66
48,23
248,35

69,30
55,91
7,77
5,62
28,94

583,63
469,53
66,66
47,44
260,38

68,02
54,72
7,77
5,53

30,35

574,18
461,97
66,66
45,55
271,56

66,92
53,84
7,77
5,31
31,65

1. Đất ở

105,02

12,24

108,35

12,63

113,06

13,18

2. Đất chuyên dùng


123,97

14,45

132,55

15,45

139,05

16,21

a. Đất trụ sở CQ, cơng trình

0,36

0,04

0,49

0,06

0,56

0 ,07

b. Đất sản xuất KD phi NN

3,56


0,41

3,68

0,43

5,57

0,65

120,05

13,99

128,38

14,96

132,92

15,49

4,65
7,42

0,54
0,86

4,65
7,45


0,54
0,87

4,65
7,51

0,54
0,88

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
Tổng diện tích đất tự nhiên

c. Đất có mục đích cơng cộng
3. Đất tơn giáo, tín ngưỡng
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Tốc độ phát triển (%)
13/12 14/13
BQ
100,0
0
98,16
97,88
100
98,36
104,8
4
103,1
7

106,9
2
136,1
1
103,3
7
106,9
4
100
100,4

100,00

100,00

98,38
98,39
100
96,02
104,29

98,27
98,14
100
97,18
104,57

104,34

103,76


104,90

105,91

114,29

124,72

151,36

125,08

103,54

105,22

100
100,81

100
100,60


5. Đất sông suối, mặt nước
III. Đất chưa sử dụng

7,29
15,10


0,85
1,76

7,29
14,01

0
0,85
7,29
0,88
100
100
100
1,63
12,28
1,43 92,78
87,65
90,18
Nguồn: Ban thống kê tại UBND xã Giao Tiến


×