Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân ở Hải Triều huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 113 trang )

Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta đã có những bước
phát triển đáng ghi nhận và đã đạt được những thành tựu to lớn.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi của
nước ta trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, dần
đáp ứng được mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
theo hướng: Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
Với nhiệm vụ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đảm bảo an
toàn và an ninh thực phẩm nh: trứng, thịt, sữa cho con người, cung cấp sức
kéo và phân bón cho trồng trọt, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,
cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu Ngành chăn nuôi có một vai trò đặc biệt
quan trọng, không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã hội.
Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, việc phát triển nông nghiệp
nông thôn trong đó có sự đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi có một ý nghĩa
quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển.
Trong chăn nuôi, lợn là loại gia súc được nuôi phổ biến ở nước ta,
trong đó thịt lợn chiếm tới 76% tổng lượng thịt sản xuất và cung ứng trên thị
trường, trong khi đó nhu cầu về thịt lợn ngày càng tăng đặc biệt là từ khi có
đại dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2004 đã khiến
người dân có xu hướng chuyển tiêu dùng thịt gia cầm sang các loại thực phẩm
khác trong đó chủ yếu là thịt lợn.
Mặt khác với truyền thống nuôi lợn đã có từ lâu đời nên người dân đã
rất quen thuộc với con lợn đồng thời cũng đúc rút được nhiều kinh nghiệm
trong chăn nuôi. Hơn nữa lợn là con vật dễ nuôi, có thể tận dụng nguồn thức
ăn phụ phẩm dồi dào và dư thừa hàng ngày của trồng trọt làm thức ăn cho lợn
tăng trọng nhanh, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi bà con nông dân đã biết
sử dụng thức ăn công nghiệp vào trong chăn nuôi để nâng cao hiệu quả, tăng

1


Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
thu nhập cho gia đình. Chính vì những lý do trên mà nghề chăn nuôi lợn đã và
đang ngày càng phát triển đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt. Quy mô đàn lợn trong
các hộ gia đình đã lớn dần lên, nhiều hộ chăn nuôi đã mở rộng thành các trang
trại xuất chuồng vài trăm, vài nghìn con một năm. Tuy nhiên do còn nhiều
khó khăn về giống, vốn, kỹ thuật chăm sóc, chăn nuôi, thị trường tiêu thụ
nên phần lớn quy mô chăn nuôi còn nhỏ hẹp từ vài con đến vài chục con, với
mục đích tận dụng phụ phẩm thức ăn dư thừa, tự cung tự cấp nhằm giải quyết
thời gian nhàn dỗi và tăng thêm thu nhập. Bên cạnh đó giá thành chăn nuôi
lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng ở nước ta hiện nay được đánh
giá là cao hơn nhiều so với các nước khác trong khi đó chất lượng sản phẩm
lại thấp hơn nhiều. Vậy nên, để phát triển sản xuất, tăng được giá trị và hiệu
quả chăn nuôi lợn đòi hỏi cần có sự quan tâm của các cấp các ngành từ trung
ương đến địa phương và nỗ lực của hộ gia đình trong việc quyết định đầu tư
vào chăn nuôi lợn.
Hải Triều là một xã nông nghiệp thuộc huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên,
có nhiều điều kiện thuận lợi về phát triển chăn nuôi lợn thịt. Nhưng hiện nay
việc mở rộng quy mô cũng nh nâng cao chất lượng đàn lợn mới chỉ bắt đầu và
còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế. Bởi vậy cần có những biện pháp và giải
pháp hữu hiệu đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, đồng thời giải
quyết những vấn đề khó khăn có ý nghĩa quan trọng thiết thực.
Xuất pháp từ những vấn đề thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài : “Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ
nông dân ở xã Hải Triều huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Khảo sát tình hình thực tế để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi lợn thịt của các hộ gia đình nông dân trên địa bàn xã Hải Triều. Từ
những cơ sở, căn cứ đó đề xuất một số biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả
chăn nuôi lợn thịt cho các hộ nông dân tại địa phương.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể.

2
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
Hệ thống hoá những cơ sở lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi lợn thịt.
Tìm hiểu, đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở xã Hải Triều - Tiên Lữ
- Hưng Yên trong thời gian qua.
Tìm ra những nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản
xuất và phát triển nghề chăn nuôi lợn thịt ở xã Hải Triều.
Đề xuất một số biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong
chăn nuôi lợn thịt, góp phần phát triển ngành chăn nuôi lợn nói chung và nghề
chăn nuôi lợn thịt nói riêng ở xã Hải Triều.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu
quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân trên địa bàn xã Hải
Triều - Tiên Lữ - Hưng Yên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung vào đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
lợn thịt giữa các hộ, các nhóm hộ có quy mô chăn nuôi khác nhau, các
phương thức chăn nuôi khác nhau
1.3.2.2. Phạm vi không gian:
Đề tài được nghiên cứu tại các hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt trên địa
bàn xã Hải Triều - Tiên Lữ - Hưng Yên.
1.3.2.3. Phạm vi thời gian:
Đề tài thu thập số liệu, thông tin trên cơ sở điều tra kết quả chăn nuôi
lợn thịt của các hộ nông dân trong thời kỳ 2004 - 2006.
Thời gian thực hiện đề tài: từ 17/01/2007 - 17/05/2007.


3
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
PHẦN II:TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
2.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế.
Trong quá trình hoạt động sản xuất nói chung, khi bàn về hiệu quả kinh
tế chủ yếu là đề cập đến lợi Ých kinh tế sẽ thu được trong hoạt động đó. Tìm
cách làm tăng lợi Ých kinh tế cũng có nghĩa là nâng cao hiệu quả kinh tế. Đây
chính là đòi hỏi khách quan của nhà sản xuất, là yêu cầu của công tác quản lý
kinh tế. Vậy hiệu quả kinh tế phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế
hay nó là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, trình độ quản lý
và sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất cũng
như của toàn bộ nền kinh tế.
Trước sù chi phối của quy luật khan hiếm nguồn lực, cộng thêm nhu
cầu của xã hội về hàng hoá dịch vụ ngày càng tăng và đa dạng đòi hỏi xã hội
các đơn vị sản xuất phải lựa chọn làm sao để với một lượng tài nguyên nhất
định phải tạo ra được một lượng hàng hoá dịch vụ cao nhất hoặc ở một mức
độ sản xuất nhất định với chi phí nguồn lực trên một đơn vị sản phẩm là thấp
nhất. Nh vậy, lợi Ých của nhà sản xuất, người lao động và xã hội mới được
nâng cao, nguồn lực mới được tiết kiệm.
Hiệu quả kinh tế ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có những quan điểm
những cách xem xét, đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại thì hiệu
quả kinh tế có thể được định nghĩa như sau: “Hiệu quả kinh tế là một phạm
trù kinh tế phản ánh về mặt chất lượng của quá trình sản xuất, nó được xác
định bằng cách so sánh kết quả thu được và chi phí bỏ ra".
2.1.2. Nội dung của hiệu quả kinh tế.
Mỗi thành phần kinh tế đều có những mục tiêu khác nhau trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh nên việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
rất đa dạng. Đối với các doanh nghiệp thì mục tiêu của họ là tìm kiếm cơ hội


4
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
đầu tư để có thêm nhiều lợi nhuận. Còn đối với các hộ nông dân trong nông
nghiệp họ tiến hành sản xuất trước tiên là để có công ăn việc làm, có thu nhập
đảm bảo cuộc sống sinh hoạt hàng ngày sau đó mới tính đến lợi nhuận và tích
luỹ. Với một quốc gia thì hiệu quả còn thể hiện trên nhiều mặt kinh tế, chính
trị, xã hội, an ninh quốc phòng điều đó có nghĩa là hiệu quả còn mang tính
chất không gian và thời gian, nó thể hiện ở chỗ một hoạt động kinh tế của một
đơn vị sản xuất có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao, song so với một quốc gia
hay trong thời điểm khác thì điều đó chưa chắc đã xảy ra. Bởi vậy để nâng
cao hiệu quả kinh tế không chỉ là nhiệm vụ của một cá nhân, một tổ chức đơn
vị kinh tế mà là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp và của mỗi quốc gia.
Những nội dung chủ yếu của viện xác định và nâng cao hiệu quả kinh
tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là:
Mọi quá trình sản xuất liên quan mật thiết đến hai yếu tố là chi phí sản
xuất và kết quả sản xuất thu được từ chi phí đó. Đây là nội dung quan trọng
cơ bản nhất phản ánh hiệu quả trong sản xuất.
Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, xuất phát từ nhu cầu phát
triển sản xuất và tái sản xuất mở rộng, là quy luật cơ bản của quá trình sản
xuất xã hội.
Mức độ hiệu quả đạt được phản ánh trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất xã hội.
Do đó có thể thấy rằng hiệu quả kinh tế là một vấn đề trung tâm nhất
của mọi hoạt động kinh tế. Nó liên quan đến tất cả các phạm trù và các quy
luật kinh tế khác.
2.1.3. Bản chất của hiệu quả kinh tế.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh cả về mặt tuyệt
đối và tương đối giữa lượng kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra.
Bởi thế bản chất của hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất kinh

doanh phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực ( đất đai, lao động, vốn, thiết bị

5
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
máy móc, nguyên vật liệu ) để đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên để hiểu rõ
bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh
cần phân biệt hai khái niệm " hiệu quả" và "kết quả" và mối quan hệ giữa
chúng.
Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì đạt được sau một
quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả đạt được bao giờ cũng là mục
tiêu cần thiết của đơn vị sản xuất, có thể là những đại lượng cân, đo, đong, đếm
được như số sản phẩm mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận Do mâu thuẫn giữa khả
năng hữu hạn về tài nguyên với nhu không ngừng tăng của con người mà yêu
cầu người ta phải xem xét kết quả được tạo ra trên nh thế nào, chi phí bỏ ra là
bao nhiêu Chính vì vậy khi đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải
xem xét kết quả ( đầu ra) và chi phí bỏ ra (đầu vào) để đánh giá hiệu quả kinh
tế.
Trên phạm vi toàn xã hội, chi phí bỏ ra để thu hút được kết quả là chi
phí lao động xã hội. Vì vậy có thể kết luận rằng: Thước đo hiệu quả là sự tiết
kiệm hao phí lao động xã hội còn tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá hiệu
quả, tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện nguồn lực nhất định.
2.1.4. Phân loại hiệu quả.
2.1.4.1. Theo yếu tố cấu thành, ta có thể phân loại hiệu quả nh sau:
* Hiệu quả kỹ thuật:
Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào
hay nguồn lực sản xuất trong đó điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ
áp dụng vào sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất
đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
* Hiệu quả phân bổ:
Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được

tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu

6
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kinh tế có tính
đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá đầu ra.
* Hiệu quả kinh tế:
Là mức sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Có
nghĩa là yếu tố vật chất và giá trị đều tính đến khi xem xét sử dụng các nguồn
lực trong nông nghiệp, nếu chỉ đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ
thuật hoặc hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện
đủ của hiệu quả kinh tế. Vậy hiệu quả kinh tế theo nghĩa này là hiệu quả lớn
nhất, bao quát nhất.
2.1.4.2.Theo mức độ khái quát ta có thể phân loại hiệu quả nh sau:
* Hiệu quả môi trường:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vấn đề phải đảm bảo không làm ảnh
hưởng đến môi trường như: ô nhiễm môi trường, không khí, phá hoại cây cối hoa
màu, ảnh hưởng môi trường sống của con người là các vấn đề được xã hội rất
quan tâm. Hiệu quả môi trường được đánh giá bằng các chỉ tiêu định tính như:
bảo vệ sự đa dạng sinh học, tạo sự cân bằng sinh thái Hiện nay vấn đề phát triển
sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá đang là vấn đề được xã hội rất quan tâm.
* Hiệu quả xã hội:
Là kết quả của các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh công Ých,
phúc lợi xã hội, phục vụ lợi Ých chung cho toàn xã hội. Cùng với hiệu quả
kinh tế, hoạt động sản xuất còn tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống
kinh tế xã hội như tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, giảm tỷ lệ thất
nghiệp, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhõn dân,
tăng nộp ngân sách cho Nhà nước, giảm tỷ lệ người mắc tệ nạn xã hội.
* Hiệu quả kinh tế:
Năng suất, chất lượng và hiệu quả vừa là mục đích vừa là yêu cầu của

hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng và xã hội nói chung. Hiệu quả được
biểu hiện đó là mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh

7
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
doanh với chi phí về lao động và lao động vật hoá bỏ ra để đạt được kết quả
Êy.
Nếu kết quả sản xuất kinh doanh thu được trên một đơn vị chi phí sản
xuất kinh doanh càng lớn (hoặc chi phí cho một đơn vị sản xuất kinh doanh
càng nhỏ) thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.
Khi tăng thêm sản phẩm thì tăng thêm chi phí, vậy nếu tỷ số trên càng
cao thì càng đạt hiệu quả kinh tế. Chính đây là cơ sở để lựa chọn tối đa hoá
lợi nhuận khi: MR=MC.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn có mối quan hệ mật thiết với hiệu
quả môi trường và hiệu quả xã hội. Để phát triển kinh tế thì hiệu quả kinh tế
cần được tăng cao nhất, nhưng để phát triển bền vững thì hiệu quả kinh doanh
cần phải đảm bảo hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
2.1.4.3. Theo phạm vi đối tượng nghiên cứu, hiệu quả được phân loại nh
sau:
* Hiệu quả kinh tế quốc dân:
Là tính hiệu quả kinh tế xét chung toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đây
là chỉ tiêu đánh giá toàn diện của các ngành sản xuất riêng rẽ tác động đến
nền kinh tế quốc dân. Một nền kinh tế quốc dân phát triển phải phát triển
đồng bộ, hợp lý trên toàn bộ các khía cạnh và các ngành nghề sản xuất khác
nhau trong nước.
* Hiệu quả kinh tế ngành:
Là tính hiệu quả kinh tế riêng cho từng ngành sản xuất trong nền kinh
tế quốc dân. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất một số
ngành như ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt, ngành tiểu thủ công nghiệp
phát triển nhằm tăng hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế quốc

dân.
* Hiệu quả kinh tế vùng:

8
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
Là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của sản xuất đối với vùng hay địa phương.
Đối với chủ trương của Nhà nước ta hiện nay, phát triển kinh tế dựa trên thế
mạnh và lợi thế so sánh của từng vùng là hướng phát triển quan trọng, tạo ra
các vùng chuyên canh, vùng kinh tế hợp lý.
2.1.4.4. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các nguồn lực, các yếu tố đầu
vào.
Hiệu qủa sử dụng đất đai, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng
nguồn vốn, hiệu quả sử dụng tài nguyên, hiệu quả áp dụng các kỹ thuật tiến
bộ Đây là chỉ tiêu phản ánh tính năng động trong sản xuất, việc sử dụng các
lợi thế đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. Điều này khẳng định việc quan
trọng phải nghiên cứu các lợi thế so sánh của các yếu tố nguồn lực và các yếu
tố đầu vào.
Vậy có nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả của sản xuất nhưng có
thể kết luận lại: Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, phản ánh
mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các
yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn nâng cao hiệu quả
kinh tế nói chung thì phải nâng cao hiệu quả từng bộ phân. Do đó, việc xem
xét hiệu quả kinh tế là sự cần thiết để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh
cao nhất đối với các đơn vị sản xuất và các doanh nghiệp sao cho chi phí xã
hội thấp nhất.
2.1.5. Các quan điểm xác định hiệu quả kinh tế.
2.1.5.1. Quan điểm thứ nhất:
Hiệu quả kinh tế (H) được đo bằng tỷ lệ giữa kết quả đạt được(Q) và
lượng chi phí bỏ ra (C) để thu được kết quả đó.
H =

Q
C
Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế

9
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
Q: Kết quả đạt được
C: Chi phí bỏ ra
Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, giúp chúng ta biết được mức độ của
hiệu quả, tuy nhiên nó lại không phản ánh được quy mô của hiệu quả.
Trong công thức ta có thể phân tích, hiệu quả lớn nhất khi chi phí nhỏ
nhất với kết quả thu được là cố định, hoặc nếu chi phí ở mức cố định thì kết
quả lúc này thu được lớn nhất. Công thức này phản ánh rõ hiệu quả sử dụng
các nguồn lực.
Trong thực tế khi đánh giá hiệu quả kinh tế người ta thường sử dụng
chỉ tiêu này kết hợp với chỉ tiêu tuyệt đối: H = Q - C.
Hai chỉ tiêu này sẽ bổ sung cho nhau từ đó giúp đánh giá hiệu quả kinh
tế một cách đầy đủ và chính xác hơn.
2.1.5.2. Quan điểm thứ hai:
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ lệ giữa chênh lệch kết quả và
chi phí với chi phí bỏ ra.
H =
Q - C
C
Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế
C: Là chi phí
Q - C: là chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra.
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ chênh lệch kết quả và chi phí trên một
đơn vị chi phí bỏ ra. (Q - C) càng lớn thì hiệu quả càng cao.
2.1.5.3. Quan điểm thứ ba:

Xem xét hiệu quả kinh tế trong sự biến động của chi phí và kết quả sản
xuất. Nghĩa là so sánh sự thay đổi của kết quả thu được so với sự thay đổi của
chi phí bỏ ra.

10
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
H =
∆Q
∆C
Trong đó: H : Là hiệu quả biên
∆Q: Phần thay đổi của kết quả thu được.
∆C: Phần thay đổi của chi phí bỏ ra.
Công thức này thể hiện rõ mức độ hiệu quả của việc đầu tư thêm tăng
thêm chi phí. Nó thường được sử dụng để xác định hiệu quả kinh tế của đầu
tư theo chiều sâu hoặc hiệu quả kinh tế của việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật.
Khi H>1: ∆Q > ∆C Có nghĩa là phần thay đổi của kết quả thu được lớn
hơn phần thay đổi của chi phí bỏ ra, lúc này sản xuất sẽ có hiệu quả.
Khi H<1: ∆Q < ∆C Có nghĩa là phần thay đổi của kết quả thu được nhỏ
hơn phần thay đổi của chi phí bỏ ra, lúca này sản xuất sẽ bị thua lỗ và đơn vị
sẽ phải ngừng sản xuất.
Khi H=1: ∆Q = ∆C Đây chính là điểm tối ưu (sản xuất đạt được mục
tiêu tối đa hoá lợi nhận).
Như vậy ưu điểm của phương pháp này là thể hiện rõ mức độ hiệu quả
của việc đầu tư thêm, hay tăng thêm chi phí, có ưu thế khi xem xét hiệu quả
kinh tế của đầu tư theo chiều sâu. Tuy nhiên quan điểm này còn có hạn chế là
không xem xét hiệu quả kinh tế của tổng chi phí bỏ ra.

11
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
2.1.6. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế

chăn nuôi lợn thịt.
Để đánh giá được hiệu quả kinh tế cần xác định được Q và C. Trong đó
Q có thể là: GO, VA, MI hay Pr và C có thể là: TC, IC, chi phí LĐ hay một
yếu tố nào đó. Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản liên quan đến tính hiệu quả
kinh tế.
2.1.6.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả:
* Tổng giá trị sản xuất GO ( Grooss Output):
Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong mét chu kỳ sản
xuất nhất định (thường là 1 năm). Nó được tính bằng tổng của tích giữa sản
lượng sản phẩm chính với giá của sản phẩm chính tương ứng và sản lượng
sản phẩm phụ với giá của sản phẩm phụ tương ứng.
GO = ∑ Pi*Q
i
+ ∑PjQj.
Trong đó: GO: Là tổng giá trị sản xuất.
Qi: Khối lượng sản phẩm chớnh thứ i.
Pi: Giá sản phẩm chớnh thứ i.
Qj: Khối lượng sản phẩm phụ thứ j.
Pj: Giá sản phẩm phụ thứ j.
* Tổng chi phí sản xuất TC ( Total Costs):
Là toàn bộ chi phí cố định FC (Fixed Costs) và chi phí biến đổi VC
(Variable Costs).
TC = FC+VC.
Trong đó: TC: Tổng chi phí sản xuất
FC: Chi phí cố định, là những khoản chi phí không thay đổi
theo mức sản lượng
VC: Chi phí biến đổi, là những khoản chi phí thay đổi phụ
thuộc vào sự thay đổi cuả sản lượng. Đó là các chi phí về con giống, thức ăn,
thuốc thú y, lượng chăn nuôi


12
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
* Chi phí trung gian IC ( Intermediate Costs):
Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ sử dụng trong sản
xuất nh: giống, các loại thức ăn, thuốc thú y
IC = ∑ Ci
Trong đó: Ci: Chi phí thứ i tính bằng tiền của yếu tố đầu vào i đã sử
dụng và đem lại được GTSX (GO) nào đó.
* Giá trị gia tăng VA:
Là phần giá trị tăng thêm của giá trị sản xuất chăn nuôi trong mét chu
kỳ sản xuất hay khi đã sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định.
VA = GO – IC
Trong đó: VA: Là giá trị gia tăng.
* Thu nhập hỗn hợp MI ( Mix Income):
Là một phần thu nhập của người chăn nuôi bao gồm: Tiền công lao
động và lợi nhuận thu được trong một chu kỳ sản xuất ra sản phẩm nhất
định.
MI = VA – A – T
Trong đó: A : Khấu hao TSCĐ.
T : Thuế phải nộp cho Nhà nước.
* Doanh thu TR:
Là toàn bộ giá trị thu được trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
TR = P*Q
Trong đó: TR: Doanh thu.
Q: Là lượng sản phẩm bán ra.
P: Giá của sản phẩm bán ra.
* Lợi nhuận Pr:
Là giá trị thu được của hoạt động sản xuất sau khi đã trừ đi các khoản chi
phí.
Pr = TR – TC


13
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
Trong đó: Pr: Là lợi nhuận.
Từ các chỉ tiêu phản ánh từng khía cạnh, từng góc độ riêng, ta có thể xác
định được hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế.
2.1.6.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
lợn thịt.
Giá trị sản xuất/1 đ.vị chi phí sx : = GO/TC.
Giá trị sản xuất/1 đ.vị chi phí trung gian : = GO/IC.
Giá trị sản xuất/1 đ.vị chi phí sx : = VA/TC.
Giá trị sản xuất/1 đ.vị chi phí trung gian : = VA/IC.
Thu nhập hỗn hợp/1đ.vị chi phí sản xuất: = MI/TC.
Thu nhập hỗn hợp/1 đ.vị chi phí trung gian: = MI/IC.
Thu nhập hỗn hợp/1kg lợn hơi xuất chuồng: = MI/1kg.
Thu nhập hỗn hợp/Ngày nuôi: = MI/Ngày.
Thu nhập hỗn hợp/Lứa nuôi: = MI/Lứa.
2.1.7. Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở hộ gia đình là tất yếu khách quan.
Khi nhu cầu xã hội ngày càng tăng, đời sống sinh hoạt ngày càng được
cải thiện, con người ngày càng có nhu cầu cao hơn về ăn, mặc, ở, đi lại đặc
biệt trong văn hoá Èm thực, không những đáp ứng đủ mà còn đáp ứng nhu
cầu cao hơn nữa: ăn ngon, ăn bổ Thịt lợn là một loại thực phẩm rất giàu
dinh dưỡng và cũng là một loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn
hàng ngày của nhân dân. Chính vì vậy, kinh tế hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt
tồn tại và phát triẻn là một nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội.
Sự phát triển kinh tế của kinh tế sản xuất hàng hoá đòi hỏi chăn nuôi
lợn phải cung cấp một lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã
hội. Việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm thịt đòi hỏi phải kết hợp các
yếu tố đầu vào nh: Giống, thức ăn, kỹ thuật theo một quy trình công nghệ
chặt chẽ. Vì vậy phát triển chăn nuôi lợn thịt ở hộ gia đình phải chuyển dịch


14
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
theo hướng chăn nuôi công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn.
Các khu công nghiệp chế biến được đầu tư xây dựng với công nghệ tiên
tiến. Đây là điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi phát triển sản xuất. Phát
triển chăn nuôi lợn thịt nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,
ổn định sản xuất và tăng thu nhập cho người lao động.
Phát triển thần kỳ của công nghệ sinh học đã tạo ra nhiều giống vật
nuôi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở hộ gia
đình chính là việc áp dụng thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất.
2.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt.
Chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình chịu ảnh hưởng của các yếu tố
như:
* Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt.
- Các yếu tố cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư, môi trường pháp luật.
- Các yếu tố tự nhiên, xã hội (phong tục, tập quán )
- Các yếu tố thị trường.
- Các yếu tố tổ chức sản xuất, quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi lợn
thịt: Giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, công tác thú y phòng dịch bệnh
* Các yếu tố trong nội bộ bản thân gia đình.
- Điều kiện về lao động, vốn, đất đai, sức khỏe
- Cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ
- Tính năng động, cần cù, sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm của người
nông dân đặc biệt là của các chủ hộ…
2.1.9. Phương pháp và những chỉ tiêu xác định kết quả và hiệu quả kinh
tế ngành chăn nuôi lợn thịt.
Để xác định được hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn thịt thì đề
tài tiến hành xác định kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra trong một lứa gần nhau

qua điều tra. Lứa bao gồm những con được đẻ ra cùng một thời kỳ và được

15
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
nhập chuồng cùng một thời gian gần nhau và được bán cùng một thời điểm
gần nhau. Khi đo kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra được xác định nh sau:
* Kết quả thu được:
- Giá trị sản xuất GO:
GO = ∑ Pi*Q
i
+ ∑PjQj
Trong đó: GO: Là tổng giá trị sản xuất.
Qi: Khối lượng sản phẩm chớnh thứ i.
Pi: Giá sản phẩm chớnh thứ i.
Qj: Khối lượng sản phẩm phụ thứ j.
Pj: Giá sản phẩm phụ thứ j.
Trong chăn nuôi lợn giá Pi tính cố định hay tính theo giá thị trường
tuỳ thuộc vào mục đích kinh tế. Trong đề tài giá Pi được tính theo giá thị
trường, nhưng để đánh giá mức hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt thì giá Pi
không đổi. Và giá trị sản xuất được tính chủ yếu theo giá trị sản phẩm chính.
Giá trị của sản phẩm phụ được coi như không đáng kể.
- Giá trị gia tăng VA:
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp MI:
MI = VA – Khấu hao TSCĐ (A)
* Chi phí bỏ ra :
- Tổng chi phí sản xuấtTC:
TC = IC+ Khấu hao TSCĐ (A)
- Chi phí trung gian IC: Gồm giống, thức ăn, thuốc thú y, chất đốt, điện
nước

- Khấu hao TSCĐ (A): Gồm khấu hao chuồng trại và các cơ sở vật chất
ban đầu.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả .
Chỉ tiêu GO VA MI

16
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
TC GO/TC VA/TC MI/TC
IC GO/IC VA/IC MI/IC
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu thịt lợn trên thế
giới.
2.2.1.1. Tình hình sản xuất thịt lợn trên thế giới.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là
công nghệ sinh học, trong những năm qua ngành chăn nuôi trên thế giới đã
đạt được những thành tựu ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng sản
phẩm Sản lượng các loại gia sóc, gia cầm liên tục tăng, các yếu tố giống mới,
thức ăn mới, quy trình chăn nuôi mới ra đời, kỹ thuật tiến bộ được áp dụng
rộng rãi làm cho năng suất sản phẩm không ngừng được tăng lên.
Trong sự tăng trưởng và phát triển đó, ngành chăn nuôi lợn đóng góp
một phần không nhỏ. Sản lượng thịt lợn trên thế giới ngày càng tăng mặc dù
có sự biến động ở các châu lục, khu vực khác nhau đặc biệt là chịu ảnh
hưởng, tác động của nmột số dịch bệnh như lở mồm long móng ở gia sóc hay
đại dịch

17
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
cóm H5N1 ở gia cầm Tuy vậy trong những năm gần đây sản lượng thịt lợn
sản xuất ra vẫn liên tục tăng lên.
Cụ thể, theo kết quả thống kê của FAO, năm 2004 sản lượng lợn thịt

của toàn thế giới đạt được là 91,242 triệu tấn, năm 2005 là 92,537 triệu tấn và
đến năm 2006 sản lượng lợn thịt của thế giới đạt 95,167 triệu tấn. Như vậy
trong 3 năm trở lại đây 2004- 2006, sản xuất thịt lợn trên thế giới có tốc độ
phát triển là 102,13% tăng 2,13%.
Đóng góp vào sự tăng trưởng đó của thế giới nhiều nhất là nước Trung
Quốc với sản lượng thịt lợn sản xuất ra của ba năm là: Năm 2004 đóng góp
47,35 triệu tấn, năm 2005 là 48,9 triệu tấn và năm 2006 lượng lợn thịt Trung
Quốc sản xuất đạt 50,9 triệu tấn, với tốc độ phát triển bình quân của 3 năm
đạt 103,68% tăng 3,68%. Đứng thứ hai là EU (gồm 25 nước thành viên) với
sản lượng lợn thịt sản xuất ra qua các năm lần lượt là: Năm 2004 là 21,2 triệu
tấn, năm 2005 là 20,72 triệu tấn và năm 2006 là 20,9 triệu tấn, tuy vậy sản
lượng thịt lợn ở khu vực này lại có sự tăng giảm qua các năm và với tốc độ
tăng trưởng chỉ đạt 99,30% giảm 0,70% cho thấy dịch lở mồm long móng ở
gia sóc trong đó có đàn lợn đã có ảnh hưởng, tác động đến tình hình sản xuất

18
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
lợn thịt ở các nước EU. Tiếp đến là nước Mỹ, Braxin là những nước cũng
đóng góp sản lượng lợn thịt tương đối lớn trên thế giới.
Như vậy nhìn một cách tổng quát, sản lượng lợn thịt sản xuất ra trên thế
giới tập trung chủ yếu ở các nước phát triển, đặc biệt là những nước có ngành
chăn nuôi lợn phát triển. Những nước đang phát triển chỉ đóng góp một sản
lượng lợn thịt nhỏ.
2.2.1.2. Tình hình xuất khẩu thịt lợn trên thế giới.
Trong những năm trở lại đây tình hình xuất khẩu thị lợn trên thế giới có
xu hướng gia tăng đặc biệt là khi có sự tác động và ảnh hưởng của thịt bò và
thịt gia cầm cung ứng bị gián đoạn do dịch lở mồm long móng xảy ra ở bò và
đại dịch cúm H5N1 ở gia cầm.

19

Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
Theo kết quả thống kê, tổng sản lượng thịt lợn xuất khẩu của toàn thế
giới trong ba năm trở lại đõy đạt tốc độ phát triển bình quân là 106,17% tăng
6,17%. Trong đó năm 2005 xuất khẩu được 5,003 triệu tấn tăng 10,39% so
với năm 2004 và năm 2006 xuất khẩu đạt 5,1 triệu tấn tăng 1,94% so với năm
2005. Như vậy sản lượng thịt lợn xuất khẩu năm 2005 có sự tăng lên một cách
đột ngột là do nhu cầu tiêu dùng thịt lợn để thay thế lượng thịt bò và thịt gia
cầm ở các nước có chịu ảnh hưởng của dịch lở mồm long móng và dịch cúm
gia cầm.
Mặt khác từ kết quả trên cho thấy, lượng thịt lợn xuất khẩu trên thế
giới chủ yếu tập trung vào các nước có ngành chăn nuôi lợn phát triển trong
đó EU là khu vực có lượng thịt lợn xuất khẩu lớn nhất thế giới với 1,35 triệu
tấn năm 2004 và tăng lên 1,45 triệu tấn năm 2006. Trung Quốc là nước sản
xuất lợn thịt lớn nhất thế giới nhưng sản lượng thịt lợn xuất khẩu của nước
này vẫn còn tương đối nhỏ, tuy nhiên đang có chiều hướng giă tăng trong
những năm trở lại đõy.
Đặc biệt trong thời gian gần đây, do cơ chế mở cửa và hội nhập vào
nền kinh tế thế giới, để đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, các
nước đang phát triển có xu hướng sản xuất các mặt hàng hướng vào xuất khẩu
và chăn nuôi lợn thịt xuất khẩu cũng đang là một hướng đi được nhiều nước
áp dụng. Chính vì vậy mà mặc dù sản lượng thịt lợn sản xuất ra phục vụ cho
xuất khẩu ở các nước đang phát triển còn nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng lại

20
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
tương đối cao, cụ thể qua ba năm trở lại đõy từ 2004 – 2006 tốc độ phát triển
bình quân đạt 116,67% tăng 16,67%. Tuy nhiên để có được tốc độ tăng
trưởng một cách bền vững đòi hỏi chính phủ mỗi nước cần có những chính
sách, chiến lược phát triển phù hợp.
2.2.1.3. Tình hình nhập khẩu thịt lợn trên thế giới.

Hầu hết các nước trên thế giới đều có hoạt động nhập khẩu thịt lợn, tuy
nhiên nhập khẩu thịt lợn với khối lượng lớn tập trung chủ yếu vào một số
nước

21
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
như Nhật Bản, Nga, Mỹ, Hồng Công Ngoài ra Hàn Quốc, Canada, Trung
Quốc cũng là những nước nhập khẩu tương đối lớn với sản lượng trên 100
ngàn tấn/năm.
Nhìn một cách tổng quát cho thấy, trên thế giới nhiều nước, khu vực,
vừa tham gia xuất khẩu vừa tham gia nhập khẩu thịt lợn. Ngoại trừ việc trao
đổi nội bộ trong khối EU thì các nước như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Austraylia đều là những nước vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu thịt lợn với
khối lượng lớn.
2.2.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt lợn trên thế giới.
Theo báo cáo về thị trường thịt thế giới của tổ chức Nông - Lương
LHQ (FAO) đã nhận định:
Về mậu dịch: FAO nhận định tình hình thịt lợn của thế giới năm 2006
nói chung có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, trong khi đó mậu dịch
về thịt gia cầm lại không mấy khả quan do những ảnh hưởng tiêu cực của dịch
cúm H5N1. Theo đó nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm tại các thị trường lớn như
Châu Âu, Trung Á, Châu Phi giảm xuống. Không giống như thịt gia cầm,
thịt lợn và thịt bò theo nhận định của FAO trong năm 2006 lại có nhiều khởi
sắc hơn khi thị trường tiêu thụ thế giới đang chuyển hướng chú trọng sang các
mặt hàng này do tâm lý hoang mang e ngại dịch cúm H5N1 ở gia cầm.
Theo số liệu của FAO thì mậu dịch của thịt lợn và thịt bò của thế giới
năm 2006 đạt lần lượt là 4,9 triệu tấn và 6.7 triệu tấn, tăng tương ứng là
4,26% và 3,08% so với năm 2005. Những thị trường có sự chuyển biến về
kim ngạch xuất nhập khẩu thịt lợn và thịt bò đáng kể nhất trong năm 2006 là:
EU, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Austraylia, Hồng Kông, Nga, Mêxicô


22
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
Với lượng sản xuất và kim ngạch xuất nhập khẩu thịt như vậy trên thế
giới có thể thấy nhu cầu tiêu thụ thịt/đầu người/năm là rất lớn. Tổng lượng
thịt/người/năm của thế giới năm 2006 là: 41,7 kg trong đó nhu cầu về tiêu thụ
thịt lợn là: 17,8kg chiếm 40,53% và nhu cầu này ngày càng tăng lên.

23
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt lợn ở Việt Nam.
Việt Nam là một nước nông nghiệp có điều kiện tự nhiên thích hợp cho
phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Truyền thống, kinh
nghiệm chăn nuôi lợn đã có từ lâu đời và nguồn thức ăn cho lợn có thể dễ dàng
kiếm được cũng như những kỹ thuật tiến bộ được áp dụng là những điều kiện
thuận lợi đối với người nông dân. Bước sang thời kỳ đổi mới - khi mà hộ gia
đình được công nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân đã biết tận
dụng lợi thế để mở rộng và phát triển kinh tế hộ, chăn nuôi lợn đang được coi là
mục tiêu để tăng thu nhập và có thể làm giàu. Đặc biệt là khi đất nước bước vào
hội nhập nền kinh tế thế giới người nông dân được tiếp cận với những kỹ thuật
tiến bộ và phải chịu áp lực của sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường
vì vậy hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ngày dần càng được nâng cao.
Bảng 2.5. Số lượng lợn và sản lượng thịt lợn (2001 - 2005).
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003

Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Số lượng (Tr.con) 21,8 23,17 24,89 26,14 27,42 28,82
Tốc độ tăng (%) - 6,28 7,42 5,02 4,90 5,11
Sản lượng (Ngh. tấn) 1.515,3 1.653,6 1.795,4 2.012 2.288,3 2.567,5
Tốc độ tăng (%) - 9,13 8,58 12,06 13,73 12,20
Nguồn: Vinanet
Chăn nuôi lợn đang dần đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thịt ngày càng
cao ở cả trong nước và ngoài nước.

24
Luận văn tốt nghiệp đại học Trương Văn Khánh – KT48A
Trong những năm trở lại đây từ năm 2001 đến nay, cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt, đặc biệt là sự tăng trưởng nhanh về sản
xuất lương thực, nghề chăn nuôi lợn ở nước ta đã có sự phát triển khá tốt, số
Đồ thị 2.1: Số lượng và tốc độ tăng trưởng đàn lợn ở Việt Nam.
lượng tổng đàn và chất lượng đàn lợn đều tăng khá. Năm 2001 số lượng tổng
đàn lợn của cả nước là 21,8 triệu con và đến năm 2006 số lượng đã là 28,82
triệu con. Với tốc độ tăng nh vậy hàng năm đã cung cấp mức sản lượng thịt
lợn ngày một tăng với tốc độ tăng trưởng khá cao.
` Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do thịt lợn là loại thức ăn chính, dễ
chế biến và giàu chất dinh dưỡng trong bữa ăn của người dân Việt Nam. Mặt
khác mức sống của người dân ta ngày càng cao,thêm vào đó nhiều ngành
công nghiệp chế biến sử dụng thịt lợn làm nguyên liệu chế biến. Kết quả là
nhu cầu về thịt lợn trong nước luôn có xu hướng phát triển mạnh mẽ đặc biệt
năm 2004 xuất hiện đại dịch cúm H5N1 ở gia cầm đã ảnh hưởng và tác động

gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng làm cho nhu cầu thịt gia cầm (gà,
vịt, ngan ) giảm hẳn, thay vào đó là nhu cầu sử dụng về loại thịt khác trong
đó có thịt lợn được người dân lựa chọn. Bởi vậy giá thịt lợn năm 2004 có sự
nhảy vọt trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng chậm, đột biến về giá theo

25

×