Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.58 KB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHU THỊ THÚY HẰNG

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ SỰ SỬ THI QUA VĂN
BẢN SỬ THI RA GLAI (TÂY NGUYÊN)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học dân gian
Mã số: 60. 22. 36

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Vũ Anh Tuấn

Hà Nội – 2011


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tây Nguyên là một vùng có nhiều tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý
báu của đất nước ta trong đó có sử thi mà trước đây chúng ta thường gọi là trường
ca, anh hùng ca, một thể loại tự sự dân gian truyền miệng, cho tới nay vẫn được lưu
giữ trong trí nhớ của người dân và thường được diễn xướng trong các dịp sinh hoạt
cộng đồng. Việc phát hiện, sưu tầm và công bố các tác phẩm sử thi Tây Nguyên là
công sức của nhiều thế hệ các nhà sưu tầm và nghiên cứu văn hóa dân gian gần một
thế kỉ qua.
Là một bộ phận hợp thành và làm nên sự phong phú đa dạng của sử thi Việt
Nam, sử thi Tây Nguyên đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển và
lưu tồn của sử thi Việt Nam, đặc biệt là về nguồn tư liệu sử thi sống. Thực tế cho
thấy, sử thi Tây Nguyên đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống loại
hình sử thi dân tộc, và diện mạo của sử thi Việt Nam chỉ có thể được nhìn nhận


trong một chỉnh thể thống nhất mà trọn vẹn, phong phú, trong đó bao gồm có sử thi
Tây Nguyên.
Với nền tảng văn hóa, xã hội riêng biệt, các dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên
đã xây dựng cho mình một nền văn học, sử thi đa sắc, đa màu, là loại hình văn học
dân gian vô giá với những tác phẩm thực sự là những thiên sử thi bất tử đã đi vào
đời sống cộng đồng như những điều tất yếu.
Trong kho tàng sử thi Tây Nguyên, nếu như người Êđê có sử thi Khan, với
các tác phẩm tiêu biểu là Đăm San, Đăm Di, Khinh Dú, Đăm Dơ roăn, Y Pơrao, Mơ
Hiêng, Chi Grí, Mđrông đăm, Hdung Y Thu, Đăm Thí; người Bana có sử thi Hơmon
tiêu biểu là Đăm Noi, Giông nghèo tám vợ, Tre vắt ghen ghét Giông, Dyông Wiwin,
Xing Chi Ôn; người Garai có sử thi Hơri tiêu biểu là Chilơkôk, thì sử thi Akhat`
jucar của người Ra Glai là Udai Ujac`. Tuy nhiên, các tác phẩm đó dù là của người
Ê Đê, Ra Glai, hay Bana… đều là những bản sử thi đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật
văn học dân gian Tây Nguyên. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã ví các
bản sử thi ấy: « Cao vời vợi như đỉnh núi Chu Pông, trong suốt như dòng nước sông

2


Ba và tỏa hương thơm ngào ngạt như mùa hoa ê pang nở trắng giữa núi rừng Tây
Nguyên ».
Là một trong bốn tiểu vùng của vùng sử thi Tây Nguyên, tiểu vùng sử thi Ra
Glai-Chăm có đầy đủ những đặc trưng của thể loại sử thi Tây Nguyên. Cũng như
những tác phẩm sử thi Tây Nguyên khác, hơn 30 tác phẩm thuộc tiểu vùng sử thi Ra
Glai-Chăm vừa là một hiện tượng văn học, vừa là một hiện tượng văn hóa. Nó
không tồn tại một cách độc lập đơn lẻ mà cùng với các tác phẩm sử thi tồn tại ở
nhiều tộc người trong phạm vi vùng địa lý Trường Sơn-Tây Nguyên và vùng phụ
cận tạo nên một hiện tượng văn hóa mang tính vùng. Trong đó, với những sắc thái
riêng của mình, sử thi akhat` jucar Ra Glai chiếm ưu thế vượt trội và là thể loại tiêu
biểu cho tiểu vùng sử thi Ra Glai-Chăm.

Vì thế, việc tìm hiểu về sử thi akhat` jucar nói chung, cũng như những đặc
trưng thể loại của nó nói riêng trong tương quan và đối sánh với sử thi nhân loại và
sử thi Việt Nam sẽ góp phần khẳng định những đóng góp và giá trị của sử thi Ra
Glai khi nghiên cứu sử thi Việt Nam nói chung và sử thi Tây Nguyên nói riêng. Đó
là lí do đầu tiên chúng tôi chọn sử thi Ra Glai để nghiên cứu.
Hiện nay, việc nghiên cứu tự sự dân gian (Research of Folk Narrative) đã
phát triển sâu rộng và hình thành tổ chức Quốc tế (International Society for Folk
Narrative Research) qua nhiều kỳ đại hội. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu tự sự dân
gian đã đạt được nhiều thành tựu, và ngày càng thu hút được sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu. Bản thân nó cũng ngày càng chứng tỏ tính hữu dụng của mình đối
với văn học nói chung và việc nghiên cứu văn học nói riêng từ quá khứ đến hiện
đại.
Sử thi Ra Glai là một kho tàng vô giá và chứa dựng nhiều giá trị cần được
khai thác, vì lẽ đó, việc vận dụng lý thuyết và những ứng dụng của tự sự học, nhất
là lý thuyết trong lĩnh vực loại hình vào nghiên cứu kho tàng sử thi Ra Glai thiết
nghĩ là một việc làm khoa học và đứng đắn.

3


Được sự gợi ý, giúp đỡ của người hướng dẫn, chúng tôi đã chọn vấn
đề“Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) » làm
đề tài luận văn của mình.
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu, so sánh loại hình sử thi Ra Glai trong tương
quan với sử thi nói chung và sử thi các dân tộc khác, luận văn chỉ ra những đặc
trưng về loại hình của sử thi Ra Glai, từ đó khẳng định về mối tương quan của sử thi
Ra Glai với các sử thi khác, đồng thời chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong sự thống
nhất và khu biệt với sử thi nhân loại và sử thi Việt Nam.
Ngoài ý nghĩa khoa học, đề tài còn có ý nghĩa thực tiễn, đó là khẳng định vị trí
và những đóng góp của sử thi Ra Glai đối với nền sử thi Việt Nam một cách khách

quan, thuyết phục, từ đó góp thêm một tiếng nói vào việc giữ gìn những nét bản sắc
của tộc người Ra Glai nói riêng. Đây là một việc làm cụ thể, có ý nghĩa cho những
người có ý thức về vai trò và tầm quan trọng của sử thi Ra Glai (Tây Nguyên).
Ngoài ra, luận văn còn giúp ích cho việc học tập nghiên cứu khoa học và ứng
dụng vào việc tìm hiểu kho tàng sử thi Tây Nguyên, Ra Glai ở các trường đại học,
cao đẳng.
2. Lịch sử vấn đề
Kể từ khi L. Sabatier lần đầu tiên sưu tầm và công bố Khan Đăm San năm
1927 và sau đó được dịch ra tiếng Pháp, khiến thế giới phương Tây biết tới một ―bài
thơ tuyệt đẹp‖, một ―kiệt tác‖ của văn học truyền miệng của các dân tộc thiểu số
Đông Dương (như lời của nhà Việt Nam học Pháp nổi tiếng G. Condominas), thì
những phát hiện đáng trân trọng trong việc sưu tầm và công bố sử thi Tây Nguyên
dần dần có những đột phá về số lượng và khối lượng các tác phẩm. Sau Đăm San,
năm 1955, D. Antomarchi và G. Condominas đã sưu tầm, công bố và giới thiệu
khan Đăm Di.
―Vào những năm 60 của thế kỷ XX, một số cán bộ người Tây Nguyên như Y
Điêng, Y Yung, Kơxo Bơliêu cùng Ngọc Anh tập kết ra miền Bắc, đã tập hợp và
công bố tập sách Trường ca Tây Nguyên với các tác phẩm: Xing Nhã, Đăm Di,
Khinh Dú, Đăm Đơroan, Y Ban, Y Bơrao. Với cuốn sách nổi tiếng một thời này, số

4


lượng sử thi sưu tầm được đã tăng lên đến 7 tác phẩm, trong đó chủ yếu là của dân
tộc Êđê.
Trong thập kỷ 80, những phát hiện trong việc sưu tầm và công bố sử thi
tương đối khiêm tốn và hạn hẹp về địa bàn và số lượng tác phẩm.
Bước nhảy vọt trong việc phát hiện và nhận thức sử thi Tây Nguyên là từ
cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 tới nay. Đây là thời kỳ phát hiện lại sử thi Tây
Nguyên trên địa bàn các tộc người với số lượng và khối lượng tác phẩm khá đồ sộ,

tạo nên bước đột phá về chất trong phát hiện và nhận thức sử thi Tây Nguyên.
Đột phá cho giai đoạn này là việc nhóm điều tra sưu tầm của Viện Nghiên
cứu Văn hóa Dân gian cùng với Sở Văn hóa Thông tin Đắc Lắc lần đầu tiên phát
hiện hệ thống sử thi đồ sộ Ot Ndrông của người Mnông, mà qua hơn 10 năm điều
tra, sưu tầm đến nay chúng ta vẫn chưa xác định một cách chính xác số lượng và
khối lượng tác phẩm của nó. Phát hiện quan trọng này đã được phản ánh trong Hội
thảo Khoa học về Sử thi Tây Nguyên, tổ chức ở Buôn Ma Thuột ngày 19/5/1997 do
Trung Tâm KHXH & NV Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Đắc Lắc tổ chức. Đó
là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc xây dựng và thực thi Dự án Điều tra, sưu tầm,
bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên, mà Chính phủ đã
giao cho Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên thực
hiện từ 2001-2007.
Từ năm 2001 - 2005, trọng tâm của dự án là điều tra và sưu tầm những tác
phẩm sử thi truyền miệng đang còn lưu giữ trong trí nhớ của nhân dân, sau đó từ
2005 - 2007 tiến hành biên dịch và xuất bản 75 tác phẩm sử thi. Kết quả của dự án:
Đã sưu tầm đươc 801 tác phẩm sử thi truyền miệng, lưu giữ trong 5679 băng ghi âm
loại 90 phút, tương ứng với khoảng 8500 giờ trình diễn sử thi của nghệ nhân. Từ
các tác phẩm truyền miệng được thu băng trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn ra 75
tác phẩm in trong bộ sách Kho tàng sử thi Tây Nguyên gồm 62 tập (mỗi tập dày từ
500 đến 1400 trang).
Từ năm 2008 đến 2010, sau khi dự án điều tra, sưu tầm và in 75 tác phẩm kết
thúc (2001-2007), được sự tài trợ của Nhà nước, nhóm nghiên cứu lại tiến hành

5


phiên dịch và in thêm 25 tác phẩm nữa, để tới năm 2010 in trọn 100 tác phẩm sử thi
Tây Nguyên‖. [Trích dẫn theo lời giới thiệu tác phẩm Kho tàng sử thi Tây Nguyên.
Nguồn: />Song song với việc nghiên cứu về sử thi Tây Nguyên nói chung, các công
trình nghiên cứu chuyên biệt về các tộc người và sử thi của những dân tộc trên địa

bàn Tây Nguyên cũng tương đối phong phú, đa dạng, nhưng những sưu tầm nghiên
cứu về người Ra Glai và akhat` jucar - sử thi Ra Glai thì hầu như còn hạn chế.
Những công trình nghiên cứu có đối tượng nghiên cứu trực tiếp là người Ra
Glai: Người Ra Glai ở Việt Nam của Nguyễn Tuấn Triết [Nxb KHXH: 1991], Văn
hóa và Xã hội người RaGlai của Phan Xuân Biên (chủ biên) [Nxb KHXH:1998],
Văn hóa xã hội và luật tục của người Ra Glai của Nguyễn Thế Sang [Nxb KHXH:
2006]; Những vấn đề văn hóa và ngôn ngữ Ra Glai [Nxb Đại học Quốc Gia
TP.HCM: 2003] như: tác giả Ngô Văn Lệ - Phan An [Người Ra Glai ở Việt Nam],
Chamaliaq Riya Tiẻnq [Đôi điều nói thêm về dòng họ của người Ra Glai], Tô Đông
Hải [Bản sắc văn hoá trong một số nghi lễ của người Ra Glai ở Khánh Hoà; Luật
tục Chăm và luật tục Ra Glai do Phan Đăng Nhật (chủ biên)[Nxb Văn hóa dân tộc,
HN]; Văn hóa Ra Glai, những gì còn lại của Phan Quốc Anh [NXb KHXH, 2010];
Văn hóa Ra Glai của Phan Quốc Anh [NXb KHXH, 2010]… Tất cả các công trình
này đã cung cấp cho chúng tôi một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về bức tranh văn hóa,
con người Ra Glai.
Liên quan đến nguồn tư liệu trên, không thể không kể đến những bài nghiên
cứu về văn hóa Ra Glai của Trần Kiêm Hoàng được đăng tải trên website của Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh và website của phòng văn hóa
thông tin thị xã Cam Ranh – Khánh Hòa như Sông biển trong văn hóa Ra Glai,
Khánh Hòa; Người Raglai và dấu ấn về biển… Những bài viết này đã cung cấp cho
tác giả luận văn một nguồn tư liệu phong phú, giàu tính thực tiễn về văn hóa Ra Glai.
Đối tượng là các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hoặc nghiên cứu về văn hóa
Việt Nam có đề cập đến người Ra Glai: Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số
Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy [Nxb Văn hóa Dân tộc: 2004], Tìm về bản sắc văn

6


hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm [Nxb Tổng hợp 1996/2004], Văn hóa vùng và
phân vùng văn hóa ở Việt Nam của Ngô Đức Thịnh [Nxb KHXH: 2006]…

Những công trình kể trên đều đã đưa nhiều giả thuyết về nguồn gốc của
người Ra Glai ở Việt Nam, nhưng tập trung ba ý kiến: a) Người Ra Glai có nguồn
gốc từ các đảo đến Việt Nam; b) Là cư dân bản địa sống ven biển trước khi người
Chăm đến vùng đất miền Trung duyên hải Việt Nam; c) Là một nhánh của người
Chăm cổ tách ra.
Trong kho tàng sử thi Tây Nguyên đa dạng và phong phú, những công trình
nghiên cứu về sử thi Ra Glai mới được phát hiện còn hết sức khiêm tốn. Đối tượng
trực tiếp là sử thi Ra Glai thông qua việc vận dụng lý thuyết và ứng dụng của tự sự
học để nghiên cứu có: Phương pháp tự sự bằng khuôn hình sử thi của Phan Đăng
Nhật, Awơi Nãi Tilor – một sử thi Ra Glai độc đáo, của Phan Thu Hiền, Trần Kiêm
Hoàng trong tạp chí văn hóa dân gian số 11; Amã Chisa – một akhat` jucar độc đáo
của người Ra Glai, của Nguyễn Việt Hùng trong Amã Chisa, Amã Cuvau VongCơi:
Sử thi Ra Glai, NXB Khoa học xã hội…
Trong đó không thể không kể đến những bài viết công phu của tác giả Vũ
Anh Tuấn. Trên những cơ sở khoa học đáng tin cậy, tác giả đã giới thiệu một cách
khái quát, cô đọng, chi tiết và có hệ thống trên tất cả các bình diện nội dung, nghệ
thuật, và môi trường diễn xướng của hai tác phẩm sử thi Ra Glai là Udai-Ujac` và
Sa Ea. Từ đó khẳng định đây là những truyện hát hoành tráng, những áng sử thi
đích thực trên nhiều phương diện.
Trong hội thảo tự sự dân gian năm 2009, tác giả Vũ Anh Tuấn cũng có tham
luận về Một số phạm trù Tự sự học qua khảo sát thế giới nghệ thuật sử thi Ra Glai
dựa trên cơ sở 11 Quy luật sử thi của tự sự dân gian do A. Olrik đề xuất. Trong bài
viết này, tác giả đã đưa ra những luận điểm có giá trị về thế giới nghệ thuật sử thi Ra
Glai theo các nguyên tác cấu trúc thể loại. Đặc biệt tác giả đã đặt ra nhiều vấn đề về
đặc điểm tự sự trong một số văn bản sử thi Ra Glai có tính chất gợi mở cho đề tài.
Những kiến thức lí luận và giá trị thực tiễn cùng những định hướng vận dụng
trong nghiên cứu về văn hóa và sử thi Ra Glai của những công trình kể trên đã đem
đến nguồn tư liệu quý giá có ý nghĩa to lớn đối với luận văn này.

7



Thực hiện đề tài Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai
(Tây Nguyên) chính là sự kế thừa và triển khai tiếp thành tựu của những công trình
đã nghiên cứu của các nhà khoa học trước , đồng thời kết hợp với những nghiên cứu
của bản thân người viết, nhằm góp phần đưa ra góc nhìn hệ thống về sử thi Ra Glai
với những đặc điểm tự sự sử thi.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài Khảo sát đặc điểm tự sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai
(Tây Nguyên), người viết hướng tới giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất: Vận dụng những tiêu chí thể loại để định giá giá trị và xác định rõ
hơn loại hình của những akhat` jucar sử thi của tộc người Ra Glai .
Thứ hai: Vận dụng lý thuyết quan trọng của tự sự học trong lĩnh vực Folklore
học nói chung và Folklore châu Âu nói riêng, trong đó có công trình khảo luận Quy
luật sử thi của tự sự dân gian doA. Orik đề xuất để tìm hiểu, phân tích đặc điểm tự
sự sử thi qua văn bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên)
Thứ ba: Từ các yếu tố nhận diện được trong đặc điểm tự sự sử thi Ra Glai
(Tây Nguyên), khẳng định về cơ bản sử thi Ra Glai có mối tương quan và thống
nhất với sử thi nhân loại.
Thứ tư, ở mức độ nhất định, luận văn khái quát những đặc trưng riêng trong
sử thi Ra Glai góp phần cho việc định vị và đánh giá cũng như bảo tồn và lưu giữ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là đặc điểm tự sự sử thi qua văn
bản sử thi Ra Glai (Tây Nguyên). Đặc điểm tự sự ở đây xét trên văn bản sử thi Ra
Glai ở qua khảo sát nội dung, thế giới nghệ thuật, không gian-thời gian, ngôn ngữ
và diễn xướng.
Chọn sử thi Ra Glai (Tây Nguyên) làm đối tượng nghiên cứu, chắc chắn
không tránh khỏi sự phân tán tư liệu ở một trừng mực nào đó, có lẽ nguyên nhân
chính là do tầng lớp tình tiết chuyện nhiều, hệ thống nhân vật đông. Vì vậy, để quá
trình nghiên cứu thuận lợi và có trọng tâm, chúng tôi bám sát chủ yếu vào các tác

phẩm quen thuộc làm văn liệu chính cho đề tài. Để đề tài trở nên rõ ràng mạch lạc,
kết cấu bài viết được xây dựng theo các chuyên mục đã định sẵn, trên cơ sở ấy triển

8


khai các ý nội hàm có liên quan tạo thành một chuỗi liên kết bền vững cho toàn bộ
cấu trúc.
Phạm vi nghiên cứu trong luận văn là một số văn bản sử thi Ra Glai tiêu
biểu: Sa Ea, Awơi Nãi Tilơr, Udai – Ujac`, Amã Chisa…
Ngoài ra, chúng tôi cũng so sánh với một số tác phẩm khác để thấy được tính
thống nhất và khu biệt của sử thi Ra Glai về phương diện đặc điểm tự sự sử thi.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
a. Phương pháp phân tích khái quát hóa:
Từ việc dựa trên văn bản cụ thể của một số tác phẩm sử thi Ra Glai, người
nghiên cứu sẽ đưa ra được tính khái quát và những nhận định chung.
b. Phương pháp đối chiếu so sánh
Việc vận dụng phương pháp đối chiếu, so sánh nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng,
tương quan mối quan hệ giữa sử thi Ra Glai và sử thi nhân loại cũng như các nét
khu biệt của nó.
c. Phương pháp thống kê, phân loại
Để việc phân tích, lí giải, đối chiếu có kết quả cần sử dụng phương pháp
thống kê và phân loại cụ thể ở mỗi văn bản và trong toàn chỉnh thể hệ thống sử thi
Ra Glai.
Ba phương pháp nghiên cứu trên được phối hẹp chặt chẽ với nhau, ngoài ra
luận văn còn sử dụng một số phương pháp tổng hợp khác.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n , tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn trình
bày thành 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2. Một số phạm trù tự sự qua khảo sát nội dung và thế giới nghệ
thuật sử thi Ra Glai

9


Chương 3. Đặc điểm tự sự sử thi Ra Glai trên bình diện không gian-thời
gian, ngôn ngữ và diễn xướng

10


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Nhận diện sử thi
Sử thi là tác phẩm tự sự dài, xuất hiện rất sớm, thường vào buổi bình minh
của lịch sử một dân tộc. Nó vốn là hình thái ―nghệ thuật chưa bắt đầu với tư cách là
sáng tác nghệ thuật‖ (Mác) được sáng tác trong ngọn nguồn cảm hứng kiêu hãnh,
tự hào của cả một cộng đồng trước những thắng đoạt đầu tiên của con người trước
thế giới tự nhiên để kể lại những sự kiện anh hùng có tính chất toàn dân và ý nghĩa
đối với cộng đồng.
Sử thi nảy sinh và tồn tại trong đời sống các tộc người không chỉ với tư
cách một tác phẩm nghệ thuật mà còn là pho lịch sử, cuốn bách khoa toàn thư của
dân tộc đó. Chẳng thế mà người Ấn Độ đã từng tự hào nói rằng: ―Cái gì không có
trong sử thi Mahabharata thì cũng không thể tìm ở đâu trên đất nước Ấn Độ‖ [28;
407]. Sức ảnh hưởng của sử thi đối với tâm thức con người vô cùng lớn lao, sử thi
được ví như một loại thánh kinh của tộc người, là niềm tự hào của họ khi bước ra
thế giới văn minh. Mỗi áng sử thi vượt qua khuôn khổ của một tác phẩm văn học

để đảm nhận những chức năng quan trọng trong đời sống, tín ngưỡng, văn hoá của
cộng đồng.
1.1.1.1. Khái niệm
Xét về mặt nội dung, sử thi là những tác phẩm theo thể loại tự sự, có nội
dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân
vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó (Theo
Wikipedia).
Trong nghĩa rộng, thuật ngữ sử thi dùng để chỉ một thể loại tự sự, một trong
ba loại thể văn học phân biệt với kịch và trữ tình. Ở phạm vi hẹp, hiện nay được
dùng một cách tương đối phổ biến trong các nền văn học dân tộc nói chung, thuật
ngữ này chỉ thể loại sử thi anh hùng.

11


―Xét về mặt diễn xướng, căn cứ theo dạng vốn tồn tại của chúng, có thể nói
khan, hơmon, hơri… là những tác phẩm thuộc loại hình tự sự dân gian, trong đó có
kết hợp hài hòa một cách tự nhiên các yếu tố nghệ thuật khác nhau: nói lối của văn
xuôi, nói vần của thơ ca, hát của thanh nhạc và diễn xướng của sân khấu‖ [16; 753].
Như vậy, ―căn cứ theo phương thức diễn xướng kết hợp với đặc trưng nghệ
thuật hào hùng kì vĩ, mang âm điệu ngợi ca các nhân vật anh hùng, với nội dung
đầy các sự kiện to lớn xoay quanh các nhân vật với hành động có ý nghĩa toàn dân,
có thể xác định được rằng các sử thi dân gian các dân tộc ít người thuộc phạm trù
sử thi anh hùng trong thể loại tự sự dân gian‖ [16;753].
1.1.1.2. Đặc điểm thể loại
Trong nghĩa hẹp, chuyên biệt và có cách hiểu tương đối phổ quát, sử thi chỉ
một hoặc một nhóm thể loại trong tự sự, đó là sử thi anh hùng, tức những thiên tự
sự kể về quá khứ anh hùng, là bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân
và về những anh hùng, dũng sĩ, tiêu biểu cho một thế giới sử thi.
Sử thi tồn tại dưới cả dạng truyền miệng và văn bản thành văn. Phần lớn

những bản chép các thiên sử thi anh hùng tiêu biểu đều có ngọn nguồn dân gian và
bản thân các đặc điểm của thể loại cũng hình thành ở cấp độ dân gian.
Cái đẹp đặc trưng của sử thi anh hùng được biểu lộ trong tính hài hòa riêng
của nó, vốn gắn với các quan hệ xã hội chưa trưởng thành. Điều này được Các Mác
nhấn mạnh khi ông liệt sử thi vào thời đại trước khi bắt đầu có sản xuất nghệ thuật
thực thụ, đồng thời cho rằng sử thi ở dạng cổ điển làm thành một thời đại trong lịch
sử văn hóa.
Ở sử thi, tác giả chỉ can hệ đến thế giới mà các quan hệ thân tộc ngay trong
đời sống hiện thực còn đóng vai trò trung gian, môi giới cho phạm vi riêng tư và
phạm vi chính trị; các lợi ích của các hành động khác nhau còn bện chặt vào nhau,
sự liên hệ giữa các cuộc đấu tranh toàn dân và các hoạt động cá nhân còn mang tính
trực tiếp, khác biệt với tiểu thuyết khi nhà văn buộc phải viện cớ riêng cho sự tham
dự của nhân vật vào các xung đột chính trị. Sử thi vốn gắn với các quan hệ xã hội
chưa trưởng thành.

12


Xét về mặt thể loại, sử thi bao gồm:
- Sử thi anh hùng dân gian
Sử thi anh hùng dân gian nảy sinh trên cơ sở truyền thống các sử thi thần
thoại kể về những bậc thủy tổ - những anh hùng văn hóa, về các tích truyện dũng sĩ;
xa xưa hơn nữa là các truyền thuyết lịch sử, các bài tụng ca. Nảy sinh vào thời đại
tan rã của chế độ công hữu nguyên thủy và phát triển trong xã hội cổ đại, phong
kiến, nơi còn bảo lưu từng phần các quan hệ gia trưởng, sử thi anh hùng ảnh hưởng
của các quan hệ và quan niệm ấy, đã miêu tả về quan hệ xã hội như quan hệ dòng
máu, tông tộc với tất cả các chuẩn mực luật lệ, tập tục.
Ở dạng cổ xưa nhất của sử thi, tính anh hùng còn hiện diện trong vỏ bọc thần
thoại hoang đường (các dũng sĩ không chỉ có sức mạnh chiến đấu mà còn có năng
lực siêu nhiên, ma thuật, kẻ địch thì luôn hiện diện dưới dạng quái vật giả tưởng).

Những đề tài chính được sử thi cổ xưa miêu tả: chiến đấu chống quái vật (cứu người
đẹp và dân làng), người anh hùng đi hỏi vợ, sự trả thù của dòng họ.
- Sử thi cổ điển
Các dạng cổ điển của sử thi có nhân vật thường là các dũng sĩ kiêm thủ lĩnh
và các chiến binh đại diện dân tộc ở tầm lịch sử; các kẻ thù của họ thường được
đồng nhất với bọn xâm lược, những kẻ áp bức, ngoại bang và dị giáo (như người
Turk, người Tarta với sử thi Slave). Thời gian sử thi ở đây khác với sử thi dân gian,
không còn là thời đại sáng chế các thần thoại, mà là quá khứ vinh quang trong buổi
bình minh của lịch sử dân tộc.
- Anh hùng ca
Những anh hùng ca, với tư cách là các tác phẩm sử thi anh hùng cỡ lớn, thể
hiện sự tương quan giữa yếu tố cá nhân anh hùng và yếu tố sử thi tập thể rõ rệt, đủ
để bộc lộ tính tích cực cá nhân, đã trở thành công cụ đắc lực cho sự biểu hiện yếu tố
toàn dân, toàn dân tộc. Trường ca sử thi ―về thực chất có liên quan đến thời trung
đại, khi dân chúng tỉnh dậy từ giấc ngủ nặng nề, nhưng tinh thần thì đã cứng cáp
đến mức tạo được thế giới riêng của mình và tự cảm thấy mình gắn bó máu thịt với
thế giới ấy... Khi bản thân cái cá nhân được giải phóng khỏi khối vẹn toàn dân tộc

13


khởi thủy với trạng thái chung, lối nghĩ lối cảm chung, hoạt động và số phận chung,
thì thay cho thơ ca sử thi những cái sẽ phát triển chín muồi hơn cả một mặt là thơ
và mặt khác là kịch‖ (Hegel1).
1.1.2. Khái quát về tự sự học
Roland Barthes nói: ―Đã có bản thân lịch sử loài người, thì đã có tự sự‖, tác
giả J. H. Miller có nói: ―Tự sự là cách để ta đưa vào một trật tự, và trật tự ấy mà
chúng ta có được ý nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố‖ [36,2].
Điều đó cho thấy, tự sự - những phương thức căn bản kiến tạo lại bức tranh
thế giới sự kiện khúc xạ vào hình dung của con người, hình thành ý nghĩa của nó

trong quá trình truyền đạt, giao tiếp vốn đã tồn tại tự thân như một phạm trù nhiều ý
nghĩa, song để nó trở thành một hệ thống lý thuyết, và dần đến một khoa học độc
lập hẳn phải có một quá trình phát triển lâu đời
Tác phẩm đầu tiên của Valadimir Ia Propp (1895- 1970) - chuyên gia nghiên
cứu về folklore và có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ: Hình thái học truyện
cổ tích, in vào năm 1928, thực sự đã gây được sự chú ý trong giới nghiên cứu. Nó là
khởi đầu của mọi sự khởi đầu, bởi người ta có thể tìm thấy ở đó những quan điểm
tự sự, phương pháp phân tích cấu trúc văn bản, cấu trúc loại hình. Nó mở ra một
phương pháp nghiên cứu mới cho chuyên ngành văn học dân gian nói riêng và văn
học nói chung. Nó đã phát huy được ảnh hưởng to lớn vào những năm 50, 60 của
thế kỷ XX, khi phương pháp cấu trúc ra đời và họ đã coi tác phẩm đó như một mẫu
mực kinh điển của phương pháp nghiên cứu này.
Và khi tự sự được hiểu không còn đơn giản là việc kể chuyện, mà là một
phương pháp không thể thiếu để giải thích, lý giải quá khứ có nguyên lý riêng thì
công trình nghiên cứu Hình thái học truyện cổ tích của Propp như một dấu ấn quan
trọng của việc nghiên cứu chức năng tự sự trong truyện cổ tích. Đó cũng là cơ sở
cho việc nghiên cứu và phát triển cho sự ra đời của một ngành riêng biệt: tự sự học.
“Tự sự học là phương pháp lí luận văn học được bắt đầu từ phương Tây từ
những năm 60 của thế kỉ XX, dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa cấu trúc và
ngôn ngữ học” (dẫn theo www.vienvanhoc.org.vn/reader/?id=893&menu=74)

14


Tự sự học là sự mở rộng của thi pháp học nảy sinh trên nền tảng của thi pháp
học cấu trúc, có giá trị mở rộng chân trời nghiên cứu thể loại tự sự, đặc biệt là văn
xuôi, tiểu thuyết. Hiểu theo nghĩa rộng, tự sự học là việc nghiên cứu cấu trúc của
văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm
nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc.
Đó là một hệ thống các thuật ngữ dành để phân tích cấu trúc văn bản tự sự

mà ngày nay đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu có hiệu quả như lĩnh vực thi
pháp tiểu thuyết và nghệ thuật tự sự nói chung. Tự sự học là sự mở rộng của thi
pháp học, thể hiện sự gắn kết của nó với tu từ học (Rhetorica), một bộ môn mà vào
thời cổ đại đã phân biệt với thi pháp học. Hiện thời tự sự học ―kinh điển‖ đã chuyển
sang tự sự học hậu kinh điển, một giai đoạn mới của thi pháp học tiểu thuyết và tự
sự học.
Thi pháp tự sự học không phải thoát thai từ chủ nghĩa cấu trúc mà có cội
nguồn từ thi pháp học tiểu thuyết Anh Mĩ đầu thế kỉ. Trước thế kỉ XX, khái niệm
văn học không bao gồm tiểu thuyết vì nó là văn xuôi, mọi bình luận về tiểu thuyết
chỉ dựa vào chủ đề và nội dung chứ chưa quan tâm hình thức. Vấn đề là phải chứng
minh hình thức nghệ thuật của thể loại văn xuôi – tiểu thuyết, và thế là nghiên cứu
hình thức tiểu thuyết bắt đầu. M. Schorer năm 1947 đã phát biểu: ―Bây giờ người ta
đã chứng minh, bàn về nội dung không phải là bàn về nghệ thuật, mà chỉ bàn về
kinh nghiệm, chỉ khi bàn về cái nội dung đã được thực hiện tức là hình thức, cũng
là tác phẩm nghệ thuật thì khi ấy mới là tiếng nói của nhà phê bình‖. Từ đó các vấn
đề của tự sự như người trần thuật, điểm nhìn, hình thức không gian… đã được bàn
rộng rãi, chúng gắn liền với sự ý thức về vai trò độc lập tự chủ của con người cá
nhân. (J. Watte).
Ở Việt Nam, từ việc xác định vai trò, ý nghĩa của Tự sự học đối với sự phát
triển của bộ môn nghiên cứu văn học, theo báo cáo đề dẫn Tự sự học không ngừng
mở rộng và phát triển của GS TS Trần Đình Sử, tự sự học là ngành nghiên cứu còn
non trẻ, định hình từ những năm 60 - 70 ở Pháp nhưng đã nhanh chóng vượt qua biên
giới, trở thành một trong những lĩnh vực học thuật được quan tâm phổ biến.

15


Những năm gần đây, chuyên ngành này ngày càng phát triển, đặc biệt, nhiều
tác giả có xu hướng gắn nghiên cứu Tự sự học trong quan hệ với văn hoá, với đặc
tính dân tộc..

GS TS Trần Đình Sử cũng cho rằng, tuy bắt đầu khá muộn nhưng các công
trình Tự sự học ở Việt Nam có chất lượng đã xuất hiện, trong đó có không ít tìm tòi,
khám phá đáng chú ý... không chỉ ứng dụng trong nghiên cứu truyện kể, tiểu thuyết
của văn học thành văn mà còn có những nghiên cứu văn học dân gian, như một thể
loại tự sự đặc trưng.
1.1.3. Quy luật sử thi trong tự sự dân gian (theo Orik)
1.1.3.1. “Quy luật” và giới hạn định nghĩa
Bất cứ ai vốn quen thuộc với tự sự dân gian đều có thể nhận xét rằng: khi
nghe, khi đọc Fonklore của bất cứ một cư dân xa xưa và xa xôi nào, mình đều có
cảm giác là nhận ra nó, quen biết nó, mặc dù, cho đến lúc bây giờ, hoàn toàn không
biết gì về cư dân đó hay truyền thống tự sự của họ.
Điều này thường được giải thích bằng hai nhân tố: 1) tính chất chung về tinh
thần của người nguyên thủy. 2) thần thoại nguyên thủy và quan niệm về tự nhiên
đều tương ứng với tính chất đó. Nhưng lý giải như vậy thì thiếu cơ sở. Cái làm cho
ta xúc động không phải là quan niệm quen thuộc về toàn bộ thế giới tự sự, mà là
một số chi tiết đặc điểm nào đấy, ví như: tại sao sự sáng tạo ra thế giới hoặc ra con
người lại xảy ra đúng ba giai đoạn ở bất cứ dân tộc nào?
Chính vì thế, việc nghiên cứu và chỉ ra những đặc điểm chung nhất về những
phương diện khác nhau của những loại hình như Sa-ge (ta thường gọi theo tên tiếng
Pháp là Sago) - một loại hình Fonklore rất nổi tiếng của nhiều dân tộc bắc Âu - liên
kết trong nó nhiều loại thể: truyện kể, thần thoại, huyền thoại, truyền thuyết và dân
ca; hẳn cũng có ích với những người nghiên cứu truyện kể dân gian.
Vì thế, Quy luật sử thi của tự sự dân gian do Orik đề xuất ―là một cố gắng
phác họa những quy luật cơ bản quản lĩnh vực cấu thành tự sự dân gian‖ (Alaer
Dundess).

16


Gọi đấy là ―quy luật‖ vì chúng hạn chế sự tự do tạo tác ở văn học truyền

miệng, chúng hướng văn học truyền miệng vào một con đường chặt chẽ, khác với
con đường của văn học tự sáng tác, bởi văn học truyền miệng chỉ có thể đo đạc
được bằng chính những quy luật của riêng nó, chứ không phải bằng những quy luật
của đời sống hàng ngày, hay đời sống sáng tác.
1.1.3.2. Một số quy luật cơ bản
- Quy luật về khai truyện và kết truyện
Theo Orik, Sa-ge không bắt đầu đột ngột, không kết thúc đột ngột, bắt đầu đi
từ bình lặng đến sôi động, sôi nổi và sau sự kiện có tính chất kết thúc (thông thường
là có một tai họa) thì chuyển từ sôi động đi đến bình lặng và truyện kết.
Ví dụ, sử thi Đăm Di bắt đầu bằng tuổi thơ ấu của Đăm Di và kết thúc bằng
cảnh tượng Đăm Di trở nên giàu có hơn nhiều lần xưa kia nhưng trước đó phải kế
đến các cảnh Đăm Di đánh Mtao Mdây đòi nợ cũ; Đăm Di kết nghĩa với Đăm Prah
Mló; Đăm Di lấy nàng Bang Ea; Đăm Di đi tìm làng Tung Hlung; Đăm Di đi cướp
làng Tung Hlung; Đăm Di đánh Tuăn Nguăn để giữ lại vợ và lấy của cải của làng để
trở nên giàu có.
Hay ở hàng trăm bài dân ca, chỗ kết thúc không phải là cái chết của đôi lứa
mà là những cành lá của hai cây hoa hồng rủ trên nấm mộ. Sự tồn tại của những yếu
bình lặng ở đoạn kết như vậy đã chứng tỏ đó không phải là do cá nhân người kể mà
đấy là một điểm cố định về hình thức sử thi.
- Quy luật về thống nhất cốt truyện và logic truyện
Tổ chức lỏng lẻo và hành động mơ hồ ở cấu trúc cốt chuyện là một đặc điểm
của văn học sáng tác hiện đại. Ở Sa-ge, không như vậy, mà là một tổ chức chặt chẽ,
tình tiết và cốt truyện rõ ràng, thống nhất, trong đó có những mức độ khác nhau.
Một mặt là sự thống nhất sử thi, mọi yếu tố quy về một mối khiến cho sự việc diễn
ra có vẻ đứng đắn ngay từ lúc mở đầu và khiến cho sự việc không bị khuất lấp (ví
dụ một em bé chưa sinh ra đã bị hứa nộp cho quỷ sứ thì mọi vấn đề đều xoay quanh
việc làm thế nào mà nó có thể thoát được khỏi tay quỷ sứ đó). Mặt khác là sự thống
nhất lý tưởng sử thi: nhiều yếu tố được tập hợp theo một trật tự nhằm minh họa tốt
nhất những mối quan hệ giữa các tính cách (hoàng tử được cứu thoát nhờ sự lanh


17


lợi của con gái của quỷ sứ, nhưng và đây là yếu tố kế cận - hoàng tử quên cô nàng
và một lần nữa bị cô nàng thu phục).
- Quy luật về sự trùng lặp
Ở văn học sáng tác, hiếm có chuyện lặp đi lặp lại. Quy mô ý nghĩa của một
vật, một việc nào đó chẳng hạn được miêu tả ở nhiều bình diện khác nhau, ở nhiều
chi tiết khác nhau, nên không thấy có sự trùng lặp. Ngược lại ở tự sự dân gian, chi
tiết được miêu tả thường tiết kiệm, ngắn gọn, thường được dùng làm phương diện
nhấn mạnh, nêu bật và thường được lặp đi lặp lại. Điều này không những chỉ để gây
nên sự căng thẳng mà còn để làm cho thân truyện thêm đầy đặn. Có cái được lặp lại
ít lần, có cái được lặp lại nhiều lần. Điều quan trọng là không có sự trùng lặp ấy, Sage không diễn đạt tới hình thức tròn đầy nhất của nó.
- Quy luật về cặp đôi và sự tương phản
Khi kể đến nhân vật thì hai nhân vật cùng xuất hiện ở một cảnh nhất định.
Truyện mô tả cuộc chiến đấu giữa Xich-phrich với rồng là tiêu biểu. Lần lượt xuất
hiện từng đôi nhât vật. Quy luật này rất chặt chẽ khiến cho con chim chỉ nói chuyện
với Xich-Phrich sau khi Regin đã đi ngủ. Sự cùng xuất hiện của nhân vật thứ ba
hoặc của nhiều nhân vật khác thường thấy ở kịch sáng tác thì không thấy ở tự sự
dân gian.
Quy luật này còn gắn liền với quy luật tương phản. Ở các truyện kể dân gian
luôn có sự phân cực. Bên cạnh một cô bé chăm chỉ, hiền lành và xinh đẹp bao giờ
cũng là một cô chị tham lam, độc ác và xấu xí; một vị anh hùng dũng cảm bên cạnh
một kẻ hèn nhát nhưng đầy mưu mô; một vị vua tài giỏi vĩ đại bên cạnh một người
kế nghiệp bất tài vô dụng…
Tuy nhiên, cũng có trường hợp hai nhân vật cùng xuất hiện trong cùng một
vai trò như nhau, nhưng cũng có khi nhân vật độc lập với nhau nhưng không tương
phản (quy luật hai nhân vật tách rời khỏi quy luật tương phản). Song một trong nhân
vật đó thường không quan trọng và im lặng trong hành động, hoặc khi kết hợp với
luật tương phản thì một là rực rỡ ưu tú và một là u tối, đen tối.

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kho tàng sử thi Tây Nguyên (các tiểu vùng sử thi Tây Nguyên)

18


Có thể nói, thập kỷ 80 - 90 của thế kỷ XX là thời kỳ phát hiện lại và công bố
những thành tựu nghiên cứu đột phá về sử thi Tây Nguyên. Bộ sách Kho tàng sử thi
Tây Nguyên dự kiến cứ trên 100 tác phẩm của các dân tộc Mơnông, Ra Glai, Xơ
Đăng, Ba na… lần lượt xuất bản từ năm 2004 đến nay đã in được 52 trên tổng số 75
cuốn. Mỗi tập sách có độ dày trên dưới 1000 trang.
Trong kho tàng phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, bên cạnh
giá trị âm nhạc cồng chiêng đã được công nhận là ―di sản văn hóa phi vật thể‖ của
UNESCO, còn phải kể đến giá trị của sử thi. Đó là những áng hùng ca (căn cứ vào
các âm điệu của các anh hùng trong các tác phẩm dân gian ấy), nhưng có lẽ gọi một
cách khoa học chính xác, đó là sử thi. Sử thi hình thành trên nền tảng văn hóa, văn
nghệ dân gian thời cổ đại, trước hết trên nền tảng thần thoại với việc phản ánh nhận
thức của người xưa về thế giới, nhân loại, cuộc sống, gắn liền với phong tục, tập
quán, nghi lễ và ca múa nhạc nguyên thủy. Hơn thế nữa, sử thi không chỉ là đặc
trưng, nét độc đáo duy nhất của vùng văn hóa Tây Nguyên, mà chỉ là một trong
nhiều hiện tượng văn hóa tiêu biểu khác như âm nhạc cồng chiêng, văn hóa nhà mồ,
các luật tục, tập quán… của vùng này.
Trong nền văn học dân gian Tây Nguyên, sử thi chứng minh khả năng tự sự
thành thục, đã đạt tới trình độ cao của các thế hệ tác giả tập thể. Khả năng cuốn hút
công chúng, sự bám chắc và bền bỉ tồn tại, lưu truyền của rất nhiều áng sử thi dân
gian Tây Nguyên cho đến những năm cuối của thế kỷ XX, khi văn hóa, văn học bác
học của nhân loại đã phát triển tột bậc, có lẽ là những minh chứng rõ ràng nhất cho
sự trường tồn của loại thể văn học dân gian này trong đời sống văn hóa cộng đồng.
Để có được điều đó, hẳn là nhờ những đóng góp lớn lao của nghệ thuật tự sự.
Và một khi phương thức tự sự đã được xác lập một cách bền vững là giá trị nghệ

thuật và nền tảng lý luận ứng dụng - thì khi nghiên cứu sử thi từ phương diện văn
học - cần phải được nhìn nhận và chỉ ra một cách nghiêm túc. Tuy thế, cho đến nay,
những nghiên cứu sâu và đầy đủ về mọi phương diện của sử thi Tây Nguyên trên cơ
sở vận dụng lý thuyết và những ứng dụng của tự sự học, vẫn còn là hiếm hoi.

19


Thuộc loại hình tự sự, hiểu theo đúng nghĩa của khái niệm này, sử thi Tây
Nguyên - ở một phương diện nhất định đã đạt tới con số hàng trăm tác phẩm - là
những câu chuyện về nhân vật và của những nhân vật. Vì thế, khi buộc phải đưa ra
một định nghĩa thật ngắn gọn về thể loại sử thi trong văn học dân gian Tây Nguyên,
thì định nghĩa: Sử thi Tây Nguyên là những câu chuyện về nhân vật người anh hùng
với chiến công, kỳ tích phi thường có lẽ là ý kiến hợp lý và xác đáng nhất. Sử thi
Tây Nguyên mang những nét đặc trưng khác nhau về văn hóa tộc người, song từ
Đăm San, Xing Nhã, Đăm Noi, Giông nghèo tám vợ, Tre Vắt ghen ghét Giông…,
với những đặc thù rõ nét, vẫn là những áng văn tự sự về cuộc sống, số phận của
những cộng đồng; đến sự nghiệp và chiến tích vẻ vang của những người anh hùng
của tộc người mình. Công chúng sử thi Tây Nguyên, qua nhiều thế hệ, vẫn đêm
đêm mong ngóng những aeđơ (tiếng Hy Lạp- ca sĩ, nghệ sĩ dân gian) của buôn làng
mình ―kể lại‖ (không biết lần thứ bao nhiêu) những câu chuyện xưa, để được chiêm
ngưỡng (trong tưởng tượng) hình tượng trang nam nhi tuấn kiệt vô hình, vô ảnh - là
con người số một đã bước ra từ lịch sử, quá khứ của xứ sở họ. Trải qua lớp lớp thời
gian (mà người văn minh lấy thước đo là năm tháng) những câu chuyện sử thi ấy đã
―hóa thạch‖ phần nào. Nhân vật người anh hùng sử thi cũng phần nào ―đông cứng‖
về tính cách cũng như chiến công, kỳ tích bảo vệ cộng đồng. Song những áng sử thi
ấy vẫn luôn trường tồn với sức sống bất diệt.
1.2.1.1. Tên gọi và nguồn gốc
Từ khoảng hơn một thập kỷ nay, trong đời sống xã hội người ta nói nhiều tới
cái tên ― Sử thi Tây Nguyên‖, tuy nhiên, nói đến Sử thi Tây Nguyên với tư cách l

một thuật ngữ khoa học thì hầu như chưa có tác giả nào đề cập tới. Năm 1981, Võ
Quang Nhơn trong công trình Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam ,
đã nói tới thể loại ―Sử thi anh hùng của các dân tộc Tây Nguyên‖, song đây chưa
phải là một khái niệm với ý nghĩa đầy đủ và chặt chẽ của nó. Mãi tới năm 1997,
trong Hội thảo khoa học được tổ chức ở Buôn Ma Thuột, nhân dịp kỷ niệm 70 năm
phát hiện và công bố sử thi khan Đăm San, và sau đó nội dung của nó được công bố
trong tập sách Sử thi Tây Nguyên, xuất bản năm 1998, thì cái tên này mới dần dần

20


được dùng một cách chính thức và bắt đầu hàm chứa nội dung học thuật tương đối
rõ ràng.
Vậy, khái niệm Sử thi Tây Nguyên cần được hiểu như thế nào? Đó là một
dạng tự sự dân gian, nằm trong khuôn khổ thể loại mà các nhà học giả thế giới gọi
là Epic, Epope (dịch sang tiếng Việt là “Sử thi”), gắn với những đặc thù Tây
Nguyên về môi trường tự nhiên, truyền thống các dân tộc bản địa, trình độ phát
triển kinh tế xã hội và các đặc trưng văn hóa, tạo nên sự thống nhất thể loại .[dẫn
theo: Sử thi - một thành tố của văn hóa tộc người Bahnar ở Gia Lai, nguồn
/>1.2.1.2. Các tiểu vùng sử thi Tây Nguyên
Vào những năm đầu thập kỷ 90, khi nghiên cứu về các vùng văn hóa ở Việt
Nam, bên cạnh việc coi Tây Nguyên là một trong bảy vùng văn hóa của Việt Nam,
thì cũng xuất hiện việc đề xuất về các Vùng thể loại văn hóa, trong đó coi sử thi Tây
Nguyên là một trong các vùng thể loại văn hóa của Việt Nam. Đặc biệt, trong Hội
thảo khoa học về Sử thi Tây Nguyên, tổ chức ở Buôn Ma Thuột, năm 1997, với việc
công bố báo cáo khoa học với đầu đề Vùng sử thi Tây Nguyên (một số quan điểm
cơ bản), đã bước đầu làm rõ khái niệm này: Vùng sử thi là vùng thể loại văn hóa, ở
đó trong một không gian lãnh thổ nhất định, các tộc người đã sáng tạo và lưu truyền
sử thi, mà các tác phẩm sử thi đó thể hiện sự thống nhất, tương đồng về nội dung,
kết cấu cốt truyện, các đặc trưng nghệ thuật, phương thức diễn xướng, lưu truyền,

các sắc thái biểu hiện, tạo nên một tổng thể văn hóa hóa sử thi bền chắc lưu truyền
từ đời này sang đời khác.
Tây Nguyên là vùng đất sản sinh khá nhiều sử thi mà khoa học gọi là ―vùng
sử thi‖. Từ góc độ vùng lãnh thổ và tộc người, có thể phân chia vùng sử thi Tây
Nguyên thành 4 tiểu vùng, mỗi tiểu vùng như vậy chứa đựng các sắc thái riêng:
- Tiểu vùng sử thi Ba na - Xơ đăng ở bắc Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Kon
Tum, và Gia Lai. Các tộc người này nói ngôn ngữ Môn- Khơ me. Đây là tiểu vùng có
số lượng sử thi khá lớn. Trong số trên 800 tác phẩm đã sưu tầm của cả vùng Tây
Nguyên, thì sử thi Ba na, Xơ đăng chiếm 275 tác phẩm (chiếm khoảng 30% tống số

21


tác phẩm sưu tầm). Sử thi ở đây phần nhiều thuộc loại sử thi liên hoàn (sử thi phả hệ)
liên quan đến hai nhân vật anh hùng huyền thoại là Duông và Giông. Quy mô của
mỗi tác phẩm không lớn như Ot‘ Nđrông của Mnông hay akhat` jucar sử thi của Ra
Glai, nhưng khi xâu chuỗi các tác phẩm này lại với nhau, thông qua các hành động
nhân vật Duông và Giông thì lại tạo nên chuỗi tác phẩm liên hoàn (xâu chuỗi) khá đồ
sộ. Nội dung tác phẩm, ngôn ngữ và các thủ pháp nghệ thuật của sử thi Ba na và Xơ
đăng khá tương đồng, khiến người ta có thể lầm lẫn giữa sử thi Ba na và Xơ đăng.
- Tiểu vùng sử thi Êđê - Gia rai ở miền trung Tây Nguyên trên địa bàn hai tỉnh
Gia Lai và Đắc Lắc. Các tộc người này nói ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesien). Sử
thi ở đây được người Pháp phát hiện khá sớm, vào các thập niên 20 thế kỷ XX. Đó là
Sử thi Khan, Sử thi Hri. Số lượng sử thi sưu tầm được khá nhiều (khoảng 50-60 tác
phẩm), nhưng vì chưa phiên âm và dịch ra được, nên chúng ta chưa thể tiếp cận cụ
thể các tác phẩm này. Các tác phẩm sử thi thuộc tiểu vùng này thường có độ dài vừa
phải (khoảng 150-200 trang, diễn xướng khoảng trên dưới 15 giờ). Nội dung sử thi đề
cập đến chiến tranh và các nhân vật anh hùng, hình thức ngôn ngữ điêu luyện. Các
nhà nghiên cứu thường xếp sử thi khan Êđê là sử thi anh hùng (sử thi thiết chế xã hội)
để phân biệt với sử thi Mnông là sử thi thần thoại (sử thi sáng thế).

- Tiểu vùng sử thi Mnông - Xtiêng ở Nam Tây Nguyên, trên địa bàn các tỉnh
Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Phước. Đây là các tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ me,
trong đó sử thi Xtiêng phát hiện được ở nhóm Xtiêng Bulơ (Xtiêng cao) giống với
sử thi Ot Nđrông của người Mnông. Từ xa xưa hai tộc Mnông và Xtiêng cùng một
gốc, sau này mới phân hoá thành hai dân tộc như ngày nay. Số lượng các tác phẩm
sử thi Ot‟Nđrông sưu tầm được chiếm số lượng lớn nhất 281 tác phẩm, thường các
tác phẩm này có độ dài vào loại nhất, thường là từ 700 - trên 1000 trang (diễn
xướng 30-40 giờ). Đặc biệt, phần lớn các tác phẩm sử thi này dưới dạng liên hoàn
(phổ hệ), tạo nên tác phẩm đồ sộ, dài vào loại nhất ở nước ta và trên thế giới.
- Tiểu vùng sử thi Ra Glai, Chăm trên địa bàn Khánh Hòa, Ninh thuận, Bình
Thuận. Đây là địa bàn chưa điều tra và sưu tầm kỹ, nên số lượng tác phẩm thu được
chưa nhiều, khoảng trên 30 tác phẩm, nhưng nếu kể các tác phẩm thu được thì có độ
dài rất lớn, diễn xướng trong nhiều giờ (từ 50-60 giờ), tiêu biểu như các tác phẩm:

22


Udai`-Ujac, Che Tili, Dăm Mutui Ama, Dăm Chi Lăng... Sử thi akhat` jucar của người
Ra Glai phản ánh những nội dung lịch sử và xã hội liên quan nhiều đến người Chăm,
quốc gia Chămpa và xa hơn là với Ấn Độ. Điều này hoàn toàn có thể giải thích được từ
mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử giữa người Chăm và Ra Glai trong quá khứ.
Bên cạh đó, với những phát hiện mới về sử thi Tây Nguyên từ sau thập niên
70 của thế kỷ trước của các nhà sưu tầm và nghiên cứu Việt Nam, chúng ta biết đến
hai loại tác phẩm sử thi ở Tây Nguyên. Đó là loại tác phẩm sử thi “độc lập” và loại
tác phẩm sử thi “liên hoàn”. Tác phẩm sử thi độc lập là các tác phẩm riêng rẽ, trong
đó các nhân vật anh hùng có tên tuổi riêng, sự nghiệp, hành động riêng, khiến nó có
thể đứng độc lập trong các tác phẩm cùng loại. Như đã giới thiệu ở trên, loại tác
phẩm này thấy phổ biến ở sử thi của người Êđê, Gia rai, Ra Glai, phân biệt với loại
tác phẩm sử thi ―: liên hoàn‖ (còn gọi là ―xâu chuỗi‖, ―phổ hệ‖) thường thấy ở các tộc
Mnông, Ba na, Xơ đăng. Loại sử thi ―liên hoàn‖ này, một mặt, mỗi tác phẩm có vị trí

―độc lập‖ tương đối, có nhân vật, có nội dung, tình tiết riêng, nhưng mặt khác, những
nhân vật anh hùng này lại có mối liên hệ với các tác phẩm khác trong hệ thống.
1.2.2. Giới thuyết về sử thi Ra Glai (văn bản)
Trước khi đề cập đến sử thi Ra Glai, không thể không nói đến một số những
đặc điểm về văn hóa, xã hội, sinh hoạt văn học của dân tộc đã sản sinh ra các tác
phẩm văn học dân gian đặc sắc ấy.
1.2.2.1. Nguồn gốc văn bản và quá trình sưu tầm
- Lịch sử - văn hóa - xã hội Ra Glai
Ra Glai là một trong năm tộc người thuộc ngữ hệ Malayo - Polinésien (Nam
đảo) ở Việt Nam. Tên tộc người này được các tài liệu phiên âm và dùng các ký tự
khác nhau như: Ra Glai, Radlai, Oranglai, Roglai, Rắclây.v.v… Người Ra Glai cư
trú ở vùng núi cao, dọc triền đông cuối dãy Trường Sơn ở các tỉnh cực nam Trung
bộ. Điều kiện giao thông, đi lại vùng này rất khó khăn nên văn hóa truyền thống của
người Ra Glai chưa được nghiên cứu nhiều. Người Ra Glai lại chưa có chữ viết nên
tư liệu thành văn cổ hầu như không có. Những tài liệu nghiên cứu về văn hóa Ra

23


Glai của các nhà khoa học trong và ngoài nước rất ít, có thể nói là ít nhất trong 5
dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polinésien ở Việt Nam.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất nguồn gốc tộc người của
các cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polinésien ở Việt Nam (Chăm, Ra Glai,
Chu Ru, Êđê, Giarai). Có hai luận thuyết đáng chú ý. Một luận thuyết cho rằng các
tộc người này đều có nguồn gốc hải đảo Đông Nam Á (những giả thuyết này dùng
những căn cứ như: hình thuyền trên kagor nhà mồ trong lễ bỏ mả, lễ ăn trâu và một
số tư liệu chứng minh họ có nguồn gốc văn hóa biển). Các nhà khoa học Nga cũng
cho rằng các dân tộc Nam đảo di cư từ các đảo vùng biển nam Trung Quốc xuống
Đông Nam Á. Luận thuyết thứ hai cho rằng các dân tộc đều di cư theo đường bộ từ
nam Trung Quốc, qua Việt Nam, Lào rồi từ đó di cư ra hải đảo. Gần đây, có ý kiến

cho rằng, do trước đây các đảo Đông Nam Á đều ―dính‖ với đất liền, nên các dân
tộc Đông Nam Á đều ở đất liền. Qua quá trình tạo sơn, các hải đảo ―tách‖ ra, trôi xa
dần đất liền. Một bộ phận dân cư ―trôi‖ theo, trở thành các cư dân hải đảo ngày nay.
Tóm lại, lịch sử quá trình tộc người của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo Polinésienở Việt Nam (Chăm, Ra Glai, Chu Ru, Ê đê, Giarai) vẫn mới chỉ dừng lại
ở một vài giả thuyết. Nhưng rõ ràng, các dân tộc trong một nhóm ngôn ngữ (có thể
không phải cùng một nguồn gốc chủng tộc) này chắc chắn phải có mối quan hệ gắn
bó mật thiết với nhau trong lịch sử tồn tại và phát triển. Điều đó nói lên mối quan hệ
giữa người Ra Glai với người Chăm, người Churu, Rai, Giarai, Ê đê.
Về văn hóa Ra Glai, hiện nay đang tồn tại hai cách phân vùng như sau:
Cách phân vùng thứ nhất chủ yếu dựa theo địa giới hành chính: Nhóm Ra
Glai Bắc có nhiều nét khác biệt là nhóm Ra Glai ở hai huyện Khánh Sơn và Khánh
Vĩnh ở tỉnh Khánh Hòa, nhóm Ra Glai Nam là nhóm Ra Glai còn lại ở các tỉnh
Ninh Thuận, Lâm Đồng và Bình Thuận. Đây là cách phân vùng của một số tác giả
nghiên cứu về tộc người Ra Glai như J. Shrock, V. Cobbey, L. Lee. Mở đầu là cuốn
sách viết về các dân tộc ít người ở miền nam của Bộ Quốc phòng Mỹ, xuất bản năm
1966. Trong cuốn sách này, các tác giả đã chia tộc người Ra Glai làm hai nhóm: Ra

24


Glai Bắc và Ra Glai Nam, nhưng sự phân biệt ấy chỉ có ý nghĩa về mặt địa lý đơn
thuần.
Cách phân vùng thứ hai là cách phân vùng theo độ đậm nhạt của văn hóa
truyền thống. Cách phân vùng này lấy Quốc lộ 27 làm ranh giới. Từ phía bắc quốc
lộ 27 trở ra Khánh Hòa là nhóm Ra Glai Bắc bao gồm bà con Ra Glai ở 2 huyện
Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thuộc tỉnh Khánh Hòa và các huyện Thuận Bắc, Bác Ái ở
Ninh Thuận. Từ phía nam Quốc Lộ 27 trở vào đến Bình Thuận là nhóm Ra Glai
Nam bao gồm bà con Ra Glai ở các huyện Ninh Sơn, Ninh Phước của tỉnh Ninh Thuận,
ở huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc của tỉnh Bình Thuận, một số làng Ra Glai ở Đơn
Dương tỉnh Lâm Đồng.

Theo chúng tôi, cách phân vùng thứ hai là hợp lý hơn cả. Bởi vì qua quá
trình điều tra nghiên cứu cho thấy, văn hoá truyền thống của người Ra Glai ở khu
vực phía Bắc (lấy quốc lộ 27 làm mốc phân chia), so với văn hoá truyền thống của
người Ra Glai khu vực phía Nam, ngoài những nét tương đồng chung, cũng có
những sự biến đổi dẫn đến mức độ đậm nhạt và sự khác biệt tương đối rõ nét. Tuy
nhiên, sự phân chia ấy cũng chỉ là một sự quy ước bởi ngay trong một tiểu vùng,
một huyện hay một xã, cũng đã có những nhiều nét tương đồng và dị biệt về văn
hóa truyền thống rồi. Những tương đồng và dị biệt ấy thể hiện từ ngôn ngữ, các làn
điệu dân ca, truyện cổ, sử thi cho đến phong tục tập quán, sự biến đổi họ, tên …
- Dân số, địa bàn cư trú
Dân tộc Ra Glai cư trú khá tập trung, sinh sống tương đối độc lập ở các triền
núi phía tây thuộc 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận và ở huyện Đơn
Dương tỉnh Lâm Đồng, trong đó tập trung đông nhất là ở tỉnh Ninh Thuận (trên
50%). Sự biến đổi qua các đợt điều tra dân số như sau:
Số liệu điều tra dân số năm 1989: 71.696 người.
Số liệu điều tra dân số năm 1995: 72.365 người.
Theo số liệu của nhóm tác giả công trình Văn hóa xã hội của người Ra Glai
ở Việt Nam xuất bản năm 1998 thì dân số Ra Glai có 84.716 người phân bổ như sau:
- Ở Khánh Hoà có 29.750 người (Khánh Vĩnh 10.190 người, Khánh Sơn 10.104
người, Cam Ranh 7.381 người, Diên Khánh 1.491 người, Ninh Hoà 690 người).

25


×