Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.1 KB, 23 trang )

Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo án đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Để thiết kế được
bài giảng đạt chất lượng theo mong muốn đòi hỏi mọi giáo viên đều phải có sự đầu
tư tương xứng về chuyên môn cũng như thời gian... Đặc biệt là trong soạn bài giảng
điện tử hiện nay, sự đầu tư đó càng cao hơn. Nhất là tìm hiểu kỉ năng về sử dụng
phần mềm. Càng am hiểu về nhiều phần mềm bao nhiêu thì cơ hội lựa chọn phần
mềm thiết kế phù hợp và thuận lợi bấy nhiêu trong quá trình soạn giảng. Mỗi phần
mềm soạn giảng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là người
soạn giảng xác định được nội dung thể hiện mục tiêu bài giảng của mình cũng như
khả năng ứng dụng CNTT của bản thân để lựa chọn phần mềm soạn giảng phù hợp.
Nhìn chung, phần lớn giáo viên phổ thông đã quen dùng phần mềm MS
Powerpoint để soạn giảng. Tuy nhiên MS Power Point lại chỉ là một phần mềm
dùng để thiết kế slide trình chiếu chứ chưa phải là một phần mềm soạn bài giảng
điện tử theo đúng nghĩa của nó. Bài giảng theo chuẩn e-Learning là bài giảng có
khả năng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) và tuân thủ một trong
các chuẩn SCORM, AICC. Để tận dụng những thế mạnh của MS Powerpoint và
khả năng sử dụng của người soạn giảng chúng ta cần chọn một số phần mềm có thể
tích hợp trên phần mềm MS Powerpoint để kết xuất thành bài giảng điện tử đúng
các chuẩn SCORM, AICC nói trên. Sau đây tôi xin điểm qua một số phần mềm hỗ
trợ soạn giảng :
Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ soạn giảng hiện nay. Nhưng chủ yếu được chia
làm hai nhóm chính đó là :
Nhóm phần mềm chạy độc lập như Lecture Maker của công ty Daulsoft Hàn
Quốc, Violet của công ty Bạch Kim Việt Nam…
Nhóm phần mềm tích hợp với MS Powerpoint của Microsoft như iSpring
presenter (có phiên bản tiếng Việt) và Adobe Presenter…
Mỗi phần mềm kể trên đều có những nét hay riêng nhưng quan trọng hơn là
chúng đều là công cụ hỗ trợ giáo viên xây dựng bài giảng điện tử e-Learning. Với


những ai đã quen dùng Powerpoint thì nên cài đặt Adobe Presenter hoặc iSpring
Presenter… để sử dụng, nếu là người mới bắt đầu hoặc không ngại khám phá cái
mới thì hãy sử dụng các phần mềm độc lập như Lectrure Maker hoặc VioLet...
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Giúp thầy cô xác định mục tiêu, yêu cầu nội dung của bài soạn và khả năng,
điều kiện của bản thân để lựa chọn phần mềm soạn thảo hợp lí .
Giúp các thầy cô nhận biết được tính năng, ưu điểm và nhược điểm của một số
phần mềm soạn giáo án điện tử cũng như phần mềm hỗ trợ hiện nay trên trang thiết
kế bài giảng e-Learning của Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam. Và đường dẫn để tải
các phần mềm và tài liệu hướng dẫn sử dụng soạn giảng chi tiết.

Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 1 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

Tổng kết những kinh nghiệm của bản thân và đề xuất một số ý kiến giúp các
thầy cô thuận lợi trong việc chọn phần mềm hỗ trợ thiết kế giáo án điện tử phù hợp
và hiệu quả.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Giáo viên thuộc cấp Tiểu học, Trung học cơ sở.
I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các trường thuộc cấp Tiểu học, Trung học cơ sở.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp điều tra, quan sát.
Phương pháp tổng hợp tài liệu.
Phương pháp trãi nghiệm, thực nghiệm.
Phương pháp trao đổi, trò chuyện

Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Như đã nói ở lí do trên. Để thiết kế được bài giảng đạt chất lượng, đúng yêu
cầu đòi hỏi mọi giáo viên đều phải có sự đầu tư tương xứng về chuyên môn cũng
như thời gian, khả năng lựa chọn và sử dụng phần mềm soạn giảng. Càng biết về
nhiều phần mềm bao nhiêu thì cơ hội lựa chọn phần mềm thiết kế phù hợp và thuận
lợi bấy nhiêu trong quá trình soạn giảng. Mỗi phần mềm soạn giảng và hỗ trợ soạn
giảng đều có những ưu, nhược điểm riêng. Điều quan trọng là người soạn giảng xác
định được nội dung, mục tiêu cần thể hiện trong bài giảng của mình cũng như khả
năng ứng dụng CNTT của bản thân để lựa chọn phần mềm soạn giảng hợp lí ( Ví
dụ : Môn liên quan đến các hình học không gian động, trắc nghiệm linh hoạt..nên
dùng phần mềm Violet, iSpring Presenter. Những môn liên quan nhiều đến video
thì nên dùng phần mềm Lecture Maker..).
Phần lớn giáo viên phổ thông đã quen dùng phần mềm MS Powerpoint để
soạn giảng. Tuy nhiên MS Power Point lại chỉ là một phần mềm dùng để thiết kế
slide trình chiếu chứ chưa phải là một phần mềm soạn bài giảng điện tử theo đúng
nghĩa của nó. Bài giảng theo chuẩn e-Learning là bài giảng có khả năng tích hợp đa
phương tiện truyền thông (multimedia) và tuân thủ một trong các chuẩn SCORM,
AICC. Nói như thế không có nghĩa là ta phải loại bỏ, không dùng phần mềm MS
Powerpoint. Không thể phủ nhận những tính năng hay của phần mềm này. Đặc biệt
rất nhiều giáo viên đã thông thuộc kỹ năng soạn thảo trên MS Powerpoint. Chính vì
thế ta nên tận dụng những điểm mạnh đó, với sự hỗ trợ của một số phần mềm tích
hợp trên MS Powerpoint có thể tạo và xuất bài giảng theo chuẩn e-Learning, tuân
thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC. . Có rất nhiều phần mềm soạn giảng hiện
nay, giúp giáo viên có nhiều cơ hội tham khảo và lựa chọn phần mềm phù hợp cho
riêng mình.
II.2.THỰC TRẠNG
a. Thuận lợi- khó khăn
Người thực hiện: Văn Đức Luân


- Trang 2 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

* Thuận Lợi: Việc soạn giáo án, bài giảng điện tử được Bộ, Sở quan tâm phát
động và Phòng GD&ĐT Krông Ana triển khai qua một thời gian khá dài. Giáo viên
cũng có nhiều cơ hội tiếp cận với việc soạn bài giảng điện tử. Lãnh đạo trường tôi
cũng như nhiều trường đã đưa tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
là một trong những tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên. Đã phần nào
giúp giáo viên có sự đầu tư tìm hiểu phần mềm soạn giảng. Có nhiều phần mềm hỗ
trợ mới và trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng
cao..
* Khó khăn: số lượng giáo viên lớn tuổi chiếm tỉ lệ cao, khả năng ứng dụng
công nghệ thông tin còn hạn chế. Trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng công
nghệ thông tin ở một số trường còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng..
b. Thành công- hạn chế
* Thành công: Sau quá trình triển khai, khảo sát kết quả đã đem lại thành
công đáng kể, ngày càng nhiều giáo viên tham gia thiết kế giáo án lên lớp hàng
tuần. cũng như nhiều bài giảng có chất lượng tốt tham gia kì thi thiết kế bài giảng
điện tử elearning do Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana tổ chức
hàng năm. Nhiều phần mềm thiết kế mới cũng được giáo viên dày công nghiên cứu
đưa vào thiết kế bài giảng.
* Hạn chế: Mặc dù được đông đảo giáo viên hưởng ứng tham gia. Xong chất
lượng một số bài giảng còn chưa cao, một số giáo viên lớn tuổi còn lúng túng chưa
bắt nhịp kịp.
c. Mặt mạnh- mặt yếu
* Mặt mạnh: Mỗi trường đều có ít nhất một giáo viên chuyên tin học trẻ đầy
nhiệt huyết nên đây cũng là một thế mạnh để triển khai các chuyên đề giới thiệu

phần mềm mới, hỗ trợ giáo viên trong trường soạn bài giảng. Chuyên môn, Lãnh
đạo nhà trường rất quan tâm khích lệ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học. Học sinh hào hứng trong các tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin. Cơ sở
thiết bị, máy móc ngày càng được đầu tư nhiều và chất lượng hơn.
* Mặt yếu: Đa số giáo viên tin trẻ, kinh nghiệm còn non. Giáo viên ở nhiều
trường đa số là giáo viên lớn tuổi khả năng sử dụng tin học còn yếu.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Nguyên nhân khách quan: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
ngày càng được Bộ, sở, Phòng quan tâm đầu tư cả về nhân lực và cơ sở vật chất.
Xu hướng tin học hóa xã hội ngày càng cao. Nhu cầu truy cập thông tin, tài liệu,
học tập qua mạng ngày càng lớn…
Nguyên nhân chủ quan: Đa số giáo viên nhận thức được hiệu quả và tầm
quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Từ đó chủ động
tìm hiểu nghiêng cứu các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục.
Đặt biệt là các phần mềm soạn bài giảng điện tử. Nhà trường, chuyên môn luôn
khuyến khích và đánh giá cao các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin phù

Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 3 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

hợp, hiệu quả. Học sinh hào hứng trong các tiết học có ứng dụng công nghệ thông
tin…
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Để soạn được bài giảng điện tử có chất lượng như ý đòi hỏi người soạn phải
kết hợp nhiều yếu tố như: Nắm rõ mục tiêu, nội dung bài soạn. Từ đó lựa chọn
được phần mềm phù hợp có thể đáp ứng yêu cầu cần thể hiện. Tuy nhiên cũng cần

xác định được kỉ năng sử dụng phần mềm soạn giảng của bản thân. Càng biết nhiều
phần mềm soạn giảng, hỗ trợ soạn giảng bao nhiêu thì cơ hội lựa chọn phần mềm
soạn giảng hợp lí bấy nhiêu. Mỗi phần mềm soạn giảng đều có những ưu và nhược
điểm riêng. Điều quan trọng là người soạn giảng xác định được nội dung, mục tiêu
cần thể hiện trong bài giảng của mình cũng như khả năng ứng dụng CNTT của bản
thân để lựa chọn phần mềm soạn giảng hợp lí.
Phần lớn giáo viên phổ thông đã quen dùng phần mềm MS Powerpoint để
soạn giảng, tuy nhiên, MS Power Point lại chỉ là một phần mềm dùng để thiết kế
slide trình chiếu chứ chưa phải là một phần mềm soạn bài giảng điện tử theo đúng
nghĩa của nó. Trong khi bài giảng theo chuẩn e-Learning là bài giảng có khả năng
tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) và tuân thủ một trong các chuẩn
SCORM, AICC. Nói như thế không có nghĩa là ta phải loại bỏ, không dùng phần
mềm MS Powerpoint. Không thể phủ nhận những tính năng hay của phần mềm
này. Đặc biệt rất nhiều giáo viên đã thông thuộc kỹ năng soạn thảo trên MS
Powerpoint. Chính vì thế ta nên tận dụng những điểm mạnh đó, với sự hỗ trợ của
một số phần mềm tích hợp trên MS Powerpoint như: iSpring Presenter, Adobe
Presenter... Có khả năng xuất bài giảng theo chuẩn e-Learning, các chuẩn SCORM,
AICC. Ngoài ra còn có rất nhiều phần mềm soạn giảng độc lập hay hiện nay như:
Lecture Maker, VioLet.. giúp giáo viên có nhiều cơ hội tham khảo và lựa chọn
phần mềm soạn giảng phù hợp cho riêng mình.
II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
* Mục tiêu của giải pháp: Giúp giáo viên lựa chọn phần mềm soạn giảng và
hỗ trợ soạn giảng phù hợp có thể đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nội dung bài soạn đem
lại hiệu quả cao nhất.
* Biện pháp: Giới thiệu một số phần mềm soạn giảng và hỗ trợ soạn giảng
cũng như những ưu điểm, nhược điểm của phần mềm. Giới thiệu đường dẫn một số
trang web để tải phần mềm miễn phí và tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết phần
mềm soạn giảng.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

Trước khi vào nghiên cứu các phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng điện tử tôi xin
giới thiệu sơ qua quy trình soạn bài giảng trên máy tính như sau:
Lựa chọn nội dung: Chọn những nội dung cần thể hiện trong bài .
Lập dàn ý: Chia nhỏ nội dung thành những modul, mỗi modul cần thể hiện
trên một slide.
Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 4 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

Thu thập tư liệu: Nguồn tư liệu từ nguồn internet hoặc từ các nguồn khác.
Xây dựng bài giảng trên máy tính: Tìm kiếm, lựa chọn phần mềm thích hợp,
các phần mềm hỗ trợ chuyên dụng cho đặc thù của từng bộ môn đồng thời tìm hiểu
các cách sử dụng phần mềm đó..
Các phần mềm để xây dựng bài giảng điện tử (Authoring tools) có thể phân
thành 2 nhóm chính đó là :
Nhóm phần mềm chạy độc lập như: Lecture Maker của công ty Daulsoft Hàn
Quốc, VioLet của công ty Bạch Kim Việt Nam…
Nhóm phần mềm tích hợp với MS Powerpoint của Microsoft như: iSpring
presenter (có phiên bản tiếng Việt) và Adobe Presenter…
Mỗi phần mềm kể trên đều có những nét hay riêng nhưng quan trọng hơn là
chúng đều là công cụ hỗ trợ giáo viên xây dựng bài giảng điện tử e-Learning. Với
những thầy cô đã quen dùng Powerpoint thì nên cài đặt phần mềm tích hợp( Adobe
Presenter hoặc iSpring Presenter...) để sử dụng. Nếu thầy cô là người mới bắt đầu
hoặc không ngại khám phá cái mới thì hãy sử dụng các phần mềm độc lập
(Lectrure Maker hoặc VioLet...).
Sau đây tôi xin giới thiệu sơ lược qua giao diện, ưu điểm, cách sử dụng của
một số phần mềm soạn bài giảng điện tử phổ biến hiện nay cũng như đường đẫn để

tải tài liệu, phần mềm:
b.1: Những phần mềm chạy độc lập
Những phần mềm chuyên dụng cho việc xây dựng bài giảng điện tử eLearning rất phong phú đa dạng trên thị trường, tuy nhiên, phổ biến và dễ sử dụng
nhất là các phần mềm như:
b.1.1 Lecture Maker:
Xin giới thiệu với quý thầy cô Phần mềm LectureMaker 2.0 của hãng Daulsoft
- Hàn Quốc. Đây là phần mềm tạo bài giảng điện tử, trực quan, thân thiện và dễ
dùng.
Là một phần mềm hay, dễ sử dụng (gần như MS Powerpoint) Xem hướng dẫn
sử
dụng
chi
tiết

tải
phần
mềm
về
tại
/>
Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 5 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

Phần mềm được Cục Công nghệ thông tin - Bộ GD&ĐT Việt Nam khuyến
khích sử dụng để tạo ra các bài giảng điện tử đúng chuẩn quốc tế.
Những đặc điểm cơ bản như:

LectureMAKER hướng tới Nội dung được tạo bởi người dùng
Soạn thảo nhanh, dễ dàng.
Dễ dàng kết hợp layout bố trí nội dung với các chức năng soạn thảo.
Bài giảng có thể sử dụng các nội dung đã có như Powerpoint, PDF, flash,
html, cùng với ghi âm, ghi lại trực tiếp bài giảng, và chức năng bảng điện tử.
Các chức năng:
Tạo định dạng chung cho bài giảng.
Hỗ trợ nhiều công cụ soạn thảo: textbox, table, công thức toán học, đồ thị,
biểu đồ.
Hỗ trợ chèn nhiều loại ứng dụng Multimedia vào bài giảng.
Khả năng điều khiển Video bài giảng bằng các bookmark, ghi lại bài giảng
đang diễn ra, đồng bộ âm thanh, hình ảnh với bài giảng.
Cung cấp sẵn đa dạng các mẫu layout, nhiều dạng nội dung e-learning có thể
kết hợp với nhau như video với text, sound với text,...
Tạo khả năng tương tác với người học bằng câu hỏi và trả lời, bằng các hộp
thông điệp,..
Kết quả có thể kết xuất ra nhiều định dạng file: .exe, web, html, gói Scorm,...
Bài hướng dẫn được thực hiện trên phần mềm LectureMaker, kết hợp với
một số file PowerPoint và Flash. Đi kèm trong bài hướng dẫn là các file thực hành
được sắp xếp từ dễ đến khó để Thầy Cô và các bạn làm quen dần với các thao tác
trong LectureMaker.
Theo dự đoán của CENTEA, từ thời điểm này đến vài năm tới, các chương
trình tạo bài giảng điện tử đúng chuẩn quốc tế sẽ dần thay thế chương trình
PowerPoint trong việc soạn các bài giảng tại Việt Nam.
b.1.2 Violet:
Là phần mềm của công ty Bạch Kim, có đầy đủ chức năng để soạn và xuất ra
bài giảng điện tử e-Learning, có giao diện bằng tiếng Việt nên rất dễ sử dụng. Thế
mạnh của VioLet là soạn câu hỏi trắc nghiệm đa dạng, trò chơi ô chữ và vẽ hình
học không gian, toán học..Tải phần mềm và hướng dẫn sử dụng chi tiết tại:
/>Chức năng vẽ đồ thị hỗ trợ các dạng đồ thị 2 chiều, Violet 1.6 cập nhật thêm

dạng đồ thị 3 chiều rất hữu ích trong việc giảng dạy môn Giải tích ở cấp III. Các đồ
thị 3 chiều có thể vẽ được mọi hàm dạng z = f(x, y), được phối màu phù hợp, có thể
xoay theo nhiều hướng nên giúp học sinh dễ dàng hình dung và ghi nhớ mà bằng
tranh ảnh thông thường không thể nào thực hiện được.

Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 6 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

Đồ thị Parabol 3 chiều z = x^2 + y^2
Đóng gói thành bài giảng E-learning theo chuẩn SCORM
Bên cạnh việc đóng gói ra dạng EXE và HTML, Violet 1.6 hỗ trợ thêm việc
đóng gói bài giảng ra một file .zip theo chuẩn SCORM để tạo thành các bài giảng
E-learning.

E-learning là hình thức học tập trực tuyến thông qua mạng Internet mà có thể
không cần giáo viên trong quá trình học. Sau khi học sinh vào học, giáo viên có thể
theo dõi và quản lý được là học sinh nào đã vào học, học trong bao nhiêu lâu, thậm
chí còn biết được cả mục nào trong bài đã xem và xem bao nhiêu lâu, đã làm bài
tập nào đúng, bài tập nào sai, nếu sai thì sai như thế nào, được bao nhiêu điểm, kết
quả cuối cùng là đạt hay chưa đạt, v.v...
Với mỗi bài tập trong Violet, giáo viên có thể thiếp lập các thông số cho mỗi
bài tập như hệ số điểm (ví dụ bài tập quan trọng thì hệ số điểm lớn), điểm chuẩn
cho bài tập đó để xét đạt hay chưa đạt, số lần tối đa có thể làm bài và thời gian tối
đa để làm bài tập đó.

Người thực hiện: Văn Đức Luân


- Trang 7 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

Không chỉ sử dụng được các bài tập đã được cung cấp sẵn, Violet còn có thể
thêm vào bài giảng E-learning các dạng bài tập do người dùng tự làm bằng Adobe
Flash hoặc Macromedia Flash, chỉ cần trong bài tập đó sử dụng thêm vài lệnh hỗ
trợ SCORM mà Flash cung cấp sẵn. Với chức năng này, Violet sẽ là cầu nối cho
những người thành thạo Flash đến với E-learning, bởi vì việc xây dựng từ đầu một
bài giảng theo chuẩn SCORM bằng Flash là rất phức tạp.
Ngoài ra bộ công cụ Violet cho Powerpoint: VioletTools cung cấp các thêm
các chức năng cho Powerpoint để có thể sử dụng kết hợp với Violet một cách dễ
dàng. Các chức năng này được hiện ra trong Powerpoint dưới dạng một menu và
một toolbar

Lưu ý: Để chạy được bộ công cụ này, quý vị cần cài thêm .NET
Framework (nếu chưa có) và thư viện VSTO của Microsoft.
Bộ công cụ này cung cấp các chức năng như sau:
Chèn Flash vào Powerpoint
Mặc dù Powerpoint cho phép chèn được Flash theo dạng OLE Object
(Shockwave Flash Object), tuy nhiên cách chèn này rất nhiều thao tác phức tạp và
dễ nhầm lẫn. Với VioletTools, việc chèn Flash vào rất dễ dàng giống như chèn một
bức ảnh thông thường
Chèn phim (video) vào Powerpoint
Powerpoint đã cung cấp chức năng chèn phim và chạy (play) video bằng thư
viện Windows Media Player (WMP). Tuy nhiên WMP không play được nhiều định
Người thực hiện: Văn Đức Luân


- Trang 8 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

dạng phim thông dụng hiện nay như FLV (là định dạng mặc định của các thư viện
video lớn như YouTube.com, Clip.vn,...) hay 3GP (là dịnh dạng phim được quay từ
các máy ảnh số và các điện thoại di động). Thậm chí, kể cả với định dạng video mà
WMP mà trên máy soạn thảo có thể play được, nhưng khi copy sang máy khác nếu
thiếu các thư viện giải mã (codec) tương ứng thì video cũng không thể play được.
Với bộ công cụ Violet, khi chèn bất cứ dịnh dạng phim nào thì phim sẽ đều
được convert (chuyển đổi) ra định dạng chuẩn FLV và luôn luôn play được trên
mọi máy tính. Đây là một giải pháp chèn phim an toàn và hiệu quả.
Nhúng Violet vào Powerpoint
Cũng giống như việc chèn Flash, nếu sử dụng các chức năng cơ bản của
Powerpoint thì sẽ phải rất nhiều thao thác phức tạp. Với Violet Tools, người dùng
chỉ cần chọn file XVL chứa bài tập hoặc mô phỏng của Violet là có thể chèn được
rồi.
Xuất bài giảng ra Violet
Chức năng này sẽ chuyển đổi bài giảng Powerpoint đã soạn từ trước thành
dạng bài giảng Violet, có thể mở và tiếp tục chỉnh sửa, thêm bớt và đóng gói theo
Violet. Như vậy khi mà các thầy cô đã quen và thành thạo với phần mềm Violet thì
các bài giảng đã có bằng Powerpoint sẽ không cần phải soạn lại làm gì.
Khi chuyển đổi từ Powerpoint sang Violet, hầu hết các đối tượng chính đều được
chuyển đổi sang dạng tương ứng như văn bản, ảnh, phim, Flash, các hiệu ứng, các
mẫu Violet nhúng, v.v... còn các đối tượng đặc biệt mà Violet chưa hỗ trợ như
Word Art, Chart,... thì sẽ được chuyển thành ảnh. Vì vậy để cẩn thận, sau khi
chuyển đổi các thầy cô không nên xóa bài Powerpoint cũ đi.
Đóng gói bài giảng theo chuẩn SCORM
Thao tác này tương đương với việc xuất bài giảng ra Violet, mở bài giảng đó

bằng Violet và gọi chức năng đóng gói SCORM của Violet. Việc đóng gói này đảm
bảo giữ trọn vẹn các hiệu ứng, các đoạn phim, đoạn Flash, các mẫu Violet nhúng,...
để đưa lên các máy chủ LMS. Không giống như nhiều phần mềm chuyển đổi
Powerpoint thành SCORM thường chỉ chuyển được các slide Powerpoint thành các
bức ảnh hoặc Flash nên có thể không còn thực hiện được những chức năng dù là
đơn giản của Powerpoint.
Cả Violet và VioletTool đều cho phép người dùng lựa chọn đóng gói bài giảng
theo chuẩn SCORM 1.2 hoặc SCORM 2004. Chuẩn SCORM 2004 hỗ trợ nhiều
tính năng hơn, tuy nhiên một số hệ LMS thông dụng như Moodle hiện nay vẫn
chưa hỗ trợ. Đây cũng chính là điểm yếu của một số phần mềm như Lecture Maker
vì chỉ hỗ trợ cho định dạng SCORM 2004 nên khi đưa Moodle sẽ bị mất các chức
năng như chấm điểm, quản lý điểm,...
Như vậy, trong xu hướng E-learning phát triển như hiện nay, các giáo viên lại
quen soạn thảo với phần mềm Powerpoint thì Violet 1.6 trở thành một cầu nối rất
hữu hiệu. Đặc biệt, trong năm 2010, Bộ GD&ĐT đang phát động cuộc thi bài giảng

Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 9 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

điện tử E-learning (xem tại địa chỉ ), thì Violet sẽ giúp
các giáo viên đã quen với Powerpoint vẫn hoàn toàn có thể tham gia ngay được.
Trong một thời gian ngắn phát triển Violet 1.6, các chức năng cũng chưa thể
hoàn hảo và còn nhiều ý tưởng chưa thực hiện được. Chúng tôi sẽ cố gắng nhanh
chóng cập nhật thêm nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Rất mong nhận được sự
góp ý của các thầy cô để phần mềm ngày tốt hơn.
Còn nhiều công cụ khác phục vụ công tác soạn bài giảng điện tử mà chúng ta

có thể dễ dàng tìm thầy bằng các từ khóa như “Authoring tools”, “công cụ soạn
giảng”, “phần mềm soạn bài giảng điện tử”… thông qua các Search Engine như
Google, Yahoo, coccoc...
b.2 Những phần mềm tích hợp với MS PowerPoint
Do phần lớn giáo viên đều đã quen sử dụng phần mềm MS Powerpoint trong
việc soạn giảng. Vì vậy, để tiếp cận với một phần mềm mới, cho dù là rất dễ sử
dụng thì cũng thường vướng phải tâm lý ngại khó. Để giải quyết vấn đề này, bài
viết giới thiệu một số phần mềm rất hữu ích đó là iSpring Presenter, Adobe
Presenter... Đây là những phần mềm được tích hợp vào MS Powerpoint để bổ sung
thêm các chức năng hỗ trợ xây dựng bài giảng điện tử e-Learning theo đúng chuẩn,
giúp giáo viên dễ dàng xây dựng bài giảng điện tử trên chính phần mềm quen thuộc
MS Powerpoint.
b.2.1 Phần mềm trình chiếu Microsoft Powerpoint:
Trước tiên tôi xin điểm qua một số tính năng của phần mềm Microsoft
Powerpoint: là phần mềm có tích hợp rất nhiều chức năng như:
Tạo một văn bản trình bày.
Chèn các đối tượng: Kí tự, bản, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh ,video…
Chỉnh sửa các bản trình bày.
Tạo các chuyển động: làm cho các ký tự, hình ảnh, slide chuyển động.
Đây là phần mềm được đa số giáo viên sử dụng tương đối tốt. Kể cả giáo viên
không chuyên về tin học. Vì vậy trong đề tài này tôi bỏ qua bước hướng dẫn sử
dụng phần mềm này. Mà xin giới thiệu thêm một số phần mềm hỗ trợ khác.
b.2.2 Adobe Presenter:
Phần mềm này đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng e-Learning,
có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng
bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ
bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến …
Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng
tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác
(quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình

(animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp.
Điều khẳng định là Adobe Presenter tạo ra bài giảng điện tử tương thích với
chuẩn quốc tế về eLearning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004.

Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 10 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

Tải hướng dẫn sử dụng chi tiết và bản dùng thử tại
/>Adobe Presenter đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng e-Learning,
có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng
bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ
bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến …
Sau đây tôi xin sơ lược về một số thao tác và giao diện phần mềm:
Phiên bản 6.0
Phiên bản 7.0

Tạo câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (quizze)
Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager.
Quiz Setting xác lập tên
loại câu hỏi, học viên có thể
nhảy qua câu hỏi này, phản ứng
sau khi học viên trả lời: Lùi lại,
hiện thị kết quả…
Cho phép làm lại
Cho phép xem lại câu hỏi
Bao gồm slide hướng dẫn

Hiện thị kết quả khi làm
xong
Hiện thị câu hỏi trong
outline (danh mục, mục lục)
Trộn câu hỏi
Trộn câu trả lời

Các bạn có thể khai thác nhiều tính năng khác trong phần làm câu hỏi trắc
nghiệm này…
Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 11 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

b.2.3 iSpring Presenter:
Cũng có đầy đủ các tính năng như Adobe Presenter, theo nhiều chuyên gia
iSpring Presenter tương thích với các chuẩn bài giảng điện tử mới nhất hiện nay,
iSpring Presenter thật sự là một ứng dụng không thể thiếu cho những ai có nhu cầu
trình diễn PowerPoint và ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác giáo dục học.
Cách sử dụng, tính năng và giao diện cũng giống như phần mềm V-iSpring
Presenter
(phiên
bản
tiếng
việt)
dưới
đây.
Tải

về
tại

b.2.4 V-iSpring Presenter:
V-iSpring Presenter là phiên bản tiếng Việt của iSpring Presenter với đầy đủ
các tính năng của iSpring Presenter 5.0.0; tương thích với Powerpoint 2003, 2007..

Với tính năng ưu việt của một phần mềm soạn bài giảng điện tử e-Learning
chuyên nghiệp cùng với giao diện và hướng dẫn bằng tiếng Việt chắc chắn sẽ giúp
thầy cô giáo tiếp cận nhanh hơn và phục vụ đắc lực cho công việc soạn giảng của
mình.
Sau khi cài đặt thành công ta quan sát trên thanh Menu của MS PowerPoint sẽ
xuất hiện thêm một Menu mới có tên iSpring Presenter với nhiều công cụ hữu dụng
cho việc soạn giảng như hình dưới đây.

V-iSpring Presenter cho phép chèn âm thanh, hình ảnh, video từ máy tính hoặc
từ Youtube, flash,… Thầy cô có thể thu âm bài giảng, ghi hình video giáo viên
giảng bài vào mỗi slide webcam trên máy tính của mình. V-iSpring còn cho phép
đính kèm file là địa chỉ liên kết đến các website tham khảo liên quan đến bài giảng.

Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 12 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

Ưu điểm chính của việc thu âm hoặc quay video trong V-iSpring Presenter là
khả năng đồng bộ với các hoạt động của slide , nghĩa là khi thu âm hoặc quay video
thì slide cũng đồng thời được trình chiếu để thầy cô quan sát giảng bài. Sự đồng bộ

ở đây có nghĩa là sự trùng khớp giữa slide bài giảng và lời giảng của giáo viên.
Soạn và chèn bài tập trắc nghiệm: Đây là một ưu điểm rất mạnh của V-iSpring
Presenter. Chương trình soạn bài tập trắc nghiệm này cho phép soạn 10 kiểu đề trắc
nghiệm khác nhau như câu hỏi đúng/sai, đa lựa chọn, điền khuyết….

Sau khi làm bài chương trình sẽ chấm và hiển thị điểm số của người làm đồng
thời gửi kết quả về email hoặc máy chủ của giáo viên nếu ứng dụng trực tuyến.
Giao diện thanh công cụ của trình soạn đề trắc nghiệm của V-iSpring
Presenter cũng hoàn toàn bằng tiếng Việt và thiết kế rất đơn giản, dễ sử dụng.

Với V-iSpring Presenter ta có thể soạn bài kiểm tra một cách nhanh chóng với
các loại câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu hỏi đúng/sai, câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi đa đáp án, câu hỏi trả lời ngắn,
câu hỏi ghép cặp, câu hỏi sắp xếp, câu hỏi số học, câu hỏi điền khuyết, câu hỏi
dạng kéo – thả từ..
Thiết đặt kiểu dữ liệu đầu ra và xuất bản: Tùy theo nhu cầu và mục đích sử
dụng mà ta chọn kiểu dữ liệu xuất ra cho phù hợp. V-iSpring Presenter có thể xuất
bản thành nhiều định dạng đầu ra khác nhau như:

Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 13 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

Web: Bài giảng định dạng web trên
máy tính cá nhân, web cho máy chủ web
(gửi qua FTP), web để chia sẻ qua email.
Các định dạng này có dung lượng vừa

phải nên chất lượng cũng tương đối tốt.
CD: Bài giảng để lưu trên đĩa CD:
Định dạng này có kích thước lớn và chất
lượng âm thanh, hình ảnh tốt nhất.
iSpring Online: Định dạng có chất
lượng tương tự định dạng web và đòi hỏi
phải có tài khoản trên iSpring Online để
tải trực triếp lên máy chủ của iSpring.
LMS: Định dạng chuẩn e-Learning,
tương thích với các website e-Learning
theo chuẩn SCORM, AICC. Tùy theo lựa chọn lưu cho trên máy tính cá nhân, web
cho máy chủ web (gửi qua FTP), web để chia sẻ qua email mà dung lượng và chất
lượng file sẽ thay đổi cho phù hợp.
b.3 Phần mềm hỗ trợ:
Nếu ai đã từng tham gia thiết kế bài giảng điện tử elearning thì có thể thấy rõ
nhược điểm của các phần mềm soạn giảng nêu trên, đó là phần âm thanh. Khi thu
âm lời giảng, âm thanh thường nhỏ và có nhiều tạp âm dẫn đến chất lượng bài
giảng không cao. Vì thế cần phải sử dụng một số phần mềm ghi âm và biên tập âm
thanh như kích âm, lọc âm, tách tiếng rồ… Sau đay tôi xin giới thiệu một số phần
mềm có thể tải trên mạng miễn phí nhưng tính năng rất mạnh.
b.3.1 Camtasia của Techsmith:
Công cụ ghi âm (Multimedia) và ghi tiến trình hoạt động (quay phim màn
hình). Một số phần mềm mặc dù đã có phần mềm ghi âm nhưng trong thực tế chất
lượng chưa được như ý. Nên cần có phần mềm ghi âm chất lượng cao và chuyên
nghiệp hơn. Tải về tại .
Một số chức năng chính của chương trình:
Có thể tạo ra các đoạn ghi hình hoạt động của màn hình Desktop với chất
lượng cao
Sử dụng tài nguyên hệ thống ít nhất có thể để đảm bảo tốc độ cũng như hiệu
suất làm việc của máy tính

Tích hợp chức năng phóng to hoặc thu nhỏ, chú trọng vào tâm điểm của video
Hỗ trợ các định dạng đầu ra đa dạng, bao gồm 720p HD và đăng tải trực tiếp
lên YouTube
Tích hợp sẵn với PowerPoint và đây là giao diện chính của chương trình:

Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 14 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

Tính năng tích hợp với PowerPoint
Camtasia Studio 7 có chế độ tích hợp tốt với PowerPoint 2007 và 2010. Nếu
khởi động PowerPoint lần đầu tiên sau khi cài đặt Camtasia, chương trình sẽ hiển
thị những bước cơ bản để sử dụng cùng với PowerPoint:

Trong thẻ Addins của PowerPoint, bạn sẽ thấy các công cụ hỗ trợ của
Camtasia, có thể tích hợp sẵn webcam của hệ thống vào bài trình chiếu, ghi âm trực
tiếp … :
Mỗi khi chiếu 1 đoạn văn bản bằng PowerPoint, sẽ có 1 cửa sổ ứng dụng nhỏ
của Camtasia giúp bạn điều khiển quá trình ghi âm. Bấm Esc để thoát khỏi
PowerPoint như bình thường, và toàn bộ file văn bản này sẽ được lưu thành file
Camtasia project:
Camtasia hoạt động khá trơn tru, nhẹ nhàng trên những máy tính cấu hình đáp
ứng được yêu cầu của chương trình, khi làm việc, ứng dụng chiếm khá ít tài nguyên
hệ thống và bộ nhớ phân giải – được thể hiện ngay trong quá trình ghi hình và
render.
Người thực hiện: Văn Đức Luân


- Trang 15 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

b.3.2 phần mềm Audacity:
Phần mềm Audacity (Miễn phí) có tính năng chuyên nghiệp chỉnh sửa các tập
tin âm thanh như: Cắt, sao chép, ghép nối hoặc trộn các âm thanh lại với nhau, loại
bỏ tiếng ồn... Thu lại âm thanh trực tiếp, thay đổi tốc độ, độ cao bản thu âm Tải về
tại: các tính năng chính:
Chuyển đổi các bản thu âm và băng từ sang dạng số hoặc CD.
Chỉnh sửa các tập tin âm thanh Ogg Vorbis, MP3, WAV, AIFF.
Cắt, sao chép, ghép nối hoặc trộn các âm thanh lại với nhau.
Thu lại âm thanh trực tiếp, thay đổi tốc độ, độ cao bản thu âm.
Hướng dẫn sử dụng Audacity:
* Bỏ một đoạn nhạc:
Vào menu Tập tin > Mở (hoặc nhấn Ctrl + O) và tìm chọn file nhạc cần xử lý.
Sau khi nạp xong, nội dung file nhạc sẽ thể hiện dưới dạng biểu đồ sóng âm, với
vùng phía trên là kênh trái và vùng phía dưới là kênh phải.
Bấm nút Play màu xanh lá cây để nghe lại bản nhạc và nhìn vào khung Vị trí
âm thanh phía dưới để xác định điểm bắt đầu và kết thúc đoạn nhạc muốn loại bỏ.
Nghe xong, bấm nút Stop màu vàng để dừng hẳn bản nhạc thì mới chỉnh sửa được.
Tiếp theo, kéo thanh chạy đến thời điểm bắt đầu (hiển thị trong khung Bắt đầu
vùng chọn phía dưới), nhấp chuột vào vùng sóng âm rồi rê chuột qua phải đến thời
điểm kết thúc (hiển thị trong khung Kết thúc phía dưới) để đánh dấu đoạn muốn
loại bỏ (được tô màu nâu). Xong, vào menu Chỉnh sửa và chọn lệnh Cắt (hoặc nhấn
Ctrl + X) để loại bỏ.
Thực hiện tương tự trên khi muốn đánh dấu và loại bỏ thêm đoạn nhạc khác.

Sau đó, vào menu Tập tin và chọn lệnh Xuất. Trong hộp thoại Xuất tập tin mở

ra, bạn nhấp vào hộp Save as type phía dưới và chọn định dạng cho file nhạc vừa bị
cắt, bấm nút Tùy chọn nếu muốn thiết lập lại thông số âm thanh (chế độ bit, chất
lượng, kênh âm thanh), sau đó chọn thư mục lưu nhạc và bấm Save.
Sau khi xác định và đánh dấu đoạn nhạc muốn tách như trên, vào menu Tập
tin và chọn lệnh Xuất phần chọn. Trong hộp thoại Xuất tập tin mở ra, chọn định
dạng, thiết lập lại âm số âm thanh (nếu muốn) và chọn thư mục lưu đoạn nhạc vừa
chọn.
Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 16 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

*Tách một đoạn nhạc:
Ở hộp thoại Sửa dữ liệu đặc tả hiện ra kế đó, bạn có thể chỉnh sửa thông tin
meta như tên nghệ sĩ, tên bài hát, tên album, thể loại nhạc,... rồi bấm OK để xuất
nhạc.

* Nối nhiều file nhạc:
Đầu tiên, tìm chọn cùng lúc những file nhạc muốn nối, tiếp đó chuyển qua cửa
sổ hiển thị file nhạc thứ hai, nhấn Ctrl + C (hoặc vào menu Chỉnh Sửa và chọn lệnh
Chép) để sao chép nội dung.
Tiếp theo, bạn chuyển sang cửa sổ chứa file nhạc thứ nhất, nhấp chuột vào
vùng sóng âm phía sau file nhạc này, rồi nhấn Ctrl + V (hoặc vào menu Chỉnh sửa
và chọn Dán) để dán file nhạc thứ hai vào.
Tương tự, chuyển sang cửa sổ chứa file nhạc thứ ba và nhấn Ctrl + C để sao
chép nội dung, rối chuyển sang cửa sổ chứa file nhạc thứ nhất, nhấp chuột vào
vùng sóng âm phía sau file nhạc thứ hai và nhấn Ctrl + V để dán tiếp file nhạc thứ
ba vào.


Sau cùng, vào menu Tập tin và chọn lệnh Xuất, chọn định dạng, thiết lập lại
thông số âm thanh và chọn thư mục file nhạc "liên khúc".
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
Để thực hiện giải pháp, biện pháp này phải đảm bảo những điều kiện về cơ
sở vật chất như máy tính, mạng internet, máy chiếu đa năng,.. giúp giáo viên có
điều kiện sử dụng.
Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích giáo viên trong trường sử dụng giáo
án điện tử rộng rãi trong dạy học. Đồng thời thường xuyên tổ chức các chuyên đề
Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 17 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

soạn giáo án trên máy tính và giáo án điện tử hàng năm để tạo phong trào ngày
càng phát triển và có chất lượng cao.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Như chúng ta đã thấy, nội dung giữa các biện, giải pháp có quan hệ khăn khít
với nhau. Để thiết kế được một bài giảng thành công cần phải kết hợp nhiều yếu tố.
Đặt biệt người soạn cần phải tìm hiểu để nắm được những điểm mạnh, điểm yếu
của từng phần mềm soạn giảng, hỗ trợ soạn giảng. Xác định được mục tiêu, nội
dung cần thể hiện từ đó đưa ra những lựa chọn hợp lí nhất đem lại hiệu quả cao
nhất.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Sau thời gian nghiên cứu tôi thấy kết quả đạt được rất khả quan, số lượng giáo
viên tham gia soạn bài giảng lên lớp ngày càng nhiều, số tiết thao giảng có ứng
dụng công nghệ thông tin tăng đột biến. Đặt biệt các bài giảng điện tử tham gia dự
thi cấp huyện có chất lượng cao ngày càng nhiều, đa dạng về bộ môn và phần mềm

thiết kế bài giảng mới.
II.4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA
HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trước khi thực hiện nghiên cứu đề tài số lượng giáo viên tham gia thiết kế
giáo án, bài giảng ít về số lượng cũng như thể loại phần mềm thiết kế, chất lượng
chưa cao.
Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài số lượng giáo viên tham gia thiết kế giáo
án, bài giảng tăng đáng kể về số lượng cũng như thể loại phần mềm thiết kế, chất
lượng cao hơn qua từng năm. Một số bài giảng đã mạnh dạng sử dụng phần mềm
mới để thiết kế tham gia hội thi thiết kế bài giảng điện tử cấp huyện đạt kết quả
phấn khởi. Cụ thể thông qua bảng số liệu dưới đây:
Giáo
Số
Số
Thể loại
viên
lượng lượng
phần
Năm
Kết quả
tham
giáo
bài
mềm
gia
án
giảng thiết kế
2011-2012
3/28
6

0
1
TB: 2. Khá: 4
Khá 17. Tốt: 6. Đạt cấp
2012-2013
9/28
18
5
3
huyện: 1
Khá: 17. Tốt: 16. Đạt
2013-2014
12/28
24
9
4
cấp huyện: 4
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. KẾT LUẬN
Để có một bài giảng điện tử sinh động, dể học, dể hiểu, khi soạn thảo đòi hỏi
chúng ta cần nắm được phương pháp soạn một bài giảng điện tử , biết sử dụng một
số phần mềm chuyên dụng dùng để soạn thảo bài giảng cũng như một số phần mềm
hỗ trợ. Đây là một đề tài gần với thực tế, có tính ứng dụng cao trong ngành giáo
dục và đào tạo. Vì vậy trong tương lai tới đây tôi nghĩ sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi
Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 18 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử


nghiêng cứu theo hướng tìm hiểu chi tiết các phần mềm soạn bài giảng điện tử trực
tuyến Elearning.
Đề tài nghiêng cứu mang tính chất rộng nên không tránh khỏi những khiếm
khuyết, rất mong sự đóng góp của quý thầy cô.
III.2. KIẾN NGHỊ
Kính mong Phòng GD&ĐT, nhà trường trang bị thêm về cơ sở vật chất như:
máy tính, mạng internet, máy chiếu đa năng hoặc màn hình tinh thể lỏng tiết kiệm
loại lớn (52 inch),.. giúp giáo viên có điều kiện sử dụng.
Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích giáo viên trong trường sử dụng giáo
án điện tử rộng rãi trong dạy học. Đồng thời duy trì tổ chức cuộc thi soạn giáo án
trên máy tính và giáo án điện tử hàng năm để phong trào ngày càng phát triển và có
chất lượng cao.
Xin chân thành cảm ơn.
Bình Hòa, ngày 10 tháng 02 năm 2015
Người viết

Văn Đức Luân

Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 19 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Stt

Tên tài liệu


Tác giả

1

Hướng dẫn sử dụng phần mềm Luctermaker

Nguyễn Hoa Nam – Sở
GD&ĐT Đắk Lắk

2

Hướng dẫn sử dụng phần mềm Violet

Nguyễn Hoa Nam – Sở
GD&ĐT Đắk Lắk

3

Hướng dẫn sử dụng phần mềm Adobe Presenter

Quách Tuấn Ngọc –
CCNTT – Bộ GD&ĐT

4

Hướng dẫn sử dụng phần mềm Ipring

Tài liệu mở


5

Hướng dẫn sử dụng phần mềm Camtasia Studio 7

Quách Tuấn Ngọc –
CCNTT – Bộ GD&ĐT

6

Hướng dẫn sử dụng phần mềm Audacity

Nguyễn Ngọc Lễ Trường THPT Krông
Ana

7

Cuốn thiết kế giáo án theo Phương Pháp mới Tin học

NXB Giáo Dục

8

Các phương pháp dạy học được áp dụng hiệu quả nhất

Nhóm sư phạm ĐHSP –
TP Hồ Chí Minh.

9

Quy trình, các bước soạn giáo án trước khi lên lớp


Tài liệu mở của Bộ GD.

10

Nguồn tài liệu trên thư viện trực tuyến Tin học,
Violet, Tài liệu book VN...

Tài liệu mở

Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 20 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)

Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 21 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP HUYỆN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)

Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 22 -


Một số kinh nghiệm lựa chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

MỤC LỤC
I.
I.1.

I.2.
I.3.
I.4.
I.5.
II.
II.1.
II.2.
a.
b.
c.
d.
e.
II.3.
a.
b.
b.1:
b.1.1
b.1.2
b.2
b.2.1
b.2.2
b.2.3
b.2.4
b.3
b.3.1
b.3.2
c.
d.
e.
II.4.


PHẦN MỞ ĐẦU.………………..……………..………………..….Trang 1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………..…………………...… Trang 1
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ…….………………...……….………...…Trang 1
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.…………………...…..……………...Trang 2
GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU.………………………..…………….….Trang 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………..….....Trang 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…………………………..………....… Trang 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………,.…………………..…….….….Trang 2
THỰC TRẠNG…..………………………………………..…...….. Trang 2
Thuận lợi- khó khăn…………………………………………..……. .Trang 2
Thành công- hạn chế…………………………………………...…... .Trang 3
Mặt mạnh- mặt yếu…………………………………………….....….Trang 3
Các nguyên nhân, các yếu tố tác động……………………….…..…..Trang 3
Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra....…Trang 4
GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP…………………………………………...Trang 4
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp……………………………….…..Trang 4
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp……………....Trang 4
Những phần mềm chạy độc lập…………………………………...…Trang 5
Lecture Maker…………………………………………………. …....Trang 5
Violet……………………………………………………………. ….Trang 6
Những phần mềm tích hợp với MS PowerPoint…………………….Trang 10
Phần mềm trình chiếu Microsoft Powerpoint:………………………Trang 10
Adobe Presenter:………………………………………………….....Trang 10
ISpring Presenter ……………………………………………………Trang 12
V-iSpring Presenter………………………………………………….Trang 12
Phần mềm hỗ trợ…………………………………………………….Trang 15
Camtasia của Techsmith……………………………………………..Trang 15
Phần mềm Audacity:………………………………………………...Trang 16
Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp…………………….…..Trang 18

Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:…………………………Trang 18
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu…..….Trang 18
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA HỌC
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………………………….…..Trang 19
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.…………………………………..Trang 19
III.1. KẾT LUẬN………………………………………………….………Trang 19
III.2. KIẾN NGHỊ.………………………………………………...………Trang 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………...……Trang 20

Người thực hiện: Văn Đức Luân

- Trang 23 -



×