VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
THÂN THỊ NGỌC PHÚC
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÁN BỘ CÔNG CHỨC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số
: 62310301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN THỦ
Thành phố Hồ Chí Minh, 01/2016
i
LỜI CẢM ƠN
Phát triển ý tưởng nghiên cứu về bình đẳng giới trong gia đình cán bộ công
chức tại Thành phố Hồ Chí Minh là sự tiếp nối của các nghiên cứu trước về bình
đẳng giới trong khu vực công mà tôi đã may mắn có cơ hội được tham gia cùng
PGS.TS. Nguyễn Thu Linh. Khi tôi trao đổi nội dung này với PGS.TS. Nguyễn Văn
Thủ, người đã nhiều năm làm công tác tham mưu về tổ chức cán bộ cho Chính phủ,
thầy đã ủng hộ, động viên tôi thực hiện ý tưởng này. Trong suốt gần 6 năm thực
hiện luận án, nhìn lại chặng đường đã đi qua, tôi thực sự xúc động và luôn biết ơn
về những gì mà người thầy đáng kính đã không tiếc thời gian, công sức chỉ bảo cho
tôi không chỉ là những kiến thức khoa học mà còn động viên tôi luôn phải cố gắng
để hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lời cảm sơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Ngọc Văn, tôi cũng đã
may mắn được gặp thấy. Thầy đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình cho tôi về các tri thức và
phương pháp nghiên cứu xã hội học về giới trong gia đình, gợi mở cho tôi những
phát hiện mới trong thảo luận kết quả nghiên cứu.
Ở công trình nghiên cứu này, tôi còn được học hỏi từ những người thầy khác
của Khoa Xã hội học – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội nơi tôi học tập. Tôi xin bày
tỏ lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy, cô giáo, các cán bộ của khoa Xã hội
học, của Học viện Khoa học Xã hội.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ths. Hà Thúc Dũng, người bạn đã đồng hành cùng tôi
trong suốt thời gian dài. Bạn đã dành thời gian giúp đỡ tôi xử lý số liệu và thảo luận
kết quả phân tích ban đầu.
Để có được công trình nghiên cứu này, tôi không quên ơn các cán bộ công
chức tại các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường xã trong mẫu khảo sát đã quan
tâm, ủng hộ, giúp đỡ, cung cấp thông tin cho tôi trong các cuộc thu thập thông tin
bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
Sau cùng, tôi xin đặc biệt cảm ơn các thành viên trong gia đình đã luôn động
viên, quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ cho tôi cả về vật chất lẫn tinh thần. Tin tưởng và cổ
vũ cho tôi hoàn thành luận án.
ii
MỤC LỤC
Mục lục……………………………………………………………………….
Mục lục bảng…………………………………………………………………
Danh mục hộp………………………………………………………………..
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..
NỘI DUNG…………………………………………………………………..
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU………….............
1.1. Xây dựng khung đo lường về bình đẳng giới trong gia đình….................
1.2. Bình đẳng giới về quyền lựa chọn và ra quyết định giữa vợ và chồng......
1.3. Bình đẳng giới trong phân công lao động trong gia đình….....................
1.4. Tình trạng bạo lực trong quan hệ vợ chồng...............................................
1.5. Nguyên nhân và các rào cản thực hiện bình đẳng giới trong gia đình........
1.6. Ảnh hưởng của tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình đến phát triển
ii
iv
Vi
1
13
13
13
17
19
23
25
28
nghề nghiệp của nam và nữ……………………………………………...........
1.7. Một số nhận xét …………………………………………………………..
1.7.1. Về chủ đề, nội dung nghiên cứu……………………………………......
1.7.2. Những đóng góp của luận án……………………………………...........
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài …………………………………………..
2.1.1. Những vấn đề cơ bản của bình đẳng giới trong gia đình và các khái
32
32
33
36
36
36
niệm liên quan…………………………………………………….................
2.1.2. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài………………………………........
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………
2.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu……………………………………………..
2.2.2. Phương pháp định lượng…………………………………………………
2.2.3.Phương pháp nghiên cứu định tính……………………………………….
Chương 3: THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH
57
70
70
71
73
75
CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH……………
3.1. Bình đẳng giới trong phân công lao động ……………………………..
3.1.1. Chăm sóc, dạy dỗ trẻ em…………………………………………..........
3.1.2. Công việc nội trợ…………………………………………......................
3.2. Bình đẳng giới về quyền lực giữa vợ và chồng………….......................
3.2.1. Bình đẳng giới trong quyền quyết định…………...................................
3.2.2. Bình đẳng giới trong quan hệ quyền lực giữa vợ và chồng....................
Tiểu kết……………………………………………………………………….
Chương 4: ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI
75
75
78
89
90
96
109
TRONG GIA ĐÌNH ĐẾN PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA NAM
VÀ NỮ CÁN BỘ CÔNG CHỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..............
4.1. Khác biệt trong phát triển nghề nghiệp của nam và nữ CBCC Thành
112
iii
phố Hồ Chí Minh…………………………………………………….............
4.1.1. Khác biệt về vị trí lãnh đạo chủ chốt………………………………......
4.1.2. Mức độ chuyển đổi và hài lòng với công việc…………………………
4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt trong phát triển nghề nghiệp
112
112
114
của nam và nữ CBCC......................................................................................
4.2.1. Phân công lao động gia đình không bình đẳng đã hạn chế cơ hội phát
118
triển nghề nghiệp của nữ CBCC........................................................................ 118
4.2.2. Quan hệ quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình đã hạn chế nữ
CBCC trong phát triển nghề nghiệp nhiều hơn nam..........................................
Tiểu kết..............................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP....................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................
PHỤ LỤC..........................................................................................................
124
138
142
150
150
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Người phụ trách chính trong các công việc chăm sóc trong gia đình
75
CBCC.....................................................................................................................
Bảng 3.2. Mức độ đồng ý của CBCC về phân công việc nhà trong gia đình
Bảng 3.3 Người phụ trách chính trong các công việc nội trợ trong gia đình
78
79
CBCC.....................................................................................................................
Bảng 3.4. Thời gian làm việc nhà..........................................................................
Bảng 3.5. Mô hình phân tích hồi qui tuyến tính về chia sẻ công việc nhà của
80
83
vợ/chồng................................................................................................................
Bảng 3.6. Nhận định của nam và nữ CBCC về người đóng góp nhiều nhất vào
85
thu nhập trong gia đình..........................................................................................
Bảng 3.7. Thời gian làm thêm của nam và nữ CBCC...........................................
Bảng 3.8.Ý kiến về chia sẻ việc nhà trong gia đình CBCC...................................
Bảng 3.9.Các ý kiến về vai trò của người phụ nữ..................................................
Bảng 3.10. Người thực hiện chính các quyết định trong gia đình.........................
Bảng 3.11.Mô hình phân tích hồi qui tuyến tính về quyền quyết định việc quan
85
86
87
90
93
trọng trong gia đình................................................................................................
Bảng 3.12. Mức độ đồng ý của CBCC về vai trò của nam giới trong gia
95
đình.........................................................................................................................
Bảng 3.13. Nhận định các ý kiến về sự chia sẻ giữa vợ và chồng.........................
Bảng 3.14. Thái độ vui mừng khi vợ/chồng được thăng tiến................................
Bảng 3.15. Hình thức hỗ trợ cho vợ/chồng của CBCC trong công việc
Bảng 3.16. Mô hình phân tích hồi qui tuyến tính về việc tạo điều kiện phát triển
97
98
98
99
nghề nghiệp của vợ/chồng.....................................................................................
Bảng 3.17. Nhận định về quyền lực của chồng trong gia đình..............................
Bảng 3.18.Nhận định các ý kiến về áp lực giữa vợ và chồng trong gia đình
102
103
CBCC....................................................................................................................
Bảng 3.19. Các dạng hành vi bạo hành do vợ/chồng của CBCC gây ra………..
Bảng 3.20. Nam và nữ CBCC là nạn nhân của các dạng hành vi bạo lực ngôn từ.........
Bảng 3.21. CBCC là nạn nhân của các hành vi bạo lực tình dục và thể xác từ
104
105
106
vợ/chồng........................................................................... .....................................
Bảng 4.1.Thống kê số lượng lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy quản lý hành 112
chính nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2014..........................................
Bảng 4.2.Thay đổi công việc trong vòng 5 năm trở lại đây...... ............................
Bảng 4.3. Tỷ lệ CBCC nắm giữ chức vụ và CBCC hài lòng với công việc..........
Bảng 4.4.Lý do hài lòng với công việc......................... ........................................
Bảng 4.5. Lý do nam, nữ CBCC không hài lòng với vị trí công việc...................
Bảng 4.1. Nhận định các lý do cản trở công việc của nam và nữ CBCC..............
115
115
116
116
118
v
Bảng 4.2.Mức độ đồng ý của nam và nữ CBCC về nhận định: “nữ CBCC hiện
123
nay còn bị hạn chế nhiều trong công việc bởi gánh nặng gia đình”.....................
Bảng 4.3.Quan niệm về vai trò giới của nam và nữ CBCC……………………..
125
vi
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Phụ nữ phù hợp với công việc chăm sóc.........................................
Hộp 3.2. Cách thức phân chia vai trò phổ biến trong gia đình được ghi
nhận........................................................................... .......................................
Hộp 3.3. Quyền quyết định trong gia đình.................... ................................
Hộp 4.1. Nỗ lực thực hiện hai vai trò của nữ CBCC…………………………..
Hộp 4.2. Nam và nữ, ai làm tốt công việc cơ quan........................................
Hộp 4.3.Nam và nữ CBCC, ai có điều kiện phát triển tốt hơn......................
Hộp 4.4.Chuẩn mực của người vợ trong con mắt của nam và nữ CBCC......
Hộp 4.5. Những áp lực mà phụ nữ thành đạt hơn chồng thường gặp.............
Hộp 4.6. Phụ nữ nên làm gì............................................................................
77
82
92
120
122
127
128
134
135
vii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết tắt
BĐG
BBĐG
CBCC
TP.HCM
BLGĐ
SL
%
Nội dung
Bình đẳng giới
Bất bình đẳng giới
Cán bộ công chức
Thành phố Hô Chí Minh
Bạo lực gia đình
Số lượng
Phần trăm
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đã trải qua hơn 100 năm của chặng đường thực hiện bình đẳng
giới (BĐG). Mặc dù còn nhiều tồn tại, song không một ai có thể phủ nhận
rằng những thành quả của BĐG đã góp phần rất quan trọng vào sự tiến bộ
chung của thế giới. Thực hiện BĐG và nâng cao vị thế phụ nữ được xác định
là “mục tiêu thiên niên kỷ”, có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy các mục tiêu khác, từ xóa đói giảm nghèo đến cứu vớt sự sống của trẻ sơ
sinh, tăng cường sức khỏe sinh sản, bảo đảm giáo dục phổ cập, phòng chống
HIV/AIDS, sốt rét và các căn bệnh khác, và bảo đảm sự bền vững về môi
trường. BĐG tạo ra “lợi ích kép” cho cả phụ nữ và trẻ em - tương lai của một
dân tộc- giữ vai trò then chốt đối với sức khỏe và sự phát triển của gia đình,
cộng đồng và quốc gia. Việc loại bỏ sự phân biệt đối xử về giới và nâng cao
vị thế của phụ nữ sẽ tạo ra một sự tác động sâu sắc và tích cực đến sự sống
còn và phát triển của trẻ em và nhân loại nói chung. Sự tham gia của phụ nữ
vào những quyết định quan trọng sẽ cải thiện cuộc sống của chính họ và tạo ra
những ảnh hưởng tích cực đến sự tồn tại và phát triển của trẻ em.
BĐG nói chung và BĐG trong gia đình nói riêng đã trở thành trung tâm
của sự phát triển, là một mục tiêu phát triển, là một yếu tố để nâng cao khả
năng tăng trưởng của quốc gia, xóa đói giảm nghèo và quản lý nhà nước có
hiệu quả. Trong ba yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến BĐG là thể chế, gia
đình và kinh tế, thì gia đình là yếu tố tác động trực tiếp và thường xuyên nhất.
Gia đình là mục tiêu quan trọng nhất của cuộc cách mạng về giới. Con đường
nhận thức và hành động vì sự BĐG phải bắt đầu từ gia đình và ngay trong gia
đình. Do vậy, thực hiện BĐG trong gia đình là giải phóng phụ nữ - giải phóng
một nửa của xã hội và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững. BĐG nói
chung và BĐG trong gia đình nói riêng không phải chỉ vì phụ nữ, cũng không
2
phải chỉ là vấn đề của phụ nữ mà còn là vì nam giới, là vấn đề của cả nam giới.
Để có sự bình đẳng giới một cách thiết thực, đòi hỏi phải có sự tham gia của cả
nam giới và nữ giới.
Bất bình đẳng giới (BBĐG) gây tổn hại đến thế hệ tương lai và làm cho
sự chênh lệch giữa nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội trở nên dai dẳng.
BBĐG ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cá nhân và của đất nước. BBĐG
là nguồn gốc cơ bản về lịch sử, xã hội của những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu
trong quan hệ vợ chồng. Những nhu cầu, lợi ích cá nhân không được đáp ứng
trong hôn nhân dần trở thành xung đột và kéo theo hậu quả tiêu cực về mặt xã
hội và gia đình.
Bước sang đầu thế kỷ XXI, vị thế của phụ nữ trên thế giới nói chung và
ở Việt Nam nói riêng được cải thiện rất nhiều, nhưng BĐG vẫn còn là vấn đề
lớn của nhân loại. BĐG trở thành một vấn đề được bàn luận và nghiên cứu
trong suốt nửa cuối thế kỷ XX ở phương Tây. Chiến dịch đòi bình đẳng về xã
hội và chính trị đã đạt được những bước tiến quan trọng. Phụ nữ được hưởng
mọi địa vị nổi bật trong đời sống công cộng: được bỏ phiếu trong tuyển cử
vào Nghị viện, được quyền tham gia nắm giữ vị trí quyền lực trong khu vực
công, đi sâu vào nghề nghiệp và có quyền sở hữu và quản lý tài sản,... [Tony
Billton, 1993:56].
Trong xu hướng đó, chủ đề BĐG trong gia đình đã thu hút được sự quan
tâm đặc biệt của xã hội nói chung và của giới khoa học nói riêng. Cho mãi
đến đầu những năm 60 của thế kỷ XX, trong khoa học xã hội nói chung,
người ta vẫn còn coi các hoạt động nội trợ, chăm sóc trong gia đình là thiên
chức của phụ nữ, gắn liền với chức năng sinh đẻ của họ; và gia đình là một
nhóm thuần nhất, thống nhất về lợi ích. Cách nhìn nhận này đã bị lung lay dữ
dội từ cuối những năm 60 ở thế kỷ XX bởi các nhà nữ quyền phương Tây.
Các nhà nữ quyền coi gia đình là thiết chế trung tâm của sự áp bức giới và là
3
cội nguồn của các hình thức áp bức khác đối với phụ nữ trong xã hội [Lê
Ngọc Văn, 2012:139]. Trong đó, những thành viên là nam giới sẽ có nhiều
đặc quyền hơn thể hiện ở lĩnh vực hôn nhân, quan hệ tình dục, phân công lao
động gia đình, và quan hệ quyền lợi không như nhau giữa vợ và chồng [Đỗ
Thị Bình, 2003]. Vì những lý do đó mà các nhà nữ quyền phương Tây coi gia
đình là mục tiêu quan trọng nhất của cuộc cách mạng về giới.
Các nhà nữ quyền đã bác bỏ quan niệm của các nhà chức năng cấu trúc
đang biện minh cho sự thống trị của đàn ông trong gia đình và xóa nhòa sự
BBĐG đang hiện hữu. Ann Oakley (1972) thực hiện một nghiên cứu xã hội
học ở Anh về chủ đề này. Bà đưa ra kết luận: Một công việc cơ bản, đặc biệt
là công việc nội trợ, là của riêng phụ nữ. Ở nước Anh, 76% tổng số phụ nữ có
đi làm là những người nội trợ, và tỷ lệ đó là 93% cho các phụ nữ không đi
làm. Những phát biểu của Oakley không xa lạ nhiều với các tiêu chuẩn ngày
nay. Quả thật, công việc nội trợ vẫn được coi là hoạt động của phụ nữ. Quan
niệm cho rằng nội trợ và chăm sóc con cái không phải là công việc mà chỉ là
một phần của vai trò phụ nữ đã có xu hướng làm mờ thêm sự phân công lao
động trong nhà và sự phân chia giới trong công việc [Tony Billton,
1993:167]. Lúc này họ đưa ra một định nghĩa khác về BĐG: nó không chỉ là
quyền được bầu cử, quyền được tham gia vào các hoạt động xã hội mà còn cả
quyền được chia sẻ việc nhà giữa nam và nữ. Cho nên, phân tích nữ quyền về
sự áp bức bóc lột phụ nữ trong gia đình được thể hiện ở ba lĩnh vực chính: phân
công lao động theo giới trong gia đình, quyền quyết định trong gia đình và bạo
lực giới trong gia đình [Lê Ngọc Văn, 2012: 141].
Trong lý thuyết Cuộc hành quân của sự tiến bộ nhấn mạnh đến sự thay
đổi triệt để trong tính chất của mối quan hệ vợ chồng. Chủ nghĩa tư bản công
nghiệp được coi là đã khuyến khích chủ nghĩa bình đẳng trong hôn nhân.
Young và Willmott (1973) trong tác phẩm Gia đình đối xứng đã đặt ra ba giai
4
đoạn lịch sử rõ rệt trong các gia đình ở Anh. Theo họ, giai đoạn thứ 3, dưới
tác động của yếu tố công nghiệp hóa sẽ làm xuất hiện mô hình gia đình đối
xứng biểu hiện ở sự bình đẳng hơn giữa phụ nữ và nam giới và ít có sự phân
biệt vai trò giữa hai giới. Young và Willmott nhấn mạnh đây là tính tất yếu
của sự thích nghi giữa gia đình và nền kinh tế ở thế kỷ thứ XX. Giai đoạn
cuối của cuộc kỹ nghệ hóa được đánh dấu bằng sự nổi lên của hôn nhân bình
đẳng, trong đó các vai trò và quyền lực của chồng và vợ tùy thuộc lẫn nhau
nhiều hơn và thiên về một bên ít hơn, hướng đến sự cân bằng giữa các nghĩa
vụ của vợ và chồng. Chỉ dẫn mạnh mẽ nhất của điều này là bào mòn sự phân
chia truyền thống về lao động thông qua giới tính; người đàn ông bị dính líu
nhiều hơn vào công việc nội trợ và chăm sóc con cái, còn phụ nữ thì dính líu
nhiều hơn vào lao động có lương ngoài gia đình. Hình ảnh một gia đình đối
xứng liên hệ đến quan niệm phổ biến về “những cặp vợ chồng nghề nghiệp
đôi. Luận điểm cuộc hành quân của tiến bộ ủng hộ một xu thế mạnh mẽ
hướng tới chủ nghĩa bình đẳng trong hôn nhân. Cuộc hôn nhân đang trở nên
bình đẳng, và trào lưu này bắt đầu ở các cặp vợ chồng gia đình giai cấp trung lưu
[Tony Billton, 1993: 242-256].
Vấn đề BĐG được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và được đánh
giá là động lực và mục tiêu phát triển quốc gia. Các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về BĐG đã được cụ thể hóa trong Luật Bình đẳng giới
do Quốc hội khóa XI, thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01/7/2007.
Bên cạnh đó, ngày 24/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định
số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn
2011 - 2020, với mục tiêu tổng quát là: Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm
bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển
nhanh và bền vững của đất nước.
5
Trong nhiều năm qua, Việt Nam là nước dẫn đầu khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương về các chỉ số về bình đẳng giới qua việc cung cấp các dịch vụ y
tế và giáo dục tới các trẻ em gái và trẻ em trai, phụ nữ và nam giới. Sự chênh
lệnh về tỉ lệ nhập học giữa các em nữ và các em nam là rất thấp. Tỉ lệ mù chữ
của nữ giới so với nam giới ngày càng giảm1. Việt Nam có tỉ lệ cao nhất trên
thế giới: 85% nam giới và 83% nữ giới ở độ tuổi từ 15 - 60 tham gia vào các
hoạt động kinh tế2.
Các giải pháp nhằm cải thiện vị thế của phụ nữ, thu hẹp khoảng cách
BBĐG ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội đã được cụ thể
hóa trong chính sách, pháp luật, trong các chương trình phát triển và hợp tác
quốc tế và đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận: Chỉ số BBĐG của Việt Nam
xếp thứ 48/147 quốc gia xếp hạng [UNDP, 2013]. Đây là những nỗ lực quan
trọng của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đã được thế giới ghi nhận.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong tiến trình BĐG ở Việt Nam
hiện nay thì tình trạng BBĐG vẫn tồn tại, giữa quy định của pháp luật với
việc thực thi; giữa nhận thức với hành động còn là một khoảng cách khá xa.
Các nghiên cứu thực trạng BBĐG đều chỉ ra rằng: Việt Nam là một quốc gia
chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo, định kiến về giới còn tồn tại
trong đại bộ phận người dân, kể cả ở một số bộ phận là CBCC, điều này làm
cho việc thực hiện BĐG còn gặp nhiều khó khăn. Phụ nữ Việt Nam vẫn còn
chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới, nhất là ở những vùng, những khu vực
kém phát triển [Võ Thị Mai, 2003]. Vị thế, vai trò của người phụ nữ vẫn chưa
được ghi nhận một cách tương xứng. Đặc biệt là trong gia đình, các vấn đề
chứa đựng trong gia đình vẫn được coi là vấn đề riêng tư [Mai Huy Bích,
2006]. Các nghiên cứu gần đây cho thấy BĐG chưa thực sự đi vào cuộc sống
gia đình. Bất kể là phụ nữ ở nông thôn hay đô thị, nữ trí thức hay nữ lao động
1
2
Đánh giá của Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, năm 2013
Đánh giá của Ngân hàng Thế giới, năm 2003
6
chân tay, họ gần như đều có một mẫu số chung: đang chịu sự BBĐG ở những
mức độ khác nhau trong gia đình của mình. Tình trạng bạo hành, ngược đãi
phụ nữ vẫn còn xảy ra từ gia đình ở vùng nông thôn hẻo lánh cho đến những
gia đình trong đô thị hiện đại đang gây bức xúc trong xã hội [UNDP, 2010].
Tỷ lệ phụ nữ tham gia công việc sản xuất ngày càng tăng lên ngang bằng với
nam giới, trong khi tỷ lệ nam giới chia sẻ việc nhà với phụ nữ tăng lên rất
chậm và không bền vững đã tạo gánh nặng kép không hề nhỏ cho phụ nữ.
Những vấn đề về quan hệ giới trong gia đình nêu trên đang là cản trở lớn đến
sự tiến bộ của phụ nữ, hạn chế nỗ lực thực hiện BĐG của Chính phủ.
Chiến lược Quốc gia về BĐG nhấn mạnh, để thực hiện được mục tiêu
BĐG, rất cần đến sự phối hợp của nhiều thiết chế xã hội khác nhau, trong đó
thực hiện BĐG trong môi trường gia đình là một trong 07 giải pháp mà Chiến
lược đặt ra. Gia đình không chỉ góp phần trong thắng lợi của công cuộc đổi
mới về kinh tế xã hội của đất nước, mà còn là thiết chế quan trọng thực hiện
chiến lược quốc gia về BĐG. Không phải ngẫu nhiên Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc đã chọn năm 1994 là năm quốc tế gia đình với chủ đề: “Gia đình là
nguồn lực và trách nhiệm trong một thế giới đang thay đổi”.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), với đặc trưng là một trong những
đô thị hiện đại nhất của cả nước, nơi đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa mạnh mẽ, tạo ra những bước chuyển biến trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong đó có những biến chuyển về quan hệ giới. Nằm trong
xu hướng chung của cả nước, BĐG tại TP.HCM, thời gian qua, có những
chuyển biến tích cực, cả trong nhận thức lẫn thực hiện, đặc biệt trong các gia
đình cán bộ, công chức (CBCC).
Đội ngũ CBCC tại TP.HCM với tư cách là lực lượng có nhiều cơ hội tiếp
xúc với các xu hướng phát triển của xã hội, tiếp cận với những quy định của
pháp luật nói chung và pháp luật về BĐG nói riêng; thêm vào đó, họ là những
7
lực lượng quan trọng trong tuyên truyền nâng cao nhận thức các tầng lớp
nhân dân về BĐG; cũng là lực lượng có vai trò gương mẫu trong thực hiện
BĐG trong xã hội và trong gia đình. BĐG được nhận thức đúng đắn và thực
hiện tốt trong các gia đình CBCC tại TP.HCM là điều kiện nâng cao nhận
thức và thực hiện tốt BĐG của các tầng lớp nhân dân của TP.HCM, góp phần
tích cực vào việc nâng cao nhận thức và thực hiện BĐG trong cả nước như
Chỉ thị 49 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Xây dựng gia
đình phải luôn gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Cán bộ, đảng viên có
trách nhiệm gương mẫu chăm lo xây dựng chính gia đình mình và vận động
nhân dân cùng thực hiện”.
Do đó việc hiểu biết và thực hiện pháp luật về BĐG của đội ngũ CBCC
có tác động ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều bộ phận, cá nhân khác trong xã
hội. Nhóm gia đình này thực hiện BĐG như thế nào, điều này chúng ta có thể
đo đếm được mức độ toàn xã hội sẽ thực hiện BĐG trong gia đình ra sao và tư
tưởng tiên phong, tiến bộ của nhóm này cho ta hình ảnh của xã hội hiện đại
trong việc thực hành BĐG.
Việc nghiên cứu làm rõ thực trạng thực hiện BĐG trong gia đình CBCC
như thế nào? Việc thực hiện BĐG như vậy có ảnh hưởng đến sự phát triển
nghề nghiệp của CBCC hay không? Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp
nhằm tạo ra những chuyển biến mới trong nhận thức và thực hiện BĐG trong
gia đình CBCC tại TP.HCM được cho là có tính cấp bách, có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn trong tiến trình thực hiện BĐG trong gia đình nói chung, tăng
tính hiệu quả trong hoạt động công vụ và tăng tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp
lãnh đạo. Và, đó cũng chính là lý do lựa chọn của đề tài luận án: Bình đẳng
giới trong gia đình cán bộ, công chức tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
- thực trạng và giải pháp.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết liên quan, hệ thống hóa những vấn đề lý
luận và pháp lý về bình đẳng giới trong gia đình, đề tài tập trung làm rõ thực trạng
về nhận thức và thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại
TP.HCM; từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức và tạo những chuyển
biến mới trong thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại
TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu, đề tài có các nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:
1. Sưu tầm tài liệu, hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến vấn đề bình
đẳng giới trong gia đình để làm rõ cơ sở lý luận và các khái niệm cần dùng trong
đề tài.
2. Tiến hành các cuộc điều tra xã hội học và khảo sát thực tế để thu thập
các thông tin về thực trạng bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại
TP.HCM;
3. Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ các cuộc điều tra, khảo sát thực
tế, tiến hành việc xử lý, phân tích, làm rõ thực trạng thực hiện bình đẳng giới trong
gia đình cán bộ, công chức tại TP.HCM. Đưa ra những nhận xét, đánh giá mặt
mạnh, mặt hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên;
4. Phân tích thực trạng BĐG trong gia đình CBCC đã tác động như thế
nào đến phát triển nghề nghiệp của cả nam và nữ CBCC;
5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao BĐG trong gia đình CBCC
tại TP.HCM.
3. Câu hỏi nghiên cứu
1. CBCC tại TP.HCM thực hiện BĐG trong gia đình của họ như thế
nào?
2. Những nhân tố nào tác động đến thực hiện BĐG trong gia đình CBCC;
3. Thực trạng BĐG trong gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến phát
triển nghề nghiệp của mỗi giới.
9
4. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
4.1. Giả thuyết nghiên cứu
1. CBCC tại TP.HCM thực hiện tốt BĐG trong gia đình, đã có sự bình
đẳng trong việc ra quyết định, chia sẻ việc nhà. Tuy nhiên, sự phân công lao
động truyền thống vẫn tiếp tục được lưu giữ: nam giới được kỳ vọng vào vai
trò trụ cột, nữ giới được đặt trọng trách chính trong công việc nội trợ và chăm
sóc;
2. Các nhân tố giới, chức vụ, tuổi, địa bàn cư trú, thu nhập giữa vợ và
chồng của CBCC có những ảnh hưởng ở mức độ nhất định đến việc thực hiện
BĐG trong gia đình;
3. Thực trạng thực hiện BĐG trong gia đình CBCC hiện nay đang có
những ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển nghề nghiệp của nữ CBCC nhiều
hơn nam.
4. Khung phân tích
Nhận thức về BĐG
Đặc điểm nhân khẩu: Giới
trong gia đình
tính, Chức vụ, Tuổi, Địa
bàn cư trú
Thu nhập
Bình đẳng giới trong
giữa vợ và chồng
gia đình CBCC
Đặc điểm văn hóa:
phong tục, tập quán;
chuẩn mực, vai trò giới
Phân công lao động
Quan hệ quyền lực
trong gia đình
giữa vợ và chồng
Phát triển nghề nghiệp của
5. Đối tượng, khách thể, phạm
vi và
bàn nghiên cứu
nam và
nữ địa
CBCC
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Bình đẳng giới trong gia đình CBCC tại Thành phố Hồ Chí Minh
5.2. Khách thể nghiên cứu
10
Nam và nữ Cán bộ công chức đã lập gia đình; Cán bộ phụ trách công tác
bình đẳng giới tại TP.HCM
5.3. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
5.3.1. Phạm vi không gian
Cuộc nghiên cứu tiến hành tại TP.HCM với đối tượng là CBCC tại các
sở, quận huyện và phường xã. Cụ thể: ở cấp Thành phố, luận án chọn 3 sở:
Nội vụ, Văn hóa thể thao và du lịch, Lao động thương binh – xã hội. Cấp
quận/huyện, chọn 8 quận (quận: 3, 9, 10, 11, Gò vấp, Tân Bình, Tân Phú) và
2 huyện (huyện Cần giờ và huyện Bình Chánh). Cấp phường/xã: từ
quận/huyện đã chọn, luận án lập danh sách các phường/xã. Chọn ra mỗi
quận/huyện 01 phường/xã làm đơn vị khảo sát.
5.3.2. Phạm vi thời gian
Thực tiễn BĐG trong gia đình CBCC tại TP.HCM được quan sát trong
khoảng 10 năm kể từ khi Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về Công
tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được
ban hành ngày 27/4/2007.
5.3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào những vấn đề sau:
BĐG giữa vợ và chồng trong gia đình của CBCC tại TP.HCM. Tác giả
tập trung vào nghiên cứu việc thực hiện BĐG của CBCC trong gia đình trên 2
lĩnh vực chủ yếu là: phân công lao động trong gia đình và quan hệ quyền lực
giữa vợ chồng trong gia đình;
Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện BĐG trong gia đình
CBCC tại TP.HCM hiện nay: giới tính, chức vụ, độ tuổi, địa bàn cư trú, nhận
thức về BĐG và đóng góp vào thu nhập gia đình;
11
Việc thực hiện BĐG trong gia đình CBCC đã ảnh hưởng như thế nào
đến chất lượng thực thi công vụ của công chức, đến khả năng phát triển nghề
nghiệp của cả nam và nữ CBCC.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua việc thống kê, hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết liên quan
đến gia đình và BĐG trong gia đình và trình bày làm rõ những khái niệm cơ
bản như: gia đình, BĐG, BĐG trong gia đình, Luận án đã có những đóng góp
nhất định vào việc làm phong phú thêm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu xã
hội học về gia đình nói chung và BĐG trong gia đình nói riêng. Góp phần
hoàn thiện khái niệm “Bình đẳng giới trong gia đình cán bộ công chức”.
Những nỗ lực phân tích lý thuyết và thao tác hóa các khái niệm, đặc biệt là
khái niệm BĐG trong gia đình, cũng là những đóng góp thiết thực cho
phương pháp nghiên cứu xã hội học gia đình và BĐG trong gia đình.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc mô tả, phân tích, làm rõ những vấn đề thực trạng BĐG
trong gia đình cán bộ, công chức tại TP.HCM, dựa trên cơ sở các số liệu,
thông tin thu thập được từ các cuộc điều tra xã hội học, khảo sát thực tế và
phỏng vấn sâu do đề tài tiến hành, Luận án đã có những đóng góp nhất định
trong việc làm rõ những điểm mạnh, điểm hạn chế về nhận thức và thực hiện
BĐG tại gia đình cán bộ, công chức trên địa bàn, cung cấp cho các cơ quan
quản lý nhà nước ở địa phương những thông tin cập nhật về BĐG.
Cung cấp những số liệu thực tế về việc thực hiện BĐG trong gia đình
của CBCC tại TP.HCM cho người đọc qua kết quả nghiên cứu của đề tài;
giúp các nghiên cứu khác so sánh việc thực hiện BĐG trong gia đình ở những
nhóm xã hội khác. Qua đó chỉ ra sự khác biệt và nguyên nhân của chúng dựa
trên những khác biệt về những đặc trưng xã hội; Kết quả nghiên cứu của đề
12
tài cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy về xã hội học
gia đình, xã hội học giới và công tác phát triển cán bộ nữ.
Những đề xuất của đề tài về các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và
thực hiện BĐG trong gia đình cán bộ, công chức tại TP.HCM cũng có những
ý nghĩa nhất định đối với thực tiễn công tác BĐG trên địa bàn, là tài liệu tham
khảo cho các địa phương khác trong chỉ đạo thực hiện BĐG.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các bảng biểu, từ viết
tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được chia thành 4
chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài
Chương 3: Thực trạng BĐG trong gia đình CBCC tại TP.HCM
Chương 4: Ảnh hưởng của việc thực hiện BĐG trong gia đình đến phát
triển nghề nghiệp của CBCC.
13
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hơn một thập niên trở lại đây, chủ đề nghiên cứu về giới đang nổi lên
mạnh mẽ ở Việt Nam. Các nghiên cứu về giới trong thời gian qua được tiến
hành trên nhiều góc độ khác nhau, đã góp phần nâng cao nhận thức của xã hội
về vấn đề BĐG trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những nghiên cứu này
nhấn mạnh đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, cũng như
nhấn mạnh các quyền lợi chính đáng của phụ nữ. Các kết quả nghiên cứu đã
đóng góp quan trọng cho tiến trình lập pháp có liên quan đến BĐG, tác động
đến nhận thức và các hành động cụ thể nhằm giảm thiểu tình trạng BBĐG.
Trong khuôn khổ của một luận án, tác giả xin trình bày một cách tổng
quan tình hình các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án từ một số
đề tài, công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, bài viết khoa học có liên
quan đến BĐG trong gia đình với mục đích giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể
từ lý thuyết cho đến thực tiễn. Việc hệ thống hóa các chủ đề, các vấn đề mà
những nghiên cứu trước đề cập là cần thiết để tác giả có thể tìm kiếm những
bằng chứng khoa học, trên cơ sở đó học hỏi, kế thừa những thành quả nghiên
cứu đi trước của các tác giả khác. Tổng quan tài liệu của luận án gồm có 5
nhóm vấn đề sau: (i) Xây dựng khung đo lường về bình đẳng giới trong gia
đình; (ii) BĐG trong quyền lựa chọn và ra quyết định giữa vợ và chồng; (iii)
BĐG trong phân công lao động trong gia đình; (iv) Tình trạng bạo lực trong
quan hệ vợ chồng; (v) Nguyên nhân và các rào cản thực hiện BĐG trong gia
đình; (vi) Ảnh hưởng của tình trạng BBĐG trong gia đình đến phụ nữ trong
phát triển nghề nghiệp.
1.1. Xây dựng khung đo lường về bình đẳng giới trong gia đình
Cách đây gần hai thế kỷ, Friedrich Engels (1848) và Karl Marx đã mô tả
gia đình như thể là cội nguồn của bất bình đẳng xã hội do vai trò của nó trong
14
sự chuyển giao quyền lực, của cải và đặc quyền, đặc lợi. Gia đình đã góp phần
vào sự bất công xã hội; phủ nhận các cơ hội của phụ nữ, những cơ hội vốn mở
rộng cho nam giới. Các lý thuyết gia duy nữ quyền và duy xung đột ghi nhận
rằng gia đình xưa nay đã hợp thức hóa và duy trì mãi sự thống trị của nam giới.
Trong suốt phần lớn lịch sử của con người – và trong rất nhiều xã hội – người
chồng thực thi quyền lực và thẩm quyền áp đảo bên trong gia đình.
Những năm đầu 1980, Caroline Moser, đại học London, Anh đã xây
dựng khung MOSER để tiến hành phân tích giới. Trong đó vai trò giới là khái
niệm công cụ để tiến hành phân tích tương quan giới trong gia đình và xã hội.
Vai trò giới vẽ lên một bức tranh về phân công lao động. Moser cho rằng
trong một ngày và trong một đời, phụ nữ và nam giới có xu hướng làm những
công việc khác nhau, họ thực hiện những vai trò khác nhau, được gọi là vai
trò giới. Moser đề cập đến tam giác vai trò của phụ nữ được coi là chứa đựng
các khuôn mẫu giới điển hình. Theo Moser, các khuôn mẫu giới này khác
nhau giữa các xã hội, các nền văn hóa và trình độ phát triển cho nên sẽ có
những cách đánh giá khác nhau về các vai trò. Sự biến đổi của khuôn mẫu
giới này gắn liền với biến đổi xã hội. Khung Moser dựa trên ba khái niệm
chính: tam giác vai trò của phụ nữ; nhu cầu giới chiến lược và thực tế; và các
tiếp cận chính sách phụ nữ trong phát triển (WID) và phụ nữ và phát triển
(GAD). Trên cơ sở đó đưa ra các công cụ phân tích: (1) Xác định vai trò
giới/tam giác vai trò: công việc sản xuất, tái sản xuất xã hội, và vai trò cộng
đồng; (2) Đánh giá nhu cầu giới; (3) Kiểm soát tách biệt các nguồn lực và ra
quyết định trong gia đình: ai có quyền kiểm soát các nguồn lực trong gia đình,
ai có quyết định về việc sử dụng, và như thế nào; (4) Cân bằng vai trò: phụ nữ
quản lý tam giác vai trò của họ như thế nào; (5) Ma trận chính sách
WID/GAD: một khung làm việc xác định và đánh giá các tiếp cận được sử
dụng để có tam giác vai trò; bao gồm năm tiếp cận: phúc lợi, công bằng,
15
chống nghèo đói, hiệu quả, và trao quyền; (6) Thu hút phụ nữ, các tổ chức về
giới và các nhà lập kế hoạch cùng tham gia: đảm bảo là các nhu cầu giới chiến
lược và thưc tế đều được xác định bởi phụ nữ [Caroline O.N. Moser, 1996].
Trong các nghiên cứu về gia đình người ta thường xét trên các phương
diện phân công lao động trong gia đình, quyền quyết định trong gia đình dựa
trên đặc trưng mang tính phổ quát về một mô hình gia đình mà nam giới chủ
yếu được mô tả là trụ cột, là người kiếm tiền, phụ nữ làm nội trợ, nơi mà các
nhà nữ quyền coi là trung tâm của sự áp bức giới. Trên cơ sở này, các vấn đề
về phân công lao động theo giới trong gia đình, vai trò của vợ và chồng trong
chăm sóc gia đình đã trở thành một trong những chủ đề được nghiên cứu kỹ
lưỡng hơn [N.Gerstel và H. Gross, 1995].
Kết quả của những nghiên cứu về BĐG trong gia đình trong xã hội công
nghiệp ở phương Tây thế kỷ XX cũng đã chỉ ra bằng cớ của tình trạng BBĐ:
sự phân công lao động trong gia đình, sự phân phối quyền lực và uy thế trong
hôn nhân cho thấy rằng những cuộc hôn nhân hiện đại còn xa mới được bình
đẳng [Tony Bilton, 1993:256].
Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu lý thuyết về BĐG nói chung và sử dụng
các lý thuyết về giới trong nghiên cứu gia đình là tương đối phổ biến. Nghiên cứu
mối quan hệ giới trong gia đình cần phải có khung đo lường để biểu thị tình trạng
BBĐG trong gia đình. Khung đo lường có 3 chỉ báo thường được dùng để biểu
thị: (i) Mối quan hệ kinh tế, thu nhập, sở hữu tài sản; (ii) Thực hiện chức năng tái
sản xuất: quyết định về số con, chia sẻ công việc nội trợ gia đình, quan tâm đến
nhau về sức khỏe, công việc, cùng chăm lo cuộc sống gia đình; (iii) Quan niệm,
nhận thức về BĐG, xử lý mâu thuẫn gia đình, chia sẻ trách nhiệm về nuôi dạy con
cái; bạo lực giữa vợ và chồng [Nguyễn Hữu Minh, 2013].
BĐG trong gia đình được GS. Lê Thi xây dựng khung phân tích bao
gồm các chỉ báo đo lường: (i) Quyền quyết định những công việc trọng đại
16
của gia đình: tỷ lệ nam, nữ làm chủ hộ gia đình. Qua điều tra, 48% nữ và 57%
nam khẳng định nam giới là người quyết định công việc lớn của gia đình, chỉ
có 20% ý kiến cho rằng cả hai vợ chồng cùng quyết định công việc. Quyền sử
hữu tài sản của gia đình; (ii) Thực hiện công việc lao động trong gia đình:
Theo báo cáo đánh giá thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2004 cho
thấy các công việc nội trợ, chăm sóc con cái do phụ nữ đảm nhiệm tới 65%,
có nơi đến 82%; giáo dục con cái, có 50% người vợ đảm nhiệm công việc
này. Ngoài ra tác giả đề cập đến quyền sinh con, quyết định số con, lựa chọn
và sử dụng các biện pháp tránh thai cũng được đưa vào trong khung phân tích
BĐG trong gia đình. (iii) Tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) từ chửi mắng,
đe dọa, đánh đập... khá phổ biến trong gia đình hiện nay được tác giả cho rằng
những hành vi BLGĐ như vậy là vô đạo đức, mất nhân tính mà nạn nhân của
nó đa phần là phụ nữ [Lê Thi, 2011:166].
Những nghiên cứu gần đây về quan hệ giới trong gia đình vẫn tiếp tục
cho thấy quan niệm nam giới là trụ cột, chịu trách nhiệm chính về kinh tế.
Phụ nữ có trách nhiệm đối với các công việc chăm sóc con cái, nội trợ và
được trông mong là người duy trì sự hòa hợp, hạnh phúc gia đình (Kabeer N.
và Cộng sự, 2005:10). Trong công trình nghiên cứu của Vũ Thị Thanh: Bất
bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn hiện nay, (2008) khảo
sát 369 đại diện hộ gia đình, 4 thảo luận nhóm, 12 phỏng vấn sâu tại xã Phù
Linh, huyện Sóc sơn, Hà Nội. Nghiên cứu phân tích tình trạng BBĐ vợ và
chồng trên hai góc độ là phân công lao động giữa vợ và chồng và quyền ra
quyết định trong gia đình. Nghiên cứu cho thấy mô hình phân công lao động
giữa vợ và chồng cũng không thay đổi nhiều so với mô hình truyền thống.
Người vợ vẫn đảm nhiệm nhiệm vụ tái sản xuất: nội trợ, chăm sóc các thành
viên trong gia đình. Tỷ lệ cao hơn người chồng quyết định các công việc lớn
trong gia đình [Vũ Thị Thanh, 2008].
17
Khung phân tích của Trần Thị Cẩm Nhung về Quyền lực của vợ và
chồng trong việc quyết định các công việc của gia đình. Quyền quyết định
trong gia đình thể hiện quyền lực của vợ và chồng trong gia đình được định
nghĩa là khả năng người vợ/chồng gây ảnh hưởng đến hành vi/hành động của
người kia và được thể hiện bằng việc đưa ra các quyết định liên quan đến đời
sống gia đình [Trần Thị Cẩm Nhung, 2012]. Tác giả dựa trên 03 khung lý
thuyết chính: thuyết phân bổ nguồn lực tương đối; lý thuyết về vai trò giới và
thuyết văn hóa vào trong phân tích mối quan hệ quyền lực của vợ và chồng
trong gia đình: như hoạt động sản xuất kinh doanh, chi tiêu, mua sắm tài sản,
học hành của con cái, công việc đối ngoại, đối nội. Với mô hình phân tích như
vậy, tác giả đã chỉ ra được đặc trưng của quyền lực giữa vợ và chồng vẫn tuân
theo vai trò truyền thống. Nhưng có sự khác nhau giữa các nhóm xã hội khác
nhau về trình độ học vấn, về mức đóng góp trong thu nhập gia đình, về khu
vực nơi họ sinh sống là nông thôn hay đô thị,... trên cơ sở đó tác giả chỉ ra
những biến đổi trong cơ cấu quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình [Trần
Thị Cẩm Nhung, 2009].
Vũ Mạnh Lợi, nghiên cứu về phân công lao động và quyền ra quyết định
giữa vợ và chồng. Ông đã xây dựng khung đo khác biệt hơn so với các nghiên
cứu đi trước. Thay vì liệt kê các công việc trong gia đình thì tác giả có sự
phân chia các công việc này theo thế mạnh của từng giới để nhìn nhận một
cách khách quan về mô hình phân công lao động trong gia đình giữa vợ và
chồng [Vũ Mạnh Lợi, 2013].
1.2. Bình đẳng giới về quyền lựa chọn và ra quyết định giữa vợ và chồng
Theo báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới, 2001, tình
trạng bất bình đẳng về quyền, tiếng nói và nguồn lực diễn ra phổ biến, dai
dẳng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống (quyền kết hôn, ly hôn; quyền quy
định quy mô gia đình, thừa kế và quản lý tài sản, phân bổ lao động của mỗi cá