Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại thành phố hồ chí minh hiện nay (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.75 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THÂN THỊ NGỌC PHÚC

BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÁN BỘ CÔNG
CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành, chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62.31.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Văn Thủ

Thành phố Hồ Chí Minh, 10/2016


Công trình đƣợc hoàn thành tại
………………………………………………….………………
…………………………………………………………………

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Thủ
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Đình Tấn
Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Văn Quyết

Phản biện 3: TS. Phạm Tất Thắng


Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án
cấp Học viện họp tại
Học viện Khoa học xã hội.
Vào hồi……….. giờ ………… ngày ………. tháng ……….
năm …………….

Có thể tìm hiểu luận án tại:
………………………………………………….……………….
…………………………………………………………………
…………….………………………………………………….…


NHỮNG BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Thân Thị Ngọc Phúc, Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2012, Về phát
triển chức nghiệp của nữ công chức hiện nay. Tạp chí Giáo dục
Lý luận. Học viện chính trị, Hành chính – Khu vực I (ISSN 08683492), số 4/2012, tr.44,
2. Thân Thị Ngọc Phúc,2015,Bạo lực trong gia đình Cán bộ công
chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Lao động và Xã hội
(ISSN 0866-7643), Số 495, từ 16-31/1/2015, tr.12;
3. Thân Thị Ngọc Phúc, 2015, Nhận thức về Bình đẳng giới trong
gia đình của cán bộ, công chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp
chí Khoa học chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Học viện Chính trị khu vực II (ISSN 1859 - 0187), Số 4/2015,
Tr.77.
4. Thân Thị Ngọc Phúc, 2015,Tác động của quan hệ giới trong gia
đình đến phát triển nghề nghiệp của cán bộ công chức tại thành
phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, Học viện
khoa học xã hội (ISSN0866-756X), Số 12/2015, tr.76.



1
MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Bình đẳng giới trong gia đình được coi là yếu tố tác động trực tiếp
và thường xuyên nhất đến việc thực hiện bình đẳng giới ngoài xã hội.
Các quan điểm lý thuyết nữ quyền và các nghiên cứu thực nghiệm
đều chỉ ra rằng: gia đình là mục tiêu quan trọng nhất của cuộc cách
mạng về giới.
Cán bộ, công chức với tư cách là lực lượng có nhiều cơ hội tiếp
cận với những quy định của pháp luật; là những lực lượng quan trọng
trong tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về
bình đẳng giới; có trách nhiệm nhưChỉ thị 49 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng đã khẳng định: “Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm gương
mẫu chăm lo xây dựng chính gia đình mình và vận động nhân dân
cùng thực hiện”.
Luận án quan tâm đến bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công
chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), với đặc trưng là một
trong những đô thị hiện đại nhất của cả nước. Và xem xét nhóm này
đã thực hiện bình đẳng giới trong gia đình như thế nào? Việc thực
hiện bình đẳng giới trong gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến
phát triển nghề nghiệp của cán bộ công chức nam và nữ; Trên cơ sở
đó đề xuất các giải pháp nhằm tạo ra những chuyển biến mới trong
nhận thức và thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công
chức tại TP. HCM được cho là có tính cấp bách, có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn. Và, đó cũng chính là lý do lựa chọn của đề tài luận án:

Bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay - thực trạng và giải pháp.


2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết liên quan, hệ thống hóa những vấn
đề lý luận và pháp lý về bình đẳng giới trong gia đình, đề tài tập trung làm
rõ thực trạng thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại
TP. HCM; Qua đó chứng minh tính đúng đắn của các lý thuyết được đề
tài luận án sử dụng trong nghiên cứu thực tiễn; phân tích ảnh hưởng của
thực trạng thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức đến
phát triển nghề nghiệp của cán bộ, công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức và tạo những chuyển biến mới
trong thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại TP.
HCM hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài có nhiệm vụ chủ yếu
sau đây:
1. Sưu tầm tài liệu, hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến vấn đề
nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận và các khái niệm cần dùng trong đề tài.
2. Tiến hành điều tra xã hội học và khảo sát thực tế để thu thập các
thông tin về thực trạng bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại
TP. HCM;
3. Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ các cuộc điều tra, khảo
sát thực tế, tiến hành việc xử lý, phân tích, làm rõ thực trạng thực hiện
bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại TP. HCM. Đưa ra



3
những nhận xét, đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân
dẫn đến thực trạng trên;
4. Phân tích thực trạng bình đẳng giớitrong gia đình đã tác động
như thế nào đến phát triển nghề nghiệp của cả nam và nữ cán bộ,
công chức;
5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao bình đẳng
giớitrong gia đình cán bộ, công chức tại TP. HCM.
3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại TP. HCM.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Nam và nữ cán bộ, công chức đã lập gia đình; Cán bộ phụ
trách công tác bình đẳng giới tại TP. HCM.
3.3. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
3.3.1. Phạm vi không gian
Cuộc nghiên cứu tiến hành tại TP. HCM với đối tượng là cán bộ,
công chức tại các sở, quận huyện và phường xã. Việc chọn mẫu đảm
bảo tính toàn diện của cơ cấu mẫu.
3.3.2. Phạm vi thời gian
Thực tiễn bình đẳng giớitrong gia đình cán bộ, công chức tại
TP. HCM được quan sát trong khoảng 10 năm kể từ khi Nghị quyết
11- NQ/TW của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được ban hành ngày
27/4/2007. Cuộc khảo sát của đề tài được tác giả thực hiện từ tháng 02
đến tháng 10 năm 2014.


4
3.3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu

Phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào những
vấn đề sau:
Bình đẳng giới giữa vợ và chồng trong gia đình của cán bộ,
công chức tại TP. HCM trên 2 lĩnh vực chủ yếu là: phân công lao
động và quan hệ quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình;
Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện bình đẳng
giới trong gia đình cán bộ, công chức tại TP. HCM hiện nay: giới
tính, chức vụ, độ tuổi, nhận thức về bình đẳng giới và đóng góp chính
vào thu nhập gia đình;
Việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức
đã ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng thực thi công vụ của công
chức, đến khả năng phát triển nghề nghiệp của cả nam và nữ cán bộ,
công chức.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu xã hội học.
Các lý thuyết được đưa vào phân tích: Lý thuyết cấu trúc – chức
năng; Lý thuyết nữ quyền và quan điểm giới; Lý thuyết hiện đại hóa.
- Các phương pháp thu thập thông tin được sử dụng: phân tích
tài liệu có sẵn; phương pháp định lượng (thu thập thông tin bằng
bảng hỏi: dùng phần mềm SPSS 20.0, chạy tần suất, bảng chéo, hồi
quy logistic); và phương pháp định tính (phỏng vấn sâu; thảo luận
nhóm).


5
4.2. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung
phân tích
4.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Cán bộ, công chức tại TP. HCM thực hiện bình đẳng

giớitrong gia đình của họ như thế nào?
2. Những nhân tố nào tác động đến thực hiện bình đẳng
giớitrong gia đình cán bộ, công chức?
3. Thực trạng bình đẳng giớitrong gia đình có ảnh hưởng như
thế nào đến phát triển nghề nghiệp của mỗi giới?.
4.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
1. Trong nhiều gia đình cán bộ, công chức tại Thành phố Hồ
Chí Minh, tình trạng phân công lao động theo giới vẫn tiếp tục được
lưu giữ; quan hệ quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình còn chưa
bình đẳng;
2. Các nhân tố giới, nhận thức về bình đẳng giới, người đóng
góp chính vào thu nhập trong gia đình của cán bộ, công chức có
những ảnh hưởng ở mức độ nhất định đến việc thực hiện bình đẳng
giớitrong gia đình;
3. Thực trạng thực hiện bình đẳng giớitrong gia đình cán bộ,
công chức hiện nay đang có những ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển
nghề nghiệp của nữ cán bộ, công chức nhiều hơn nam.


6
4.2.Khung phân tích
Nhận thức về bình

Điều kiện kinh tế xã

Giới tính, Chức vụ,

đẳng giớitrong gia

hội; Chính sách của


Tuổi, Địa bàn cư

đình

Đảng và Nhà nước

trú

Người đóng góp

Đặc điểm văn hóa:

chính vào thu nhập

Bình đẳng giới

phong tục, tập quán;

trong gia đình cán

chuẩn mực, vai trò

bộ, công chức

Phân công lao

Quan hệ quyền lực giữa

động gia đình


vợ và chồng (quyền

quyết định, quyền uy
và bạo lực)
Phát triển nghề nghiệp của
nam và nữ cán bộ, công chức
5. Đóng góp mới về khoa học
- Góp phần hoàn thiện hơn khái niệm bình đẳng giới trong gia
đình cán bộ, công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh;
- Xây dựng khung đo bình đẳng giớ trong gia đình cán bộ công
chức tại tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực
tiễn;


7
- Kiểm chứng tính đúng đắn của lý thuyết được áp dụng so với
thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Làm phong phú thêm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu xã hội
học về gia đình và bình đẳng giớitrong gia đình;
Góp phần hoàn thiện khái niệm “Bình đẳng giới trong gia đình
cán bộ công chức”, xây dựng khung đo về bình đẳng giới trong mối
quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình;
Vận dụng, kiểm nghiệm tính đúng đắn và sát thực lý thuyếtcấu trúc
chức năng, lý thuyết giới, lý thuyết hiện đại hóa vào nghiên cứu bình
đẳng giớitrong gia đình cán bộ, công chức.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp cho người đọc kết quả nghiên cứu thực tế về bình đẳng

giớitrong gia đình của cán bộ, công chức tại TP.HCM;
Giúp các nghiên cứu khác so sánh việc thực hiện bình đẳng
giớitrong gia đình ở những nhóm xã hội khác.
Những đề xuất của đề tài về các giải pháp.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho
nghiên cứu và giảng dạy về xã hội học gia đình, xã hội học giới và
công tác phát triển cán bộ nữ.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các bảng biểu,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được chia thành 4
chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài


8
Chương 3: Thực trạng bình đẳng giớitrong gia đình cán bộ, công
chức tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 4: Ảnh hưởng của việc thực hiện bình đẳng giớitrong gia
đình đến phát triển nghề nghiệp của cán bộ, công chức.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ của một luận án, tác giả trình bày một cách tổng
quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án gồm
có 5 nhóm vấn đề: (i) Xây dựng khung đo lường về bình đẳng
giớitrong gia đình; (ii) Tình trạng bình đẳng giớitrong quyềnra quyết
định giữa vợ và chồng và phân công lao động trong gia đình; (iii)
Tình trạng bạo lực trong quan hệ vợ chồng; (iv) Nguyên nhân và các
rào cản thực hiện bình đẳng giới trong gia đình; (v) Ảnh hưởng của
tình trạng bình đẳng giớitrong gia đình đến phụ nữ trong phát triển
nghề nghiệp.

Một số nhận xét
Những công trình nghiên cứu đi trước liên quan đến chủ đề bình
đẳng giới trong gia đình và nâng cao năng lực cho nữ cán bộ, công
chức ở Việt Nam đã được thực hiện và mang lại những tri thức quan
trọng trong việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong khu vực
công, góp phần cải thiện chính sách về bình đẳng giới đối với cán bộ,
công chức. Tuy nhiên các nghiên cứu về bình đẳng giới trong gia
đình cán bộ công chức còn mờ nhạt. Còn thiếu các nghiên cứu mang
tính khái quát về mối liên hệ giữa bình đẳng giới trong gia đình với
hiệu quả công việc và vị thế của phụ nữ.
Những đóng góp của luận án
Làm rõ thực trạng và ảnh hưởng của thực trạng thực hiện bình đẳng
giới trong gia đình đến phát triển nghề nghiệp cán bộ, công chức.


9
Gợi mở được những định hướng nghiên cứu sắp tới cần làm rõ về
những thay đổi của quan hệ giới dưới tác động của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chỉ ra tính hợp lý hoặc không hợp lý của lý thuyết áp dụng so với
thực tiễn được kiểm nghiệm.
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài
2.1.1. Những vấn đề cơ bản của bình đẳng giới trong gia đình
và các khái niệm liên quan
2.1.2. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài
2.1.2.1. Tiếp cận chức năng – cấu trúc
Luận án tiếp cận lý thuyết cấu trúc - chức năng và coi gia đình
như là hệ thống xã hội của hành động để tổ chức đời sống gia đình, lý

giải về các chuẩn mực giá trị trong mối quan hệ giữa vợ và chồng
hiện nay trong gia đình.
2.1.2.2. Tiếp cận thuyết nữ quyền và quan điểm giới
Luận án tiếp cận lý thuyết nữ quyền và quan điểm giới vào phân
tích các vấn đề bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công chức tại
TP. HCM nhằm làm rõ thực trạng thực hiện bình đẳng giới trong gia
đình của cán bộ, công chức nam và nữ, giải thích nguyên nhân của
thực trạng này.
2.1.2.3. Lý thuyết hiện đại hóa
Tất yếu trong xã hội công nghiệp được các nhà nghiên cứu theo
xu hướng lạc quan chỉ ra rằng: bức tranh về sự phân công lao động
gia đình sẽ biến chuyển theo thời gian cùng với những tiến bộ xã hội,
áp lực công nghiệp hóa sẽ dẫn đến sự bình đẳng giữa vợ và chồng.


10
Luận án tiếp cận lý thuyết hiện đại hóa để xem xét bức tranh phân
công lao động trong gia đình. Làm sáng tỏ luận điểm của lý thuyết này
trong bối cảnh gia đình cán bộ, công chức tại TP. HCM hiện nay.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
2.2.2. Phương pháp định lượng
Cuộc khảo sát tiến hành vào tháng 02/2014 với 320 mẫu được
chọn ra từ 3 cấp quản lý nhà nước, trực thuộc Ủy ban nhân dân TP.
HCM theo phương pháp chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên trong hệ
thống.
Số liệu thu thập được được xử lý trên phần mềm SPSS 20.0, các
bảng số liệu được chạy theo mô hình chéo; mô hình hồi quy logistic
trong phân tích tương quan đa biến.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu định tính

Kết hợp các phương pháp thu thập thông tin bao gồm: Phỏng vấn
sâu 30 người; Thảo luận 4 nhóm cán bộ, công chức.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH
CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chương này trình bày kết quả khảo sát về thực trạng và những
nhân tố tác động đến quan hệ giới trong gia đình trên các lĩnh vực
phân công lao động, quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình.
3.1. Bình đẳng giới trong phân công lao động
3.1.1. Chăm sóc, dạy dỗ trẻ em
- Chuẩn mực truyền thống coi việc chăm sóc gia đình, dạy dỗ con
cái là trách nhiệm của phụ nữ. Đối với cán bộ, công chức được khảo
sát, chuẩn mực này đã thay đổi đáng kể trong nhận thức và cả hành động


11
của cán bộ, công chức.Phụ nữ không còn được coi là độc quyền đảm
trách vai trò biểu cảm, mà vai trò này đã được đã được san sẻ cho cả
hai vợ chồng. Nhưng người vợ vẫn là người dành nhiều thời gian,
công sức hơn nam giới cho việc chăm sóc các thành viên gia đình và
nuôi dạy con cái.
3.1.2. Công việc nội trợ
Trong khảo sát thực tế những công việc như: nấu ăn, rửa chén, đi
chợ, giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, đi chợ,… với câu hỏi ai là
người thực hiện chính các công việc này.
Bảng 3.1. Người phụ trách chính trong các công việc nội trợ
Vợ

Chồng


Người
khác
SL %

Tổng

SL

%

SL

%

Rửa chén bát

186

58,1

6

1,9

98

30,6

40


12,5

320

100

Đi chợ mua thức ăn

203

63,4

7

2,2

77

24,1

33

10,3

320

100

Nấu ăn gia đình


175

54,7

6

1,9

101

31,6

38

11,8

320

100

Giặt giũ quần áo

153

47,8

25

7,8


114

35,6

28

8,8

320

100

Lau dọn nhà cửa

151

47,2

26

8,1

116

36,3

27

8,4


320

100

SL

%

Cả vợ và
chồng
SL %

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài)

Kết quả khảo sát cho thấy đã có sự chia sẻ cùng nhau giữa vợ và
chồng về công việc nội trợ trong gia đình.Nhưng phần lớn khối lượng
công việc này vẫn do người vợ trong gia đình đảm trách. Nam giới
đóng vai trò chính trong các việc này là không đáng kể.
Sự khác biệt trong phân công lao động nội trợ giữa vợ và chồng
được thể hiện rõ hơn khi xem xét thời gian họ dành cho việc
nhà.Người vợ trong gia đình cán bộ, công chức có thời gian làm việc
nhà cao gấp 4,2 lần so với người chồng.
Để xem xét yếu tố nào quyết định đến chia sẻ việc nhà của vợ và
chồng trong gia đình cán bộ, công chức. Luận án tiến hành phân tích


12
mô hình hồi quy logistic, kết quả cho thấy:
Những cán bộ, công chức mà có vợ/chồng làm việc nội trợ, làm các công
việc giản đơn thì có xu hướng được sẻ việc nhà nhiều hơn; những cán bộ, công

chức có tuổi trẻ hơn thì tham gia việc nhà nhiều hơn những cán bộ, công chức
lớn tuổi; những người đóng góp vào thu nhập chính trong gia đình thì có xu
hướng làm việc nhà ít hơn. Yếu tố giới tính lại tác động khá mạnh, thể hiện ở
việc nữ giới có xu hướng làm việc nhà nhiều hơn nam giới dù họ là người đóng
góp chính vào thu nhập gia đình.
Ngoài những yếu tố kể trên thì một yếu tố quan trọng được coi là nhận thức
về vai trò giới. Những định kiến về vai trò giới vẫn tiếp tục bám rễ và định hình
hành vi của cả phụ nữ và nam giới bất chấp những thay đổi trong hệ vai trò mà
phụ nữ đang đảm nhận hiện nay.
Trong bối cảnh gia đình cán bộ, công chức, khi mà phần lớn cả vợ và chồng
cùng tham gia vào hoạt động tạo thu nhập ngoài gia đình, thì việc nhà không vì
thế mà được chia sẻ hợp lý giữa vợ và chồng.
Mô hình gia đình đối xứngvẫn chưa trởthành hiện thực trong gia đình cán
bộ, công chức ở TP. HCM.
3.2.Bình đẳng giới về quyền lực giữa vợ và chồng
Quan hệ quyền lực của vợ và chồng trong gia đình cán bộ, công chức được
luận án thao tác dựa trên: quyền quyết định liên quan đến các vấn đề chung
trong cuộc sống gia đình; sự chia sẻ, động viện, tạo điều kiện trong phát triển
nghề nghiệp giữa vợ chồng trong gia đình cán bộ, công chức và uy quyền giữa
vợ và chồng, thể hiện ra ở: khả năng ảnh hưởng của vợ/chồng đến hành vi/hành
động của người còn lại thông qua thái độ, mong muốn của vợ/chồng, tình trạng
bạo lực gia đình để chỉ ra tương quan quyền lực giữa vợ và chồng trong gia
đình cán bộ, công chức. Đề tài sử dụng các số liệu thống kê mô tả và
phân tích hồi quy logisticđể làm rõ nội dung này.


13
3.2.1. Bình đẳng giới trong quyền quyết định
Trong gia đình cán bộ, công chức, các quyết định liên quan đến đời sống gia
đình phần lớn đều có sự bàn bạc giữa vợ và chồng. Nam giới có xu hướng đưa

ra các quyết định quan trọng trong gia đình, nữ giới lại có tỷ lệ cao hơn là người
đưa ra các quyết định liên quan đến mua sắm, nội trợ.
3.2.2. Bình đẳng giới trong quan hệ quyền lực giữa vợ và chồng
Trong nội dung này, quan hệ quyền lực giữa vợ và chồng thể hiện qua các
ứng xử giữa vợ và chồng trong việc: chia sẻ, giúp đỡ công việc trong gia đình;
Động viên khuyến khích, tạo điều kiện giữa vợ/chồng trong phát triển nghề
nghiệp; thái độ, lời nói, hành động khác trong mối quan hệ giữa vợ/chồng biểu
thị mối quan hệ quyền lực, qua đó đề tài làm rõ về bình đẳng giới trong quan hệ
vợ/chồng trong gia đình cán bộ, công chức.
3.2.2.1. Chia sẻ, động viên, tạo điều kiện trong công việc giữa vợ/chồng
trong gia đình cán bộ, công chức
Hầu hết cán bộ, công chức cho rằng vợ chồng họ bình đẳng trong chia sẻ
trách nhiệm và quyền lợi với nhau; cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc
sống, trong công việc; tôn trọng nhau và công việc của nhau. Trong đó nam cán
bộ, công chức đồng tình với nhận định trên chiếm tỷ lệ cao hơn nữ.
Nhóm đặc trưng của loại hình hỗ trợ động viên của vợ/chồng trong gia đình
cán bộ, công chức mang tính chất phân công lao động giới theo khuôn mẫu
truyền thống khá cao. Phụ nữ gặp khó khăn hơn nam giới về các điều kiện phát
triển nghề nghiệp, trong đó có sự ưu tiên, chia sẻ từ chồng để hỗ trợ cho công
việc.
3.2.2.2. Bình đẳng trong tương quan quyền lực giữa vợ và chồng
1) Áp lực uy quyền giữa vợ và chồng
Ở Việt Nam cũng như một số nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng
nho giáo, tư tưởng gia trưởng khá phổ biến. Người chồng trong gia


14
đình không chỉ là người chủ gia đình, đưa ra các quyết định quan
trọng mà còn là người có quyền cao nhất trong việc buộc người khác
tuân theo những mong muốn của bản thân. Theo kết quả khảo sát của

luận án,tư tưởng gia trưởng vẫn còn được củng cố ở một tỷ lệ không
nhỏ cán bộ, công chức, đặc biệt là ở nam giới.
Bảng 3.2.Nhận định các ý kiến về áp lực giữa vợ và chồng
trong gia đình cán bộ, công chức
Giới tính
Nam
SL
Đồng ý
1. Tôi luôn bị áp đặt thực
hiện các quyết định của Không đồng ý
vợ/chồng
Không ý kiến

Nữ

%

SL

%

25

15,5

23

20,9

131


80,9

122

77,2

6

3,7

3

1,9

2. Không khí gia đình tôi Đồng ý
thường có những căng
Không đồng ý
thẳng không đáng có do
vợ/chồng tôi gây ra
Không ý kiến

51

31,1

54

34,2


99

61,1

95

60,1

12

7,4

9

5,7

Đồng ý
3. Vợ/chồng tôi có thái
độ coi thường tôi trong Không đồng ý
ứng xử hàng ngày
Không ý kiến

16

9,8

20

16,5


145

89,5

128

81,0

1

,6

4

2,5

18

11,8

41

26,1

135

83,9

113


71,5

7

4,3

4

2,5

4. Vợ/chồng tôi thường Đồng ý
đánh giá thấp những
Không đồng ý
đóng góp của tôi với gia
đình
Không ý kiến

(Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài. Tỷ lệ % theo cột được tính theo
số lượng nam: 162 trường hợp, và nữ: 158 trường hợp)
Bảng 3.18cho thấy cả nam và nữ cán bộ, công chức đều đang chịu
những áp lực ở những mức độ khác nhau. Nữ cán bộ, công chứccó tỷ


15
lệ cao hơn nam. Ở mức độ nặng nề hơn, các áp lực này trở thành
những dạng hành vi bạo hành.
2) Bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình
Bạo lực giữa vợ và chồng là biểu hiện rõ nét nhất của tình trạng bất bình
đẳng giới nghiêm trọng giữa vợ và chồng. Tác giả đưa nội dung bạo lực gia
đình vào bảng hỏi bao gồm các hành vi bạo lực về: thể xác, tình dục, ngôn từ và

tinh thần.Với hai câu hỏi anh/chị đã từng là nạn nhân, hoặc từng gây ra hành vi
bạo lực gia đìnhvới vợ/chồng của mình hay chưa. Kết quả cho thấy:
Bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình cán bộ, công chức là một hiện thực
với đầy đủ dạng loại từ bạo lực tình dục cho đến thể xác và tinh thần.Trong đó
nữ là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình chiếm tỷ lệ cao hơn nam. Khuôn
mẫu giới, các đặc trưng về uy quyền của nam giới trong gia đình vẫn đang tiếp
tục được duy trì ở một số gia đình cán bộ, công chức. Bản thân các hành vi bạo
hành trong gia đình cán bộ, công chức cũng mang những đặc điểm truyền thống
về vai trò giới, mà ở đó những cấu trúc và thực hành của quyền lực nam giới lên
phụ nữ xuất phát từ sự bất bình đẳng.
Chƣơng 4
ẢNH HƢỞNG CỦA THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
GIA ĐÌNH ĐẾN PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CỦA NAM VÀ NỮ
CÁN BỘ CÔNG CHỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chương 4 của luận án mô tả bức tranh phát triển nghề nghiệp của nam và nữ
cán bộ, công chức tại TP. HCM. Trên cơ sở mô tả, luận án chỉ ra sự khác biệt
trong phát triển nghề nghiệp giữa nam và nữ cán bộ, công chức và lý giải
nguyên nhân của sự khác biệt này từ khía cạnh thực hiện bình đẳng giới trong
gia đình cán bộ, công chức như là một nhân tố ảnh hưởng.
Khái niệm phát triển nghề nghiệp của cán bộ, công chức được thể hiện qua:
việc nắm giữ vị trí lãnh đạo; qua tình trạng thăng tiến hoặc được người trả lời


16
cho là thăng tiến (nâng cao trình độ chuyên môn, được đánh giá cao trong công
việc, được nâng ngạch,...) trong 5 năm gần đây; và mức độ hài lòng của cán bộ,
công chức đối với công việc.Các nhân tố được đưa vào phân tích ảnh hưởng
bao gồm: (i) Phân công lao động trong gia đình; quan hệ quyền lực giữa vợ và
chồng, thể hiện bằng việc ai được tiếp cận nhiều hơn các nguồn lực tạo ra những

thuận lợi cho phát triển nghề nghiệp.
Bằng chứng thực nghiệm dùng phân tích sự ảnh hưởng này phần lớn là các
thông tin định tính. Vì vậy, các kết luận trong nghiên cứu này chỉ dừng lại ở
nghiên cứu bước đầu gợi mở về mối liên hệ giữa bình đẳng giới trong gia đình
cán bộ, công chức đến phát triển nghề nghiệp của cả hai giới.
4.1.Khác biệt trong phát triển nghề nghiệp của nam và nữ cán
bộ, công chức Thành phố Hồ Chí Minh
4.1.1. Khác biệt về vị trí lãnh đạo chủ chốt
Thống kê của sở Nội vụ TP. HCM năm 2014 cho thấy: Ở nhiều vị
trí, tỷ lệ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo đạt trên 30%, vượt chỉ
tiêu về công tác cán bộ nữ mà TP. HCM đã đặt ra. Nhưng tỷ lệ nữ
lãnh đạo vẫn là khiêm tốn so với nam giới. Khác biệt giới trong chức
vụ vẫn còn khá xa và càng ở chức vụ cao, số lượng lãnh đạo nữ nắm
giữ cương vị chủ chốt càng ít.
4.1.2. Mức độ thăng tiến trong công việc
Trong môi trường công vụ, nam giới có tỷ lệ nắm giữ các chức vụ chủ chốt,
và thăng tiến cao hơn nữ. Họ có những thuận lợi hơn trong việc tạo niềm tin cho
lãnh đạo, cho đồng nghiệp, được lãnh đạo tin tưởng tạo điều kiện phát triển tốt
hơn nữ.Trong khi đó, nữ cán bộ, công chức lại có tỷ lệ tham gia các chức vụ
lãnh đạo chủ chốt thấp hơn, đặc biệt là các vị trí cấp trưởng, nhưng họ lại hài
lòng cao hơn với công việc ở lý do về tính ổn định trong công việc. Nữ cán bộ,


17
công chức cũng gặp khó khăn hơn trong khả năng tạo niềm tin cho lãnh đạo,
đồng nghiệp.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau để lý giải cho hiện tượng này. Trong
khuôn khổ của luận án, tác giả chỉ tập trung xem xét khía cạnh bình đẳng giới
trong gia đình cán bộ, công chức đã ảnh hưởng như thế nào đến phát triển nghề
nghiệp của mỗi giới.

4.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nghề nghiệp của
nam và nữ cán bộ, công chức
4.2.1. Phân công lao động gia đình
Các mô tả về phân công lao động trong gia đình cán bộ, công chức ở
Chương 3 cho thấy, phần lớn các hoạt động nội trợ và chăm sóc trong gia đình
vẫn được thực hiện bởi người vợ chứ chưa được nhìn nhận như là trách nhiệm
chung của cả hai vợ chồng. Điều này làm cho nữ cán bộ, công chức thực sự
cảm thấy quá tải về thời gian và sức lực khi phải thực hiện nhiều vai trò. Trong
khi đó, nam giới lại có thể toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp của bản thân.
Trong thảo luận nhóm, xoay quanh nội dung nữ giới đã gặp khó khăn như
thế nào trong việc hoàn thành nhiệm vụ ở gia đình và cơ quan; họ đã đối phó
như thế nào với khó khăn này.
Kết quả ghi nhận, phần lớn nữ cán bộ, công chức chia sẻ rằng họ cảm thấy
quá tải về sức lực nếu như việc nhà đổ dồn lên vai họ, trong khi chồng không
chia sẻ, cảm thông. Bận con cái, công việc gia đình là lý do được nhiều cán bộ,
công chức thừa nhận là yếu tố đang ảnh hưởng đến thăng tiến trong công việc
của họ.
Ngoài ra, khuôn mẫu giới cùng các vai trò giới còn gây ra một bất lợi cho nữ
giới ở khía cạnh khác: nó khiến cho người phụ nữ không thể quảng giao. Đây
cũng được coi là một trong các tiêu chí quyết định đến hiệu quả công việc mà
phần lớn phụ nữ không thể hội nhập.


18
Hộp 4.1.Việc nhà chi phối như thế nào đến khả năng thực hiện
nhiệm vụ trong công việc của nữ cán bộ, công chức
Câu hỏi: Trong cơ quan anh/chị, có sự khác biệt về năng lực giữa nam
và nữ không?
1. Phụ nữ thì phần lớn có năng lực như nam thôi, thậm chí nhiều chị em
còn nổi trội hơn nam về nhiều mặt. Tuy nhiên họ lại chưa thể hiện được sự

xông xáo, quyết tâm trong công việc, chưa mạnh dạn, họ thường bị những
công việc trong gia đình chi phối (nam, 46 tuổi, phó phòng, sở Văn hóa,
thể thao và du lịch);
2. Nhiều chị ở cơ quan nhưng họ đặt gia đình lên trên công việc chung,
nhất là các chị có con nhỏ thì thường bị phân tán trong công việc bởi
những việc: con ốm, chồng đi công tác,... Nam giới thì chuyên tâm hơn với
công việc (Nam, 27 tuổi, Phòng nội vụ, quận 10);
4. Do tính chất đặc thù của cơ quan nên tỷ lệ chị em phụ nữ thấp, chị
em trong cơ quan chủ yếu làm công tác văn phòng: văn thư, thư ký, lễ tân.
Nếu đưa về các phòng chuyên môn thì nhiều chị em sẽ không hoàn thành
được công việc vì họ không thể đi sớm về muộn, không thể đi xa khi cần
điều động, không thể tập trung với công việc nhiều áp lực do vướng bận
chồng con, do chồng phàn nàn, thế nên lãnh đạo cơ quan luôn tạo điều kiện
cho chị em, giao những nhiệm vụ phù hợp (Nam, 41 tuổi, Trưởng phòng,
Công an Thành phố);
5. “Ở Sở này cũng nhiều lần đề bạt lãnh đạo là nữ làm phó giám đốc sở,
tuy nhiên có nhiều chị không dám nhận vì còn nặng gánh gia đình, sợ
không hoàn thành được nhiệm vụ cơ quan” (Nữ, 40 tuổi, trình độ thạc sĩ,
trưởng phòng, sở LĐTBXH).

Như vậy, từ các bằng chứng thu được chúng ta có thể kết luận
rằng gánh nặng việc nhà không được chia sẻ đã làm cho phụ nữ quá
tải về thời gian và sức lực để đầu tư cho thăng tiến trong công việc.
Bảng 4.1. Ý kiến của nam và nữ cán bộ, công chức về nhận định: “nữ
cán bộ, công chức hiện nay còn bị hạn chế nhiều trong công việc bởi
gánh nặng gia đình”
Giới tính
Nam
Đồng ý
Không đồng ý

Không biết

Số lượng
118
34
10
162

%
72,8
21,0
6,2
100

Nữ
Số lượng
142
14
2
158

%
89,8
8,9
1,3
100


19
Trong bối cảnh mà cả hai vợ chồng cùng làm việc có thu nhập bên

ngoài, thì việc nhà vẫn được coi là trách nhiệm của phụ nữ, người
chồng tham gia việc nhà vẫn với tư cách là giúp vợ chứ chưa trở
thành trách nhiệm chung. Áp lực việc nhà quả thực là không nhỏ đối
với người phụ nữ, mà cốt lõi của nó là bất bình đẳng giới trong gia
đình.
4.2.2. Quan hệ quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình
4.2.2.1. Uy quyền truyền thống trong gia đình
Các định kiến về vai trò giới không chỉ tước đoạt sự tự tin và làm
hạn chế sự lựa chọn của phụ nữ trong phát triển nghề nghiệp, mà còn
tạo ra một dạng uy quyền truyền thống, hợp thức hóa lợi ích của nam
giới, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nghiệp của
nam giới bằng cái giá là hạn chế đến khả năng phát triển sự nghiệp
của nữ.
Tỷ lệ cao các ý kiến đồng ý cho quan niệm mang đặc điểm của
văn hóa phụ quyềnnhư:nam giới phải tập trung cho sự nghiệp; nữ
giới phải có trách nhiệm vun vén gia đình hơn là sự nghiệp, nam giới
có năng lực hơn nữ giới,...
Trong kết quả điều tra, nữ giới ghi nhận những giá trị xã hội gắn
cho mình, chị tự tuân thủ bằng cách đặt gia đình lên trên sự nghiệp,
vun vén cho gia đình, chịu trách nhiệm chăm sóc, nội trợ, tạo điều kiện tối ưu
nhất có thể cho chồng trong phát triển nghề nghiệp. Đây có thể là một trong
những lý do giải thích cho sự khác biệt trong phát triển sự nghiệp của nam và nữ
cán bộ, công chức.
Quá trình công nghiệp hóa diễn ra tại TP. HCM có lẽ chưa đủ mạnh làm
thay đổi những chuẩn mực về vai trò giới để đảm bảo các điều kiện cho mô
hình gia đình đối xứng được thực hiện.


20
Cách lý giải theo thuyết cơ cấu – chức năng hướng sự chú ý của chúng ta

đến mối quan hệ chức năng trong gia đình của Taylor Passon có lẽ còn có một
chút sức thuyết phục trong cách thức tổ chức gia đình của cán bộ, công chức tại
TP. HCM.
4.2.2.2. Áp lực uy quyền trong quan hệ giữa vợ và chồng
Trong nghiên cứu về bình đẳng giới trong gia đình, ngoài khung phân tích
đã được các nghiên cứu khác xây dựng thì tác giả còn đề cập đến một khía cạnh
quan trọng đó là uy quyền giữa vợ và chồng và xem xét nam hay nữ là người
chịu đựng những áp lực nhiều hơn trong tương quan quyền lực giữa vợ và
chồng và phân tích yếu tố này đã ảnh hưởng như thế nào đến khả năng phát
triển nghề nghiệp của cán bộ, công chức. Kết quả cho thấy: khả năng phát triển
nghề nghiệp của nam và nữ trong gia đình cán bộ, công chức không chỉ bị ảnh
hưởng bởi sự phân chia việc nhà hợp lý giữa vợ và chồng; khả năng phân phối
những quyền lợi, các nguồn lực bình đẳng mà còn bị ảnh hưởng bởi việc thực
hiện bình đẳng trong tương quan quyền lực giữa vợ và chồng. Và nữ cán bộ,
công chức chịu nhiều áp lực uy quyền từ chồng nhiều hơn.
Hộp 4.2.Những áp lực mà phụ nữ thành đạt hơn chồng thường gặp
Câu hỏi: Những khó khăn của phụ nữ khi thành đạt hơn chồng?
1. Vợ mới làm sếp trong một công ty nước ngoài hơn một năm, cô ấy
thường phải đi làm từ sáng đến tối, việc nhà và chăm sóc con gần như tôi
đảm trách. Tôi đã cho cô ấy lựa chọn: công việc và gia đình cái nào quan
trọng hơn thì chọn một. Đến nay đã hơn 6 tháng rồi mà cô ấy vẫn chưa đá
động gì, vẫn đi từ 7 giờ sáng đến 7-8 giờ tối, tôi rất nản và đang tiến hành
thủ tục ly hôn” (Thảo luận nhóm nam, Nam, 42 tuổi, đại học, văn phòng,
quận 6);
2. Tôi cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự. Tôi hiểu rằng anh
mặc cảm vì không giỏi bằng vợ nên hay hằn học, cau có làm cuộc sống gia
đình căng thẳng. Tôi góp ý nhiều lần rằng anh cư xử đúng mực thì tôi lúc
nào cũng tôn trọng anh – điều này cũng không làm thay đổi thái độ gay gắt
trong ứng xử hàng ngày của anh với tôi (Nữ cán bộ, công chức, 29 tuổi,
đại học, phòng quản đô thị, quận, TP. HCM, có chồng làm lái xe cơ quan)

3. Trong gia đình, phụ nữ mà thành đạt hơn chồng thì thường gia đình
đó sẽ trục trặc, vì người vợ như vậy thường coi thường chồng, hoặc người


21
chồng cảm thấy tự ti vì thua kém vợ, cuộc sống gia đình sẽ có nhiều bất
hòa. Tỷ lệ ly hôn ở những gia đình có người vợ thành đạt hơn chồng luôn
cao hơn. Tôi làm bên thi hành án, tôi chứng kiến rất nhiều (phỏng vấn sâu,
Nam, 39 tuổi, Ths luật, thi hành án, quận 10)

Những áp lực như vậy đã khiến cho phụ nữthường có tâm lý an
phận, họ không muốn sự căng thẳng trong cuộc sống gia đình nên cố
gắng hoàn thành các công việc nội trợ, chăm sóc và chấp nhận những
áp đặt uy quyền lên họ mà không có sự lựa chọn khác tốt hơn.Các chị
nhấn mạnh rằng: dù chúng ta có là gì thì chúng ta vẫn là phụ nữ.
Kinh nghiệm này được nhiều nữ cán bộ, công chức ủng hộ như là
một giải pháp cho tình hình mang tính phổ biến, khi phụ nữ có được
sự nghiệp vẻ vang thì họ lại gặp những nỗi buồn trong hôn nhân.
Thuyết cấu trúc chức năng tỏ ra hợp lý trong việc lý giải hiện
tượng này.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾNNGHỊ GIẢI PHÁP
1. Kết luận
1) Bức tranh thực trạng thực hiện bình đẳng giới trong gia đình
cán bộ, công chức nổi lên khá rõ nét về xu hướng bình đẳng. Thể hiện
trong cả nhận thức lẫn thực hành về bình đẳng giới.
2) Tuy nhiên, giữa nhận thức về bình đẳng giới của nam và nữ; giữa nhận
thức và thực hiện bình đẳng giới vẫn còn một khoảng cách đáng kể. Phân công
lao động trong gia đình cán bộ, công chứcvẫn tiếp tục dựa trên các khuôn mẫu
giới truyền thống.
Ở khía cạnh quyền lực giữa vợ và chồng: Sự phân chia người đảm trách các

quyết định theo vai trò giới truyền thống tiếp tục được tiếp nối. Sự áp đặt quyền
lực của nam giới lên phụ nữ là phổ biến, thể hiện rõ nét nhất ở tình trạng bạo lực
gia đình trên nhiều hình thức vẫn tiếp tục diễn ra mà phụ nữ phần nhiều là nạn
nhân.


22
Việc nam hay nữ vẫn có xu hướng chịu trách nhiệm nhất định trong thực
hiện những công việc nào đấy theo quan niệm truyền thống; người chồng vẫn
có vị trí quyền lực cơ bản trong gia đình, phụ nữ chiếm vai trò thứ yếu và phụ
thuộc vào chồng, tình trạng bạo lực gia đình, mà ở đó nữ giới có tỷ lệ cao hơn là
nạn nhân cũng phần nào phản ánh bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại. Sự tồn tại
đâu đó của mô hình gia đình gia trưởng vẫn là một hiện thực trong đời sống gia
đình của cán bộ, công chức tại TP. HCM. Dưới cách phân tích của các nhà nữ
quyền thì đây là biểu hiện rõ nét nhất của tình trạng bất bình đẳng giới. Như vậy
thực tiễn nghiên cứu về thực trạng bình đẳng giới trong gia đình cán bộ, công
chức tại TP. HCM đã chỉ ra: giả thuyết ban đầu đặt ra là đúng so với thực tế
kiểm nghiệm.
3) Những biểu hiện của bình đẳng giới trong gia đình có ảnh hưởng nhất
định đến phát triển nghề nghiệp của nam và nữ cán bộ, công chức.Cụ thể là sự
chia sẻ việc nhà, hỗ trợ, động viên từ vợ/chồng có ảnh hưởng nhất định đến khả
năng thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của nam và nữ cán bộ, công chức.
Nam cán bộ, công chức có nhiều lợi thế hơn trong việc tiếp cận các lợi ích,
nguồn lực cho phát triển nghề nghiệp hơn nữ cán bộ, công chức. Cả nam và nữ
đều đặt kỳ vọng sự thành công trong nghề nghiệp vào đàn ông và đàn ông được
ưu tiên miễn trừ các nhiệm vụ khác để tập trung cho sự nghiệp của mình.
Song song đó, những áp lực về quyền lực trong mối quan hệ giữa vợ và
chồng, đặc biệt là bạo lực gia đình mà phụ nữ chủ yếu là nạn nhân vẫn tiếp tục
là trở ngại,hạn chế phụ nữ trong phát triển nghề nghiệp.Như vậy qua kết quả
nghiên cứu trên, một thực tế hiển hiện rằng việc phát triển nghề nghiệp của nam

và nữ cán bộ, công chức có rất nhiều điều kiện khác nhau, nhưngbình đẳng giới
trong gia đình là một điều kiện có những tác động không nhỏ.
4)Các nhà cấu trúc - chức năng cho rằng gia đình như là hệ thống xã hội của
hành động để tổ chức đời sống gia đình. Hệ thống xã hội này được tổ chức vào


×