Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Mâm cỗ đón tết ở miền bắc có gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.3 KB, 9 trang )

Mâm cỗ đón Tết ở miền Bắc có gì?
Bluepig 13/01/2016 Mâm cỗ đón Tết ở miền Bắc có gì?2016-01-13T11:37:37+00:00Ẩm thực No Comment
0
0
0
0
3
Đánh giá bài viết!

Từ xưa đến nay, ăn Tết ở Việt Nam đã trở thành một phong tục tập quán, là dịp mọi người được trở
về đoàn tụ cùng người thân, để cảm nhận hơi ấm gia đình. Mỗi miền Tổ quốc với địa lý, phong tục,
ẩm thực khác nhau mang đến những điểm khác biệt trong văn hóa ngày Tết của từng vùng. Và hôm
nay, chúng ta hãy cùng đến với mâm cỗ ngày tết của người dân miền Bắc cùng những món ăn cổ
truyền tại đây.

Người Hà nội trong văn hóa ẩm thực ưa chuộng về hình thức, vì thế mâm cơm ngày tết cũng được
chuẩn bị rất công phu, đẹp mắt có màu đỏ của xôi gấc, gà luộc rắc lá chanh, các món xào, món
canh thì xếp hành lá, rau thơm đầy đủ các màu sắc của bốn mùa với mong muốn 1 năm mới ấm no,
hạnh phúc .


Trong mâm cỗ ngày Tết truyền thống bao gồm có 4 bát và 4 đĩa: 1 bát chân giò lợn nấu măng, 1 bát
miến, 1 bát mọc nấm, 1 bát bóng thả và 1 đĩa thịt lợn, 1 đĩa thịt gà luộc, 1 đĩa giò lụa, 1 đĩa chả quế
tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương.
Với những mâm cỗ lớn thì sẽ có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Dần
trải qua các thay đổi của từng thời kì nhưng mâm cỗ tết ở miền Bắc vẫn giữ bản chất đúng nét cổ
truyền của dân tộc việt Nam.

Xôi gấc



Theo quan niệm từ xưa của người dân Việt nam thì màu đỏ chính là biểu tượng của may mắn hạnh
phúc, vì vậy mà các ngày rằm, ngày lễ nhất là trong ngày Tết luôn chuẩn bị 1 đĩa xôi gấc trên mâm
cỗ. Xôi gấc được làm từ gạo nếp ngon, trộn đều với gấc tươi rồi đem đi hấp. Khi chín xôi có màu đỏ
tươi hấp dẫn và đẹp mắt.

Bánh chưng

Chỉ cần nhắc đến Tết là xuất hiện hình ảnh bánh chưng, 1 loại bánh có cả câu chuyện dân gian về nó,
với lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt thể hiện sự kết tinh của đất trời.
Để làm ra một chiếc bánh chưng ngon cần đôi bàn tay khéo léo làm ra hình thù chiếc bánh vuông
vức, thơm ngon. Ngày nay nhiều người bận rộn thường mua bánh chưng hoặc đặt sẵn ở các cơ sở
chuyên làm bánh mà ít khi tự gói bánh như ngày xưa. Nhưng nếu trước ngày Tết, bạn cùng người
thân bên nhau tự gói bánh chưng, ngồi chờ bánh chín… đó thực sự mang lại cảm giác ấm cúng và vui
vẻ. Bánh với nguyên liệu từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và hạt tiêu gọi chặt đem đi luộc trong khoảng
14 tiếng, vớt ra rửa bánh, nén chặt và bạn đã có những chiếc bánh mang biếu tặng mang nhiều ý
nghĩa hơn, thắp hương cúng Tết và thưởng thức trong suốt kỳ nghỉ Tết.

Thịt đông


Mùa đông ở miền Bắc có một món ăn rất đặc trưng là thịt đông, thưởng thức thịt đông vào tiết trời
se se lạnh mang đến một cảm giác rất là lạ mà hấp dẫn người ăn.

Dưa hành

Bánh chưng phải có dưa hành, với vị chua cay nhẹ nhàng ăn kèm với bánh chưng hay thịt đông sẽ
giúp món ăn không bị ngán trong những ngày Tết của bạn.


Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Cách muối dưa hành ngon, giòn cho ngày tết


Gà luộc

Thịt gà luộc là món dù đơn giản nhưng không thể thiếu trong dịp Tết. Gà dâng lên thắp hương tổ
tiên, gà luộc ăn mâm cơm đoàn viên, ngoài ra còn kết hợp để tạo ra nhiều món ăn khác. Từng miếng
thịt gà vàng óng, rắc lên trên là những sợi lá chanh thái nhỏ chấm với gia vị sẽ tạo ra một hương vị
khó quên khi thưởng thức đấy.

Nem rán


Có thể khẳng định món nem rán là một món ăn độc đáo thường xuyên xuất hiện trong những bữa ăn
và là món không thể thiếu trong mâm cỗ tết. Món ăn này là ” quốc hồn quốc túy ”, là một trong
những món ăn Việt nổi tiếng được thế giới xếp hạng. Những miếng nem rán với lớp vỏ giòn rụm, bên
trong nhân đa dạng gồm thịt, trứng, mộc nhĩ, giá thơm mềm dùng với nước mắm ngon ngọt đậm đà
quả là say mê lòng người.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Mẹo rán nem giòn ngon, vàng ruộm

Giò


Một trong những món ăn không thể quên khi chuẩn bị mâm cỗ cổ truyền của người miền bắc đó
là món giò. Đây là món ăn phù hợp với mọi lứa tuổi và tiện lợi, rất dễ ăn, để được lâu và rất đưa
cơm. Ngoài những loại giò quen thuộc như giò lụa, giò bò, giò thủ thì hiện nay người ta đã biến tấu
ra rất nhiều loại giò có hương vị thơm ngon đặc biệt như giò đà điểu, giò bê, giò me…v…v..
Bạn có thể tham khảo thêm Mẹo chọn giò ngon không hàn the

Canh măng



Canh măng được nấu từ măng khô với xương sườn hoặc móng giò, tạo nên một bát canh thơm
ngọt và béo ngậy, bạn có thể cho thêm bún hoặc miến nấu cùng để ăn đỡ ngấy trong những ngày Tết
với toàn bánh chưng, món ăn này quả thực không thể thiếu trong ngày Tết.

Chè kho

Món chè kho là món ăn dùng để đãi khách trong ngày mùng một Tết của người Hà Nội. Cách nấu
chè rất đơn giản, chè có vị thơm ngon của đỗ xanh, hương thơm của nước hoa bưởi, khi ăn vừa mát


vừa mịn rất là ngon. Cũng có nhiều gia đình làm món chè kho này để thắp hương cúng gia tiên. Khi
thưởng thức món ăn này bạn sẽ cắt từng lát chè nhỏ và dùng cùng trà sen.

Mứt Tết

Chúng ta cũng không thể bỏ qua một món rất tinh tế là các loại mứt. Mứt sen vị ngọt bùi thanh
mát,mứt bí sần sật thơm thơm, ngoài ra còn có mứt gừng,mứt dừa, mứt khoai, mứt cà rốt….Nếm và
uống 1 tách trà nóng sẽ làm ta thực sự cảm nhận được một cái Tết ấm áp ở miền Bắc.
Những món ăn mà chúng tôi với giới thiệu với các bạn đều là món ngon cổ truyền trong ngày Tết.
Thêm nữa còn rất nhiều món ăn khác như: món rau hoa lơ xào thập cẩm, canh bóng thả…mỗi món
ăn đều có một màu sắc riêng biệt, cùng góp công tạo nên hương vị đặc sắc cho ngày Tết Việt Nam.
Chúc các bạn có những ngày nghỉ Tết thật vui vẻ và ấm áp bên gia đình người thân nhé!



×