Tải bản đầy đủ (.pdf) (265 trang)

QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.88 MB, 265 trang )

VIỆN KIẾN TRÚC – QUY HOẠCH ĐÔ THỊ & NÔNG THÔN – BỘ XÂY DỰNG
PHÂN VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NÔNG THÔN MIỀN NAM
65 Mạc Đĩnh Chi – Quận 1 – TP.Hồ Chí Minh – Tel: 08.38224476 – Fax: 08.38220090

QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG

TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2030

Chỉ đạo thực hiện: Phân viện

: GĐ.PV - KTS. Ngô Quang Hùng

Tổ chức thực hiện : Trung tâm QH 2

: GĐ.TT - KTS. Thái Thạch Lâm

Chủ nhiệm Đồ án

: KTS. Nguyễn Ngọc Tú

Tham gia thiết kế :
Kinh tế - Kiến trúc

: KTS. Đinh Tường Nga
: KTS. Nguyễn Ngọc Tú

San nền

: KS. Trần Quốc Hoàn

Giao thông



: KS. Trần Phước Trung

Cấp nước

: KS. Nguyễn Văn Đông

Thoát nước bẩn

: KS. Nguyễn Văn Đông

Cấp điện

: KS. Nghiêm Bội Đức

Quản lý kỹ thuật
Kinh tế - kiến trúc

: Th.s. KTS. Trần Quốc Trung

Kỹ thuật

: KS. Trần Ngọc Bình


MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................1
I.1. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG......................................................................1
I.2 CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH ...........................................................................................................4
I.3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN .................................................................................................7

I.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................................................................................8
PHẦN II ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG VÀ CÁC NGUỒN LỰC PT VÙNG..........9
II.1. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ........................................................................9
II.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI...................................................................................19
II.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI.....................................................................................................31
II.4. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN.........................................34
II.5. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG XÃ HỘI ..................................................................................43
II.6. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT............................................................................47
II.7. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN (PHÂN TÍCH SWOT)................................................................................76
II.8. ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH KINH TẾ XÃ HỘI, CÁC QUY HOẠCH CHUYÊN NGÀNH VÀ DỰ
ÁN ĐANG TRIỂN KHAI TRONG VÙNG............................................................................................................78
PHẦN III CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG...........................................................................................87
III.1. CÁC BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN TƯƠNG LAI :.......................................................................................87
III.2. VAI TRÒ, VỊ THẾ CỦA TỈNH TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ VÙNG ..............................................90
III.3. CÁC TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN .........................................................................91
III.4. ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN VÙNG ......................................................................................................92
III.5. TÍNH CHẤT VÙNG .............................................................................................................................92
III.6. CÁC DỰ BÁO : ....................................................................................................................................92
PHẦN IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG .............................................................110
IV.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN ..............................................................................................................110
IV.2. TẦM NHÌN. ..........................................................................................................................................110
IV.3. CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC HƯỚNG TỚI TẦM NHÌN. .........................................................................110
IV.4. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN : .......................................................................................................................111
IV.5. CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VÙNG : .........................................................................................................113
IV.6. ĐịNH HƯỚNG PHÂN BỐ CÁC VÙNG CHỨC NĂNG : ................................................................................113
PHẦN V ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT.......................................164
V.1. CHUẨN BỊ KỸ THUẬT......................................................................................................................164
V.2. GIAO THÔNG.....................................................................................................................................177
V.3. CẤP NƯỚC .........................................................................................................................................186
V.4. CẤP ĐIỆN ...........................................................................................................................................191

V.5. THOÁT NƯỚC THẢI, QUẢN LÝ CTR, NGHĨA TRANG.................................................................197
PHẦN VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ..............................................................................203
VI.1 MỤC TIÊU ..........................................................................................................................................203
VI.2 ĐÁNH GIÁ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU QUY HOẠCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM,
MỤC TIÊU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ............................................................................................................203
VI.3 ĐÁNH GIÁ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ...........................................................204
VI.4 CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..................................................................................................208
PHẦN VII CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN..........................220
VII.1. CÁC TIÊU THỨC LỰA CHỌN. .....................................................................................................220
VII. 2. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÙNG. .....................................................................220
VII. 3. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN 5-10 NĂM ..221
PHẦN VIII CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÙNG …………………………………………………………..……...227
PHẦN IX KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………229


PHẦN I : MỞ ĐẦU
I.1. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG
I.1.1. Tổng quan về tỉnh Bến Tre
Bến Tre là một trong 13 tỉnh
thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu
Long với truyền thống của quê
hương Đồng Khởi đã đi vào lịch
sử cùng những chiến tích hào hùng
trong hai cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm. Sau ngày đất nước
hoàn toàn giải phóng, Bến Tre vẫn
phát huy không ngừng những tiềm
năng vốn có để hòa mình vào công
cuộc “công nghiệp hóa - hiện đại
hóa “ đất nước và hiện là một

trong các tỉnh có mức tăng trưởng
khá với tổng sản phẩm nội địa
bình quân tăng 9,1-9,5%/năm
trong 10 năm gần đây.
Vùng đất Bến Tre được hình
thành từ khu vực tam giác châu
thổ hệ thống sông Tiền, hợp thành
bởi 3 cù lao gồm : cù lao An Hóa,
cù lao Bảo và cù lao Minh trên 4
nhánh sông lớn là sông Tiền, sông
Hình 1 :Bến Tre xưa và nay
Hàm Luông, sông Ba Lai và sông
Cổ Chiên. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.357,7 km2, chiếm 5,8% diện tích vùng
đồng bằng sông Cửu Long với đường bờ biển kéo dài trên 65 km.
Toàn tỉnh gồm 9 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố Bến Tre là trung tâm
hành chính, chính trị, kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh và 8 huyện : Châu
Thành, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam,Chợ Lách và
Thạnh Phú. Dân số năm 2011 của tỉnh là 1.257.782 người.
Tỉnh Bến Tre hiện nay sau khi có cầu Rạch Miễu, Hàm Luông và cầu Cổ Chiên
đang thi công đã phá được thế cù lao trước đây, trở nên thuận lợi về giao thông bộ với
các trục giao thông Quốc gia quan trọng như Quốc lộ 60, Quốc lộ 57, giao thông thủy
có sông Hàm Luông là tuyến giao thông thủy Quốc gia cùng với một hệ thống sông
rạch rất thuận lợi nối thông Bến Tre với các tỉnh trong Vùng ĐBSCL và Vùng
TP.HCM.

Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

1



Trong những năm gần đây, công tác đầu tư xây dựng phát triển mạng lưới các
đô thị và khu dân cư nông thôn và đặc biệt là các đô thị chủ lực trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh như : thành phố Bến Tre, Mỏ Cày, Ba Tri, Bình
Đại,...trên cơ sở gắn kết với hệ thống hạ tầng khung của tỉnh và Vùng đồng bằng sông
Cửu Long được các cấp lãnh đạo Nhà nước Trung ương và địa phương quan tâm
nhằm mục tiêu xây dựng Bến Tre trở thành một trong các tỉnh có tốc độ phát triển
kinh tế nhanh và bền vững, có chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh cao so với cả nước.
I.1.2. Lý do lập quy hoạch xây dựng Vùng
Để hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra, công tác
quy hoạch luôn đóng vai trò đi đầu như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội,
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các ngành,…. mà trong đó có công tác quy hoạch
xây dựng Vùng tỉnh. Năm 2004, tỉnh Bến Tre đã thực hiện lập “Quy hoạch tổng thể
phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020”. Đến
nay, đã hơn 8 năm, đây vẫn là cơ sở chủ yếu cho qúa trình quản lý xây dựng phát
triển các đô thị và khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây, đã
có những định hướng chiến lược mới cùng các yếu tố khác có liên quan tác động đến
qúa trình phát triển xây dựng hệ thống đô thị và dân cư nông thôn của tỉnh, đòi hỏi
phải lập Quy hoạch Vùng tỉnh theo các nội dung và quy định mới về quy hoạch xây
dựng Vùng của Bộ Xây dựng trên cơ sở cập nhật thông tin và đề xuất các giải pháp
phù hợp với tình hình thực tế, cụ thể là:
- Thứ nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày
9/10/2009 phê duyệt Quy họach xây dựng Vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm
2020 - tầm nhìn đến năm 2050. Trong định hướng quy hoạch vùng, Tỉnh Bến Tre
đóng vai trò là một trung tâm kinh tế quan trọng của tiểu vùng kinh tế đối trọng phía
Đông Bắc với ba tỉnh là : Long An, Tiền Giang, Bến Tre, trong đó, thành phố Bến
Tre – thành phố loại III và sẽ là thành phố loại II vào năm 2020 đóng vai trò là một
trung tâm kinh tế xã hội lớn trong chùm đô thị thuộc tiểu vùng Đông Bắc bên cạnh
thành phố Tân An và thành phố Mỹ Tho, tạo nên cấu trúc như một tam giác đô thị
động lực của khu vực Đông Bắc. Bên cạnh đó, trong hệ thống giao thông khung Quốc

gia nhằm phát triển Vùng đồng bằng sông Cửu Long có các tuyến đường quan trọng
như QL 60, QL57, đường hành lang ven biển sẽ đóng vai trò tạo điều kiện phát triển
cho Bến Tre và chuỗi đô thị ven biển Đông.
- Thứ hai, trong các định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh, một định hướng khá quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
không gian kinh tế trên địa bàn tỉnh, đó là chiến lược phát triển các khu công nghiệp
lớn như : Giao Long, Giao Hòa, An Hiệp,…sẽ tập trung về phía Bắc tỉnh thuộc khu
vực huyện Châu Thành và không phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Bến
Tre. Khu vực phía Tây huyện Châu Thành cũng là vùng ưu tiên phát triển các khu du
lịch sinh thái trên cơ sở khai thác cảnh quan tự nhiên sông, rạch, cù lao.

Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

2


- Thứ ba, Chính phủ cũng đã chỉ đạo và phê duyệt các quy hoạch chiến lược
khác của Quốc gia tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông
Cửu Long và vùng tỉnh Bến Tre, cụ thể như:
+ Nghị quyết số 21-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế xã hội và an
ninh quốc phòng vùng ĐBSCL đến năm 2010-2020.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2050.
+ Chiến lược phát triển giao thông vận tải vùng Đồng bằng sông Cửu Long
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
+ Phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng
Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
+ Bên cạnh đó, các dự án hạ tầng quan trọng như : Cầu Rạch Miễu, cầu
Hàm Luông, cầu Cổ Chiên ( đang thi công) đã góp phần nối kết thuận lợi giữa
Bến Tre và các địa phương trong Vùng.

- Thứ tư, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 589/QĐ-TTg ngày
20/5/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2020 – tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, tòan vùng được phân thành 4 khu vực
cơ bản gồm : vùng đô thị trung tâm, vùng đối trọng phía bắc, vùng đối trọng phía
đông và vùng đối trọng phía nam. Tỉnh Bến Tre có vị trí tiếp giáp với vùng đối trọng
phía nam của vùng thành phố Hồ Chí Minh thông qua các tuyến Quốc lộ, Cao tốc
xuất phát từ Vùng, qua thành phố Mỹ Tho cũng như các dự án hạ tầng quan trọng của
khu vực này gắn với Bến Tre là điều cần quan tâm xem xét và gắn kết trong sự phát
triển của tỉnh.
- Thứ năm, các văn bản chủ trương của Đảng, chính quyền như Nghị quyết số
05-NQ/TU ngày 7/9/2006 của Tỉnh Ủy Bến Tre về đẩy mạnh phát triển đô thị tỉnh
Bến Tre đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 06/2009/NQHĐND ngày 13/2/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre về việc sửa đổi bổ sung
một số chủ trương, biện pháp tiếp tục thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020, kết luận số 40KL/TU ngày 17/10/2011 của Tỉnh ủy Bến Tre về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết
05-NQ/TU của Tỉnh ủy khóa VIII về đẩy mạnh phát triển đô thị tỉnh Bến Tre đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020, qua đó xác định hệ thống đô thị được phát
triển mở rộng với tứ giác đô thị động lực là thành phố Bến Tre, Ba Tri, Bình Đại và
Mỏ Cày sẽ đóng vai trò chủ lực trong hệ thống đô thị toàn tỉnh, Như vậy, cần có sự
nghiên cứu và tổ chức lại hệ thống đô thị trên toàn tỉnh nhằm kết nối giữa không gian
phát triển và hạ tầng khung giữa các đô thị chủ lực và các đô thị vệ tinh.
- Thứ sáu, về thời hạn quy họach, định hướng quy hoạch trước đây dự báo đến
giai đoạn năm 2020, đây là mốc thời gian quan trọng do phần lớn các quy hoạch của
tỉnh và Quốc gia đều hướng đến giai đọan này. Tuy nhiên, theo Luật xây dựng, từ nay
đến năm 2020 chỉ còn 10 năm, đối với một quy hoạch tầm vĩ mô như quy hoạch
Vùng tỉnh là chưa phù hợp nên cần nghiên cứu ở giai đoạn 20 năm đến năm 2030.
Như vậy, về thời hạn quy hoạch, cần hướng tới hai mốc thời điểm cơ bản là năm
Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

3



2020 và 2030 nhằm phối hợp đồng bộ với các quy hoạch đã có và đặt ra một tầm
nhìn xa hơn cho sự phát triển của toàn tỉnh.
- Thứ bảy, trải qua qúa trình xây dựng phát triển và quản lý hệ thống đô thị và
khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua từ khi “ quy họach
tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020“ được
phê duyệt, có khá nhiều các dự án, định hướng quy hoạch các ngành,… cũng như
thực trạng phát triển xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn đã và đang triển khai
cần phải rà soát và cập nhật nhằm đánh giá sự phù hợp của các yếu tố này với định
hướng quy hoạch trước đây cũng như tình hình mới, trên cơ sở đó, có thể hệ thống
hóa tạo nên sự phát triển hài hòa và đồng bộ.
I.2 CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
I.2.1. Căn cứ pháp lý
a/ Căn cứ pháp lý của trung ương :
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khóa XI.
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009 của QH khóa XII.
- Nghị định số 08/2005/NĐ – CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ ban hành về
quy hoạch xây dựng.
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/04/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/03/2008 Ban hành quy định nội
dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch Xây dựng.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCXDVN-01) của Bộ Xây Dựng năm 2008.
- Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đọan 2012-2020.
- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 về việc phân loại đô thị của
Chính phủ

- Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 8/6/2009 v/v phê duyệt Chương trình nâng
cấp đô thị Quốc gia giai đoạn 2009- 2020.
- Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ Về
việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 v/v phê duyệt Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

4


- Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 11/8/2009 của Chính phủ về việc thành lập
Thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre.
- Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
- Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030;
- Quyết định 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 phê duyệt quy hoạch phát triển
GTVT đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến 2030.
- Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt quy ho ạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm vùng
Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 06/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030.
- Quyết định 2884/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 của UBND tỉnh Bến Tre phê
duyệt quy hoạch phát triển GTVT đường bộ tỉnh Bến Tre đến năm 2020, tầm nhìn
sau 2020.

- Quyết định 5419/KH-UBND ngày 20/11/2012 về tổ chức thực hiện chiến lược
phát triển giao thông nông thôn đến 2020, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Quyết định 1471/QĐ-UBND ngày 7/8/2012 phê duyệt đề án định hướng phát
triển vận tải công cộng bằng xe búyt tỉnh Bến Tre giai đọan 2012-2020.
- Quyết định 1759/QĐ-UBND ngày 13/5/2004 phê duyệt phát triển giao thông
vận tải thủy tỉnh Bến Tre đến 2010 và tầm nhìn 2020.
b/ Căn cứ pháp lý của tỉnh :
- Văn bản số 3121/UBND-TCĐT ngày 27/7/2011 của UBND Tỉnh Bến Tre về
việc phê duyệt chủ trương điều chỉnh quy hoạch Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 105/QĐ-SXD ngày 15/8/2011 của Sở xây dựng Bến Tre về việc
chỉ định thầu đơn vị thực hiện điều chỉnh quy hoạch Vùng tỉnh Bến Tre đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 1138/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của UBND tỉnh Bến Tre về
việc phê duyệt nhiệm vụ quy họach xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre giai đọan đến năm
2030
- Quyết định số 4372/2004/QĐ-UB ngày 15/11/2004 của UBND tỉnh Bến Tre
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông
thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

5


- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 7/9/2006 của Tỉnh ủy Bến Tre về đẩy mạnh
phát triển đô thị tỉnh Bến Tre đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Văn bản kết luận số 40-KL/TU ngày 17/10/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh Bến Tre về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy khóa
VIII về đẩy mạnh phát triển đô thị tỉnh Bến Tre đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020.

- Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND ngày 13/2/2009 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Bến Tre về việc sửa đổi bổ sung Nghị quyết số 05/2007/NQ-HD8ND ngày
4/1/2007 về bổ sung một số chủ trương, biện pháp tiếp tục thực hiện Quy hoạch tổng
thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
- Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Bến Tre nhiệm kỳ 2011-2015.
I.2.2. Cơ sở nghiên cứu
- Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2050
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
- Đồ án Quy hoạch tổng thể Hệ thống Đô thị và dân cư nông thôn Tỉnh Bến Tre
do Công ty tư vấn xây dựng tổng hợp – Bộ Xây dựng lập năm 2004.
- Các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh Bến Tre : Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch - thương mại, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, cấp điện, cấp thoát nước,
thủy sản, thủy lợi, … đến năm 2010 và 2020.
- Đồ án Quy hoạch chung thành phố Bến Tre đến năm 2030.
- Các quy hoạch chuyên ngành của thành phố Bến Tre và các huyện trong tỉnh.
- Các quy hoạch chung xây dựng một số thị trấn trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Niên giám Thống kê năm 2011 của tỉnh Bến Tre.
- Các tài liệu hiện trạng, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre.
- Các tài liệu về hiện trạng xây dựng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tỉnh Bến Tre.
- Các tài liệu về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu (các kịch bản).
- Các tài liệu về các dự án xây dựng khu, cụm công nghiệp, dân cư và đô thị trên
địa bàn vùng tỉnh Bến Tre.
- Các tài liệu về các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của
vùng tỉnh Bến Tre.
- Các tài liệu liên quan khác.

Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030


6


I.3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN
I.3.1 Mục tiêu của đồ án
- Cụ thể hóa quy hoạch xây dựng và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến
Tre đến năm 2020.
- Định hướng tổ chức và gắn kết các không gian kinh tế-xã hội toàn tỉnh đến
năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực xây dựng như hệ thống đô thị, dân cư
nông thôn, không gian phát triển công nghiệp tập trung - TTCN, không gian du lịch,
không gian sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, không gian cảnh quan và hạ
tầng kỹ thuật Vùng.
- Làm cơ sở để các ngành, các cấp chính quyền thực hiện lập các dự án quy
hoạch chuyên ngành, quy họach xây dựng đô thị, nông thôn, lập các chương trình đầu
tư và hoạch định chính sách phát triển.
- Làm công cụ quản lý một cách hệ thống trên toàn tỉnh qúa trình đầu tư xây
dựng đô thị và các khu dân cư nông thôn, các khu công nghiệp, khu du lịch và hệ
thống các công trình chuyên ngành khác của Vùng, đảm bảo sự phát triển hài hòa,
bền vững và tạo cơ hội để thu hút đầu tư.
I.3.2. Nhiệm vụ của đồ án
- Khảo sát, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tếxã hội, sử dụng đất, môi trường,v.v…..
- Đánh giá các tiềm năng, lợi thế cũng như các khó khăn, tồn tại, trên cơ sở đó
phân tích các cơ hội và thách thức.
- Xác định bối cảnh, tầm nhìn phát triển vùng trong mối quan hệ Quốc tế, Quốc
gia và các vùng kinh tế lớn có liên quan.
- Xác định vai trò, vị thế của vùng tỉnh trong Vùng ĐBSCL và Vùng TP.HCM
- Xác định tính chất vùng và đề xuất các dự báo phát triển, các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật chủ yếu.
- Đề xuất các phương án phân vùng kinh tế và giải pháp cấu trúc không gian các

phân vùng chức năng như : vùng phát triển đô thị - công nghiệp, vùng du lịch, vùng
cảnh quan không gian mở gắn với hệ thống cấu trúc lưu thông toàn vùng.
- Đề xuất định hướng tổ chức không gian vùng.
- Định hướng quy họach hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và đánh giá
môi trường chiến lược vùng.
- Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư.

Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

7


I.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
I.4.1. Phạm vi nghiên cứu mở rộng
Phạm vi nghiên cứu mở rộng bao gồm vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng
Thành phố Hồ Chí Minh và gắn kết trong mối quan hệ với hệ thống đô thị Quốc gia.

Hình 2-3 : phạm vi nghiên cứu mở rộng trong cả nước và vùng ĐBSCL

I.4.2. Phạm vi nghiên cứu trực tiếp
Phạm vi nghiên cứu trực tiếp
là phạm vi ranh giới tỉnh Bến Tre
với tổng diện tích tự nhiên : 2.357,7
km2 gồm có 9 đơn vị hành chính
gồm thành phố Bến Tre và 8 huyện.
I.4.3. Giai đoạn quy hoạch
Giai đoạn nghiên cứu quy hoạch
gồm có các giai đọan như sau:
- Giai đoạn ngắn hạn : đến năm
2020 (có xét đến giai đoạn 2015)

- Giai đoạn dài hạn : đến năm
2030.

Hình 4 : phạm vi nghiên cứu trực tiếp

Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

8


PHẦN II

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, HIỆN TRẠNG
VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN VÙNG

II.1. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
II.1.1. Vị trí địa lý
- Tỉnh Bến Tre nằm ở vị trí phía Đông Bắc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, là
nơi giao hội của 2 tuyến giao thông Quốc gia là Quốc lộ 60 và Quốc lộ 57, tiếp giáp
xung quanh như sau:
+ Phía Bắc : giáp tỉnh
Tiền Giang và sông Tiền.
+ Phía Nam : giáp
tỉnh Trà Vinh và sông Cổ
Chiên.
+ Phía Đông: giáp
biển Đông (với chiều dài bờ
biển khoảng 65km).
+ Phía Tây và Tây
Nam : giáp tỉnh Vĩnh Long

và sông Cổ Chiên.
II.1.2. Khí hậu

Hình 5 : Vị trí tỉnh Bến Tre

2.1.2.1. Nhiệt độ không khí
- Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khá ôn hòa Nền nhiệt trung bình tương
đối cao và ổn định. Nhiệt độ bình quân hàng năm 26 – 27oC và không có sự chênh
lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 5, 29.2oC) và tháng mát nhất (tháng 11, 25,2oC).
Trong năm, không có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 20oC; nhiệt độ cao nhất
tuyệt đối trong ngày khoản 35,8oC và thấp nhất 17,6oC.
-Tổng số giờ nắng cao, đạt khoảng 2.650 giờ/năm, trong đó mùa khô có lượng
nắng trung bình 8 – 9 giờ/ngày, mùa mưa bình quân 5,5 – 7 giờ/ngày.
2.1.2.2. Lượng mưa
- Có lượng mưa năm phong phú và khá ổn định qua các năm. Lượng mưa phân
hoá thành hai mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5-11 và mùa nắng từ 12-4. Lượng mưa

Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

9


trung bình thấp ( 1.210-1.500 mm/ năm) và giảm dần theo hướng Đông, trong đó
mùa khô lượng mưa chỉ vào khoảng 2-6% tổng lượng mưa cả năm.
-Vào mùa khô, lượng bốc hơi bình quân từ 4-6 mm/ngày, vào mùa mưa bốc hơi
giảm còn 2,5 đến 3,5 mm/ngày.
2.2.2.3 Độ ẩm
Nhìn chung khá cao, trung bình 76 – 86%, trong đó các huyện ven biển có độ ẩm
tương đối 83 – 91%; độ ẩm phân hoá mạnh theo mùa với chênh lệch giữa tháng ẩm
nhất và tháng khô nhất khoảng 15%.

2.1.2.4. Gió bão
Chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa. Địa bàn chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính:
gió mùa Tây – Tây Nam thường xuất hiện trong mùa mưa ( tháng 5-9), tốc độ trung
bình 1,0 – 1,2 m/s (riêng vùng biển 2,0 – 3,9 m/s), tốc độ tối đa 10 – 18 m/s (vùng
biển 12 – 20 m/s); gió Đông – Đông Bắc (gió chướng) thổi theo hướng từ biển vào từ
tháng 10 – 4, có tác động làm dâng mực nước triều, đẩy mặn xâm nhập sâu vào nội
đồng, làm di chuyển các ngư trường khai thác cá sang các vùng khác khuất gió biển
Tây, tốc độ trung bình <3 m/s.
Bến Tre nằm ngoài vùng chịu ảnh hưởng chính của bão, vào cuối mùa mưa
(tháng 9-11) thường bị ảnh hưởng của các cơn bão cuối mùa, không gây thiệt hại
đáng kể. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 15 năm trở lại đây, tình hình khí hậu
diễn biến khá phức tạp tạo nên tình trạng ngập lũ, bão lốc, xâm nhập mặn sâu và
rộng, điển hình là cơn bão số 5 năm 1997 gây thiệt hại khá nặng nề.
II.1.3 Đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn
2.1.3.1 Địa hình
Bến Tre có nền đất yếu tại các vùng đất trũng thấp, ngập nước, khu vực ven biển
có các giồng cát, địa hình nhìn chung bằng phẳng và có khuynh hướng thấp dần từ
hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.Chênh mực tuyệt đối giữa điểm thấp nhất và điểm
cao nhất vào khoảng 3,5m. Có thể chia địa hình Bến Tre thành 3 vùng:
• Vùng địa hình thấp, cao trình < 1 m, thường ngập nước theo triều, gồm vùng
đất trũng xa sông, cù lao mới bồi, bãi triều ven sông, bờ biển, rừng ngập mặn.
• Vùng địa hình trung bình, cao bình 1- 2 m, bằng phẳng, ngập trung bình hoặc
ít ngập theo triều, chiếm khoảng 90% diện tích toàn tỉnh.
• Vùng địa hình cao, bao gồm giải đất cao ven các sông lớn từ Chợ Lách đến
Châu Thành và phía Bắc – Tây Bắc của thành phố Bến Tre (cao trình 1,8 – 2,5
m), các giồng cát tại khu vực ven biển (cao trình 3,0 – 3,5m).
Nhìn chung, địa hình Bến Tre thích hợp cho sản xuất nông nghiệp trên quy mô
lớn. Đồng thời, đường bờ biển có khuynh hướng bồi thêm theo hướng Đông – Đông

Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030


10


Nam tại các cửa sông Ba Lai và Cổ Chiên do tác động tổng hợp giữa các dòng hải lưu
ven bờ và phù sa sông đổ ra biển. Tốc độ bình quân lấn biển hàng năm 9,25 km2.
Tuy nhiên, địa hình bị sông rạch chia cắt mạnh, có nhiều vùng trũng, nền đất yếu
khả năng chịu lực kém đòi hỏi chi phí gia cố nền móng cao đối với các công trình xây
dựng, công trình giao thông…

Hình 6 : Sơ đồ địa hình Vùng tỉnh Bến Tre

2.1.3.2 Thủy văn
Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hường 2 chế độ thuỷ văn: triều biển và nguồn nước từ
các nhánh sông của hệ thống sông Cửu Long. Tỉnh có hệ thống sông rạch phát triển
với 4 nhánh sông lớn của hệ thống sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, tổng
chiều dài khoảng 300 km. Ngoài ra, còn hệ thống kênh rạch nối các sông lớn với nhau
thành mạng lưới sông rạch chằng chịt với tổng chiều dài hơn 2.367 km. Tổng lưu
lượng nước các sông thuộc hệ thống sông Tiền lên đến 30 tỷ m3/năm trong đó mùa lũ
chiếm 80%.
-Sông Tiền (Mỹ Tho): chạy suốt theo chiều dọc của Tỉnh, chiều dài khoản 83 km,
lưu lượng mùa lũ khoảng 6.480 m3/s; mùa kiệt 1.598m3/s.
-Sông Ba Lai: tổng chiều dài khoảng 59 km, lưu lượng mùa lũ khoảng 240 m3/s,
mùa kiệt 59 m3/s.
11

Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030


-Sông Hàm Luông: có chiều dài khoảng 71 km, là con sông lớn nằm trọn vẹn

trong địa giới tỉnh Bến Tre, lòng sông rộng và sâu, lưu lượng lớn nhất so với các sông
khác; vào mùa lũ lưu lượng khoảng 3.360 m3/s, mùa kiệt khoảng 828 m3/s.

Hình 7 : Sơ đồ thủy văn tỉnh Bến Tre

-Sông Cổ Chiên: nằm về phía Nam của Tỉnh, có chiều dài khoảng 82 km, là ranh
giới tự nhiên giữa Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long. Lưu lượng mùa lũ
khoảng 6.000 m3/s; mùa kiệt khoảng 1.480 m3/s.
Ngoài ra, nhiều kênh rạch chính nối các sông lớn trên với nhau thành một mạng
lưới chằng chịt với 46 kênh rạch chính có tổng chiều dài trên 300 km; trong đó quan
trọng nhất là các kênh Giao Hoà ( Châu Thành – Bình Đại), Mỏ Cày, Cái Cấm, Vàm
Thơm ( Mỏ Cày), Băng Cung, Eo Lói, Khém Thuyền (Thạnh Phú), Bến Tre, Sơn Đốc
(Thành phố Bến Tre-Giồng Trôm), Vàm Hồ, Cây Da, Mương Đào ( Ba Tri),..
II.1.4. Xâm nhập mặn, nhiễm phèn, ngập lụt
™ Tác động của quá trình xâm nhập mặn đến việc sử dụng đất

Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

12


Tỉnh Bến Tre là một tỉnh cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông, cuối
nguồn nước ngọt và đầu nguồn nước mặn, hàng năm bị nhiễm mặn từ tháng 3 – 6.
Toàn tỉnh có 2.360,62 km2 diện tích tự nhiên, tiếp giáp với biển Đông và được bao
bọc, chia cắt bởi hệ thống sông rạch chằng chịt (4 nhánh sông lớn và hơn 103 kênh,
rạch nhỏ). Mức độ xâm nhập mặn ở tỉnh Bến Tre chủ yếu diễn ra vào mùa khô trong
năm và chịu tác động đồng thời của các yếu tố dòng chảy cạn kiệt trên sông Tiền, sự
xuất hiện của gió chướng và thủy triều biển Đông ở mức cao những ngày mùa khô.

Hình 8 : Sơ đồ đẳng trị mặn tỉnh Bến Tre

Một trong những hậu quả nghiêm trọng của tình trạng xâm nhập mặn nói trên
đã làm cho tài nguyên đất của Bến Tre bị suy thoái với 7,38% diện tích tự nhiên bị
nhiễm mặn thường xuyên; 13% diện tích tự nhiên bị nhiễm mặn nhiều; và 24% diện
tích tự nhiên chỉ bị nhiễm mặn nhẹ; 35% diện tích tự nhiên có nguy cơ suy thoái do
xâm nhập mặn.
II.1.5. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang tác động đến mọi mặt của tự nhiên và xã hội.
Những tác động của biến đổi khí hậu trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển
dâng, Bến Tre là một trong những địa phương được đánh giá là chịu ảnh hưởng nhiều
của biến đổi khí hậu, trong đó đáng chú ý là vùng đất thấp ven biển, vùng ảnh hưởng của
nước biển dâng, làm lở bờ sông, bờ biển, xâm nhập mặn, khô hạn và các vùng thường bị
ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, tố lốc, triều cường.
Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

13


™ Tác động của mưa, bão, triều cường
Diễn biến mưa qua
các năm gần đây có
những biến động bất
thường như xảy ra
những trận mưa lớn trên
diện rộng. Các năm qua,
tuy áp thấp nhiệt đới, bão
hình thành ở biển Đông
ít gây ảnh hưởng trực
tiếp đến tỉnh (năm 2006
bị ảnh hưởng trực tiếp
của cơn bão số 9 – bão

Durian) nhưng cũng
gián tiếp gây ra những
trận mưa lớn, kết hợp
với triều cường, lũ
thượng nguồn đổ về gây
Hình 9 : Kịch bản biến đổi khí hậu ở Vùng ĐBSCL
ngập úng cục bộ, sạt lở
đê bao, hư hỏng giao thông, thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và nhiều các công
trình khác.
™ Tác động của quá trình nước biển dâng do biển đổi khí hậu
Những năm gần đây hiện tượng nước biển dâng trong mùa mưa bão đã gây thiệt hại
rất nghiêm trọng, gây ngập úng, làm giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng lớn đến việc
bố trí mùa vụ và cơ cấu sử dụng đất của các huyện ven biển nói riêng và toàn tỉnh nói
chung.. Hiện tượng nước biển dâng thường xuất hiện từ khoảng giữa mùa mưa đến cuối
năm, vào các tháng 8, 9, 10, 11 (tính theo lịch âm) và đoạn các ngày đầu tháng và giữa
tháng (mùng 1 và 15); mỗi tháng xuất hiện 2 đợt nước dâng, mỗi đợt từ 4 đến 7 ngày.
II.1.6. Các tài nguyên tự nhiên và nhân văn
a) Tài nguyên nước
+ Nguồn nước mặt:
Tỉnh Bến Tre có hệ thống sông rạch chằng chịt với trữ lượng nước mặt rất dồi
dào, tuy nhiên, về chất lượng nước, theo kết quả phân tích từ các mẫu nước, cho thấy
các sông rạch trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước mặt
trong tỉnh đã có dấu hiệu nhiễm phèn, nhiễm mặn và ô nhiễm dầu mỡ.. Các con sông
chính của tỉnh trước khi đổ vào tỉnh Bến Tre đều chảy qua các vùng đất nhiễm phèn
nặng Ðồng Tháp Mười.
+ Nguồn nước ngầm:
Tổng trữ lượng nước ngầm toàn tỉnh ước tính khoảng 32.640 m3/ngày

Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030


14


- Nguồn nước Giồng Cát: trữ lượng khoảng 12 triệu m3, khả năng khai thác
khoảng 844 m3/ngày/km2. Chất lượng nguồn nước thay đổi theo mùa và tuỳ thuộc
vào độ sâu của giếng.
- Nguồn nước ngầm tầng nông (sâu<10 m) gồm 2 tầng: tầng thứ nhất ở độ sâu 30
– 50 m, độ mặn cao 454 – 5.654 mg/l; tầng thứ hai ở độ sâu 60 – 90 m, độ mặn dao
động lớn (Cl”=454-925 mg/l).Cả 2 tầng có khu vực chứa nước nhạt phân bố ở phía
Bắc huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách, một phần ở huyện Thạnh Phú và Ba Tri..
- Nguồn nước ngầm tầng sâu (trên 100 m) có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn về vệ
sinh, có giá trị phục vụ sinh hoạt và công nghiệp gồm 2 phức hệ chứa nước
Pleistocene và Miocene :
+ Phức hệ chứa nước Pleistocene phân bố quan trọng nhất là tầng sâu 290 – 350
m, diện tích phân bố tầng nước nhạt khoảng 112 km2 từ thành phố Bến Tre đến phía
Bắc phà Rạch Miễu với trữ lượng tiềm năng là 74.368 m3/ngày đêm, khả năng khai
thác công nghiệp cho phép là 10.500m3/ngày đêm, tuy nhiên hiện nay mực nước
ngầm đã bị suy giảm khả năng khai thách chỉ đạt 5.000 m3/ngày.
+ Phức hệ chứa nước Miocene ở độ sâu > 400 m, trong đó tầng sâu 410 – 440 có
bề dày trung bình tầng chứa nước là 18 m. Nước có chất lượng tương đối tốt, tầng
chứa nước nhạt phân bố từ thành phố Bến Tre đến phía Bắc huyện Châu Thành, với
diện tích rộng khoảng 150 km2, trữ lượng khai thác công nghiệp cho phép từ 300 –
500 m3/ngày đêm.
b) Tài nguyên biển
Bến Tre tiếp giáp với biển Đông, có đường bờ biển dài khoảng 65km. Biển Đông
có chế độ bán nhật triều không đều, biên triều lớn (trung bình cao 2,9m). Biển Bến
Tre có một ngư trường rộng lớn với nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao.
Vùng mặt nước ven biển có khả năng nuôi các loại thủy sản như nghêu, sò huyết,
nuôi tôm nước mặn có giá trị xuất khẩu cao. Cần kết hợp giữa khai thác kinh tế biển
ven biển và bảo vệ môi trường trong một mối liên quan hữu cơ với nhau

c) Tài nguyên khoáng sản
Theo các tài liệu địa chất, Bến Tre hầu như không có các loại khoáng sản giá trị
cao có trữ lượng công nghiệp. Tuy nhiên 1 số loại khoáng sản đáng kể là:
- Mỏ hàu nhỏ ở Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, chất lượng khá nhưng trữ lượng
không đáng kể.
- Cát san lấp, cát xây dựng và sét các loại, được khai thác để phục vụ cho các
công trình xây dựng.
- Sét gạch ngói dưới 3 dạng: sét vàng đỏ pha đất thịt và cát mịn ở các cồn; sét
xám xanh ở khu vực nước lợ có độ co nhót cao; sét gốm sứ nằm thành vỉa màu trắng
dẻo tại khu vực trũng giữa hai giồng cát, trữ lượng khoảng 9.000.000 m3.
Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

15


d) Tài nguyên đất đai
Theo phân loại phát sinh – phát triển của đất. Đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre được
phân thành 3 nhóm chính:

Hình 10 : Sơ đồ phân lọai đất đai tỉnh Bến Tre
d.1 Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 84% diện tích canh tác, chia làm 2 nhóm phụ:
- Đất phù sa ngọt: chiếm tỷ lệ khoảng 34%, tập trung phía Tây Bắc tỉnh.
- Đất phù sa nhiễm mặn: chiếm tỷ lệ khoảng 50% diện tích, tập trung chủ yếu các
huyện ven biển ( Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri)
d.2 Nhóm đất phèn chiếm khoảng 9,4% diện tích, phân bổ rải rác.
d.3 Nhóm đất cát chủ yếu là đất giồng cát, chiếm khoảng 6,8% diện tích, được
phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh, tập trung nhiều nhất tại các huyện Ba Tri, Mỏ
cày, Thạnh Phú, Bình Đại.
Khu vực phía Tây có khoảng 66.000 ha đất phù sa thích nghi canh tác lúa và
kinh tế vườn. Khoảng ½ diện tích toàn tỉnh là các loại đất từ lợ đến mặn đã và đang

được cải tạo cho nhiều mục đích sử dụng, từ trồng lúa, các cây công nghiệp mía, dừa,
cây ăn trái đến làm muối, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh
còn có hơn 14.000 ha đất giồng cát thích hợp cho trồng rau màu và các loại cây lâu

Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

16


năm, khoảng 15.000 ha đất phèn đang được cải tạo trồng lúa. Hiện nay diện tích Bến
Tre đang có xu hướng mở rộng, do quá trình bồi tụ ven sông biển.
e) Tài nguyên nhân văn
Bến Tre có nhiều di tích
văn hóa - lịch sử có giá trị độc
đáo như Bảo tàng Bến Tre, bia
mộ, đài tưởng niệm các anh
hùng, các nhân sĩ trí thức yêu
nước như Nguyễn Thị Định,
Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường
Toản, Trương Vĩnh Ký, Phan
Thanh Giản, làng du kích xã
Định Thủy, phong trào Đồng
Khởi vào những năm 1960 với
đội quân tóc dài ”Anh hùng bất
khuất, trung hậu, đảm đang”,
khu di tích Vàm Khâu Băng là
nơi tiếp nhận vũ khí được chi
viện từ miền Bắc theo đường Hồ
Chí Minh trên biển,.v.v……


Hình 10 : Khu tưởng niệm bà Nguyễn Thị Định

Hình 11 : Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Đình Chiểu

Trong đó, các di tích tiêu
biểu đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia bao gồm: Di tích lịch sử Mộ và khu
tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu; di tích lịch sử Đồng Khởi; di tích lịch sử chùa Tuyên
Linh; di tích lịch sử đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam; di tích lịch sử Căn cứ cách
mạng Y4; di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Văn Cung và ngã ba Cây Da đôi; di tích lịch
sử Đền thờ và mộ thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng; di tích lịch sử nhà ông Nguyễn
Văn Trác (nơi làm việc của đồng chí Lê Duẩn từ tháng 11/1955 đến tháng 3/1956); di
tích cuộc thảm sát ở Cầu Hòa; di tích lịch sử mộ cụ Võ Trường Toản....
f) Tài nguyên du lịch sinh thái
Bến Tre là vùng đất có nhiều điều kiện thuận lợi khai thác các tài nguyên du
lịch sinh thái. Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án thành lập khu bảo
tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, nhằm bảo vệ vùng đất và rừng ngập mặn
ven biển cửa sông Tiền, bảo tồn giá trị độc đáo về đa dạng sinh học và các đặc trưng
địa mạo tự nhiên của vùng đất ngập nước như một mẫu chuẩn sinh thái quốc gia,
đồng thời bảo đảm quá trình diễn thái theo quy luật tự nhiên về địa mạo và thủy văn
vùng cửa sông Cổ Chiên. Diện tích ban đầu khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước
Thạnh Phú là 8.825 ha, sau đó điều chỉnh còn 2.584 ha, trải dài trên 03 xã An Điền,
Thạnh Phong và Thạnh Hải của huyện Thạnh Phú.
Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

17


Bên cạnh đó, với nhiều cảnh quan sông nước, cồn bãi, các vườn cây ăn trái đặc
sản ,rừng ngập mặn..v.v.. đã hình thành các khu du lịch sinh thái như Khu du lịch
Cồn Phụng, Cồn Quy, Cồn Ốc, sân chim Vàm Hồ,….


Hình 16 : Sân chim Vàm Hồ

Hình 17 : Khu du lịch sinh thái Cồn Phụng

II.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
2.1.5.1 Điểm mạnh
- Điều kiện khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản,
nhất là các vùng chuyên canh trái cây chất lượng cao.
- Địa hình có cao độ tương đối đồng đều, bằng phẳng với hệ thống sông, kênh
rạch chằng chịt thuận lợi giao thông đường thủy, cung cấp phù sa cho các vùng nông
nghiệp trong tỉnh và tạo nên nét đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ.
- Các nguồn tài nguyên khá phong phú, trong đó, tài nguyên đất đai có vai trò
quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, các tài nguyên nhân
văn và du lịch cũng có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế.
- Có vị trí tiếp giáp với hai Vùng kinh tế lớn của khu vực Nam bộ là Vùng
ĐBSCL và Vùng Tp.HCM. Bên cạnh đó, tỉnh nằm trên hai trục hành lang kinh tế
Quốc gia là QL60 và QL57, sông Hàm Luông, Cổ Chiên, sông Tiền,….thuận lợi tiếp
cận cảng và sân bay quốc tế của Vùng ĐBSCL tại Trà Vinh.
2.1.5.2 Điểm yếu
- Địa hình thấp, dễ úng ngập, đặc biệt là bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch tạo
thành các cù lao gây khó khăn trong việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật nhất là hệ thống giao
thông đường bộ.
- Nguồn nước mặt bị nhiễm mặn trên diện rộng gây khó khăn rất lớn về nguồn
cung cấp nước sinh hoạt .Trong khi đó, trữ lượng nước ngầm có hạn.
- Việc nhiễm mặn còn gây ảnh hưởng đến đất đai, gây thiệt hại đáng kể cho sản
lượng nông nghiệp và gây biến đổi tiêu cực cho hệ sinh thái tự nhiên.
- Chịu tác động của qúa trình biến đổi khí hậu do vị trí giáp biển và các sông lớn.
Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030


18


II.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI
II.2.1. Hiện trạng kinh tế
1.2.1.1 Tổng quan
Nền kinh tế tỉnh trong 5 năm gần đây phát triển khá nhanh so với một số Tỉnh
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bình quân tăng 9,1%/năm trong giai đoạn 20012005 và 9,5%/năm trong giai đoạn 2006-2010.Ngành nông –lâm - ngư chịu sự thay
đổi thời tiết và chế độ thuỷ văn, nhiễm mặn, cũng như của thị trường; tốc độ tăng
trưởng trong 5 năm gần đây chậm hơn 5 năm trước. Ngược lại ngành công nghiệpthương mại phát triển nhanh hơn trong 5 năm gần đây tạo điều kiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh đúng hướng.
Kinh tế vườn (dừa, cây ăn trái), chăn nuôi đại gia súc và kinh tế biển (nuôi trồng
và đánh bắt thuỷ hải sản) là ba thế mạnh của Bến Tre trong cơ cấu kinh tế.
- Giá trị sản xuất lĩnh vực nông ngư lâm nghiệp tăng bình quân cả thời kỳ là
5,9%. Trong đó giai đoạn 2001 - 2005 tăng 5,9%, giai đoạn 2006-2010 tăng 4,0%.
- Giá trị sản xuất lĩnh vực công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 14,1%, trong
đó giai đoạn 2001- 2005 tăng bình quân 14,1%, giai đoạn 2006-2010 tăng 13,6%.
- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 14,5%. Trong đó giai đoạn
2001- 2005 tăng bình quân 14,5%, giai đoạn 2006-2010 tăng 16,4%.
Bảng 1: GDP/người giai đọan 2005-2011(giá thực tế).

(Đơn vị: Tỷ đồng)

HẠNG MỤC

2005

2006

2008


2009

2010

2011

TĐTBQ
20062011

Tổng sản phẩm của Tỉnh
(GDP), giá thực tế

9.940,8

11.058,7

16.555,9

18.671,0

22.012,8

29.783,7

20,1%

- Nông, lâm, thủy sản

5.809,3


5.970,7

8.604,2

9.181,4

10.234,4

15.116,7

17,3%

- Công ngiệp và xây dựng

1.581,0

1.807,2

2.694,3

3.202,2

3.940,7

4.934,5

20,9%

- Dịch vụ


2.550,5

3.280,8

5.257,4

6.287,4

7.837,7

9.732,5

25,0%

Nguồn : Tính toán theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bến Tre
1.2.1.2 Các ngành kinh tế phát triển Vùng
a) Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu các ngành kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ
trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên kinh tế ngư nông lâm nghiệp vẫn
giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của
tỉnh về tài nguyên tự nhiên.
Cơ cấu kinh tế của Tỉnh đã có những chuyển dịch đáng kể, từ 67,7% - 12,1% 20,2% (năm 2000) sang 58,4% - 15,9% - 25,7% (năm 2005); 46,3% - 18,4% - 35,3%
(năm 2010); với cơ cấu NÔNG NGHIỆP - DỊCH VỤ - CÔNG NGHIỆP.
Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

19


Bảng 2 : Cơ cấu kinh tế giai đọan 2006-2011

HẠNG MỤC

ĐVT

2006

2007

2008

2009

2010

2011

100

100

100

100

100

100

Cơ cấu
- Nơng, lâm, thủy sản


%

53,99

50,65

51,97

49,17

46,49

50,76

- Cơng ngiệp và xây dựng

%

16,34

16,46

16,27

17,15

17,90

16,57


- Dịch vụ

%

29,67

32,89

31,76

33,68

35,61

32,67

Hình 18 : Biểu đồ cơ cấu 3 khu vực kinh tế qua một số thời kỳ
b) Các ngành kinh tế
b1. Ngành Nơng-Lâm-Thủy sản
Bến Tre là tỉnh phát triển dừa, cây ăn trái, chăn ni và ngành ni trồng – đánh
bắt thuỷ sản khu vực ven biển đang tăng trưởng nhanh, ngành trồng trọt giữ vị trí vừa
phải trong cơ cấu sử dụng đất ( chiếm tỷ trọng 61% diện tích tự nhiên) và cơ cấu kinh
tế khu vực 1 (54% giá trị tăng thêm); tốc độ tăng trưởng trong thời kỳ 2001-2005 ở
mức độ trung bình (4,0%/năm) và giảm còn 0,4%/năm trong 5 năm 2006-2010.
Bảng 3 : Cơ cấu các ngành khu vực I
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy sản


Năm 2000
68,89
1,28
29,83

Đơn vị : %
Năm 2005
63,21
0,57
36,21

Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

Năm 2010
61,94
0,16
37,90

Năm 2011
60,49
0,17
39,34

20


™ Nông nghiệp:
Trong ngành nông nghiệp, năm 2011,
ngành trồng trọt chiếm 58,98 %; chăn nuôi
chiếm 28,26%; dịch vụ nông nghiệp chiếm

12,76% .
+ Trồng trọt:
Kinh tế vườn được xem như là lĩnh vực
kinh tế chủ lực với 2 đối tượng chính là dừa
và cây ăn trái.
Vùng dừa Bến Tre có diện tích lớn nhất
vùng ĐBSCL, diện tích năm 2000 trên 38.000
ha, tăng nhanh sau năm 2005 đến 2010 đạt
51.560 ha.
Cây ăn trái diện tích canh tác tăng nhanh
từ 24.846 ha năm 1995 đến 39.739 ha năm
2005, tuy nhiên đến năm 2010 diện tích giảm
còn 32.023 ha do chuyển sang trồng dừa.
+ Chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi tốc độ tăng trưởng
trong 5 năm gần đây có khuynh hướng tăng
nhanh (6,7%/năm so với 3,8%/năm giai đoạn
2001-2005) và chiếm tỷ trọng quan trọng
trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp (25,5%), đặc
biệt phát triển mạnh về chăn nuôi đại gia súc.
Trong đó, đàn bò tăng rất nhanh, đạt 182.840
đầu con năm 2010 . Có thể nói Bến Tre là tỉnh
chăn nuôi bò hàng đầu của vùng ĐBSCL, tập
trung nhất thuộc 4 huyện Ba Tri, Mỏ Cày,
Thạnh Phú và Giồng Trôm.

Hình 19-20-21: sản xuất nông nghiệp

™ Lâm nghiệp:
Với 4.149 ha đất có rừng ngập mặn (kể cả khu vực bãi bồi, bãi triều), phân bố

trên 3 huyện ven biển, tập trung nhất tại huyện Thạnh Phú.
Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chủ yếu từ sản phẩm cây phân tán, năm
2000 đạt 69 tỉ đồng theo giá hiện hành (53 tỉ đồng giá so sánh 1994), năm 2005 đạt
62 tỉ đồng theo giá hiện hành (50 tỉ đồng giá so sánh 1994), năm 2010 đạt 54 tỉ đồng
theo giá hiện hành (26 tỉ đồng giá so sánh 1994),
Chức năng chủ yếu của ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre là phòng hộ
môi trường, tạo vùng đệm sinh thái giữa biển và đất liền, đồng thời cũng là nơi di trú
của nhiều loài thuỷ sản non và hình thành các khu bảo tồn thiên nhiên (Thạnh Phú,
Vàm Hồ, Lạc Địa).
21

Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030


Tuy nhiên hiện trạng phát triển rừng hiện còn một số hạn chế cần khắc phục như:
Diện tích rừng có khuynh hướng giảm, diện tích nuôi thuỷ sản trong lâm phần ngày
càng tăng, một số diện tích rừng và thảm phủ tự nhiên đang bị khai thác phục vụ các
mục tiêu kinh tế… Cần bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn như tài sản
quốc gia trên địa bàn
™ Thủy sản:
Về nuôi trồng, diện tích nuôi thuỷ sản tăng nhanh trong giai đoạn 2001-2005
(7,7%/năm); đạt khoảng 42.310 ha mặt nước nuôi trồng năm 2005 và có khuynh
hướng chựng lại sau năm 2005, đạt 42.490 ha năm 2010 và năm 2011 đạt 43.073 ha.
Sản lượng nuôi thuỷ sản không ổn định qua các năm, phụ thuộc vào biến động của
sản lượng nghêu do phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên hàng năm.
Nghề đánh bắt bao gồm hai loại hình đánh bắt ven bờ và nội địa chủ yếu là sử
dụng các phương tiện nhỏ.
Hiện nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản hiện còn một số hạn chế cần khắc
phục như: hệ thống cấp và tiêu nước nuôi thuỷ sản theo các loại hình nuôi chưa ổn
định, ứng dụng công nghệ kỹ thuật nuôi trồng chưa thật sự chắc chắn, còn nhiều vấn

đề về độ bền vững của nuôi trồng, khai thác chưa được giải quyết, tín dụng cho phát
triển thuỷ sản còn ít, năng suất đánh bắt có khuynh hướng giảm sút, các cơ sở hậu cần
nghề cá còn phân tán, quy mô nhỏ
b2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp theo giá thực tế tăng từ 1.545 tỷ
đồng năm 2000 lên 3.576 tỷ đồng năm 2005 và 9.209 tỷ đồng năm 2010, năm 2011
đạt 12.553 tỷ đồng. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chiếm vị trí chủ đạo với tỷ
lệ 95,01% (năm 2011) trong cơ cấu các ngành công nghiệp.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bến Tre đã được hình thành và phát
triển chủ yếu tại Thành phố và các trung tâm huyện do hạ tầng kỹ thuật tương đối tốt.
Năm 2011, toàn tỉnh có khoảng 12.160 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và
262 doanh nghiệp. Tổng số lao động trong ngành công nghiệp khoảng 58.480 lao
động. Đa số các cơ sở công nghiệp ở dạng nhỏ lẻ, sử dụng ít lao động.
Nền công nghiệp Tỉnh phát triển ưu
thế về các ngành chế biến từ nguyên liệu có
nguồn gốc tại chỗ là chính, trong khi các
ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp
sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
chưa phát triển mạnh. Hiện nay Tỉnh Bến
Tre có 7 KCN, trong đó, có 2 KCN đang
hoạt động là KCN Giao Long với quy mô
gần 170 ha (huyện Châu Thành), KCN An
Hiệp 72ha đang hoạt động và sẽ mở rộng
thêm 150ha, còn lại 5 KCN đã và đang
được lập quy hoạch. Bên cạnh đó, hiện đã
Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

Hình 22: sản xuất công nghiệp chế biến

22



quy họach 14 cụm công nghiệp, trong đó có cụm công nghiệp Phong Nẫm đang hoạt
động, các cụm khác đang triển khai quy hoạch và kêu gọi đầu tư.
Trên địa bàn tỉnh Bến Tre, các làng nghề TTCN khá đa dạng như:
− Bánh tráng Mỹ Lồng; bánh phồng Sơn Đốc ở huyện Giồng Trôm
− Đan lát Phú Lễ, Phước Tuy,… ở huyện ba Tri
− Dệt chiếu, thảm ở huyện Châu Thành, thành phố Bến Tre, huyện Mỏ
Cày, huyện Thạnh Phú.
− Sản xuất kẹo dừa ở một số phường của thành phố, huyện Châu Thành,
huyện Mỏ Cày
− Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu từ thân, trái, cọng lá dừa ở
thành phố, huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm.
− Chế biến thuỷ sản khô ở Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.
Nhìn chung, mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp trong 5 năm qua có khá hơn giai đoạn trước năm 2000, nhưng hiệu quả còn
thấp do còn nhiều hạn chế nên chưa phát huy có hiệu quả những tiềm năng.
b3. Các ngành dịch vụ
™ Thương mại:
Ngành thương mại chiếm tỷ trọng
khoảng 10%GDP của Tỉnh, là ngành
lớn thứ 4 sau nông nghiệp, thủy sản và
công nghiệp. Trên địa bàn Tỉnh có
khoảng 1.500 doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch
vụ, xuất nhập khẩu. Trong đó có 1
doanh nghiệp Nhà nước, 15 Công ty
cổ phần, hơn 200 Công ty trách nhiệm
hữu hạn, khoảng 1.200 doanh nghiệp
tư nhân khác và 29.000 hộ kinh doanh

cá thể.

Hình 23: công trình dịch vụ thương mại

Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 siêu
thị, 1 trung tâm thương mại và khoảng 170 chợ, đa số là chợ nông thôn ( chiếm trên
90%).Tỉnh đã cải tạo được trên 50 chợ. Hầu hết các chợ nông thôn đều ở dạng tự
phát, xây dựng tạm với cơ sở hạ tầng và điều kiện vật chất kỹ thuật còn đơn giản. Tuy
vậy hệ thống chợ nông thôn đã tham gia chuyển tải một khối lượng hàng hoá lớn,
chiếm gần 3/4 tổng mức lưu chuyển hàng hóa xã hội.

Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bến Tre đến năm 2030

23


×