Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thuyết trình thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.46 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
============

THUYẾT TRÌNH
Đề tài 3:

THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

GVHD: THS.TRƯƠNG MINH TUẤN
SVTH : Nhóm 6
31 – Nguyễn Minh Mẫn
33 – Lê Thị Thanh Minh
34 – Nguyễn Văn Minh
73 – Vũ Hải Yến
KHÓA: 17B

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2014


NHẬN XÉT GIÁO VIÊN
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

SVTH: Nhóm 6

Thực trạng nợ xấu tại các NHTM VN


MỤC LỤC




1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................... 2
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại....................................................................... 2
1.2. Tín dụng và rủi ro tín dụng ...................................................................................... 3
1.2.1. Khái niệm tín dụng và rủi ro tín dụng ............................................................. 3
1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.............................................................. 4
1.3. Nợ và phân loại nợ ................................................................................................... 6
1.3.1. Nợ .................................................................................................................... 6
1.3.2. Phân loại nợ..................................................................................................... 6
1.3.3. Nợ xấu ............................................................................................................. 8
2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HẢNG THƯƠNG MẠI................. 9
2.1. Nguyên nhân hình thành nợ xấu ở Việt Nam .......................................................... 9
2.2. Thực trạng nợ xấu ở Việt Nam hiện nay................................................................ 11
2.2.1. Sơ lược nợ xấu qua các năm gần đây............................................................ 12
2.2.2. Nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam ........................................ 13
2.2.3. Một số địa phương có tỷ lệ nợ xấu cao nhất cả nước ................................... 17
2.3. Những tác động của nợ xấu ................................................................................... 17
2.3.1. Tích cực và tiêu cực ...................................................................................... 17
2.3.2. Đối tượng chịu tác động của nợ xấu ............................................................. 19
3. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU ..................................................................... 20
3.1. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới ........................................... 20
3.2. Giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam ....................................................................... 22
3.3. Giải pháp thảo luận ................................................................................................ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 24
1


1.

Tổng quan về ngân hàng thương mại


1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thường mại là loại hình định chế trung gian tài chính tiêu biểu.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại chủ yếu và thường xuyên là
thu hút vốn thông qua những khoản tiền gửi phát séc, tiền gửi tiết kiệm và
những khoản tiền gửi khác từ các chủ thể trong nền kinh tế. Sau khi thu hút
vốn, ngân hàng thương mại sử dụng nguồn vốn này để cung cấp tín dụng và
thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính trên thị trường, đồng thời trong quá
trình kinh doanh ngân hàng thương mại còn cung ứng các dịch vụ trung gian
thanh toán.
Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc khơi thông các
nguồn vốn tiết kiệm đáp ứng cho các nhu cầu đầu tư sinh lợi góp phần đảm bảo
nền kinh tế vận động nhịp nhàng và hiệu quả.
Hoạt động và vai trò của ngân hàng không phải là bất biến, mà liên tục
phát triển theo các điều kiện kinh tế xã hội. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân
hàng càng ngày càng phát triển, đã tạo một nghành công nghiệp kinh doanh
trên lĩnh vực tiền tệ.
Ngày nay, việc kinh doanh dịch vụ tiền tệ không còn là độc quyền của
ngân hàng. Cùng với các ngân hàng, kinh doanh và làm dịch vụ còn có những
tổ chức tài chính kinh doanh những loại hình tương tự như công ty bảo hiểm
các loại, các hiệp hội tiết kiệm cho vay, các quỹ hưu trí, các tổ chức tín dụng
tiêu dùng, các quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng… Tuy nhiên trong bất cứ nước
nào trên thế giới, thì ngân hàng thương mại vẫn là tổ chức tài chính lớn nhất,
quan trọng nhất trong giới kinh doanh tiền tệ.
Ở Việt Nam, theo pháp lệnh “Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty
tài chính” ban hành ngày 24/05/1990 thì “ngân hàng thương mại là tổ chức
kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của
khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực
hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Còn theo luật các tổ
2



chức tín dụng ban hành 26/12/1997, ngân hàng thương mại là một doanh
nghiệp thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng đó là “ hoạt động kinh doanh
tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền
gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán”.
Ngân hàng ra đời ở nước ta năm 1951 với tên gọi “Ngân hàng quốc gia
Việt Nam”. Sự ra đời ngân hàng Việt Nam mang nét đặc trưng riêng biệt: Ngân
hàng nhà nước ra đời vừa làm chức năng quản lý tiền tệ vừa làm chức năng của
ngân hàng thương mại (ngân hàng một cấp). Cho đến 26/03/1988, nghị định
53/HĐBT quyết định chia hệ thống ngân hàng Việt Nam thành 2 cấp, tách bạch
chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ (Ngân hàng nhà nước) và chức năng
kinh doanh tiền tệ (Ngân hàng thương mại). Trong những năm qua cùng với sự
phát triển của đất nước, ngành ngân hàng đã có những phát triển vượt bậc góp
phần vào công cuộc đổi mới đất nước. Ngành ngân hàng ngày càng hiện đại về
công nghệ, nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng, tham gia rộng rãi vào thị
trương tiền tệ trong khu vực và quốc tế.
Chức năng của ngân hàng thương mại: chức năng trung gian tài
chính,chức năng trung gian thanh toán, chức năng cung cấp các dịch vụ tài
chính.

1.2. Tín dụng và rủi ro tín dụng
1.2.1. Khái niệm tín dụng và rủi ro tín dụng
Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người
vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử
dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất
định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến
hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi.
Tín dụng có vị trí quan trọng đối với việc tích tụ, tận dụng các nguồn vốn
tạm thời nhàn rỗi để phát triển kinh doanh. Tín dụng được phân loại theo các

tiêu thức: thời hạn tín dụng (tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn); đối tượng
3


tín dụng (tín dụng vốn cố định, tín dụng vốn lưu động); mục đích sử dụng vốn
(tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng trong tiêu dùng); chủ thể
trong quan hệ tín dụng (tín dụng hàng hoá, tín dụng thương mại, tín dụng nhà
nước). Tín dụng là việc sử dụng vốn, tài sản của người khác bằng uy tín, tín
nhiệm của người sử dụng.
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một khách hàng hay một nhóm khách hàng
vay vốn không trả được nợ cho ngân hàng. Trong kinh doanh Ngân hàng rủi ro
tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có
khi dẫn đến phá sản ngân hàng.
Ngày nay, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến trang
thiết bị kỹ thuật, nâng cao công nghệ và các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh
doanh luôn tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu này, các ngân hàng thương mại cũng
phải luôn mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, điều đó có nghĩa là rủi ro tín
dụng cũng phát sinh nhiều hơn.
Biểu hiện của rủi ro tín dụng là các khoản cho vay của ngân hàng giảm
giá trị hay không thu hồi được. Nếu nguồn vốn của chủ sở hữu ngân hàng quá
nhỏ so với tổng giá trị tài sản , chỉ cần một tỉ lệ nhỏ danh mục tài sản cho vay
gặp rủi ro tín dụng có thể đẩy ngân hàng tới nguy cơ phá sản.

1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Đẩu tiền, nguyên nhân có thể đến từ phía ngân hàng, thực tế kinh doanh
của Nnân hàng trong thời gian qua cho thấy rủi ro tín dụng xảy ra là do những
nguyên nhân sau: ngân hàng đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền
kinh tế và thể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của
Ngân hàng; hoặc do cán bộ Ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay
như: không đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vay

khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn. Đồng thời cán bộ
Ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của
khách hàng.
4


Bên cạnh đó, lý do còn đến từ trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn
nên việc đánh giá các dự án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, còn xảy ra tình trạng
dự án thiếu tính khả thi mà vẫn cho vay; Cán bộ Ngân hàng còn thiếu tinh thần
trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh như: thông đồng với khách hàng lập
hồ sơ giả để vay vốn, xâm phạm tiền khi giải ngân hay thu nợ, đôi khi còn nể
nang trong quan hệ khách hàng.
Ngoài ra ,ngân hàng đôi khi quá chú trọng về lợi nhuận, đặt những khoản
vay có lợi nhuân cao hơn những khoản vay lành mạnh; do áp lực cạnh tranh với
các Ngân hàng khác; do tình trạng tham nhũng, tiêu cực diễn ra trong nội bộ
Ngân hàng
Thứ hai, nguyên nhân có thể từ phía khách hàng, người vay vốn sử dụng
vốn vay sai mục đích, sử dụng vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ
không trả được nợ cho ngân hàng; hoặc do trình độ kinh doanh yếu kếm, khả
năng tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo còn hạn chế.
Bên cạnh đó, lý do có thể đến từ doanh nghiệp vay ngắn hạn để đầu tư
vào tài sản lưu động và cố định; doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiếu sự
linh hoạt, không cải tiến quy trình công nghệ, không trang bị máy móc hiện đại,
không thay đổi mẫu mã hoặc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm...dẫn
tới sản phẩm sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh, bị ứ đọng trên thị trường khiến
cho doanh nghiệp không có khả năng thu hồi vốn trả nợ cho Ngân hàng.
Ngoài ra, bản thân doanh nghiệp có chủ ý lừa gạt, chiếm dụng vốn của
Ngân hàng, dùng một loại tài sản thế chấp đi vay nhiều nơi, không đủ năng lực
pháp nhân.
Thứ ba là các nguyên nhân khác như: Do sự thay đổi bất thường của

các chính sách, do thiên tai bão lũ, do nền kinh tế không ổn định,…khiến cho
cả Ngân hàng và khách hàng không thể ứng phó kịp; Do môi trường pháp lý
lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới không kiểm soát được các hiện
tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng; Do sự biến động về
chính trị - xã hội trong và ngoài nước gây khó khăn cho doanh nghiệp dẫn tới
5


rủi ro cho Ngân hàng; Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất
là sự bất cập trong trình độ chuyên môn cũng như công nghệ Ngân hàng; Do sự
biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng
ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như Ngân hàng; Sự bất bình đẳng trong đối
xử của Nhà nước dành cho các ngân hàng thương mại khác nhau; hoặc Chính
sách Nhà nước chậm thay đổi hoặc chưa phù hợp với tình hình phát triển đất
nước.

1.3. Nợ và phân loại nợ
1.3.1. Nợ
Nợ là một thuật ngữ thường được sử dụng trong trường hợp nợ về tài sản.
Tuy nhiên, nợ cũng có thể được sử dụng để chỉ các nghĩa vụ khác. Trong
trường hợp nợ tài sản thì nợ là một cách sử dụng sức mua trước khi kiếm đủ
tổng số tiền để trả cho sức mua đó. Các công ty cũng có thể sử dụng nợ như là
một phần trong chiến lược tài chính tổng thể của mình.
Nợ được hình thành khi một người cho vay đồng ý cho người vay vay
một lượng tài sản nhất định, thường được đi kèm với sự đảm bảo khả năng
thanh toán với một mức lãi suất nhất định tính theo thời điểm.
1.3.2 Phân loại nợ
Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh
toán nợ gốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ
theo năm nhóm như sau:


6


Bảng 1: Phân loại nợ theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN
Nội dung

Nhóm
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ trong hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới
30 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần
đầu.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới
90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần
đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả
nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do
khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ
theo hợp đồng tín dụng.


Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất - Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới
vốn)

180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần
đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần
đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần
thứ hai.

7


Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất - Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
vốn)

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần
đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần
thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ
cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần
thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã
quá hạn.

1.3.3. Nợ xấu
Trước khi đến với khái niệm nợ xấu, chúng ta xuất phát từ khái niệm rủi

ro tín dụng. Cũng như bấy kỳ ngành kinh doanh nào khác, ngân hàng cũng có
thể gặp rủi ro. Trên thế giới, rủi ro trong hoạt động ngân hàng được chia thành
nhiều lọai, tiêu biểu nhất là rủi ro trong họat động tín dụng. Tín dụng là quan
hệ vay mượn dưới dạng tiền tệ có hòan trả gốc và lãi giữa bên có vốn (ngân
hàng) và bên cần vốn (doanh nghiệp). Rủi ro trong hoạt động tín dụng là tình
trạng người đi vay không có khả năng hoàn trả được vốn gốc và lãi vay. Như
vậy, ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro mà trong đó rủi to tín dụng đóng
vai trò đáng kể. Tuy nhiên, ngân hàng luôn phải cho vay và vì thế phải đối mặt
với rủi ro này, từ đó vấn đề nợ xấu trở thành một vấn đề mà các ngân hàng luôn
phải đặt lên vị trí hàng đầu trong quá trình họat động kinh doanh.
Có nhiều tiêu chí nhằm đánh giả rủi ro tín dụng của ngân hàng thương
mại như: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nơ, tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở
hữu, tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất, nợ không có tài sản đảm bảo,…
Để tránh các khoản nợ xấu, hoặc tránh rủi ro tín dụng, ngân hàng cần làm rõ
những nhóm nơ thuộc nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn vì đây là biểu hiện rõ
8


nhất cho nợ xấu; bên cạnh đó là cố gắng theo dõi nhóm 3 và 4 – Nợ dưới tiêu
chuẩn và nợ nghi ngờ mất vốn. Đối với nhiều ngân hàng, một số khoản nợ chưa
đến hạn vẫn có thể xem là nợ xấu, bởi ngân hàng còn xem xét đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong tương lai, môi trường kinh doanh có những biến
động không thuận lợi cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó cho
thấy việc đánh giá nợ xấu là vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng thương
mại.
Thế giới hiện nay là thế giới của hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam
cũng không nằm ngoài quy luật đó. Việc bước vào WTO – Tổ chức Thương
mại Thế giới đánh dấu bước ngoặt đáng kể của nền kinh tế Việt Nam; đồng
thời đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Trong đó, cải cách ngân
hàng thương mại là một trong những ưu tiên hàng đầu khi từng bước hội nhập

vào nền kinh tế thế giới. Chính vì thế, vấn đề nợ xấu cũng cần có một sự quan
tâm đáng kể, xử lý được vấn đề này, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại sẽ ngày một cải thiện.

2. Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam
2.1. Nguyên nhân hình thành nợ xấu ở Việt Nam
Thứ nhất, do môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh
doanh và tài chính của các doanh nghiệp suy giảm dẫn đến khách hàng không
còn khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Có nhiều yếu tố phát
sinh nguyên nhân này mà chủ yếu là các yếu tố khách quan như:
Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế toàn cầu
đã ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Công nợ của doanh nghiệp đi vay không thể thu hồi được.
Hàng tồn kho của doanh nghiệp đi vay quá lớn, đặc biệt là các doanh
nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và có liên quan đến bất động sản như sắt, thép,
xi măng, bất động sản,...;
9


Thay đổi cơ chế, thay đổi chính sách tăng trưởng của Nhà nước.
Thứ hai, do năng lực quản trị rủi ro tại mỗi ngân hàng còn kém.
Thông tin bất cân xứng giữa Ngân hàng và khách hàng.
Quá trình duyệt hồ sơ vay vẫn còn mang nặng tình hình thức và áp lực với
chỉ tiêu đầu ra.
Công tác thẩm định giá tài sản bảo đảm chưa được các ngân hàng quan
tâm đúng mức.
Bất cập trong việc định giá lại tài sản bảo đảm theo định kỳ khi khoản vay
đã được giải ngân.
Bất cập trong việc phân hạn mức cho vay đối với đơn vị kinh doanh.
Năng lực thanh tra, giám sát, năng lực điều hành và quản trị rủi ro chưa

tốt.
Thứ ba, do đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng và khách
hàng kém dẫn đến tình trạng thông đồng rút ruột ngân hàng. Ngân hàng là
ngành kinh doanh đặc thù, cần dựa trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm thì đạo
đức phải được đặt lên hàng đầu và ở khía cạnh nào đó còn mang tính bắt buộc.
Thực tế cho thấy, nhiều cán bộ ngân hàng đã thông đồng rút ruột với khách
hàng, cho vay khống dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy đã có
chi nhánh phải xử lý hàng chục nhân viên do cấu kết với nhau rút ruột ngân
hàng. Tuy nhiên hiện chưa có tính toán, trong tỷ lệ nợ xấu có bao nhiêu xuất
phát từ đạo đức ngân hàng. Ngoài ra, nợ xấu còn nằm ở dạng “chuyển vốn cho
vay thành vốn góp.” Khoản nợ này không chỉ “rất xấu” mà còn nguy hiểm ở
chỗ đôi khi chỉ tồn tại trên sổ sách của con nợ và chủ nợ.
Thứ tư, do tình trạng sở hữu chéo
Việt Nam cho thấy hệ thống Ngân hàng đã hình thành một mạng lưới sở
hữu chéo và cho vay theo quan hệ rất phức tạp, nhằm mục đích thâu tóm ngân
hàng, thu xếp vốn cho những dự án đầu tư chưa minh bạch.
10


Các Ngân hàng cũng sở hữu cổ phần lẫn nhau, cổ đông tại các Ngân
hàng thương mại là các công ty quản lý quỹ đầu tư vốn vào những Ngân hàng
khác có tiềm năng.
Thế nên, việc sở hữu chéo sẽ dẫn đến tình trạng các Ngân hàng sẽ tạo
điều kiện để cho các doanh nghiệp sở hữu ngân hàng này có thể dễ dàng vay
được vốn từ ngân hàng kia, hoặc dễ dàng cho các công ty con của các doanh
nghiệp có vốn sở hữu tại ngân hàng vay vốn. Việc cho vay dễ dàng, thiếu kiểm
soát cộng với việc thẩm định vốn vay thiếu cẩn trọng tất yếu sẽ dẫn đến nợ xấu.
Thứ năm, quy định pháp luật nhằm hạn chế, giải quyết tình trạng nợ xấu
đã có nhưng chưa minh bạch, chưa hợp lý.
Quy định phân loại nợ xấu chưa rõ ràng, khiến cho việc giải quyết nợ xấu

khó khăn.
Quy định về xử lý nợ thông qua khởi kiện ra tòa án đối với các khoản nợ
không có tài sản đảm bảo nợ phức tạp, gây khó khăn, mất nhiều thời gian của
các tổ chức tín dụng trong quá trình thu hồi nợ.
Khung pháp lý về việc mua bán nợ đã có những chưa hoàn thiện, chưa
phát huy hiệu quả trong hoạt động giải quyết nợ xấu.

2.2. Thực trạng nợ xấu ở Việt Nam hiện nay
Theo tiêu chuẩn phân loại quốc tế, mức cảnh báo cần xem xét là khi nợ
xấu ở ngưỡng trên 3% GDP, trong khi đó, hiện mức nợ xấu ở nước ta đã vượt
hơn mức chuẩn quốc tế rất nhiều, ở mức đáng báo động. Nguy cơ lớn hơn là,
tăng trưởng kinh tế thấp, thị trường bất động sản đóng băng, sẽ càng làm nợ
xấu tăng nhanh, khó xử lý hơn. Trong những năm qua, từ chính sách nới lỏng
tiền tệ của Chính phủ, hệ thống ngân hàng tăng rất nhanh cả về số lượng và quy
mô tài sản. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh về số lượng đã không đi kèm với
chất lượng, nhiều ngân hàng với năng lực quá yếu, tài chính và tín dụng siêu

11


nhỏ, công tác quản trị lỏng lẻo, bộc lộ nhiều bất cập và chứa đựng nhiều rủi ro
tài chính, gây ảnh hưởng xấu đến toàn hệ thống tài chính, tín dụng của nước ta.

2.2.1. Sơ lược nợ xấu qua các năm gần đây
Năm 2011, lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước chủ động công bố tỷ lệ nợ
xấu trong các ngân hàng. Theo đó, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng ở mức 3,6 3,8% tổng dư nợ. Con số này tới cuối năm 2012, theo công bố của Ngân hàng
Nhà Nước là 4,08 %, cho dù theo các tổ chức đánh giá độc lập thì con số thực
tế cao hơn nhiều. Bước sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao,
chạm mức 4,67% vào tháng 4/2013. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ
tín dụng tính đến tháng 6/2013 chỉ còn ở mức 4,46%, giảm đáng kể so với mức

4,65% tính đến cuối tháng 5/2013.
Theo số liệu mới cập nhật của Ngân hàng Nhà Nước, tính đến hết tháng 4,
tổng phương tiện thanh toán trong hệ thống đã tăng 3,73% lên mức 4.565.050
tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 3,73%, xuống mức
1.529.050 tỷ đồng. Còn tiền gửi của dân cư tăng 9,83% lên mức 2.357.119 tỷ
đồng.
Về dư nợ tín dụng, tính đến hết tháng 4, tổng dư nợ tín dụng là 3.527.747
tỷ đồng, tăng 1,43%. Trong đó, đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu tăng dần đều từ đầu
năm lên mức 4,033% trong tháng 4, so với cuối năm 2013 là khoảng 3,61%
(tương ứng dư nợ 3.477.985 tỷ đồng). Với tỷ lệ này, số dư nợ xấu tương đương
của tháng 4 vào khoảng 142.274 tỷ đồng, tăng 16.719 tỷ đồng so với cuối năm
2013.
Cần lưu ý rằng, đây là những con số được tổng hợp từ báo cáo chính thức
của các tổ chức tín dụng, khác với con số qua kênh giám sát từ xa của Ngân
hàng Nhà Nước. Đồng thời, tính đến ngày 15/6/2014, VAMC cũng đã mua
được khoảng 47.000 tỷ đồng nợ xấu, làm sạch phần nào số nợ xấu trong hệ
thống ngân hàng.
12


Như vậy sau nhiều nỗ lực của Ngân hàng Nhà Nước để giảm dần tỷ lệ nợ
xấu trong năm 2013, đến nay, con số nợ xấu lại bắt đầu tăng trở lại. Đây tiếp
tục là vấn đề mấu chốt gây tắc nghẽn dòng vốn hiện nay.
Hình 1: Nợ xấu trên tổng dư nợ qua các thời kỳ

2.2.2. Nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì vấn
đề giải quyết nợ xấu của các ngân hàng là bài toán nan giải nhất trong ngắn
hạn. Nợ xấu của ngân hàng được xem là nguyên nhân cơ bản gây tắc nghẽn sự
lưu thông lành mạnh của nền kinh tế, gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng

và cũng phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn của doanh
nghiệp. Điển hình vào năm 2012, do bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân nên
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thua lỗ. Hệ quả là nợ xấu
của các ngân hàng đã không ngừng tăng lên, trở thành “điểm nghẽn” của nền
kinh tế, cản trở sự lưu thông của dòng vốn tín dụng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của
một số ngân hàng thương mại cổ phần như Ngoại thương Việt Nam (VCB),
Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Công thương Việt Nam (CTG), Á Châu
(ACB), Sài Gòn Thương tín (STB), Techcombank (TCB), Quân Đội (MB) và
ngân hàng thương mại nhà nước như Agribank (AGR) từ năm 2008 đến hết
quý III năm 2013 khá cao trong đó Agribank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong các
ngân hàng, kế đến là BIDV và thứ ba là Vietcombank và Techcombank. Trong
13


số các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu khá cao thì ba ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp
nhất đó là CTG, ACB, STB (năm 2008 tỷ lệ nợ xấu của ACB chỉ có 0,08%).
Dựa vào số liệu của báo cáo tài chính quý III/2013, nhiều ngân hàng bị nợ xấu
ăn gần hết lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2013 của
Eximbank là 1.155 tỷ đồng (giảm 1.282 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012),
Vietcombank đạt 3.991 tỷ đồng (giảm 403 tỷ đồng) và Techcombank là 750 tỷ
đồng (giảm 1.483 tỷ đồng). Theo các chuyên gia về kinh tế thì lợi nhuận của
ngân hàng bị nợ xấu ăn hết là cái giá mà các ngân hàng phải trả cho việc cho
vay quá hào phóng trước đây.
Ngoài ra, lợi nhuận của ngân hàng đã bị teo tóp vì nợ xấu. Tại nhiều ngân
hàng, tỷ lệ nợ xấu tăng cao là do các khoản nợ trước đây chưa xấu nay đã bắt
đầu xấu. Ở Quý I năm 2014, báo cáo tài chính mà các ngân hàng thương mại
tập trung công bố cho thấy nhiều trường hợp khó khăn hơn ở nợ quá hạn. Như
ACB đã chính thức vượt mốc 3% với 3,27%; DongA Bank đã lên mức khá cao
với suýt soát 4%; PG Bank sau khi giảm được trong năm qua (một phần lớn
nhờ bán lại cho VAMC) cũng đã trở lại trên 4%; hay tại Sacombank, một trong

số ít thành viên có tỷ lệ thấp năm ngoái (1,45%), đã tăng lên 1,86%...
Ở diễn biến chung, theo cơ quan chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước
đưa ra gần đây, đến hết tháng 2/2014, nợ xấu của toàn hệ thống vào khoảng
122.000 tỷ đồng, ứng với tỷ lệ 3,86%. Nếu tính cả các khoản nợ được cơ cấu
theo Quyết định 780, nợ xấu của toàn hệ thống lên tới gần 308.000 tỷ đồng
(chiếm 9,71% dư nợ). Theo dữ liệu của một tổ chức nghiên cứu khác, nợ xấu từ
đầu năm đến nay, theo họ tập hợp độc lập, đã tăng thêm ước khoảng 10.000 tỷ
đồng, đưa tổng quy mô lên khoảng 126.000 tỷ, chiếm khoảng 4% tổng dư nợ
toàn hệ thống.

14


Bảng 2: Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại từ cuối năm
2013 đến tháng 6/2014

Nỗ lực xử lý của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng với nhiều
giải pháp trong những năm qua dường như mới chỉ khống chế tốc độ và những
ảnh hưởng của nó. Xu hướng trở lại hiện nay, theo các tổ chức nghiên cứu là
tổng hòa của nhiều tác động.
Thứ nhất, nợ xấu tiềm ẩn trong nhóm 1 và 2 đến nay đã không cầm cự
được thêm, buộc phải chuyển sang nhóm 3. Đây cũng là kết quả của thực tế
khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung.
Thứ hai, sau một thời gian khá dài thực hiện cơ cấu lại nợ theo Quyết
định 780 mà không phải chuyển nhóm, đến nay là lúc phải thừa nhận những
khoản nợ xấu đã từng được gửi cho tương lai. Nhưng khoản trước đây đáng ra
là nợ xấu, qua cơ hội được cơ cấu lại đến nay vẫn không “qua khỏi”.
Thứ ba, nợ xấu tăng trở lại so với thời điểm cuối 2013 không loại trừ có
khả năng “điều chỉnh kỹ thuật” của một số tổ chức tín dụng.
Thứ tư, tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm rất thấp, không giúp

pha loãng tỷ lệ nợ xấu.
Thứ năm, diễn biến của nợ xấu và hoạt động của các ngân hàng thương
mại phản ánh thực trạng của nền kinh tế. Đây là vấn đề chung, nên việc xử lý
nợ xấu nếu chỉ riêng ngạch ngân hàng thì càng giải vẫn càng nan.
Công tác xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều hạn chế và đặc biệt là việc xử lý
các khoản nợ xấu liên quan đến các tài sản thế chấp là bất động sản. Nguyên
15


nhân của tình trạng này được xác định do thị trường bất động sản sụt giảm và
đóng băng trong thời gian dài, ảnh hưởng đến tài sản đảm bảo, kéo giảm giá trị
tài sản so với mức định giá trước đây. Vì thế, khi phát mãi, khách hàng không
đồng tình với việc giảm giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản nhiều hơn so với
trước, nhưng nếu không giảm giá, thì sẽ rất khó bán.Mặt khác, việc giải quyết
phát mãi tài sản thế chấp bằng bất động sản lại khó khăn, nhiêu khê như Việt
Nam. Trong trường hợp khoản nợ rơi vào nhóm 4 – 5, ngân hàng cũng không
thể tự ý bán, hoặc xử lý tài sản đảm bảo. Mặc dù trong hợp đồng vay có ghi là
ngân hàng được phép tự xử lý, nhưng thực tế, nếu khách hàng không ký việc
chấp nhận bán, thì ngân hàng không xử lý được. Ngoài ra, nếu bán mà tài sản
bị sụt giảm giá trị so với khoản nợ thu hồi, khách hàng cũng không hợp tác với
ngân hàng để thanh toán nốt khoản nợ còn lại. Nhưng nếu đưa vụ việc ra tòa, sẽ
mất rất nhiều thời gian, song vẫn không kỳ vọng giải quyết được triệt để. Vì
thế, muốn đẩy mạnh xử lý được nợ xấu, thu hồi nợ bằng phát mãi tài sản trong
lúc này là bài toán khó với ngân hàng.
Hiện nay, các ngân hàng đang tích cực phối hợp với Công ty quản lý tài
sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) để xử lý các khoản nợ xấu,
mở rộng tín dụng. Tuy nhiên, có thể thấy, để xử lý được khối nợ xấu liên quan
đến bất động sản bắt buộc phải có bàn tay của nhà đầu tư nước ngoài. Trong
khi đó, Luật Đất đai vẫn chưa cho phép người nước ngoài được sở hữu bất
động sản. Theo luật này, tổ chức, cá nhân người nước ngoài không được nhận

chuyển nhượng quyền sử dụng đất, còn Việt kiều chỉ được nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất... nên không dễ
kỳ vọng bán nợ xấu cho nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, VAMC cũng khó có
thể bán nợ xấu dưới giá thành đã mua, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến tài sản nhà
nước. Yếu tố then chốt vẫn là về giá.Thực tế thời gian qua, VAMC đã mua nợ
xấu của các ngân hàng thương mại với giá khá cao, giá trị khoảng 80-90%.
Như thế, nếu thị trường mua - bán nợ được hình thành chưa hẳn đã hấp dẫn
được các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, VAMC không có đủ quyền lực
để thiết lập ngay lập tức chủ quyền của người mua nợ mà phải mất rất nhiều
16


thời gian, cá biệt có trường hợp kéo dài đến hai năm. Các nhà đầu tư nước
ngoài không đủ kiên nhẫn để chờ đợi mặc dù nhiều người, nhiều tổ chức có đủ
tiềm lực tài chính để mua lại các món nợ vài chục ngàn tỉ đồng.

2.2.3 Một số địa phương có tỷ lệ nợ xấu cao nhất cả nước
Số liệu thống kê từ khoảng 10 chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước địa
phương cho thấy, Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng có tỷ trọng nợ xấu đứng
đầu. Đó cũng là nơi có tỷ trọng vốn cho 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp và
nông thôn, sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh
nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) thấp hơn so với các
địa phương khác.

2.3.

Những tác động của nợ xấu

2.3.1. Tích cực và Tiêu cực
Về mặt tích cực, nợ xấu mang đến nhiều rủi ro cho cho hệ thống tài chính

nói riêng và nền kinh tế nói chung nhưng nợ xấu cũng có mặt tích cực vì rủi ro
lớn thường đi kèm với lợi nhuận lớn.
Những khoản nợ xấu là một phần trong việc kinh doanh của ngân hàng,
không có gì bất bình thường. Tuy nhiên, muốn quản lý được nợ xấu, hệ thống
quản lý rủi ro phải luôn luôn sẵn sàng.
Nếu biết và quản lý được rủi ro của khách hàng thì mặc dù nợ xấu có thể
tác động không tốt tới nền kinh tế nhưng xét ở một khía cạnh nào đó nợ xấu sẽ
mang lại lợi nhuận lớn cho những ai đánh giá rõ rủi ro còn khách hàng.
Về mặt tiêu cực, nợ xấu ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh
của cả chủ nợ và doanh nghiệp. Chủ nợ mất nhiều thời gian, công sức thu hồi
nợ. Trong khi đó, doanh nghiệp gần như mất khả năng trả nợ, chủ nợ có nguy
cơ mất trắng.
17


Một trong những nút thắt lớn hiện nay của nền kinh tế là vấn đề nợ xấu
của hệ thống ngân hàng. Nhiều chuyên gia kinh tế gọi đó là “cục máu đông
trong mạch máu” của nền kinh tế. Giải quyết được vấn đề này mới có thể khai
thông bế tắc cho nền kinh tế, giúp ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự phục
hồi của tăng trưởng kinh tế.
Với những khoảng nợ xấu lớn thực sự đáng lo ngại và gây ảnh hưởng tới
hoạt động của các ngân hàng cũng như nền kinh tế. Việc một khoản tiền lớn
không thể đưa vào lưu thông, bị chôn ở các tài sản đảm bảo sẽ gây lãng phí lớn
cho xã hội, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
Nợ xấu chính là lý do khiến các ngân hàng thời gian qua không dám tiếp
tục cho vay, dù nguồn vốn không thiếu. Ngân hàng phải thận trọng hơn với các
khoản vay để tránh các khoản nợ xấu tiếp theo, dẫn tới hậu quả là các ngân
hàng có tiền mà không cho vay được, còn nền kinh tế thì vẫn tiếp tục khát vốn.
Khi nợ xấu đã đến ngưỡng báo động, nếu cứ để các ngân hàng thương
mại và doanh nghiệp tự xử lý, thì số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động, phá

sản sẽ tiếp tục gia tăng do vẫn đang có nợ xấu tại ngân hàng, hàng hóa chậm
tiêu thụ.
Như vậy, nền kinh tế sẽ mất đi một lượng vốn lớn, do vốn không được
quay, dòng tiền trong nền kinh tế không lưu thông được, hệ thống ngân hàng
tiếp tục khó khăn về thanh khoản. Điều này sẽ đe dọa đến sự phát triển bền
vững của hệ thống tài chính. Khi nợ xấu quá ngưỡng cho phép (dưới 5% trên
tổng dư nợ là bình thường), thì phải có biện pháp xử lý nợ xấu từ nhiều phía.

2.3.2. Đối tượng chịu tác động của nợ xấu
Đối với doanh nghiệp: nợ xấu ở Việt Nam nếu vẫn cứ tiếp tục ở mức
cao sẽ khiến doanh nghiệp càng thêm khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân
hàng, còn ngân hàng thì sẽ ngày càng bị ăn mòn vào lợi nhuận. Một khi nợ xấu
đã đến ngưỡng báo động, nếu cứ để các ngân hàng thương mại và doanh
18


nghiệp tự xử lý, thì số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản sẽ tiếp tục
gia tăng do vẫn đang có nợ xấu tại ngân hàng, hàng hóa chậm tiêu thụ.
Đối với ngân hàng: khi nợ xấu càng kéo dài thì các chi phí bỏ ra về mặt
hữu hình và vô hình đối với xử lý nợ xấu càng lớn. Về mặt hữu hình là việc các
tài sản cầm cố tại ngân hàng sẽ ngày càng bị hao mòn, hư hỏng, giá trị và giá trị
sử dụng sẽ mất dần, nếu nợ xấu được xử lý nhanh thì các tài sản này sẽ được
đem ra sử dụng nhanh chóng, tạo nên giá trị và giá trị thặng dư cho nền kinh tế.
Về mặt vô hình khi quá trình xử lý nợ xấu kéo dài, dẫn tới hệ số tín nhiệm của
Việt Nam sẽ khó mà duy trì được mức tín nhiệm như hiện nay, điều này gây
ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư.
Đối với nền kinh tế: việc tăng cao của tỷ lệ nợ xấu có tác động gián tiếp
đối với nền kinh tế thông qua mối quan hệ hữu cơ ngân hàng – khách hàng –
nền kinh tế.Nợ xấu cao sẽ dẫn đến rủi ro vỡ thanh khoản cao, vỡ cơ cấu kỳ hạn
của ngân hàng trong trường hợp không thu được nợ. Do những mối quan hệ

trên thị trường tài chính nói chung và thị trường liên ngân hàng nói riêng, nên
bất kỳ một ngân hàng nào gặp phải những rủi ro trên thì đều có khả năng ảnh
hưởng toàn hệ thống.

3.

Các biện pháp xử lý nợ xấu:

3.1

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới:
Tổng kết kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cấu trúc hệ

thống ngân hàng của các nước trên thế giới cho thấy các nước thường triển
khai theo những hướng cơ bản như sau:
Một là, hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ thông qua việc bơm vốn: Chính sách
xử lý nợ qua bơm vốn là phương pháp hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ cho các
ngân hàng và định chế tài chính khác nhằm đối phó với khủng hoảng.
Hai là, tạo cơ chế thỏa thuận xử lý nợ xấu giữa các tổ chức tín dụng và
bên đi vay: tạo ra một cơ chế thỏa thuận xử lý nợ xấu giữa các tổ chức tín dụng
và bên đi vay nhằm làm trung gian cho các chủ nợ (ở đây là các tổ chức tín
19


dụng) và các doanh nghiệp đi vay thương lượng phương án xử lý nợ dưới nhiều
hình thức như thanh lý tài sản, gia hạn hợp đồng, điều chỉnh một số điều khoản
của hợp đồng.
Ba là, thành lập công ty quản lý tài sản (Asset Management Company AMC) để thu mua nợ xấu: cách thức được áp dụng phổ biến tại các quốc gia
trong quá trình tái cơ cấu khu vực ngân hàng. Nhìn chung, việc thành lập các
công ty quản lý tài sản trên thế giới được tổ chức theo 2 hình thức: tập trung

hoặc phân tán.
Hình thức tập trung: Các khoản nợ xấu sẽ được tách khỏi bảng cân đối
của ngân hàng. Các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ được chuyển sang một
công ty quản lý tài sản hoặc một cơ quan quản lý về thanh khoản ngân hàng để
các đơn vị này phụ trách việc thu hồi các khoản nợ xấu. Công ty quản lý tài sản
được thành lập dưới hình thức này trong giai đoạn đầu hoạt động chủ yếu là
các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
Hình thức phân tán: Các khoản nợ xấu vẫn được giữ trên bảng cân đối của
ngân hàng. Các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ được xử lý bởi những đơn vị
được thành lập trong chính ngân hàng. Phương pháp này dựa trên quan điểm
cho rằng các ngân hàng có đủ thông tin về các doanh nghiệp hoạt động yếu
kém để có thể thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp đó; đồng thời, các
ngân hàng cũng chính là chủ thể có nhiều động lực nhất để cố gắng thu hồi đến
mức tối đa các khoản nợ xấu.
Các nước thành lập AMC theo hình thức tập trung gồm có: Hàn Quốc,
Séc, Mỹ…. Ðại diện các quốc gia áp dụng hình thức phân tán là Trung Quốc và
Ba Lan. Hungary và Thái Lan là 2 nước sử dụng kết hợp cả 2 hình thức.
Công tác xử lý nợ xấu tại Hungary đã áp dụng song song cả 2 loại hình
AMC trên (một cơ quan thu hồi nợ xấu tập trung xử lý các khoản nợ lớn và
phức tạp; phần còn lại do các ngân hàng tự giải quyết theo thỏa thuận của
ngân hàng với Bộ Tài chính) trong khi Thái Lan sau khi thất bại với phương
pháp phân tán đã thực hiện phương pháp tập trung.

20


3.2 Giải pháp xử lý nợ xấu ở Việt Nam
Siết chặt thẩm định, lựa chọn khách hàng vay vốn: Một giải pháp để
giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu là siết chặt việc thẩm định, lựa chọn khách hàng vay
vốn mới, tăng cường giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực như nông nghiệp,

nông thôn, xuất khẩu và sản xuất – kinh doanh.
Đảo nợ, giãn/hoãn/giảm nợ: Các biện pháp truyền thống như cho vay
đảo nợ, giãn/hoãn/giảm nợ cũng mang lại tác dụng trong việc giúp ngân hàng
nhanh chóng hạ tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp hơn. Tôi cho rằng, với việc các
ngân hàng liên tiếp đưa ra các cam kết về gói lãi suất thấp trong thời gian gần
đây, làn sóng đảo nợ sẽ diễn ra khá sôi động. Mặc dù không phải là biện pháp
hạ tỷ lệ nợ xấu bền vững, nhưng việc đảo nợ sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều
thời gian hơn để chuẩn bị nguồn tài chính trả nợ đồng thời ngân hàng cũng có
cơ hội hạn chế đáng kể việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu.

3.3. Ý kiến của nhóm
Thứ nhất, Là các ngân hàng chủ động tăng mức trích lập dự phòng các
khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Việc làm này, sẽ giúp
ngân hàng thương mại nhanh chóng bù đắp tổn thất, giảm số thuế thu nhập
doanh nghiệp. Đồng thời, có thể giảm quỹ lương nhưng làm tăng khả năng tài
chính nội tại của ngân hàng.
Thứ hai, Các ngân hàng cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý
trong giai đoạn khó khăn này. Cách thức này giúp giảm chi phí một cách hợp lý
nhằm hỗ trợ cho việc tăng mức trích lập dự phòng tỷ lệ nợ xấu.
Thứ ba, Nhà nước cần chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi theo 3
phương pháp.
Nếu doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn
về nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào
hoạt động,…có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn.
21


Điều này nhằm hỗ trợ thanh khoản và giúp doanh nghiệp tồn tại, phát
triển. Phương pháp thứ hai là: chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần. Đồng
thời, chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số

cổ phần nếu nhận thấy sau tá cách thức xử lý khá phổ biến theo thông lệ thế
giới. Đối với Việt Nam, từ trước tới nay đã có rất nhiều trường hợp thành công,
không những cứu được doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà còn bảo
toàn được nguồn vốn của các ngân hàng.
Để các điều kiện cơ bản để tiến trình chứng khoán hóa được thành công,
trong vai trò đồng chủ nợ các ngân hàng cần tích cực nâng cao tính cộng đồng
hơn nữa, phối hợp với doanh nghiệp để xử lý nợ xấu. Đồng thời, các ngân hàng
nên sử dụng các công ty con của mình như công ty quản lý mua bán nợ, công
ty chứng khoán hay công ty quản lý quỹ để tham gia chủ động vào tiến trình
chứng khoán hóa.
Thứ tư, ngân hàng cần tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong
ngành ngân hàng lên 40%. Đồng thời cũng cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà
đầu tư chiến lược nước ngoài lên mức 25% hoặc 30% vốn điều lệ.
Thứ năm, Chính phủ cần cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiểm
lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những nhà băng yếu kém.
Những ngân hàng yếu kém là những ngân hàng có quản trị kinh doanh yếu
kém, có tỷ lệ nợ xấu rất cao.
Thứ sáu, Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng thật sự
mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, việc mua lại này cần sự
hỗ trợ từ tài chính từ phía Ngân hàng nhà nước.
Thứ bảy, miễn các loại thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh
nghiệp,…) cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát
triển của thị trường mua bán nợ. Việc miễn các loại thuế về hoạt động mua bán
nợ sẽ làm giảm tổn thất về nợ xấu, thúc đẩy các nhà đầu tư tư nhân tham gia
vào thị trường mua bán nợ. Đồng thời, thực hiện giải pháp này sẽ không làm
tốn kém ngân sách nhà nước.
22


Thứ tám, Nhà nước cần miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nghiệp vụ

phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Điều này giúp giảm lãi suất huy động, và
giúp hệ thống ngân hàng thương mại có điều kiện huy động vốn dài hạn, thay
vì ngắn hạn, đồng thời thúc đẩy tiến trình chứng khoán hóa các khoản nợ.
Thứ chín, phá băng thị trường bất động sản. Trong giai đoạn hiện nay vẫn
còn hàng triệu người chưa có khả năng mua nhà, nếu giá nhà chỉ ở mức vài
trăm triệu đồng một căn thì nhu cầu thực tế là rất lớn. Vì thế, nhà nước cần
nhanh chóng biến sáng kiến căn hộ nhỏ tối thiểu 25 mét vuông thành hiện thực.
Thứ mười, nhà nước nên cơ cấu lại phân bổ ngân sách cho năm 2013 theo
hướng tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Không nên đặt
mục tiêu tăng thâm hụt ngân sách mà phải là tăng chi ngân sách cho lĩnh vực
phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở giảm chi ở các ngành lĩnh vực chưa cấp
thiết.
Thứ mười một, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ thẩm
định cho vay, đồng thời siết chặt quản lý việc thẩm định, tăng cường các biện
pháp xử lý trừng phạt, truy tố việc thẩm định sai trái. Tránh tình trạng doanh
nghiệp yếu kém “đi đêm” với các nhân viên thẩm định, tiến hành kê giá, thẩm
định sai năng lực doanh nghiệp
Thứ mười hai, tiến hành xem xét để bán ngay các khoản nợ xấu để thu hồi
vốn.

23


×