Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.93 KB, 15 trang )

ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

DANH SÁCH NHÓM 1 _ PHẢN BIỆN

STT

HỌ TÊN

12

Nguyễn Thị Hà

37

Nguyễn Mai Trúc Linh

47

Bùi Thị Cẩm Nguyệt

48

Đặng Thị Kiều Nhi

53

Hà Thị Mỹ Quyên

62

Phan Thị Hồng Thắm



63

Vũ Thị Thắm

75

Phạm Thị Tuyết

NHÓM 1 PHẢN BIỆN _ GVHD: ThS. TRƯƠNG MINH TUẤN

CHỮ KÝ

1


ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

Đề tài thứ nhất:
Tên đề tài: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC
VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1. Thế nào là trật tự phân hạng?
- Thuyết trật tự phân hạng thị trường được nghiên cứu khởi đầu bởi Myers và
Majluf (1984) dự đoán không có cơ cấu nợ trên vốn cổ phần mục tiêu rõ
ràng. Đầu tiên là lý thuyết Modigliani và Myer (1958), theo học thuyết MM
sự lựa chọn giữa vốn chủ sở hữu và nợ không liên quan đến giá trị của công
ty. Nói cách khác thuyết này chỉ ra một hướng là các giả thuyết về cấu trúc
vốn nên tốt hơn bằng cách nào cho thấy dưới điều kiện nào thì cấu trúc vốn
không liên quan đến giá trị doanh nghiệp. Myers (1984) giám đốc tài chính
điều chỉnh tỷ lệ chi trả cổ tức để tránh việc bán cổ phần thường ra bên ngoài

trong khi tránh thay đổi lớn trong số lượng cổ phần. Nếu cần phải có sự tài
trợ từ bên ngoài, Myer cho rằng các chứng khoán an toàn nhất nên được phát
hành trước. Do đó lý thuyết trật tự phân hạng do các chi phí lựa chọn đối
nghịch nên các công ty thích sử dụng nguồn vốn bên trong hơn bên ngoài và
nợ hơn là vốn cổ phần. Như vậy, lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng sẽ
không có một cấu trúc vốn mục tiêu nợ trên vốn cổ phần rõ ràng, quyết định
cấu trúc vốn lúc này sẽ dựa theo việc phân hạng thị trường. Chỉ trong trường
NHÓM 1 PHẢN BIỆN _ GVHD: ThS. TRƯƠNG MINH TUẤN

2


ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

hợp đặc biệt, khi đùng hết tất cả các nguồn vốn thay thế khác ít nhạy cảm
thông tin hơn (tiền mặt tồn quỹ, nợ ngân hàng, hoặc nợ công), các công ty
bù đắp thâm hụt tài chính bằng việc phát hành vốn cổ phần. Phát hành cổ
phần mới thường là phương án cuối cùng khi công ty đã sử dụng hết khả
năng vay nợ, tức là, khi mối đe dọa của các chi phí kiệt quệ tài chính làm
cho các chủ nợ hiện hữu cũng như giám đốc tài chính thấy bất an. Như vậy,
giải thích chặt chẽ của lý thuyết trật tự phân hạng dự đoán rằng sẽ không có
một mức nợ mục tiêu vì lúc này vốn cổ phần vừa ở đỉnh (tiền mặt tồn quỹ)
vừa ở đáy (vốn cổ phần) của trật tự tài trợ.
- Giả thuyết rằng ban quản trị cho biết về hoạt động tương lai của doanh
nghiệp nhiều hơn các nhà đầu tư bên ngoài (thông tin không cân xứng) và
việc quyết định tài chính có lẽ cho biết mức độ kiến thức của nhà quản lý và
sự không chắc chắn về lưu lượng tiền mặt tương lai.
- Khi ban quản trị tin tưởng cổ phiếu được đánh giá cao hơn là đánh giá thấp,
họ có thể phát hành chứng khoán (nguồn tài chính bên ngoài). Vì thế, khi
doanh nghiệp đi theo thị trường vốn bên ngoài, những thị trường này chấp

nhận cổ phiếu được đánh giá cao hơn là đánh giá thấp, và vì vậy, hoạt động
này sẽ chuyển tải thông tin không thuận lợi cho các nhà đầu tư. Kết quả là
ban quản trị sẽ nỗ lực để tránh đi theo các thị trường vốn (nguồn tài chính
bên ngoài). Nếu ban quản trị đi theo những thị trường vốn này, có khả năng
NHÓM 1 PHẢN BIỆN _ GVHD: ThS. TRƯƠNG MINH TUẤN

3


ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

họ phát sinh nợ nhiều hơn nếu như họ tin là cổ phiếu của họ được đánh giá
thấp và sẽ sinh ra vốn cổ phần nếu như họ cho rằng cổ phiếu của họ được
đánh giá cao.
- Vì vậy, sự phát hành vốn cổ phần từ việc bán cổ phiếu sẽ chuyển tải nhiều
thông tin không thuận lợi hơn là sự phát hành tiền cho vay. Điều này khiến
các nhà quản trị quan tâm đến tiền cho vay hơn là vốn cổ phần từ việc bán
cổ phiếu.
- Tiêu điểm của thuyết này không tập trung vào kết cấu vốn tối ưu nhưng tập
trung vào sự quyết định tài chính hiện hành sắp tới.
- Tỷ lệ Nợ/Tài sản = f {hoạt động kinh doanh, nhu cầu đầu tư}
Như vậy, Myers và Majluf cho rằng sẽ không có một cấu trúc vốn tối ưu với
các doanh nghiệp.
2. Trật tự phân hạn cái nào trước cái nào sau?
- Những quyết định về kết cấu vốn không dựa trên tỷ lệ Nợ/Tài sản tối ưu mà
được quyết định từ việc phân hạng thị trường.
- Trước hết, các nhà quản trị sẽ dự định sử dụng nguồn tài chính nội bộ (lợi
nhuận giữ lại), lý do các phương án tài trợ khác có quá nhiều rắc rối và tốn
kém. Thị trường luôn hoài nghi các quyết định tài trợ của doanh nghiệp và
luôn muốn tìm hiểu thông điệp ẩn chứa đằng sau nó. Nếu sử dụng nguồn lợi


NHÓM 1 PHẢN BIỆN _ GVHD: ThS. TRƯƠNG MINH TUẤN

4


ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

nhuận giữ lại của mình, các giám đốc tài chính không phải tìm cách thuyết
phục hay giải thích sự lựa chọn của mình đối với các nhà đầu tư bên ngoài.
- Thứ 2 là có thể phát hành tiền cho vay (chứng khoán nợ). Mặc dù một sự kết
hợp giữa nợ và vốn cổ phần luôn làm cho các trái chủ tiềm năng lo lắng,
nhưng nếu như bỏ qua được mối e ngại về khả năng kiệt quệ tài chính, các
nhà cho vay sẽ luôn nhận được một khoản chi trả cố định, sự hấp dẫn này
không phải là không lớn, do vậy đối với các giám đốc tài chính, có vẻ như
các trái chủ tiềm năng là những người dễ thuyết phục hơn so với các cổ đông
tương lai.
- Cuối cùng là phát hành vốn cổ phần. Nói chung chi phí phát hành các loại
chứng khoán khác nhau là lí do giúp giải thích hàm ý của trật tự phân hạng.
Phát hành cổ phiếu thường có chi phí đắt nhất, bởi vì doanh nghiệp phải
cung cấp rất nhiều các thông tin về dự án đầu tư để thuyết phục các cổ đông
đồng ý trả một khoản tiền hợp lý, trong khi các thông tin này thật sự rất quý
giá trong môi trường doanh nghiệp cạnh tranh. Vay nợ cũng buộc doanh
nghiệp tiết lộ một ít thông tin nhưng rõ ràng là có giới hạn hơn. Đồng thời
phát hành vốn cổ phần làm thay đổi số lượng cổ đông, điều này làm cho các
nhà quản lý gặp nhiều áp lực hơn vì chịu tác động của một số cổ đông mới.
- Đây là một lý thuyết về đòn bẩy trong đó không có khái niệm về một tỷ lệ
bình quân tối ưu.
NHÓM 1 PHẢN BIỆN _ GVHD: ThS. TRƯƠNG MINH TUẤN


5


ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

3. Trong doanh nghiệp huy động vốn cần sử dụng như thế nào?
- Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh, vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính
được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nhu cầu về vốn là một trong những
bức xúc của doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà các
doanh nghiệp đều mong muốn đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá dịch vụ
nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sau khi Việt Nam
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Doanh nghiệp có nhiều hình
thức để huy động vốn như phát hành cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái
phiếu công ty, vay vốn ngân hàng, tín dụng từ nhà cung cấp, thuê tài chính,

- Theo lý thuyết về thứ tự ưu tiên huy động vốn thì đầu tiên là huy động từ
bản thân doanh nghiệp, nếu bắt buộc huy động bên ngoài, thì việc vay nợ
hoặc phát hành trái phiếu được ưu tiên hơn là phát hành cổ phiếu. Việc một
doanh nghiệp phát hành trái phiếu thường được nhìn nhận là dấu hiệu tích
cực hơn về triển vọng doanh nghiệp so với việc phát hành cổ phiếu. Ở thị
trường phát triển, so sánh việc phát hành trái phiếu với vay nợ ngân hàng thì
việc phát hành trái phiếu có chi phí thấp hơn, tránh được những giới hạn sử
dụng vốn vay, giới hạn về tài sản đảm bảo và mang đến dấu hiệu tích cực
hơn về khả năng tiếp cận thị trường vốn tốt của doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
NHÓM 1 PHẢN BIỆN _ GVHD: ThS. TRƯƠNG MINH TUẤN

6



ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp còn có ưu thế quảng bá tên tuổi trong
quá trình phát hành. Bởi vậy, việc phát triển thị trường vốn sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để các doanh nhiệp tìm nguồn vốn cho mình. Huy động vốn qua
phát hành trái phiếu doanh nghiệp mang lại những lợi thế lớn cho doanh
nghiệp: phát hành trái phiếu đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng vốn linh
hoạt và dài hạn sau khi phát hành và không phụ thuộc vào việc giải ngân
vốn. Ngoài ra vốn trái phiếu được thanh toán gốc vào cuối kỳ doanh nghiệp
không chịu áp lực thanh toán gốc theo định kỳ. Chi phí huy động vốn qua
phát hành trái phiếu thấp hơn so với phát hành cổ phiếu do mức độ rủi ro của
vốn nợ thấp hơn vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, chi phí trả lãi trái phiếu sẽ
được tính vào chi phí hoạt đoạng kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy,
doanh nghiệp được hưởng lợi từ tấm chắn thuế này. Và việc phát hành trái
phiếu không làm pha loãng quyền sở hữu, quyền kiểm soát doanh nghiệp
như phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên theo khảo sát gần đây nhất vào cuối năm
2012 được thực hiện bởi Vietnam Report, thì đa phần đại diện của các DN
lớn và DN tăng trưởng (VNR500, FAST500) cho rằng, nguồn huy động vốn
của họ chủ yếu vẫn là từ ngân hàng (76,04% số DN được hỏi). Tuy nhiên,
với tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp của năm 2012 chỉ khoảng 8-9% so với
2011, và sơ bộ đến hết quý 1/ 2013 tăng trưởng tín dụng vẫn chưa có sự cải
thiện đáng kể.
NHÓM 1 PHẢN BIỆN _ GVHD: ThS. TRƯƠNG MINH TUẤN

7


ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

Biểu đồ 1: Nguồn huy động vốn dự kiến của doanh nghiệp năm 2013


- Có thể nói, trong hoàn cảnh hiện nay, khó khăn đến với doanh nghiệp từ mọi
hướng. Dù huy động vốn tư ngân hàng, từ phát hành cổ phiếu hay trái phiếu
đều có những khó khăn và lợi ích riêng. Hơn hết doanh nghiệp cần có những
chiến lược sử dụng vốn hiệu quả từ ngay bản thân doanh nghiệp. Vì nếu
không có chiến lược quản trị vốn tốt thì dù huy động được vốn thì doanh
nghiệp vẫn không thể tạo được lợi nhuận tối đa từ nguồn vốn huy động
được. Trước khi nghĩ đến nguồn vốn từ bên ngoài, doanh nghiệp cần nhìn
nhận lại cấu trúc vốn và có chiến lược sử dụng vốn hiệu quả nhất đồng vốn
trong tay mình.

NHÓM 1 PHẢN BIỆN _ GVHD: ThS. TRƯƠNG MINH TUẤN

8


ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

NHÓM 1 PHẢN BIỆN _ GVHD: ThS. TRƯƠNG MINH TUẤN

9


ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

4. Liên kết giữa lý thuyết trật tự phân hạng và cấu trúc vốn trong
doanh nghiệp:
- Như trên, thuyết trật tự phân hạng thị trường được nghiên cứu khởi đầu bởi
Myers và Majluf. Giả thuyết rằng ban quản trị cho biết về hoạt động tương
lai của doanh nghiệp nhiều hơn các nhà đầu tư bên ngoài (thông tin không

cân xứng) và việc quyết định tài chính có lẽ cho biết mức độ kiến thức của
nhà quản lý và sự không chắc chắn về lưu lượng tiền mặt tương lai.
- Khi ban quản trị tin tưởng cổ phiếu được đánh giá cao hơn là đánh giá thấp,
họ có thể phát hành chứng khoán (nguồn tài chính bên ngoài). Vì thế, khi
doanh nghiệp đi theo thị trường vốn bên ngoài, những thị trường này chấp
nhận cổ phiếu được đánh giá cao hơn là đánh giá thấp, và vì vậy, hoạt động
này sẽ chuyển tải thông tin không thuận lợi cho các nhà đầu tư. Kết quả là
ban quản trị sẽ nỗ lực để tránh đi theo các thị trường vốn (nguồn tài chính
bên ngoài). Nếu ban quản trị đi theo những thị trường vốn này, có khả năng
họ phát sinh nợ nhiều hơn nếu như họ tin là cổ phiếu của họ được đánh giá
thấp và sẽ sinh ra vốn cổ phần nếu như họ cho rằng cổ phiếu của họ được
đánh giá cao.
- Vì vậy, sự phát hành vốn cổ phần từ việc bán cổ phiếu sẽ chuyển tải nhiều
thông tin không thuận lợi hơn là sự phát hành tiền cho vay. Điều này khiến

NHÓM 1 PHẢN BIỆN _ GVHD: ThS. TRƯƠNG MINH TUẤN

10


ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

các nhà quản trị quan tâm đến tiền cho vay hơn là vốn cổ phần từ việc bán
cổ phiếu.
- Những quyết định về kết cấu vốn không dựa trên tỷ lệ Nợ/Tài sản tối ưu mà
được quyết định từ việc phân hạng thị trường. Trước hết, các nhà quản trị sẽ
dự định sử dụng nguồn tài chính nội bộ (lợi nhuận giữ lại), lý do các phương
án tài trợ khác có quá nhiều rắc rối và tốn kém. Thị trường luôn hoài nghi
các quyết định tài trợ của doanh nghiệp và luôn muốn tìm hiểu thông điệp ẩn
chứa đằng sau nó. Nếu sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại của mình, các giám

đốc tài chính không phải tìm cách thuyết phục hay giải thích sự lựa chọn của
mình đối với các nhà đầu tư bên ngoài.
- Tỷ lệ Nợ/Tài sản = f {hoạt động kinh doanh, nhu cầu đầu tư}. Như vậy,
Myers và Majluf cho rằng sẽ không có một cấu trúc vốn tối ưu với các
doanh nghiệp. Quyết định cấu trúc vốn là một trong những quyết định trọng
tâm quan trọng mà các giám đốc tài chính phải quan tâm. Trước hết hầu như
chắc chắn rằng các thay đổi trong cấu trúc vốn sẽ đưa đến các thay đổi trong
giá trị thị trường của doanh nghiệp. Lợi ích của tấm chắn thuế từ nợ đưa đến
giá trị gia tăng, ít nhất là đến điểm mà chi phí đại lý và chi phí phá sản gia
tăng làm bù trừ lợi thế về thuế của nợ. Thứ ba, cấu trúc vốn tối ưu chịu ảnh
hưởng nặng nề bởi rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ tư, khi các giám
đốc thực hiện các thay đổi thể hiện trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp, các
NHÓM 1 PHẢN BIỆN _ GVHD: ThS. TRƯƠNG MINH TUẤN

11


ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

hành động này sẽ chuyển các thông tin quan trọng đến các nhà đầu tư. Theo
lý thuyết trật tự phân hạng thì các nhà quản lý thích tài trợ cho các dự án
bằng nguồn vốn từ nội bộ hơn sau đó mới đến nguồn vốn từ bên ngoài.
Ngoài ra các doanh nghiệp có lời không thích huy động thêm vốn chủ sở
hữu nhằm tránh việc pha loãng quyền sở hữu. Điều này có nghĩa là các
doanh nghiệp có lời sẽ có tỷ lệ nợ vay thấp. Giả thuyết rằng ban quản trị cho
biết về hoạt động tương lai của doanh nghiệp nhiều hơn các nhà thầu từ bên
ngoài (thông tin không cân xứng) và việc quyết định tài chính có lẽ cho biết
mức độ kiến thức của nhà quản lý và sự không chắc chắn về lưu lượng tiền
mặt trong tương lai. Khi ban quản trị tin tưởng cổ phiếu được đánh giá cao
hơn đánh giá thấp, họ có thể phát hành chứng khoán (nguồn tài chính bên

ngoài). Vì thế khi doanh nghiệp đi theo thị trường vốn bên ngoài, những thị
trường này chấp nhận cổ phiếu được đánh giá cao hơn là đánh giá thấp, và vì
vậy hoạt động này sẽ chuyển tải thông tin không thuận lợi cho các nhà đầu
tư. Kết quả là ban quản trị sẽ nổ lực để tránh đi theo các thị trường vốn
(nguồn tài chính bên ngoài). Nếu ban quản trị đi theo thị trường vốn này, có
khả năng họ phát sinh nợ nhiều hơn nếu như họ tin là cổ phiếu của họ được
đánh giá thấp và sinh ra vốn cổ phần nếu như họ cho rằng cổ phiếu của họ
đươc đánh giá cao. Vì vậy sự phát hành vốn cổ phần từ việc bán cổ phiếu sẽ
chuyển tải nhiều thông tin không thuận lợi hơn là sự phát hành tiền cho vay.
NHÓM 1 PHẢN BIỆN _ GVHD: ThS. TRƯƠNG MINH TUẤN

12


ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

Điều này khiến các nhà quản trị quan tâm đến tiền cho vay hơn là vốn cổ
phần từ việc bán cổ phiếu. Những quyết định và kết cấu vốn không dựa trên
tỉ lệ Nợ/tài sản tối ưu mà được quyết định phân hạng thị trường. Trước hết
các nhà quản trị sẽ dự định sử dụng nguồn tài chính nội bộ, tiếp đến có thể
phát hành tiền cho vay và cuối cùng là phát hành vốn cổ phần. Tiêu điểm
của thuyết này không tập trung vào kết cấu vốn tối ưu nhưng tập trung vào
sự quyết định tài chính hiện hành sắp tới. Có thể không có một cấu trúc vốn
mục tiêu riêng và hàm ý rằng các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn. Các
giám đốc điều chỉnh tỷ lệ chi trả cổ tích để tránh việc bán cổ phần thường ra
bên ngoài trong khi tránh các thay đổi lớn trong số lượng cổ phần. Nếu cần
phải có tài trợ từ bên ngoài, các chứng khoán an toàn nhất nên được phát
hành trước. Cụ thể nợ thường là chứng khoán đầu tiên được phát hành và
vốn cổ phần bán ra bên ngoài là giải pháp cuối cùng.
- Nói cách khác, lý thuyết trật tự phân hạng dự đoán rằng do các chi phí lựa

chọn đối nghịch nên các công ty thích sử dụng nguồn vốn bên trong hơn là
nguồn vốn bên ngoài và nợ hơn là vốn cổ phần. Như vậy, lý thuyết trật tự
phân hạng cho rằng sẽ không có một cấu trúc vốn mục tiêu nợ trên vốn cổ
phần rõ ràng, quyết định cấu trúc vốn lúc này sẽ dựa theo việc phân hạng thị
trường. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, khi dùng hết tất cả các nguồn vốn
thay thế khác ít nhạy cảm thông tin hơn (tiền mặt tồn quỹ, nợ ngân hàng,
NHÓM 1 PHẢN BIỆN _ GVHD: ThS. TRƯƠNG MINH TUẤN

13


ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

hoặc nợ công), các công ty bù đắp thâm hụt tài chính bằng việc phát hành
vốn cổ phần. Phát hành cổ phần mới thường là phương án cuối cùng khi
công ty đã sử dụng hết khả năng vay nợ, tức là, khi mối đe dọa của các chi
phí kiệt quệ tài chính làm cho các chủ nợ hiện hữu cũng như giám đốc tài
chính thấy bất an. Như vậy, giải thích chặt chẽ của lý thuyết trật tự phân
hạng dự đoán rằng sẽ không có một mức nợ mục tiêu vì lúc này vốn cổ phần
vừa ở đỉnh ( tiền mặt tồn quỹ) vừa ở đáy (vốn cổ phẩn) của trật tự tài trợ.
- Lý thuyết này là cơ sở cho việc giải thích tại sao các doanh nghiệp có khả
năng sinh lợi cao nhất thường vay ít hơn, không phải vì họ có các tỷ lệ nợ
mục tiêu thấp mà vì họ không cần tiền bên ngoài. Các doanh nghiệp có khả
năng sinh lợi ít hơn thì phát hành nợ vì họ không có đủ nguồn vốn nội bộ
cho các dự án đầu tư và vì tài trợ nợ đứng đầu trong trật tự phân hạng của tài
trợ từ bên ngoài. Điều này sẽ giải thích mối tương quan nghịch trong ngành
khả năng sinh lợi cao với đòn bẩy tài chính. Có vẻ như trật tự phân hạng dự
báo các thay đổi trong tỷ lệ nợ của nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn phát
triển bão hòa. Các tỷ lệ nợ gia tăng khi các doanh nghiệp có thâm hụt tài
chính và giảm khi có thặng dư tài chính.

Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu tiếng việt:

NHÓM 1 PHẢN BIỆN _ GVHD: ThS. TRƯƠNG MINH TUẤN

14


ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

TS. Nguyễn Thị Kim Thanh Thị trường vốn trong việc hỗ trợ vốn cho doanh
nghiệp, Viện Chiến Lược Ngân Hàng, NHNN.
Luận văn thạc sĩ kinh tế Nguyễn Thị Thanh Nga _ Người hướng dẫn khóa học:
PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các
công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP. HCM.
- Tài liệu trên internet:
/> /> /> /> /> />o/index.php/kttc/article/viewFile/12278/11262

NHÓM 1 PHẢN BIỆN _ GVHD: ThS. TRƯƠNG MINH TUẤN

15



×