Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

NGHIÊN CỨU PHỤC TRÁNG GIỐNG TỎI Ở LÝ SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 100 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN KHKT NÔNG NGHIỆP DUYÊN HẢI
NAM TRUNG BỘ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU PHỤC TRÁNG GIỐNG TỎI Ở LÝ SƠN
Mã số: 05/2009/HĐ-ĐTKHCN

Cơ quan chủ trì đề tài:

Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ

Chủ nhiệm đề tài:

TS. Hồ Huy Cường

Bình Định 02/2013
1


MỞ ĐẦU
Tỏi (Garlic) có tên khoa học là Allium sativum L., thuộc họ Alliaceae. Trung
tâm khởi nguyên của cây tỏi là ở khu vực Trung Á, đến nay các dạng hoang dại vẫn
còn được tìm thấy ở những nơi có nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp và biên độ nhiệt


độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn như Afghanistan, Iran,...Ngoài giá trị về dược
học như trong thành phần có chứa các chất kháng sinh, phòng ngừa ung thư, chống
huyết áp cao và mỡ máu, trong lĩnh vực nông nghiệp, tỏi cũng được đánh giá là một
trong những đối tượng cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay, tỏi được trồng phổ biến trên 90 quốc gia ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu
Âu và Châu Đại Dương với tổng sản lượng hàng năm khoảng 17 triệu tấn và năng
suất đạt từ 4,4 - 30,0 tấn/ha. Trước những năm 50 của thế kỷ XX, canh tác tỏi của các
quốc gia trên thế giới chỉ mới quan tâm đến biện pháp canh tác như bón phân, mật độ
trồng, phòng trừ sâu bệnh hại để nâng cao năng suất. Tuy nhiên đến những năm 1950,
các nhà trồng trọt trên thế giới đã nhận thấy vai trò to lớn của việc cải tiến và làm
thuần các giống tỏi địa phương đang được sử dụng để canh tác đối với năng suất, giá
trị sử dụng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất tỏi. Đi đầu trong việc ứng dụng các tiến
bộ khoa học công nghệ để cải tiến và làm thuần giống tỏi địa phương là Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nga, Mỹ,...do vậy, các quốc gia trên luôn có diện tích, năng suất và sản
lượng tỏi được xếp hạng cao trên thế giới.
Tại Việt Nam, tỏi được du nhập khá lâu và được trồng phổ biến trong cả nước,
nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành là Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
Quảng Ngãi và Ninh Thuận với tổng diện tích khoảng 6.000 ha. Đặc biệt, mặc dù các
giống tỏi đang được trồng ở nước ta đều có nguồn gốc từ nhập nội (vì trung tâm khởi
nguyên của cây tỏi là khu vực Trung Á), nhưng có thể do quá trình chọn lọc tự nhiên
đã hình thành các giống tỏi địa phương có giá trị sử dụng cao. Tuy nhiên, đến nay
năng suất bình quân chỉ mới đạt từ 6 - 8 tấn/ha, thuộc nhóm các quốc gia có năng suất

1


tỏi trung bình trên thế giới và còn thấp so với tiềm năng vốn có về khí hậu cũng như
điều kiện đất đai.
Tương tự, huyện đảo Lý Sơn - Tỉnh Quảng Ngãi chẳng những có điều kiện khí
hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái cây tỏi, mà nông hộ của địa phương còn có kinh

nghiệm trong canh tác để phát huy đặc tính bản địa của giống tỏi Lý Sơn. Tuy nhiên,
đến nay năng suất tỏi bình quân ở đây vẫn còn thấp nên hiệu quả sản xuất chưa cao.
Để nâng cao năng suất tỏi của huyện đảo Lý Sơn, có thể thực hiện các giải
pháp như sử dụng giống mới đã cải tiến, chuyển đổi từ phương thức canh tác truyền
thống sang thâm canh và làm thuần lại giống đặc sản bản địa. Tuy nhiên, nếu dùng
giải pháp sử dụng giống mới đã cải tiến hoặc chuyển đổi từ phương thức canh tác
truyền thống sang thâm canh có thể sẽ không duy trì được đặc tính bản địa. Do vậy,
làm thuần lại giống tỏi đặc sản Lý Sơn bằng phương pháp phục tráng là giải pháp tối
ưu cần thực hiện trong thời điểm hiện nay.

2


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. NGUỒN GỐC, YÊU CẦU SINH THÁI VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CÂY TỎI
- Nguồn gốc và phân loại của cây tỏi:
Tỏi có tên khoa học là Alliums sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Alliaceae) và có
guồn gốc ở Trung Á. Tỏi được phát hiện và sử dụng cách đây khoảng 7.000 năm và
được biết đến trong việc dung làm thực phẩm và thuốc ở giai đoạn Ai Cập cổ đại.
Theo các nhà phân loại thực vật, trong loài Alliums sativum có 2 thứ thứ (loài
phụ). Trong đó, thứ Alliums sativum var. ophioscorodon (Link), còn được gọi là
nhóm tỏi cổ cứng, bao gồm: tỏi sứ (porcelain garlics); tỏi tầm (rocambole garlics); và
tỏi sọc tía (purple stripe garlics). Thứ Alliums sativum var. sativum, còn được gọi là
nhóm tỏi cổ mềm, bao gồm: tỏi atisô (artichoke garlics), tỏi bạc (silverkin garlics) và
tỏi creole. Đặc biệt, Gourmet Garlic Gardens, nhóm tỏi cổ cứng là nguồn gốc tổ tiên
ban đầu của loài Alliums sativum, còn nhóm tỏi cổ mềm là nhóm giống đã cải tiến
thông qua quá trình phát triển và chọn lọc của tự nhiên.
Đến nay, trên thế giới có khoảng 600 giống/dòng của cây tỏi đang sử dụng để

trồng trọt. Sự khác nhau giữa các giống/dòng chủ yếu tập trung vào đặc điểm sinh
trưởng, màu sắc, kích thước, hình dạng và mùi vị của cây, lá, hoa, rễ và củ. Tuy
nhiên, với phương pháp phân loại dựa vào phân tích DNA, Gali Volk và Joachim
Keller (2003) đã chia các giống tỏi đang được trồng trọt thuộc 10 nhóm khác nhau.
Đặc biệt, theo Zohary và Hopf (2000), ngoài các giống tỏi thông thường (nhiều tép
trên một củ), trong sản xuất còn tồn tại giống tỏi một tép (còn gọi là tỏi ngọc trai hay
tỏi đơn) và được cho là có nguồn gốc từ Vân Nam - Trung Quốc.
Để đánh giá tính khác biệt giữa các giống/dòng tỏi, Cơ quan Bảo hộ giống cây
trồng và quyền lợi của nông dân thuộc chính phủ Ấn Độ đã đề nghị các tính trạng cần
phải nghiên cứu và đánh giá đối với cây tỏi là:
+ Các tính trạng ổn định về di truyền: Kiểu hình của bộ lá; mức độ xanh của lá;
hình dạng mặt cắt ngang của lá; chiều dài thân giả; chiều rộng gốc thân giả; mức độ

3


sắc tố anthocyanin của gốc thân giả; đường kính củ tỏi; hình dạng củ theo mặt cắt
dọc; hình dạng của đáy củ tỏi; độ chặt của tép; màu của lớp vỏ lụa bên ngoài củ tỏi;
sắc tố anthocyanin của lớp vỏ lụa bên ngoài củ tỏi; số tép/củ tỏi; sự phân bố của tép
trong củ tỏi; tép có vỏ lụa bao bọc; màu của lớp vỏ tép.
+ Các tính trạng chịu tác động của điều kiện môi trường: Số lá trên thân giả;
mức độ sáp của lá; chiều dài lá; chiều rộng lá; cành hoa; sự uốn cong của cành hoa;
chiều dài cành hoa; mầm tỏi; thời gian thu sinh trưởng; hình dạng củ theo mặt cắt
ngang; vị trí tép tỏi ở đỉnh của củ; chiều rộng tép tỏi; màu của thịt tép.
- Yêu cầu sinh thái:
Tỏi là cây ưa khí hậu lạnh, nhưng chiu đươc biên độ dao động nhiệt độ kha
rộng, thích hợp nhất từ 16 - 200C. Yêu cầu về nhiệt độ thay đổi tùy theo từng giai
đoạn sinh trưởng của cây, giai đoạn củ hình thành tốt từ 17 - 18 0C và củ chín thuận
lợi ở nhiệt độ từ 20 - 250C. Nhiệt độ ảnh hưởng tới trạng thai ngủ nghỉ của cây tỏi,
chất cytokinins nội sinh trong củ tỏi lưu trữ trong các mô sau 8 tuần ở nhiệt độ 4 0C,

tỏi nẩy mầm sớm và nhanh hơn ở nhiệt độ 220C.
Chế độ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành củ của
cây tỏi, hầu hết các giống tỏi đều ưa ánh sáng và là cây ngày dài. Tuy nhiên, hiện nay
có 2 nhóm phản ứng với chế độ chiếu sáng khác nhau. Nhóm giống ngày ngắn sẽ
hình thành củ trong điều kiện thời gian chiếu sáng từ 10 - 12 giờ/ngày, nhóm giống
ngày dài lại hình thành củ trong điều kiện chiếu sáng từ 12 - 15 giờ/ngày. Thời gian
chiếu sáng trong ngày ngắn hơn 8 giờ sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng tổng hợp
VitaminC, kéo dài thời gian sinh trưởng và không tạo củ.
Dinh dưỡng và đất đai, đất tốt nhất cho tỏi là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, độ
pH thích hợp từ 6,0 - 6,5. Phân hữu cơ, đặc biệt là phân gà, vịt có tác dụng tốt cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây tỏi. Đạm có tác dụng làm tăng quá trình sinh trưởng,
đặc biệt là la và tăng đường kính củ. Lân cần thiết trong suốt qua trình sinh trưởng
của cây tỏi, cây tỏi đặc biệt mẫn cảm với thiếu hụt lân trong đất, lân xúc tiến sự hình
thành, phat triển và sự già của củ, lân còn làm tăng thời gian bảo quản của tỏi. Kali

4


không nhưng có tac dụng làm tăng năng suất mà còn làm tăng chất lương củ tỏi.
Nguyên tố vi lương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lương của tỏi. Đất thiếu
magie (Mg) gây bệnh vàng lá, nếu thiếu mangan (Mn) gây ra vết vàng ở gân lá, lá bị
cong và nhăn, cây trở nên cằn cỗi.
Khi nảy mầm tỏi cần nhiều nước, rễ cây tỏi yếu nên không chịu khô hạn. Vì
vậy, thời kỳ nảy mầm đến khi cây có 4 - 5 lá thật yêu cầu độ ẩm cao, đất phải làm ẩm
thường xuyên. Khi thiếu ẩm là ngừng sinh trưởng, củ nhỏ. Ở những nơi bức xạ mặt
trời lớn, bốc hơi nhiều, lượng mưa không đủ thì biện pháp tưới nước là kỹ thuật quan
trọng trong việc tăng năng suất tỏi. Nước qua dư thừa sẽ làm cho cây chậm chín và dê
nhiêm bệnh. Thời gian phat triển thân la ẩm độ thích hơp khoảng 75 - 85%, giai đoạn
hình thành củ cần ẩm độ đất 60 - 65%.
- Giá trị sử dụng của cây tỏi:

Tỏi là cây gia vi phổ biến đươc sử dụng trong bưa ăn hàng ngày. Người ta
dùng tỏi để pha nước chấm, xào, nấu, muối dưa hoặc ăn sống...Theo Viện Dược liệu
(2007), thành phần hóa học của củ tỏi gồm nước (khoảng 62,8%), protein (khoảng
6,3%), chất béo (khoảng 0,1%), hydratcarbon (khoảng 29,0%), Ca, P, Fe, vitamin
B1,B2,B3, B5, B6, C, E, A và Alixin. Theo Đỗ Tất Lợi (năm 2004), trong củ tỏi có
Iốt, tinh dầu, protein và Alixin. Đặc biệt, hàm lượng tinh dầu có từ 60gam đến
200gam trong 100kg tỏi, tùy theo giống và kỹ thuật canh tác.
Trong y học, tỏi là dược liệu vô cùng quý báu của nhiều nước trên thế giới, đặc
biệt ở các nước Châu Á. Công dụng chữa trị bệnh của tỏi đã được nhà sinh lý học La
Mã Dioscoride soạn thảo vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Thời xa xưa người
cổ đại Ai cập đã biết dùng tỏi làm 22 vị thuốc quý chữa bệnh đau đầu, suy nhược cơ
thể và u thanh quản. Theo y học cổ truyền tỏi có vị cay, mùi hắc, tính ẩm, hơi độc
(Đỗ Tất Lợi năm 2004). Tỏi có tac dụng chưa cảm cúm, thấp khớp, điều hòa nhip tim,
chống nhiễm trùng, làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa sự tạo thành
cac cục nghẽn trong mau, chưa lỵ, tri, đai thao đường, hạn chế tế bào ung thư vú và
tuyến tiền liệt…

5


Ngày nay người ta đã chứng minh được hoạt chất dùng làm thuốc của tỏi là
Alixin (C6H10OS2). Alixin có ở tinh dầu tỏi, là một hợp chất chứa sunfua có tác dụng
diệt vi khuẩn rất mạnh với tụ liên cầu: Staphylococcus, Streptococus; vi khuẩn gram
(-): Salmonella, E.coli, tả, lỵ, trực khuẩn gây bệnh bạch hầu và vi khuẩn gây thối rữa.
Ngoài ra, Bhyan Etal (1974) đã cho biết, tỏi còn tham gia vào thành phần thuốc
trừ sâu sinh học, còn có tác dụng đuổi ruồi muỗi. Chiết xuất tỏi, ớt, gừng tạo ra các
hoạt chất diệt tuyến trùng và các loại giun trong đất. Nước chiết xuất từ tỏi còn ức chế
sự sinh trưởng của nhiều loại nấm (Tansey, 1977).
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
- Tình hình sản xuất tỏi trên thế giới:

Hiện nay, tỏi được trồng phổ biến trên 90 quốc gia ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu
Âu và Châu Đại Dương. Tuy nhiên, diện tích tập trung nhiều nhất tại các quốc gia:
Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Nga và Hàn Quốc. Những năm gần đây diện
tích, năng suất và sản lượng tỏi liên tục tăng trưởng, trong đó diện tích trồng
tỏi ở Châu Á là lớn nhất.
Theo thống kê của tổ chức FAO, trong năm 2007, diện tích trồng tỏi trên toàn
thế giới là 1.072.000 ha và sản lượng đạt 11,8 triệu tấn, trong đó sản lượng ở khu
vực Châu Á là 10,4 triệu tấn, chiếm 88,1% so với tổng sản lượng trên thế giới .
Đến năm 2010, diện tích trồng tỏi trên toàn thế giới đã tăng lên 1.199.929 ha, với
tổng sản lượng 17.674.893 tấn/năm. Trong đó, Trung Quốc là nước sản xuất tỏi lớn
nhất thế giới với sản lượng khoảng 13.664.069 tấn/năm (chiếm hơn 77,3% sản lượng
của thế giới), kế đến là Ấn Độ (khoảng 833.970 tấn/năm) và Hàn Quốc (271.560
tấn/năm).
Về năng suất, theo số liệu thống kê FAO (2010), năng suất tỏi bình quân của
các quốc gia trên thế giới dao động từ 4,4 - 30,0 tấn/ha. Trong đó, Tajikistan là quốc
gia đạt năng suất cao nhất (đạt 30,0 tấn/ha), kế đến là Ai Cập (đạt 25,3 tấn/ha) và
Trung Quốc (đạt 20,6 tấn/ha). Tuy nhiên, ở khía cạnh ứng dụng khoa học công nghệ
để nâng cao năng suất tỏi phải kể đến Trung Quốc. Bởi vì, tuy năng suất tỏi của

6


Tajikistan và Ai Cập đạt cao hơn so với Trung Quốc nhưng diện tích gieo trồng lại
quá ít, trong khi đó, với diện tích gieo trồng là 664.144 ha nhưng năng suất bình quân
của Trung Quốc đã đạt đến 20,6 tấn/ha.
Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng tỏi ở một số nước trên thế giới
Quốc gia

Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha)


Sản lượng (tấn)

Algeria

12.100

5,8

70.700

Argentina

14.000

9,2

128.900

Bangladesh

37.055

4,4

164.392

Brazil

10.542


9,9

104.586

664.144

20,6

13.664.069

9.674

25,3

244.626

15.361

11,7

180.300

164.860

5,1

833.970

Hàn Quốc


22.414

12,1

271.560

Nga

26.800

8,0

213.480

Tây Ban Nha

14.200

9,6

136.000

10

30,0

300

Thái lan


10.836

6,3

68.108

Ukraine

19.500

8,1

157.400

1.199.929

14,7

17.674.893

Trung Quốc
Ai Cập
Ê ti ô pi a
Ấn Độ

Tajikistan

Thế giới
Nguồn: FAO, năm 2010


- Các giống tỏi sử dụng trong sản xuất:
Các giống tỏi hiện đang được sử dụng nhiều tại các nước trên thế giới là:
Bavarian Purple (có 7 - 8 tép/củ); Burgundy (có 8 - 12 tép/củ); Chesnok Red (có 9 11 tép/củ); Elephant (có 4 - 6 tép/củ, tép rất lớn); French Red (có 6 - 8 tép/củ);
German Red (có 8 - 12 tép/củ); Inchelium Red (có 8 - 20 tép/củ); Italian Late (có 18 22 tép/củ); Kazakistan; Killarney Red (có 8 - 9 tép/củ); Lorz Italian (có 7 tép/củ);

7


Music (có 4 - 5 tép khổng lồ/củ); Mystic; Nootka Rose (có 15 - 20 tép/củ); Oregon
Blue (có 12 tép/củ); Purple Glazer (có 10 - 14 tép/củ); Silver Rose (có 12 - 15
tép/củ); và Telc (có 10 - 12 tép có vỏ lụa màu đỏ/củ).
Tuy nhiên, các giống tỏi trên đều thuộc nhóm tỏi cổ cứng và tỏi cổ mềm với
các đặc điểm chung như sau.
Trong nhóm tỏi cổ cứng:
+ Đối với tỏi tầm: Như giống tỏi Music và Kazakistan, có tép tỏi lớn, chỉ có từ
2 - 5 tép/củ, có màu phớt hồng tím và mùi vị rất cay, vỏ rất dễ bóc và có thể bảo quản
trong thời gian dài để làm giống;
+ Đối với tỏi sọc tía: Như giống Chesnook Red và Purplr Glazer, củ có hình
dạng rất đẹp, củ cao bao gồm nhiều tép nhọn bao quanh một thân cây đơn, và các tép
có cùng kích cỡ;
- Đối với tỏi sứ: Bao gồm các giống German Red, French Red và Killarney
Red, hình thái có những đốm tím đỏ xung quanh củ, có từ 6 - 10 tép/củ, rất dễ bóc vỏ,
đặc biệt có mùi vị rất cay.
Các giống tỏi thuộc nhóm cổ cứng thường được gieo ở những vùng có nhiệt độ
thấp, vì vậy ở những vùng có nhiệt độ ấm hoặc trồng vào mùa hè thì giống tỏi trước
khi đem trồng cần phải xử lý trong kho lạnh, khô với nhiệt độ từ 7 - 10 0C trong 3
tuần.

Trong nhóm tỏi cổ mềm:
+ Đối với tỏi Atisô: Bao gồm các giống Inchelium Red, Italian Late, Lorz

Italian và Oregon Blue. Đây là nhóm phổ biến nhất của tất cả các nhóm tỏi, có phổ
thích nghi rộng, dễ trồng, sản xuất với quy mô lớn, chất lượng được thị trường rất ưa
chuộng;

8


+ Đối với tỏi bạc: Bao gồm các giống Nootka Rose and Silver Rose. Đây là
giống tỏi có năng suất cao nhưng khó phát triển hơn các nhóm tỏi cổ mềm khác vì có
chất lượng kém hơn và phổ thích nghi hẹp;
+ Đối với tỏi Creole: Như giống tỏi Burgundy, được trồng phổ biến ở Tây Ban
Nha, củ có từ 8 - 12 tép/củ, lá bao màu trắng, chịu được điều kiện thời tiết nóng, được
sử dụng ăn tươi và có chất lượng rất ngon.
- Về biện pháp canh tác và sâu, bệnh hại:
Bên cạnh giống, biện pháp canh tác về cây tỏi cũng được các nước trên thế giới
quan tâm.
Về mật độ trồng, kết quả nghiên cứu của Djordje Moravčević và cộng sự (2011)
tại Serbia cho thấy, trong các mật độ thử nghiệm 300.000, 450.000, 600.000, 750.000
và 900.000 cây/ha, chỉ số diện tích lá của cây tỏi đạt cao nhất ở mật độ từ 600.000 750.000 cây/ha và đây cũng chính là mật độ hợp lý đối với cây tỏi. Tương tự, kết quả
nghiên cứu của J.Z. Castellanos và cộng sự (2004) ở Mexico trong điều kiện tưới phun
cho thấy, giữa các mật độ trồng 300.000, 400.000, 500.000 và 600.000 cây/ha theo
phương thức trồng 6 hàng/luống rộng 2m, khoảng cách giữa các hàng là 25cm và
khoảng cách giữa các cây lần lượt là 10,0; 7,5; 6,0; và 5,0 cm thì năng suất củ của cây
tỏi đạt cao nhất là 39,7 tấn/ha ở mật độ 600.000 cây/ha, trong khi đó các mật độ trồng
còn lại chỉ đạt từ 32,1 - 37,0 tấn/ha.
Về phân bón, phương thức bón phân cho tỏi được khuyến cáo là bón nặng đầu
để tập trung vào chăm sóc cho cây tỏi trong giai đoạn sinh trưởng đầu, vì đối với cây
tỏi giai đoạn đầu phát triển thân lá tốt là cơ sở để giai đoạn sau hình thành phát triển
củ tỏi và cho chất lượng cao. Đối với phân đạm, kết quả nghiên cứu của M.S. Zaman
và cộng sự (2006) tại Ấn Độ trong điều kiện nước trời cho thấy, năng suất ở lượng

bón 150 kg N/ha (từ 6,75 - 7,19 tấn/ha trong năm 2005 và 2006) đạt cao hơn so với
các ngưỡng bón 0, 50, 100, 200 và 250 kg N/ha. Tương tự, kết quả thực nghiệm của
A. Ershadi và cộng sự (2009) tại Iran cho thấy, ở ngưỡng 200 kg N/ha năng suất tỏi
đạt 16,62 tấn/ha và cao hơn so với các ngưỡng bón 100, 150, 250 và 300 kg N/ha.

9


Ngoài ra, A. Ershadi và cộng sự (2009) cũng cho rằng, sử dụng phân đạm dạng
sunphat amon sẽ cho năng suất và chất lượng tốt hơn phân đạm dạng urê trên cùng
mức sử dụng.
Đối với phân lân, theo B.S. Thakur (2011), lượng phân lân hợp lý để bón cho
cây tỏi trên đất đồi ở độ cao 1.100m so với mặt nước biển của Pradesh là 114 kg
P2O5/ha, với lượng lân như trên và lượng đạm là 156 kg N/ha thì năng suất tỏi đạt từ
22,2 - 23,2 tấn/ha. Tương tự, kết quả nghiên cứu của G.S. Reddy và cộng sự (2000)
tại Ấn Độ trong điều kiện nước trời cũng cho thấy, trên nền đạm 150 kg N/ha thì năng
suất tỏi ở ngưỡng bón 90 kg P 2O5/ha thì năng suất tỏi đạt 11,2 tấn/ha và cao hơn so
với các ngưỡng bón còn lại trong thực nghiệm.
Đối với phân kali, theo nghiên cứu của Hameda El Sayed Ahmed El Sayed
(2012) ở Ai Cập, ở ngưỡng bón 96 kg K2O/ha năng suất tỏi đạt 7,4 tấn/ha và cao hơn so
với các ngưỡng bón 24, 48 và 72 kg K 2O/ha. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của R.S.
Yadav (2002) thì lượng phân kali thích hợp cho cây tỏi trên nền phân đạm 150 kg N/ha
là 150 kg K2O/ha. Tương tự, kết quả thực nghiệm của Trường Đại học Nông nghiệp
Bangladesh (2006) cho thấy, ở ngưỡng bón 210 kg K2O/ha năng suất tỏi đạt 5,5 tấn/ha
và cao hơn so với ngưỡng bón 0, 180 và 240 kg K2O/ha.
Ngoài ra, lưu huỳnh cũng là đối tượng phân bón trung lượng quan trọng đối với
cây tỏi. Kết quả nghiên cứu của M.A. Farooqui và cộng sự (2009) ở Ấn Độ đã cho thấy
ở ngưỡng bón từ 40 - 60 kg S/ha năng suất tỏi đạt từ 15,7 - 16,0 tấn/ha, trong khi đó
không bón hoặc bón 20 kg S/ha thì năng suất tỏi chỉ đạt từ 12,7 - 14,2 tấn/ha.
Bên cạnh phân bón, các biện pháp canh tác khác tác động đến năng suất cây tỏi

cũng đã được nghiên cứu. Cụ thể, tại Bangladesh, trong cùng điều kiện canh tác, khi sử
dụng xác lục bình để che phủ luống thì năng suất tỏi đạt 5,2 tấn/ha, trong khi đó không
che phủ và che phủ bằng rơm rạ chỉ đạt từ 3,2 - 3,3 tấn/ha (Trường Đại học Nông nghiệp
Bangladesh, 2006). Hay kết quả nghiên cứu của J.Z. Castellanos và cộng sự (2004) ở
Mexico cũng cho thấy, khi sử dụng các tép tỏi có khối lượng từ 10,6 - 16,7 gam/tép thì
năng suất tỏi đạt từ 31,5 - 32,2 tấn/ha và cao hơn so với năng suất tỏi khi sử dụng các

10


tép có khối lượng từ 1,2 - 10,0 gam/tép (năng suất đạt từ 16,3 - 28,7 tấn/ha), tuy nhiên
kết quả phân tích hiệu quả kinh tế lại cho thấy khối lượng của tép tỏi hợp lý sử dụng để
trồng là từ 3,5 - 6,5 gam/tép.
Về bệnh hại, nhìn chung tỏi là cây trồng ít bị bệnh tấn công so với các cây
trồng khác, nhưng khi trồng tỏi cũng chú ý đến một ít bệnh tiềm ẩn gây hại, đặc biệt
là những bệnh tấn công trên các cây trồng cùng họ như hành, hẹ...đó là: Bệnh thối củ
do nấm Fusarium oxysporum và Sclerotium cepivorum; Bệnh gỉ sắt do nấm Puccinia
Porri; bệnh sương mai do nấm Peronospora destructor.
Về sâu hại, mặc dù có rất ít loài sâu hại tỏi vì bản thân cây tỏi có khả năng tự
vệ. Một vài loại sâu tấn công hành, cũng tấn công tỏi như sâu phồng lá (Liriomyza
huidobrensis); dòi đục củ; muỗi lá hành (Eriophyes tulipae).
Để hạn chế sâu, bệnh hại phổ biến trên cây tỏi, ngoài biện pháp phòng trừ bằng
các loại thuốc có nguồn gốc hóa hoặc sinh học, một số nước sử dụng giống kháng
bệnh, giống khỏe và luân canh với các cây trồng khác họ cải bắp, cà rốt, khoai tây.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
- Về tình hình sản xuất và các giống tỏi sử dụng để trồng trọt:
Tại Việt Nam, tỏi thường được trồng tại các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền
Trung. Theo Hiệp hội rau hoa quả Việt Nam, hàng năm tổng sản lượng tỏi xuất khẩu
của cả nước khoảng 2.000 tấn/năm, chủ yếu từ các vùng trồng tỏi nổi tiếng là Lý Sơn
- Quảng Ngãi, Ninh Hải - Ninh Thuận, Hải Dương, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.

Các giống tỏi thường được sử dụng trong sản xuất của nước ta là:
+ Tỏi Hà Nội: Giống tỏi này có lá mần xanh hơi sẫm, lá thật dạng mền và có
màu xanh ngà, phiến lá mỏng, thân củ khi non có màu tía nhạt, khi già màu nâu nhạt,
tròn dẹt, năng suất bình quân 14 - 15 tấn/ha/vụ và thời gian sinh trưởng khoảng 120
-130 ngày;
+ Tỏi trắng: Có lá mần xanh ngà, phiến lá mỏng, thân củ khi non có màu phớt
tím, khi già màu trắng, củ to và đường kính củ từ 4,0 - 4,5cm, năng suất bình quân 12
- 13 tấn/ha/vụ và thời gian sinh trưởng khoảng 120 -130 ngày, nhưng khi bảo quản củ

11


thường hay bị óp;
+ Tỏi Vân Nam - Trung Quốc: Lá xanh thẩm, củ non và củ già đều có màu tía,
hình dạng củ tròn dẹp, năng suất bình quân 15 - 20 tấn/ha/vụ và thời gian sinh trưởng
khoảng 130 -135 ngày;
+ Tỏi tía: Lá mần xanh thẩm, dạng lá đứng và có hình lòng máng, cuống lá
xanh, cây cao to, có non có màu tím sẫm, củ già có màu tím, hình dạng củ tròng đều,
kính thước củ từ 3,5 - 4,0cm và mỗi củ có từ 10 - 11 tép, năng suất bình quân 13 - 15
tấn/ha/vụ và thời gian sinh trưởng khoảng 125 -130 ngày;
+ Ngoài ra còn có một số giống tỏi đặc sản của địa phương như tỏi Lý Sơn của
Quãng Ngãi, tỏi trắng của Ninh Thuận.
- Về biện pháp canh tác và sâu bệnh hại:
Thời vụ gieo trồng lại khác nhau giữa các vùng, tại các tỉnh phía Bắc thường
gieo trồng vào thời điểm cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, ở vùng Duyên hải Nam
Trung bộ thường gieo trồng trong vụ đông xuân (bắt từ từ tháng 11 hàng năm).
Theo tác giả Trần Khắc Thi, tỏi ở nước ta thường được trồng phương thức
luống rộng (5 - 6 hàng/luống) và khoảng cách giữa các hàng khoảng 20cm và giữa
tép cách tép khoảng 8 - 10cm. Lượng đầu tư phân bón cho 1,0ha là 20 tấn phân
chuồng hoai, 300kg đạm urê, 500kg lân super và 240kg kali sunphat.

Theo Huỳnh Thị Kim Cúc (1997), phân chuồng là loại phân bắt buộc phải có
và lượng bón 20-30 tấn /ha. Các loại phân vô cơ cho mỗi ha là: 80 - 200 kg Urê , 400
- 500 kg Lân super, 200 - 260 kg Kali sulfat. Ngoài ra, nếu đất chua phải bón thêm
vôi từ 250 - 350 kg để đảm bảo độ pH tối thích cho tỏi là 6,0 - 6,5.
Theo Tạ Thu Cúc (1996) thì lượng đạm tối thiểu phải đạt 100 kg N/ha. Đối với
cây tỏi, một vấn để quan trọng là kỹ thuật bón và công thức phối hợp giữa các loại
phân có tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng tỏi. Về nguyên tắc, ở thời
kỳ đầu, khi tỏi phát triển thân lá và giai đoạn bắt đầu hình thành củ thì bón nhiều
đạm, kali và lân vừa phải. Ở giai đoạn củ phình to đến khi củ thành thục thì tăng

12


cường phân kali và lân, hạn chế hoặc ngừng bón đạm tùy theo tình hình sinh trưởng.
Để tạo điều kiện cho củ tỏi phát triển, tại các tỉnh phía Bắc thường sử dụng
phân chuồng để tạo độ xốp cho đất giúp cho củ tỏi hình thành và tại vùng tỏi Ninh
Thuận chủ yếu phát triển trên đất cát granit nên độ xốp và thông thoáng cao chỉ yêu
cầu bổ sung dinh dưỡng khoáng đủ. Nhưng tại Lý Sơn, do đặc thù về đất nên trong
canh tác thường hay bổ sung cát biển để làm nền cho đất thông thoáng. Vì điều kiện
khó khăn về đất cát, kết quả nghiên cứu đề tài “Giải pháp kỹ thuật canh tác hành, tỏi
trong điều kiện thổ nhưỡng ở Lý Sơn” đã xác định được giải pháp thay cát bằng phân
hữu cơ, nhưng hạn chế về việc vận chuyển phân hữu cơ ra đảo lại khó khăn.
Ngoài ra, một số kết quả nghiên cứu tại đồng bằng sông Hồng cho thấy việc sử
dụng phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân gà sẽ hạn chế bệnh hại trên cây tỏi và tăng
độ xốp của đất nên năng suất cũng vượt trội so với một số loại phân hữu cơ khác.
- Về sâu, bệnh hại:
Giống như các vùng chuyên canh tỏi trên thế giới, các vùng chuyên canh tỏi ở
nước ta cũng gặp phải 2 loại bệnh chủ yếu sau:
+ Bệnh sương mai (do nấm Peronospora Destructor), thường xuất hiện vào thời
điểm có nhiệt độ thấp và ẩm độ không khí cao. Đến thời điểm hiện nay biện pháp

phòng trừ chủ yếu là sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng hoặc tưới rửa
sương vào những ngày có sương hoặc rắc tro để phòng trừ;
+ Bệnh than đen (Urocystic cepula Prost.), bệnh xuất hiện trên củ vào thời kỳ
sắp thu hoạch và suốt thời gian bảo quản. Biện pháp phòng trừ vẫn dùng các loại
thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng.
Ngoài ra, sâu xám, sâu khoang, sâu xanh da láng, nhện và bọ trĩ là những đối
tượng côn trùng gây hại phổ biến đối với cây tỏi ở nước ta. Cụ thể:
+ Sâu xám (Agrotis ipsilon): Thường xuất hiện gây hại khi tỏi mới được hai lá,
sâu chui ở dưới đất đêm lên cắn ngang chột tỏi làm cây tỏi bị trụi, tuy nhiên mật độ
xuất hiện gây hại không cao.
+ Sâu khoang (Spodoptera litura): Thường xuất hiện vào tháng 9 – 10 năm

13


trước và kéo dài đến tháng 1 - 2 năm sau, sâu ăn trụi lá tỏi và mật độ xuất hiện gây
hại tương đối cao.
+ Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua): Xuất hiện quanh năm, ăn lá tỏi, sâu
non sống tập trung quanh ổ trứng và ăn thủng lá, hình thành những lổ nhỏ li ti.
+ Đối với nhện và bọ trĩ: Xuất hiện gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của
cây tỏi, đặc biệt ở giai đoạn cây tỏi sinh trưởng mạnh về bộ lá.
1.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TỎI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
Theo Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi, điều kiện khí hậu của tỉnh Quảng Ngãi
nói chung và đảo Lý Sơn nói riêng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Lượng mưa trung
bình hàng năm từ 2.000 - 2.500mm và tập trung chủ yếu trong các tháng 8, 9, 10 và
11. Độ ẩm bình quân năm biến động từ 80 - 82%, trong đó tháng có độ ẩm thấp nhất
đạt khoảng 70% và tháng có độ ẩm cao nhất đạt khoảng 90%. Nhiệt độ bình quân
năm biến động từ 25 - 260C và số giờ chiếu sáng trong năm bình quân khoảng trên
2.000 giờ. Như vậy, điều kiện đất đai và khí hậu của huyện đảo Lý Sơn phù hợp để
phát triển sản xuất các loại cây trồng nhiệt đới có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao

theo hướng hàng hóa, trong đó, nổi bật nhất là cây tỏi đặc sản Lý Sơn.
Chính vì vậy, đến nay tổng diện tích gieo trong tỏi hàng năm tại Lý Sơn
khoảng 350ha, sản lượng ước đạt 1.700 tấn và năng suất bình quân từ 5,0 - 7,0 tấn/ha.
Tuy nhiên, năng suất thường không ổn định theo từng năm, năm khí hậu thích hợp
năng suất có thể đạt đến 6 ,0 - 7,0 tấn/ha, nhưng năm mất mùa năng suất chỉ đạt từ 3 4 tấn/ha. Đặc biệt, tỏi tại Lý Sơn chỉ trồng ở vụ đông xuân, các vụ còn lại không canh
tác do điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên và thiếu nước tưới.
Theo đánh giá sơ bộ về hình thái, tỏi Lý Sơn thuộc nhóm tỏi trắng của Việt
Nam và có tên khoa học là Allium sativum L., thích nghi với đều kiện nhiệt độ từ 22 260C và thời gian chiếu sáng trong ngày trên 12 giờ để tạo củ.
Theo Quy trình kỹ thuật canh tác tỏi tuyền thống tại Lý Sơn, lượng phân bón
cần đầu tư cho 1,0 ha là: 10 tấn phân hữu cơ (phân chuồng, rong biển, xác thực vật),

14


500 kg Urê, 200 kg super lân, 400 kg kali và 300 kg NPK hỗn hợp. Lượng phân trên
được dung để bón lót trước khi trồng và bón thúc 6 lần.
Ngoài ra, trong thực tế sản xuất tỏi ở Lý Sơn đã cho thấy ngoài các nhu cầu về
phân bón thì trong canh tác cần phải bổ sung cát biển để đạt năng suất tỏi lên trên 8
tấn/ha/vụ và nâng cao phẩm chất củ tỏi khi thu hoạch. Tuy nhiên, theo thống kê đăng
trên báo nhân dân, để có 400 - 500 tấn tỏi/năm cần phải bỏ sung cho đất 70.000m 3 cát
biển, trong khi đó trữ lượng đất cát trên đảo ngày một khan hiếm. Nhằm hạn chế tồn
tại trên, từ năm 2000, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi đã cho phép thực
hiện đề tài “Giải pháp kỹ thuật canh tác hành, tỏi trong điều kiện thổ nhưỡng ở Lý
Sơn”. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, thay vì dùng đất và cát để làm nền khi
trồng, người nông dân phải bón nhiều phân hữu cơ nhằm tăng độ xốp, nâng cao tỷ lệ
hạt kết bền trong nước, điều chỉnh độ pH đất trồng tỏi bằng cách sử dụng các loại
phân chua sinh lý, bón nhiều kali, lân để tăng nhanh quá trình hình thành củ tỏi, năng
suất trong thực nghiệm đạt 90 tạ/ha/vụ trong khi canh tác theo phương thức truyền
thống chỉ đạt 60 tạ/ha/vụ.
Như vậy, trong thời gian qua các cấp chính quyền và sở ban ngành chức năng

đã quan tâm hết mức để nâng cao năng suất tỏi ở Lý Sơn bằng các giải pháp khoa học
công nghệ có được từ các kết quả đề tài nghiên cứu và giá trị kinh tế từ việc xây dựng
thương hiệu. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất tỏi ở Lý Sơn hiện nay vẫn còn tồn tại
cơ bản là giống trong canh tác không qua chọn lọc nên đã bị thoái hóa (dù giống sử
dụng trong sản xuất được nhân bằng phương pháp vô tính (tép) nhưng có thể bị
nhiễm các loại bệnh có nguồn gốc từ nấm hoặc lẫn cơ giới với các các giống khác).
Chính vì vậy đã ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất tỏi Lý Sơn khi thu hoạch
cũng như tiêu thụ trên thị trường.

15


CHƯƠNG 2:

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC TIÊU
Phục tráng được giống tỏi Lý Sơn có năng suất cao hơn so với quần thể tỏi sản
xuất đại trà từ 10% trở lên và duy trì được phẩm chất đặc sản vốn có của giống trong
điều kiện khí hậu và đất đai tại đảo Lý Sơn.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Thu thập thông tin về hiện trạng canh tác và phẩm chất của giống tỏi Lý Sơn.
- Xây dựng bảng mô tả đặc điểm nông học của giống tỏi Lý Sơn.
- Phục tráng giống tỏi Lý Sơn.
+ Thu thập củ giống tỏi Lý Sơn để làm vật liệu phục tráng.
+ Chọn dòng ưu tú.
+ Chọn dòng tốt nhất.
+ So sánh chọn lọc dòng đơn hoặc dòng hỗn.
- Xây dựng vườn thí điểm nhân giống.
- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật duy trì và nhân giống tỏi Lý Sơn các cấp.
2.3. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là xã An Hải và An Vĩnh - Huyện Lý Sơn.
Thời gian thực hiện là từ tháng 08 năm 2009 đến tháng 10 năm 2012.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đối với nội dung thu thập thông tin cơ bản về hiện trạng canh tác tỏi:
+ Sử dụng phương pháp kế thừa để điều tra thu thập các số liệu về giống tỏi Lý
Sơn tại các đơn vị chức năng và nông hộ sản xuất tỏi kinh nghiệm.
+ Lập phiếu điều tra để ghi nhận những thông tin cần bổ sung.
+ Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA- Rapid Rural
Appraisal), đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA-

16


Participatory Rural Appraisal), nhóm cung cấp thông tin chủ lực (KIP- Key
Information Panel) để phỏng vấn và thu thập các thông tin liên quan.
- Đối với nội dung xây dựng bảng mô tả đặc điểm của giống tỏi Lý Sơn:
+ Các bước tiến hành:
Bước 1: Phỏng vấn các lão nông tri điền để thu thập các thông tin cơ bản về
các đặc trưng (hình thái, mùi vị,…) của giống tỏi Lý Sơn;
Bước 2: Cán bộ kỹ thuật cùng với các lão nông tri điền lựa chọn củ giống
của giống tỏi Lý Sơn để đem đi trồng và phân tích chất lượng;
Bước 3: Đem củ giống đã lựa chọn trồng tại vùng hiện đang canh tác tỏi ở
Lý Sơn và tiến hành thu thập các tính trạng liên quan để xây dựng bảng mô tả.
+ Kỹ thuật trồng và lấy mẫu đo đếm: Sử dụng phương thức canh tác truyền
thống để trồng, chọn 3 hàng và ở hàng giữa chọn 10 cây liên tiếp của 10 điểm khác
nhau ở giữa ruộng để thu thập các tính trạng liên quan.
+ Sử dụng bảng mô tả đặc điểm nông sinh học của Cơ quan Bảo hộ giống cây
trồng và quyền lợi của nông dân thuộc chính phủ Ấn Độ để theo dõi và mô tả. Cụ thể:
Bảng 2. Các tính trạng và tiêu chí đánh giá đối với cây tỏi
T Tính trạng cần

Tiêu chí đánh giá
T
theo dõi
Các tính trạng có tính ổn định di truyền cao
1 Thế của bộ lá.
Đứng
Nửa đứng
Ngang
2 Mức độ xanh Xanh nhạt
của lá.
Xanh
Xanh đậm
3 Hình dạng mặt Phẳng
cắt ngang của lá Lồi
dài nhất trong Lõm
cây.
4 Chiều dài thân Nhỏ (< 5cm)
giả.
Trung bình (5-10cm)
Dài (> 10cm)

17

Thời điểm
đánh giá

Phương pháp theo
dõi

Tán lá hoàn

chỉnh

- Quan sát tất cả các
cây theo dõi.

Tán lá hoàn
chỉnh

- Quan sát tất cả các
cây theo dõi.

Tán lá hoàn
chỉnh

- Quan sát tất cả các
cây theo dõi.

Tán lá hoàn
chỉnh

- Đo đếm phần trên
của lá mầm xanh
đầu tiên của tất cả
các cây theo dõi.


5

Tán lá hoàn
chỉnh


- Đo đếm tất cả các
cây theo dõi.

Tán lá hoàn
chỉnh

- Quan sát tất cả các
cây theo dõi.

Chuyển khỏi
đồng ruộng
để bảo quản

- Đo đếm tất cả các
cây theo dõi.

Chuyển khỏi
đồng ruộng
để bảo quản
Chuyển khỏi
đồng ruộng
để bảo quản
Chuyển khỏi
đồng ruộng
để bảo quản
Chuyển khỏi
đồng ruộng
để bảo quản


- Quan sát tất cả các
cây theo dõi.

Chuyển khỏi
đồng ruộng
để bảo quản

- Quan sát tất cả các
củ của cây theo dõi.

Chuyển khỏi
đồng ruộng
để bảo quản
14
Chuyển khỏi
đồng ruộng
để bảo quản
Các tính trạng có tính ổn định di truyền tương đối
15 Màu lớp vỏ của Trắng
Chuyển khỏi
tép tỏi.
Kem
đồng ruộng
Hồng
để bảo quản
Nâu
Đỏ tía

- Đếm trên từng củ
của tất cả các cây

theo dõi.
- Quan sát trực quan
từng củ của tất cả
các cây theo dõi.

6

7

8
9
10
11

12

13

Chiều rộng gốc Hẹp (< 1cm)
thân giả.
Trung bình (1-1,5cm)
Dài (> 1,5cm)
Mức độ sắc tố Không có
anthocyanin

của gốc thân
giả.
Đường kính củ Hẹp (< 2,5cm)
tỏi.
Trung bình(2,5-3,5cm)

Rộng (3,5-5,0cm)
Rất rộng (> 1,5cm)
Hình dạng củ Trứng ngược
tỏi theo mặt cắt Tam giác ngược
dọc.
Tròn
Hình dạng của Lõm
đáy củ tỏi.
Bằng phẳng
Lồi
Độ chặt của tép Rời
trong củ tỏi.
Trung bình
Chặt
Màu của lớp vỏ Trắng
lụa bên ngoài Vàng trắng
của củ tỏi.
Đỏ trắng
Đỏ tía
Sắc
tố Không có
anthocyanin

của lớp vỏ lụa
bên ngoài của
củ tỏi.
Số tép trên củ.
Ít (< 10)
Trung bình (11-20)
Nhiều (> 20)

Sự phân bố của Tỏa đều
tép trong củ tỏi. Không tỏa đều

18

- Quan sát trực quan
từng củ của tất cả
các cây theo dõi.
- Quan sát tất cả các
củ của cây theo dõi.
- Quan sát tất cả các
củ của cây theo dõi.

- Quan sát tất cả các
củ của cây theo dõi.


16 Số lá trên thân Ít (< 9)
giả.
Trung bình (9-12)
Nhiều (> 12)
17 Mức độ sáp của Không có
lá.

18 Chiều dài của Ngắn (< 25cm)
lá.
Trung bình (25-35cm)
Nhiều (> 35cm)
19 Chiều rộng lá.
Hẹp (< 1,5cm)

Trung bình (1,5-2,5cm)
Rộng (> 2,5cm)
20 Cành hoa.
Không có

21 Sự uống cong Không có
của cành hoa.

22 Mầm tỏi của Không có
cành hoa.


Tán lá hoàn
chỉnh

23 Thời gian sinh Sớm (< 130 ngày)
trưởng.
Trung bình (130-160
ngày)
Muộn (> 160 ngày)

Chín thành
thục

24 Hình dạng mặt
cắt ngang của
củ tỏi.
25 Vị trí của tép ở
đỉnh củ.


Trứng ngược
Tròn

Tán lá hoàn
chỉnh
Tán lá hoàn
chỉnh

- Đếm trên từng củ
của tất cả các cây
theo dõi.
- Quan sát tất cả các
cây theo dõi.
- Đo lá dài nhất của
các cây theo dõi.

Tán lá hoàn
chỉnh

- Đo lá rộng nhất
của các cây theo dõi.

Tán lá hoàn
chỉnh
Tán lá hoàn
chỉnh
Tán lá hoàn
chỉnh

- Quan sát tất cả các

cây theo dõi.
- Quan sát tất cả các
cây theo dõi.
- Quan sát trực quan
từng hoa của tất cả
các cây theo dõi.
- Quan sát tất cả các
cây theo dõi (Tính
từ lúc trồng đến khi
bộ lá chuyển vàng
và thân giả mềm).
- Quan sát từng củ
của tất cả các cây
theo dõi.
- Quan sát trực quan
từng củ của tất cả
các cây theo dõi.
- Đo đếm tất cả các
củ của các cây theo
dõi.
- Quan sát từng củ
của tất cả các cây
theo dõi.

Chuyển khỏi
đồng ruộng
để bảo quản
Tán lá hoàn
chỉnh


Chèn
Phẳng

26 Đường kính của Hẹp (< 1cm)
téo tỏi.
Trung bình (1-2cm)
Rộng (> 2cm)
27 Màu thịt của Trắng
tép.
Vàng

- Đối với nội dung phục tráng giống tỏi:
+ Sơ đồ phục tráng giống:

19

Tán lá hoàn
chỉnh
Tán lá hoàn
chỉnh


Chọn 3.000 củ tỏi giống Lý Sơn
đang được bảo quản để làm
giống tại các nông hộ

Vụ 1-Go
(ruộng
vật liệu
khởi đầu)


Củ
1

Củ
2

Củ
3

D1

D2

D3

D1

D4

D2

D3

Củ
6

Củ
7


Củ
8

Củ
9

Củ
10

....

Củ
3.000

D7

D8

D9

D
10

....

D .....
.




D5



Chọn dòng ưu tú
Vụ 3-G3
(ruộng so
sánh và
nhân dòng)

Củ
5



Chọn dòng ưu tú
Vụ 2-G1
(ruộng
cây ưu tú
Go)

Củ
4

D6



D4


D5

D6

D7

D8

D9

D ...

Đối
chứng


Giống tỏi siêu nguyên chủng
+ Tiêu chí lựa chọn dòng ưu tú và tốt nhất trong quá trình phục tráng: Dựa vào bảng
mô tả đặc điểm giống để thu nhận các cá thể có các kiểu hình đặc trưng của giống tỏi Lý
Sơn, không nhiễm sâu bệnh hại trong điều kiện đồng ruộng, hàm lượng các chất iốt, protein,
alixin, tinh dầu tương đồng với kết quả phân tích của mẫu trước khi phục tráng và năng suất
quy đổi đạt trên 8 tấn/ha.
+ Hỗn dòng: Các dòng sau khi lựa chọn được hỗn với nhau trên cơ sở giá trị của các

20


tính trạng đo đếm được nằm trong độ chuẩn cho phép.
+ Độ lệch chuẩn được tính toán dựa vào phần mềm máy tính Excel và Statistic 8.2
thông qua các công thức sau:


Trong đó:

s



s



( xi  X ) 2
n
( xi  X ) 2
n 1

( nếu n > 25)

( nếu n < 25 )

xi là giá trị đo đếm được của cá thể ( hoặc dòng) thứ i (i từ 1...n);
n là tổng số cá thể hoặc dòng được đo đếm ;
X là giá trị trung bình.

- Đối với nội dung so sánh đánh giá năng suất các dòng:
+ Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCDB) với 3 lần lặp lại,
ô cơ sở là 3m2.
+ Số lượng dòng tham gia thí nghiệm là 30 dòng/điểm và số điểm so sánh là 10 điểm.
+ Số liệu thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học thông qua


phần mền máy tính IRRISTAT và Excel.
+ Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, yếu tố cấu thành năng suất, năng suất
thực thu và sâu, bệnh hại.
+ Sâu, bệnh hại được theo dõi và đánh giá như sau:
 Sâu, bệnh hại tỏi được tiến hành điều tra 3 - 5 cây/ô thí nghiệm, các cây
phân bố theo đường chéo góc;
 Đánh giá mức độ phổ biến của bệnh hại bằng tỷ lệ (%) theo công thức:
C% =

a
x 100
N

(Trong đó: C% là tỷ lệ cây hoặc lá, hoặc củ bị hại;
a là tổng số cây hoặc lá, hoặc bông bị hại;
N là tổng số cây hoặc lá, hoặc bông điều tra)
 Mật độ sâu hại (Md) được đánh giá theo công thức:
Md = Tổng số sâu hại bắt gặp / Đơn vị điều tra

21


2.5. KỸ THUẬT CANH TÁC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
- Thời vụ:
Trồng từ tháng 9 đến tháng 10, thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 3 năm sau.
- Làm đất:
Thay đất, lớp cát san hô trên mặt được cào lại một bên (lớp cát cũ) sau đó bồi
một lớp đất đỏ Bazan dày khoảng 1-2 cm (lớp đất đỏ được lấy từ trên núi hoặc đào
dưới hầm) đầm chặt đất rồi bón phân lót (phân chuồng + phân NPK).
Sau khi bón phân lót xong, phủ một lớp cát san hô dày 2-3 cm (tận dụng 50%

cát cũ đã cào phủ bên dưới, cát mới lấy từ biển phủ lên).
- Mật độ, khoảng cách trồng:
Mật độ trồng: 600.000 - 750.000 cây/ha.
Khoảng cách: hàng x hàng: 13 - 16cm; cây x cây: 10cm.
Cách trồng: Găm đứng tép tỏi, phủ nhẹ một lớp cát mỏng, tránh tép tỏi tiếp xúc
với phân bón lót.
- Bón phân:
Lượng phân bón đầu tư cho 1 ha: 10 tấn/ha hân hữu cơ + 500 kg Urê + 200 kg
su per lân + 400 kg kali + 300 kg NPK.
Cách bón:
 Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 60 kg Urê + 100 kg kali.
 Bón thúc: Bón thúc 6 lần:
Lần 1: Sau trồng 15-20 ngày bón 60 kg Urê + 60 kg NPK.
Lần 2: Sau trồng 22-25 ngày bón 70 kg Urê + 80 kg NPK + 40 kg kali.
Lần 3: Sau trồng 35-40 ngày bón 80 kg Urê + 70 kg NPK + 40 kg kali.
Lần 4: Sau trồng 48-50 ngày bón 100 kg Urê + 90 kg NPK + 60 kg kali.
Lần 5: Sau trồng 58-60 ngày bón 70 kg Urê + 100 kg kali.
Lần 6: Sau trồng 72-75 ngày bón 60kg Urê + 100 kg kali.
- Chăm sóc:

22


Sau trồng 8 - 10 ngày, kiểm tra và dặm những chỗ không mọc hoặc bị sâu phá
hoại.
Tưới phun bằng nguồn nước giếng. Tưới nước với độ ẩm ở mức 75 - 85% ở
giai đoạn phát triển thân lá và khoảng 60 - 65% ở giai đoạn phát triển củ.
Sau khi cây mọc, nếu gặp mưa lớn kéo dài nên xới xáo để tạo đất thông thoáng
giúp rễ phát triển tốt và khi bón phân lần 1 và 2 (cây tỏi còn nhỏ) cần xới xáo lấp
phân, thường xuyên nhổ cỏ dại.

- Phòng trừ sâu, bệnh hại tỏi:
Sâu xám (Agrotis ipsilon): thường xuất hiện vào tháng 11,12, khi tỏi mới được
hai lá, sâu chui ở dưới đất đêm lên cắn ngang chột tỏi làm cây tỏi bị trụi. Sâu khoang
(Spodoptera litura): thường xuất hiện vào tháng 9-10 và kéo dài đến tháng 1-2 năm
sau, sâu ăn trụi lá tỏi. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua): xuất hiện quanh năm,
ăn lá tỏi. Khi phát hiện các loại sâu trên, dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Karate
2.5EC (liều lượng dùng: 1 lít/ha); Trigard 100SL (liều dùng: 0,4 lít/ha); Match 050
(liều dùng: 0,4 lít/ha).
Đối với nhện, bọ trĩ: Sử dụng các loại thuốc Outus 5EC liều dùng 0,5 lít/ha;
Nissorun 5EC liều dùng 0,5 lít/ha; Daniton liều dùng 0,5 lít/ha.
Bệnh sương mai (Peronospora destructor Unger): xuất hiện khi trời âm u,
thiếu ánh nắng lại có mưa phùn và sương mù. Phun thuốc phòng bệnh trước khi bệnh
xuất hiện: Bayfidan 200EC liều dùng 0,5 lít/ha; Ridomin 68WP liều dùng 2 lít/ha;
CurzeteM8 72WP liều dùng 1 lít/ha. Ngoài ra, những ngày có sương nên tưới nước
rửa sương cho cây hoặc rắc tro bếp.
Bệnh than đen trên củ (Urocystis Cepula Prost): bệnh xuất hiện ở củ tỏi vào
lúc sắp thu hoạch. Lưu ý bảo quản củ nơi thoáng mát, hạn chế ẩm độ vào mùa đông,
ngăn ngừa phát triển bệnh này.
Bệnh thối rễ gây vàng lá (botrytis byssoydea). Sử dụng thuốc Monceren 100SL
liều dùng 0,5 lít/ha; Aliette 800WG liều dùng 1 lít/ha.
- Thu hoạch, chế biến, bảo quản:

23


Sau trồng từ 120 - 130 ngày, lúc lá đã già chuyển sang màu vàng, thân giả
mềm và có khuynh hướng ngã ngang thì tiến hành thu hoạch. Nhổ củ, giủ sạch đất,
cắt rễ, ngọn, lấy củ đem phơi.
Thu hoạch về phơi ngay, phơi từ 18 - 20 nắng (nắng tốt) hoặc sấy, phơi khi nào
tách củ thấy bên trong vỏ khô dòn là đưa vào bảo quản. Sau khi phơi, để củ dịu nhiệt

mới cho vào bao bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

CHƯƠNG 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
24


×