Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Truyền thống và cách tân trong thơ nguyễn duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Mai Ngọc Lê

Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2008

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM

Mai Ngọc Lê

Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Mã Số: 60 22 34

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lưu Khánh Thơ

HÀ NỘI - 2008

2



MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống
Mĩ cứu nước, cùng thời với các tác giả : Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Lâm
Thị Mĩ Dạ… lớp tác giả đã làm nên diện mạo thơ ca một thời máu lửa. Khi
hòa bình lập lại, Nguyễn Duy cũng nhập cuộc bằng những trang thơ cháy
bỏng khát khao và lòng nhiệt tình yêu quê hương đất nước. Cách đi của ông
không lặp lại mọi người, điều này làm nên cái mới cho thơ Nguyễn Duy. Nhà
thơ là một trong những người tiên phong trong khuynh hướng phi sử thi - một
khuynh hướng đậm nét xuất hiện trong văn học Việt Nam vào những năm 80
của thế kỉ XX. Ở những tác phẩm của ông, hiện thực được nhìn toàn diện dù
đó là cái nhìn lại quá khứ hay cái nhìn mới nguyên của hiện tại.
Nguyễn Duy hay viết về những suy ngẫm mang tính triết lí, chủ
yếu là suy ngẫm về giá trị cuộc đời, chính vì thế thơ Nguyễn Duy có chiều sâu
và đậm chất trí tuệ, mặc dù được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ hết sức giản dị,
thậm chí bình dân. Đất nước hiện lên trong trang thơ Nguyễn Duy có thể nói
là đậm nét và chân thực hơn so với các nhà thơ cùng thời, bởi không ai yêu
quê hương đất nước như cách của Nguyễn Duy - yêu bằng cách chỉ ra cái
khốn khó, cái cơ cực, cái yếm thế nhỏ bé …tóm lại là phần khuất lấp không
tươi đẹp mà bao người ngại nói đến.
Nguyễn Duy là nhà thơ không ngừng vận động, luôn dấn thân
vào những cuộc hành trình để tìm cái đẹp, bằng cách này hay cách khác.
Không chấp nhận một cách đi cũ mòn, hình ảnh khuôn sáo…thơ Nguyễn Duy
mang đậm dấu ấn cách tân. Tuy nhiên, nói đến Nguyễn Duy người ta cũng nói
nhiều đến những vần thơ “làng cảnh quê hương” đậm đà, son sắt. Truyền
thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy là hai giá trị thẩm thấu, nhuần

3



nhuyễn trong mỗi tác phẩm, nó làm nên cảm quan nghệ thuật và giá trị riêng
cho thơ Nguyễn Duy. Đây là hai giá trị thống nhất và biện chứng, cách tân
được nảy sinh trên mảnh đất chân quê truyền thống và tình yêu quê hương đất
nước của nhà thơ.
Chính vì những phẩm chất nghệ thuật và sự nỗ lực hết mình trên
con đường tìm tòi sáng tạo của Nguyễn Duy đã nêu ở trên, chúng tôi đi vào
tìm hiểu đề tài này nhằm khẳng định vai trò và vị trí của một nhà thơ dũng
cảm luôn nhìn thẳng, nhận chân mọi giá trị của cuộc sống, nhà thơ của “quê
hương làng cảnh” ở thời hiện đại này.

II. MỤC ĐÍCH , PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
-

Luận văn xem xét hai giá trị truyền thống và cách tân trong thơ

Nguyễn Duy trên các phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó tìm ra nét
riêng biệt độc đáo của nhà thơ, khẳng định vị trí và đóng góp của nhà thơ
trong nền thơ ca nước nhà.
-

Phạm vi nghiên cứu trong 6 tập thơ chính của nhà thơ Nguyễn

Duy: Mẹ và em (1987, Nhà xuất bản Thanh Hóa), Đường xa (1989, NXB
Trẻ), Quà tặng (1990, NXB Văn học), Về (1990 – 1994, NXB Hội nhà văn),
Sáu và Tám (1994, NXB văn học), Bụi (1997, Nhà xuất bản Hội nhà văn)

III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Bất cứ vận động đi lên nào cũng có sự đấu tranh, đấu tranh giữa

cái cũ và cái mới, giữa cái cổ hủ và tiến bộ…Hành trình thơ ca cũng vậy, vấn
đề truyền thống và cách tân, không chỉ đến ngày hôm nay mới được đem ra
bàn bạc, mà ở mỗi thời đại khác nhau quá trình này diễn ra với mức độ và quy

4


mô khác nhau. Chúng tôi xin được điểm qua một số bài tiêu biểu để thấy
được tính hệ thống trong vấn đề mình đang nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Hữu Quýnh với bài Hai xu hướng thơ hiện nay đã chỉ
ra sự khác biệt giữa cái mới của những thế hệ cầm bút trên thi đàn Việt Nam
sau 1946. Tác giả nhấn mạnh về hai xu hướng thơ hiện nay là: “ Người ta bắt
đầu nói đến thơ cách tân, thơ hiện đại, hậu hiện đại như là sự phá vỡ kết cấu
của diễn đạt. Nhà thơ Hoàng Hưng đã từng phát biểu: Thơ hậu hiện đại mang
hai đặc tính nổi bật là tính thử nghiệm và tính tiên phong…Mặc dù rất đa
dạng, thơ hậu hiện đại có điểm chung: quan niệm làm thơ là một tiến trình
đang xảy ra chứ không phải sản phẩm đã thành…Nó thích những chữ rỗng
hơn cái thụ nghĩa tiên nghiệm, đi theo lý thuyết kết cấu hơn là lý thuyết biểu
hiện, quan tâm đến nói như thế nào hơn là nói cái gì”. Và thái độ của tác giả
trước những yêu cầu cách tân thơ hiện nay là: Để có một nền thơ thuần hậu,
nhân văn, trong sáng và đa dạng cần đối xử công bằng với mọi nhà thơ. Đừng
vì nhân danh đổi mới, hiện đại hay truyền thống mà bên trọng bên khinh. Hãy
để cho khuynh hướng thơ được bình đẳng tồn tại với nhau, đừng dạy dỗ, đừng
áp đặt, đừng khắt khe và cũng đừng ôm ấp chiều chuộng thái quá ai cả. Tự
thơ nói lên tất cả. Tự bạn đọc bầu chọn nhà thơ của họ. Tự cuộc sống lâu dài
định danh cho thơ. Tóm lại cứ để cho nó phát triển tự nhiên vì nó là thơ”. Tác
giả chỉ dừng lại nhìn nhận một cách khái quát về xu hướng thơ hiện nay mà
không đi vào nghiên cứu một tác phẩm, tác giả cụ thể nào.
Tính dân tộc trong thơ Việt Nam: vĩnh cửu và luôn luôn biến đổi - bài
của Giáo sư Phạm Vĩnh. Tác giả nghiên cứu tính dân tộc trong thơ Việt nam

trong suốt chiều dài lịch sử phát triển thơ ca, để khẳng định: người sáng tạo
càng sâu sắc và độc đáo bao nhiêu thì càng đạt tính dân tộc, tính nhân loại ở
độ cao bấy nhiêu. Đồng thời tác giả khẳng định tính dân tộc phải có xu thế

5


mở, tức là nói đến tính dân tộc không có nghĩa là nói đến một giá trị bất biến,
khuôn khổ và cứng nhắc mà phải luôn kế thừa và sáng tạo tiếp.
Cách tân: đi tìm một cái mới hay cái Tôi? - TS Chu văn Sơn. Bài viết
đã đưa ra định nghĩa về cách tân, nhận thức của tác giả văn học về cách tân,
vai trò của cách tân trong sáng tạo nghệ thuật. TS Chu văn Sơn kết luận: Cách
tân là sáng tạo cái mới. Nhưng không phải cái mới vay mượn từ ngoài mình.
Trái lại phải là cái mới trong mình. Nhận chân được cái mới thuộc về bản thể,
thì mới thấy được cái mới ấy cũng là cái Tôi của kẻ sáng tạo. Nó sẽ xui khiến
kẻ sáng tạo tìm đến hình thức mới và truyền sự sống cho mỗi thành tố mới
của hình thức ấy. Đến lượt mình hình thức mới sẽ định dạng cho mọi sáng tạo
mới.
Thử tìm hiểu tính dân tộc trong thơ hôm nay - tác giả Trần Sáng đã
ngợi ca cái mượt mà đằm thắm, cái chia sẻ và thấu hiểu mà thơ dân tộc đã có
được. Những gì mang tính dân tộc trong thơ hôm nay “Đó là những lời từ trái
tim, là chủ nghĩa nhân đạo cao cả của Người Việt. Cũng là cái đích hướng đến
của nhân loại. Những vần thơ đó đã chinh phục trái tim nhân loại trong khi
nhà thơ vẫn đứng vững hai chân trên mảnh đất dân tộc mình”
Cánh tân là lẽ sống của thơ - tác giả Hoàng Hồng đã khẳng định vai trò
quan trọng của việc cách tân thơ. Đó là một yêu cầu không thể không xảy ra
và không thể không được đáp ứng của thời đại. Cách tân theo Hoàng Hồng là
tất yếu của ngày hôm nay - hiện đại, và là điều không cần phải bàn đến, hãy
để thời gian và độc giả trả lời cho câu hỏi về cách tân.
Có rất nhiều bài viết về tác giả Nguyễn Duy, để khẳng định hồn thơ

giàu tính dân tộc và phong cách khá linh hoạt độc đáo, thể hiện con mắt
nhanh nhạy và thông minh của tác giả, song cũng chưa có một công trình nào
nghiên cứu tính truyền thống và cách tân trong thơ ông. Nhà phê bình Hoài
Thanh năm 1972 trên Văn nghệ đã nhận định khi mới đọc những bài thơ đầu:

6


“Thơ Nguyễn Duy thường đưa ta về một thế giới quen thuộc …Nguyễn Duy
đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của nhứng con người, những cuộc đời cần cù
gian khổ, không tuổi, không tên…Đọc thơ Nguyễn Duy, thấy anh thường hay
cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều
ở người khác có thể chỉ là chuyện thóang qua thì ở anh, nó lắng sâu và dường
như lắng lại”

. Từ Sơn với bài Thơ Nguyễn Duy đăng trên báo văn nghệ

số 27/1985 đã viết: “ …Thơ anh được viết theo đơn đặt hàng của cuộc sống
và của chính lòng anh”. Điều đó có nghĩa là thơ Nguyễn Duy phản ánh rất
chân thực hiện thực cuộc sống và tiếng nói tình cảm của con người.
Tạp chí văn học số3 năm 1986 với bài của Lê Quang Hưng : Thơ
Nguyễn Duy và Ánh trăng có nhận định: “Những bài thơ trong ánh trăng thật
đậm đà chất ca dao, nhiều đoạn thơ nhuần nhụy ngọt ngào khiến cho người ta
khó phân biệt được đâu là ca dao đâu là thơ…”
Năm 1987, Lại Nguyên Ân khi đọc tập Ánh trăng cũng nhận xét:
“…Ngay những bài lục bát ta cũng thấy như cái gì bên trong như cũng muốn
cãi lại cái êm dịu, mượt mà vốn có của truyền thống”. Cũng trong năm này,
Nguyễn Quang Sáng viết Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy cũng đã nhận
định : “Nguyễn Duy vốn có ưu thế và trội hẳn lên trong thể thơ lục bát, loại
thơ ngỡ như là dễ làm, ai cũng làm được, nhưng để đạt tới hay thì khó thay,

nếu không nói là khó nhất. Thơ lục bát của Nguyễn Duy không rơi vào tính
trạng quen tay, nó có sự biến đổi, chuyển động trong câu chữ”. Thơ lục bát
Nguyễn Duy “đượm tính dân tộc và nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian. Lời
thơ đơn sơ, gần với khẩu ngữ. Tư duy thơ thì hiện đại, hình thức thơ thì phảng
phất hương vị cổ điển Phương Đông…”
Phạm Thu Yến cũng đóng góp ý kiến của mình với một sự khảo cứu
khá độc đáo về đặc điểm thơ Nguyễn Duy mà chủ yếu là khảo sát trên thể thơ
lục bát . Hiện tượng tập ca dao và sử dụng ca dao một cách nhuần nhụy trên

7


phương diện thi pháp như môtip ca dao, ngôn ngữ ca dao vàgiọng điệu. Tác
giả khẳng định thơ Nguyễn Duy rõ ràng là phản ca dao qua việc khai thác các
ý đối lập với những tứ quen thuộc trong ca dao để tạo nên những tứ mới khiến
cho cả ca dao và thơ càng bay bổng hơn. Còn Vũ Văn Sĩ chỉ cần một câu đã
khái quát được cả con người và thơ Nguyễn Duy “Người thương mến đến tận
cùng chân thật”. …
Các tác phẩm trên đã bàn về cách tân và truyền thống trong thơ, nhưng
chưa có một tác giả nào đưa ra thành hệ thống và nghiên cứu trong một chỉnh
thể tác giả. Chúng tôi triển khai đề tài này xuất phát từ những gợi ý sau:
1.

Truyền thống và cách tân là hai giá trị làm nên sự bền vững của

thơ nói riêng và nghệ thuật nói chung. Mà trong thời đại ngày nay, truyền
thống đang bị mất dần đi, còn cách tân thì chưa hình thành thành một hệ
thống được thừa nhận.
2.


Nguyễn Duy là nhà thơ luôn trân trọng truyền thống và là người

tiên phong trong công cuộc cách tân thơ hiện đại. Những tác phẩm của ông đã
được khẳng định và ghi dấu ấn hiện thực xã hội đậm nét ở nhiều góc cạnh.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số phương pháp
sau:
-

Phương pháp hệ thống

-

Phương pháp phân tích tổng hợp

-

Phương pháp so sánh đối chiếu

V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đây là công trình nghiên cứu về truyền thống và cách tân trong thơ
Nguyễn Duy trên cả hai phương diện nghệ thuật và nội dung. Và từ đó nhằm

8


khẳng định được vai trò của nhà thơ Nguyễn Duy trong công cuộc sáng tạo và
xây dựng nền thơ ca dân tộc.


VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Chương1. Một số vấn đề lý luận và hành trình sáng tạo của Nguyễn
Duy
1.

Một số vấn đề lý luận chung
Khái niệm truyền thống trong thơ
Khái niệm cách tân trong thơ
Mối quan hệ giữa truyền thống và cách tân trong thơ

2.Hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy
2.1. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy
2.2. Quan niệm nghệ thuật của nhà thơ
Chương2. Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy nhìn từ
góc độ nội dung trữ tình
Truyền thống và cách tân thể hiện ở cách chiếm lĩnh đề tài
2.1.1 Đề tài quê hương đất nước
2.1.2 Đề tài chiến tranh
Truyền thống và cách tân thể hiện ở cái Tôi trữ tình trong thơ
Nguyễn Duy.
Về cái Tôi trữ tình trong thơ.
Cái Tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy
Cái Tôi in đậm dấu ấn chân quê truyền thống
Cái Tôi dấn thân với cách suy nghĩ hiện đại
Cái Tôi tự vấn và trào lộng

9


Chương 3. Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy nhìn

từ một số phương diện nghệ thuật
3.1. Hình ảnh
3.1.1. Hình ảnh mang tính biểu tượng
3.1.2. Hình ảnh so sánh
3.2. Ngôn ngữ
3.2.1. Ngôn ngữ bắt nguồn từ đời sống hiện thực
3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình
3.3 Thể thơ
3.3.1. Thể thơ tự do, thơ 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng trong sáng tác của
Nguyễn Duy.
3.3.2. Thể thơ lục bát – nét dặc sắc nhất trong thơ Nguyễn Duy
3.3.2.1. Truyền thống và cách tân biểu hiện ở cảm xúc trong thơ lục bát
Nguyễn Duy
3.3.2.2. Truyền thống và cách tân biểu hiện ở hình thức câu thơ trong
thơ lục bát Nguyễn Duy

10


Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
CỦA NGUYỄN DUY
1.1 Một số vấn đề lý luận chung:
1.1.1. Khái niệm truyền thống trong thơ:
Truyền thống - theo định nghĩa trong TĐTV (Viện ngôn ngữ học ) là
một danh từ chỉ thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ
được truyền lại từ thế hệ này đến thế hệ khác hoặc một tính từ “ chỉ tính
chất truyền thống được truyền lại từ các đời trước”. Như vậy truyền thống
là những giá trị, mà được cả cộng đồng thừa nhận với một niềm tin, niềm
tự hào và luôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ . Khái niệm “truyền thống trong

thơ” chắt lọc từ khái niệm về truyền thống nói chung, là “những thành tựu
chung đặc sắc, tương đối bền vững, ổn định trên cả hai phương diện nội
dung, hình thức của văn học được lưu chuyển, kế thừa từ thế hệ này đến thế
hệ khác trong quá trình văn học” [] Truyền thống trong thơ là những giá trị
đã được khẳng định, và những giá trị đó là đại diện xứng đáng nhất của một
cộng đồng dân tộc, là “gương mặt điển hình”, là tâm hồn nhất cho tâm hồn
con người của công đồng dân tộc ấy, được thể hiện bằng thơ. Vậy những
giá trị nào làm nên truyền thống trong thơ? Thơ là hồn, thơ là đời thì những
giá trị truyền thống không thể tách rời hồn và đời của con người thời đại

11


được. Truyền thống gắn với dân tộc, tính truyền thống có điểm tương đồng
với tính dân tộc, biểu hiện được màu sắc, âm thanh, lối sống, tính cách, tinh
thần của dân tộc thì tức là đã biểu hiện được bề mặt truyền thống. Thơ lưu
giữ những nội dung ấy bằng những hình thức truyền thống – hình thức mà
những tác giả từ buổi sơ khai của thơ đã sử dụng và được vun đắp trong
một quá trình tồn tại và phát triển. Truyền thống trong thơ biểu hiện trên cả
nội dung và hình thức, nhưng không phải những gì dễ dãi giản đơn, mà là
cái đã được khẳng định, là “thành tựu chung” “bền vững”. Đó là tinh thần
yêu nước chống giặc ngoại xâm, là tiếng ca non sông, là tình cảm cha mẹ
anh em, là tình yêu trai gái Việt… ở mặt nội dung, và là thể thơ, hình ảnh,
ngôn ngữ…ở mặt hình thức.
Tuy truyền thống là cái lâu đời được truyền từ thế hệ này đến
thế hệ khác, song nó vẫn có tính linh động riêng của nó, không hoàn toàn
bó buộc trong một khuôn khổ đã được thời gian thừa nhận. Về không gian,
truyền thống trong thơ có thể là một dân tộc, một vùng, cũng có thể một
khu vực nhiều dân tộc có quan hệ mật thiết với nhau (về điều kiện địa lý,
ảnh hưởng cùng một nguồn văn hóa…). Về nguồn gốc, truyền thống trong

thơ là những giá trị lâu đời, được hình thành từ những buổi đầu tiên, nhưng
“tồn tại và phát huy tác dụng thông qua con đường vay mượn, ảnh hưởng
văn học, thông qua những phép tắc, luật lệ sáng tạo mà nhiều thế hệ phải
tuân thủ để làm ra giá trị mới”. Về mặt tiếp nhận, nhà thơ có thể tiếp nối
truyền thống có ý thức, hoặc chịu ảnh hưởng của truyền thống thơ không tự
giác. Truyền thống trong thơ không phải là “luật” nên không có tính chất
bắt buộc, có nhà thơ làm câu thơ đầu tiên đã tràn ngập cái khí vị của quê
hương, nhiều tác giả bắt đầu bằng câu lục bát, tức là cái truyền thống trong
thơ đã được thừa nhận như là điều tất yếu và bình thường như hơi thở; và
cũng có nhà thơ phải hướng mình tới truyền thống trong thơ, coi đó như là

12


một mục đích cần đạt được. Cũng có tác giả tiếp nhận cái truyền thống
bằng cái nhìn khúc xạ- cái nhìn không trực tiếp, như cách “đọc thơ Tây là
một cách mở rộng, tham bác để cho cái chất nhà quê vừa gắn với cổ điển,
vừa đáp ứng được nhu cầu hiện đại”. Điều đó cho thấy truyền thống thơ
không phải là hiện tượng chứa đựng trong khuôn đúc mà trái lại luôn có sự
biến đổi, bởi nó là một vận động đồng tâm với lịch sử xã hội, hàng loạt giá
trị, kinh nghiệm nghệ thuật được coi là bảo thủ, lạc hậu sẽ được thay thế
bởi những giá trị mang tầm tư tưởng tiến bộ hơn, phù hợp với cuộc sống
mới - chuyển tải và biểu hiện cuộc sống mới. “Và để giải quyết những
nhiệm vụ do thời đại đặt ra, nhiều sáng tác hoặc là phải hoàn thiện, đổi mới
kinh nghiệm của thế hệ trước, hoặc là phải đấu tranh chống lại những gì đã
cũ kĩ, lạc hậu, phải tìm những lối đi mới. Kế thừa truyền thống và cách tân
nghệ thuật, vì thế là những phương diện không bao giờ tách rời nhau của
quá trình văn học. Đến lượt mình, những cách tân nghệ thuật chân chính lại
sẽ trở thành những truyền thống mới, bồi đắp thêm cho kho tàng kinh
nghiệm đã vượt qua sự thử thách thời gian của những thế hệ đi trước” [27].

Một hình thức mới mang nội dung mới đã làm nên một cuộc cách mạng,
nhưng cuộc cách mạng này không phá vỡ tất cả mà cách mạng để chứa
đựng được những tâm hồn mới phóng khoáng và dân chủ hơn- tâm hồn đó
là sản phẩm tất yếu của sự vận động lịch sử xã hội. Xét đến cùng, thơ mang
tính truyền thống chính là những vần thơ bám chặt với con người từ đời
sống xã hội đến đời sống tinh thần và được diễn đạt bằng một ngôn ngữ mẹ
đẻ thuần khiết, nhuần nhị.
Những thế hệ nhà thơ xuất thân từ trong công cuộc kháng chiến
chống Mĩ như: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Lâm
Thị Mĩ Dạ, Nguyễn Duy…cũng mang cho thơ rất nhiều cái mới, song trong
họ cái “chất nhà quê” luôn được trân trọng và tìm về. Nhà thơ Nguyễn Duy

13


nói: “Tôi không phải là người hoài cổ mà là người phục cổ. Chữ “phục” ở
đây phải hiểu theo cả hai nghĩa khôi phục và khâm phục”. Trên thực tế, ông
đã làm mọi cách để đưa cội nguồn dân tộc vào lòng người hiện đại bằng
thơ, qua nhiều cách thể hiện, ngoài biểu hiện đắc dụng nhất của ông là
những tập thơ còn là lịch thơ, thơ trên giấy dó…
Những cái đẹp gọi là truyền thống thường là những cái đã thấm
vào ý nghĩ, những cái đã được gọt dũa và bao bọc, nó giống như viên ngọc
trai - là những gì tinh túy chắt lọc và giữ gìn. Chính vì thế mà những nhà
thơ, nhất là những người trực tiếp xây dựng và bảo tồn truyền thống cho
thơ luôn mong muốn các thế hệ tiếp sau dù đổi mới cũng đừng nên đánh
mất cội nguồn. Và phần lớn những người đọc thơ ngày nay, trước một bài
thơ mượt mà truyền thống, bao giờ cũng cảm thấy gần gũi thân thuộc, như
được vỗ về an ủi.
1.1.2.Khái niệm cách tân:
Cách tân có nghĩa là đổi mới - tức là phải có một cái gốc bị coi

là cũ thì mới tạo ra được sự tương quan để thấy cái mới. Nói về vấn đề
cách tân trong thơ, chúng ta hãy quay lại những năm 30 của thế kỷ trước.
Thơ Mới chính là cuộc cách mạng trong thơ ca dân tộc - Thơ Mới được coi
là đỉnh cao trên lộ trình phát triển của thơ. Hiện nay chúng ta đang nói
nhiều tới cách tân thơ, muốn thơ còn là “lát cắt tâm hồn” của hôm nay hiện tại - và mai sau, thì phải tìm một con đường mới, con đường để thơ
bắt kịp được với biến thái tình cảm, những suy tư của người đương đại.
Nếu nhà thơ bằng lòng với những gì mình kế thừa được và những cái của
riêng mình thì vô hình trung họ đã làm khô cằn cuộc sống vốn biến hoá
muôn màu muôn vẻ. Chính vì vậy, khẳng định đổi mới là tất yếu đối với
người sáng tạo nói chung và nhà thơ nói riêng.

14


Có nhiều ý kiến về cách tân, có thể trích ra một đoạn bài viết của
tác giả Hiền Nguyễn: “Cách mạng thơ là cuộc thay đổi lớn, xảy ra ở những
giai đoạn thời gian nhất định nên rất ít cách tân là những thay đổi liên tục
hàng ngày, không chỉ với thơ ca mà những lĩnh vực khác, cách tân là tất yếu”.
Còn “ Đổi mới không phải là lộn trái cái túi quần” - Chế lan Viên- “đó phải là
nhu cầu từ chính chủ thể thi sĩ và phụ thuộc vào cảm quan của chính người
cầm bút”. “Phải đổi mới từ nội dung chứ không phải từ dăm ba cái bên ngoài
làm thời thượng”- Nguyễn Thị Minh Thái khẳng định. Nhà thơ Trần Đăng
Thao thì dứt khoát: “Phải đổi mới từ tư duy”…Đúng là không có khái niệm,
qui chuẩn nào cho cái gọi là cách tân thơ, bởi vì thời gian vừa có sức khẳng
định, vừa có sức phủ nhận tất cả những gì đã qua. Các nhà văn hãy viết về
cuộc sống một cách chân thực bằng tấm lòng và tài năng của mình thì chính
những tác phẩm ấy là câu trả lời ý nghĩa nhất, xác thực nhất. Phải chăng mọi
sự tranh cãi bao giờ cũng tìm về với bản thể, mà bản thể của cách tân thơ
chính là “Tấm lòng và tài năng” như tác giả Hiền Nguyễn đã nói? Khẳng định
điều này nhưng lại nói bằng cách khác, Tiến sĩ Chu Văn Sơn viết “Cách tân là

sáng tạo cái mới, nhưng không phải cái mới vay mượn từ ngoài mình. Trái lại
phải là cái mới trong mình, từ mình. Nhận chân được cái mới thuộc về bản thể
thì mới thấy được cái mới ấy cũng chính là cái tôi của kẻ sáng tạo…”. Như
vậy cách tân là lẽ sống của thơ”. Một bài thơ hay không thể là sự bắt chước
khéo léo mà phải sáng tạo được trên nền cái cũ, mà phải có dấu ấn riêng,
nhưng phải để mọi người thấy được mình trong đó.
Đổi mới - ngoài những điều được khám phá là hoàn toàn mới mẻ
- cả về nội dung và hình thức- còn những điều đã được nói nhiều song đến
với tác giả này nó lại được nhận diện ở một góc độ khác mới lạ và độc đáo,
đem đến cho người đọc những cảm quan thẩm mỹ mới, tích cực. Nếu
truyền thống trong thơ là những giá trị đã được khẳng định và giữ gìn, là

15


cái “đã biết”, thì cách tân lại là cái nhà thơ khai sáng cho người đọc, trao
cho người đọc cái quyền khẳng- phủ rất khách quan. Cách tân trong thơ nói
chung trên phương diện hình thức nghệ thuật chủ yếu ở thể thơ, ngôn từ,
hình ảnh…và trên phương diện nội dung, đó là cách biểu đạt cái tôi trữ
tình, cách chiếm lĩnh và thể hiện đề tài…các nhà thơ mới không dùng thể
Đường luật để biểu hiện mình, cũng không cần mượn một điển tích điển cố
nào để gợi sự sâu lắng mà “xưng tôi” thản nhiên tự tin trút hết những uẩn
khúc và niềm khao khát của mình vào thơ - đó là họ đã đứng dậy cởi bỏ cái
cũ không hợp thời, cái cũ hạn chế sự phát triển của những tâm hồn đương
thời- họ đã cách tân, cách mạng. Cuộc cách tân của Thơ Mới là một thành
tựu mà trong lịch sử phát triển của mình, thơ rất cần sự vận động đi lên như
thế.
Nói cách tân là đổi mới, tìm kiếm cái mới, tạo ra cái mới. “Cách
tân là thuộc tính của sáng tạo, chả có sáng tạo nào lại chẳng là một cách tân
nào đấy. Hiểu theo lối này, người sáng tạo cũ nhất cũng có thể yên chí rằng

mình đang cách tân” [36] và “ cảm giác yên chí như vậy, nếu là thành thực
thì chất chứa một nguy hiểm. Bởi nó chính là tiếng nói ngọt ngào của trì
trệ, nó là sự thủ cựu trá hình. Khi chỉ thích tự ru vỗ mình bằng cách hiểu ấy
thì cuộc sáng tạo xem như đã an bài. Còn theo lối khó tính, thì cách tân là
một xu hướng sáng tạo với khát khao tạo ra cái hoàn toàn mới. Theo cách
này, thì chỉ có những đột phá táo bạo, những bứt phá dũng mãnh, vượt khỏi
rào cản của thói quen thẩm mỹ cũ, gieo những hạt giống mỹ cảm mới, khai
sinh một hệ giá trị mới, thì mới được gọi là cách tân”[36]. Như vậy, “cách
tân là lẽ sống” của thơ nhưng tác giả phải hiểu được tường tận vì sao là lẽ
sống thì mới đạt đến độ sáng tạo đích thực. Không phải là một thứ cách tân
chung chung, đánh đồng sáng tạo với cách tân, để rồi yên trí ta cũng như ai,
cũng đã góp đủ cho phong trào. Cách tân không đồng nghĩa với an bài, mà

16


nó là kết quả của sự hối thúc, của khát khao từ trong tâm can những người
cầm bút hằng ngày, hằng giờ và trong mọi suy nghĩ về sáng tạo. Vào thế kỷ
XV, Nguyễn Trãi trong tập “Quốc âm” đã có những cách tân về dòng thơ
Đường luật đã tạo ra cảm quan thẩm mỹ mới: câu thơ thất ngôn nhưng
khuyết một chữ:
“ Rồi hóng mát thuở ngày trường
hoè lục đùn đùn tán rợp trương”
( Bảo kính cảnh giới- 43 )
“ Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu
mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”
( Thuật hứng 25 ).
Độc giả khi đọc những câu thơ “thiếu chữ” này như bị hẫng,
nhưng chính cái hẫng đấy lại khiến ta phải xem lại để thấy được nỗi niềm
cuồn cuộn như nước “triều đông” của Nguyễn Trãi. Không có một cách

tân nào có sẵn hay tự đến, tác giả phải có ý thức sáng tạo, như hai tác giả
trung đại đã dẫn ở trên- những sáng tạo của họ được khai sinh trên mảnh
đất tấm lòng- tấm lòng tràn đầy nỗi khát khao, yêu thương và dâng hiến,
sáng tạo sẽ là con đường để dẫn dắt những nỗi niềm ấy đến được với ngàn
vạn tấm lòng ở muôn đời sau.
Đối với các tác giả ở thế kỷ XXI, cách tân đã trở thành một hối
thúc. Nhìn bao quát chúng ta thấy rằng: các nhà thơ trẻ mang sự háo hức
bứt phá, mạnh mẽ đến vội vã hấp tấp, còn các nhà thơ lớn tuổi ( lớp nhà thơ
trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ…) thì điềm tĩnh hơn. Phải
chăng, chính sự điềm tĩnh nó khiến họ trả lời câu hỏi: cách tân là gì? lẽ
sống của thơ là gì? được sâu sắc và hoàn hảo hơn?. Những câu thơ để lại là
những câu thơ của người Việt - hồn Việt mà không hề cũ mòn, khuôn sáo.
Bởi có lẽ họ - hơn ai hết - hiểu rõ “một nền văn hoá hiện đại tốt phải giữ

17


được cái hồn của văn hoá truyền thống. Những người trẻ có thể đổi giọng
đổi điệu nhưng không được đánh mất cái hồn. Đáng sợ nhất là bắt độc giả
đọc những cái vô hồn- Bởi con chữ, ngôn ngữ và tiếng nói đều có linh hồn
riêng của nó” ( Nguyễn Duy). Nói tới Nguyễn Duy người ta sẽ nghĩ tới một
người luôn tìm và đổi mới thơ Việt. Ông không phải là người đầu tiên
khám phá chất thơ lãng mạn trong lục bát nhưng ông lại là người khai phá
thông minh ( Thanh Tuyền ). Bởi vì khi không còn cảm thấy có gì mới hơn
ông dừng lại không viết thơ nữa để tích lũy, tìm tòi và chiêm nghiệm.
Những dòng thơ của nhà thơ tài năng này là đại diện tiêu biểu cho những
sáng tạo cách tân trong thơ.
Và còn có nhiều tác giả khác vẫn âm thầm đào đãi, chắt lọc tạo
nên cái mới - những bụi vàng quí giá từ những bụi bặm đời thường. Đó
chính là chất vàng mười mà người nghệ sĩ dụng công tìm kiếm và có dụng

công thì mới tìm ra chất vàng mười để để lại cho đời.
1.1.3 Mối quan hệ giữa truyền thống và cách tân:
Truyền thống là cái đã được khẳng định, cách tân là cái đang
phải đấu tranh để tự khẳng định. Truyền thống là cái tĩnh trong tương quan
với cái động là cách tân. Tuy nhiên cần phải hiểu rõ một điều rằng: truyền
thống không phải là cái cũ- cái cũ mà cách tân phải đánh đổ để khẳng định
mình. Giữa truyền thống và cách tân có mối quan hệ qua lại biện chứng. Vì
đây hoàn toàn không phải là hai vấn đề riêng lẻ mà trong quá trình phát
triển của thơ nói riêng nó là qui luật tồn tại và phát triển có tính lý luận chặt
chẽ.
Không có điều gì là mới vĩnh viễn, mọi cuộc cách tân nhằm thay
đổi cái cũ cũng đến lúc cũ đi cùng với thời gian và tần số va đập với cuộc
sống xã hội. Lúc đó, cái phù hợp và tinh túy sẽ được giữ lại, còn những gì
không phù hợp sẽ bị thay thế bằng cái mới, do một cuộc cách tân mới đem

18


lại. Cái được giữ lại sẽ bồi đắp thành truyền thống. Truyền thống của thơ
không phải là một hiện tượng ngưng đọng, khép kín, nó không ngừng vận
động, tự đổi mới. Có truyền thống mới có cách tân và ngược lại. Tuy là hai
khái niệm mang tính chất khác nhau, nhưng lại ràng buộc với nhau, không
có cách tân nào không nảy sinh trên mảnh đất truyền thống và cũng không
có truyền thống nào không được bồi đắp bởi những cách tân. Một bài thơ
hay là một bài thơ kết hợp cả truyền thống và cách tân một cách nhuần nhị.
Người ta không thể tán thưởng một thi phẩm được diễn đạt bằng ngôn từ xa
lạ, mặc dù ý tưởng mới và độc đáo.
Trên thực tế các nhà thơ bậc thầy luôn đề cao sự kết hợp giữa
truyền thống và cách tân trong thơ. Chỉ khi nào nhận thức rõ được mối
quan hệ biện chứng giữa mới và cũ giữa cái nền tảng và sự sáng tạo thì mới

trở thành một nhà thơ đích thực. Thơ muôn đời mang tính kế thừa, đoạn
tuyệt với truyền thống là cách tự chết ngắn nhất. Truyền thống và cách tân
là một quá trình vận động đi lên không ngừng. Thời đại là tấm gương lớn
phản chiếu mọi giá trị truyền thống và cách tân. Thời đại đòi hỏi con người
phải cách tân, tức là phải thay đổi một số giá trị không còn phù hợp bằng
một hệ thống giá trị mới đắc dụng hơn trong việc phản ánh con người và
lịch sử khi cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ chấm dứt là khi đã thiết
lập được hệ thống những chuẩn mực mới. Nhưng những chuẩn mực này
cũng chỉ là thước đo cho một giai đoạn lịch sử nhất định chứ hoàn toàn
không phải là giá trị mà muôn đời phải lệ thuộc. Tất yếu sẽ bị thay đổi như
nó đã làm thay đổi cái trước nó. Nhìn nhận một tác phẩm văn học nói
chung, thơ nói riêng bao giờ cũng đặt trong mối quan hệ với thời đại và văn
hóa. Bởi hai trục tung- hoành này chính là thước đo chuẩn xác nhất cho
việc khẳng định sức sống của một tác phẩm. Để đạt đến những giá trị là
truyền thống phải qua sự thanh lọc khắt khe của lịch sử và của nghệ thuật,

19


trước hết nó phải là những cách tân đích thực, và những cách tân đó trước
sự chuyển mình của lịch sử vẫn đứng vững và được thừa nhận thì mới được
lưu danh trong kho tàng truyền thống. “Kế thừa truyền thống và cách tân
nghệ thuật, vì thế là những phương diện không bao giờ tách rời nhau của
quá trình văn học”.

1.2. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy.
1.2.1. Hành trình sáng tạo
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, thị
xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Năm 1965,
từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm

Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mĩ trong những năm
chiến tranh Việt Nam. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của
bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường đường 9
Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam biên giới
phía Bắc (năm 1979). Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ
Hội Nhà văn Việt Nam và là trưởng đại diện tại phía Nam. Nguyễn Duy làm
thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường phổ thông Trung học Lam Sơn,
Thanh Hóa. Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với
chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt Nam, trong tập “Cát
trắng”. Ngoài thơ, ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký. Năm 1977 ông tuyên bố
“gác bút” để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in thơ
nên các chất liệu tranh, tre, nứa, lá, thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in
nhiều thơ trên giấy gió. Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền
in trên giấy gió (gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc) khổ
81cm x 111cm có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ
tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa của
ông.

20


Nguyễn Duy được tặng giải thưởng Nhà Nước về Văn học nghệ
thuật năm 2007.
- Tác phẩm chính.
Thơ:
. Cát trắng (1973)
. Ánh trăng (1984)
. Đãi cát tìm vàng (1987)
. Mẹ và em (1987)
. Bụi (1997)

Thể lọai khác:
. Em Sóng (kịch thơ - 1983)
. Khoảng cách (tiểu thuyết – 1986)
. Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký – 1986)
Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm
tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và có lúc khiến
người ta phải giật mình suy nghĩ, nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu
thích: Tre Việt Nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Đò Lèn, Sông
Thao,…. Ông được đánh giá cao trong thơ lục bát, một thể thơ có cảm giác
dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Thơ lục bát của Nguyễn Duy
được viết theo phong cách hiện đại, câu thơ vừa phóng túng lại vừa uyển
chuyển chặt chẽ. Nguyễn Duy được giới phê bình đánh giá là người đã góp
phần làm mới thể thơ truyền thống này. Bài thơ “Tre Việt Nam” của ông đã
được đưa vào sách giáo khoa phổ thông.
Nguyễn Duy còn có bộ ba bài thơ theo thể tự do nổi tiếng được
công chúng biết tới viết về những trăn trở, suy nghĩ của ông về tương lai
đất nước, tương lai của con người và môi sinh. Bài thơ đầu mang tên
“Đánh thức tiềm lực” viết từ năm 1980 đến năm 1982 với những suy tư về

21


tiềm lực và tương lai của đất nước. Bài thơ thứ hai được viết lúc ông đến
thăm Liên Xô và đến năm 1988 mới hoàn thành mang tên “Nhìn từ xa…Tổ
quốc”. Bài thơ viết về những trì trệ, bất cập mà ông mắt thấy tai nghe trong
thời kỳ bao cấp, với những câu thơ rất mạnh mẽ, “như những nhát dao cứa
vào lòng người đọc” (Lê Xuân Quang). Bài thơ thứ ba viết sau đó chục
năm, mang tên “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ” vẫn còn thi pháp với hai bài
thơ trước nhưng chủ đề lại rộng hơn: Những suy nghĩ về thiên nhiên, không
gian và tương lai con người.

Nguyễn Duy là lớp nhà thơ xuất thân từ cuộc kháng chiến chống
Mĩ, khi mà chiến tranh là đời sống và chiến đấu là lẽ sống của mỗi con
người. Nguyễn Duy là con người mẹ “áo nhuộm bùn váy nhuộm nâu bốn
mùa”, người mẹ của “đồng đất quê mình”, nên chất chân chỉ mộc mạc đã
ăn vào máu thịt nhà thơ. Khi cuộc chiến bảo vệ quê hương mới khép lại, ta
vẫn nghe những lời thơ nặng đằm tình cảm đồng đội, quê hương, lời thơ
phát ra từ trái tim của người trẻ tuổi mở lòng mình để hiến dâng và yêu
thương. “Gừng càng già càng cay” - thơ Nguyễn Duy cũng vậy. Thời gian
đã làm cho những câu thơ thêm sâu sắc, ý nghĩa. Đọc thơ Nguyễn Duy
trước và sau đổi mới ta dễ nhận thấy một sự chuyển mình trong lối suy
nghĩ khiến thơ ông giàu chiêm nghiệm và đậm màu sắc triết lý. Nếu trước
đổi mới, dư âm của cuộc chiến tranh với chiến thắng lẫy lừng của toàn dân
tộc ảnh hưởng tới nhiều bài thơ Nguyễn Duy, thì sau đổi mới, dòng thơ
Nguyễn Duy thể hiện một cái nhìn khá toàn diện về cuộc chiến tranh với cả
khóc cả cười, cả động, cả tĩnh, đồng thời tác giả đi sâu khám phá về cuộc
sống con người- cả một thế giới đời thường xô bồ, ồn ã đi vào thơ ông
trong những phút tĩnh lặng nhất của lòng mình. Trong cuộc sống vội vã,
con người có ít thói quen nhìn lại ngày hôm qua, thơ Nguyễn Duy cho ta
những phút giật mình, để nhận ra đã bỏ qua chính mình, chạy theo những

22


gì khó lý giải được bằng sự gần gũi, bình dị. Thơ Nguyễn Duy như lời đánh
thức, đánh thức cõi tâm tình đang dần ngủ quên giữa bao bộn bề đời
thường.
Trước đổi mới, thơ Nguyễn Duy giống như một anh dân quê hiền
lành vừa bước chân vào cuộc sống thành thị, mang nỗi nhớ nhung trăn trở
về nơi mình ra đi:
Đôi khi một mình ngồi thẫn thờ

nhớ thăm thẳm một cái gì vớ vẩn
như là mùi rơm ải chẳng hạn
( Nhớ thiên nhiên)
Nỗi nhớ chân thực và hồn hậu, không dấu diếm nhưng lại vẫn rất kín
đáo. Trong nỗi niềm ấy có chút gì tự vỗ về mình và an ủi những tâm hồn
đồng điệu:
Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi
dù chúng ta cứ việc già nua tất
xin thương mến đến tận cùng chân thật
những miền quê gương mặt bạn bè…
(Tuổi thơ)
Và chính cái chân thật và tấm lòng sẻ chia ấy đã tạo cho lời thơ
Nguyễn Duy có chút dịu dàng, đằm thắm, có cái thiết tha lẳng lặng đọng lại
trong lòng độc giả, đọc những câu thơ ấy chợt xao động yêu thương:
Yêu mến ạ xin đừng buồn em nhé
dòng nước trôi đi, giọt nước lại rơi về…
(Sông Thao)
Nguyễn Duy và Nguyễn Bính hai nhà thơ khác thời nhưng
đồng điệu ở cảm hứng hoài cổ. Nguyễn Bính nhận ra rằng “ Hoa chanh nở
giữa vườn chanh/ Thầy u mình với chúng mình chân quê” nhưng cũng chỉ

23


“nhắc nhở” như sợ người giận mà buông bỏ hết cái chân quê còn sót lại
“hôm qua em đi tỉnh về, hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Còn Nguyễn
Duy lại tự nhủ với chính mình, có lúc giật mình :
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình
( Ánh trăng )
Và có lúc ta như chợt bắt gặp ánh mắt bùi ngùi quay lại tâm niệm :
Thôi ta về với mình thôi
Đường xa nghĩ nỗi sau này… cũng kinh
Điệu hồn Nguyễn Duy trước đổi mới cũng chưa rời xa vị “tiền bối”
Nguyễn Bính lắm bởi còn vương vít với hồn quê, hồn đất. Nguyễn Duy
nhớ tất cả những gì làm nên cái chân chất, mộc mạc nơi mình, thơ ông lúc
này mang đậm phong vị ca dao. Đọc những câu thơ ấy ta như được trở về
với miền tâm hồn quen thuộc của dân tộc “Mẹ ta không có yếm đào…”
Thơ Nguyễn Duy mang nỗi nhớ của một người con xa quê, đồng thời
lại chất chứa dự cảm về tương lai, Nỗi nhớ quê như nhớ về một giá trị đẹp đẽ
của văn hóa dân tộc sẽ dần nhạt nhòa với thời gian và nhịp sống. Có thể nói,
thơ Nguyễn Duy trước Đổi mới đã có chút nuối tiếc, muốn níu kéo những giá
trị đẹp đẽ đó, đã lo lắng và đã buồn. Buồn vì chính mình và buồn hơn ở
quanh mình. Đổi mới là cái bản lề, con người được tự do và tự chủ nhiều hơn
nên cuộc sống vận động mạnh mẽ, có lúc lấn át những riêng tư và suy tư.
Thơ Nguyễn Duy chứa cái nhìn dữ dội hơn: Nếu trước đó chỉ là dự cảm thì
bây giờ hiện thực phơi bày trước mắt, nếu trước đó là lời vỗ về an ủi mình và
mọi người thì bây giờ là lời thẳng thắn, sắc cạnh có khi thành vết của tia
máu. Nhân vật “em” hiền hậu là vậy bỗng được nghe những tâm tình đẫm

24


màu chua chát, đắng cay: “Có đam mê nào giá rẻ không em ?…- có yêu
đương nào giá rẻ không em?”(Chợ) nhưng trong sâu thẳm của nỗi niềm ấy là
khao khát được sống thật mình, nên thơ Nguyễn Duy kết tinh thêm một tầng
ý nghĩa mới mang tính triết lý. Tâm sự hồn hậu trước đó giành chỗ cho một
nỗi lòng quằn quại, có lúc cô độc, không phải cái cô độc của con người trong

thời đại (giống như nỗi niềm của con người trong Thơ Mới) mà cô độc của
một thời đại trong một thời đại - thời đại tác giả được nuôi dưỡng và thời đại
tác giả dựng xây. Chính vì sự cô độc đó mà nhà thơ có phút lắng lại nhìn
cuộc sống và nhận ra biết bao điều tưởng như trái ngược, vô lý mà lại hiển
nhiên tồn tại:
Toác khói cháy nổ tởn
Trận mạc nào đi qua
Có một người nạng gỗ
Ngồi bên sông nhớ nhà
( Pháo tết ).
Nguyễn Duy có chút gì giống với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
trong phương pháp chữa bệnh cho cuộc sống là :dùng thanh sắt nung đỏ để
chữa trị những vết thương. Đau đớn lắm, nhưng cái cuối cùng lại có hậudù đó mới chỉ là khao khát - bằng những trang sách - chữa khỏi những căn
bệnh của xã hội đương thời.
Thơ Nguyễn Duy cả trước và sau đổi mới đều mang đến cho
người đọc những xúc cảm sâu lắng, bởi một điều giản dị là tác giả viết
bằng một tấm lòng chân thật, bộc bạch hết mình cái tôi chân quê, cái tôi
phục cổ ( Phục - khôi phục và khâm phục). Trong thơ Nguyễn Duy, vừa
đậm dấu ấn truyền thống lại vừa thể hiện những cách tân đáng ghi nhớ. Tác
giả đã kết hợp hai giá trị này trong thơ mình như là một sự ngẫu nhiên
khiến cho mỗi dòng thơ là một hơi thở khá tự nhiên và chân tình đến gan

25


×