Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.47 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
............................................

LÊ VĂN KHẢI

TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI
MỚI

NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
.......................................................

LÊ VĂN KHẢI

TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI
MỚI

NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ

Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ VĂN ĐỨC



HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

1

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài.

1

2. Lịch sử vấn đề .

2

3. Phạm vi nghiên cứu.

5

4. Phương pháp nghiên cứu.

6

5. Kết cấu luận văn.

6


Nội dung
Chương 1: Con người trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
thời kỳ đổi mới từ góc nhìn văn hóa
1.1.Con người trong văn học thời kỳ đổimới.

7
7

1.2 Con người trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
thời kỳ đổi mới từ góc nhìn văn hóa.
1.2.1. Con người từ góc nhìn văn hóa ứngxử.

8
9

1.2.2. Con người từ góc nhìn văn hóa tính dục

20

1.2.3. Con người từ góc nhìn văn hoá tâm linh

28

1.2.4. Con người từ góc nhìn bi kịch

31

Chương 2: Thiên nhiên trong truyện ngắn ma văn kháng
thời kì đổi mới từ góc nhìn văn hoá
2.1. Văn hoá vùng trong cái nhìn thiên nhiên


39
39

2.2. Cõi sống tinh thần trong cái nhìn thiên nhiên

50

Chương 3 : Nghệ thuật Truyện ngắn Ma Văn Kháng
từ góc nhìn văn hoá

58

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhânvật:

58

3.2. Ngôn ngữ - Giọng điệu

70

3.3. Không gian, Thời gian nghệ thuật

78

Kết luận

85



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài.
Diện mạo của một nền văn học dân tộc trước hết là sự góp mặt của những tên
tuổi lớn. Trong văn học đương đại Việt Nam, Ma Văn Kháng là một nhà văn có
vai trò không nhỏ trong hành trình đổi mới tư duy nghệ thuật.
Sự nổi tiếng của ông là một điều không phải bàn cãi. Gần 50 năm hoạt động
sáng tạo chi chút như con ong làm mật, từ truyện ngắn đầu tiên đến nay ông đã
có một vốn liếng khá lớn về tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó có những tác
phẩm đóng dấu trong lòng bạn đọc .
Có thể nói, dù viết truyện ngắn từ những năm 1960 nhưng phải đến
những năm tám mươi của thế kỉ trước, Ma Văn Kháng mới thật sự thành công
về sáng tác truyện ngắn, đặc biệt là từ sau năm 1986.
Phố cụt là tác phẩm mở đầu cho nghiệp viết truyện ngắn của ông.Truyện
ngắn này được in trên trang nhất của Tuần báo văn nghệ 1961.Đây là tác phẩm
có cốt truyện đơn giản, khám phá những cuộc đời lao động mới bằng những
trang văn trong sáng, nóng hổi hơi thở cuộc sống.Từ đó ông trưởng thành dần
và liên tiếp gặt hái thành công trong thể loại này. Ông đoạt giải cao nhất cuộc
thi truyện ngắn 1967 – 1968 của Tuần báo văn nghệ. Sau đó, ông cho ra đời liên
tiếp 5 tập truyện ngắn từ 1969 đến 1972. Từ 1986, truyện ngắn Ma Văn Kháng
bứt phá, sung sức, nở rộ. Đề tài và chủ đề mở rộng.Tư duy đa chiều về cuộc
sống và con người. Đến nay ông đã có 17 tập truyện ngắn, 10 tiểu thuyết, 3
truyện nhi đồng. Ông tiếp tục đoạt giải thưởng cho tác phẩm Xa phủ (trước
1986), Cây bút vàng cho truyện ngắn San Cha Chải trong cuộc thi truyện ngắn
và kí 1996 – 1998 do Bộ công an và hội nhà văn tổ chức. Tập truyện Trăng soi
sân nhỏ (1994) được giải thưởng hội đồng văn xuôi hội nhà văn 1995 và năm
1998 giải thưởng văn học Đông Nam Á. Năm 2001 ông nhận giải thưởng nhà

1



nước về văn học nghệ thuật đợt 1. Năm 2009 ông cho xuất bản tiểu thuyết Một
mình một ngựa và hồi kí Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương, cuốn
tiểu thuyết Một mình một ngựa được nhận giải thưởng của hội nhà văn Hà Nội.
Với một nội lực mạnh mẽ và một cá tính sáng tạo, nhà văn Ma Văn Kháng
đã và đang chiêm nghiệm, nhập cuộc, lùi xa, đứng trên dòng chảy đất nước
những năm chuyển động dữ dội và thời kì đổi mới để có một thương hiệu
truyện ngắn Ma Văn Kháng. Ông nhận ra những cơn vật vã của toàn xã hội và
“chấn thương”của trạng thái nhân thế. Ông đi vào bản chất của cuộc đấu tranh
nội bộ thời hậu chiến với những mưu toan, quyền lực, chuyên quyền, a dua,
nịnh bợ, với những cái ác, cái xấu hiện hình.
Với một cây bút có nhiều trải nghiệm và in dấu trong lòng độc giả qua nhiều
chặng đường sáng tác như vậy, với một tài năng truyện ngắn vượt trội, cần có
một góc nhìn đa chiều hơn về văn chương của ông, nhất là mảng truyện ngắn
viết trong thời kỉ đổi mới đến nay. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hoá
hiện đang là xu hướng tiếp cận toàn diện và sâu sắc về văn học. Chúng tôi chọn
đề tài này để thấy được những biểu hiện văn hoá trong sáng tác truyện ngắn Ma
Văn Kháng thời kì đổi mới và sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa văn hoá thời
kì này đến thế giới nghệ thuật truyện ngắn của ông.
2. Lịch sử vấn đề
Ma văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 1/12/1936 tại Hà Nội.
Bút danh Ma Văn Kháng gắn liền với quê hương thứ hai của ông- Lào Cai. Ông
từng đi qua thời thiếu sinh quân, giáo viên dạy văn, hiệu trưởng cấp 2, cấp 3
phổ thông Lào Cai, làm báo, làm thư kí cho bí thư tỉnh uỷ Lào Cai. Năm 1974
ông chính thức trở thành hội viên hội nhà văn Việt Nam. Sau một thời kì dài
gắn bó với Lào Cai, Ma Văn Kháng trở về Hà Nội mở ra một giai đoạn mới
với tư cách nhà văn chuyên nghiệp. Hiện nay ông là là uỷ viên ban chấp hành
hội nhà văn Việt Nam.
2



Như trên đã nói, sáng tác của ông đa dạng ở thể tài và nhất là những tập
truyện ngắn ngày càng gây tiếng vang từ sau 1986.
Lịch sử nghiên cứu về truyện ngắn Ma Văn Kháng đã đặt ra từ rất sớm.
Năm 1961 truyện ngắn Phố cụt được in báo, gần hai năm sau trong một cuộc
họp ở viện văn học, phó viện trưởng Nguyễn Minh Tân đã nói: “ Cây bút trẻ
Ma Văn Kháng in nhiều truyện ở các báo được giới văn học và bạn đọc chú ý”(
theo An ninh thế giới, ngày 26/9/2007)
Đầu những năm 70, các cây bút phê bình nghiên cứu tập trung bàn về tập
truyện Xa Phủ của Ma Văn Kháng, tác phẩm viết về cuộc sống và con người
miền Tây, theo các nhà phê bình thì Xa Phủ vẫn là cảm hứng sử thi của văn học
lúc bấy giờ, dạng truyện vừa trữ tình vừa có cốt truyện…
Từ sau 1986 đến nay Ma Văn Kháng liên tiếp cho ra mắt những tập truyện
ngắn gây tiếng vang rộng rãi: Ngày đẹp trời (1986), Vệ sĩ Quan Châu (1988),
Trái chín mùa thu (1988), Heo may gió lộng (1992), Trăng soi sân nhỏ (1994),
Ngoại thành (1996), Vòng quay cổ điển (1997), Ngày hội phố phường (2004),
Đầm sen (2006), Trốn nợ (2008)…Những người quan tâm đến truyện của Ma
Văn Kháng đều phát hiện ra đó là những trang văn triết luận đời sống hết sức
nhất quán. Triết luận của Ma Văn Kháng là lấy tính người, tình người và sự
hồn nhiên làm mẫu số để nhà văn trò chuyện về con người và cuộc đời. Những
truyện hay nhất của Ma Văn kháng là nói về dòng đời, mạch sống.
Các tập truyện trên đây của Ma Văn Kháng đã được phê bình trên các
trang báo, các bài tham luận cũng như các công trình nghiên cứu. Phê bình về
tập truyện Ngày đẹp trời, tác giả Bùi Việt Thắng phát hiện ra tính chất dự báo
những vấn đề cốt yếu của cuộc sống, khai thác những chuyện đời thường.
Tác giả Nguyễn Đăng Hiệp nhận xét về Đầm sen là đời thường, đầy ắp
hơi thở của sự sống, nhân vật phụ nữ đời hơn cả.

3



Đọc Heo may gió lộng, tác giả Trần Bảo Hưng cho đó là lối viết đượm tình
yêu thương, thế giới tâm linh huyền bí với những nghiệp căn số mệnh…
Cái nhìn toàn diện về truyện ngắn Ma Văn Kháng phải đến năm 1999 với các
tác giả Lã Nguyên, Nguyễn Ngọc Thiện, Phong Lê…
Tác giả Lã Nguyên phát hiện truyện ngắn Ma Văn kháng ở các cấp độ:
Những kẻ mông muội nơi miền rừng núi ; những cảm khái thành thị với nhịp
sống hiện đại nghiêng về tình người nhân văn; tính dục trào lộng .
P.G.S, nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện - một người bạn mà gần như tác phẩm
nào của Ma Văn Kháng cũng đọc đã nói: “ Chả lúc nào ông ấy không có truyện
trong ngăn kéo đâu, cứ đến xin khéo may là được đấy”. Nhà văn Nguyễn Ngọc
Thiện bàn nhiều về đời sống tâm linh bí ẩn để đặt con người đúng chỗ trên trần
thế, về dục vọng như một thuộc tính của con người trong tryện ngắn của Ma
Văn Kháng.
Năm 2008 tập truyện mới nhất của Ma Văn Kháng có tên Trốn nợ ra đời.
Trốn nợ là chủ đề của cuộc hội thảo tại trụ sở hội nhà văn Việt Nam- cuộc hội
thảo nằm trong khuôn khổ hoạt động của lớp bồi dưỡng lí luận phê bình khoá 1
do trung tâm bồi dưỡng viết văn tổ chức. Tại hội thảo này, T.S Nguyễn Thanh
Tú đã khẳng định : Ma Văn Kháng vẫn viết những điều mình biết và chiêm
nghiệm, ngồn ngộn những chi tiết. Nhà phê bình Văn Vinh đánh giá Ma Văn
Kháng thể hiện một bút lực sung mãn, cường tráng. Nhà phê bình Nguyễn Chí
Hoan cho rằng: Hầu hết các tác phẩm đều gói chặt vào những không gian nhỏ
bé, để lại dư vị bức bối. Có một thế giới cũ kĩ đang bàng hoàng trước những đổi
thay của cuộc sống.
Như vậy nghiên cứu về sáng tác truyện ngắn Ma Văn Kháng đã có một quá
trình lịch sử từ những nhận định lẻ trên các tờ báo, đến những bài viết công
phu, những tham luận có giá trị tại các hội thảo, tất cả đều tập trung khám phá
sức sáng tạo đồi dào của truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1986. Ông đã
4



chuyển đổi từ cách viết tư duy sử thi sang đời tư thế sự với những vấn đề nổi
cộm về dòng đời, mạch sống, về luân lí đạo đức và giá trị con người trong vòng
quay cổ điển của cuộc sống hiện đại.
Những năm gần đây xuất hiện một số đề tài Khoa học ngữ văn nghiên cứu
về Ma Văn Kháng như: Thi pháp truyện ngắn Ma Văn kháng ( luận văn thạc sĩ
của Nguyễn Tiến Lịch), Nghệ thuật tự sự trong sáng tác Ma Văn Kháng ( luận
án của nghiên cứu sinh Đỗ Phương Thảo)…Đây là những công trình khoa học
có giá trị, dù mới chỉ dừng lại ở nghệ thuật sáng tác của Ma Văn Kháng nhưng
sẽ là những gợi ý quý báu cho chúng tôi tiếp cận truyện ngắn của Ma Văn
Kháng trong luận văn này.
Chúng tôi chọn vấn đề: Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới từ góc
nhìn văn hoá là một cách tiếp cận mới mẻ, toàn diện. Không xuất phát từ quan
điểm xã hội học đơn giản, cũng không xuất phát từ quan điểm nghệ thuật thuần
tuý của nhà văn, công trình luận văn này muốn đạt tới một hiệu quả từ góc nhìn
văn hoá để tìm hiểu, phát hiện và khẳng định chiều sâu giá trị những truyện
ngắn Ma Văn Kháng trong một thời kì biến động .
3. Phạm vi nghiên cứu.
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chủ yếu lấy truyện ngắn Ma Văn Kháng
từ sau 1986 để làm đối tượng và phạm vi nghiên cứu, trong đó sẽ giải quyết vấn
đề lớn sau đây:
Thiên nhiên, con người và nghệ thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
thời kì đổi mới được thể hiện từ chiều sâu kiến thức, vốn sống, tài năng của Ma
Văn Kháng( tầm vóc văn hoá của nhà văn).Ba vấn đề này sẽ được soi chiếu từ
các góc nhìn văn hoá chứ không phải phân tích thi pháp thông thường.
Với hàng chục tập truyện ngắn thời kì đổi mới của Ma Văn Kháng, chúng
tôi chỉ chọn những truyện hay tiêu biểu trong các tập :Heo May gió lộng, Đầm
sen, Ngày hội phố phường, Trăng soi sân nhỏ, Vòng quay cổ điển, Trốn nợ, và
5



đặc biệt là tập Truyện ngắn Ma Văn Kháng của nhà xuất bản hội nhà văn năm
2008 để làm phạm vi nghiên cứu cho luận văn này.
Ngoài ra còn có một số truyện ngắn của ông thời kì trước 1986.
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1 Phương pháp hệ thống
Là phương pháp giúp người nghiên cứu hệ thống xâu chuỗi các vấn đề
trong một mối quan hệ biện chứng để có một cái nhìn toàn diện, tổng thể về vấn
đề. Phương pháp này giúp chúng tôi tìm ra một hệ thống luận điểm xoay quanh
việc khám phá truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới từ góc nhìn văn hoá.
4.2 Phương pháp thống kê.
Phương pháp này giúp chúng tôi thống kê trên toàn bộ truyện ngắn Ma Văn
Kháng để có một kết luận khoa học về thiên nhiên, con người, các kiểu người
và tính cách, các trạng thái tâm lí, nghệ thuật đặc thù, thời gian và không gian
nghệ thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng.
4.3 Phương pháp so sánh
Phương pháp này giúp chúng tôi so sánh đối chiếu giữa truyện ngắn Ma Văn
kháng hai thời kì trước và sau 1986. So sánh truyện ngắn Ma Văn Kháng với
những cây bút truyện ngắn cùng thời để thấy được nét đặc trưng từ góc nhìn
văn hoá.
4.4 Các phương pháp hỗ trợ khác.
5. Kết cấu luận văn.
Luận văn này gồm có ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
Phần nội dung có ba chương:
Chương 1: Con người trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới từ góc
nhìn văn hoá.
Chương 2: Thiên nhiên trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới từ góc
nhìn văn hoá.
6



Chương 3: Nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng từ góc nhìn văn hoá.

7


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

1.1. Con người trong văn học thời kỳ đổi mới.
1.1.1. Thay đổi về nhận thức, tư duy.
Đại thắng mùa xuân năm 1975 mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân
tộc, đồng thời cũng đưa tới một chặng đường mới của văn học Việt Nam. Tuy
nhiên, văn học thời kỳ đổi mới được xác định từ 1986 đến nay, gắn liền với
mốc lịch sử Đại hội VI của Đảng. Trong đại hội này đã xác định đường lối đổi
mới toàn diện, mở ra một thời kỳ mới cho đất nước vượt qua thời kỳ khủng
hoảng, bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Khi văn hóa xã hội có những
biến động, nó sẽ tạo ra những chuyển đổi sâu sắc, mạnh mẽ trong quan niệm
sống, cách nhìn nhận cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là trong sáng tạo nghệ
thuật - văn học thời kỳ này ở trong trạng thái chuyển động dữ dội của một cuộc
trở dạ. Trước hết là “trở dạ” về nhận thức. Các nhà văn có nhu cầu nhận thức lại
thực tại xã hội, nhìn thẳng vào sự thật, quan tâm tới đời sống ngổn ngang, bề
bộn của thì hiện tại. Nhận thức, quan niệm của nhà văn về hiện thực cũng được
mở rộng hơn. Hiện thực không chỉ là những biến cố lịch sử và đời sống cộng
đồng mà đó còn là cái hằng ngày với những quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan,
phức tạp. Hiện thực, đó còn là đời sống cá nhân của mỗi con người với những
vấn đề riêng tư, thầm kín nhất. Cũng trong không khí đó, một tư duy nghệ thuật
mới đã hình thành. Văn học chuyển biến từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu

thuyết, từ cảm hứng cao cả, hào hùng sang cảm hứng thế sự, đời tư gắn với
những chiêm nghiệm, suy tư. Tư duy văn học mới hình thành, làm thay đổi các
quan niệm về chức năng văn học, mối quan hệ giữa văn học và đời sống, nhà
văn và bạn đọc, sự tiếp nhận văn học, quan niệm nghệ thật về con người…
1.1.2. Quan niệm và các góc nhìn về con người trong văn học thời kỳ đổi
mới.
8


Mở rộng quan niệm về hiện thực đi liền với đổi mới quan niệm nghệ
thuật về con người. Trước 1975, văn học sử thi đặt ra những vấn đề mang tầm
vóc lịch sử, liên quan tới vận mệnh và sự sống còn của dân tộc. Con người được
lý tưởng hóa, thần thánh hóa trong cảm hứng sử thi cao cả, hào hùng. Con
người chỉ được nhìn với cái nhìn một chiều và được đo bằng chiều kích vĩ mô,
thành anh hùng, dũng sĩ. Sau 1975, đặc biệt là từ sau Đại hội VI của Đảng, con
người được văn học nhìn nhận, soi chiếu ở nhiều bình diện, tầng bậc, vị thế
khác nhau. Con người không được lý tưởng hóa, lãng mạn hóa mà được nhìn
nhận như nó vốn có, dưới sự tác động đa chiều, phức tạp của đời sống: con
người với xã hội, với lịch sử, con người với phong tục, với thiên nhiên, con
người trong mối quan hệ với người khác và với chính mình… Con người cũng
được văn học khám phá ở cả tầng ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình
cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường.
Văn học thời kỳ đổi mới đặc biệt quan tâm tới con người như một cá thể, một
thực thể sống, trong đó chứa đựng cả phần nhân loại phổ quát. Nó nói thật to
những gì văn học trước 1975 thường giấu kín hay chưa có điều kiện nói ra về
con người. Vấn đề cái riêng trở thành mối quan tâm hàng đầu của người cầm
bút.
Như vậy, đổi mới văn học suy đến cùng là đổi mới quan niệm: quan niệm
về con người, về đời sống, quan niệm về chức năng của văn học nghệ thuật.
Trong văn học thời kỳ đổi mới, con người vừa là điểm xuất phát, là đối tượng

khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của văn học, đồng thời cũng là
điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội. Và cũng vì được soi
chiếu từ nhiều góc độ khác nhau nên con người trong văn học thời kỳ đổi mới
hiện ra đời hơn, thật hơn, toàn diện hơn nhiều so với trước đó. Đúng như GS
Trần Đình Sử đã nói :“Sự đổi mới và đa dạng của văn học trước hết là đổi mới
và đa dạng trong quan niệm nghệ thuật về con người”[42 ].
9


1.2. Con người trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới từ góc
nhìn văn hóa.
Ma Văn Kháng là cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học thời kỳ đổi
mới. Đặc biệt, truyện ngắn thời kỳ đổi mới của ông thể hiện một cái nhìn toàn
diện, thấu đáo và tri ân đối với con người. Bằng giọng điệu vừa thâm trầm, sâu
sắc, vừa trào lộng hài hước, vừa chua chát, cay nghiệt lại vừa mượt mà, nhẩn
nha, Ma Văn Kháng đã say sưa kể với chúng ta về những mảnh đời, những số
phận người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa thời đại họ sống. Từ góc nhìn
văn hóa, con người trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới hiện lên
thật đa diện.
1.2.1. Con người từ góc nhìn văn hóa ứng xử.
Trong dòng chảy của lịch sử, mỗi cộng đồng dân tộc đã sáng tạo cho
mình một nền văn hóa. Bản sắc văn hóa của cộng đồng được lưu giữ từ đời này
qua đời khác. Văn học là một thành tố của văn hóa. Nó là sự tự ý thức văn hóa
của mỗi dân tộc. Các biến động của lịch sử, xã hội, tư tưởng, quan niệm mới
của thời đại… luôn tác động, chi phối cá tính sáng tạo của nhà văn. Trên tinh
thần đổi mới tư tưởng, đổi mới tư duy, văn hóa Việt Nam thời kỳ đổi mới và
giao lưu, hội nhập đã in dấu ấn sâu đậm trong cách ứng xử của con người.Văn
hoá đổi mới tác động đến văn học. Hay nói như PGS.TS Đoàn Đức Phương:
“Hình tượng con người trong văn học mang những phẩm chất gắn với một nền
văn hoá nhất định”[41 ;tr 30].

Từ góc nhìn văn hóa ứng xử, con người trong truyện ngắn Ma Văn
Kháng thời kỳ đổi mới hiện lên vừa cao cả vừa đời thường, vừa có cái đẹp, cái
thiện lại vừa có cái xấu, cái ác. Con người bị xóa nhòa “khoảng cách sử thi”
được đặt trong dòng đời đa tập, trong những mối quan hệ chằng chịt. Chính vì
vậy, ngay trong cách ứng xử, con người trong truyện ngắn của ông cũng được
khám phá từ nhiều chiều kích.
10


1.2.1.1. Cái đẹp và cái thiện.
Đọc truyện ngắn Ma Văn Kháng giữa những ngày hè nắng nôi oi bức, tôi
thật sự bị cuốn hút bởi thứ văn giàu chất đời, đầy ắp hơi thở của sự sống ấy.
Nhiều trang truyện làm ta cảm thấy ấm lòng bởi các nhân vật đã lấy cái đẹp của
tính người, tình người để đối nhân xử thế, để vượt lên nhưng thói thường của
cuộc đời trần tục, đa đoan. Những cái méo mó, nghịch dị, cái phàm tục, dở dang
cứ thu hút một số cây bút nào khác. Ma Văn Kháng “là nhà văn của cái đẹp
trong dòng đời sinh hóa, bình dị, hồn nhiên, cái đẹp trong niềm hạnh phúc được
làm người với ý nghĩa đích thực của nó chứ không phải là cái gì khác” [37;Tr
7].
Trước hết là cái đẹp trong ứng xử giữa con người với con người, cái đẹp
ấy càng trở nên ngời sáng khi nhà văn đặt nhân vật của mình vào những tình
huống oái oăm. Truyện ngắn Anh thợ chữa khóa xoay quanh nhân vật chính là
Thiều. Anh rong ruổi hành nghề chữa khóa, đi khắp nơi để kiếm sống và thỏa
chí bay nhảy của mình. Anh sống giữa đời nhẹ nhõm như một cuộc dạo chơi vô
tư lự. Bên cạnh chân dung của một người tài hoa giữa đời thường, Ma Văn
Kháng còn hướng người đọc tới hai người đàn bà trong cuộc đời anh Thiều. Họ
ở vào tình cảnh “chồng chung đâu dễ ai nhường cho ai”.Vậy mà họ không có
những cuộc đánh ghen tàn hại. Phải chăng vì mất mát to lớn quá nên có sức
thanh lọc tâm hồn. Cái chết của anh Thiều trở thành sợi dây gắn kết những con
người xa lạ. “Họ trở thành môn đệ chung một tôn giáo có giáo chủ là ông chồng

thợ khóa đã khuất của họ” [16 ;Tr 282]. Người vợ cả dãi dầu khổ ải nhưng tấm
lòng thảo thơm. Trong sâu thẳm con người chị là bản năng bảo tồn cái quan hệ
máu mủ ruột rà thiêng liêng, là tình yêu sâu sắc, tẩm hương phụng thờ. Chính
tình yêu đã hàn gắn đau thương, xóa bỏ hận thù, khiến hai người đàn bà có thể
xích lại gần nhau hơn. Nếp trong Thư từ quê ra khi biết chồng mình đã yêu một
người con gái khác thì không vội ghen tuông mà tìm cách hiểu kỹ về người con
11


gái ấy. Chị biết rằng Nhung đến với Đương bằng một tình yêu chân thành.
Trước tình cảm bị sẻ chia, chị không chỉ nghĩ đến nỗi xót xa, tủi phận cho mình,
mà còn nghĩ đến chồng mình nửa đời chinh chiến, đến già mà vẫn còn cô độc.
Chị lấy tình nghĩa để lý giải và giải quyết vấn đề. Bức thư gửi từ quê ra tràn đầy
nước mắt và nỗi xót đau, nhưng mang sức nặng của lòng vị tha. Chính cách cư
xử ấy khiến Đương và Nhung càng phải suy nghĩ để điều chỉnh lại hành vi của
mình. Trong Trái chín mùa thu, ông Thụy, cô Bừng đều là những con người có
số phận éo le. Người thì vợ mất, người thì chồng hy sinh. Hai mảnh đời vụn vỡ
đã ghép lại thành đôi bằng chính sự đồng cảm, sẻ chia đầy thiêng liêng, cao
thượng. Nhưng tình nghĩa quá khứ vẫn chưa thể phôi phai, chưa thể nằm yên
trong ngăn kéo vô tình. Họ đã chia tay nhau sau một đêm Bừng nhìn ảnh mẹ
Luyến, khóc thương mẹ Luyến và thương người chồng đã hi sinh của mình.
Nhiều nhân vật trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng luôn ứng xử với
đời, với người bằng cái phông văn hóa và kinh nghiệm dày dặn của mình. Qua
cách hành xử của họ, ta thấy được họ thật sự là những người “xứng tầm”. Ông
Bằng trong Chuyến tuần tra cuối cùng đã vào tuổi hưu trí. Chính ở cái tuổi tri
thiên mệnh này, ông lại hay mủi lòng, tài năng dự đoán phát triển đến độ thăng
hoa nhờ linh ứng tài tình kết hợp nhuần nhuyễn với sự trải nghiệm. Chuyến
tuần tra cuối cùng như chính ông linh cảm, đã diễn ra không hoàn toàn thuận
lợi. Chẳng phải vì ông không bắt được tên cướp xe máy, mà vì tội phạm hiện
diện trước ông là một khuôn mặt non bấy, một gương mặt học trò, một gương

mặt của con người nơi đầu nguồn nhân cách, một khuôn mặt chưa vướng bụi
trần ai. Ông “bủn rủn hết cả chân tay, không quay đi mà đứng nhìn trân trân vào
gương mặt kẻ tội phạm thiếu niên nọ, nước mắt lã chã tuôn rơi và gào lên thống
thiết: “Trời ơi, sao lại đến nông nổi này hả, cháu ơi. Mày làm tao buồn quá…
Hóa ra kinh nghiệm của cả một đời tao gom lại chỉ là để đối phó với mày ư,
cháu ơi” [27 ; tr 215]. Cách ứng xử của ông Bằng không giống với cách ứng xử
12


thông thường giữa người thi hành nhiệm vụ và tên tội phạm, không mang vẻ
lạnh lùng, nguyên tắc mà thấm đẫm tinh thần nhân bản. Ông sững sờ, đau xót
trước một tên tội phạm là thiếu niên. Ông run rẩy, gào thét trước vẻ non tơ,
không dục niệm, tà vạy, chưa hoen ám những ý tưởng xấu xa của nó. Phải
chăng, vẻ đẹp của tình người, tính người như là căn cốt của cuộc sống bình dị,
hồn nhiên đã chi phối cách hành xử của ông Bằng. Cũng chính vì thế mà thiên
truyện không có cái căng thẳng của một cuộc tuần tra, nó được cân bằng, được
“chùng hóa” nhờ những linh cảm, trực giác, tài năng và sự trải nghiệm trong
nghề nghiệp của ông Bằng.
Cái đẹp không chỉ được thể hiện trong cách hành xử giữa người với
người, mà còn thể hiện trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Bát
ngát trời xanh là truyện ngắn gửi gắm nhiều thông điệp của tác giả. Con chim
cu gáy do Thọ – bạn văn chương vọng niên tặng ông Khang mỗi lần cất tiếng là
mỗi lần “nó gợi nhớ tình quê, nó đưa ta về đồng ruộng, xóm thôn, mùa màng,
nó khiến ta rưng rưng một nỗi luyến nhớ xa xôi” [27 ; tr 8]. Nhưng những âm
thanh nuột nà vàng ngọc ấy thực chất “chỉ là kết quả của một cuộc đọa đầy,
hành xác của con người, chỉ đơn thuần là tiếng lộng thổn thức của một kẻ bị
giam hãm tù đày, bị cách ly đồng loại” [27 ; tr 16]. Bị nhốt trong cái lồng chật
hẹp, tối tăm, hoàn cảnh sống bí bức, khổ sở khiến con chim phẫn mà phát.
Tiếng hót thể hiện nỗi nhớ trời xanh tự do, nhớ bầy, nhớ bạn, nhớ ruộng đồng.
Một tiếng chim mà thăm thẳm nỗi đau. Cuối cùng, thằng cháu ông Khang mặc

dù rất yêu quý con chim, đã thả nó về với bát ngát trời xanh. Hành động ấy thể
hiện vẻ đẹp của một con người còn chưa vong thân xa cách cội nguồn. Đó là sự
hòa hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên mà sống. Cách ứng xử của đứa trẻ
nhận được sự đồng tình của ông nó. Bởi “nó đã hiểu, đã ngộ ra một điều hệ
trọng bằng trực cảm hồn nhiên của tuổi thiếu niên vô tư. Nó không cầm lòng

13


được khi thấy con chim gáy phải sống trong tình cảnh ngục tù. Sự sung sướng,
vui vẻ của ta rất không nên có trên nỗi đau tủi của kẻ khác” [27 ; tr 16].
Trong quan niệm của Ma Văn Kháng, cái đẹp trước hết là cái thiện, tính
thiện là cội nguồn của mọi cái đẹp. Quan niệm này hoàn toàn khác biệt với
Nguyễn Tuân. Trong Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân say sưa ca ngợi một
tên đao phủ, bởi hắn có một lối chém treo ngành rất ngọt. Ông nhìn con người
thuần túy từ phương diện thẩm mĩ chứ không soi chiếu từ góc nhìn đạo đức. Cái
đẹp trong ngòi bút Nguyễn Tuân nhiều khi lại chính là những “ác hoa”. Ma Văn
Kháng đi tìm cái đẹp ở những con người đời thường, trong đời sống bình dị,
hồn nhiên, soi chiếu con người từ góc nhìn truyền thống. Trong không gian núi
rừng, Pao (San Cha Chải) sống nặng tình, nặng nghĩa, thật thà, chất phác, nhân
hậu. Cái đẹp trong một tâm hồn thiện ấy đang chuyển động, tự khôn lớn dần để
trở nên có ích. Năm năm trời kiên trì, bền bỉ với trách nhiệm, Pao qua tuổi hai
mươi từ lúc nào, nhưng anh đã thực sự lớn khôn, thực sự có ích cho đời. Quan
niệm cái thiện là cái đẹp đặc biệt được Ma Văn Kháng thể hiện trong truyện
Giàng Tả, kẻ lang thang, Giàng Tả đẹp, cái đẹp sức vóc, khỏe mạnh và luôn
làm việc thiện. Tính thiện vốn có trong con người đẹp về thể xác đó. Được đặt
trong mối quan hệ với Liphigơ, tên biệt kích, tên xã đội trưởng, tính thiện trong
con người Giàng Tả càng trở nên nổi bật. Nhân vật Giàng Tả là sự đối thoại của
nhà văn về vấn đề tốt – xấu. Giàng Tả tốt hồn nhiên như bản năng hoang sơ
mông muội của anh. Anh giúp kẻ địch mà không biết là mình đang tiếp tay cho

kẻ thù, sống ngây thơ hồn nhiên đến ngu muội. Chính lòng tốt một cách hồn
nhiên đã làm hại Giàng Tả.
Như vậy, bằng cái nhìn tri ân đối với con người, Ma Văn Kháng đã phát
hiện ra cái đẹp trong chính những con người bình thường nơi cuộc đời trần tục.
Không phải anh hùng, vĩ nhân mới có cách hành xử đậm nét văn hóa, không
phải những con người to tát mới mang tâm hồn thiện. Cái đẹp, cái thiện tiềm ẩn
14


trong những con người bình dị. Trong một lần trả lời phỏng vấn, Ma Văn
Kháng đã từng tâm sự: “Thôi thúc tôi viết là cái đẹp của cuộc sống” [34]. Phải
vậy chăng mà hầu hết các nhân vật trong truyện ngắn của ông đều là hiện thân
cho cái đẹp, sống và hành xử theo tiếng gọi của chân, thiện, mỹ. Văn chương
Ma Văn Kháng mang vẻ đẹp muôn đời như quan điểm của Tsecnưsepxki :“ Cái
đẹp là cuộc sống, một sinh thể đẹp là qua chúng ta nhìn thấy cuộc sống hoặc
làm cho chúng ta nghĩ đến cuộc sống” [8 ; tr 48 ].
1.2.1.2. Cái xấu và cái ác.
Không chỉ say sưa ca ngợi vẻ đẹp, tính thiện của con người, Ma Văn
Kháng, với cái nhìn thấu triệt còn phát hiện ra cái xấu, cái ác tồn tại ngay trong
cõi đời này. Ông xót xa, nhức nhối trước một nhân thế đang phai lạt nhân tình,
thói ghen ghét, đố kị, phản trắc, vong ân, bội tình lên ngôi, chiếm chỗ, tạo thành
một cặp bài trùng với cái đẹp, cái thiện. Bà Nhàn (Trung du chiều mưa buồn)
xuất thân lao động, thất học, sống lưu lạc, may nhờ chút nhan sắc mà được vinh
thân phì gia. Giờ đã lên tới chức trưởng phòng nhưng cách ăn nói, ứng xử của
bà vẫn không sao che nổi quá khứ xuất thân hèn kém. Điều quan trọng hơn là
sự đối xử tệ bạc, dửng dưng, lạnh lùng của bà Nhàn đối với vợ chồng người em
khiến người ngoài cuộc cũng phải rùng mình “ai có thể sắt đá vô tình trước sự
van nài, năn nỉ nghĩa tình sâu nặng như thế! Ai có thể sau những lời chân thực
đẫm nước mắt lại đáp lại bằng giọng điệu kẻ cả, hợm hĩnh, lố lăng liên tục như
thế” [16 ; tr 92). Cái chết của em gái cũng không đủ sức đánh động tâm linh bà.

Tình máu mủ ruột thịt bị chối bỏ phũ phàng tàn nhẫn. Trong khi đó, ông trời
cũng còn như biết khóc, đổ mưa rả rích, sụt sùi, tỉ tê. Mưa phụ họa cùng người
chết trong nỗi buồn thê thiết.
Sự suy thoái của tình người, sự xuống dốc của đạo đức, lương tâm còn
được tác giả thể hiện trong truyện ngắn Suối mơ. Nhàn là người đàn bà xấu cả
người cả nết. Gốc gác nông thôn nhưng đua đòi tơ tuốt. Mụ được chồng hết sức
15


cưng chiều, yêu thương. Nhưng đúng là “công anh bắt tép nuôi cò. Cò ăn cò lớn
cò rò lên cây”. Mụ đền đáp lại công ơn ấy bằng cách quay ra rỉa rói, khinh bỉ,
coi thường anh là đồ quê kệch. Rồi mụ đi ngoại tình, để mặc chồng ốm đau sắp
chết. Đó còn là Sấn (Nhiên, nghệ sĩ múa). Mụ bị tạo hóa chơi khăm cho cái hình
hài tiên thiên bất túc, xấu xí lùn tẹt. Mụ ghen ghét những ai hơn mình. Mụ lên
quai xanh vành chảo bới bọn đàn bà con gái xa xẩn đến phòng thường trực gặp
ông Diệc. Mụ cay nghiệt, bĩu mỏ với Nhiên, nghiến răng tuyên bố: “Đừng trêu
mẹ mướp mà xơ có ngày”. Hóa ra, cái xấu, cái ác có thể nảy sinh trong mỗi con
người một cách vô thức từ nhu cầu thiết yếu. Chính Ma Văn Kháng đã từng lý
giải thế này: “Cũng như sự hèn nhát, lòng hảo tâm, tình yêu mến, nỗi đau đời,
niềm căm giận, thói đố kỵ ghen ghét, tính ích kỷ thâm căn, khả năng không thể
yêu thương kẻ khác ngoài mình đều có cái mầm nguyên thủy, đều là nghiệp căn
trong tăm tối, bền dai như sự sống, vì chính chúng đảm bảo cho sự sống an toàn
của mỗi cá thể con người” [26 ; tr 276]. Chiên, Sự (Thầy Khiển) xuất thân là
những kẻ chèo đò, bán cháo lòng, thế mà giờ đây hai anh em đều leo lên được
nấc thang địa vị cao vót trong xã hội. Người làm chủ tịch, kẻ làm trưởng ty giáo
dục. Bình mới nhưng rượu cũ. Những con người mang tướng mạo xấu xí, bần
hàn ấy dù có đội lốt hào nhoáng thế nào vẫn hiện nguyên hình tính cách đê tiện,
lừa lọc, ghen ghét, đố kỵ, hống hách, thích gây sự, hiếu chiến, tìm mọi cách vùi
dập, hãm hại người khác. Cũng vậy, Chiến, thầy Ngọc Kim (Người đánh trống
trường) cũng đều là những con người nhỏ nhen, ti tiện, thấy thầy Huân hơn

mình và tỏ ra bất tuân phục thì nổ đom đóm mắt, tìm mọi cách hãm hại, vùi
dập, khiến thầy Huân từ người say sưa với bục giảng, tận tâm với học trò giờ
thành người mất dạy, thành người đánh trống trường, cuối cùng tìm tới cái chết
bi thương: “Thầy tự treo cổ trên một cành si cạnh cái giếng nước ngôi đền thờ
vị thánh dâm đãng, thiêng liêng” [20 ; tr 134]. Cái xấu, cái ác xuất hiện nhan
nhản trong những trang truyện của Ma Văn Kháng. Đó là Kiến (Chọn chồng),
16


tên mèo mả gà đồng, phường buôn lậu, ma cô, quái kiệt về lừa bịp và tình dục,
đã hủy hoại cuộc đời người con gái vốn xuất thân trong gia đình có nề nếp. Đó
còn là thằng Nhớn, không làm mà muốn có ăn, bám váy mấy ả cave để hưởng
nhàn. Bản chất tôi đòi ăn sâu vào căn cốt con người hắn, thanh niên trai tráng
mà cam phận sống tầm gửi vào mấy ả cave, nói năng thô lô, cư xử vô văn hóa
với người mẹ còng lưng làm lụng nuôi gia đình…
Tuy nhiên, có những cái xấu chưa hẳn là ác, ngược lại có những cái ác
không được xem là xấu nếu ta nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện. Trong một
số truyện ngắn như Vệ sỹ Quan Châu ; Cố Vinh, người xứ lạ… Ma Văn Kháng
đã tập trung thể hiện cái ác như một bản năng hoang sơ, mông muội của con
người. Sùng Sử (Cố Vinh, người xứ lạ) sống thuần túy bằng bản năng tàn bạo
của núi rừng. Mọi hành động của hắn đều theo bản năng mà không hề có sự can
thiệp của lý trí. Cố Vinh chỉ đơn thuần cho rằng Sùng Sử là một thể nghiệm về
cái bản năng bất di bất dịch mà không giáo lý nào có thể cải hóa được của
người Mông. Ông không nhận thấy hiểm họa ẩn đắng sau bản năng hoang sơ
ấy. Cuối cùng, hại chúa chính là Juđa thân cận. Tên vệ sĩ nổi cơn ghen, theo bản
năng bất tử cố hữu của y, giết chết Cố Vinh chỉ vì ông động vào con “cái” của
hắn. Ác một cách bản năng còn phải kể tới Khun (Vệ sĩ Quan Châu) Khun
chính là đại diện cho bản năng hoang sơ, mông muội nhất của núi rừng. Bản
năng chi phối đến cả hình hài của Khun khiến mỗi khi nhìn hắn, người ta băn
khoăn không hiểu là quỹ sứ hiện hình vào Khun hay chính Khun là quỷ sứ cỡ

siêu đẳng. Hắn bạo liệt, tàn nhẫn, u mê, không ý thức được hành động của
mình. Khi được hỏi tại sao lại thích giết người, lại trung thành với lão Quan
Châu, thì hắn lờ mờ nhớ rằng chỉ vì một bữa tiệc mười một món mà hắn được
cho ăn khi đang đói. Khi còn là một đứa trẻ, Khun đã tàn bạo. Nhưng khi rơi
vào tay của Quan Châu, bản năng tàn ác ấy được nhân lên gấp bội. Khun “là sự
hồi tổ, là sự lộn giống, là cái bản tính tàn bạo của đời sống rừng rú, là cái hoang
17


sơ của buổi khai thiên” [26 ; tr 34). Những con người như Khun, Sùng Sử vừa
đáng thương vừa đáng giận. Thương cho sự hoang sơ mông muội và giận thay
cho sự tàn bạo, man rợ. Ma Văn Kháng tỏ ra xót xa, nhức nhối trước sự thực cái
ác như ăn vào máu thịt của những con người sống phần nhiều dựa vào cảm tính
tự nhiên này.
1.2.1.3. Cái cao cả và cái tầm thường.
Đi tìm cảm hứng ở cuộc sống đời thường, gắn với những con người bình
dị, Ma Văn Kháng không chỉ phát hiện ra cái đẹp, cái thiện hay cái xấu, cái ác
trong văn hóa ứng xử của họ mà còn nhận thấy những cái bé nhỏ, vặt vãnh, gai
góc, tầm thường diễn ra ngày ngày trong không gian nhỏ bé, riêng tư là gia
đình. Chỗ này là cuộc xô xát giữa mẹ chồng và nàng dâu (Bồ nông ở biển, Phép
lạ thường ngày), chỗ kia là sự xích mích giữa chị dâu và em chồng (Heo may
gió lộng), nơi nọ là những rạn vỡ khó có thể hàn gắn giữa chị em gái (Chị em
gái)…. Những ngày được nạm vàng của gia đình Đoan cũng như của chị Thảo
(Heo may gió lộng) đã qua đi cùng với hình ảnh ngọn gió heo may lồng lộng và
khoảng trời cuối thu tràn trề làn sáng phản quang niềm vui mùa màng. Mùa heo
may năm nay, đến hẹn lại lên, chị Thảo tay xách nách mang đồ quê kiểng lên
thành phố thăm gia đình người em ruột. Sau hai năm không gặp, hiện diện trước
Đoan bây giờ không còn là người chị gái tươi đẹp, óng ả năm xưa mà là một bà
lão quê mùa còm cõi, mệt mỏi và bất an, chứng tỏ một đời sống lao lực quá
mức và triền miên trong cắn rứt, dày vò. Vợ Đoan một người cần kiệm, tính

toán đến thành chắt bóp, hà tiện đã tỏ ra sốt ruột trước cuộc viếng thăm ảnh
hưởng tới kinh tế gia đình. Cái vỏ lễ nghĩa trong giao tiếp bong lở dần. Mỗi
ngày, thị ứng xử với chị chồng thêm quá quắt, không đá thúng đụng nia, móc
máy xa gần thì cũng lầm lì một khối nặng trịch. Thị chì chiết cay nghiệt, cạn tàu
ráo máng, mất tình, mất nghĩa, phũ phàng tàn tệ đến mức người chị chồng phải
nuốt lệ ra đi. Hóa ra, cuộc sống vẫn tồn tại một thực trạng là ruột thịt mà thích
18


biệt lập, không muốn có quan hệ với nhau. Trong Phép lạ thường ngày mâu
thuẫn lại diễn ra giữa mẹ chồng và nàng dâu. Bà Đồng như tất cả những bà mẹ
Việt Nam khác, vốn dạt dào tình thương con cháu và đức vị tha. Trong quan
niệm của bà, nhất con, nhì cháu, thứ sáu người dưng. Nhặt che mưa, thưa che
nắng, mọi việc bà đều chu toàn sau trước. ấy vậy mà bà vẫn không được lòng
người con dâu tên Đào. Cơ thể Đào vào lúc suy kiệt, giống như cái chuồng ọp
ẹp không nhốt nổi cơn đau buồn, tức giận. Sự rối rắm lúc nào cũng ăm ắp trong
con người Đào. Than thân trách phận, so bì, tị nạnh, đá thúng đụng nia, giận cá
chém thớt… tất cả đều đổ lên đầu bà mẹ chồng và người chồng tội nghiệp của
Đào. Cuộc sống thường ngày không còn phép lạ. Không gian gia đình nhỏ bé
mà trở nên ngột ngạt. Đúng là nàng dâu bắt chấy cho mẹ chồng bằng trong thấy
bồ nông ở biển (Bồ nông ở biển). Trong truyện ngắn Bồ nông ở biển giữa mẹ
chồng và nàng dâu dường như đang tồn tại một trạng thái tâm thần. Những cuộc
xô xát nảy lửa biến không gian gia đình thành bãi chiến trường, vùng sa mạc,
chốn địa ngục, bã tha ma. Lẽ nào tình nghĩa chỉ được bảo lưu và nuôi dưỡng
trong môi trường nghèo khổ? Già sinh tật, đất sinh cỏ. Mâu thuẫn tích tụ bắt
đầu từ những cái bé nhỏ, vặt vãnh, tầm thường. Ngược lại, chị em gái như trái
cau non, chị em gái, cái nhân sâm. Thế mà cái liên minh tự nhiên ấy lại đã bị
phá vỡ chỉ vì một thằng ăn rong, ở lạc, ma cô thủ lợi, vờ vĩnh đóng vai nghĩa
hiệp (Chị em gái). Cùng là chị em, nhưng Ái đầm ấm, tròn trịa, nồng thắm. Còn
Thương đã sang tuổi băm, mang cái đẹp sắc lạnh, khó gần. Hai chị em cùng đến

với Hoàn, một tên tợn tạo, đàng điếm. Mâu thuẫn đã xảy ra khi Ái phát hiện ra
chị mình đã lén lút quan hệ với người yêu của mình. Ái đã xách va li ra đi,
chấm dứt mối liên minh tự nhiên tưởng như không bao giờ có thể đoản mạch
ấy.
Bên cạnh cái bé nhỏ, vặt vãnh, gai góc, tầm thường, Ma Văn Kháng còn
phát hiện ra sự ấm áp, bình dị, cao cả của con người từ góc nhìn văn hóa ứng
19


xử. Trước sự ra đi vĩnh viễn của chồng mình, người vợ trong Giải nguyền đã
nhìn nhận lại, bao dung hơn về dì Thương - người đàn bà vô tình đã lạc vào
cuộc đời người đã mất và phá tan hạnh phúc gia đình họ. Từ chỗ đối đầu, giờ đã
có thể đối thoại, từ chỗ thề độc sẽ băm vằm mổ xẻ người đàn bà hư hỏng, giờ
đã bước qua lời nguyền. Phải chăng mọi lý sự đều trở nên vô nghĩa thảm hại
trước tình thương yêu. “Tình cảnh bỗng dưng đã kéo hai người phụ nữ vào
chung một thân phận. Cả hai đều cảm thấy mình quá ư nhỏ bé, khốn khổ, trước
cái khoảng hư vô mất mát” [18 ; tr 250]. Vợ người quá cố đã sai con đi cùng dì
Thương về quê dì xem hoàn cảnh thế nào, tính đến chuyện mời dì lên ở cùng
với gia đình cho đỡ buồn. Cách cư xử hợp tình hợp lý ấy khiến người ta cảm
thấy ấm lòng, và cũng công tâm, công bằng hơn với dì Thương. Hay trong Heo
may gió lộng, đối lập với người mẹ luôn chì chiết, cay nghiệt bác mình, Thúy
lại luôn vỗ về, săn sóc. Thúy giữ vai trò cân bằng, san phẳng. Không một lời
phàn nàn, không một cử chỉ sơ suất, cần mẫn và tràn đầy tinh thần trách nhiệm.
Thúy đóng trọn vẹn vai cô hộ lý, người cấp dưỡng, người cháu gái tận tình với
bác gái. Trước mọi điều chì chiết của mẹ, nó chỉ đọc một câu bác bỏ rất ngây
thơ, vững tin và không sao bắt bẻ được: đâu mà. Chính sự hồn nhiên và tình
cảm chân thành của con người nơi đầu nguồn nhân cách đã phần nào sưởi ấm
tâm hồn cô đơn, đau khổ của người bác gái. Vượt lên trên những thói đời phàm
tục, những hơn thua, ngộ nhận, thị phi, một số nhân vật trong truyện ngắn Ma
Văn Kháng đã biết sống đẹp và thật sự cao cả trong ứng xử của mình. Đó là

người thợ cắt tóc làng, là nữ họa sĩ vẽ chân dung, là người làm câu đối ở tỉnh
nhỏ, là anh thợ chữa khóa… những con người bình dị trong cuộc sống đời
thường. Ông Sung (Thợ cắt tóc làng) từng có nhiều cống hiến cho cách mạng,
nhưng cuối cùng cũng chỉ quay về hành nghề cắt tóc – cái nghề làm đẹp cho
một góc của con người. Ông là con tốt hỉn, là kẻ vô danh. Nhưng đằm sâu trong
ông là một nhân cách cao đẹp, là sự cao thượng trong ứng xử của bậc chính
20


nhân quân tử. Trước sự cao giọng của một gã trai đến cắt tóc mà thực chất là
muốn tìm hiểu ngóc ngách đời ông, ông vẫn bình tĩnh đối đáp: “Con người phải
ngay ngắn chỉnh tề, kể từ cái đầu tóc, gương mặt, trang phục đến tâm hồn bên
trong. Những nỗi buồn riêng tư phải biết nín nhịn để sống cho ra con người. Ta
không nên cá đối bằng đầu với cái xấu xa, tồi tệ, rủi ro. Ta chống lại những cái
nham nhở bằng chính sự chính trực, đường hoàng, tử tế” [27 ; tr 231]. Hay như
Huê trong “Nữ họa sĩ vẽ chân dung”. Cô không ưa thái độ của Peter khi anh
chàng này vừa đến thuê cô vẽ chân dung lại đã nói tới chuyện thịt con chó của
chủ nhân khi nó cùng chủ nhân ra đón mình. Sự im lặng, lạnh lùng của cô trước
thói tự tin thái quá, vênh vao cao giọng của Peter chính là sự tích điện cho một
lần bùng nổ mang tính đối thoại, tranh biện văn hóa ở cuối tác phẩm: “Anh biết
mà chưa ngộ. Anh khoe mẹ anh khuyên anh xin lỗi con kít nhà anh khi ca ngợi
món thịt chó. Nghĩa là để biểu lộ sự tôn trọng con kít. Còn người Việt chúng
tôi, khi phải giết mổ một con chó hay một con gà, đều nói: gà ơi, chó ơi, tao hóa
kiếp cho mày. Kiếp sau được làm người chứ không phải làm gà, làm chó nữa
nhé” [27 ; tr 22].
Tóm lại, khơi nguồn cảm hứng từ cuộc sống đời thường, Ma Văn Kháng
đã phát hiện ra những giá trị người từ góc độ văn hóa ứng xử. Con người có cả
xấu lẫn tốt, thiện lẫn ác, cao cả lẫn tầm thường. Nhưng âm điệu chủ đạo trong
mỗi trang văn của ông vẫn là sự ngợi ca cái đẹp, cái thiện, cái cao cả. Cuộc
sống được tẩm thêm hương hoa chính nhờ những giá trị ấy.

1.2.2. Con người từ góc nhìn văn hóa tính dục.
Rất nhiều truyện ngắn của Ma Văn Kháng đề cập tới vấn đề tính dục của
con người. Đây là một sự dũng cảm của chính người cầm bút. Bởi vì lâu nay, đề
tài này được coi là ngoài vùng phủ sóng, là “miền đất chết” của văn học. Ma
Văn Kháng không những dám đề cập mà còn đề cập một cách có hệ thống,
bằng cảm hứng trào lộng nghiêm trang trước vẻ đẹp của cuộc đời sinh hóa hồn
21


nhiên. Có thể nói “Ở ta, Ma Văn Kháng là nhà văn đầu tiên viết được những
truyện ngắn khoái hoạt và hả hê nhất về lòng ái dục của con người” [37 ; tr 20).
Nhà văn nhìn nhận dục vọng như một thuộc tính cố hữu của con người. Nó có
thể nàng đỡ con người lên tầm cao hay hạ thấp con người, hủy diệt sự sống.
Cách nhìn nhận và tiếp cận như vậy là khá mới mẻ và cởi mở, phản ánh sự tự
do, dân chủ của thời đại và độ tinh nhạy của ngòi bút nhà văn.
1.2.2.1. Những người đàn ông và khả năng tính dục.
Bàn tới vấn đề tính dục, từ xưa đến nay, sự chủ động bao giờ cũng thuộc
về những người đàn ông. Ma Văn Kháng tập trung thể hiện sự sung sức và
cường tráng của họ trong lĩnh vực này. Hơn ai hết, nhà văn là người nhạy cảm
với nhu cầu tự nhiên, tất yếu ấy của một nửa thế giới. Tuy vậy, ông không miêu
tả mặt sinh vật của nó mà coi đó là vấn đề cần được cộng đồng chấp nhận, nó là
một phần của cuộc sống con người. Anh Thiều (Anh thợ chữa khóa) rời quê lên
thành thị kiếm sống để thỏa chí tự do, bay nhảy. Và anh thợ chữa khóa tài hoa
ấy đã “dang tay mở khóa động đào. Vạch mây cho tỏ lối vào thiên thai”. Anh
sống với Thoa, một người phụ nữ lỡ thì cô đơn. Nếu xét từ quan điểm đạo đức
thì đó là điều không thể chấp nhận được, vì anh đã có vợ con ở quê nhà. Nhưng
nếu xét từ lý lẽ trái tim, đó lại là điều rất đáng cảm thông. Chính tác giả đã minh
oan, chiêu tuyết cho anh như thế này: “Thôi thì các nhà đạo đức hãy đại xá cho
anh. Anh cũng như tôi, như mọi đấng bậc từ xưa đến nay đều hay mủi lòng, đều
thích sự chiều chuộng, vuốt ve, gần gũi đều khoái những khoảng đời ngoài

vòng luân lý” [16 ; tr 274]. Ông Thực trong “Dao sắc nhờ cán” yêu một học
sinh từ khi cô còn học lớp 10. Người phụ nữ ấy đến ở với ông ít lâu, gặp trắc
trở chị lại bỏ ông đi. Nhưng ông vẫn yêu chị. Với ông, đã là tình yêu thì không
thể có bất hạnh. “Tình yêu của đàn ông với đàn bà một khi là thật sự thì chính là
dao có cán, cũng như là núi có tiên, nước có giao long, cuộc sống có linh hồn
căn cốt” [16 ; tr 625]. Chính người phụ nữ có phong tư lộng lẫy, đài đệ khác
22


×