Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Kinh nghiệm xin việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.89 KB, 11 trang )

Kinh nghiệm gửi hồ sơ qua email
1/Chủ đề Email (Subject) xin việc
khi nhận hồ sơ xin việc qua email mình thường thấy các Chủ đề mail (Subject) như sau: CV, gửi
cv,… khi bạn để Subject như thế nó sẽ bất lợi cho bạn vì:
– người làm vị trí nhân sự thông thường sẽ tiếp nhận rất nhiều mail xin việc của các vị trí khác
nhau, và một ngày người ta cũng tiếp nhận rất nhiều mail. nên với Subject như trên sẽ rất khó khi
tìm lại mail đó
lời khuyên Chủ đề Email (Subject) xin việc:
– không nên để trống hoặc ghi đại khái cho có
– các bạn nên đặt Subject như sau: [Vị trí ứng tuyển][Tên của bạn] , vì sao phải đặt như thế?

khi có nhu cầu tổng hợp một vị trí ứng tuyển, nguời nhận hồ sơ sẽ dễ dàng tìm thấy mail của
bạn

vì sao phải có thêm tên: đơn giản thôi để dễ dàng tìm thấy bạn trong cái đóng ứng tuyển cùng
1 vị trí

2/ Nội dung Email xin việc
khi nhận hồ sơ xin việc qua email mình thường thấy các nội dung như sau
– bỏ trống không viết gì
– CV
– gửi anh. chị
– ứng tuyển vị trí abc..
các bạn thử đặt mình vào vị trí người nhận, các bạn sẽ nghĩ gì? những mail như thế thể hiện điều
gì?
– bạn không chuyên nghiệp
– bạn không tôn trọng người nhận
– bạn không thể hiện được mình
lời khuyên nội dung Email xin việc:
– không để trống mail, nếu không biết viết gì thì ít nhất cũng phải có một lời chào, và ghi rõ vị trí
ứng tuyển


– nên để nội dung đơn xin việc vào mail: vì nó sẽ giúp người nhận ( nhân sự) có thể đọc ngay và có
được cái thông tin ban đầu về bạn mà không cần phải tải cái đơn xin việc về ( khi bạn đính kèm)
– một mẫu thử có nội dung tốt:
Dear Sir or Madam,

In reply to your advertisement, I am pleased to enclose my C.V to apply for “ .Net
Developer” position of your office in HCMC. With this email, I send you my CV. From my
C.V, you will see that, I graduated from University of Sience with a very good
bachelor degree.

I would sincerely thank for your time and attention in reading through these papers.
And I hope that the qualification and work experience could meet your requirements of


recruitment. I look forward to discussing with you any opportunities which may be
suitable at an interview.

Please see the attached file( Application Letter: Apply Letter.pdf, Curriculum
vitae: ....).

ai không biết thì dùng google dịch nha

3/ Đính kèm gì trong hồ sơ xin việc qua email






đơn xin việc

CV
bảng điểm ( nếu mới ra trường)
tất cả các văn bằng, chứng chỉ có được( scan, hoặc chụp hình)
các loại giấy khen trong quá trình học, học bổng …..

CV và đơn xin việc tốt nhất nên chuyển sang pdf vì: nếu để word thì dễ bị hiển thị sai định dạng
khi người nhận dùng bản office khác bạn

4/ CV viết cần chú ý gì ? khi là sinh viên mới ra trường viết gì
trong cv ?



Trong quá trình học có làm công việc gì cứ ghi vào
nếu chưa có kinh nghiệm đúng chuyên nghành, thì cứ ghi vào các bài tập, đồ án đã làm, nhớ
ghi rõ chi tiết cái đồ án đó có cái gì, làm về gì..

Một vài chia sẻ với các bạn để có hồ sơ xin việc qua email tốt. chúc thành công

Kinh nghiệm đi phỏng vấn
1. Trước khi đi pv cần tìm hiểu kĩ về công ty đó
2. Trả lời đc câu hỏi vì sao mình muốn vào
3. Tìm hiểu vị trí mình muốn ứng tuyển, kiến thức thực tế hiện nay về ngành

nghề đó
4. Trả lời đc theo mình vị trí ứng tuyển đó cần những gì ( cái này trong thông

báo đăng tuyển thường có rồi)



5. Đến nơi ứng tuyển cần quan sát kĩ cách thức mọi người đi lại, nói chuyện, để

đồ (VD chỗ làm trải thảm, k đc đi dép vào, cách rót nc, nói chuyện, ngồi
xong phải đẩy ghế lại ngay ngắn,…)
6. Giữ thái độ bình tĩnh, lắng nghe , trả lời câu hỏi (muốn làm tốt phải chuẩn bị

kĩ ở nhà); nếu gặp câu hỏi khó, chưa nằm trong chuẩn bị, cố gắng trả lời theo
ý hiểu, bí quá có thể cười trừ để nghĩ tiếp, chú ý khi nói phải luôn nhìn vào
người ta điều đó cho thấy sự tự tin cũng như thành thực của mình.

huẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị
Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và tuyển dụng Rick Nelles, chuẩn bị không
chỉ là in thêm vài bản hồ sơ tìm việc để dự phòng. Bạn cần phải nghiên cứu về
công ty, ngành nghề kinh doanh, và suy nghĩ về sự phù hợp giữa kỹ năng bạn
có với công việc bạn muốn làm.
C

Trang phục
Khi dự phỏng vấn, bạn nên mặc trang phục đơn giản nhưng phải trang nhã,
chỉnh tề. Tuyệt đối không nên ăn mặc lòe loẹt.
7. Đúng giờ

Ở đây, đến dự phỏng vấn đúng giờ thực sự là bạn phải đến trước giờ hẹn ít
nhất 15 phút. Khi bạn đến đúng giờ, nhà tuyển dụng (NTD) sẽ đánh giá cao
tác phong nghiêm túc của bạn. Bên cạnh đó, khoảng thời gian chờ sẽ giúp
bạn trấn tĩnh, tập trung tư tưởng để xem lại hồ sơ và những ghi chú bạn đã
chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.
8. Giao tiếp bằng ánh mắt

Khi bạn gặp NTD, hãy bắt tay họ với một nụ cười ấm áp và nhìn thẳng vào

mắt NTD. Lẩn tránh cái nhìn của NTD sẽ khiến họ nghĩ bạn thiếu kinh
nghiệm, thiếu tự tin và không đáng tin cậy.
9. Thể hiện sự nhiệt tình với công việc

Theo Martin Yate, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và là tác giả của nhiều
cuốn sách về lĩnh vực này, trong đó có cuốn “Chúc bạn may mắn 2007 –
Cẩm nang tìm việc làm”, trong những cuộc tuyển dụng với sự cạnh tranh của
nhiều ứng viên, người tỏ ra nhiệt tình nhất với công việc hầu như luôn là
người chiến thắng. Sự nhiệt tình của bạn sẽ gửi đến NTD thông điệp rằng
bạn là một nhân viên tận tâm với công việc.


10. Thể hiện tinh thần đồng đội

Martin Yate cho biết, các NTD luôn muốn tuyển những nhân viên có khả
năng làm việc theo nhóm và tuân thủ chỉ thị của cấp trên. Không ai muốn
tuyển dụng những nhân viên “bất kham”. Họ cũng rất cần những người có
thể truyền cảm hứng cho cả tập thể để hướng đến mục tiêu chung. Vì thế,
hãy trình bày một vài ví dụ về cách bạn đã hợp tác với đồng nghiệp để thực
hiện một dự án lớn hoặc phục vụ một khách hàng quan trọng.
11. Thể hiện bản thân

Trò chuyện với NTD cũng giống như bạn đang thuyết phục khách hàng. Bạn
cần chuẩn bị kỹ càng những gì bạn muốn giới thiệu về bản thân. Nếu NTD
không nhắc gì đến những vấn đề này, hãy chủ động đề cập đến chúng.
12. Hãy trung thực

Bạn tuyệt đối đừng nói dối về bất cứ điều gì trong hồ sơ hay trong buổi
phỏng vấn. Với sự phát triển của Internet và các mối quan hệ xã hội, việc
kiểm tra lại những thông tin bạn cung cấp trở nên dễ dàng đối với NTD hơn

bao giờ hết. Đừng quên NTD đang tìm người phù hợp nhất cho một vị trí
trong công ty, chứ không phải một thiên tài hay nhà bác học để trao giải
Nobel.
Tác phong chuyên nghiệp
Bạn tuyệt đối không nên nhai kẹo cao su, ngồi thượt hoặc nói lan man trong
cuộc phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và luôn cư xử thật chuyên nghiệp
trước mặt NTD.
13. Mạnh dạn đặt câu hỏi

Buổi phỏng vấn là cơ hội để cả NTD và ứng viên tìm hiểu về nhau. Đừng
ngại đặt câu hỏi về phạm vi trách nhiệm của công việc, về khách hàng hoặc
dự án. Nếu tỏ ra thụ động trong lúc phỏng vấn thì bạn sẽ là người chịu thiệt
chứ không ai khác. Nếu bạn tỏ ra hờ hững khi trò chuyện với NTD, bạn có
thể bị đánh giá là nhút nhát và không có khả năng làm việc hiệu quả.
14. Hãy nói lời cảm ơn

Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với một cái bắt tay chặt, lời cảm ơn và một nụ
cười. Bạn nên hỏi NTD khi nào bạn nhận được kết quả phỏng vấn và liệu
bạn có nên “theo sát” để nhắc họ về kết quả hay không. Sau đó, hãy gửi email để cảm ơn NTD vì đã dành thời gian tiếp bạn, cho họ biết bạn rất quan
tâm đến việc làm này và sẽ liên hệ họ lần nữa trong thời gian sớm nhất.


Những câu hỏi của nhà tuyển dụng
1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình
Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho
cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói
quen tốt trong nghề nghiệp của bạn... Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào
công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của
nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng "tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt
nghiệp trường đại học Z...". Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.

2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?)
Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại
loại "Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn". Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp
này là: "Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình".
3. Điểm mạnh của bạn là gì?
Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin
vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách.
4. Điểm yếu của bạn là gì?
Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm
yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn
nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như "Tôi có tính hơi quá
cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng". Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra,
hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm
yếu đó. Kiểu như là: "Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng
bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ".
5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về
công ty trước khi đi phỏng vấn.


6. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ
thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu "Vì tôi biết
công ty của quý vị là một công ty lớn". Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm
việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường
chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử
sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn...
7. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?
Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn, tính
cách, thái độ...) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công

việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu có).
8. Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?
Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể
luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng
lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng
hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.
9. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?
Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty
dành cho bạn... sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả
đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới
chính là động lực... trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
10. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?
Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm
việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và
làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm,
nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận
vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng
định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác
rất cao.


11. Tại sao bạn lại muốn công việc này?
Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa
ra câu trả lời nguy hiểm kiểu "Tôi đang cần một việc làm". Hãy cho nhà tuyển
dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và
bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy.
12. Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực
này?
Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu
đâu có một lúc rồi quay về công việc... được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy

nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý
stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi
của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả
lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn "toát mồ hôi
hột" vì những câu hỏi hóc búa của họ.
13. Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?
Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong
kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm
thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được
những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một
vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.

Thông tin trong thư xin việc
Cá nhân cụ thể
Bạn nên cố gắng gửi thư xin việc của bạn cho cá nhân cụ thể, họ có thể là người phụ trách tuyển
dụng. Nếu người ta yêu cầu bạn gửi thư cho Bộ phận nhân sự và bạn không biết được tên của người ra
quyết định cuối cùng, trong thư xin việc của bạn, tốt hơn là nên viết, “Kí gửi anh/ chị” hoặc "Kí gửi
công ty". Tránh đánh vần sai tên của các công ty và người cụ thể đó.
Thông tin công ty và vị trí ứng tuyển
Tốt hơn là bạn nên tìm hiểu thông tin công ty mà bạn muốn nộp đơn. Có nhiều cách để tiến hành
nghiên cứu công ty bao gồm Internet, báo/ tạp chí, báo cáo hàng năm của công ty, hoặc hỏi những
người quen làm việc trong công ty đó hay cùng lĩnh vực. Tùy vào qui mô công ty, bạn có những cách
thức nghiên cứu khác nhau.
Bạn cũng cần phải biết và hiểu rõ trách nhiệm cũng như nhiệm vụ cần làm của công việc bạn nộp đơn.
Bạn có thể tìm được thông tin qua mục Mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đã đăng.
Trình độ chuyên môn


Trình độ chuyên môn tốt nhất của bạn bao gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc, và trình
độ học vấn có liên quan đến các yêu cầu công việc. Trong mô tả công việc, có một số yêu cầu cụ thể .

Trong thư xin việc của bạn, những yêu cầu đó nên được nhắc đến. Vì thư xin việc gây ấn tượng đầu
tiên, việc làm nổi bật những tiêu chuẩn bạn có liên quan đến điều kiện công việc là một ý tưởng không
hề tồi.
Yêu cầu phỏng vấn
Khi bạn kết thúc lá thư xin việc của bạn, có thể đề nghị một cuộc phỏng vấn trong tương lai gần. Bạn
nên nhắc nó theo chiều hướng tích cực. Một số ví dụ điển hình: "Tôi sẵn sàng gặp mặt quí công ty bất
cứ lúc nào. Hãy liên hệ với tôi qua số điện thoại này hoặc địa chỉ email "hoặc" Tôi luôn trân trọng cơ
hội được gặp gỡ với Quí công ty để trình bày rõ nét hơn những tiêu chuẩn của tôi cho yêu cầu công
việc”…
Sai lầm phổ biến trong thư xin việc:
Lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp và cấu trúc câu nghèo nàn. Bạn có thể nhờ vả bạn bè, hoặc giáo viên của
bạn để kiểm tra lại và đưa ra góp ý để thư xin việc của bạn tốt hơn.
Quá nhiều thông tin cá nhân và nhấn mạnh mức lương cụ thể. Nhiều người có suy nghĩ viết càng dài
càng tốt. Thế là sai. Bạn phải chọn những gì cần phải viết trong thư xin việc. Bên cạnh đó, có những
trường hợp, nhà tuyển dụng yêu cầu bạn phải ghi ra mức lương mong muốn của bạn trong thư xin
việc, thì bạn hãy đề cập. Nếu họ không nhắc gì thì bạn cũng đừng nên ghi vào.
Cấu trúc thư xin việc
Giống như CV, thư xin việc nên ngắn gọn và súc tích và có độ dài không quá một trang, gồm 3 hoặc 4
đoạn văn, thư xin việc phải tuân theo các định dạng:
Đầu thư
Ghi ngày hiện tại.
Tên của cá nhân hoặc bộ phận mà bạn đang nộp đơn.
Giới thiệu
Giải thích lý do tại sao bạn đang viết thư này. Nói cách khác, trong mục này, nêu rõ vị trí mà bạn
đang ứng tuyển. Bạn có thể đề cập đến một cái gì đó về bản thân hoặc công ty một cách ngắn gọn.
Thân bài
Dựa vào trình độ chuyên môn, hãy chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên tốt nhất. Thư
xin việc cần phải ngắn gọn, cho nên, hãy nhớ chọn điểm mạnh có liên quan đến yêu cầu công việc mà
bạn nộp đơn. Bạn nên đề cập đến các chi tiết gắn liền với kinh nghiệm, trong đó miêu tả những thành
công trong quá khứ. Bạn có thể trình bày dưới dạng đầu mục.

Kết luận
Đề cập đến Sơ yếu lí lịch đính kèm của bạn. Bạn nên thể hiện sự quan tâm tích cực của mình vào công
việc. Điều quan trọng cuối cùng là bạn phải ghi rõ rằng mình đang chờ sự phản hồi từ nhà tuyển
dụng , đừng có nhanh chóng nghĩ rằng mình sẽ được đi phỏng vấn ngay nhé.
Kết thư với bất kỳ một trong những từ sau đây: "Trân trọng", "Cảm ơn quí công ty đã quan tâm",
"thân ái", và "Kính chào".
Ghi tên đầy đủ của bạn.

Kinh nghiệm ứng tuyển telesale ở Vietnamwork
Em từng làm rồi nè.
Phỏng vấn 3 vòng: vòng 1 yêu cầu giới thiệu về bản thân, những điều biết về vnw,
rồi thành công thất bại của bản thân, rồi cuối cùng sẽ yêu cầu mình oánh giá đc
mấy điểm so với các ứng viên khác. Vòng 2: thì yêu cầu chọn một vật bất kì trong
phòng rồi bán,( chỉ phỏng vấn riêng từng ứng viên) để xem thái độ và cách ứng


biến. Vòng 3: thì chỉ giới thiệu về công ty về lương thưởng thôi àh.
Vào làm thì sẽ có 2 tháng thử việc. làm từ thứ 2 tới thứ 6. 8h15 tới 17h45. lương
cứng 2.8 trong 2 tháng thử việc. Được tham gia vào tất cả mọi hoạt động của công
ty, kể cả là company trip hay chụp ảnh, ăn uống, qà cáp (nv thử việc đc gần hết
mọi quyền lợi của nhân viên chính thức). Trong 2 tháng này thì đc training cách
gọi điện thoại, học thuộc bảng giá của vnw, ngồi viết mail, rồi lại ngồi gọi thử cho
KH, rồi nhìn mọi ng xung quanh để học hỏi gì đó.
Sau 2 tháng thử việc thì sẽ có test thử việc, bằng cách thuyết phục các leader sử
dụng dịch vụ của vietnamwork xem có thành công không.
được làm nhân viên chính thức thì lương cứng vẫn sẽ là 2tr8, sau khi trừ đi bảo
hiểm còn 2tr 5. Tuy nhiên được ăn % hoa hồng của hợp đồng. Và điều quan trọng
là VNW đã có sẵn database của KH cùng vs lượng KH mới được nhận nên không
quá áp lực.Lưu ý: lúc này new sale sẽ bị tính call out tức là tính cuộc gọi ra ngoài
của mỗi NV( vnw có máy- đếm nhé) là khoảng 35 call/ngày- tuy nhien do không bị

gi âm nên gọi cho bạn bè người quen hoặc tổng đài đều được tính nhé. hí hí. tuy
nhiên không nên lạm dụng vì cần phải gọi cho KH để câu kéo hợp đồng nữa
Target tháng vs sale mới thường là 1000$ hoặc thấp hơn và được ăn 24% hoa
hồng. So với lượng database gồm khoảng 1000Kh của mỗi sale thì việc đạt đc
target không quá khó nếu không muốn nói là rất dễ bởi vnw đã có thương hiệu hơn
nữa một tin đăng tuyển thông thường đã là 79$ và rất nhiều dịch vụ extra thì nếu
chịu khó sẽ nhanh chóng đạt được target khi chưa hết tháng.
Mặc dù thời điểm hiện tại vnw đang bị cạnh tranh gay gắt bởi Jobstress.vn và
careerlink thì việc câu khách của các telesale ở vnw cũng khá là nhàn và dễ.
Khi đạt được target cá nhân, thì ngoài tiền commission+lương cứng còn được
thưởng thêm 100$ nữa, ngoài ra còn rất nhiều kiểu thi thố để đạt đc giải nọ kia,
hoạc đi nước ngoài ( giải này thì 1 năm 2 lần nhé)
Lương cứng tăng dần theo thời gian, tóm lại là lên tới group leader ( tức là quản lý
sale mới) tầm khoảng 4 tr, leader thì lương cứng tầm 7 hoặc 8 tr.


Em làm ở VNW đc một thời gian thì ngộ ra áp lực chỉ là do mình tự tạo thôi, chứ
làm tại vnw cũng không có gì gê gớm. Lương thấp nhưng thu nhập ổn ( tháng cuối
khi nghỉ việc em được hơn 11tr- và trung bình em cũng phải tầm >9tr/tháng)
Tuy nhiên, làm lâu dài ở vnw hay không lại phụ thuộc vào tính cách, có thix hay
không? bởi vì làm sale ở vnw không quá khó đồng nghĩa với việc ít có kĩ năng hay
nghề chắc chắn một khi ra đi sẽ khó tìm đc công việc nào cho mức thu nhập tương
xứng.

[CÁCH VIẾT CV XIN VIỆC BẰNG TIẾNG ANH ẤN TƯỢNG]
1/ Không đặt tiêu đề
Rất nhiều CV tiếng Anh đặt tên tiêu đề là ” Curriculum Vitae ” nhưng việc đó hoàn toàn không cần
thiết bởi bản thân nó đã là sơ yếu lí lịch.
Bạn nên đặt tiêu đề là tên của mình được viết to và in đậm ngay giữa trang giấy để CV gây ấn
tượng ngay với nhà tuyển dụng.CV xin việc, CV tiếng anh

2/ Sử dụng tiếng Anh đơn giản
Kĩ năng viết của bạn không tốt ? Bạn không biết nhiều từ hoa mĩ ? Đừng quá lo lắng như vậy bởi
trước hàng trăm đơn xin việc mỗi ngày thì giữa một CV được viết đơn giản, dễ đọc và một CV dùng
toàn từ khó, bạn nghĩ nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn cái nào? Thay vì sử dụng cấu trúc danh t ừ hóa
như “effecting the solution of” thì hãy sử dụng động từ “solving” của nó m ột cách đơn thuần.
3/ Sử dụng động từ dưới dạng V-ing
Khi liệt kê trong CV tiếng Anh, bạn nên bắt đầu bằng một động từ và phải nhất quán về dạng, cách
chia tất cả các động từ đó. Và để CV trông trang trọng hơn, hãy sử dụng động từ dưới dạng V-ing.
Đồng thời, cách viết như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt nhanh và chính xác nh ững ý
bạn muốn trình bày. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc CV của bạn sẽ có nhiều cơ hội lọt vào vòng
phỏng vấn hơn.
4/ Viết những câu ngắn
CV tiếng Anh yêu cầu phải trình bày thật ngắn gọn nhưng đầy đủ và sinh động. B ởi thế trong CV
bạn không cần thiết phải viết thành những câu văn hoàn chỉnh mà có thể phân tách thành những
mảng câu (fragment) hoặc có thể bỏ qua những mạo từ a, an, the
Thay vì viết:I was involved in the creation and implementation of statistical reports for a large
metropolitan hospital, which required the use of spreadsheet software for cost analysis and, in
addition, the creation of a database to track patient visits.
Hãy viết:Created and implemented statistical reports for large metropolitan hospital.Analyzed costs
with spreadsheet software.Created database to track patient visits.


5/ Tránh sử dụng những từ sáo rỗng
25 từ sau được cho là khá hay nhưng hãy cẩn thận khi đưa vào CV tiếng Anh của mình
1. Aggressive – Năng nổ
2. Ambitious – Tham vọng
3. Competent – Có khả năng
4. Creative – Sáng tạo
5. Detail-oriented – Chú ý đến từng chi tiết nhỏ
6. Determined – Quyết đoán

7. Efficient – Hiệu quả
8. Experienced – Kinh nghiệm
9. Flexible – Linh hoạt
10. Goal-oriented – Định hướng mục tiêu tốt
11. Hard-working – Chăm chỉ
12. Independent – Độc lập
13. Innovative – Đột phá trong suy nghĩ
14. Knowledgeable – Có kiến thức tốt
15. Logical – Suy nghĩ logic
16. Motivated – Có khả năng thúc đẩy người khác làm việc
17. Meticulous – Tỉ mỉ
18. People person – Người của công chúng
19. Professional – Phong cách làm việc chuyên nghiệp
20. Reliable – Đáng tin cậy
21. Resourceful – Tháo vát
22. Self-motivated – Có khả năng tự tạo ra động lực cho bản thân
23. Successful- Thành công
24. Team player – Kỹ năng làm việc nhóm tốt
25. Well-organized – Có khả năng tổ chức công việc tốt
(st)
HN, 01/8/2015



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×