Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài dạy tích hợp liên môn vật lí 8 bài sự nổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.6 KB, 4 trang )

BÀI DẠY TÍCH HỢP LIÊN MÔN
VẬT LÝ 8 - BÀI SỰ NỔI
------------------------------------I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giải thích được khi nào vật nổi, chìm
- Nêu được điều kiện nổi của vật
- Biết được khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng thì FA = P
- Biết vận dụng kiến thức của các môn học toán, sinh, hóa, địa, giáo dục công
dân để giải thích các hiện tượng liên quan đến sự nổi của vật
* Kiến thức (liên môn)
+ Giúp các em nắm được và hiểu rõ tính chất vật lý của dầu.
+ Biết được sự nặng nhẹ của các chất khí.
+ Biết được vị trí địa lí của “ Biển Chết” trên thế giới.
- Biết được cá sống được là nhờ có O2 ; Biết cách thở khi rơi xuống nước.
- Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và nêu được các biện
pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước và có ý thức bảo vệ môi trường.
2. Kỹ năng
- HS biết làm thí nghiệm về sự nổi của vật trong chất lỏng
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân
tích, liên hệ thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, biết bảo vệ môi trường ở địa phương nơi
các em đang sinh sống.
- Tích cực học tập, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động, vận dụng kiến
thức để giải quyết các tình hướng thực tế.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Năng lực vận dụng ngôn ngữ vật lý để giải thích các hiện tượng trong thực tế.
II. THỜI LƯỢNG: 2 tiết




III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 hòn bi sắt, một hòn bi gỗ, 1 miếng gỗ nhỏ.
- Hình ảnh về ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước, “Biển
chết”, khí cầu.
- Máy chiếu.
2. Học sinh: (mỗi nhóm)
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học và xem nội dung kiến thức trọng lượng riêng
vật lý 6.
- Một cốc thuỷ tinh to đựng nước.
- Một chiếc đinh, một miếng gỗ nhỏ.
- Một ống nghiệm nhỏ đựng cát (làm vật lơ lửng) có nút đậy kín.
- Bảng vẽ sẳn các hình trong SGK.
- Mô hình tàu ngầm.
IV. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá:
1. Phương pháp:
- Bàn tay nặn bột.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình. (hoạt động nhóm)
2. Kiểm tra và đánh giá:
- Nêu điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lững
- Viết công thức tính lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng
- Lấy ví dụ về một hiện tượng trong thực tế liên quan đến sự nổi?
- Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thường gặp:
( Vd: Tại sao khi nấu canh, ta đổ dầu vào nước thì dầu nổi trên nước?)
- Đề ra một vài biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện vật nổi, vật chìm.

* Pha 1: Làm nảy sinh vấn đề.
GV: “Tàu to tàu nặng hơn kim. Thế mà tàu nổi kim chìm tại sao?”
* Pha 2: Dự đoán giả thuyết
HS: làm việc cá nhân (tự đưa ra quan điểm của mình)
HS hoạt động nhóm để đưa ra quan điểm thống nhất của nhóm. (Đại diện trình bày
trước lớp)
* Pha 3: Thực hiện các nghiên cứu và đề xuất cách làm.
- Các nhóm đề xuất phương án để kiểm chứng dự đoán của mình.


- HS thống nhất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán theo sự gợi ý của GV.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm và viết báo cáo kết quả thí nghiệm.
Pha 4: Rút ra kết luận.
- Trao đổi kết quả thu được và hợp thức hóa kiến thức.
* Kết luận
- Vật chìm khi P >FA
- Vật nổi ( chuyển động lên trên) khi P< FA
- Vật lơ lững (đứng yên) khi P = FA .
Hoạt động 2: Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Ác si mét khi vật nổi trên mặt thoáng
của chất lỏng.
- Giới thiệu và hướng dẫn thí nghiệm
+ Mục đích TN
+ Dụng cụ TN
+ Cách tiến hành TN
- HS đại diện nhóm nhận dụng cụ TN như hình 12.2
- HS tiến hành TN theo nhóm, thảo luận hoàn thành C3, C5 trên bảng nhóm
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.

+ Yêu cầu HS đọc C6, ghi tóm tắt thông tin.
Hướng dẫn HS vận dụng điều kiện vật nổi lên, chìm xuống kết hợp với công thức
tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-met, trọng lượng và kiến thức toán học chứng minh
được vật nổi khi: dv < dl; vật chìm khi dv > dl; vật lơ lững khi dv = dl
+ Trình chiếu hình ảnh tàu ngầm và yêu cầu HS trả lời C7
- GV Chốt lại câu trả lời (C7: Hòn bi thép chìm vì trọng lượng riêng của thép
lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Tàu làm bằng thép, nhưng người ta thiết kế sao
cho có các khoảng trống để trọng lượng riêng của cả con tàu nhỏ hơn trọng lượng
riêng của nước, nên tàu có thể nổi trên mặt nước.)
- Trình chiếu hình ảnh minh họa hiện tượng tràn dầu trên biển làm cá chết.
Không khí ô nhiễm
- Tại sao dầu nổi trên biển các sinh vật trên biển chết rất nhiều?
- Giải thích sự sinh tồn của các loại động vật dưới nước. Kỹ năng hít thở ở
người khi lăn dưới nước.
- Tại sao các du khách có thể nằm đọc báo trên mặt biển chết?


VI. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
- Tìm hiểu sự ô nhiễm môi trường nước ở địa phương em và đề ra biện pháp khắc
phục và ngăn ngừa.
- Em hãy vận dụng kiến thức đã học để đưa ra cách xử lý tình huống khi rơi xuống
nước.
---------------------------------



×