Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

BAI 1 gen ma di truyen va qua trinh nhan doi adn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.54 KB, 30 trang )

THPT Lê Quý Đôn – Long An

Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. Gen.
1. Khái niệm.
- Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm nhất định (một chuỗi
pôlipeptit hay một phân tử ARN).
- VD: gen Hb α là gen mã hóa chuỗi pôlipeptit góp phần tạo nên phân tử Hb trong tế bào hồng cầu;
gen tARN mã hóa phân tử ARN vận chuyển.
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc: gồm 3 vùng trình tự
A1
T1
G1
X1
5’
Mạch mã gốc 3’
Mạch bổ sung 5’
3’
T2
A2
X2
G2
Mạch mã gốc 3’
Vùng điều hòa
Mạch bổ sung 5’

5’
Vùng mã hóa


Vùng kết thúc

3’

Cấu trúc chung của một gen cấu trúc
(chú ý: mạch mã gốc bao giờ cũng có chiều 3’ – 5’)
- Vùng điều hòa: nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá
trình phiên mã.
- Vùng mã hóa: mang thông tin mã hóa cho các axitamin.
+ Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục → gen không phân mảnh.
+ Phần lớn các sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit
amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intrôn) → gen phân mảnh.
- Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
II. Mã di truyền
- Là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên gen quy định trình tự sắp xếp các axitamin trên prôtêin.
- Mã di truyền là mã bộ ba, tức là cứ 3 nuclêôtit đứng liền nhau mã hóa cho một axitamin. Và mỗi bộ
ba trên mARN gọi là 1 côđon. (anticôđon: bộ ba đối mã)
- Có 64 (=43) bộ ba, trong đó có 1 bộ ba mở đầu (AUG) có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa cho
axitamin mêtiônin và 3 bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA) quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
- Đặc điểm của mã di truyền:
+ Mã di truyền là mã bộ ba và được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không
gối đầu lên nhau( tính liên tục). Mã di truyền được đọc theo chiều 5/  3/ trên mARN.
+ Mã di truyền có tính phổ biến: tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền..
+ Mã di truyền có tính đặc hiệu: mỗi bộ ba mã hóa cho một axitamin.
+ Mã di truyền có tính thoái hóa: nhiều bộ ba mã hóa cho một axitamin.
III. Quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN)
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ngay trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào.
- Quá trình này tạo ra 2 crômatic trong nhiễm sắc thể (NST) để chuẩn bị phân chia tế bào.
- Gồm 3 bước:
+ Bước 1: Tháo xoắn ADN: nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau

dần tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ ra hai mạch khuôn.
+ Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới.
* Enzim ADN-Pôlimeraza sử dụng một mạch tổng hợp nên mạch mới, trong đó A liên kết với T
bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại (nguyên tắc bổ
sung).
* Vì ADN-Pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→ 3’, nên trên mạch khuôn 3’→ 5’,
mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5’→ 3’, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt
quãng tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki). Sau đó, các đoạn Okazaki được nối với nhau bằng enzim
nối.
+ Bước 3: Hai phân tử ADN được tạo thành: Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch
là mạch mới được tổng hợp, còn mạch của là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn).

Trang 1 – mail:


Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

THPT Lê Quý Đôn

MỘT SỐ CÔNG THỨC CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG
PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ADN
I. Tính số nuclêôtit của ADN hoặc của gen
1. Đối với mỗi mạch của gen:
- Trong ADN,2 mạch bổ sung nhau, nên số nu và chiều dài của 2 mạch bằng nhau.
N
A1 + T1 + G1 + X1 = T2 + A2 + X2 + G2 =
2
- Trong cùng một mạch, A và T cũng như G và X, không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải
bằng nhau. Sự bổ sung chỉ có giữa 2 mạch: A của mạch này bổ sung với T của mạch kia, G của mạch này
bổ sung với X của mạch kia. Vì vậy, số nu mỗi loại ở mạch 1 bằng số nu loại bổ sung mạch 2.

A1 = T2 ; T1 = A2 ; G1 = X2 ; X1 = G2
2. Đối với cả 2 mạch:
- Số nu mỗi loại của ADN là số nu loại đó ở cả 2 mạch:
A =T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2
G =X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2
%A1  %A 2
%T1  %T2
%A = % T =

 .....
Chú ý: Khi tính tỉ lệ % :
2
2
%G 1  %G 2 % X1  % X 2
%G = % X =

 .....
2
2
N
Ghi nhớ: Tổng 2 loại nu khác nhóm bổ sung luôn luôn bằng 50% số nu của ADN (A + G =
):
2
Ngược lại nếu biết:
N
+ Tổng 2 loại nu = hoặc bằng 50% thì 2 loại nu đó phải khác nhóm bổ sung.
2
N
+ Tổng 2 loại nu  hoặc khác 50% thì 2 loại nu đó phải cùng nhóm bổ sung (cũng có trường hợp
2

đặc biệt).
3. Tổng số nu của ADN (N)
Tổng số nu của ADN là tổng số của 4 loại nu A + T + G + X. Nhưng theo nguyên tắc bổ sung (NTBS)
A = T, G =X. Vì vậy, tổng số nu của ADN được tính là:
N = 2A + 2G = 2T + 2X hay N = 2(A+ G)
N
Do đó A + G =
hoặc %A + %G = 50%
2
4. Tính số chu kì xoắn (C)
Một chu kì xoắn (C) gồm 10 cặp nu = 20 nu. Khi biết tổng số nu (N) của ADN:
N
N = C x 20
=> C =
20
5. Tính khối lượng phân tử ADN (M):
Một nu có khối lượng trung bình là 300 đvc. Khi biết tổng số nu suy ra: M = N x 300 đvc
6. Tính chiều dài của phân tử ADN (L):
Phân tử ADN là 1 chuỗi gồm 2 mạch đơn chạy song song và xoắn đều đặn quanh 1 trục. Vì vậy, chiều
N
dài của ADN là chiều dài của 1 mạch và bằng chiều dài trục của nó. Mỗi mạch có
nuclêôtit, độ dài của
2
1 nu là 3,4 A0
N
L = .3,4A0
2
4
Đơn vị thường dùng : 1 micrômet = 10 angstron (A0)
1 micrômet = 103 nanômet (nm)

1 mm = 103 micrômet = 106 nm = 107 A0
II. Tính số liên kết Hiđrô và liên kết Hóa Trị Đ–P
1. Số liên kết Hiđrô (H)
- A của mạch này nối với T ở mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô
- G của mạch này nối với X ở mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô
Trang 2 – mail:


THPT Lê Quý Đôn – Long An

Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

Vậy số liên kết hiđrô của gen là:
H = 2A + 3 G hoặc H = 2T + 3X
2. Số liên kết hoá trị (HT)

N
-1
2
Trong mỗi mạch đơn của gen,2 nu nối với nhau bằng 1 liên kết hoá trị, 3 nu nối nhau bằng 2 liên kết
N
N
nu nối nhau bằng
-1
hoá trị …
2
2
N
- Số liên kết hoá trị nối các nu trên 2 mạch gen: 2( - 1)
2

N
Do số liên kết hoá trị nối giữa các nu trên 2 mạch của ADN: 2( - 1)
2
- Số liên kết hoá trị đường – photphát trong gen (HTĐ-P)
Ngoài các liên kết hoá trị nối giữa các nu trong gen thì trong mỗi nu có 1 liên kết hoá trị gắn thành
phần của H3PO4 vào thành phần đường. Do đó số liên kết hoá trị Đ–P trong cả ADN là:
N
HTĐ-P = 2(
- 1) + N = 2 (N – 1)
2

- Số liên kết hoá trị nối các nu trên 1 mạch gen:

CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI CỦA ADN
I. Tính số nuclêôtit tự do cần dùng
1. Qua 1 lần tự nhân đôi (tự sao, tái sinh, tái bản)
- Khi ADN tự nhân đôi hoàn toàn 2 mạch đều liên kết các nu tự do theo NTBS: AADN nối với TTựdo và
ngược lại; GADN nối với XTựdo và ngược lại. Vì vây số nu tự do mỗi loại cần dùng bằng số nu mà loại nó bổ
sung.
ATd =TTd = A = T;
GTd = XTd = G = X
- Số nu tự do cần dùng bằng số nu của ADN
NTd = N
2. Qua nhiều đợt tự nhân đôi (x đợt)
a. Tính số ADN con
- 1 ADN mẹ qua 1 đợt tự nhân đôi tạo 2 = 21 ADN con
- 1 ADN mẹ qua 2 đợt tự nhân đôi tạo 4 = 22 ADN con
- 1 ADN mẹ qua 3 đợt tự nhân đôi tạo 8 = 23 ADN con
- 1 ADN mẹ qua x đợt tự nhân đôi tạo = 2x ADN con
Vậy:

Tổng số ADN con = 2x
- Dù ở đợt tự nhân đôi nào, trong số ADN con tạo ra từ 1 ADN ban đầu, vẫn có 2 ADN con mà mỗi
ADN con này có chứa 1 mạch cũ của ADN mẹ. Vì vậy số ADN con còn lại là có cả 2 mạch cấu thành hoàn
toàn từ nu mới của môi trường nội bào.
Số ADN con có 2 mạch đều mới = 2x – 2
b. Tính số nu tự do cần dùng
- Số nu tự do cần dùng thì ADN trải qua x đợt tự nhân đôi bằng tổng số nu sau cùng có trong các ADN
con trừ số nu ban đầu của ADN mẹ.
+ Tổng số nu sau cùng trong trong các ADN con: N.2x
+ Số nu ban đầu của ADN mẹ: N
Vì vậy tổng số nu tự do cần dùng cho 1 ADN qua x đợt tự nhân đôi:
∑ NTd = N.2x – N = N(2X -1)
- Số nu tự do mỗi loại cần dùng là:
∑ ATd = ∑ TTd = A(2x -1)
∑ GTd = ∑ XTd = G(2x -1)
+ Nếu tính số nu tự do của ADN con mà có 2 mạch hoàn toàn mới:
∑ Ntự do hoàn toàn mới = N(2x - 2)
∑ A tự do hoàn toàn mới = ∑ T tự do = A(2x -2)
∑ G tự do hoàn toàn mới = ∑ X tự do = G(2x -2)
II. Tính số liên kết hiđrô; hoá trị đ-p được hình thành hoặc bị phá vỡ
1. Qua 1 đợt tự nhân đôi
Trang 3 – mail:


Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

THPT Lê Quý Đôn

a. Tính số liên kết hiđrôbị phá vỡ và số liên kết hiđrô được hình thành
Khi ADN tự nhân đôi hoàn toàn:

- 2 mạch ADN tách ra, các liên kết hiđrô giữa 2 mạch đều bị phá vỡ nên số liên kết hiđrô bị phá vỡ
bằng số liên kết hiđrô của ADN
H bị phá vỡ = HADN
- Mỗi mạch ADN đều nối các nu tự do theo NTBS bằng các liên kết hiđrô nên số liên kết hiđrô được
hình thành là tổng số liên kết hiđrô của 2 ADN con.
Hhình thành = 2. HADN
b. Số liên kết hoá trị được hình thành
Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, liên kết hoá trị Đ–P nối các nu trong mỗi mạch của ADN không
bị phá vỡ. Nhưng các nu tự do đến bổ sung thì dược nối với nhau bằng liên kết hoá trị để hình thành 2
mạch mới.
Vì vậy số liên kết hoá trị được hình thành bằng số liên kết hoá trị nối các nu với nhau trong 2 mạch của
ADN.
N
HThình thành = 2 ( - 1) = N- 2
2
2. Qua nhiều đợt tự nhân đôi (x đợt)
a. Tính tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ và tổng số liên kết hidrô hình thành
- Tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ:
∑ Hbị phá vỡ = H (2x – 1)
- Tổng số liên kết hidrô được hình thành:
∑ Hhình thành = H.2x
b. Tổng số liên kết hoá trị được hình thành
Liên kết hoá trị được hình thành là những liên kết hoá trị nối các nu tự do lại thành chuỗi mạch
polinuclêôtit mới.
N
- Số liên kết hoá trị nối các nu trong mỗi mạch đơn:
-1
2
- Trong tổng số mạch đơn của các ADN con còn có 2 mạch cũ của ADN mẹ được giữ lại.
- Do đó số mạch mới trong các ADN con là 2.2x - 2, vì vây tổng số liên kết hoá trị được hình thành là:

N
∑ HThình thành = (
- 1) (2.2x – 2) = (N-2) (2x – 1)
2

Trang 4 – mail:


THPT Lê Quý Đôn – Long An

Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

PHẦN BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1. Dưới đây là một phần trình tự nuclêôtit của một mạch trong gen:
3’….TAT-GGG-XAT-GTA-ATG-GGX…5’
Hãy xác định trình tự nuclêôtit của mạch bổ sung với mạch nói trên.
GIẢI
Mạch gốc: 3’….TAT-GGG-XAT-GTA-ATG-GGX…5’
Mạch BS: 5’.....ATA-XXX-GTA-XAT-TAX-XXG....3’
Bài 2. Dưới đây là một phần trình tự nuclêôtit của một mạch trong gen:
5’….TGT-GXG-GAT-TAX-XXA-AGX…3’
Hãy xác định trình tự nuclêôtit của mạch mã gốc.
GIẢI
Mạch BS: 5’….TGT-GXG-GAT-TAX-XXA-AGX…3’
Mạch gốc: 3’….AXA-XGX-XTA-ATG-GGT-TXG…5’
Bài 3. Một phân tử ADN chứa 650000 nuclêôtit loại X, số nuclêôtit loại T bằng 2 lần số nu loại X.
a. Tính chiều dài của phân tử ADN đó ( ra µm).
b. Khi phân tử ADN này nhân đôi, thì nó cần bao nhiêu nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào?
GIẢI
a. Theo đề G=X =650.000 => A=T = 1.300.000 => N = 2A+2G = 3.900.000 nu

b. NTD = N(2x-1) = 3.900.000 (do theo đề cho nhân đôi thì ta phải hiểu là nhân đôi 1 lần)
Bài 4. Một gen có hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác bằng 20% và có 2760 liên kết
hydrô.
1. Tính: số lượng từng loại nuclêôtit của gen, chiều dài của gen.
2. Gen nhân đôi một số lần liên tiếp môi trường cung cấp 5400 nuclêôtit loại G. Tính số lần nhân đôi
của gen
GIẢI
1. %A +%G = 50%
%A - %G = 20%
=> %A = %T = 35% ; %G = %X = 15%
H = 2A + 3G = 115% N = 2760 => N = 2400
=> A = T = 840; G = X = 360
N
L =  3,4A 0 = 4080A0
2
2.
Gọi x là số lần nhân đôi, theo đề GTD = XTD = G(2x-1) = 5400 => x = 4
Bài 5. Một gen nhân đôi một số đợt đã sử dụng của môi trường 21000 nuclêôtit, trong đó loại Ađênin
chiếm 4200. Biết tổng số 2 mạch đơn trong các gen được tạo thành gấp 8 lần số mạch đơn của gen mẹ lúc
đầu.
Tính số lần tái sinh(nhân đôi) của gen, số lượng và tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của gen?
GIẢI
Theo đề tổng số 2 mạch đơn trong các gen được tạo thành gấp 8 lần số mạch đơn của gen mẹ lúc đầu,
mà gen mẹ lúc đầu có 2 mạch (đề cho 1 gen) => ta có 8 gen con => 2x = 8 => x = 3
NTD = N(2x-1) = 21000 => N = 3000
ATD = TTD = A(2x-1) = 4200 => A =T = 600 => %A =%T = 20%
=> %G =%X = 50%-20% = 30% => G = X = 900
Bài 6. Một đoạn ADN có A = 9000. Tỉ lệ A/G = 3/2. Đoạn ADN đó tái bản liên tiếp 3 lần.
a. Tính số lượng mỗi loại Nu cần cung cấp.
b. Tính số lượng mỗi loại Nu trong các ADN có nguyên liệu hoàn toàn mới.

c. Số lượng liên kết hoá trị được hình thành thêm giữa các Nu trong gen mới được hình thành.
d. Tính số lượng liên kết H bị phá vỡ trong 3 lần tái bản đó.
GIẢI
a. Theo đề A =T = 9000 => G =X = 6000
=> ATD = TTD = A(2x-1) = 63000
GTD = XTD = G(2x-1) = 42000
Trang 5 – mail:


Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

THPT Lê Quý Đôn

b. Giải thích: trong 3 lần nhân đôi tạo được 8 gen con, theo nguyên tắc bán bảo toàn thì có 2 gen con
còn nguyên liệu cũ => Amới = Tmới = A(2x-2) = 54000
Gmới = Xmới = G(2x-2) = 36000
c. HTnối giữa các nu = N – 2 = (2A+2G) – 2 = 29.998
=> HTHT = 29.998(2x-1) = 209.986
d. Tính số lượng liên kết H bị phá vỡ trong 3 lần tái bản đó.
H = 2A+3G = 36.000 => Hpv = H (2x-1) = 252.000
Bài 7. Một gen có chiều dài là 5100 A0 có G= 22% số Nu của gen. Gen nhân đôi liên tiếp 6 đợt tạo ra các
gen con.
a. Số lượng Nu mỗi loại môi trường cần cung cấp?
b. Số lượng Nu mỗi loại trong các gen con mà 2 mạch đơn tạo ra có nguyên liệu hoàn toàn mới?
c. Số lượng liên kết hoá trị được hình thành giữa các Nu để cấu trúc nên các mạch đơn của các gen
con?
d. Số liên kết H giữa các Nu bị phá huỷ sau các đợt nhân đôi của gen.
GIẢI
a. L = 5100 => N = 3000 => G = X = 660; A = T = 840
=> ATD = TTD = A(2x-1) = 52.920

GTD = XTD = G(2x-1) = 41.580
b. Amới = Tmới = A(2x-2) = 52.080
Gmới = Xmới = G(2x-2) = 40.920
c. HTnối giữa các nu = N – 2 = 2.998 => HTHT = 2.998(2x-1) = 188.874
d. H = 2A+3G = 3660 => Hpv = H (2x-1) = 230.580
Bài 8. Một gen dài 0,51µm. Trên mạch 1 của gen có 150 Ađênin và 450 timin. Trên mạch 2 của gen có
600 Guanin.
1. Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của cả gen và trên mỗi mạch của gen.
2. Tính khối lượng và số vòng xoắn của gen.
3. Tính số liên kết hydro và số liên kết hoá trị nối giữa các nuclêôtit trong gen.
4. Gen nhân đôi 3 lần liên tiếp môi trường phải cung cấp bao nhiêu nuclêôtit tự do, trong đó số
nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu ?
GIẢI
0
1. L = 0,51 µm = 5100A => N = 3000
A = T = A1+T1 = 600 => %A =%T = 20%
=> G = X = N/2-A = 900 => %G =%X = 30%
N/2 = 1500
=> %A1 = %T2 = 10% ; %T1 = %A2 = 30% ; %X1 = %G2 = 40% ; %G1 = %X2 = 20%
2. M = N × 300 đvC = 9.105; C = N/20 = 150
3. H = 2A + 3G = 3900; HTnối giữa các nu = N – 2 = 2.998
4. NTD = N(2x-1) = 21.000;
ATD = TTD = A(2x-1) = 4.200
GTD = XTD = G(2x-1) = 6.300
Bài 9. Một gen có 300 chu kì xoắn và số nuclêôtit loại Ađênin là 20%. Mạch 1 của gen có A = 10% và T =
30%. Mạch 2 của gen có G = 20% và X = 40% so với số lượng nuclêôtit của một mạch.
1. Tính chiều dài và khối lượng của gen.
2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen và của mỗi mạch gen.
3. Tính số liên kết hydro và số liên kết hoá trị nối giữa các nuclêôtit trong gen.
4. Gen nhân đôi 4 lần liên tiếp môi trường phải cung cấp bao nhiêu nuclêôtit tự do, trong đó số

nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu ?
GIẢI
0
1. C = 300 => N = 6.000 => L = 10200A ; M = N × 300 đvC = 18.105
2. %A = %T = 20% => A = T = 1.200; G = X = 1800
N/2 = 3000 => A1 = T2 = 300 ; T1 = A2 = 900 ; X1 = G2 = 600 ; G1 = X2 = 1200%
3. H = 2A + 3G = 7.800; HTnối giữa các nu = N – 2 = 5.998.
4. NTD = N(2x-1) = 90.000;
ATD = TTD = A(2x-1) = 18.000
Trang 6 – mail:


THPT Lê Quý Đôn – Long An

Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

x

GTD = XTD = G(2 -1) = 27.000
Bài 10. Một gen có chứa 1498 liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit. Gen tiến hành nhân đôi ba lần và đã sử
dụng của môi trường 3150 nuclêôtit loại ađênin. Xác định :
1. Chiều dài và số lượng từng loại nuclêôtit của gen
2. Tính: số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp, số liên kết hyđrô bị phá vỡ và số liên kết hoá
trị được hình thành giữa các nucleotit trong quá trình nhân đôi của gen.
GIẢI
1. Chiều dài, số lượng từng loại nuclêôtit của gen:

Gọi N là số nuclêôtit của gen. Ta có : N - 2 = 1498 => N = 1500 ( nu)
- Chiều dài của gen : N/2. 3.4 AO = 1500/2. 3,4 AO = 2050 AO
- Theo đề bài ta suy ra (23 - 1). A = 3150

- Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của gen :
A = T = 3150 / ( 23 -1 ) = 450 (nu)
G = X = N/2 - A = 1500/2 - 450 = 300 (nu)
2. Khi gen nhân đôi ba lần:

- Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp :
Amt = Tmt = 3150 ( nu )
Gmt = Xmt = ( 23 - 1 ).300 = 2100 (nu)
- Số liên kết hyđrô bị phá vì :
- Số liên kế hyđrô của gen : 2A + 3G = 2.450 + 3.300 = 1800
- Số liên kết hyđrô bị phá vì qua nhân đôi : ( 23 - 1 ).1800 = 12600 liên kết
- Số liên kết hoá trị hình thành : (23 -1 ).1498 = 10486 liên kết
Bài 11. Hai gen dài bằng nhau

- Gen thứ nhất có 3321 liên kết hyđrô và có hiệu số giữa guanin với một loại nuclêôtit khác bằng 20%
số nuclêôtit của gen.
- Gen thứ hai nhiều hơn gen thứ nhất 65 ađênin.
Xác định :
1. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen thứ nhất.
2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen thứ hai.
GIẢI
1. Gen thứ nhất :

Gọi N là số nuclêôtit của gen, theo đề bài, ta có : G - A = 20% N
G + A = 50% N
Suy ra: G = X = 35% N
A = T = 50% N - 35% N = 15% N
Số liên kết hyđrô của gen : 2A + 3G = 3321
2. 15/100 N + 3. G 35/100 N = 3321
135/100 N = 3321

=> N = 2460
Số lượng từng loại nuclêôtit của gen: A = T = 15%. 2460 = 369 (nu)
G = X = 35%. 2460 = 861 (nu)
2. Gen thứ hai:
Trang 7 – mail:


Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

THPT Lê Quý Đôn

Số nuclêôtit của gen thứ hai bằng 2460.
Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen thứ hai:
A = T = 369 + 65 = 434 (nu) => %A = %T = 434/ 2460. 100% = 17,6%
%G = %X = 50% - 17,6% = 32,4% => G = X = 32,4%. 2460 = 769 (nu)
Bài 12. Có 2 gen A và B có số lần nhân đôi không bằng nhau và đã tạo ra 24 gen con, biết gen A có số lần
nhân đôi nhiều hơn so với gen B.

a. Tìm số lần nhân đôi của mỗi gen
b. Chiều dài của 2 gen A và B bằng 6120 A0. Biết rằng số lượng nuclêôtit của gen B bằng gấp đôi so với
gen A.
Xác định số lượng nuclêôtit môi trường đã cung cấp cho mỗi gen A và B nhân đôi
GIẢI
a. Theo đề bài ta phải biết phân tích số 24 là tổng của 2 số là bội số của 2

Hai gen A và B nhân đôi tạo tổng hợp 24 gen con : 24 = 16 + 8 = 24 + 23
Do gen A có số lần nhân đôi nhiều hơn gen B. Nên gen A nhân đôi 4 lần, gen B nhân đôi 3 lần.
b. Số nuclêôtit của 2 gen : N = 2L/3,4 = 2 x 6.120/3,4 = 3.600 nuclêôtit

Gọi NA và NB lần lượt là số nuclêôtit của gen A và gen B : NB = 2NA.

Vậy NA + NB = 3.600 => NA = 1.200 nuclêôtit và NB = 2.400 nuclêôtit
Gen A nhân đôi 4 lần, số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp :
(24 – 1).NA = (24 -1).1200 = 1.800 nuclêôtit
Gen B nhân đôi 3 lần, số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp :
(23 -1).NB = (23 – 1).2 400 = 16.800 nuclêôtit.
Bài 13. Một gen có khối lượng 72.104 đvC, có A = 20%. Trên mạch thứ nhất của gen có A1 = 240, trên mạch thứ
hai có G2 = 320.

a. Tính số nucleotit, chiều dài của gen là bao nhiêu?
b. Tính số lượng từng loại nucleotit của gen và mỗi mạch đơn gen? Số liên kết hidro của gen?
c. Khi gen tự nhân đôi 5 lần đã lấy từ môi trường nội bào bao nhiêu nucleotit?
GIẢI
0

a. N = 2400, L = 4080A

b. A = T = 480, G = X = 720

A1 = T2 = 240, T1 = A2 = 240
X1=G2 = 320, G1=X2=400
H=2400 + 720 = 3120
c. NTD = 2400(25-1) = 74.400 nu
Bài 14. Một gen có 3000 nucleotit, trong đó có số nucleotit loại A bằng 600. Trên mạch thứ nhất của gen
có A1 = 200, G1 = 450.
a. Xác định chiều dài, khối lượng, số chu kì xoắn của gen?
b. Tính số lượng, tỷ lệ % từng loại nucleotit của gen và trên mỗi mạch đơn gen?
c. Xác định số liên kết hidro của gen nói trên?
d. Khi gen tự nhân đôi 3 lần, số nucleotit mỗi loại môi trường cần cung cấp là bao nhiêu?
GIẢI
a. L = 5100A0, M = 9.105, C =150

b. A=T=600; G=X=900,

A1=T2=200 => %A1=%T2=13.33%
T1=A2=600-200=400 => %T1=%A2= 26.67%
Trang 8 – mail:


THPT Lê Quý Đôn – Long An

Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

G1=X2=X1=G2=450 => %G1=%X2=%X1=%G2=30%
c. H = 3900
d. ATD = TTD = A(2X-1) = 4200

GTD = XTD = G(2X-1) = 6300
Bài 15. Một gen có 60 vòng xoắn và có chứa 1450 liên kết hyđrô. Trên mạch thứ nhất của gen có 15%
ađênin và 25% xitôzin. Xác định :

1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen?
2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen trên mỗi mạch gen?
3. Số liên kết hoá trị của gen?
GIẢI
1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen :

- Tổng số nuclêôtit của gen : 20 x 60 = 1200 (nu)
- Gen có 1450 liên kết hyđrô. Suy ra : 2A + 3G = 1450
2A + 2G = 1200
=> G = 250
- Vậy, số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen :

G = X = 250 ( nu )
= 250/1200 x 100% = 20,8%
A = T = 1200/2 - 250 = 350 ( nu )
= 50% - 20,8% = 29,2%
2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen :

Mỗi mạch của gen có : 1200 : 2 = 600 ( nu )
A1 = T2 = 15% = 15%.600 = 90 (nu)
X1 = G2 = 25% = 25% = 25%.600 = 150 (nu)
T1 = A2 = 350 - 90 = 260 (nu)
= 260/600 x 100% = 43%
G1 = X2 = 250 -150 = 100 ( nu )
= 100/600.100% = 17%
3. Số liên kết hoá trị của gen : 2N - 2 = 2.1200 = 2398 liên kết

Bài 16. Một gen dài 4080 Ao và có 3060 liên kết hiđrô.

1. Tìm số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
2. Trên mạch thứ nhất của gen có tổng số giữa xitôzin với timin bằng 720, hiệu số giữa xitôzin với timin
bằng 120 nuclêôtit. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen.
3. Gen thứ hai có cùng số liên kết hyđrô với gen thứ nhất nhưng ít hơn gen thứ nhất bốn vòng xoắn. Xác
định số lượng từng loại nuclêôtit của gen thứ hai.
GIẢI
1. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen :

Tổng số nuclêôtit của gen: N = 2. L/3,4 = 2.4080/3,4 = 2400 (nu)
Ta có:

2A + 3G = 3060
2A + 3G = 2400

=> G = 660 (nu)

Vậy, số lượng từng loại nuclêôtit của gen:
Trang 9 – mail:


Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

THPT Lê Quý Đôn

G = X = 660 (nu)
A = T = 2400 / 2 - 660 = 540 (nu)
2. Số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn :

Số lượng nuclêôtit trên mỗi mạch gen : 2400 : 2 = 1200 (nu)
Theo đề bài: X1 + T1 = 720
X1 - T1 = 120
Suy ra X1 = (720 + 120) / 2 = 420 (nu)
T1 = 720 - 420 = 300 (nu)
Vậy, số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen :
X1 = G2 = 420 (nu)
T1 = A2 = 300 (nu)
A1 = T2 = A - A2 = 540 - 300 = 240 (nu)
G1 = X2 = G - G2 = 660 - 420 = 240 (nu)
3. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen II :

Số lượng nuclêôtit của gen II :
2400 - 4. 20 = 2320 (nu)
2A + 3G = 3060
2A + 2G = 2320

G = 740



Gen II có :
G = X = 740 (nu)
A = T = 2320/2 - 740 = 420 (nu)
Bài 17. Một đoạn ADN chứa hai gen:

- Gen thứ nhất dài 0,51 μm và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất như sau :
A:T:G:X=1:2:3:4
- Gen thứ hai dài bằng phân nửa chiều dài của gen thứ nhất và có số lượng nuclêôtit từng loại trên mạch
đơn thứ hai là :
A = T/2 = G/3 = X/4
Xác định:
1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của mỗi gen.
2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN
3. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn ADN
GIẢI
1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtlt trên mỗi mạch đơn của mỗi gen :
a- Gen thứ nhất :

( 0,51. 104.2 )/ 3,4 = 3000 (nu)

Tổng số nuclêôtit của gen :
Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen :
Theo đề bài:

3000 : 2 = 1500 (nu)


A1 : T1 : G1 : X1 = 1 : 2 : 3 : 4
= 10% : 20% : 30% : 40%

Vậy số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ nhất:
A1 = T2 = 10% = 10%. 1500 = 150 (nu)
T1 = A2 = 20% = 20%. 1500 = 300 (nu)
Trang 10 – mail:


THPT Lê Quý Đôn – Long An

Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

G1 = X2 = 30% = 30%. 1500 = 450 (nu)
X1 = G2 = 40% = 40%.1500 = 600 (nu)
b- Gen thứ hai:

Số nuclêôtit của gen: 3000 : 2 =1500 (nu)
Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen : 1500 : 2 = 750 (nu)
Theo đề bài : A2 = T2/2 = G2/3 = X2/4 => T2 = 2A2, G2 = 3A2, X2 = 4A2
A2 + T2 + G2 + X2 = 750
A2 + 2A2 + 3A2 + 4A2 = 750
A2 = 75



Vậy, số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ hai:
T1 = A2 = 75 (nu) = 75/750. 100% = 10%
A1 = T2 = 2. 10% = 20% = 20%.750 = 150 (nu)
X1 = G2 = 3. 10% = 30% = 30%. 750 = 225 (nu)

G1 = X2 = 10%. 4 = 40%

= 40%. 750 = 300 (nu)

2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN :

Đoạn ADN có: 3000 + 1500 = 4500 (nu)
A = T = 150 + 300 + 75 +150 = 675 (nu)
675/400. 100% = 15%
G = X = 50% - 15% = 35%
= 35%. 4500 = 1575 (nu)
3. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn ADN :

Số liên kết hyđrô :

2A + 3G = 2. 675 + 3. 1575 = 6075 liên kết

Số liên kết hóa trị :

2N - 2 = 2. 4500 -2 = 8998 liên kết

Bài 18. Trên mạch thứ nhất của gen có tổng số ađênin với timin bằng 60% số nuclêôtit của mạch. Trên
mạch thứ hai của gen có hiệu số giữa xitôzin với guanin bằng 10%, tích số giữa ađênin với timin bằng 5%
số nuclêôtit của mạch (với ađênin nhiều hơn timin).

1. Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn và của cả gen.
2. Nếu gen trên 3598 liên kết hóa trị. Gen tự sao bốn lần. Xác định :
a. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen tự sao.
b. Số liên kết hyđrô chứa trong các gen con được tạo ra.
GIẢI

1. Tỉ lệ từng loại nuclêôtit của mỗi mạch và của cả gen :

Theo đề bài, gen có :

A1 + T1 = 60% => T1 = 60% - A1
A1 x T2 = 5% => A1 x T1 = 5%

Vậy :

A1 (60% - A1) = 5%

 => (A1)2 - 0,6A1 + 0,05 = 0

Giải phương trình ta được A1 = 0,5 hoặc A1 = 0,1.
Với

A2 > T2 => A1 < T1

Nên:

A1 = T2 = 0,1 = 10%
T1 = A2 = 0,5 = 50%

Mạch 2 có :

X2 - G2 = 10%
Và X2 + G2 = 100% = (10% + 50%) = 40%
Trang 11 – mail:



Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

THPT Lê Quý Đôn

Suy ra : X2 = 25% và G2 = 15%
Vậy, tỉ lệ từng loại nuclêôtit:
Của mỗi mạch đơn :
A1 = T2 = 10%
T1 = A2 = 50%
G1 = X2 = 25%
X1 = G2 = 15%
Của cả gen :
A = T = 10% + 50%/2 = 30%
G = X = 50% - 30% = 20%
2. a. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp :

Tổng số nuclêôtit của gen : ( 3598 + 2 )/2 = 1800 (nu)
A = T = 30%. 1800 = 540 (nu)
G = X= 20%. 1800 = 360 (nu)
Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen tự sao bốn lần :
Amt = Tmt = (24 - 1). 540 = 8100 (nu)
Gmt = Xmt = (24 - 1). 360 = 5400 (nu)
b. Số liên kết hyđrô trong các gen con :

Số liên kết hyđrô của mỗi gen : 2A + 3G = 2. 540 + 3. 360 = 2160
Số liên kết hyđrô trong các gen con :

2160 x 24 = 34560 liên kết

Bài 19. Một cặp gen dị hợp Bb nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, mỗi gen đều dài 5100A0. Gen

B có 900A ,gen b có 1200G.

a. Tìm số lượng nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen?
b. Khi bước vào kỳ giữa của lần phân chia thứ nhất của phân bào giảm phân, số lượng từng loại
nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu? Tổng số liên kết hiđrô có trong gen đó?
c. Khi kết thúc giảm phân lần thứ nhất, số lượng nuclêôtit mỗi loại trong mỗi tế bào con là bao
nhiêu?
d. Khi tế bào hoàn thành giảm phân, số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường
bằng bao nhiêu ?
GIẢI
a. -Số lượng nuclêôtit trên mỗi gen

5100
x 2 = 3000 nu
3.4
- Số nuclêôtit từng loại trên mỗi gen
+ Gen B: A=T= 900 nu
G=X= 1500 – 900 = 6000 nu
+ Gen b: G=X= 1200 nu
A=T= 1500 – 1200 = 300 nu
b. Khi tế bào bước vào kỳ giữa I ,số lượng gen trong cặp tăng lên gấp đôi BBbb ,nên số lượng nuclêôtit
mỗi loại là :

A=T= (900 x 2) + (300 x 2) = 2400 nu
G=X= (600 x 2) + (1200 x 2) = 3600 nu
- Tổng số liên kết hiđrô của các gen ở kỳ này là.
Trang 12 – mail:


THPT Lê Quý Đôn – Long An


Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

(2400 x 2) + (3600 x 3) = 15600 liên kết
c. Khi kết thúc giảm phân lần thứ nhất tạo ra 2 tế bào chứa các gen BB và bb, Số lượng nuclêôtit mỗi
loại trong mỗi tế bào là :

+ Tế bào : BB
A=T= 900 x 2 = 1800 nu
G = X = 600 x 2 = 1200 nu
+ Tế bào : bb
A=T=300 x 2 = 600 nu
G = X = 1200 x 2 =2400 nu
d. Khi kết thúc phân bào giảm phân tạo nên 2 loại giao tử B và b ,có số lượng nuclêôtit mỗi loại là:

+ Giao tử B :
A=T= 900 nu
G=X= 600Nu
+ Giao tử b:
A=T=300 nu
G=X= 1200 nu
Bài 20. Ở một loài; gen A (quy định lông xám) có 20%A và có 3120 liên kết H2.

Gen a (quy định lông trắng) có tổng số 2 loại nu bổ sung bằng 50% số nu của gen.
Biết rằng cặp gen đó nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường.
Tính số nu từng loại trong mỗi kiểu gen trong tế bào quy định lông xám hoặc lông trắng?
GIẢI

- Xét gen A:
H = 2A + 3G = 3120

A = 20%N <=> A =

1
(2A+2G)
5

=> A=T = 480
G=X= 720
- Xét gen a:
Na = NA = 2400
Theo đề: A =T =G =X =
=> A =T =G =X =

50%
= 25%
2

N
= 600
4

*Kiểu gen quy định lông màu xám có 2 kiểu là: AA và Aa
- Với kiểu gen AA:
A=T = 480 x2 = 960
G=X= 720 x2 = 1440
- Với kiểu gen Aa:
A=T = 480 +600 = 1080
G=X= 720 +600 = 1320
*Kiểu gen quy định lông màu trắng là: aa
=> A =T =G =X = 600 x 2 = 1200

Trang 13 – mail:


Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

THPT Lê Quý Đôn

Bài 21. Xét 1 cặp gen đều có số liên kết hóa trị giữa đường và acid bằng 5998. Có tỉ lệ từng loại nu tên 1
mạch A:T:G:X=1:2:3:4.

a. Số nu từng loại của mỗi gen?
b. Cặp gen trên là đồng hợp hay dị hợp?
c. Cách nhận biết cặp gen đó là đồng hợp hay dị hợp?
GIẢI
a. HT = 2N-2 = 5998 => N = 3000 => N1=N2=1500

=> A=T = 225
G=X= 525
b. Cặp gen trên là đồng hợp vì cấu trúc gen tương tự nhau.
c. Để xác định được cặp gen đó là đồng hợp hay dị hợp ta xem xét cấu trúc của 2 gen nếu tương tự nhau
là đồng hợp, nếu cấu trúc của gen 1 khác so với gen 2 => dị hợp
Bài 22. F1 chứa 1 cặp gen dị hợp có 120 chu kỳ xoắn. Gen trội có tỉ lệ

T 9
A 13
 . Gen lặn có
 . Cho F1
X 7
G 3


tự thụ phấn được F2.
a. Số lượng từng loại nu của mỗi gen?
b. Số lượng từng loại nu của mỗi loại hợp tử?
GIẢI
a. N = 2400

Quy ước A: trội, a: lặn
Xét gen A:

Xét gen a:

N = 2A+2G

N = 2A+2G

T 9

X 7

A 13

G 3

=> A=T = 675

=> A=T = 975

G=X = 525

G=X = 225


b. F1 chứa 1 cặp gen dị hợp là Aa

F1 x F1=>1AA ; 2Aa ; 1aa như vậy có 3 kiểu gen khác nhau.
Xét gen AA:

Xét gen Aa:

Xét gen AA:

A=T = 675 x 2 = 1350

A=T = 675 +975 =
1650

A=T = 975 x 2 =
1950

G=X = 525 +225
=750

G=X = 225 x 2 = 450

G=X = 525 x 2 =1050

Bài 23. Xét 2 cặp gen alen

* Cặp alen I có gen trội chứa 600A chiếm 20% số nu của gen. Gen lặn có 450A.
* Cặp alen II có chiều dài 4080 A , có gen trội chứa 240A. Gen lặn có 480G.
* Các cặp gen này cùng nằm trên một NST. Khi giảm phân người ta thấy có 1 loại giao tử chứa 1320A

và 1380G.
a. Kiểu gen của cơ thể chứa 2 cặp gen đó?
b. Số lượng từng loại nu của mỗi loại giao tử còn lại?
GIẢI
a. có 2 cách xắp xếp để tạo thành các kiểu gen của cơ thể mang 2 cặp gen dị hợp đó là :
Trang 14 – mail:

AB
Ab
hay
aB
ab


THPT Lê Quý Đôn – Long An

Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

b. Quy ước:

Cặp gen I: A: trội, a: lặn

Cặp gen II: B: trội, b: lặn

Trong cặp gen I: Xét gen A:
Có A = T = 600 = 20%N => N = 3000 => G = X = 900
Xét gen a: A = T = 450 => G=X= 1050
Trong cặp gen II: N = 2400
Xét gen B: Có A = T = 240 => G = X = 960
Xét gen b: Có G = X = 480 => A =T = 720

Khi giảm phân người ta thấy có 1 loại giao tử chứa 1320A và 1380G <=> giao tử là : Ab và có A=T=
600+720=1320 và G=X=900+480=1380
*Bài 24. Trong một tế bào có hai gen dài bằng nhau. Gen 1 tích số % giữa A với loại nucleotit không bổ
sung với nó bằng 4%. Gen 2 có tích số % giữa G với nuleotit bổ sung với nó là 9%. Tổng số liên kết hydro
của gen 1 nhiều hơn gen 2 là 150. Nếu xét riêng mỗi mạch gen người ta nhân thấy trên mạch 1 của gen 1
G 2
có %A × %T = 0,84% và
= , Trên mạch 1 của gen 2 có các nucleotit A:T:G:X lần lượt phân chia theo
X 3
tỷ lệ 1:3:2:4

a. Tính chiều dài của gen bằng micromet?
b. Tính số liên kết hydro của mỗi gen?
c. Tính số nucleotit mỗi loại trên từng mạch đơn của mỗi gen
GIẢI

a. Tính chiều dài của gen bằng micromet?
Xét gen 1:
%A * %G = 4%
%A + %G = 50%

=>

%A = %T = 40% => %G = %X = 10%

hoặc %A = %T = 10% => %G = %X = 40%

Xét gen 2:
%G * %X = 9% => %G =%X = 30% => %A = %T = 20%
Theo đề hai gen dài bằng nhau => N gen1 = N gen2 = N (1)

Tổng số liên kết hydro của gen 1 nhiều hơn gen 2 là 150 (2)
Từ (1) và (2) => %G gen 2 > %G gen2 => tỉ lệ % các loại nu của gen 1 là : %A = %T = 10%
%G = %X = 40%
H gen1 – H gen 2 = 150 <=> (2A gen1 + 3G gen1) - (2A gen2 + 3G gen2) = 150
<=> (2*10%N + 3*40%N) - (2*20%N + 3*30%N) = 150
=> N = 1500
=> L = 2550A0
b. Tính số liên kết hydro của mỗi gen?
Xét gen 1: %A = %T = 10% => A = T =150
%G = %X = 40% => G = X =600
Xét gen 2: %A = %T = 20% => A = T =300
%G = %X = 30% => G = X =450
c. Tính số nucleotit mỗi loại trên từng mạch đơn của mỗi gen
Xét gen 1:
%A1 × %T1 = 0,84%

=> %A1 = %T2 = 14% => %T1 = %A2 = 6%

%A1 + %T1 = 2*%A = 20%

hoặc %A1 = %T2 = 6% => %T1 = %A2 = 14%

Trang 15 – mail:


Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

=>

THPT Lê Quý Đôn


A1 = T2 = 105 => T1 = A2 = 45

hoặc A1 = T2 = 45 => T1 = A2 = 105
G1/X1 = 2/3

=> %G1 = %X2 = 32% ; %X1 = %G2 = 48%

%G1 + %X1 = 80%
=> G1 = %X2 = 240 ; X1 = G2 = 360
Xét gen 2:
A1:T1:G1:X1 = 1:3:2:4 => A1 = T2 = 75; T1 =A2 = 225
G1 = X2 = 150; X1 = G2 = 300

TRẮC NGHIỆM PHẦN LÝ THUYẾT
Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I-GEN
Câu 1. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN
được gọi là
A. codon.
B. gen.
C. anticodon.
D. mã di truyền.
Câu 2. Gen là gì ?
A. Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit.
B. Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit hay 1 phân tử ARN
C. Gen là 1 đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit hay ARN.
D. Gen là 1 đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit hay 1 phân tử ADN.
Câu 3. Gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế
bào là

A. Gen mã hóa
B. Gen cấu trúc
C. Gen khởi động
D. Gen vận hành

II-MÃ DI TRUYỀN
Câu 1. Mã di truyền là
A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.
B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.
C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.
D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.
Câu 2. Bản chất của mã di truyền là
A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.
C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.
Câu 3. Vì sao mã di truyền là mã bộ ba?
A. Vì mã bộ một và bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền.
B. Vì số nuclêôtit ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số axit amin của chuỗi pôlipeptit.
C. Vì số nuclêôtit ở hai mạch của gen dài gấp 6 lần số axit amin của chuỗi pôlipeptit.
D. Vì 3 nuclêôtit mã hoá cho 1 axit amin thì số tổ hợp sẽ là 43 = 64 bộ ba đủ để mã hoá 20 loại axit amin
Câu 4. Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối
đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 6 loại mã bộ ba.
B. 3 loại mã bộ ba.
C. 27 loại mã bộ ba.
D. 9 loại mã bộ ba.
Câu 5. Một phân tử mARN có 4 loại nu A,U,G,X Tính theo lí thuyết số bộ ba là
A. 60
B. 61

C. 63
D. 64
Câu 6. Một axit amin trong phân tử protein được mã hóa trên gen dưới dạng
A. Mã bộ một.
B. Mã bộ bốn.
C. Mã bộ hai.
D. Mã bộ ba
Câu 7. Có tất cả bao nhiêu loại bộ mã được sử dụng để mã hoá các axit amin?
A. 60
B. 61
C. 63
D. 64
Câu 8. Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là
A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG
C. UAG, UAA, UGA
D. UUG, UAA, UGA
*Câu 9. Nhóm côđon nào sau đây mà mỗi loại côđon chỉ mã hoá duy nhất một loại axit amin?
A. AUA, UGG
B. AUG, UGG
C. UUG, AUG
D. UAA, UAG
*Câu 10. Các bộ ba nào sau đây không có tính thoái hóa?
Trang 16 – mail:


THPT Lê Quý Đôn – Long An

Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

A. AUG, UAA

B. AUG, UGG
C. UAG, UAA
D. UAG, UGA
Câu 11. Bộ ba nào dưới đây mã hóa cho axit amin mở đầu?
A. 5’..AUG ...3’
B. 3’...AUG... 5’
C. 5’...UAA .. 3’
D. 3’...UAG... 5’
Câu 12. Bộ ba mở đầu trên mARN ở sinh vật nhân sơ mã hóa cho axit amin nào?
A. Adenin
B. Timin
C. Mêtionin
D. Foocmin metionin
Câu 13. Bộ ba mở đầu trên mARN ở sinh vật nhân thực (nhân chuẩn) mã hóa cho axit amin nào?
A. Adenin
B. Timin
C. Mêtionin
D. Foocmin metionin
Câu 14. Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là
A. nuclêôtit.
B. bộ ba mã hóa.
C. triplet.
D. gen.
Câu 15. Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì
A. Phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, được đọc một chiều liên tục từ 5’-> 3’ có mã mở đầu, mã
kết thúc, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.
B. Được đọc một chiều liên tục từ 5’-> 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc mã có tính đặc hiệu.
C. Có mã mở đầu, mã kết thúc, phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3.
D. Phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.
Câu 16. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là

A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
C. một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ
Câu 17. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện
đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Mã di truyền có tính phổ biến.
D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Câu 18. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
Câu 19. Vì sao nói mã di truyền mang tính thoái hóa:
A. Có những bộ ba không mã hóa cho một loại axitamin nào
B. Một bộ ba mã hóa cho một axitamin
C. Một bộ ba (côđon) mã hóa nhiều axitamin
D. Một axitmin được mã hóa bởi nhiều bộ ba
Câu 20. Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện
đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến.
B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
Câu 21. Một trong những đặc điểm của mã di truyền là:
A. Mã bộ ba.
B. Không có tính đặc hiệu.
C. Không có tính phổ biến.

D. Không có tính thoái hóa.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
A. Mã di truyền là mã bộ ba.
B. Mã di truyền có tính phổ biến.
C. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật. D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
Câu 23. Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới ?
A. Tính liên tục.
B. Tính đặc hiệu.
C. Tính phổ biến.
D. Tính thoái hóa.
Câu 24.Thông tin di truyền được mã hóa trong ADN dưới dạng:
A. Trình tự của các bộ 2 nucleotit qui định trình tự của các axit amin trong chuỗi polipeptit.
B. Trình tự của các bộ 3 nucleotit qui định trình tự của các axit amin trong chuỗi polipeptit.
C. Trình tự của mỗi nucleotit qui định trình tự của các axit amin trong chuỗi polipeptit.
D. Trình tự của các bộ 4 nucleotit qui định trình tự của các axit amin trong chuỗi polipeptit.
Câu 25. Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì
A. Có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin, sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba
đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng cho loài.
B. Sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng cho loài
C. Sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo nhiều bản mật mã TTDT khác nhau.
Trang 17 – mail:


Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

THPT Lê Quý Đôn

D. Với 4 loại nuclêôtit tạo 64 bộ mã, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin.
Câu 26. Trường hợp nào sau đây không đúng với khái niệm một côđon (bộ ba mã trên mARN).
A. Không khi nào mã hóa cho hơn một axitamin B. Mã hóa cho một axitamin giống như côđon khác

C. Gồm 3 nuclêôtit
D. Là đơn vị cơ sở của mã di truyền

III-QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN(Tái bản ADN)
Câu 1. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra
A. Ngay trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia
B. Khi tế bào đang ở kì giữa
C. Khi tế bao đang giảm phân
D. Khi tế bào đang nguyên phân
Câu 2. Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
Câu 3. Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục
còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
Câu 4. Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các
nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc
A. bổ sung.
B. bán bảo toàn.
C. bổ sung và bảo toàn.
D. bổ sung và bán bảo toàn.
Câu 5. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza di chuyển theo chiều:
A. 3’ và 5’ và ngược chiều với mạch mới tổng hợp. B. 5’ và 3’ và cùng chiều với mạch khuôn.
C. 5’ và 3’ và ngược chiều với mạch khuôn
D. Ngẫu nhiên.

Câu 6. Quá trình tự nhân đôi của ADN, NST diễn ra trong pha
A. G2 của chu kì tế bào
B. S của chu kì tế bào.
C. G1 của chu kì tế bào.
D. Pha S và G2 của chu kì tế bào
Câu 7. Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi của ADN diễn ra ở
A. Kì giữa
B. Kì trung gian
C. Kì sau và kì cuối
D. Kì đầu
Câu 8. Ngày nay các nhà di truyền học chứng minh sự nhân đôi của ADN theo nguyên tắc:
(1)bảo toàn
(2)bán bảo tồn
(3)bổ sung
(4)gián đoạn.
Câu trả lời đúng là:
A. 2,4
B. 1,4
C. 2,3
D. 1,2
Câu 9. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc
A. Bổ sung, bán bảo toàn.
B. Mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ.
C. Trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp.
D. Một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.
Câu 10. Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi của ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ là:
A. Sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit.
B. Nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn.
C. Một bazơ bé bù với một bazơ lớn.
D. Bán bảo tồn.

Câu 11. Trong các loại Nu tham gia cấu tạo nên ADN không có loại:
A. Uraxin.
B. Timin.
C. Guanin.
D. Ađênin.
Câu 12. Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
A. tháo xoắn phân tử ADN.
B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo NTBS với mỗi mạch khuôn của ADN.
C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.
D. nối các đoạn Okazaki với nhau.
Câu 13. Quá trình tự nhân đôi của ADN, enzim ADN - pôlimeraza có vai trò
A. Bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi.
B. Bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN.
Trang 18 – mail:


THPT Lê Quý Đôn – Long An

Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

C. Tháo xoắn phân tử ADN, bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN lắp ráp các nuclêôtit tự do theo
nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
D. Duỗi xoắn phân tử ADN, lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn
của ADN.
Câu 14. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra chủ yếu ở
A. Tế bào chất
B. Ti thể
C. Nhân tế bào
D. Ribôxôm
Câu 15. Câu nào sau đây là đúng nhất?

A. ADN xác định axit amin của prôtêin
B. ADN biến đổi thành prôtêin
C. ADN được chuyển đổi thành các axit amin của prôtêin
D. ADN chứa thông tin mã hoá cho việc gắn nối các axit amin để tạo nên prôtêin
Câu 16. Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp
gián đoạn vì
A. Hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung.
B. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5’, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch
pôlinu chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ – 3’.
C. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch
pôlinu chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’ – 5’.
D. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch
pôlinu chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ – 3’.
Câu 17. Sự kéo dài mạch mới được tổng hợp liên tục là nhờ:
A. Sự xúc tác của enzim ADN - polimeraza
B. Hình thành các đoạn okazaki
C. Sự hình thành các đơn vị nhân đôi
D. Tổng hợp mạch mới theo hướng 3’ và 5’ của mạch khuôn
Câu 18. Đoạn okazaki là:
A. Từng đoạn ngắn của mạch ADN mới hình thành trong quá trình nhân đôi
B. Các đoạn của mạch mới được tổng hợp trên cả 2 mạch khuôn
C. Một phân tử mARN được phiên mã từ mạch gốc của gen
D. Đoạn ADN được tổng hợp liên tục theo mạch khuôn của ADN
Câu 19. Đoạn okazaki là
A. đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên mạch ADN cũ trong quá trình nhân đôi.
B. các đoạn ADN mới được tổng hợp thành từng đoạn ngắn theo hướng ngược chiều tháo xoắn của
ADN trong quá trình nhân đôi.
C. các đoạn ADN mới được tổng hợp thành từng đoạn ngắn theo hướng cùng chiều tháo xoắn của ADN
trong quá trình nhân đôi.
D. các đoạn ADN mới được tổng hợp trên hai mạch của phân tử ADN cũ trong quá trình nhân đôi.

Câu 20. Sự nhân đôi của ADN ở trong bộ phận nào trong tế bào nhân thực ?
A. Lục lạp, trung thể, ti thể.
B. Ti thể, nhân, lục lạp
C. Lục lạp, nhân, trung thể.
D. Nhân, trung thể, lục lạp.
Câu 21. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là:
A. A liên kết với U,G liên kết với X.
B. A liên kết với X, G liên kết với T.
C. A liên kết với T, G liên kết với X.
D. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
Câu 22. Thời điểm và vị trí diễn ra quá trình tái bản là
A. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Ngoài tế bào chất
B. Kì đầu của phân bào – Ngoài tế bào chất
C. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Trong nhân tế bào
D. Kì đầu của phân bào – Trong nhân tế bào
Câu 23. Quá trình nhân đôi ADN gồm các bước
(1)tổng hợp các mạch ADN mới
(2)hai phân tử ADN được tạo thành
(3)tháo xoắn phân tử ADN
Trật tự các bước đúng là
A. 3→1→2
B. 1→2→3
C. 2→3→1
D. 2→1→3
Trang 19 – mail:


Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

THPT Lê Quý Đôn


TRẮC NGHIỆM PHẦN BÀI TẬP

Câu 1. Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6.109 đôi nuclêôtit. Tế bào nơ ron thần kinh chứa số
nuclêôtit là
A. 3 x109 đôi nuclêôtit
B. 6 x 109 nuclêôtit
9
C. 3 x 10 nuclêôtit
D. (6 x 2) x 109 nuclêôtit
Câu 2. Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau:
….A T G X A T G G X X G X ….
Trong quá trình nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự
A.….T A X G T A X X G G X G….
B….A T G X A T G G X X G X…
C….U A X G U A X X G G X G….
D….A T G X G T A X X G G X T….
Câu 3. Gen dài 3488,4A0 chứa bao nhiêu Nu?
A. 1026
B. 2052
C. 3078
D. 1539
Câu 4. Có bao nhiêu cặp nucleotic chứa trong 1 gen không phân mảnh dài 0,3264 µm?
A. 1920
B. 319
C. 960
D. 3840
Câu 5. Gen có khối lượng 783×103đvC chứa bao nhiêu nucleotic?
A. 7830
B. 7118

C. 1305
D. 2610
Câu 6. Một gen có 102 chu kì xoắn, gen này có bao nhiêu nucleotic?
A. 2040
B. 1020
C. 3060
D. 3468
Câu 7. Một gen phân mảnh dài 0,714 µm chứa các đoạn mã hóa và không mã hóa xen kẽ nhau theo tỉ lệ
lần lượt là 1:3:4:2:6:5 . Có bao nhiêu cặp nucleotic trong các đoạn exon?
A. 4200
B. 1000
C. 1100
D. 2200
Câu 8. Gen chứa 1836 nucleotic sẽ có chiều dài bao nhiêu A0?
A. 1506,6
B. 3121,2
C. 2340,9
D. 4681,8
Câu 9. Gen dài 0,4182µm chứa bao nhiêu chu kì xoắn?
A. 246
B. 12,3
C. 24,6
D. 123
Câu 10. Gen dài 0,0003519mm sẽ có khối lượng bao nhiêu đơn vị cacbon?
A. 1242.103đvC
B. 931500đvC
C. 621.103đvC
D. 61200đvC
Câu 11. Gen 1 có T = 42,5%. Tỉ lệ % từng loại nucleotic của gen này là?
A. A = T = 42,5%; G = X = 57,5%

B. A = T = 42,5%; G = X = 7,5%
C. A = T = 21,25%; G = X = 28,75%
Trang 20 – mail:


THPT Lê Quý Đôn – Long An

Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

D. A = T = 42,5%; G = X = 57,5%
Câu 12. Gen 2 có tỉ lệ giữa các loại nucleotic A + T/ G + X = 1/7. Tỉ lệ % từng loại nucleotic nucleotic
của gen này là?
A. A = T = 6,25%; G = X = 43,75%
B. A = T = 3,125%; G = X = 46,875%
C. A = T = 6,25%; G = X = 93,75%
D. A = T = 3,125%; G = X = 96,875%
Câu 13. Gen 1 có G = 1,5T. Tỉ lệ % từng loại nucleotic của gen này là?
A. A = T = 10%; G = X = 40%
B. A = T = 15%; G = X = 35%
C. A = T = 30%; G = X = 20%
D. A = T = 20%; G = X = 30%
Câu 14. gen 4 có tổng giữa 2 loại nucleotic bằng 15%. Tỉ lệ % từng loại nucleotic của gen này là?
A. A = T = 7,5%; G = X = 42,5%
B. A = T = 15%; G = X = 35%
C. A = T = 42,5%; G = X = 7,5%
D. A = T = 15%; G = X = 25%
Câu 15. Gen 5 có hiệu số giữa nucleotic loại X với 1 loại nucleotic khác bằng 5% . Tỉ lệ % từng loại
nucleotic của gen này là:
A. A = T = 5%; G = X = 45%
B. A = T = 15%; G = X = 35%

C. A = T = 22,5%;G = X = 27,5%
D. A = T =27,5%;G = X = 22,5%
Câu 16. Gen 6 có hiệu số giữa nucleotic loại G với 1 loại nucleotic khác bằng 0,05625 . Tỉ lệ % từng loại
nucleotic của gen này là:
A. A = T = 43,75%; G = X = 56,25%
B. A = T = 22,1875%; G = X = 27,8125%
C. A = T = 32%; G = X = 18%
D. A = T = 18%; G = X = 32%
Câu 17. Gen 7 có A >G và tích giữa 2 loại nucleotic không bổ sung nhau bằng 5,04%. Tỉ lệ % từng loại
nucleotic của gen này là:
A. A = T = 35%; G = X = 15%
B. A = T = 36%; G = X = 14%
C. A = T = 37%; G = X = 13%
D. A = T = 38%; G = X = 12%
Câu 18. Gen 8 có G2 - T2 = 3% tổng số nucleotic của gen. Tỉ lệ % từng loại nucleotic nucleotic của gen
này là?
A. A = T = 22%; G = X = 28%
B. A = T = 15%; G = X = 15%
C. A = T = 24%; G = X = 26%
D. A = T = 20%; G = X = 30%
Câu 19. Gen 9 có G2 + T2 = 12,52% tổng số nucleotic của gen. Tỉ lệ % từng loại nucleotic nucleotic của
gen này là?
A. A = T = 28%; G = X = 22%
B. A = T = 25,5%; G = X = 24,5%
C. A = T = 32%; G = X = 18%
D. A = T = 26%; G = X = 24%
Câu 20. Gen 11 dài 2584A0 có hiệu số giữa nucleotic loại A với loại không bổ sung với nó là 296. Số
lượng từng loại nucleotic của gen này là:
A. A = T = 1056 Nu;G = X = 464 Nu
B. A = T = 232 Nu; G = X = 528 Nu

C. A = T = 528 Nu: G = X = 232 Nu
D. A = T = 264Nu ; G = X = 116 Nu
Câu 21. Một gen chiều dài 5100 Ao có số nu loại A = 2/3 một loại nu khác tái bản liên tiếp 4 lần. Số nu
mỗi loại môi trường nội bào cung cấp là
A. A = T = 9000; G = X = 13500
Trang 21 – mail:


Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

THPT Lê Quý Đôn

B. A = T = 2400; G = X = 3600
C. A = T = 9600; G = X = 14400
D. A = T = 18000; G = X = 27000
Câu 22. Một ADN có 3000 nu tự nhân đôi 3 lần liên tiếp thì phải sử dụng tất cả bao nhiêu nu tự do ở môi
trường nội bào?
A. 24000nu
B. 21000nu
C. 12000nu
D. 9000nu
Câu 23. Phân tử ADN dài 1,02mm. Khi phân tử ADN này nhân đôi một lần, số nu tự do mà môi trường
nội bào cần cung cấp là
A. 6 x106
B. 3 x 106
C. 6 x 105
D. 1,02 x 105
Câu 24. Có tất cả bao nhiêu bộ mã mà trong mỗi bộ mã đều có thành phần và trình tự các nu hoàn toàn
khác nhau?
A. 12

B. 24
C. 36
D. 48
Câu 25. Một phân tử ADN tự nhân đôi 4 lần liên tiếp sẽ tạo được bao nhiêu phân tử ADN con hoàn toàn
mới (không mang sợi khuôn của ADN ban đầu):
A. 3
B. 7
C. 14
D. 15
Câu 26. Một gen có tổng nuclêôtit là 3000. chiều dài của gen là
A. L = 5100A0
B. L = 5000A0
C. L = 5200A0
D. L = 5150A0
Câu 27. Một gen có 90 vòng xoắn. Chiều dài của gen được xác định theo đơn vị micrômet là
A. L = 0,400m
B. L = 0,306m
C. L = 0,316m
D. L = 0,326m
Câu 28. Một gen có chiều dài 0.408 μm. Khối lượng phân tử của gen đó được xác định theo đvC là
A. Mgen = 72.104 đvC
B. Mgen = 72.103 đvC
C. Mgen = 72.102 đvC
D. Mgen = 72.105 đvC
Câu 29. Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên một mạch là A = 70; G = 100; X =
90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp là
A. 100.
B. 190.
C. 90.
D. 180.

Câu 30. Chiều dài một gen là 0.408 µm.Trong gen có số nucleotit loại Guanin chiếm 30% số nucleotit của
gen. Số liên kết hydro của gen là
A. Hgen= 3120 (liên kết H2)
B. Hgen= 3000 (liên kết H2)
C. Hgen= 3020 (liên kết H2)
D. Hgen= 3100 (liên kết H2)
Câu 31. Một gen có 150 vòng xoắn. Số liên kết hóa trị nối giữa các nucleotit trong gen là:
Trang 22 – mail:


THPT Lê Quý Đôn – Long An

Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

A. HT = 2998
B. HT = 3000
C. HT = 2898
D. HT = 2888
Câu 32. Một gen có tổng số liên kết hydrô là 4050. Gen có hiệu số giữa nuclêôtit loại X với 1 loại N
không bổ sung với nó bằng 20% số Nu của gen. Số Nu của gen sẽ là
A. N = 3210
B. N = 3120
C. N = 3100
D. N = 3000
Câu 33. Một gen có số N loại A là 900, chiếm 30% số N của gen. số chu xoắn của gen là
A. C = 100
B. C = 150
C. C = 250
D. C = 350
Câu 34. Gọi N là tổng số nuclêôtit trong 2 mạch của ADN, L là chiều dài, M là khối lượng, C là số chu kỳ

xoắn. Tương quan nào sau đây sai:
A. C = N/20 = L/34
B. M = L(2x300)/3,4
C. L.2/3,4 = M/300
D. C = M/300x10
Câu 35. Một gen có 1200 nuclêôtit. Câu đúng là
(1)Chiều dài của gen là 0,204 m
(2)Số chu kỳ của gen là 60
(3)Khối lượng của gen là 36.104 đvC
Phương án đúng là
A. 1,2
B. 2,3
C. 1,3
D. 1,2,3
Câu 36. Gọi A, T, G, X là các loại nuclêôtit trong ADN (hoặc gen). Tương quan nào sau đây không đúng:
A. A + G = T + X
B. %(A + X) = %(G + T)
C. A + T = G + X
D. A + X = T + G
Câu 37. Gen có số nuclêôtit loại T= 13,7%tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen
trên là
A. A = T = 13,7% ; G = X = 87%
B. A = T = 13,7% ; G = X = 36,3%
C. A = T = G = X = 13,7%
D. A = T = G = X = 36,3%
Câu 38. Một gen có A = 4G . Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là
A. A = T = 20% ; G = X = 80%
B. A = T = 40% ; G = X = 10%
C. A = T = 10% ; G = X = 40%
D. A = T = 37,5% ; G = X = 12,5%

Câu 39. Gen có 96 chu kỳ xoắn và có tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit là A=1/3G. Số lượng từng loại nuclêôtit
của gen là
A. A = T = 120 ; G = X = 360
B. A = T = 240 ; G = X = 720
C. A = T = 720 ; G = X = 240
D. A = T = 360 ; G = X = 120
Câu 40. Một đọan phân tử ADN có số lượng loại A= 189 và X = 35% tổng số nuclêôtit. Đọan ADN này có
chiều dài tính ra m là
A. 0,02142m
B. 0,04284m
Trang 23 – mail:


Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

THPT Lê Quý Đôn

C. 0,04284m
D. 0,2142m
Câu 41. Một gen có số lượng nuclêôtit loại X = 525 chiếm 35% tổng số nuclêôtit. Số liên kết hóa trị và số
liên kết hydrô giữa các nuclêôtit của gen lần lượt là
A. 2928 và 2025
B. 1498 và 2025
C. 1499 và 2025
D. 1498 và 1500
Câu 42. Một gen có số lượng nuclêôtit loại X = 525 chiếm 35% tổng số nuclêôtit. Số chu kỳ xoắn của gen

A. 75
B. 150
C. 60

D. 200
Câu 43. Một gen chứa 1755 liên kết hydrô và có hiệu số nuclêôtit loại X với 1 loại nuclêôtit khác là 10%.
Chiều dài của gen trên là
A. 1147,5A0
B. 4590A0
C. 2295A0
D. 9180A0
Câu 44. Một gen chứa 1755 liên kết hydrô và có hiệu số nuclêôtit loại X với 1 loại nuclêôtit khác là 10%.
Số lượng từng loại nuclêôtit của gen trên là
A. A = T = 270 ; G = X = 405
B. A = T = 405 ; G = X = 270
C. A = T = 540 ; G = X = 810
D. A = T = 810 ; G = X = 540
Câu 45 . Sau 4 lần nhân đôi ( tái bản) liên tiếp, một phân tử ADN tạo được số phân tử ADN là
A. 4
B. 5
C. 8
D. 16
Câu 46. Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2300 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại X chiếm 22% tổng số
nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại T của gen là
A. 644.
B. 506.
C. 322.
D. 480.
Câu 47. Một gen dài 5100A0 và có 3900 liên kết hiđrô nhân đôi 3 lần liên tiếp. Số nuclêôtit tự do mỗi loại
cần môi trường nội bào cung cấp là
A. A=T=5600; G=X=1600
B. A=T=4200; G=X=6300
C. A=T=2100; G=X=600
D. A=T=4200; G=X=1200

Câu 48. Hai phân tử ADN nhân đôi liên tục 3 lần, số phân tử ADN tạo thành:
A. 6
B. 8
C. 12
D. 16
Câu 49. Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nu là
A. 1800
B. 2400
C. 3000
D. 2040
Câu 50. Một gen có chiều dài 0,51μm. Có A=30% số Nu của gen. Khi gen nhân đôi liên tiếp 3 lần thì môi
trường nội bào cung cấp số Nu mỗi loại là
Trang 24 – mail:


THPT Lê Quý Đôn – Long An

Biên soạn: Phan Mạnh Huỳnh

A. ATD = TTD = 6300; GTD = XTD = 4200
B. ATD = TTD = 3600; GTTD = XTD = 4200
C. ATD = TTD = 4200; GTD = XTD = 6300
D. ATD = TTD = 6300; GTD = XTD = 6300
Câu 51. Trên 1 đọan mạch đơn của đọan ADN có tỉ lệ (T+X)/(A+G)=2/3 thì tỉ lệ này trên mạch bổ sung
của đoạn ADN đó sẽ là
A. 2/3
B. 1,5
C. 1/3
D. 0,5
Câu 52. Phân tử ADN có X=24%, số Nu loại G = 2400000. Số loại A là

A. 24.105 Nu
B. 12.105 Nu
C. 26.105 Nu
D. 107 Nu
Câu 53. Một phân tử ADN có chiều dài 1,02μm, khi nhân đôi 6 đợt, tổng số Nu do môi trường cung cấp là
A. 192.103 Nu
B. 384.103 Nu
C. 390.103 Nu
D. 378.103 Nu
Câu 54. Một gen có khối lượng phân tử là 720000 đvC. Khi gen tự nhân đôi 3 lần. Tổng số Nu do môi
trường cung cấp là
A. 16000 Nu
B. 16800 Nu
C. 17000 Nu
D. 17200 Nu
Câu 55. Một gen có chiều dài 0,51μm, tổng số mối liên kết hydrô trong gen là 3600. Số Nu mỗi loại trong
gen là
A. A = T = 900; G = X = 600
B. A = T = 600; G = X = 900
C. A = T = G = X = 750
D. A = T = 1500; G = X = 1500
Câu 56. Trên một mạch của gen có chứa 150 A và 120 T. Gen nói trên có chứa 20% số nuclêôtit loại X. Số
liên kết hiđrô của gen nói trên bằng:
A. 990
B. 1020
C. 1080
D. 1120
Câu 57.Một gen có chiều dài 214,2 namômet. Kết luận nào sau đây không đúng về gen nói trên?
A. Gen chứa 1260 nuclêôtit
B. Số liên kết phốtphođieste của gen bằng 2418

C. Gen có tổng số 63 vòng xoắn
D. Khối lượng của gen bằng 378000 đơn vị cacbon.
Câu 58. Một gen có chiều dài 0,306 micrômet và trên một mạch đơn của gen có 35% X và 25% G. Số
lượng từng loại nuclêôtit của gen bằng:
A. A = T = 360, G = X = 540
B. A = T = 540, G = X = 360
C. A = T = 270, G = X = 630
D. A = T = 630, G = X = 270
Câu 59. Số vòng xoắn của một gen có khối lượng 504000 đơn vị cacbon là
A. 64
B. 74
C. 84
D. 94
Câu 60. Một gen có hiệu số giữa G với A bằng 15% số nuclêôtit của gen. Trên mạch thứ nhất của gen có
10%T và 30%X. Kết luận đúng về gen nói trên là
Trang 25 – mail:


×