Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tiểu luận môn Chính sách xã hội: Trẻ em nghèo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.69 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
------------------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ: TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM
Giảng viên HD: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

Hà Nội, 12/2013
1


MỤC LỤC
1. Một số định nghĩa về trẻ em nghèo và các chỉ số đo lường trẻ em
nghèo .............................................................................................................. 3
2. Thực trạng trẻ em nghèo ở Việt Nam hiện nay ................................ 10
3. Các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình của trẻ em ảnh hưởng đến
tình trạng nghèo trẻ em............................................................................. 18
4. Chính sách đối với trẻ em nghèo ......................................................... 31
Danh mục tài liệu tham khảo................................................................... 51

2


1. Một số định nghĩa về trẻ em nghèo và các chỉ số đo lường trẻ em nghèo
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
năm 2004 thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không
bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản
và hoà nhập với gia đình, cộng đồng. Từ định nghĩa này, Điều 40 đã quy định: “Trẻ


em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ
rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm
HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ
em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em
nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật”. Theo đó:
1.

Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi

cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang.
2.

Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị

mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (Ông, bà nội ngoại; bố
mẹ nuôi hợp pháp, anh chị) để nương tựa. Trẻ em mồ côi còn được hiểu bao gồm cả
trẻ em dưới 16 tuổi chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất
tích theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi
dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại), không có
nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa.
3.

Trẻ em khuyết tật là trẻ em bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc

chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động,
khiến cho sinh hoạt, học tập và lao động gặp nhiều khó khăn.
4.

Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học: Là trẻ em bị dị dạng, dị tật do hậu


quả chất độc hóa học.
5.

Trẻ em nhiễm HIV/AIDS: Là trẻ em đã được cơ quan y tế có thẩm quyền kết

luận bị nhiễm HIV/AIDS.
Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc về nghèo trẻ em (2007):“Trẻ em sống trong
nghèo đói bị thiếu thốn dinh dưỡng, vệ sinh và nước sạch, sự tiếp cận với các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cơ bản, nhà ở, giáo dục, sự tham gia xã hội, và bảo vệ, và khi mà
sự thiếu hụt nghiêm trọng các hàng hóa và dịch vụ đánh vào tất cả mọi người thì nó đe
3


dọa và làm thiệt hại trẻ em hơn hết, khiến các em không thể được hưởng các quyền
của mình, không thể phát triển hết các khả năng của mình và không thể tham gia như
những thành viên chính thức của xã hội”.
Nghèo đói và dinh dưỡng
Một trong những đặc trưng cơ bản của người nghèo đói là tình trạng không bảo
đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm dẫn đến thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng của
một bộ phận dân cư, đặc biệt là nhóm trẻ em, phụ nữ nghèo. Năm 2010, tỷ lệ suy dinh
dưỡng trẻ em ở nước ta là 17,5%; trong đó suy dinh dưỡng vừa (độ I) là 15,4%, suy
dinh dưỡng nặng (độ II) là 1,8% và suy dinh dưỡng rất nặng (độ III) là 0,3%. Tỷ lệ trẻ
dưới 5 tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng là 29,2% và ở phụ nữ có thai là 36,5%; khẩu phần
ăn của trẻ em 2-5 tuổi có mức năng lượng trung bình đáp ứng được 97% nhu cầu
khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng; chiều cao của thanh niên Việt Nam ở nhóm 22-26
tuổi với mức đạt được của nam là 1,64m và của nữ là 1,54m; 82,1% người tiêu dùng
từng được xem, nghe, tuyên truyền về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm; 8,2% phụ
nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị thừa cân, béo phì...( Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm
2010 và Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020).
Nghèo trẻ em hiện đang được đo lường bằng các tiêu chí tiền tệ, tức là một đứa

trẻ được coi là sống trong cảnh nghèo nếu em sống trong một hộ gia đình được xác
định là nghèo theo chuẩn nghèo tiền tệ quốc gia. Thước đo đơn chiều này có những
hạn chế lớn vì không tính đến các nhu cầu con người cơ bản của trẻ, những nhu cầu
này mang tính đặc thù và khác với của người lớn. Phương pháp đơn chiều cũng không
tìm hiểu những yếu tố trong nội bộ hộ gia đình – ngay cả ở những hộ gia đình không
nghèo, trẻ em vẫn có thể không tiếp cận được đủ với các nguồn lực của gia đình nên
vẫn có thể được coi là nghèo cho dù hộgia đình thì không nghèo. Cứ ba trẻ ở Việt Nam
thì có một em là nghèo về ít nhất hai trong số các lĩnh vực sau: giáo dục; dinh dưỡng;
y tế; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; lao động trẻ em; giải trí; tham gia và bảo trợ xã hội.
Nhìn chung, tỷ lệ nghèo trẻ em đa chiều cao hơn tỷ lệ nghèo trẻ em tiền tệ ở sáu trong
số tám vùng của Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ có mức độ nghèo
trẻ em thấp nhất, trong khi Tây Bắc và Đông Bắc là những vùng có mức độ nghèo trẻ
em cao nhất. Tiếp tục hoàn thiện và cải tiến các chỉ số nghèo trẻ em để cải thiện việc
4


đo lường nghèo trẻ em. Đưa cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em vào hệ thống quốc
gia về giám sát nghèo và cải thiện hệ thống báo cáo hành chính ở địa phương để có
được các dữ liệu đáng tin cậy để hiểu biết đầy đủ về tình hình nghèo trẻ em. Sử dụng
đồng thời cách tiếp cận đa chiều và tiền tệ để xác định “các nhóm mục tiêu” và thiết kế
các nhóm chính sách can thiệp cho trẻ em sống trong cảnh nghèo. Các can thiệp chính
sách này cần kết hợp việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản (“bên cung”) với các
biện pháp bảo trợ xã hội để cho phép trẻ em tiếp cận được với các dịch vụnày, chẳng
hạn như chuyển tiền hoặc bao cấp (“bên cầu”). Ưu tiên phân bổ nguồn lực cho những
lĩnh vực có tỷ lệ Nghèo Trẻ em cao nhất và cho những vùng được xếp hạng thấp về
Chỉ số Nghèo Trẻ em. Thiết kế lại dàn mẫu điều tra của các điều tra quốc gia lớn nhằm
bao hàm được cả các nhóm dễ tổn thương (người di cư, các hộ gia đình không có
hộkhẩu,.v.v.) những nhóm mà cho đến nay vẫn chưa được đưa vào phân tích nghèo
(trẻ em) ở Việt Nam; Lồng ghép cách tiếp cận nghèo trẻem đa chiều vào phân tích
chính sách và đánh giá các cơ chế của các chính sách có liên quan của Chính phủ như

Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giảm Nghèo, Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội,
Chiến lược An sinh Xã hội Quốc gia, Kế hoạch Hành động Quốc gia vì Trẻ em,
Chương trình 135-II và các chương trình mục tiêu quốc gia,Trẻ em chịu rủi ro nghèo
cao hơn so với người lớn và trẻ em chịu ảnh hưởng của nghèo khác với người lớn. Ví
dụ như, trẻem có các yêu cầu chế độ ăn uống khác, vai trò của học tập có tính quyết
định đối với giai đoạn này trong cuộc đời các em. Một phương pháp tiếp cận đặc thù
cho trẻ em có thể nêu bật và nhấn mạnh những nhu cầu đặc biệt thiết yếu đối với trẻ
em và sự phát triển của các em; Trẻ em phụ thuộc rất lớn vào môi trường trực tiếp
xung quanh mình để được đáp ứng các nhu cầu cơ bản và phụ thuộc vào sự phân bố
nguồn lực của cha mẹ, hộ gia đình hoặc các thành viên cộng đồng. Các thước đo
nghèo lấy trẻ em làm trung tâm có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp thông
tin về việc phân bốnày và qua đó là về vấn đề nghèo ở cấp độ đặc trưng riêng với trẻ
em; Nếu trẻ em lớn lên trong cảnh nghèo, các em cũng sẽ có nhiều khả năng nghèo
hơn khi trưởng thành. Nghèo thường là một vòng luẩn quẩn mà trẻ em vướng vào đó
từ khi sinh ra cho tới khi lớn lên. Do vậy, giảm nghèo trẻ em như một mục tiêu ngắn
hạn cũng sẽ giảm nghèo ở người lớn trong dài hạn. Cuối cùng, một định nghĩa và
5


phương pháp đo lường nghèo trẻ em khả thi và được chấp nhận chung là một công cụ
quan trọng đối với cả các nhà nghiên cứu và người lập chính sách. Nó không chỉ đưa
ra cơ hội để nhìn sâu hơn vào tình trạng nghèo của trẻ em mà còn tạo ra khả năng lập
và giám sát một cách hiệu quả hơn các mục tiêu, chiến lược và chính sách giảm nghèo.


Các chỉ số đánh giá tình hình trẻ em nghèo:
Trẻ em nghèo là những em không được đáp ứng 7 loại nhu cầu cơ bản của con

người. Dưới đây là bảng các lĩnh vực và chỉ số phục vụ đánh giá tình hình trẻ em
nghèo:

Bảng 1: Các lĩnh vực và chỉ số phục vụ đánh giá tình hình trẻ em nghèo
Lĩnh Vực
1.Nghèo về giáo dục

Chỉ Số
% Trẻ em không được đi học đúng trình độ, không hoàn
thành chương trình tiểu học
2.Nghèo về chăm sóc y tế
% Trẻ em không được tiêm phòng đầy đủ, không đến cơ
sở y tế lần nào trong vòng 12 tháng qua
3.Nghèo về nơi ở
% Trẻ em sống ở nơi không có điện, không có mái che
đầy đủ; trong các hộ gia đình nghèo.
4.Nghèo về điều kiện nước % Trẻ em sống ở nơi không có điều kiện vệ sinh phù
sạch và vệ sinh
hợp; không có nguồn nước uống sạch.
5. Trẻ em phải lao động
% Trẻ em phải lao động sớm
6.Nghèo về điệu kiện vui % Trẻ em không có đồ chơi, không có một cuốn sách
chơi và giải trí
nào
7.Nghèo về được tham gia % Trẻ em không được khai sinh; trẻ em có người chăm
xã hội và được bảo vệ
sóc không có khả năng lao động
(Nguồn: Tạp chí lao động, số 3, 2010)
Theo số liệu Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam năm
2010 (MICS), để ước tính số trẻ em không được đáp ứng 7 loại nhu cầu cơ bản của
con người, thì nghèo về dinh dưỡng là vấn đề lớn nhất, (dù không có trong Bảng 1 nói
trên) với tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng lên tới 35,8% (chỉ tiêu suy dinh
dưỡng tính theo chiều cao, mức độ vừa). Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Việt

Nam, năm 2007, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng tính theo cân nặng là 21,2%;
tính theo chiều cao là 33,9% ; tính theo cân nặng và chiều cao là 7,1%, cụ thể còn 1,6
triệu trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân và 2,6 triệu em bị suy dinh dưỡng thấp còi. Với con
số này, thì vấn đề nghèo về dinh dưỡng đứng ở vị trí số 1 trong tất cả các lĩnh vực
thiếu thốn nhu cầu cơ bản và nước ta đang phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đến
năm 2010 còn 20% và năm 2015 xuống còn 15%.
6


Nghèo về nơi ở và thường đi kèm theo đó là thiếu các công trình vệ sinh cơ bản
đứng ở vị trí thứ 2 và thứ 3 về mức độ nghiêm trọng, với tỷ lệ 20 – 30% số trẻ em đang
chịu những thiếu thốn này.
Thiếu các phương tiện truyền thông dẫn đến thiếu thông tin tuy đứng ở vị trí thứ
4 về xếp hạng tỷ lệ trẻ phải chịu tình cảnh thiếu thốn, song đó là một trong những vấn
đề quan trọng hàng đầu, vì thông tin không những là phương tiện tạo cơ hội phát triển
năng lực cho cuộc sống tương lai của trẻ, mà còn là phương tiện giải trí trong đời sống
hiện tại.
Con số 8,7% trẻ em thiếu nước sạch có thể quá thấp. Theo số liệu của Chương
trình Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 – 2010,
thì tỷ lệ hộ nông dân có nước sạch mới đạt 62% vào cuối năm 2005. Trong số này, chỉ
có chưa đến 30% được tiếp cận với nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Chương trình này đặt ra mục tiêu đến năm 2010 sẽ có 85% dân số nông thôn có nước
sạch với mức sử dụng 60 lít/ người/ngày.
Tỷ lệ trẻ em nghèo về giáo dục, không đi học có tỷ lệ thấp, khoảng 1,6%. Trẻ
em nghèo về chăm sóc sức khoẻ, thiếu sự chăm sóc y tế đầy đủ (trong nghiên cứu này
là những em không được tiêm chủng, phòng ngừa các bệnh, không được chữa trị khi
viêm nhiễm đường hô hấp cấp hoặc tiêu chảy) cũng có tỷ lệ tương đối thấp, khoảng
1,9%.
Xem xét các yếu tố tác động đến tình trạng thiếu thốn của trẻ em đối với những
nhu cầu cơ bản, có thể thấy mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng loại yếu tố. Có sự

khác biệt rõ rệt về mức độ thiếu các dịch vụ cơ bản giữa trẻ em ở khu vực đô thị và
nông thôn. Trong khi ở đô thị, tỷ lệ trẻ em thiếu các dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản
rất thấp (trừ nhà ở có tỷ lệ 9,1%), thì ở nông thôn các en còn rất thiếu thốn về cơ sở vật
chất: Nhà ở: 33,5%; công trình vệ sinh: 24,9%; nước sạch: 10,7%; thông tin: 16,5%.
Về yếu tố vùng, đặc điểm nổi bật là trẻ em miền núi như Tây Bắc, Đông Bắc,
Tây Nguyên, Bắc Trung bộ thiếu cả cơ sở vật chất (nhà ở, công trình vệ sinh, nước
sạch) và thông tin, trong khi hai vùng đồng bằng và Đông Nam bộ có tỷ lệ trẻ em
nghèo về các lĩnh vực này thấp.

7


Về yếu tố dân tộc, những dân tộc ít người, sống phân tán ở vùng cao, điển hình
là người Mông trong mẫu điều tra, có tỷ lệ trẻ em nghèo cao về tất cả các lĩnh vực. Trẻ
em thuộc các dân tộc có dân số đông, sống tập trung và ở vùng núi thấp, vùng đồng
bằng như Tày, Nùng, Mường, Thái… thì mức độ nghèo về thông tin là điều đáng chú
ý.
Như vậy, cách đo lường tình trạng nghèo của trẻ em dựa trên cách tiếp cận đa
chiều về sự thiếu thốn các nhu cầu cơ bản cho thấy những nét rõ ràng hơn về đặc điểm
nghèo của trẻ em Việt Nam.
Tỷ lệ trẻ em tuy phải trải qua tình cảnh thiếu thốn nhưng ít nghiêm trọng cao
hơn so với tỷ lệ phải trải qua sự thiếu thốn nghiêm trọng, với thứ tự lần lượt của tình
trạng thiếu các lĩnh vực theo Bảng 1 là: 33%, 27%, 13%, 11%, 14% và 27%. Tương tự
như sự thiếu thốn nghiêm trọng, tình trạng thiếu thốn ít nghiêm trọng hơn tập trung
chủ yếu ở các lĩnh vực về nhà ở, công trình vệ sinh và y tế. Tỷ lệ này khá cao có thể
cho thấy nguy cơ bị rơi vào tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng của một bộ phận không
nhỏ trẻ em, khi gia đình các em có những biến cố về kinh tế hoặc những yếu tố khác.


Các yếu tố tương quan với tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng của trẻ em1

Cũng theo số liệu điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có rất nhiều

yếu tố tương quan tời tình trạng thiếu thốn về các loại nhu cầu cơ bản của trẻ em. Tuy
nhiên có mấy yếu tố cơ bản sau:
Về yếu tố tuổi và giới tính, nhìn chung, trẻ em ở độ tuổi nhỏ có xu hướng trải
qua nhiều thiếu thốn nghiêm trọng hơn so với trẻ em lớn tuổi hơn. Điều này phù hợp
với cả trẻ em trai và trẻ em gái. Chẳng hạn, trong khi trẻ em trai từ 0-9 tuổi có từ 40 –
47% trải qua ít nhất một thiếu thốn nghiêm trọng thì đối với trẻ em từ 10-17 tuổi tỷ lệ
này là 36 – 37%.
Tương tự như mối tương quan giữa qui mô gia đình với tỷ lệ nghèo của trẻ em.
Tỷ lệ trẻ em thiếu ít nhất một nhu cầu cơ bản cao hơn ở các gia đình có số thành viên
đông hơn, đặc biệt đối với gia đình có 7 thành viên trở lên, cụ thể theo kết quả điều tra
55% trẻ em thiếu ít nhất một nhu cầu cơ bản trong các gia đình có 7 thành viên trở lên,
trong khi tỷ lệ này ở gia đình dưới 3 người là 46%, trong gia đình 3-4 người là 29% và
1

Số liệu điều tra của Bộ Lao động thương binh và xã hội, năm 2010, đăng trên tạp chí Lao động số 3 năm 2010.

8


5-6 người là 41%; Tỷ lệ trẻ thiếu nghiêm trọng ít nhất 2 nhu cầu cơ bản cũng thể hiện
sự chênh lệch tương tự giữa qui mô gia đình có nhiều thành viên và ít thành viên.
Về mối tương quan của tỷ lệ trẻ em nghèo với học vấn của chủ hộ, thì tỷ lệ trẻ
em thiếu nghiêm trọng ít nhất một nhu cầu cơ bản cao nhất ở các gia đình có chủ hộ
thất học (77%), cao gấp 7 lần so với những gia đình có chủ hộ học xong PTTH trở lên
và gần 3 lần so với những gia đình có chủ hộ học xong THCS.
Về giới tính của chủ hộ: Trẻ em trong các gia đình có phụ nữ làm chủ hộ có tỷ
lệ trải qua một thiếu thốn nghiêm trọng thấp hơn so với trẻ em trong các gia đình có
nam giới làm chủ hộ (31% so với 41%).

Về mức sống, trẻ em trong các gia đình thuộc nhóm 1 (20% nghèo nhất) có tỷ
lệ rất cao thiếu ít nhất 1 hoặc 2 thiếu thốn nghiêm trọng (92% và 61%) và khác biệt
đáng kể so với các nhóm khác. Chẳng hạn, đối với nhóm 2 là 64% và 18%, nhóm 3 là
28% và 3% và nhóm 4 là 11% và 1%, nhóm giàu nhất chỉ là 5% và 0%.
Yếu tố dân tộc cũng thể hiện rất rõ trong mối tương quan với tỷ lệ cao thấp về
tình trạng thiếu thốn của trẻ em. Một số dân tộc thiểu số có tỷ lệ trẻ em thiếu ít nhất
một nhu cầu cơ bản cao hơn rõ rệt so với trẻ em dân tộc Kinh. Chẳng hạn, có 32% trẻ
em dân tộc Kinh thiếu ít nhất một nhu cầu so với 99% trẻ em dân tộc Mông và 78% trẻ
em dân tộc Thái. Tương tự, tỷ lệ trẻ em thiếu ít nhất 2 nhu cầu ở dân tộc Kinh là 2% so
với 98% trẻ em dân tộc Mông và 37% trẻ em dân tộc Thái
Ở các gia đình có trẻ em phải lao động, tỷ lệ trẻ em thiếu nghiêm trọng ít nhất 1
nhu cầu cơ bản cũng cao hơn: 50% so với 36%. Tỷ lệ này đối với những em trải qua 2
thiếu thốn nghiêm trọng là 21% so với 15%. Điều này cũng có thể hiểu là các gia đình
mà trẻ em thường phải đóng góp sức lao động để tạo thu nhập thường là những gia
đình nghèo, thiếu nhiều loại nhu cầu cơ bản. Mặt khác, những gia đình “khuyết thiếu”
cũng có tỷ lệ trẻ em thiếu ít nhất 1 nhu cầu cơ bản cao hơn (43% so với 39%). Tương
tự, những trẻ mồ côi thiếu nghiêm trọng các nhu cầu cơ bản cũng có tỷ lệ cao hơn. Sự
khác biệt cũng thể hiện đặc biệt rõ ràng giữa những gia đình có tỷ lệ trẻ em phụ thuộc
cao (4 em trở lên) với số gia đình còn lại: 84% so với 39%.
Yếu tố vùng miền có mối liên hệ rõ ràng với tỷ lệ trẻ em trải qua những thiếu
thốn nghiêm trọng. Nơi có tỷ lệ thấp nhất về trẻ em thiếu ít nhất một nhu cầu là vùng
9


đồng bằng sông Hồng (12%) và nơi có tỷ lệ cao nhất là vùng Tây Bắc (74%). Vùng
Đông Bắc có tỷ lệ trẻ em thiếu ít nhất một loại nhu cầu cũng khá cao (59%) và đứng
thứ 2. Đáng ngạc nhiên là vùng đồng bằng sông Cửu Long lại có tỷ lệ cao thứ ba
(54%).
Sự khác biệt ở đô thị - nông thôn khá rõ nét. Tỷ lệ trẻ em trải qua ít nhất một
thiếu thốn nghiêm trọng ở nông thôn cao gấp 3 lần so với đô thị (45% so với 16%), và

đối với số trẻ em thiếu thốn 2 loại nhu cầu trở lên thì cao gấp 6 lần (19% so với 3%).
Điều này thể hiện sự bất bình đẳng rất lớn giữa thành thị và nông thôn. Nói cách khác,
trẻ em nông thôn phải chịu nhiều thiệt thòi và bất bình đẳng hơn so với trẻ em đô thị.

2. Thực trạng trẻ em nghèo ở Việt Nam hiện nay
Trong mấy năm trở lại đây Việt Nam đã đạt được những thành công nhanh
chóng về kinh tế và tiến bộ đáng kể về xã hội. Là quốc gia dẫn đầu khu vực Châu ÁThái Bình Dương trong việc đạt được hầu hết các Mục tiêu Phát Triển Thiên Niên kỷ
(MDG) ở cấp quốc gia và đang trong kế hoạch đạt được các mục tiêu khác vào năm
2015. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á, và thứ hai trên thế giới phê chuẩn
Công ước Quyền Trẻ em (CRC) vào năm 1990, và đã tiếp tục thể hiện sự lãnh đạo có
tầm nhìn cho xấp xỉ 30 triệu trẻ em (khoảng một phần ba tổng dân số). Những chính
sách nhằm bảo trợ và phát triển trẻ em đã và đang dần được các cấp chính quyền thực
hiện. Nhưng hiện nay, vẫn còn một bộ phận trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam tiếp
tục sống trong điều kiện chưa được hưởng quyền và chưa hòa nhập với xã hội. Ví dụ,
chăm sóc y tế có chất lượng, giáo dục trung học và nước sạch vẫn chưa tiếp cận được
một cách bình đẳng với mọi trẻ em.Tình trạng không hòa nhập xã hội do một vài nhân
tố gây ra bao gồm sự chênh lệch về kinh tế, bất bình đẳng giới và sự khác biệt đáng kể
giữa vùng nông thôn và thành thị, cũng như giữa các vùng địa lý. Người dân tộc thiểu
số vẫn là nhóm người nghèo nhất và ít được hưởng lợi nhất từ sự phát triển kinh tế của
quốc gia. Nghèo đói vẫn khiến một số trẻ em bỏ học, sống lang thang hoặc tham gia
vào các hành vi có nguy cơ như làm mại dâm để kiếm sống.

10


Tình trạng trẻ em nghèo, trẻ em lang thang đang là vấn đề cấp thiết đặt ra ở
nước ta hiện nay nhằm xây dựng một đất phát triển toàn diện, hướng tới các mục tiêu
quốc gia và các mục tiêu quốc tế trong các năm tiếp theo.
Vấn đề nghèo ở Việt Nam đã được các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế
ngày càng quan tâm giải quyết. trẻ em nghèo được xác định theo 2 cách. Cách thứ nhất

xác định trẻ em nghèo là những trẻ em sống trong những hộ gia đình nghèo – là những
hộ gia đình có mức thu nhập hoặc chỉ tiêu thấp hơn mức sống tối thiểu hay dưới chuẩn
nghèo. Cách này xác định trẻ em nghèo dưới góc độ kinh tế đơn thuần. Trẻ em nghèo
được xác định theo cách này gọi là trẻ em nghèo tiền tệ (hoặc nghèo kinh tế, nghèo thu
nhập, nghèo chi tiêu) hoặc trẻ em nghèo đơn chiều.
Cách thứ hai, xác định trẻ em nghèo theo cách nhìn đa chiều. Theo cách này thì
người ta xác định trẻ em nghèo không chỉ dưới góc độ kinh tế mà xét 8 lĩnh vực thuộc
về nhu cầu của trẻ em gồm: Giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch và điều kiện
vệ sinh, không lao động sớm, vui chơi giải trí và hòa nhập, bảo trợ xã hội. Tuy nhiên
trong cuộc điều tra này không đề cập tới nhu cầu Dinh dưỡng nên chỉ còn 7 nhu cầu.
Trẻ em không đảm bảo ít nhất 2 trong 7 nhu cầu trên thì được coi là trẻ em nghèo đa
chiều.
Nghèo đa chiều ở trẻ em sẽ cho một bức tranh đầy đủ và toàn diện hơn về tình
trạng nghèo của trẻ em. Một đứa trẻ có thể không nghèo đơn chiều, tức là sống trong
hộ gia đình có mức thu nhập hoặc chi tiêu cao hơn chuẩn nghèo, những vẫn có thể
nghèo đa chiều do vẫn không được đáp ứng đầy đủ 7 nhu cầu cơ bản phát triển của trẻ
em nêu trên. Vì vậy, cần kết hợp nghèo đơn chiều và đa chiều sẽ giúp các nhà hoạch
định chính sách xác định đầy đủ hơn đối tượng trẻ em cần trợ giúp và phát triển chính
sách phù hợp với các đối tượng này tốt hơn để giảm nghèo bền vững nói chung và
giảm nghèo trẻ em nói riêng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nước ta khi mới bắt
đầu ra nhập các nước có thu nhập trung bình mà ở các nước này nghèo đơn chiều có
thể xảy ra ở phạm vi và mức độ hẹp hơn rất nhiều so với nghèo đa chiều.
Theo các chuyên gia UNICEF, nếu sử dụng phương pháp đa chiều trong đánh
giá tình hình ở Việt Nam thì người ta thấy có tới 1/3 số trẻ em dưới 16 tuổi, tức
khoảng 7 triệu em thuộc diện nghèo.
11


Bảng 2: Tỉ lệ nghèo theo tiếp cận đa chiều ở trẻ em theo vùng và khu vực, 2010
Vùng


Tỉ lệ đói nghèo ở trẻ em theo vùng và khu vực (%)
Giáo
Y tế Nhà ở Nước và
Lao
Vui
Bảo trợ
dục
vệ sinh
động
chơi –
xã hội
giải trí
8,8
55,3
1,4
18,7
5,5
3,2
10,9

Đồng bằng sông
Hồng
Đông Bắc
15,4
58,6 24,8
50,8
14,5
20,5
5,0

Tây Bắc
29,3
67,1 44,7
85,5
27,0
30,8
2,4
Duyên Hải Bắc
13,8
69,1
8,9
38,9
12,7
17,9
6,6
Trung Bộ
Duyên Hải Nam
11,1
56,2
8,3
41,0
6,7
9,0
5,2
Trung Bộ
Tây Nguyên
18,5
48,3 23,3
66,0
11,1

38,2
2,7
Đông Nam Bộ
14,6
42,5
8,1
16,7
6,3
6,8
11,7
Đồng bằng sông
26,2
43,4 39,2
70,4
10,1
5,3
13,6
Cửu Long
Toàn Quốc
16,1
52,9 17,4
42,9
9,8
16,2
8,8
(Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011) Kết quả Điều tra Mức sống Hộ gia đình 2010)
Theo cuộc khảo sát này, 52,8 % trẻ em khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
thuộc diện đói nghèo theo tiêu chí đa chiều, trong khi đó nếu sử dụng tiêu chí nghèo
tiền tệ con số này chỉ còn có 15,5 %. Đây là tỷ lệ cao thứ hai trên toàn quốc theo tiêu
chí đói nghèo đa chiều ở trẻ em, sau khu vực Tây Bắc và cao hơn nhiều so với tỷ lệ

bình quân chung cả nước, 28,9 %.
Ngoài ra, khoảng cách giữa tỉ lệ nghèo đa chiều và nghèo về tiền tệ ở khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long rất cao. Điều này cho thấy giá trị gia tăng của việc sử dụng
chỉ số đo nghèo trong trường hợp này vì chỉ số về tiền tệ không thể hiện đầy đủ mọi
phương diện của nghèo ở trẻ em.
Tuy đây là những số liệu cho cấp vùng trong đó không thể đưa ra những đánh
giá cụ thểmức độ đói nghèo trẻ em cho từng tỉnh, nhưng nó cũng đã thể hiện phần nào
những vấn đề liên quan, những yếu tố cấu thành gây ra tình trạng đói nghèo trẻ em ở
mỗi khu vực. Ví dụ: như tỉ lệ nghèo ở trẻ em ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên
quan nhiều đến việc thiếu nước sạch và vệ sinh (70,4 %). So với các khu vực khác, tỉ
lệ trẻ em nghèo ở trẻ em ở khu vực này chủ yếu là do thiếu bảo trợ xã hội, nước sạch
và vệ sinh, nhà ở, giáo dục. Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo đói trẻ em liên quan đến y tế ở khu
vực này lại thấp hơn nhiều so với phần lớn các khu vực còn lại trên toàn quốc.
12


Biểu 1: Tỉ lệ nghèo trẻ em các vùng theo tiêu chí đa chiều và tiền tệ, 2008 (%)
70

64.6

60

55.5

52.8

50
40


35.8
32.5

32.1

30
20

38.7
33.5

23.3

19.4 19.4

14.8

12 10.4

10

15.5

5.5

0
ĐB Sông
Hồng

Đông Bắc


Tây Bắc

DH Bắc
Trung Bộ

DH Nam Tây Nguyên Đông Nam ĐB Sông
Trung Bộ
Bộ
Cửu Long

Tỉ lệ trẻ em nghèo theo tiêu chí tiền tệ

Tỉ lệ trẻ em nghèo theo tiêu chí đa chiều

(Nguồn :Tổng cục Thống kê (2009) Kết quả Điều tra Mức sống hộ gia đình 2008)
Bên cạnh đó, cũng theo Kết quả Điều tra mức sống hộ gia đình 2008 có sự khác
biệt giữa trẻ em nghèo ở khu vực nông thôn và thành thị. Tỉ lệ, trẻ em nghèo ở khu vực
nông thôn cao hơn rất nhiều so với trẻ em nghèo ở khu vực đô thị. Khi xem xét ở khía
cạnh nghèo tiền tệ thì trẻ em nghèo ở nông thôn là 26 % gấp 5 lần so với trẻ em nghèo
ở thành thị là 5% , còn nghèo đa chiều là 34% gấp 2,5 lần so với trẻ em nghèo ở thành
thị là 13%.
Biểu 2: Nghèo trẻ em tiền tệ và đa chiều ở Nông thôn và thành thị năm
2008

13


40
34%


35
30

26%

25
Nghèo trẻ em tiền tệ

20

Nghèo trẻ em đa chiều

13%

15

10

5%

5
0
Thành Thị

Nông Thôn

(Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009) Kết quả Điều tra Mức sống hộ gia đình 2008)
Ngoài ra, khi điều tra trên cả phương diện trẻ em nghèo tiền tệ và trẻ em nghèo
đa chiều thì thấy rằng tỉ lệ trẻ em dân tộc thiểu số phải chịu nguy cơ nghèo cao hơn trẻ

em dân tộc Kinh và Hoa. Ở bảng số liệu này có sự khác biệt đó là ở trẻ em dân tộc
thiểu số không có sự khác biệt nhiều ở nghèo trẻ em tiền tệ 61% và nghèo trẻ em đa
chiều 62%.
Biểu 3: Tỉ lệ trẻ em nghèo tiền tệ và đa chiều trẻ em dân tộc Kinh, Hoa và
các dân tộc thiểu số:
70
60
50
40
30
20
10
0

61%

62%

22%

Nghèo trẻ em tiền tệ

13%

Nghèo trẻ em đa chiều
Trẻ em dân tộc Kinh, Hoa

Trẻ em dân tộc thiểu số

(Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009) Kết quả Điều tra Mức sống hộ gia đình 2008)



Thực trạng giảm nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay.
Bắt đầu từ năm 2010, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới dần làm quen

với cụm từ “Nghèo đa chiều” (MP-Multidimensional Poverty) và “Chỉ số nghèo đa
chiều” (MPI- Multidimensional Poverty Index). Chỉ số này đã dần thay thế chỉ số
nghèo khổ tổng hợp (HPI) đã được nêu trong các Báo cáo về Phát triển con người
14


thường niên từ trước năm 2010. Chỉ số nghèo khổ đa chiều phản ảnh tất cả phạm vi
tác động của nghèo đói về thu nhập, về y tế, dinh dưỡng, giáo dục, kể cả sự bất bình
đẳng theo dân số và giới từ cấp độ gia đình đến cấp độ quốc gia và cấp độ quốc tế. Từ
năm 2011, Việt Nam có thêm chỉ số “Trẻ em nghèo đa chiều”, chỉ số này được sử
dụng để nghiên cứu, đánh giá thực trạng về tình hình trẻ em nghèo theo từng nhu cầu
phát triển của trẻ, là một căn cứ xây dựng các chính sách, chiến lược để tạo điều kiện
cho trẻ được phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ cho đến khi trưởng
thành.
Phải khẳng định rằng, trong hơn 10 năm qua Chính phủ Việt Nam đã đạt được
những thành tích rất đáng khích lệ về giảm nghèo đói nói chung cũng như các lĩnh vực
liên quan đến giáo dục và cải thiện sức khỏe, dinh dưỡng của người dân nói riêng,
trong đó có trẻ em. Đặc biệt trong 5 năm (2006-2010), hơn tám triệu người đã được
tạo việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn 4,29%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn
9,45%, theo chuẩn cũ. Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 gấp
3,5 lần so với năm 2000. Hơn 400 nghìn hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số và 130
nghìn hộ nghèo được trợ giúp xây dựng nhà ở. Các chương trình xóa đói giảm nghèo
bền vững được triển khai đồng bộ, đạt kết quả thiết thực, góp phần quan trọng nâng
cao chất lượng đời sống nhân dân trong cả nước, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Làm tốt
công tác xóa đói giảm nghèo không chỉ góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh

xã hội, mà còn củng cố lòng tin của nhân dân vào các chủ trương, chính sách của Ðảng,
Nhà nước, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Tuy nhiên, nhân dân ở nhiều nơi, nhất
là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nghèo, đời
sống vật chất và tinh thần còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực này vẫn cao
nhất trong cả nước. Trong đó đối tượng bị ảnh hưởng của đói nghèo nhiều nhất chính
là trẻ em.
Theo kết quả nghiên cứu của Dự án Những cuộc đời trẻ thơ nghèo (Young
Lives-YL, một nghiên cứu quốc tế theo chiều sâu trong vòng 15 năm từ 2001 – 2016
về nghèo khổ ở trẻ em, nhằm phân tích những nguyên nhân, hậu quả của đói nghèo và
ảnh hưởng của các chính sách xã hội tới trẻ em. Toàn cầu có 4 nước đại diện cho 4
Châu lục được lựa chọn để tham gia vào nghiên cứu này gồm: Việt Nam, Ấn Độ,
15


Ethiopia và Peru do Đại học Oxford-Vương quốc Anh là cơ quan điều phối
chung.) cho thấy vấn đề nghèo trẻ em - mắt xích quan trọng để có thể phá vỡ sự kế
truyền nghèo đói từ thế hệ này sang thế hệ khác - lại chưa được quan tâm đầy đủ.
Tương lai của trẻ khi lớn lên, kéo theo đó là chất lượng lực lượng lao động và tương
lai của nền kinh tế quốc gia, phụ thuộc nhiều vào hai yếu tố thể chất và trí tuệ của các
em. Bằng chứng cho thấy:
+ Dinh dưỡng trẻ em: Thể chất của trẻ em Việt Nam, dù chưa thật tốt, nhưng
đã được cải thiện nhiều trong những năm qua. Số liệu nghiên cứu của YL tại 5 tỉnh đại
diện (Hà Nội, Thái Bình, TP Hồ Chí Minh, Long An, Thanh Hóa) cho thấy tỷ lệ trẻ 8
tuổi bị suy dinh dưỡng (SDD) thể thấp còi (chiều cao/tuổi) đã giảm từ 27,6% năm
2002 xuống 19,8% năm 2009. Trong đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể thấp còi của
nhóm trẻ em nghèo và trẻ em dân tộc thiểu số cao hơn nhiều so với trẻ em người Kinh
và nhóm trẻ em không nghèo. Cụ thể năm 2009 SDD thấp còi của nhóm trẻ em nghèo
là 32%, nhóm không nghèo là 6,1%. SDD thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số 51.6%, trẻ
em dân tộc Kinh 14,6%. Tương tự, số liệu của Bộ Y tế thống kê toàn quốc về SDD trẻ
em cho thấy tỷ lệ trẻ em SDD thấp còi năm 2010 là 29,3%, trong đó 31 tỉnh có tỷ lệ ở

mức cao trên 30%, 2 tỉnh vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên có nhiều trẻ em dân tộc
thiểu số đang SDD ở mức rất cao trên 40%. Ước tính năm 2010, cả nước còn gần 1,3
triệu trẻ em dưới 5 tuổi SDD nhẹ cân; khoảng 2,1 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi
và khoảng 520 nghìn trẻ em suy dinh dưỡng gầy còm. Có thể thấy suy dinh dưỡng vẫn
còn là thách thức lớn ở Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa.
Đáng quan tâm là suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em có ảnh hưởng rất lớn về phát triển
thể chất và tinh thần của trẻ, dẫn đến các hậu quả về khả năng nhận thức của trẻ em,
cũng như tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội nói chung trong tương lai.
+ Giáo dục trẻ em: Mặc dù Việt Nam có tỉ lệ học sinh nhập học cao những vẫn
còn rất nhiều trẻ em bỏ học giữa chừng. Số liệu của YL cho thấy có tới trên 20% trong
số 1.000 trẻ sinh ra vào năm 1994-1995 đã bỏ học, trong đó tỷ lệ bỏ học của nhóm trẻ
em nghèo và trẻ em dân tộc thiểu số cao hơn nhiều so với trẻ em người Kinh và nhóm
trẻ em không nghèo. Một đứa trẻ không đủ dinh dưỡng sẽ bị thấp còi cả cuộc đời, một
đứa trẻ bỏ học nhiều khả năng sẽ không bao giờ bắt đầu đi học lại. Vì vậy, đầu tư vào
16


trẻ em nghèo là cách phá vỡ mắt xích chuyển tiếp nghèo từ thế hệ này sang thế hệ khác
và thoát khỏi vòng luẩn quẩn nghèo đói.
+ Bất bình đẳng về cơ hội phát triển của trẻ em: Nếu lấy thước đo là khoảng
cách thu nhập giữa nhóm 20% dân giàu nhất và nhóm 20% dân nghèo nhất thì Việt
Nam nằm trong số những nước có mức độ bất bình đẳng cao nhất trong khu vực. Mức
độ bất bình đẳng về thu nhập được đo bằng hệ số Gini ở Việt Nam đã tăng từ 0,42 vào
năm 2004 lên tới 4,33 vào năm 2010. Trẻ em nghèo ít có khả năng tiếp cận với y tế
(đặc biệt dịch vụ y tế cao) và với giáo dục (đặc biệt ở các bậc trung học và đại học) có
thể làm giảm khả năng nắm bắt các cơ hội việc làm mang lại thu nhập cao hơn, điều
này cho thấy cần phải có các biện pháp chính sách toàn diện hơn để cải thiện tình hình
bất bình đẳng hiện nay.
+ Đầu tư: Việt Nam đã có một thời gian dài tăng trưởng dựa vào đầu tư bất cân
đối. Vốn vật chất được đầu tư nhiều và tăng quá nhanh trong vòng 10 năm qua trong

khi vốn con người tăng chậm (đặc biệt là khía cạnh chất lượng nguồn nhân lực) dẫn
đến giảm hiệu quả đầu tư. Cụ thể, tổng đầu tư cho công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông và hạ tầng đô thị chiếm 81.93%, trong khi đầu tư cho giáo dục, y tế chỉ chiếm
5.45% và 4.8% đầu tư công. Sự đầu tư cho các dịch vụ xã hội và đầu tư cho việc tăng
cường năng lực hay nguồn vốn con người có thể sẽ góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Chúng ta đã có nhiều bài học về giảm nghèo, không thể giúp người dân thoát
nghèo bằng cách tặng nhà, tặng phương tiện sống... Đây là cách xóa nghèo không bền
vững. Về cơ bản, cần thiết phải có sự dịch chuyển vốn đầu tư từ lĩnh vực sản xuất kinh
doanh hiệu quả thấp sang lĩnh vực phát triển vốn con người, bao gồm: tăng cường hệ
thống an sinh xã hội, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và huy động trẻ em đến trường,
tạo công bằng trong tiếp cận các cơ sở giáo dục công lập, chăm sóc y tế, dinh dưỡng
và bảo hiểm y tế cho trẻ em, các dịch vụ nhà ở (dịch vụ điện, nước, nước và rác
thải)… đặc biệt quan tâm đến nhóm trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số. Nếu chúng
ta nhận thức đúng là mục tiêu phát triển không chỉ là tăng trưởng GDP mà cả phúc lợi
cho người dân thì điều đó sẽ phù hợp và bền vững hơn. Kinh nghiệm gần đây của một
số nước cho thấy nếu chỉ có tăng trưởng kinh tế thì chưa đủ, mà cơ hội bình đẳng về
việc làm, về tiếp cận các dịch vụ xã hội và có phúc lợi tốt hơn là yếu tố quan trọng để
17


đảm bảo hạnh phúc và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đây chính là hướng đi
đúng và phù hợp nhất cho mục tiêu tăng trưởng đi đôi với giảm nghèo bền vững của
Chính phủ.
3. Các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình của trẻ em ảnh hưởng đến tình trạng
nghèo trẻ em
Xem xét những nhân tố có thể làm tăng hoặc giảm khả năng rơi vào tình
trạng nghèo của một đứa trẻ là yếu tố quan trọng giúp cho việc hoạch định chính sách
được cụ thể và đi vào hoạt động có hiệu quả. Thông thường trước hết cần mô tả cách
trình bày một hồ sơ nghèo chung thể hiện các Tỷ lệ nghèo trẻ em theo các nhóm trẻ
với các đặc điểm cá nhân hoặc hộ gia đình cụ thể. Sau đó, sử dụng mô hình hồi quy

để đánh giá xem những đặc điểm này có thể giải thích cho nguy cơ nghèo của trẻ hay
không.
Các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình
Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng một đứa trẻ có thể rơi vào
nghèo bao gồm một véc tơ các đặc điểm cá nhân và một véc tơ các đặc điểm hộ gia
đình.
* Kết quả nghiên cứu dựa vào số liệu thống kê mô tả về việc lựa chọn các nhân tố
đối với 2 bộ số liệu MICS và VHLSS.
Việc lựa chọn các nhân tố để đưa vào mô hình ước lượng dựa trên nghiên
cứu trước đây trong lĩnh vực hồi quy phân tích nghèo (ví dụ Baulch và McCulloch
2002, De Silva 2008, Wodon 2000) cũng như mức độ sẵn có của số liệu. Bảng 4
trình bày số liệu thống kê mô tả về việc lựa chọn các nhân tố đối với 2 bộ số liệu
MICS2 và VHLSS3, bao gồm giới tính, khu vực sinh sống, độ tuổi của đứa trẻ, số trẻ
dưới 16 hiện đang cùng sống trong gia đình, số người trên 59 tuổi sống cùng gia

MICS bắt đầu vào năm 2001 như là một Trung tâm Quốc gia về năng lực trong nghiên cứu (NCCR)
trong khu vực của các mạng cảm biến không dây (WSN). Đó là một trung tâm trên toàn quốc bao gồm
hơn 40 giảng viên qua các trường đại học của Thụy Sĩ và khoảng 80 nghiên cứu sinh. MICS NCCR
đã được giải quyết tất cả những thách thức công nghệ đã được giải quyết để cho WSN nhận ra tiềm
năng đầy đủ của họ, từ việc nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản cho sự phát triển của các nền tảng và
triển khai của họ trong các ứng dụng (chủ yếu là trong lĩnh vực môi trường), và việc tạo ra các startup. MICS NCCR đã chấm dứt hoạt động của mình vào ngày 31 tháng Mười năm 2012 "SNF Division
IV đã rất ấn tượng bởi sự đa dạng và chất lượng của những thành tựu về khoa học, quốc tế tầm nhìn,
kiến thức và chuyển giao công nghệ,
3
Điều tra mức sống của hộ gia đình ở Việt Nam.
2

18



đình, tổng số thành viên của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, tình trạng việc làm của
chủ hộ, tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, dân tộc và vùng mà đứa trẻ đó đang
sống, tình trạng hôn nhân của chủ hộ và cuối cùng là tình trạng nghèo tiền tệ của hộ.
Số liệu ở các cột thể hiện tổng số trẻ trong một nhóm theo từng tiêu chí và Tỷ lệ
nghèo trẻ em trên tổng số trẻ thuộc tiêu chí đó.
Bảng 4 Phân tích các đặc điểm cá nhân và hộ gia đình của trẻ, MICS và VHLSS

Chỉ số
Nghèo trẻ em
Chung
Giới tính
Nam
Nữ
Khu vực
Thành thị
Nông thôn
Nhóm tuổi
0-2
3-4
5
6-10
11-14
15
Số trẻ dưới 16 tuổi
cùng sống trong gia
đình
1
2
3
4

5
6
7
8
Số người trên 59 tuổi
cùng sống trong gia đình
0
1
2

MICS
Tổng số trẻ trong
mẫu

CPR

10874

36.65

10696

30.72

5595
5279

36.86
35.42
***

12.04
43.40
***
51.12
52.04
28.08
27.30
35.05
36.14

5441
5255

30.47
30.99
***
11.25
36.33
***
27.87
41.61
38.40
25.76
29.45
40.44

2127
8747
1632
1077

608
3176
3442
939

VHLSS
Tổng số trẻ
trong mẫu
CPR

2147
8549
1416
954
526
3146
3656
998

***

***

2372
4560
2421
868
435
96
98

24

31.91
33.52
40.58
51.57
55.44
58.58
65.75
48.92

2549
4702
2181
828
280
84
56
16

26.16
26.82
36.66
41.29
52.86
66.02
61.34
100.00

8380

1798
669

***
37.91
32.56
32.90

8233
1759
675

30.19
31.97
34.40

19


3
4
Số thành viên của hộ gia
đình
Mù chữ
Hoàn thành bậc tiểu học
Tốt nghiệp trung học cơ
sở
Từ trung học cơ sở trở
lên
Không được đào tạo

chính quy
Có bằng nghề
Có bằng đại học
Tình trạng việc làm của
chủ hộ
Không có việc làm
Cán bộ lãnh đạo cơ quan
nhà nước/đảng
Có trình độ chuyên môn
kỹ thuật
bậc cao
Có trình độ chuyên môn
kỹ thuật bậc trung
Công nhân cố trắng
Nhân
viên
kinh
doanh/nhân viêc văn
phòng có tay nghề
Công nhân có tay nghề
trong
ngành nông nghiệp
Công nhân sản xuất có
tay nghề Thợ lắp ráp và
vận hành máy móc Lao
động phổ thông
Tuổi của chủ hộ
18-29
30-39
40-49

50-59
60-69
70-79
80-99
Giới tính của chủ hộ
Nam

27
0

40.14
Na
***

26
3

13.22
33.33

1094
2975
4385

77.20
53.79
29.56

3164
2959

2676

51.83
34.31
19.19

1472
105
450
393

16.20
53.87
10.98
2.72

764
na
796
337

13.93
na
12.06
3.30

Na
na

Na

na

930

45.32

213

18.15

176

1.38

217

13.52

91

20.80

248

11.99

431

29.91


1082
241
7043

14.47
13.04
34.88

na

na

na
na
na
na
na
na
na

na
na
na
na
na
na
na

***
59.66

35.00
33.69
38.41
34.72
33.78
27.15
***
38.46

917
3983
3547
1300
655
384
88
9169
20

525
3919
3508
1362
738
531
113
8755

***
43.01

30.62
27.43
27.44
34.83
42.46
41.51
***
31.63


Nữ
1705
27.94
1941
26.93
***
***
Dân tộc
Kinh/Hoa
2941
28.27
2439
24.08
Khác
7933
78.09
8257
62.34
***
***

Vùng
Đồng bằng sông Hồng
1350
11.26
1755
9.66
Đông Bắc
1096
58.76
1533
36.16
Tây Bắc
1360
77.65
742
63.12
Bắc Trung Bộ Nam Trung
1441
30.95
1322
25.75
Bộ Tây Nguyên Đông
1320
28.79
1010
18.50
Nam Bộ
1826
40.53
1063

39.33
Đồng bằng sông Cửu
1255
22.63
1339
20.24
long
1226
59.95
1932
56.31
***
Tình trạng hôn nhân
của chủ hộ
Độc thân
na
Na
92
35.99
Đã lập gia đình
na
Na
9422
39.99
Góa
na
Na
1036
37.06
Ly hôn

na
Na
90
23.97
Ly than
na
na
56
30.40
***
Tình trạng nghèo tiền tệ
của hộ
Nghèo
Na
Na
2766
55.24
Không nghèo
na
na
7930
23.55
Lưu ý: ***<0.001, mức ý nghĩa Chi bình phương
Số liệu thống kê mô tả cho biết thông tin về các tác động có thể có của những
đặc điểm được trình bày ở Bảng 4. Nếu có sự khác biệt lớn về Tỷ lệ nghèo trẻ em giữa
các nhóm của cùng một đặc điểm, có thể coi đặc điểm này đóng vai trò quan trọng
trong việc quyết định tình trạng nghèo trẻ em và có ảnh hưởng đến nguy cơ rơi vào
nghèo của trẻ. Bảng 13 cho thấy các tỷ lệ CPR không khác nhau nhiều giữa trẻ trai
và trẻ gái, thể hiện rằng giới tính không phải là một nhân tố quyết định tình trạng
nghèo trẻ em. Về nhóm tuổi thì nhóm tuổi nghèo trẻ em CPR tập trung chủ yếu ở 2

nhóm tuổi 0 – 2 và 3 – 4 điều này có thể lý giải do việc các em trẻ sơ sinh bị gia đình bỏ
rơi từ khi mới ra đời, đồng thời ở nhóm tuổi từ 0 – 4 thì nhóm nghèo trẻ em có thể là
những em không được tiêm phòng, phòng bệnh từ các cơ sở y tế ở địa phương mình
đồng thời không có sự chăm sóc từ phía gia đình….Tuy nhiên, khu vực sinh sống của
trẻ, nông thôn hay thành thị, lại có vẻ như có tác động lớn đến khả năng rơi vào
nghèo của trẻ. Khoảng 40% số trẻ sống ở vùng nông thôn là nghèo so với 12% ở vùng
21


thành thị. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này trong thời điểm hiện nay khi mà số
trẻ em nghèo ở nông thôn nhiều hơn nhiều so với số trẻ em nghèo ở thành thị. Cơ bản
đời sống kinh tế ở thành thị thì phát triển hơn đời sống kinh tế ở nông thôn, với những
vùng nông thôn mà cuộc sống chủ yếu là sống nhờ vào nông nghiệp thì mức thu nhập là
rất hạn chế, bên cạnh đó những trẻ em ở cùng nông thôn nếu gia đình có biến cố gì thì
khả năng nghèo của các em là rất cả. Ở thành thị thì đa phần các gia đình có cuộc sống
tương đối khá giả, bên cạnh đó thì trẻ em có thể có được các viện trợ từ xã hội trước khi
bản thân các em dơi và tình trạng nghèo. Đó là có thể do tác động từ kinh tế ở nông thôn
và thành thị thì dẫn đến tình trạng nghèo trẻ em. Và một mặt nữa ở các gia đình dẫn đến
tình trạng nghèo ở trẻ em là việc tiếp cận các chính sách xã hội, các quyền về trẻ em ở
thành thị và nông thôn là khác nhau. Các em ở thành thị các em có thể được tiếp cận với
các chính sách về quyền trẻ em nhanh và hiệu quả hơn là các em ở nông thôn, do các em
ở thành thị thì bản thân các em ít phải tham gia các công việc của gia đình còn các em ở
nông thôn thì bản thân các em là một lực lượng lao động của gia đình từ rất sớm để làm
các công việc từ việc nhà như nấu cơm, quét nhà, chăm em, cho đến việc đồng án …do
đó thời gian vui chơi của các em cũng không có nhiều, không nói gì đến việc có thời
gian tiếp cận các chính sách quyền của chính bản thân mình.
Về trình độ học vấn của chủ hộ, có thể thấy rằng số liệu về nghèo trẻ em giảm
dần khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên. Do vậy, trình độ học vấn của chủ hộ
được dự báo là sẽ làm giảm nguy cơ rơi vào nghèo của trẻ. Do với chính những gia
đình có trình độ học vấn cao thì bản thân họ đã có cách quan tâm đến con cái cũng

như nôi dưỡng con mình trong chế độ tốt nhất, đồng thời họ có thể tiếp cận với các
quyền về trẻ em nhiều hơn điều đó có thể giúp cho con của mình có thể hưởng được
đời sống tốt nhất. Bên cạnh đó với những gia đình mà trình độ học vấn thấp thì có
chỉ số CPR rất cao điều này cho thấy những gia đình với trình độ học vấn thấp thì
việc ổn định kinh tế của họ là rất thấp, họ không thể nào tìm được những công việc
có mức lương cao và thu nhập ổn định, điều đó làm cho đời sống gia đình khó khăn
và từ đó không có thời gian để chăm sóc con cái cũng như họ cũng không thể tiếp
cận được các chính sách, quyền về trẻ em để có thể mang lại cho con mình đời sống
tốt nhất. Những hộ gia đình không có việc thì nguy cơ nghèo trẻ em là rất cao cũng
22


như cũng chiếm tỷ lệ cao, do không có việc làm thì yếu tố kinh tế bị tác động đến
hành vi chăm sóc con cái của họ đã được nói đến rất nhiều ở phần trên. Bên cạnh đó
thì những người có nghề nghiệp ở mức cao thể hiện ở việc đòi hỏi tay nghề cao, cũng
như có chuyên môn về một nghề nghiệp nào đó như nghề có trình độ chuyên môn kỹ
thuật bậc cao thì họ làm giảm nguy cơ nghèo trẻ em đi rất nhiều, tỷ lệ nghèo trẻ em ở
nhóm gia đình có nghề nghiệp này là rất thấp.
Trẻ em sống trong các gia đình có chủ hộ là nữ có nguy cơ bị tổn thương trước
nghèo thấp hơn. Sự khác biệt rõ nét hơn nhiều theo dân tộc, với tỷ lệ CPR là 78% đối
với trẻ thuộc các dân tộc khác ngoài dân tộc Kinh/Hoa trong khi con số này ở những
trẻ dân tộc Kinh/Hoa chỉ là 28% (MICS). Điều này có thể lý giải do dân tộc kinh là
dân tộc mà chiếm tỷ lệ lớn trong dân số Việt Nam cũng như dân tộc kinh có trình độ
học vấn cao nhất trong các dân tộc. Các dân tộc còn lại chủ yếu là các dân tộc ít người,
trình độ dân trí, học vấn của họ còn chưa cao bên cạnh đó thì họ cũng chưa tiếp cận
nhiều đến các chính sách về quyền trẻ em, họ cũng chưa ổn định nhiều về kinh tế để có
thể chăm lo cho gia đình, con em mình do đó mà những gia đình ở các dân tộc thiểu số
làm gia tăng tỷ lên nghèo trẻ em là rất cao. Một số dân tộc thiểu số có tỷ lệ trẻ em
thiếu ít nhất một nhu cầu cơ bản cao hơn rõ rệt so với trẻ em dân tộc Kinh. Chẳng hạn,
có 32% trẻ em dân tộc Kinh thiếu ít nhất một nhu cầu so với 99% trẻ em dân tộc Mông

và 78% trẻ em dân tộc Thái. Tương tự, tỷ lệ trẻ em thiếu ít nhất 2 nhu cầu ở dân tộc
Kinh là 2% so với 98% trẻ em dân tộc Mông và 37% trẻ em dân tộc Thái.4
Yếu tố vùng miền có mối liên hệ rõ ràng với tỷ lệ trẻ em trải qua những thiếu
thốn nghiêm trọng. Nơi có tỷ lệ thấp nhất về trẻ em thiếu ít nhất một nhu cầu là vùng
đồng bằng sông Hồng (12%) và nơi có tỷ lệ cao nhất là vùng Tây Bắc (74%). Vùng
Đông Bắc có tỷ lệ trẻ em thiếu ít nhất một loại nhu cầu cũng khá cao (59%) và đứng
thứ 2. Đáng ngạc nhiên là vùng đồng bằng sông Cửu Long lại có tỷ lệ cao thứ ba
(54%)5. Theo nghiên cứu của MICS và VHLSS ta cũng có kết luận tương ứng điều
này có thể lý giải do khu đồng bằng song Hồng là một trong những vùng kinh tế

4

/>5
/>
23


trọng điểm của cả nước cũng như ở đây trình độ dân trí của người dân cao, cuộc sống
kinh tế của các gia đình tương đối ổn định và đây cũng là khu vực có nhiều chính
sách chăm sóc trẻ em cho từng tỉnh, điều này làm giảm đi nguy cơ nghèo ở trẻ em.
Tây Bắc vùng này tập trung nhiều dân tộc thiểu số nên cũng như đã giải thích về việc
tăng nguy cơ nghèo ở trẻ em ở phần trên thì đây là khu vực có tỷ lệ nghèo trẻ em cao
nhất.
Tỷ lệ nghèo trẻ em thường cao hơn ở những trẻ sống trong các gia đình có
số người già và trẻ em cao hơn; tuy nhiên kết quả này là không nhất quán và ít có ý
nghĩa hơn so với các đặc điểm khác. Về tổng số thành viên trong hộ gia đình, có vẻ
như trẻ sống trong gia đình có quy mô nhỏ (2-3 người) lại có tỷ lệ nghèo cao hơn và tỷ
lệ này giảm dần khi quy mô hộ gia đình đạt đến một giá trị lý tưởng. Tỷ lệ nghèo trẻ
em lại tăng lên khi quy mô hộ vượt quá 5 người. Bên cạnh đó tuổi của chủ hộ cũng
ảnh hưởng 1 phần nào đó đến tỷ lệ nghèo trẻ em nhóm tuổi chủ hộ ở 18 – 29 chiếm

tỷ lệ nghèo ở trẻ em là cao hơn cả điều này có thể lý dải theo nhiều nguyên nhân
khác nhau nhưng đó có thể là do những gia đình trẻ này, trong gia đoạn đầy của hôn
nhân do chưa nắm vững về kinh tế cũng như việc hòa nhập với gia đình mới điều đó
làm tăng nguy cơ nghèo trẻ em.
Giới tính của chủ hộ cũng cho ta thấy chủ hộ là nữ thì tỷ lệ nghèo trẻ em chiếm
tỷ lệ thấp (27.94%) hơn chủ hộ là nam (38.46%), điều này có thể lý giải do những
người mẹ thường có tỷ lệ tái hôn thấp hơn những người đàn ông, và người mẹ thì
chăm lo cho con cái khi gia đình ly hôn cao hơn là những người đàn ông. Cấu trúc gia
đình cũng có ảnh hưởng nhất định đến tỷ lệ nghèo trẻ em. Những gia đình đầy đủ thì tỷ
lệ nghèo trẻ em lại chiếm tỷ lệ cao nhất (39.99%) điều này có thể lý giải phần nào do
ảnh hưởng kinh tế gia đình cũng như số lượng thành viên trong gia đình ảnh hưởng
đến tỷ lệ nghèo trẻ em. Tuy nhiên gia đình ly hôn lại có tỷ lệ nghèo trẻ em thấp nhất
( 23,97%) có thể lý giải là do với những gia đình ly hôn thì đứa con là chỗ dựa cuối
cùng của họ cho nên việc họ chăm sóc cho con cái chu đáo hơn làm giảm tỷ lệ nghèo
trẻ em là rất cao, không ngoại trừ những gia đình ly hôn đấy con cái vào khó khăn vẫn
tồn tại. Tuy nhiên tỷ lệ nghèo trẻ em ở các gia đình độc thân, đã lập gia đình, góa, ly
hôn, ly thân không có sự chênh lệch nhiều. Và những hộ gia đình nghèo thì tỷ lệ nghèo
24


trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn những gia đình không nghèo điều này hoàn toàn có thể
lý giải theo trình độ học vấn và điều kiện kinh tế của các hộ gia đình nghèo và không
nghèo.
Phân tích số liệu thống kê mô tả cung cấp cái nhìn ban đầu về những nhân
tố có thể tác động đến khả năng một đứa trẻ có thể rơi vào tình trạng nghèo. Có thể
dự đoán rằng giới tính của đứa trẻ và chủ hộ có thể không có ảnh hưởng nhiều, tuy
nhiên, sự khác biệt lớn về số liệu ước lượng tỷ lệ nghèo theo các cấp trình độ giáo
dục khác nhau của chủ hộ lại cho thấy đây là một nhân tố quan trọng trong việc xác
định khả năng chịu ảnh hưởng của nghèo của một đứa trẻ.
* Sự di chuyển của các hộ gia đình

Các hình thái di cư và di biến của hộ gia đình càng trở nên phức tạp, những
hình thức này cũng gắn luền với một số địa bàn nhất định đo địa điểm đến và loại
việc làm di cư cũng có sự khác nhau theo từng địa bàn khác nhau, các nhóm lao
động di cư từ một xã thường đi đến một địa bàn và làm cùng loại công việc thông
qua các kênh liên lạc cộng đồng. Có rất nhiều hình thái dư cư phổ biến trong nội địa
bàn, liên tỉnh/ liên khu vực và sự di chuyển của hộ gia đình có những ảnh hưởng
khác nhau tới trẻ em có thể là:
Di chuyển thời gian ngắn theo mùa vụ của các hộ gia đình nông thôn đi làm
những công việc nông nghiệp trong địa bàn tỉnh hoặc tỉnh lân cận: việc di chuyển
của gia đình có thể làm gián đoạn thời gian học tập của trẻ cũng như trẻ em phải tiếp
xúc với môi trường mới nhiều bất cập trong việc hòa nhập môi trường sống mới.
Di cư lâu dài của hộ nông thôn đi làm thuê nông nghiệp ở các tỉnh hoặc các
khu vực lân cận. Trường hợp này thì con cái thường để lại quê cho ông bà chăm sóc
hoặc cho con cái đi theo thì gián đoạn nhiều đến việc học tập của trẻ cũng như hình
thức này ảnh hưởng tiêu cực đến việc chăm sóc và dinh dưỡng của trẻ em ở với ông
bà. Và thường thì hình thức này diễn ra ở những hộ gia đình trẻ mới lập gia đình
không có đất sản xuất hoặc không có việc làm, nợ nần từ cưới hỏi. Đi làm thuê giúp
họ có thể dành dụm được chút tiền nhưng đặt ra nhiều vấn đề khó khăn cho việc
chăm lo và xây dựng một gia đình cho trẻ.
Di cư của lao động trẻ tìm việc bán phổ thông trong các khu công nghiệp, khu
25


×