Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Đánh giá thực trạng sản xuất lúa nước năm 2013 tại xã Eadrơng, huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.12 KB, 30 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Nông Lâm nghiệp Trường Đại Học Tây
Nguyên, và sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Văn Thủy em đã thực
hiện chuyên đề “Đánh giá thực trạng sản xuất lúa nước năm 2013 tại xã
Eadrơng, huyện Cư M’gar, Tỉnh Đăk Lăk”.
Để hoàn thành chuyên đề này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng
biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Tây Nguyên. Quý thầy cô
khoa Nông Lâm Nghiệp – trường Đại Học Tây Nguyên đã tận tình hướng dẫn,
giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trường Đại
học Tây Nguyên.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến :
Thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Văn Thủy đã tận tình, chu đáo hướng dẫn
em thực hiện chuyên đề này.
Ban lãnh đạo UBND xã EaDrơng, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đắk Lắk cùng các
cô các chú đang công tác tại ủy ban đã giúp đỡ tạo điều kiện giúp em hoàn thành
chuyên đề này
Cô H’Bưng Niê khuyến nông viên xã Eadrơng đã giúp em thu thập số liệu
và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công việc, tiếp cận với thực tế sản xuất
cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Em rất mong được sự góp ý của
quý Thầy, Cô giáo và các bạn để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
BMT, ngày 15 tháng 05 năm 2014

1


MỤC LỤC


CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
1. UBND
2. CNH - HĐH
3. NST
4. BVTV

: Uỷ ban nhân dân
: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
: Nhiễm sắc thể
: Bảo vệ thực vật

5. FAO (Food and Agriculture Organization): Tổ chức nông nghiệp và thực phẩm
6. TW
: Trung ương

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH

3


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Lúa gạo (Orya sativa L) là một trong những cây lương thực quan trọng đối
với con người. Diện tích đất dành cho gieo trồng lúa hàng năm trên thế giới
khoảng 150 triệu ha, sản lượng gạo đạt trên 600 triệu tấn. Trong đó Châu Á là
nơi sản xuất cũng như tiêu thụ đến 90% sản lượng gạo trên thế giới. Trong tương

lai nhu cầu sử dụng gạo để ăn sẽ còn tăng lên vì gạo là loại lương thực dễ chế
biến, bảo quản và cho năng lượng cũng khá cao.
Về giá trị dinh dưỡng, lúa gạo giàu tinh bột, lượng tinh bột chiếm 60-70%,
protit 6-8%, lipit 1-3%. Ngoài ra còn có các vitamin B1, B2, PP, A…
Về mặt kinh tế, ngoài việc sử dụng làm lương thực các sản phẩm của cây
lúa còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Gạo là nguyên liệu để
sản xuất bia, rượu, cồn… Cám dùng làm thức ăn cho ngành chăn nuôi, rơm, rạ
dung để sản xuất nấm hoặc dùng để làm nguyên liệu sản xuất phân bón…
Trong mỗi Quốc gia, mỗi thời kỳ, mỗi điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội cụ thể
đều có một chiến lược cụ thể đảm bảo an ninh lương thực khác nhau, nhưng mục
đích cuối cùng là đảm bảo đủ nhu cầu lương thực tối thiểu cho mọi thành viên
trong xã hội. Việt Nam đi lên từ cây lúa nước, từ một nền nông nghiệp lạc hậu,
cho đến nay, lao động nông nghiệp chiếm khoảng 75%, nguồn thu nhập chủ yếu
từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng
việc sản xuất lương thực, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu cho vấn đề an ninh lương
thực Quốc gia. Trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước ngày nay, diện tích sản xuất
lúa phải nhường chỗ cho các công trình xây dựng, cho phát triển công nghiệp,
cho quá trình đô thị hoá diễn ra ồ ạt, thì vấn đề về đảm bảo lương thực càng đặt
lên vai người nông dân một trọng trách hết sức lớn lao. Xã Eadrơng là một xã
vùng ven của huyện Cư M’gar. Trong nhiều năm qua sản xuất nông nghiệp đã
đạt được những tiến bộ đáng kể, trong đó cây lúa đóng vai trò chủ đạo. Với lợi
thế, địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, xã đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ
thuật mới vào sản xuất, đã mạnh dạn đưa các giống lúa mới có năng suất cao.
Nhờ vậy mà những năm qua sản lượng lúa được ổn định trong khi diện tích canh
tác giảm. Bên cạnh đó vẫn còn không ít hộ nông dân sản xuất kém hiệu quả, mất
mùa do kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phun thuốc không đúng kỹ thuật, năng suất
không cao do sử dụng giống lúa sẵn có từ vụ thu hoạch trước, giống không
thuần. Trước thực trạng đó, để nghiên cứu một cách toàn diện các biện pháp kỹ
thuật, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình sản xuất, cũng như
vấn đề về giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt và thích nghi với điều kiện

khí hậu đất đai tại địa phương, để nâng cao giá trị thu nhập cho người nông dân
trên một đơn vị diện tích. Để góp phần vào việc tăng năng suất sản lượng lúa cho
cả nước nói chung và xã Eadrơng- huyện Cư M’gar- tỉnh Đăk Lăk nói riêng, tôi
tiến hành tìm hiểu những trở ngại khó khăn cơ bản của sản xuất lúa tại xã để từ
4


đó đánh giá và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị
diện tích canh tác lúa tại địa phương. Xuất phát từ thực tế trên, cũng như nhận
thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề, được sự đồng ý của Khoa Nông
Lâm Nghiệp - Trường Đại học Tây Nguyên, phòng khuyến nông xã Eadrơnghuyện Cư M’gar,tôi thực chuyên đề: “Đánh giá thực trạng sản xuất lúa nước
năm 2013 tại xã Eadrơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk năm 2013”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nắm được thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới
sản xuất lúa tại xuất lúa tại xã Eadrơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
Nắm được thực trạng về giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc ảnh hưởng
đến sản xuất cây lúa.
Xác định được những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất lúa tại địa
phương. Đề xuất với địa phương một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế, đưa năng suất cây lúa nước lên

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và phân loại cây lúa
2.1.1. Nguồn gốc phân loại cây lúa trồng
Cây lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ cây lúa dại, được tiến hoá dần dần
từ chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Cây lúa trồng có từ lâu đời và gắn liền
với lịch sử phát triển của loài người nhất là vùng châu Á.
Nguồn gốc của cây lúa đã được tranh luận trong thời gian dài, thời gian và
địa điểm xác định cây lúa khó có thể tìm được. Qua các công trình nghiên cứu
của các tác giả ở nhiều nước như: Đinh Dĩnh (Trung Quốc), Sasato (Nhật Bản),

Đào Thế Tuấn (Việt Nam), Erughin (Liên Xô cũ) [2]…đã thấy rõ nguồn gốc của
cây lúa ở vùng đầm lầy Đông Nam Á có thể thuộc nhiều nước khác nhau. Từ
vùng nóng ẩm Đông Nam Á, cây lúa được lan tràn đi khắp nơi với sự xuất hiện
của nghề trồng lúa lâu đời trong lịch sử lâu đời của loài người, nông dân Châu Á
đã tích luỹ được những kinh nghiệm trồng lúa phong phú gắn liền với lịch sử các
dân tộc ở những vùng này.
2.1.2. Phân loại cây lúa trồng
Phân loại theo đặc điểm sinh học và quá trình tiến hoá
Lúa thuộc lớp hành hay lớp một lá mầm Liliopsida
Phân lớp hành Lilidae
Bộ lúa Poales hay Gramiles
Họ hoà thảo Poaceae hay Gramineae
Chi oryza có nhiều loài sống một năm hay nhiều năm, có tác giả chia thành 28
loài, có tác giả chia 23, 18, 19 loài…Trên cơ sở nghiên cứu nhân tế bào người ta
đã xác đinh 11 cặp nhiễm sắc thể (NST) khác nhau về kích thước và hình dạng
cũng như sự khác nhau về số lượng NST. Trong 23 loài chỉ có hai loài lúa trồng
còn lại là lúa dại và cỏ dại.
5


Hiện nay, thế giới có hai loài cây lúa trồng, cây lúa Oryza sativa thuần hoá
ở châu Á nên được gọi là lúa trồng châu Á. Cây lúa Oryza glaberrima được
thuần hoá ở châu Phi nên được gọi là lúa trồng châu Phi. Hai cây lúa này có đặc
điểm khác nhau về hình thái, cây lúa trồng châu Á có mặt lá và vỏ chấu ráp, có
lông tơ. Lá còn có lông tơ cứng ở hai rìa bên. Thìa lá của lúa trồng châu Á dài,
ngọn thìa lìa chẻ đôi và hai đầu chẻ đều nhọn. Lúa trồng châu Phi có mặt lá và
vỏ chấu không có lông tơ, không ráp, lá láng trơn, thìa lìa của cây lúa châu Phi
rất ngắn, đỉnh tròn hoặc tháp cụt. Bông lúa châu Phi cũng không có gié phụ, thể
hiện tính dã sinh hơn. Hiện nay thì tất cả các giống lúa trồng đều xuất phát từ
Oryza sativa.

Phân loại theo yêu cầu sinh thái của cây lúa: tất cả các dạng lúa trồng ngày
nay đều xuât phát từ Oryza sativa, đây là cây trồng trong điều kiện ruộng nước.
Trong quá trình sống và phát triển chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên và
chọn lọc nhân tạo…đã hình thành nên nhiều loài lúa phù hợp với hoàn cảnh sinh
thái khác nhau như: Lúa nước – lúa cạn, lúa xuân – lúa mùa, lúa sớm – lúa
muộn…
• Lúa nước và lúa cạn:
Cây lúa có nguồn gốc từ vùng đầm lầy, đây là loại hình đầu tiên. Do quá trình
phát triển do thay đổi về điều kiện đất đai và yêu cầu về lương thực của con
người, cây lúa đã phát triển nên những vùng đất cao hơn. Sống trong điều kiện
đó cây lúa có một số biến đổi để thích nghi với hoàn cảnh khô hạn. Bộ rễ lúa
nhiều hơn về số lượng, đường kính rễ to hơn, ăn sâu hơn, phần cương mô lớn
hơn…, bộ lá lúa cũng có những biến đổi, tầng cutin dày hơn. Dần dần qua nhiều
thế hệ đã hình thành nên nhóm lúa cạn, giữa lúa nước và lúa cạn tuy khác nhau
về yêu cầu đối với nước, khả năng chịu đựng khi thiếu nước khác nhau về một số
đặc điểm sinh thái, hình thái sinh lý…Do đặc điểm của hai nhóm giống này khác
nhau nên yêu cầu kĩ thuật cũng khác nhau.
Lúa nước gồm các loại hình lúa có tưới, lúa nổi, lúa nước sâu…Trên mặt
ruộng luôn luôn có một lớp nước che phủ.
Lúa cạn là lúa trồng trong mùa mưa trên chân đồi bãi không giữ nước,
được hình thành theo hướng thời gian sinh trưởng rút ngắn, gieo sớm và chịu
được hạn.
Lúa chịu hạn là một dạng lúa chịu được hạn có thể trồng trên các bãi hoặc
ruộng không chủ động nước hoặc sống bằng nước trời, nếu ruộng cạn lúa vẫn
sinh trưởng bình thường, nếu giữ được nước có thể thâm canh cho năng suất cao
hơn. Những giống lúa chịu hạn có thể gieo thẳng trên ruộng khô hoặc có thể gieo
mạ nhổ cấy trên ruộng nước.
• Lúa mùa, lúa chiêm, lúa xuân:
Lúa mùa: Được trồng trong mùa mưa, nhiệt độ cao, nắng nhiều, là loại hình
lúa đầu tiên.

6


Lúa chiêm: Do yêu cầu về lương thực người ta đã đem một số giống lúa trồng
vào vụ đông trên những chân ruộng trũng, hoá chiêm có thời gian sinh trưởng
dài, năng suất thấp.
Lúa xuân: do tiến bộ của khoa học kĩ thuật, người ta đã chọn những giống lúa
chịu rét, thời gian sinh trưởng ngắn để gieo trồng vào vụ xuân.
Phân loại theo phẩm chất hạt: Dựa vào tính chất cấu tạo của tinh bột là chủ
yếu. Mặt khác còn dựa vào đặc điểm, chất lượng, hình dạng, hàm lượng dinh
dưỡng của hạt gạo. Do vậy đã hình thành nên lúa nếp và lúa tẻ.
+ Lúa nếp – lúa tẻ:
Lúa tẻ là loại hình đầu tiên, sau đó theo yêu cầu của xã hội cần có những giống
lúa thơm, ngon, dẻo để phục vụ lễ hội, tết nên đã tạo lúa nếp. Lúa nếp dẻo hơn
và thơm hơn, mùi thơm là do este tạo nên.
2.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa là một trong những cây lương thực quan trọng đối với đời sống
của con người do vậy nó được trồng ở khắp nơi. Theo thống kê trên thế giới có
khoảng 115 nước trồng lúa (theo thống kê của FAO, 2013), phạm vi trồng tương
đối rộng có thể trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Tuy nhiên nó được trồng
tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á và chỉ có 50 quốc gia đạt sản lượng 100.000
tấn/năm. Những nước sản xuất lúa lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Thái
Lan, Việt Nam.[3]
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới năm 2009-2011
Năm
Diện tích
Năng Suất
Sảm Lượng
(nghìn ha)
(tấn/ha)

(triệu tấn)
2009
158291
4,09
634,38
2010
161662
4,38
641,09
2011
163142
4,38
659,80

(Nguồn: />
Lúa là một cây lương thực phổ biến đứng thứ hai về diện tích, năng suất
và sản lượng. Nên cây lúa rất được chú trọng phát triển ở nhiều nước trên thế
giới.
Theo bảng 2.1 cho thấy giai đoạn từ năm 2009-2011 diện tích đất trồng lúa
đều tăng qua các năm. Năm 2009 là 15829 nghìn ha đến năm 2011 là 163142
nghìn ha tăng 4851 nghìn ha. Do diện tích trồng lúa tăng nên năng suất và sản
lượng cũng tăng qua các năm. Năm 2009 năng suất lúa đạt 4,09 tấn/ha đến năm
2011 đạt 4,38 tấn/ha tăng 0,29 tấn/ha.
7


Theo dự báo của các nhà khoa học trên thế giới thì năng suất lúa bình
quân trên thế giới đã đạt gần mức tối đa và ít có biến động nhưng sản lượng lúa
trong tương lai sẽ giảm vì diện tích gieo trồng ngày càng bị thu hẹp, do tốc độ đo
thị hoá ngày càng nhanh, đất nông nghiệp một phần bị chuyển đổi thành đất xây

dựng khu công nghiệp, làm đường giao thông và các khu đô thị.
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất lúa ở một số khu vực trên thế giới năm 2011
Khu vực
Diện tích
Sản lượng
(nghìn ha)
(nghìn tấn)
Thế giới
Châu Á
Châu Âu
Châu Phi
Châu Mỹ

163.142
144.553
718
10.818
6972

724.198
655.502
4.343
26.061
37.554
(Nguồn: />
Qua bảng trên cho thấy:
Theo thống kê của tổng cục thống kê năm 2011: Diện tích canh tác lúa
toàn thế giới năm 2011 là 163142 nghìn tấn, sản lượng trung bình 724198 tấn.
Trong đó Châu Á là vùng đông dân cư và cũng là vùng có diện tích trồng lúa cao
nhất 144553 nghìn ha, sản lượng đạt 655502 nghìn tấn, kế đến là Châu Phi

10818 nghìn ha, Châu Mỹ có 6972 nghìn ha, Châu Âu có diện tích trồng lúa thấp
nhất 718 nghìn ha nhưng năng suất bình quân lại cao hơn các châu lục khác. Đầu
thập niên 90 sản lượng lương thực đã tăng 78-80%, có nước tăng gấp đôi nhờ
việc lai tạo được những giống mới cho năng suất cao và kỹ thuật thâm canh tiên
tiến. Tuy vậy việc thiếu lương thực ở một số nước vẫn xảy ra. Châu Phi là nước
có thời tiết khắc nghiệt rất hay gặp thiên tai, nội chiến xảy ra thường xuyên, sản
lượng lương thực bình quân đầu người ở Châu lục này thấp.
Thế kỷ 21 với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, một số nước có
nền nông nghiệp lạc hậu, thiếu đói triền miên, nay đã vươn lên trở thành nước
xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó tình hình sản xuất lúa trên
thế giới chưa hẳn đã đồng đều giữa các châu lục, các quốc gia, rất nhiều nước do
nền khoa học chưa phát triển, điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên năng suất
sản lượng lúa chưa cao.
Những nước đứng đầu thế giới về sản lượng lúa được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Sản lượng lúa của 9 nước đứng đầu Thế giới năm 2012
STT
Tên nước
Sản lượng
(nghìn tấn)
01
In-đô-nê-xi-a
69045
02
Việt Nam
43738
8


03
04

05
06
07
08
09

Thái Lan
Mi-an-ma
Phi-li-pin
Cam-pu-chia
Lào
Ma-lai-xi-a
Bru-nây

37800
33000
18032
9291
3489
2750
1
(Nguồn: />
Bảng số liệu 2.3 trên cho thấy là In-đô-nê-xi-a nước có sản lượng lúa lớn
nhất thế giới với 69045 nghìn tấn, đứng ngay sau là Việt Nam với 43738 nghìn
tấn, tiếp đến là Thái Lan 37800 nghìn tấn, Mi-an-ma 33000 nghìn tấn, Bru-nây 1
nghìn tấn.
2.3. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam là nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng lúa
nước, là nước có khí hậu gió mùa rất thích hợp với sự phát triển của cây lúa, trải
quan hơn bốn nghìn năm lịch sử, sự phát triển của cây lúa luôn gắn liền với sự

phát triển của dân tộc. Việt Nam có những kinh nghiệm quý báu của ông cha để
lại cùng với sự thông minh, năng động, sáng tạo, cần cù, tích cực lao động của
nông dân, tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa, cho đến nay
ở nước ta diện tích, năng suất, sản lượng lúa đã được nâng lên. Từ một nước có
nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất không đủ cung cấp trong nước, hàng năm phải
nhập khẩu gạo của nước ngoài, đến nay Việt Nam đã trở thành một nước xuất
khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới.
Diện tích trồng lúa của nước ta từ 2009 - 2013 thay đổi không đáng kể,
nhưng sản lượng lại tăng một cách nhanh chóng, từ 38950,2 nghìn tấn năm 2009
lên đến 44076,1 nghìn tấn năm 2013. Tuy nhiên những năm gần đây diện tích
canh tác có hướng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số.
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Năm
(nghìn ha)
(tạ/ha)
(nghìn tấn)
2009
7437,4
52,4
38950,2
2010
7489,4
53,4
40005,6
2011

7655,4


55,4

42398,5

2012
7761,2
56,4
43737,8
2013
7899,4
55,8
44076,1
Bảng 2.3: Sản lượng lúa của 9 nước đúng đầu thế giới năm 2012
(Nguồn: [3]

Có được kết quả trên là do Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách phù hợp tác động đến nông nghiệp, tạo đà cho sự phát triển khoa học
công nghệ, trình độ canh tác của nông dân không ngừng nâng lên.
9


Sự tăng trưởng về năng suất sản lượng lúa là thành quả của những nỗ lực
tổng hợp của cả nước trong việc tìm kiếm những giải pháp đẩy mạnh phát triển
kinh tế và các biện pháp đổi mới của Đảng và Nhà nước, công tác cải thiện giống
lúa đóng vai trò quan trọng sau đó sự thay đổi cơ cấu mùa vụ, hệ thống thuỷ lợi
tưới tiêu, cải tạo hợp lý, cải tạo đất phèn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Mở rộng diện tích gieo trồng giống lúa lai, lúa
thuần có năng suất cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp đã
góp phần chủ yếu làm tăng năng suất lúa với tốc độ cao và trở thành yếu tố cơ
bản đưa năng suất lúa tăng khá nhanh.

Công tác giống luôn được chú trọng, những năm gần đây nhờ chính sách
mở cửa, một số giống lúa quốc tế IRRI và một số nước khác đặc biệt là nhập nội
giống lúa của Trung Quốc đã góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lúa ở
nước ta.
Công tác nghiên cứu lai tạo giống mới có khả năng thích nghi và chống
chịu tốt với mọi điệu kiện khí hậu, trên cơ sở đó điều chỉnh thời vụ, tăng vụ, tăng
diện tích phù hợp với cơ cấu cây trồng, thâm canh xen canh đã tạo ra một số cơ
cấu mùa vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, trong đó cây lúa là trung tâm. Ứng dụng
hệ thống kỹ thuật canh tác trong việc bón phân, bảo vệ thực vật, kỹ thuật gieo
trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Phát triển công nghệ sau thu hoạch, nâng cao
công nghệ chế biến, tăng chất lượng và giá trị xuất khẩu, đổi mới chính sách sản
xuất lưu thông tạo ra động lực giải phóng lực lượng sản xuất.
Sau một chặng đường dài không ngừng đổi mới, nền nông nghiệp sản xuất
lúa gạo nước ta đã đạt được thành tựu đáng kể, từ một nước phải nhập khẩu gạo
đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới đó là niềm tự hào to
lớn của dân tộc Việt Nam.
2.4. Đặc điểm cấu tạo các bộ phận cây lúa
2.4.1. Rễ lúa
Rễ lúa phát triển từ phôi gọi là rễ nguyên thủy (hay còn gọi là rễ mộng hay
rễ mầm) chỉ có 1 chiếc duy nhất. Rễ mộng có tác dụng hút nước trong thời gian
đầu để cung cấp cho mầm phát triển, sau một thời gian ngắn (khoảng một tháng)
sẽ chết đi và được thay thế bằng các lớp rễ phụ (còn gọi là rễ bất định, rễ chân
kiềng)
Là bộ rễ hút chất dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây lúa sau này. Giai đoạn đầu, bộ rễ này được phát triển từ những đốt ở
dưới thấp (dưới mặt đất) và bộ rễ được chia thành 2 lớp: lớp rễ mặt ở phía trên
và lớp rễ thường ở sâu hơn. Ở những giai đoạn phát triển về sau của cây lúa,
những đốt ở phía trên cũng bắt đầu sinh rễ và phát triển theo chiều ngang tạo
thành lớp rễ trên bề mặt. Những mắt đầu chỉ ra được trên dưới 5 rễ, nhưng những
mắt sau có thể đạt 5-20 rễ và tập hợp các hớp rễ tạo thành bộ rễ chùm. Bộ rễ lúa

có thể đạt tới 500-800 cái và tổng chiều dài rễ ở thời kỳ trỗ bông có thể đạt đạt
tới 168m. Bộ rễ lúa phân bố ở lớp đất 0-20cm là chính, trong đó phần lớn ở tầng
10


mặt 0-10cm. Ở lớp đất sâu trên 20cm cũng có rễ phân bố nhưng không đáng kể.
Những rễ già hoặc những phần già của rễ có màu nâu, còn những rễ mới hoặc
những phần non của rễ có màu trắng.
2.4.2. Thân cây lúa và sự tạo lóng
Sự phát triển của thân và các lóng cây lúa liên quan mật thiết đến sự phát
triển của lá lúa. Số lá trên thân lúa là bao nhiêu thì số lóng trên thân cây lúa là
tương đương và ngược lại. Mỗi một lóng được ngăn cách bởi đốt thân. Mỗi lóng
thân có phần bên trong rỗng, còn phần vỏ lóng thân bao gồm rất nhiều các bó
mạch hình ô van tròn với chức năng lưu dẫn nước và các chất dinh dưỡng khác
để nuôi và điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
Người ta gọi lóng trên cùng sát với bông lúa là lóng thứ nhất. Và các lóng
tiếp theo được tính theo thứ tự: 2, 3, 4… cho đến lóng cuối cùng sát nằm sát
phần gốc rễ cây lúa. Độ dài các lóng thân lúa cũng giảm dần theo thứ tự trên.
Tính đến lúc thu hoạch trên thân cây lúa thường có từ 4 – 6 lóng dài (trên 1 cm).
Các lóng càng dài thì cây lúa càng dễ đổ rạp trên mặt đất, các lóng ngắn thì cây
lúa thấp lùn và bộ lá phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Độ dài của lóng thân lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm của
giống, mật độ cấy, khí hậu thời tiết, lượng phân bón (đặc biệt là lượng đạm), chế
độ chăm sóc… Vì vậy áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ để điều chỉnh sự
phát triển của cây lúa nói chung và các lóng, thân lúa nói riêng là vấn đề quan
trọng trong sản xuất lúa, góp phần nâng cao năng suất cây lúa.
2.4.3. Lá lúa
Lá lúa được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Lá đầu tiên khi hạt nảy mầm
hình thành là lá không hoàn toàn (không có phiến lá) còn gọi là bao mầm, người
ta không tính lá này. Lá mọc tiếp theo đó được tính là lá thật đầu tiên. Quá trình

hình thành của lá qua 4 thời kỳ nhỏ (hay còn gọi là bước):
a) Mầm lá phân hoá, b) Hình thành phiến lá, c) Hình thành bẹ lá, d) Lá xuất hiện.
Một lá của cây lúa bao gồm đầy đủ các chi tiết: bẹ lá, cổ lá, gốc bản lá,
thìa lía, tai lá, phiến lá (gồm các gân lá song song). Các lá cỏ dại cũng có cổ lá
nhưng chỉ có thể có hoặc thìa lìa hoặc tai lá, hoặc không có gì cả.
Các lá trên cây lúa phát triển liên tục từ dưới gốc lên trên, mỗi lá phát triển
cách nhau một bước. Lá cuối cùng mọc ra gọi là lá đòng. Một giống lúa bao giờ
cũng có một số lá nhất định đã được định trong phôi và là đặc điểm của giống.
Tuy nhiên với cùng một giống lúa nhất định có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổng
số lá như: khí hậu, thời tiết, biện pháp bón phân, kỹ thăm chăm sóc, thời vụ
cấy… Ở nước ta nhóm giống lúa ngắn ngày thường có 12-15 lá, nhóm trung
ngày có 16-18 lá, nhóm dài ngày có 20-2 lá. Thông thường trên cây lúa có
khoảng 5-6 lá xanh cùng hoạt động, sau giai đoạn hoạt động thì các lá dưới gốc
chuyển vàng rồi chết đi, các lá mới lại tiếp tục hoạt động.
2.5. Yêu cầu sinh thái của cây lúa
11


2.5.1. Điều kiện đất đai, địa hình
Đối với lúa nước: ở Việt Nam lúa được gieo cấy ở hầu hết các nhóm và
các loại đất biến động theo thứ tự sau: Đất phù sa, đất mặn, đất phèn, đất mới
biển đổi, đất cát biển, đất xám, đất đỏ. Nhưng muốn lúa có năng suất cao đất
trồng cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
* Địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng.
* Hàm lượng dinh dưỡng N,P,K tổng số khá.
* Độ pH từ 4,5 đến 7.
* Độ mặn < 0,5% tổng số muối tan.
Đối với lúa cạn: Ngoài các chỉ tiêu pH, tổng số muối tan có yêu cầu như cây lúa
nước. Lúa cạn (gieo thẳng) cần đất nhẹ hơn, đất có thành phần cơ giới từ thịt
trung bình đến thịt nhẹ. Đất có độ dốc <50.

2.5.2. Lượng mưa
Lúa yêu cầu nhiều nước hơn các cây trồng khác. Lượng mưa cần thiết cho
cây lúa trung bình từ 6-7mm/ngày trong mùa mưa, 8-9mm/ngày trong mùa khô.
Một tháng cây lúa cần khoảng 200 mm nước. Sự thiếu hụt hay thừa nước đều
ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
2.5.3. Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa trên 2 mặt: Cường độ ánh sáng ảnh
hưởng đến quang hợp, số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự phát triển,
ra hoa, kết quả của lúa sớm hay muộn. Cường độ ánh sáng thuận lợi cho lúa từ
250-400 calo/cm2/ngày.
2.5.4. Nhiệt độ
Nhiệt độ làm lúa sinh trưởng nhanh hay chậm, phát dục tốt hay xấu. Lúa
sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ 25-280C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 170C sinh
trưởng của lúa chậm lại, nếu thấp hơn 130C thì lúa ngừng sinh trưởng, nếu nhiệt
độ thấp kéo dài nhiều ngày lúa có thể chết. Nhiệt độ cao, trong phạm vi từ 28350C thì lúa sinh trưởng nhanh nhưng chất lượng kém. Nhiệt độ >400C cây lúa
sinh trưởng nhanh nhưng tình trạng sinh trưởng xấu, nếu kéo theo gió lào, ẩm độ
không khí thấp thì cây chết. Mức độ ảnh hưởng nhiệt độ cao hay thấp, mạnh hay
yếu là tuỳ thuộc vào giống lúa giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lúa. Nhiệt độ
thích hợp cho lúa nảy mầm là 28-320C, trổ bông, phơi mau yêu cầu nhiệt độ 20380C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến ra hoa kết quả sớm hay muộn của lúa. Một số
giống lúa mẫn cảm với nhiệt độ, khi tích luỹ đủ một số nhiệt nhất định (tổng tích
ôn) trong đời sống của mình thì sẽ ra hoa kết quả. Tổng tích ôn của giống ngắn
ngày là 2.000-2.5000C, giống dài ngày là 3.000-3.5000C.

12


PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Nội dung
3.1.1.1. Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Eadrơng, huyện Cư

M’gar, tỉnh Đắk Lắk
* Điều kiện tự nhiên: Điều tra các chỉ tiêu:
- Đất đai
- Khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa ở xã Eadrơng.
* Điều kiện xã hội:
- Dân số
- Giao thông
- Thị trường và sự giàu nghèo của nông dân
3.1.1.2. Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại xã Eadrơng, huyện Cư M’gar, tỉnh
Đắk Lắk
- Kế hoạch sản xuất nông nghiệp chung của xã Eadrơng, huyện Cư M’gar, tỉnh
Đắk Lắk.
- Tình hình sản xuất lúa nước của xã Eadrơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
năm 2013.
- Cơ cấu mùa vụ của xã Eadrơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk năm 2013.
- Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu bệnh hại của xã
Eadrơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
- Tình hình sâu bệnh hại (những loại sâu bệnh hại chính trên cây lúa).
- Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa tại xã.
- Đề xuất một số biện pháp khác phục những khó khăn gặp phải của địa phương
trong việc sản xuất lúa.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề này:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
lúa.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Xã Edrơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk.
- Thời gian điều tra đánh giá: Từ tháng 07/04/2014- 30/05/2014
3.5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu thứ cấp tại các cơ quan chức năng về điều kiện tự nhiên, kinh

tế - xã hội và tình hình sản xuất lúa tại xã Eadrơng, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đắk
Lắk.
- Tổng hợp phân tích số liệu và viết báo cáo .

13


PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên của xã Edrơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
4.1.1. Vị trí địa lý

14


Hình 4.1: Vị trí xã Eadrơng, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đắk Lắk
Xã Eadrơng nằm ở phía Ðông Nam huyện Cư M’gar cách thành phố Buôn Ma Thuột
20 km về hướng Đông Bắc, có vị trí tiếp giáp các vùng như sau:
 Phía bắc giáp xã Ea tul, Thành phố Buôn Ma Thuột, Ðắk Lắk;
 Phía nam giáp xã Cuôr Đăng, CưM’gar, Đắk Lắk;
 Phía đông giáp xã Cư Bao, Krông Buk, Ðăk Lăk;
 Phía tây giáp huyện Krông Buk, Ðắk Lắk.

4.1.2. Địa hình và đất đai
Đặc điểm địa hình bằng phẳng, có hệ thống suối trải đều khắp địa bàn. Có
xu hướng thấp dần từ đông sang tây, độ dốc trung bình từ 3- 150.
Có 04 loại đất chính:
 Đất đỏ trên đá Bazan;
 Đất rốc tụ thung lũng;
 Đất nâu sẫm trên đá bọt;
 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá Bazan.

15


4.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết, khí hậu
Xã Eadrơng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng do sự nâng
lên của địa hình nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế độ khí nhiệt đới gió mùa
cao nguyên, với nền nhiệt tương đối cao đều trong năm, biên độ nhiệt giữa ngày
và đêm lớn.
Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
4.1.3.1. Nhiệt độ
 Nhiệt độ trung bình: 23,50C
 Nhiệt độ trung bình cao nhất: 26,50C
 Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 190C
 Biên độ nhiệt ngày và đêm: 9- 120C
4.1.3.2. Lượng mưa
 Lượng mưa hàng năm trung bình: 1800- 1900mm
 Tháng có lượng mưa cao nhất: tháng 8
 Tháng có lượng mưa thấp nhất: tháng 1
4.1.3.3. Độ ẩm
 Độ ẩm không khí trung bình: 82%
 Độ ẩm không khí cao nhất: 90%
 Độ ẩm không khí thấp nhất: 57%

4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Edrơng - huyện Cư M’gar - tỉnh Đắk
Lắk
4.2.1. Dân tộc, dân số, lao động
Theo số liệu thống kê dân số toàn xã đến tháng 4 năm 2013 có tổng số hộ
là 2.816 hộ gồm có 13.445 nhân khẩu, được phân bố ở 14 thôn buôn hành chính.
Đơn vị hành chính gồm: 07 Thôn, 07 Buôn

01- Thôn Tân Phú
02- Thôn An Phú
03- Thôn Phú Phong
04- Thôn Phú Thành
05- Thôn Nam Kỳ
06- Thôn Đoàn Kết
07- Thôn Tân Sơn

08- Buôn Gram B
09- Buôn Buôn Hô
10- Buôn Tah
11- Buôn Yông
12- Buôn Kroa A
13- Buôn Tah A
14- Buôn Jông B

16


Có các dân tộc anh em cùng chung sống gồm: Kinh, Êđê, Mường và một
số dân tộc khác. Người dân có bản chất thật thà, cần cù lao động, ham học hỏi
những kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng vào trong sản xuất lúa. Xã Eadrơng
luôn dẫn đầu trong các phong trào thi đua, đạt danh hiệu tiên tiến hàng năm của
huyện CưM’gar.
Kinh tế, văn hoá xã hội luôn được phát triển, đời sống nhân dân từng bước
được nâng lên. Sau đây là bảng cơ cấu dân số, dân tộc, lao động năm 2013

Bảng 4.1: Tình hình dân số,dân tộc và lao động xã Eadrơng năm 2013
STT
Chỉ tiêu

Đơn vị tính
Số lượng
Cơ cấu (%)
01
Số hộ
Hộ
2.816
100
Nhân khẩu
Người
13.445
Trong đó:
02
Dân tộc kinh
Người
3.965
29,4
Dân tộc ê đê
Người
9.480
70,5
Dân tộc khác
Người
12
0,09
03
Số độ tuổi từ 1- 18
Người
3.125
Trong đó:

Nam
Nam
1.515
48,4
Nữ
Nam
1.700
51,6
Nhân khẩu
Người
13.445
Nhân khẩu nông
Người
9.411
70
04
nghiệp
Nhân khẩu phi nông
Người
4.034
30
nghiệp
Lao động
Người
10.320
05

Lao động nông
nghiệp
Lao động phi nông

nghiệp

Người
Người

7.740
2.580

75
25

(Nguồn UBND xã Eadrơng năm 2013)

Từ bảng 4.1 cho thấy xã Eadrơng có 13.445 nhân khẩu, trong đó nằm
trong lĩnh vực nông nghiệp có 9.411 người chiếm 70% so với nhân khẩu chung
của toàn xã. Lao động của thị trấn là 10.320 người, trong đó lao động nông
nghiệp là 7.740 người chiếm 75% tổng số lao động của toàn xã. Đây là nguồn


lao động dồi dào trong việc phát triển sản suất nông nghiệp, tăng năng suất và
sản lượng cây trồng.
4.2.2. Đặc điểm kinh tế
Dưới sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tuyên truyền vận
động của các đoàn thể, sự đồng tình hưởng ứng tích cực của đông đảo quần
chúng nhân dân, nền nông nghiệp của xã Eadrơng đã có sự thay đổi, nông dân đã
áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, nhất là sau đại hội
Đảng lần thứ X về đổi mới quản lý nông nghiệp được nhà nước đầu tư xây dựng
các công trình cơ sở hạ tầng, hệ tống thuỷ lợi từng bước được bê tông hoá, hỗ trợ
máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp: năng suất lúa tương đối ổn định, đảm bảo

cung cấp đủ lương thực cho người dân trong địa bàn xã Eadrơng.
Ngành chăn nuôi: cũng khá phát triển, tạo thành nguồn thu nhập đáng kể
đối với người dân nơi đây. Bà con đã từng bước áp dụng các biện pháp khoa học
kỹ thuật vào chăn nuôi như nuôi lợn siêu nạc, nhiều hộ tiến hành gây giống lợn
nái tạo nguồn cung cấp lợn giống đáp ứng nhu cầu thị trường. Một số hộ đã bắt
đầu chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô tương đối lớn cho năng suất cao
góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân. Bên cạnh đó công tác thú y cũng được
coi trọng nên đã phần nào hạn chế được dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: ở xã chưa thật sự phát triển. Mới chỉ
có một số xưởng chế biến gỗ nhưng quy mô không lớn.
Dịch vụ: còn chưa phát triển do đặc điểm vị trí của xã còn cách xa trung
tâm huyện và thành phố.
Về cơ sở hạ tầng: Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng
và nhà nước, xã Eadrơng đã xây dựng và tu sửa các công trình công cộng như
điện, trường, trạm xá.
Điện sáng: Tính tới nay toàn xã có 3 trạm biến áp và 90% số hộ được sử
sụng điện lưới.
Về thủy lợi: Xã Eadrơng có một trạm thủy lợi ở thôn Phong Phú, góp phần
chủ động trong việc cung cấp nước tưới trên địa bàn. Hệ thống mương dẫn nước
hàng năm được tu sửa và dần từng bước bê tông hóa.
Về quốc phòng, an ninh: Địa phương đã quán triệt và thực hiện có hiệu
quả các nghị quyết của Trung ương, Tỉnh, Thành phố về nhiệm vụ Quốc phòng
an ninh. Nhất là nghị quyết TW8 khóa IX về chiến lược “ Bảo vệ tổ quốc trong
tình hình mới”. Trong năm qua công tác quân sự địa phương đều hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ, thường xuyên duy trì chế độ trực sẵn sàng nhận nhiệm vụ, hoàn
thành 100% huấn luyện cho dân quân tại địa phương đáp ứng yêu cầu trong
công tác quốc phòng.
Từ các đặc điểm trên nhìn chung cho thấy các yếu tố khí hậu xã Eadrơng
thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây lúa nước.



+ Nhiệt độ: xã Eadrơng có nguồn nhiệt dồi dào có nhiệt độ cao nhất
29,5 C, nhiệt độ thấp nhất 190C và nhiệt độ trung bình năm 23,50C như vậy trong
phạm vi nhiệt độ này thì thích hợp cho cây lúa nước sinh trưởng và phát triển.
+ Độ ẩm không khí có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cây
trồng nói chung và cây lúa nước nói riêng. Độ ẩm không khí quá cao thì ảnh
hưởng đến sự thoát hơi nước của cây gặp khó khăn, độ mở của khí khổng bị thu
hẹp lại, lượng CO2 xâm nhập vào cây giảm. Độ ẩm không khí cao làm cho các
loại sâu bệnh gây hại cây trồng phát triển mạnh, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất, chất lượng của sản phẩm. Độ ẩm không khí thấp kèm theo nhiệt độ cao làm
cho cây thoát hơi nước nhiều, dẫn đến cây bị hạn thiếu nước khi đó phấn và nhụy
hoa dễ bị chết, tỉ lệ hạt lép cao. Để cho cây lúa có năng suất cao và chất lượng
sản phẩm tốt thì cần phải sắp xếp cơ cấu cây trồng thích hợp và yêu cầu độ ẩm
của cây trồng hợp lí.
+ Với độ ẩm trung bình 82% thì cho thấy độ ẩm không khí ở xã Eadrơng
thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cua cây trồng nói chung và cây lúa nói
riêng.
+ Lượng mưa : Chế độ mưa của xã Eadrơng thì mùa mưa bắt đầu từ tháng
từ tháng 5 đến hết tháng 11, mưa cực đại tập trung từ tháng 9-11 tập trung 8090% lượng mưa hàng năm. Nhìn chung, chế độ mưa ở xã Eadrơng thích hợp với
các loại cây công nghiệp dài ngày như : cao su, cà phê… còn cây lúa nước thì
không được thuận lợi vì những tháng mưa nhiều như những tháng mưa tập trung
9-11 sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm đất và gieo trồng lúa ở vụ Đông xuân, ảnh
hưởng đến thu hoạch và bảo quản vụ Hè thu. Với lượng mưa trung bình
1900mm/năm của xã thì cây lúa phát triển tương đối. Những tháng mùa khô
lượng mưa thấp nhưng lượng bốc hơi mạnh lam cho đất đai bị khô hạn nên hệ
thống tưới nước không đảm bảo đủ nhu cầu nước cho cây thì cây dễ bị chết khô,
ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây lúa.
+ Với những lợi thế là đất đai màu mỡ, nằm trong vùng thấp nên khí hậu
ôn hòa hơn nhiều địa phương khác, chế độ nhiệt quanh năm nơi đây phong phú,
có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao: ban ngày nhiệt độ và ánh sáng thích hợp,

cây lúa tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ, ban đêm nhiệt độ thấp kéo theo quá
trình hô hấp giảm, năng lượng giải phóng vừa đủ cho cây sử dụng tổng hợp dinh
dưỡng, hạn chế quá trình hô hấp vô hiệu nên năng suất lúa cao.
+ Bà con có truyền thống sản xuất lúa nước và kinh nghiệm canh tác rất
tốt, tiếp thu và áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+ Nguồn lao động dồi dào để phát triển ngành lúa nước.
Bên cạnh những thuận lợi trên, sản xuất lúa nước vẫn còn gặp một số khó khăn
nhất định vì diện tích canh tác lúa nước của bà con còn nhỏ lẻ, đất đai ít bằng
phẳng, trình độ canh tác theo tập quán, không đồng đều giữa các hộ, giữa các
vùng, chủ yếu sản xuất các giống lúa thuần kháng sâu bệnh thấp nên chưa khai
thác được tiềm năng kinh tế của vùng. Bên cạnh đó vụ Hè thu xã rơi vào mùa
0


mưa, ẩm độ không khí cao, tạo điều kiện cho một số các loại sâu bệnh phát sinh
gây hại, nguy hiểm nhất là bệnh đạo ôn, đốm sọc vi khuẩn, khô vằn...
4.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Edrơng, huyện Cư M’gar, tỉnh
Đắk Lắk
4.3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Edrơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk
Lắk
Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Eadrơng đã phản ánh về trình độ, tập
quán, khả năng sử dụng đất của người dân địa phương, phản ánh về nền kinh tế
và đời sống và những tiềm năng chưa được khai thác. Muốn thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng thì việc
đầu tiên cần phải làm là đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai của địa phương
mình.
Kết quả điều tra sử dụng đất đai của xã Eadrơng năm 2013 thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Eadrơng 2013
TT
1


2
3

Loại đất
Tổng diện tích đất tự nhiên
Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm
+ Đất trồng cây lúa
+ Đất trồng cây khác
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất lâm nghiệp
+ Đất rừng tự nhiên
+ Đất rừng trồng
Đất ao, hồ

Diện tích (ha)
6952
6.256
586
214
372
5670
17
0
17
108

Cơ cấu (%)
100

9.4
36.5
63.5
90.6
100
0
100
100

(Nguồn: UBND xã Eadrơng năm 2013)

Từ bảng 4.2 cho chúng ta thấy :
- Diện tích đất tự nhiên là 6.952 ha, là một xã nhỏ mặc dù vậy diện tích đất dành
cho sản xuất nông nghiệp là tương đối nhiều (6.256ha) chiếm 89.9% tổng diện
tích đất tự nhiên của xã.Trên địa bàn xã có nhiều con suối lớn chảy qua nên rất
thuận lợi đối với việc cung cấp nước tưới cho cây lúa trồng tại xã Eadrơng.
- Diện tích đất cây hàng năm là 586 ha chiếm 9.4% diện tích đất nông nghiệp
chủ yếu là trồng lúa, bắp, khoai,sắn.
- Diện tích đất cây lâu năm chiếm 90,6% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là
trồng cây cà phê, cây cao su, cây tiêu, cây điều.
4.3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp trong những năm qua
Nhằm so sánh, đáng giá tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Eadrơng để
tìm ra những tiềm năng, thế mạnh của xã về sản xuất nông nghiệp trong những
năm tới. Xác định hướng đi đúng trong quá trình quy hoạch sản xuất các năm
tiếp theo. Tôi tiến hành điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp của cả xã từ năm
2012 đến 2013 và thu được kết quả thể hiện ở bảng sau :
Bảng 4.3: Diện tích, sản lượng các loại cây trồng của xã Eadrơng năm 2012
và 2013



Năm
Loại cây
trồng
Lúa
+ Lúa nước Đông Xuân
+ Lúa nước Hè Thu
+ Lúa cạn
Ngô
Rau xanh các loại
Khoai lang, sắn

2012
Diện
tích
(ha)
108
38
60
10
10
15
5

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lượng
(tấn)


2013
Diện
tích
(ha)

5.5
5.5
5
24
100
300

214.5
330
50
240
150
240

39
60
50
10
10
0

Năng
suất
(tạ/ha)


Sản
lượng
(tấn)

5
5
5
50
100
0

195
445
250
500
500
0

(Nguồn: UBND xã Eadrơng năm 2013)

Từ bảng 4.3 cho thấy diện tích trồng lúa lớn nhất trong các loại cây trồng
chính của xã. Qua đó cho thấy cây lúa có vai trò quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp của xã. Trong những năm gần đây, diện tích trồng lúa đều tăng qua các
năm (diện tích lúa Đông Xuân năm 2012 là 38 ha, đến năm 2013 là 39 ha, tăng
hơn năm 2012 là 1ha. Diện tích lúa cạn năm 2012 là 10 ha, đến năm 2013 là 50
ha, tăng hơn năm 2012 là 40 ha).
Về năng suất và sản lượng lúa trong những năm gần đây tăng nhưng
không ổn định, năng suất lúa Đông Xuân năm 2012 đạt 5.5 tạ/ha đến năm 2013
năng suất lúa giảm xuống và đạt 5 tạ/ha. Nhưng ở lúa Hè Thu và lúa cạn thì năng

suất và sản lượng tăng mạnh, năng suất lúa Hè Thu tăng 0,5 tạ/ha so với năm
2013. Về sản lượng lúa Hè Thu tăng 115 tấn, lúa cạn tăng 200 tấn do với năm
2012. Nguyên nhân năng suât lúa tăng là do điều kiện thời tiết trong năm 2013
có những thay đổi, khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của cây lúa, do
trình độ canh tác của người dân được nâng cao, người dân áp dụng các biện pháp
kỹ thuật vào trồng lúa, sử dụng các giống lúa thuần, giống lúa nhập nội...
Cây ngô cung là một trong số những cây trồng chính của địa phương.Qua
kết quả điều tra cho thấy diện tích trồng ngô trong những năm gần đây tương đối
ổn định, năm 2012 diện tích đất trồng ngô là 10 ha, năm 2013 là 10 ha. Về năng
suất và sản lượng ngô tăng 26 tạ/ha. Sở dĩ năng suất ngô của địa phương tăng là
do người nông dân đã sử dụng giống ngô lai cho năng suất cao vào trong sản
suất thay thế cho giống ngô thuần, họ đã chú trọng việc đầu tư phân bón cho ngô.
Phương hướng phát triển cây lúa nước và cây ngô cần phải được phát triển
hơn nữa đồng thời phải áp dụng các tiến bộ khoá học kỹ thuật vào trong sản
xuất, khai thác hết tiềm năng đất đai và chuyển đổi cơ cấu cây trồng có năng suất
cao, phẩm chất tốt và có giá trị kinh tế phù hợp với yêu cầu sản suất hàng hoá
của vùng. Đầu tư năng cấp kênh mương nội đồng để đảm bảo cung cấp đủ nước
tưới phục vụ sản suất, đối với diện tích đất thiếu nước phải chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, sử dụng các loại giống cây rau màu để nâng cao hệ số sử dụng đất.
Tăng cường công tác khuyến nông, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh kịp
thời, đảm bảo năng suất cây trồng tăng qua các năm. Bên cạnh đó cũng cần phải


đẩy mạnh ngành chăn nuôi, phát triển tổng đàn đại gia súc và các vật nuôi có gía
trị kinh tế như trâu, bò, lợn, gà … chú trọng công tác thú y để đảm bảo đàn gia
súc, gia cầm. Có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện có dịch bệnh xảy ra trên
địa bàn xã.
4.3.3. Cơ cấu giống, mùa vụ lúa nước của xã Edrơng, huyện Cư M’gar, tỉnh
Đắk Lắk
Giống và mùa vụ là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng

và chất lượng của tất cả các loại cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Trong
những năm gần đây việc thay đổi cơ cấu giống lúa giống lúa đã được chú trọng,
các giống lúa mới, giống lúa nhập nội, giống lúa thuần vào trong sản xuất. Từ
khi đưa các giống lúa mới vào gieo trồng thì năng suất sản lượng đã tăng lên,
đây là một trong những nhân tố góp phần giúp người nông dân tăng thu nhập,
xoá đói, giảm nghèo. Những năm trước đây người nông dân trồng lúa ở xã chỉ sử
dụng giống lúa cũ vào trong sản xuất, mặc dù giống lúa cũ có đặc điểm chống
chịu sâu bệnh và chịu hạn nhưng năng suất không cao. Trong những năm gần
đây người nông dân đã đưa giống lúa mới cho năng suất cao vào trong sản suất.
Bảng 4.4: Cơ cấu diện tích giống lúa của xã Eadrơng qua 2 năm (2012 - 2013)

Giống lúa
1. Vụ Xuân
Khang dân18
Syn 6
VL 20
Bio404
2. Vụ Hè
Khang dân18
Nhị ưu 838

Năm 2012
Cơ cấu (%)
100
57,3
16,0
13,3
13,3
100
74,2

7,5

Năm 2013
Cơ cấu (%)
100
52,9
18,6
15,7
12,86
100
70,91
9,09

N46

18,3

20
(Nguồn UBND Xã Eadrơng năm 2013)

Qua bảng số liệu trên cho thấy cơ cấu giống lúa về cơ bản trong 2 năm
qua ít có sự thay đổi, các giống lúa lai được sử dụng tăng dần qua các năm
nhưng diện tích tăng không đáng kể. Vụ xuân tỷ lệ lúa lai được trồng nhiều hơn
vụ mùa. Giống lúa Khang Dân 18 là giống thuần ưu thế chủ yếu vì giống này ít
bị sâu bệnh, dễ chăm sóc năng suất cũng tương đối cao. N46 (hương thơm) cũng
là giống lúa thuần tuy năng suất sấp nhưng chất lượng gạo thơm ngon, nên vẫn
được nông dân duy trì ổn định diện tích để đáp ứng sinh hoạt trong gia đình và
chuyển thành hàng hoá.
Giống lúa lai được trồng phổ biến ở cả 2 vụ tuy nhiên năng suất chưa cao
so với tiềm năng năng suất của nó. Vì vậy cần đầu tư cung cấp kiến thức khoa

học kỹ thuật để năng suất lúa cao hơn nữa. Trong năm tới xã cần tổ chức nhiều
hơn nữa các đợt chuyển giao KHKT đưa các giống lúa mới có năng suất cao


hơn, chất lượng gạo thơm ngon, giá trị kinh tế cao hơn vào sản suất ở địa
phương.
4.3.4. Tình hình sử dụng phân bón cho cây lúa trong những năm qua ở xã
Edrơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
Trong sản xuất lúa để thu được năng suất và sản lượng cao thì ngoài các
yếu tố thời vụ, giống, nước tưới thì còn cần tới phân bón. Thiếu phân bón cây
sinh trưởng kém, năng suất và sản lượng sẽ giảm. Phân bón cung cấp nguồn dinh
dưỡng khoáng cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, để thu được năng
suất và sản lượng cao trong sản xuất lúa cần phải cung cấp đủ phân bón và nước
trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa.
Hiểu được vai trò rất lớn của phân bón đối với cây lúa, bà con nông dân
trồng lúa xã Eadrơng trong những năm gần đây cũng đã chú trọng hơn trong việc
đầu tư phân bón cho cây lúa.
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng phân bón cho cây lúa trong những năm qua ở
xã Eadrơng
ĐVT: kg/ha
2012

Phân hữu cơ

Vụ Đông
Xuân
4000

2700


2013
Vụ Đông
Vụ Hè Thu
Xuân
4000
3500

Phân đạm

150

135

162

140

Phân lân NPK

324

297

350

300

Phân kali

40,5


48,6

81,0

67,5

Loại phân

Vụ Hè Thu

(Nguồn: UBND xã Eadrơng năm 2013)

Qua bảng 4.5 cho thấy lượng phân bón đều tăng qua các năm, bà con
sử dụng chủ yếu là phân đa lượng N, P, K để bón cho lúa kết hợp với phân
hữu cơ. Nguồn phân hữu cơ mà bà con nông dân sử dụng là phân chuồng,
phân xanh.
4.3.5. Tình hình sâu, bệnh hại lúa trong mấy năm gần đây tại xã Edrơng,
huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
Sâu, bệnh hại là tác nhân trực tiếp làm giảm năng suất, sản lượng và chất
lượng lúa. Khi chúng ta đầu tư phân bón, xây dựng kênh mương nhằm mục đích
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây lúa sinh trưởng phát triển, đây cũng là điều
kiện tốt để các loài dịch hại phát triển do có nguồn thức ăn dồi dào
Bảng 4.6: Tình hình sâu hại tại xã Eadrơng từ năm 2012 - 2013
Năm
2012
2013
Mức độ
phổ biến


Thời gian
xuất hiện

Mức độ phổ
biến

Thời gian
xuất hiện


Loại sâu
Rầy nâu

2

(tháng)
T4-5, T8-9

2

(tháng)
T4-5, T8-9

Sâu cuốn lá

1

T4-5, T9-10

1


T4-5, T9-10

Sâu đục thân

2

T5 - 8 - 10

2

T5 - 8 - 10

(Nguồn: UBND xã Eadrơng năm 2013)

Qua kết quả điều tra về tình hình sâu hại trên cây lúa ở xã do cán bộ phụ
trách nông nghiệp cung cấp thì ở xã có 2 loại sâu hại chính, đó là rầy nâu và sâu
đục thân. Ngoài ra còn có bọ xít dài và sâu cuốn lá nhưng mức độ do nó gây hại
không đáng kể. Trong nhữnh năm gần đây trên địa bàn xã rầy nâu phá hoại mạnh
điển hình là vụ mùa năm 2012 gây ra hiện tượng cháy rầy do dịch rầy nâu bùng
phát, làm giảm năng suất lúa đối với trà lúa mùa sớm.
Rầy nâu xuất hiện cả 2 vụ: vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu. Thời điểm xuất
hiện và gây hại trong năm là tháng 4-5, tháng 8-9.
Sâu đục thân: Vị trí gây hại là ở trên thân cây lúa, nó xuất hiện cả ở vụ
Đông Xuân và Hè Thu với thời gian gây hại là tháng 5, tháng 8-10 trong năm.
Cây lúa bị sâu đục thân phá hoại bông bị khô trắng. Nếu không sớm phất hiện và
có biện pháp phòng trừ sẽ làm giảm năng suất lúa.
Bảng 4.7: Tình hình bệnh hại lúa tại xã Eadrơng từ năm 2012-2013
Năm
2012

2013
Bệnh hại
Đạo ôn

Mức độ phổ
biến
2

Thời gian gây
hại (Tháng)
T4-5, T9

Mức độ
phổ biến
2

Thời gian gây
hại (Tháng)
T4-5, T9

Khô vằn

2

T4-5, T9

2

T4-5, T9


Đen lép hạt

1

T9

1

T9

(Nguồn UBND xã Eadrơng năm 2013)

Theo bảng trên cho thấy, bệnh hại trên cây lúa ở xã Eadrơng có 3 loại bệnh chính
là đạo ôn, khô vằn, đen lép hạt.
Bệnh đạo ôn xuất hiện và gây hại vào tháng 4-5 và tháng 9 trong năm.
Bệnh làm cho lá lúa khô cháy, bông khô trắng làm ảnh hưởng tới năng suất
lúa.
Bệnh khô vằn: Đây là một trong 2 loại bệnh hại phổ biến trên cây lúa ở xã
Eadrơnh. Bệnh khô vằn gây hại ở cả 2 vụ lúa trong năm. Thời điểm xuất hiện
bệnh và gây hại vào tháng 4-5 và tháng 9 trong năm. Bệnh làm cho bẹ lá lúa khô
lụi, nếu bệnh hại trong giai đoạn cây trổ bông sẽ làm cho lúa bị nghẹn đòng làm
giảm năng suất, chất lượng của lúa.


Bệnh đen lép hạt chỉ xuất hiện vào tháng 9 trong năm và gây hại trên lúa
mùa. Bệnh này gây hại nhẹ, mức độ phổ biến thấp nên ít ảnh hưởng tới năng suất
chất lượng lúa.
4.3.6. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong việc phòng trừ dịch hại lúa tại xã
Edrơng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk
Qua quá trình điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV ở xã Eadrơng được

thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.8: Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại trên cây
lúa ở xã Eadrơng từ năm 2012- 2013
Loại thuốc
Lượng dùng
Đối tượng
Bassa 50EC
15-20ml/bình 10lít
Trừ rầy nâu
Bascide 50EC
20-30ml/bình 8lít
Regent 800WG
1,5g/bình 20lít/sào
Trừ sâu cuốn lá
Rigell 800WG
Fujione 40EC
50cc/bình 30lít/sào
Trị bệnh đạo ôn
Vida 5WP
0,7-1 kg/ha
Trị bệnh khô vằn
Patox 95SP
10-15g/bình 10lít/sào
Sâu cuốn lá, đục thân, rầy nâu
( Nguồn UBND xã Eadrơng 2013)

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc dùng để phòng trừ sâu,
bệnh hại trên cây lúa. Theo kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu tại
các hộ trồng lúa tại xã Eadrơng thì thấy bà con nơi đây sử dụng khá nhiều loại
thuốc khác nhau để phòng trừ dịch hại trên cây lúa. Họ đã biết sử dụng theo chỉ

dẫn ghi trên nhãn mác của bao bì thuốc. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc xong họ
thường vứt bao bì ngoài đồng ruộng mà không gom lại để tiêu huỷ nên đã ít
nhiều gây ra sự ô nhiễm môi trường xung quanh. Cũng có một số người chưa tin
vào chỉ dẫn trên bao bì mà sử dụng với lượng thấp hơn hoặc cao hơn hướng dẫn
làm giảm hiệu quả của việc sử dụng thuốc. Đây là vấn đề cần được khác phục
ngay.
4.3.7. Thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật của xã Edrơng, huyện Cư
M’gar, tỉnh Đắk Lắk
Các biện pháp kỹ thuật áp dụng vào trong sản xuất lúa là yếu tố cơ bản
quyết định tới năng suất lúa, thể hiện trình độ cũng như khả năng áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất của bà con nông dân nên tôi tiến
hành điều tra tình hình sản xuất lúa của một số hộ gia đình thuộc các thôn, xóm
khác nhau trong xã và thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.9: Tình hình sản xuất lúa của một số hộ gia đình trong vụ mùa năm
2013
Loại phân bón (kg/sào)
S
Diện Năng
Sản
Phân
T Tên chủ hộ
tích
suất
lượng
hữu
Đạm Lân Kali
T
(ha) (tạ/ha)
(tấn)


1 Mai Văn Đạt
0,44
47,0
200
5
15
2
2,06


×