Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Bước đầu tìm hiểu phần thơ việt nam hiện đại trong sách giáo khoa văn cải cách giáo dục bậc trung học phổ thông hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LẼ MAI ANH

BƯÓC ĐẦU TÌM HIỂU PHẨN THO VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
TRONG SÁCH GIÁO KHOA VĂN CẢI CÁCH GIÁO DỤC
BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY


m

m





»



(Giới hạn trong bộ sách do trường Đại học sư phạm Hà nội I biên soạn
và bộ sách chỉnh lý hợp nhất nam 2000)

LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC NGỮ VĂN







CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ :

5.0433

Người hướng dẫn khoa học :

PGS.TS NGUYỄN BÁ THÀNH

HÀ NỘI 2000


MỤC LỤC
t



Trang
. 1

PHẨNMỞĐẲU

1. Lý do chọn để tài

............................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề

............................................................................... 4


3. Phương pháp nghiên cứu

.............................................................. 10

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Đóng góp mới của luận án
6. BỐ cục của luận án

.....................................................11

................................................................... 12

........................................................................... 12

CHƯƠNG 1 :

Diệìt mạo của thơ Việt Nam hiện đại trong sách giáo khoa
văn trung học p h ổ thông hiện nay ...................... 14
1.1. Nhận xét chung về chương trình thơ trong sách giáo khoa
trung học phổ thông

...................................................................... 14

1.2. Thơ Việt nam hiện đại trong bộ sách giáo khoa trung học
phổ thông đầu tiên sau hoà bình (ban hành năm học
1955 - 1956 và sử dụng đến hết những năm 70) .............................15
1.3. Thơ Việt nam hiện đại trong bộ sách giáo khoa trung học
phổ thông những năm 80


.......................................................... 22

1.4. Thơ Việt nam hiện đại trong bộ sách giáo khoa trung học
phổ thông những năm 90 và trong bộ sách giáo khoa
trung học phổ thông chỉnh lý hợp nhất năm 2000

.................... 26

CHƯƠNG 2 :

Tìm hiểu những nhận định chung của sách giáo khoa
về thơ Việt Nam hiện đ ạ i ....................................... 31
2.1 Quan điểm phân kỳ và phân dòng trong các bài khái q u á t.............

31

2.2 Những nhận định về các giá trị của thơ Việt Nam hiện đ ạ i...........

36


2.3 Những nhận đinh vế các nhà thơ lớn được giới thiệu với
tư cách tác gia (Xuân Diệu, Hồ Chí Minh, Tố H ữu)........................ 48
CHƯƠNG 3 :

Tìm hiểu phần hướng dẫn học bài .............................................. 65
3.1 Đinh hướng chung của hệ thống câu hỏi ở phần
"Hướng dẫn học bài".....................................................................65
3.2 Sự khác nhau về cách cảm thụ trong một số bài thơ được
trích giảng

PHẦN KẾT LUẬN

.................................................................................... 70
...................................................................................................... 83

CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN V Ă N ...................................................... 85
CÁC CHÚ THÍCH DÙNG TRONG LUẬN VĂN

......................................................... 85

PHỤ LỤC : CÁC BẢNG KHẢO SÁT VỀ TÁC GIẢ TÁC P H A M .......................... 86
TÀI LỈỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 92


PHẦN Mỏ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI:

1.1. Nếu thơ là nhu cầu trong đời sống tâm linh con người - như bây
giờ người ta thường nói, thì với người giáo viên văn, nó còn phải thường
xuyên đi cùng những đòi hỏi nghiệt ngã của nghể nghiệp. Dù muốn hay
không, nghề nghiệp buộc người giáo viên văn phải giảng dạy những tác
phẩm thơ, tác giả thơ, hiện tượng thơ theo quy đinh của chương trình, phải
làm chủ được chương trình và những đom vị kiến thức cần có cho học sinh.
Bản thân những kinh nghiệm của người viết trong quá trình giảng dạy phần
thơ Việt nam hiện đại (VNHĐ) trong Sách giáo khoa (SGK) Cải cách giáo
dục (CCGD) đòi hỏi phải được tổng kết lại, nhìn sâu hơn. Luận văn này có ý
nghĩa như là một dịp nhìn lại một cách bao quát, tổng kết lại, nhìn sâu hơn
những kinh nghiệm ấy - với sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn. Nó xuất phát từ
nhu cầu thiết thực của nghề nghiệp.
1.2. Mặt khác, thơ VNHĐ là một thời kỳ rực rỡ của lịch sử thơ ca dân

tộc, một giá trị khách quan mà việc đánh giá thẩm đinh nó đang sôi động
trong đời sống văn học hôm nay. Trong khi đó, SGK văn CCGD ( mà phần
thơ VNHĐ là một nội dung quan trọng của nó) từ khi ra đời đến nay đã gây
ra nhiều ý kiến và hiện nay đang thu hút sự chú ý của công luận. Quả thật,
so với hai bộ SGK văn bậc THPT trước đây ( bộ sách dùng những năm
1960 - 1970 và bộ sách tiếp theo dùng những năm 1980) thì trong bộ sách
giáo khoa

Văn CCGD và bộ sách chỉnh lý hợp nhất năm 2000, trong phần

văn học Việt nam hiện đại nói chung và phần thơ Việt nam hiện đại nói
riêng chiếm một khối lượng đáng kể, nhưng việc nghiên cứu nó một cách có
hệ thống và toàn diện thì chưa có công tnnh nào.
1.2.1.

SGK văn thời đổi mới sống trong điều kiện có rất nhiều sách

tham khảo và các tài liệu tham khảo khác vây quanh. Với hai bộ sách trước


ngoài cuốn Hướng dẫn giảng dạy đi kèm như một tài liệu mang tính pháp
lệnh, người giáo viên ít có điều kiện tiếp xúc tự do với các nguồn tài liệu
khác ( cũng khá ít ổi, người may mắn có thể đọc thường xuyên Báo Văn
nghệ và Tạp chí Văn học). Sau CCGD, sách giáo viên (SGV) đảm nhận chức
năng của sách hướng dẫn giảng dạy trước đây; SGV đi liển với SGK hợp
thành một bộ sách cho môn văn ở trường THPT - được coi như tài liệu tham
khảo quan trọng cho giáo viên. Ngoài ra có rất nhiểu các sách và tài liệu
tham khảo khác.
Nhìn chung, qua các tài liệu tham khảo hết sức phong phú, người giáo
viên văn THPT được tiếp xúc với bộn bề các ý kiến khác nhau, trong đó có

những ý kiến trái chiểu nhau, có những ý kiến giúp hiểu sâu hơn cách hiểu
của SGK ( thể hiện ở câu hỏi hướng dẫn học bài và SGV), có những ý kiến
phê phán SGK là viết sai, hiểu sai vấn đề. Ngay trong Tài liệu chuẩn kiến
thức, khi để cập đến cách hiểu một bài thơ, đoạn thơ cụ thể trong chương
trình, ý kiến chuẩn kiến thức của các tác giả cũng phủ định lẫn nhau. Có thể
nói, không một tác giả thơ, một tác phẩm thơ nào thuộc phần thơ VNHĐ
không được các tài liệu tham khảo bàn luận đến từ góc độ này hay góc độ
khác. Có những hiện tượng thơ đã được nhìn nhận từ nhiểu phía, nhiều góc
độ. Tình hình đó, một mặt biểu hiện sự phát triển của ý thức dân chủ trổng
thời đại ngày nay, mặt khác đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ và bản
lĩnh cao hơn, phải biết lựa chọn và thẩm đinh các ý kiến cho công việc của
mình. Hơn nữa, đã đến lúc cần hệ thống hoá lại toàn bộ các ý kiến đó.
1.2.2. Vượt ra khỏi phạm vi nhà trường, SGK văn CCGD và SGK văn
chỉnh lý hợp nhất năm 2000 đã trở thành vấn đề của công luận xã hội. Người
ta đã phát biểu nhiểu ý kiến về SGK trên các báo chí và các diễn đàn khác
( Hội nghị, hội thảo, nói chyện văn học... ). SGK văn, nhất ỉà SGK Văn 12
đã trở thành sách giáo khoa trong dư luận. Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo
tổ chức hội thảo lớn về chuyên đề SGK và chương trình truyền hình trung
ương có một buổi gặp phỏng vấn các giáo sư, nhà văn về chương trình môn

2


văn w ... Bộ trưởng văn hoá thông tin kiêm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt
nam Nguyễn Khoa Điềm nhận đinh:" Chính các đồng chí làm sách biết rõ là
trước đây chúng ta biên soạn vội, sau đó in đi in lại mấy lần, rồi cũng có bổ
sung vội. Trước đây chưa có điều kiện thì chúng ta đành phải chấp nhận như
thế. Chẳng hạn, sách giáo khoa văn viết về thơ văn Bác Hồ, tôi thấy như thế
là chưa được. Chúng ta phải dũng cảm sửa chữa. Hay có tác giả ta lại đẻ cao
hơi quá, có tác giả đánh giá chưa thật đúng, có tác giả đáng đưa vào chương

trình mà ta lại chưa kịp đưa vào. Chúng ta phải dũng cảm nhìn lại cái gì
được, cái gì chưa được. Chúng tôi rất quan tâm làm sao để có một chương
trình văn hay hơn cho các em học. Mình thật sự khách quan vì cái chung, vì
các thế hệ tương lại của đất nước thì thấy đây là chuyện hết sức bình thường,
phải không các đồng chí? [ 144, 61 ]. Năm 1997, Bộ giáo dục và Đào tạo đã
quyết định thay hai bài khái quát về tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
và về Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8 - 1945 đến 1975 trong hai bộ
SGK văn THPT

( Bộ sách do trường ĐHSPHNI biên soạn, trong thực tế

dùng cho học sinh các tỉnh phía Bắc và bộ sách do Hội nghiên cứu và giảng
dạy văn học thành phổ Hồ Chí Minh biên soạn, thực tế dùng cho các tỉnh
phía Nam). " Đến nay, hai bộ SGK môn văn đã ra đời được hàng chục năm,
về cơ bản đây là những bộ sách có giá trị, có những tiến bộ vượt bậc, so với
những bộ SGK đã sử dụng ngay trước cải cách giáo dục ... Dĩ nhiên, nói
tiến bộ vượt bậc tức là so với bộ SGK trước đó và không có nghĩa là bộ SGK
này không còn hạn chế. Sau một thời gian khá dài, đến nay có thể nhận thấy
về một số phương diện những bộ sách nói trên đã bộc lộ một số nhược điểm
nhất đinh cần sớm được sửa chữa và có điểm đã được sửa chữa" [ 188,38].
Vì vậy. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn lại và hợp nhất hai bộ
SGK văn THPT thành một bộ thống nhất dùng cho cả nước kể từ năm học

2000 - 2001.
Nói đến SGK Văn trước hết phải đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu.
Yêu cầu của học sinh, của giáo viên, của dư luận xã hội ... là SGK hợp nhất

3



trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải có chất lượng tốt hơn những bộ đã có.
Đặc biệt, một số sai sót đã được dư luận phát hiện trong những năm qua nhất
thiết phải được khắc phục triệt để. Có lẽ vì vậy chưa bao giờ SGK môn vãn
được nói đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay.
Đặc biệt, sau khi có nghị quyết của Đảng vể giáo dục và sau khi Luật Giáo
dục được ban hành, vấn đề SGK văn đang là một vấn để nhạy cảm của dư
luận xã hội. Liên quan đến phần thơ VNHĐ, có những ý kiến nóng hổi bàn
vể cách đánh giá thơ VNHĐ ( về thơ mới, vể thơ cách mạng ) của SGK, vể
chương trình, về cách hiểu tác giả, tác phẩm, câu chữ cụ thể trong một bài
thơ. Đánh giá SGK văn THPT CCGD nói chung và phần thơ VNHĐ nói
riêng một cách toàn diện, khách quan và khoa học cần đến một tập thể các
nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao. ở đây, chúng tôi muốn lưu ý một
điều: Bản thân lịch sử sôi động của các ý kiến liên quan đến phần thơ VNHĐ
trong SGK Văn CCGD đặt ra vấn đề phải nhanh chóng nhìn nhận lại một
cách khách quan, trong khả năng và điều kiện có thể toàn bộ đối tượng này
( từ chương trình cho đến việc hướng dẫn dạy và học). Luận văn là một đáp
ứng nhỏ bé kịp thời cho nhu cầu khách quan đó.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỂ:

Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị trung ương Đảng vê cải cách
giáo dục và thi hành chủ trương của Bộ giáo dục về công tác biên soạn sách
giáo khoa cải cách giáo dục, Ban vận động tuyển chọn và sáng tác văn thơ
cho SGK ngữ văn phổ thông cải cách giáo dục đã ra thông báo chính thức
trên Báo văn nghệ số 1 ( 5 - 1 - 1980) về cuộc vận động này. Từ đó cho đến
nay vấn để tuyển chọn và chất lượng các tác giả, tác phẩm, nội dung chương
trình luôn được dư luận quan tâm. Sự quan tâm ấy được thể hiện trên các tờ
báo Văn Nghệ, Giáo dục và thời đại, Người Hà Nội, Vãn - TPHCM, Quân
đội nhân dân, Văn hoá w ... Ngoài ra trong một sô tập tiểu luận của các nhà
nghiên cứu văn học cũng đã để cập tới.


4


Đặc biệt, trong những năm 1990, sau khi bộ SGK văn CCGD bậc
PTTH được đưa vào sử dụng, tiếp đó, năm học 1993 - 1994 các bộ sách phân
ban cũng được đưa vào thí điểm trên 100 trường PTTH trong toàn quốc thì
các ý kiến đóng góp cho chương trình văn CCGD bậc PTTH nói chung và
bộ phận thơ VNHĐ nói riêng tăng lên đáng kể, thậm chí tạo thành những
ỉuồng dư luận mạnh mẽ. Tạm thống kê sơ bộ, có tới 23 ý kiến về chương
trình và việc tuyển chọn tác giả, tác phẩm, có 8 ý kiến về những nhận định
của SGK vế phần thơ và các tác giả thơ, có 38 ý kiến thẩm đinh về từng tác
phẩm thơ trong chương trình.
Nội dung của các ý kiến phong phú, đa dạng, thường khác nhau thậm
chí trái ngược nhau trên cùng một vấn để. Tuy vậy chúng tôi có thể tổng hợp
và phân loại thành ba vấn đề.
M ột là : Các ý kiến về chương trình và việc tuyển chọn tác giả, tác
phẩm.
Đại đa số các ý kiến đều đánh giá hoan nghênh những đóng góp tích
cực của chương trình đồng thời cũng chỉ ra những tổn tại cần được điều
chỉnh.
t

Tác giả Phan Huy Huyển chuyên mục Văn học với nhà trường đã bày
tỏ ý kiến Xung quanh việc biên soạn SGK. Ông hoàn nghênh Bộ Giáo dục và
Đào tạo, các học giả, các nhà giáo đã góp tâm sức và trí tuệ trong việc thay
đổi, đổi mối chương trình, nội dung, phương pháp ... của môn văn trong các
nhà trường phổ thông. Bên cạnh đó ông cũng tỏ ra băn khoan về việc " vẫn
còn nhiẻu điểu phải tranh luận, bản cãi, góp ý để hoàn thiện thêm chương
trình, nội đung, phương pháp dạy học môn văn này". Ông đề xuất một số ý
kiến mong được xa gần trao đổi: " Sách giáo khoa phải có sức sống bền vững

vể mặt thời gian. Các nhà biên soạn có lẽ cần một cái nhìn chiến lược để
không phải có sự thay đổi chỉnh lý sách quá nhanh ... Các tác phẩm được
tuyển chọn vào SGK phải có một độ tin cậy nhất định. Nếu chưa có tính chất

5


cổ điển chí ít chúng cũng được đông đảo người đọc mặc nhiên thừa nhận đó
là những tác phẩm tốt , tác phẩm hay ... Nên chăng, thường xuyên có sự
trưng cầu ý kiến, những cuộc trao đổi, bàn bạc rộng rãi, những hội thảo xung
quanh công tác biên soạn chỉnh lý SGK?" [68, 4]
Tác giả Lê Bá Hán khẳng đinh: " Qua đổi mới chương trình văn trong
nhà trường đã có nhiều cải tiến tích cực, cần được ghi nhận ... Nhiểu tác
phẩm văn học Việt Nam đã phản ánh khá trung thực diện mạo đa dạng của
lịch sử văn học dân tộc". Đồng thời ông cũng chỉ ra " Một chương trình quá
tải, đó là hiện tượng bao trùm đối với các bộ môn nói chung và môn văn nói
riêng" và vừa xây dựng xong chương trình cải cách, thực hiện chưa được
bao lâu, chưa kịp rút kinh nghiệm một cách thoả đáng, chúng ta đã chuyển
sang chương trình phân ban. Tiếp cận chương trình này, nhiều người nảy
sinh ý nghĩ học sinh ban A và ban B có nhất thiết học đủ các tác phẩm, các
vấn để như ban c , chỉ khác là số giờ được rút gọn hơn. v ề mặt mục tiêu,
thực chất sự khác nhau của môn văn giữa các ban A, B và

c là ở đâu? Cần

làm rõ những căn cứ khoa học, có sức thuyết phục". "Đã đến thời điểm đủ
điều kiện để chúng ta rà soát lại nhằm thiết kế một chương trình hợp lý hơn,
tốt hơn” [40, 4]
Tác giả Văn Tâm trong bài viết Một cuộc bỏ phiếu văn chương của
công chúng ngành giáo dục đã có những ý kiến đánh giá về những thay đổi

nội dung chương trình giảng dạy thuộc tiến trình cải cách giáo dục nằm
trong thế đổi mới tư duy của toàn xã hội. Ông nhận định: Chương trình cải
cách môn văn trung học phổ thông hiện hành "chứa đựng rất nhiều yếu tố
cách tân ... hệ thống chương trình cách tân này có vẻ đẹp rất khác xưa: chỉ
chọn giảng những văn bản thuộc phạm trù văn chương; các tác phẩm văn
chương mà thiếu chất văn cũng đã mất vị trí, thay vì là những sáng tạo nghệ
thuật ít nhiều xứng đáng tiêu biểu cho văn chương dân tộc cổ kim và nhân
loại đông tây ... Chẳng hạn trong chương trình ... vể giai đoạn 1930 - 1945,

6


học sinh được tiếp xúc với dòng văn học lãng mạn tới 12 tiết so với chương
trình cũ chỉ có 2 tiết, vế giai đoạn 1945 - 1975: lần đầu tiên ra mắt nhiều
diện mạo ( Quang Dũng: NhớTây Tiến, Xuân Quỳnh: Sóng, ...) [ 172,3].
Một số ý kiến rải rác trên báo Văn nghệ và Nhân dân cho rằng đã có
hiện tượng " đưa ồ ạt văn học lãng mạn vào nhà trường" [ 90,7]. Ngược lại có
nhiều ý kiến ghi nhận những đánh giá đúng mức hơn, khách quan hom vể các
thời kỳ văn học, các trào lưu , về một số tác giả, tác phẩm văn học. Theo
dòng chảy của văn học dân tộc, SGK CCGD đã chọn, đã trích, đã đưa ra
giảng dạy cho học sinh những tác phẩm sáng giá, những viên ngọc lấp lánh
thực sự. " Lấy Văn học lãng mạn (1930 - 1945) làm ví dụ: Chúng ta không
còn phê phán một chiểu như trước kia mà đã nhìn nhận trào lưu văn học này
nằm trong văn mạch dân tộc, với những đóng góp của nó"

[ 68, 4]. Hoặc

" chất văn trong SGK ... không chỉ được tập trung biểu hiện ở việc khai thác
cái hay, cái đẹp của nghệ thuật viết văn, của tư tưởng tình cảm cao đẹp ở các
tác phẩm viết vế con người trong cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài,

mà chúng còn được biểu hiện ở việc công phu tuyển chọn vào đây rất nhiều
tác phẩm viết về những tình cảm, những rung động bình thường trong sáng
mà thấm đượm giá trị nhân văn" [ 85, 6 ].
Có ý kiến thắc mắc vể việc lựa chọn tác giả tác phẩm tiêu biểu với so
sánh: " Hai nhà thơ được mệnh danh là chúa thơ tình: Đó là Xuân Diệu và
Nguyễn Bính. Một người tiêu biểu cho dòng thơ ảnh hưởng rất nhiều của
phương tây, đặc biệt là Pháp - còn một người tiêu biểu cho hồn thơ chân quê,
dân giã gần gũi với ca dao, dân ca. Cả hai người đều có những thành tựu
đáng trân trọng và đáng được học tập. Trong chương trình Văn học 11; ...
chúng cháu được học ba tác phẩm của Xuân Diệu ... và đọc thêm hai tác
phẩm ... Trong khi đó, chúng cháu Không được học một bài nào của Nguyễn
Bính chỉ được đọc thêm một tác phẩm Tươỉig t ư ...

[ 182,1]

Tựu trung các ý kiến đểu bộc lộ một tinh thần xây dựng và mong
muốn góp tiếng nói cho công cuộc cải cách giáo dục đáp ứng nhu cầu nâng
cao chất lượng giáo dục phổ thông trong thời đại mới.

7


Hai là: Các ỷ kiến vê những nhận định của SGK trong việc đánh giá
phần thơVNHĐ, các tác giả cũng như tác phẩm.
Một SỐ bài báo đã đề cập đến các luận điểm đánh giá của SGK về
phần thơ VNHĐ và một số tác giả như Hồ Chí Minh, Xuân Diệu ... Các bài
báo này tỏ ra không đồng tình với tác giả SGK ở một số vấn để như:
- Vị trí và tầm cỡ của nền Văn học Cách mạng Việt nam cũng như
thành tựu thơ ca.
- Cách đánh giá thơ văn Hồ Chí Minh.

- Mục đích làm văn, làm thơ của Hồ Chí Minh.
- Nhận đinh về Xuân Diệu trong SGK.
Tiêu biểu cho luồng ý kiến này là các tác giả: Nguyễn Ngọc Châu,
Trần Mạnh Hảo, Lê Đình M a i...
Ngược lại, cũng có một số ý kiến ủng hộ các luận điểm của SGK, lên
tiếng công kích các ý kiến kể trên. Đó là các tác giả: Đỗ Ngọc Thống, Đặng
Lưu, Nguyễn Thị Lân... Cuộc tranh luận đã chỉ ra những nhận định thiếu
chuẩn xác về sự nghiệp thơ văn Hồ Chí Minh cũng như những điểm chưa ổn
trong quan điểm của người soạn SGK, kết quả "nhà xuấtbản giáo dục đã đẻ
nghị

Bộ giáo dục- đào tạo cho phép sửa chữa những chỗcần sửa để kịp in

cho năm học mới. Bộ đã xin ý kiến Ban tư tưởng- Văn hoá trung ương, Đảng
đoàn Hội nhà văn và đồng chí Nguyễn Đức Bình, uỷ viên Bộ chính trị Ban
chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về hướng sửa chữa cuốn
Văn 12, sau đó giao cho Nhà xuất bản giáo dục viết lại bài: Nguyễn Ái Quốc
- Hồ Chí Minh và bài: Khái quát về văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng
Tám 1945 đêh 1975 thay cho hai bài cùng tên trong SGK Văn 12 ở cả hai
miển Nam - Bắc và "SGK Văn 11, ban А, в và Vãn 12 ban C" [98,4].
Ba lổ : Các ỷ kiến thẩm định vê tibĩg tác phẩm thơ trong chươỉĩg trình.
Với 38 ý kiến chủ yếu các tác giả tập trung vào hai khía cạnh : Cảm
thụ và chủ giải. Hầu như, không có một tác phẩm nào không có ý kiến bàn
luận, thậm chí cả các tác phẩm trong phần đọc thêm cũng được dư luận

8


quan tâm. Song các tác phẩm được dư luận quan tâm nhiều nhất phải kể
đến là Tống biệt hành (10 ý kiến), Đây Thôn V ĩ Giạ (5 ý kiến), Tây Tiến (5

ý kiến), Vãn Cảnh (4 ý kiến), Sóng (4 ý kiến), Đất nước (2 ý kiến), Tiếng hát
con tàu (2 ý kiến), Tương Tư (2 ý kiến) v.v...
"£ã gọi là văn chương thì chữ nghĩa là điều rất quan trọng. Nếu chú
giải sai về chữ nghĩa thì ắt là sẽ hiểu sai, bình giảng sai. Chỉ cần một chút
chủ quan không tra cứu kỹ là có thể chú giải không đúng hoặc không đầy
đủ. Cũng không nên nghĩ rằng thơ hiện đại thì ít phải quan tâm đến chú giải.
Tiếng việt ta có biết bao nhiêu chữ nghĩa có nguồn gốc phức tạp: các điển
tích, các từ gốc Hán, các từ địa phương, các từ xuất phát từ tiếng Pháp ...
Quả là có những từ mà ngay cả những thầy cô giáo kỳ cựu thông hiểu chữ
Hán về văn chương vẫn phải bàn luận gay go, không thống nhất với nhau
được. Chẳng hạn chữ "áo bào" trong câu thơ " Áo bào thay chiếu anh về đất"
ở bài thơ Táy Tiến của Quang Dũng. Chữ ’'sông" trong câu thơ "Sông không
hiểu nổi mình" ở bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Nhưng có lẽ, các ý kiến tập trung nhất vẫn nghiêng về việc cảm thụ và
tiếp nhận tác phẩm. Ai cũng hiểu, cảm nhận tác phẩm văn chương trong tính
toàn cục của nó có thể và đương nhiên là có sự nông sâu, rộng hẹp với những
mức độ tuỳ người thưởng thức. Song việc phân tích, bình giảng thơ văn trong
trường phổ thông có tình trạng cắt nghĩa khác nhau một câu thơ, một hình
ảnh, một tó thơ... Chẳng hạn: Bài thơ nổi tiếng Đây thôn V ĩ Giạ của Hàn
Mạc Tử trong các số báo văn nghệ, số báo Người giáo viên nhân dân đầu
những năm 90 đã bộc lộ "nhiều cách hiểu, cách cảm khác nhau". Có người
hiểu sai một vài câu thơ, gắn cho Thôn Vĩ Giạ (một địa danh có thực ở Huế)
một "lý lịch” giả rất tội nghiệp... Hay hiện tượng bài thơ Tống Biệt Hành,
một bài thơ hay nhưng rất khó giảng. Đã có nhiều ý kiến của các nhà nghiên
cứu, nhà giáo đưa ra những cách hiểu, cách cảm rất khác nhau: Đầy hoàng
hôn trong mắt ơi (Hoàng Ngọc Hiến). Người ra đi là ai? (Trần Đình Sử), Trở
ỉạỉ Tống biệt hành lần lại con đường thâm nhập bài thơ (Trần Đình Sử), Chớ
nên ám ảnh vĩ mày chữ thà (Bùi Hiển), Một giọng thơ riêng (Vũ Quần

9



\

Phương) Về mấy tứ thơ (Mã Giang Lân), Tống Biệt Hành của Thâm Tâm
(Phạm Xuân Nguyên)... Hoặc về bài Vãn cảnh trong Nhật ký trong tù. Điểm
nút để hiểu bài thơ này rơi vào câu thơ thứ hai "Hoa khai, hoa tạ lưỡng vô
tình"... Hầu như mọi rắc rối trong cách hiểu đều tập trung ở câu thơ này.
Nhiều ý kiến cho rằng hoa nở trong tù, "bọn chỉ huy và bọn gác tù chỉ ham
tiển tài vật chất, biết gì cái đẹp của hoa, nên hoa bay vào kể bất bình với
người tù" [166, 266]. Nhà thơ Xuân Diệu thì cho là "không chỉ thiên hạ vô
tình mà hơn nữa kia, tạo hoá vô tình" [13, 3]. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử
cho rằng chủ ngữ của vô tình là " ta, người tù" từ đó đi đến kết luận: "Nói
hoa nở hoa tàn trong vô tình là nói người hữu tình vắng mặt. Nói hương hoa
bay vào trong ngục kể bất bình với người tù là nói người hữu tình đang bị
giam, hữu tình mà hoá vô tình. Bất bình vì vô tình đây cũng là bất bình vì
mất tự do" [167, 5].
Nhìn chung, các ý kiến nhiều song phân tán. Đứng từ góc độ chuyên
môn và nghề nghiệp chúng tôi nhận thấy những đánh giá khác nhau nhưng
chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu đánh giá đầy đủ về phần
thơ Việt Nam hiện đại trong SGK văn CCGD cũng như sách giáo khoa chỉnh
lý hợp nhất năm 2000. Vì vậy với chút kiến thức còn hạn hẹp và mong muốn
hệ thống hoá lại các ý kiến cũng như có cái nhìn tương đối khách quan vể
đối tượng phục vụ cho nhu cầu nghề nghiệp chúng tôi xin mạnh dạn đi sâu
nghiên cứu đề tài "Bước đầu tìm hiểu phần thơ Viêt Nam hiện đại trong
sách giáo khoa văn cải cách giáo dục bậc Trung học p h ổ thông hiện nay".
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u.

Phương pháp chủ yếu mà luận văn sử dụng là tiếp cận hệ thống,
phương pháp này dựa trên cơ sở quan niệm đối tượng nghiên cứu là một hệ

thống gồm các tương tác, tương phụ ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, đồng thời
có thể phân xuất hệ thống thành các phân hệ.

10


Chương 1:
DIỆN MẠO CŨA THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
iONG SĂCH GlAO KHOA VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÕNG HIỆN NAY

1.1. Nhận xét chung về chương trình thơ trong sách giáo khoa
Trung học Phổ thông
Vừa dành được độc lập từ năm 1945, năm 1946 đất nước lại bước vào
yi kỳ kháng chiến gian khổ suốt 9 năm, từ năm 1954 đến năm 1975 là
ộc đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất nước nhà, nhưng trong bộn
các công việc chống trả ngoại xâm và xây dựng đất nước Đảng, Nhà nước
ng toàn xã hội vẫn luôn giành một sự quan tâm lớn đến sự nghiệp giáo
IC. Luật Giáo dục ra ngày 2 tháng 12 năm 1998 xác định rõ : "Giáo dục và
io tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân"
3, 7]. Vì vậy việc biên soạn sách giáo khoa đã trải qua nhiều lần đổi thay
Ìằm đáp ứng nhu cầu chuẩn mực hoá nền giáo dục nước nhà.
Sách giáo khoa môn Văn bậc THPT hiện nay là kết quả của các lần
lên soạn và chỉnh lý chủ yếu sau đầy :
- SGK từ năm 1955 đến những năm 1970.
- SGK những năm 1980.

- SGK những năm 1990.
- SGK chỉnh lý hợp nhất năm 2000.
Trong đó, phần thơ Việt Nam hiện đại cũng có sự thay đổi đáng kể
Ịua các bộ sách. Để làm sáng tỏ những đổi thay,điều chỉnh trongphần thơ

/NHĐ nói riêng và phần văn học hiện đại nói chung,chúng tôi tạm thời
hống kê, phân loại theo 4 bảng khảo sát sau :
- Bảng I : Kỉìảo sát vê tác giả - tác phẩm được trích giảng.
- Bảng / / : Tông hợp, đôi chiếu sốỉượỉìg tác phẩm được chọn giảng.
- Bảng I I I : Tổng ỈÌỢỊ7, đối chiếu sô ỉư ợ tìg tác giả được chọn giáng.
- Bảng r v : Tông hợp, đối chiếu sô lượng tác phẩm thơ Ỉãỉìg mạn và
tác pìiẩnt thơ yêu nước và cách mạng được chọn giảng.
(Xem chi tiết phần phục lục cuối luận án).

14


Chương 1:
DIỆN MẠO CỦA THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
TRONG SĂCH GIA o KHOA VĂN TRUNG HỌC
PHỔ THÕNG HIỆN
NAY
m


1.1. Nhận xét chung về chương trình thơ trong sách giáo khoa
Trung học Phổ thông
Vừa dành được độc lập từ năm 1945, năm 1946 đất nước lại bước vào
thời kỳ kháng chiến gian khổ suốt 9 năm, từ năm 1954 đến năm 1975 là
cuộc đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất nước nhà, nhưngtrong bộn
bể các công việc chống trả ngoại xâm và xây dựng đất nước Đảng,Nhànước
cùng toàn xã hội vẫn luôn giành một sự quan tâm lớn đến sự nghiệp giáo
dục. Luật Giáo dục ra ngày 2 tháng 12 năm 1998 xác định rõ : "Giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiộp của Nhà nước và của toàn dân"
[93, 7]. Vì vậy việc biên soạn sách giáo khoa đã trải qua nhiều lần đổi thay

nhằm đáp ứng nhu cầu chuẩn mực hoá nền giáo dục nước nhà.
Sách giáo khoa môn Văn bậc THPT hiện nay là kết quả của các lần
biên soạn và chỉnh lý chủ yếu sau đây :
- SGK từ năm 1955 đến những năm 1970.
- SGK những năm 1980.
.
- SGK những năm 1990.
- SGK chỉnh lý hợp nhất năm 2000.
Trong đó, phần thơ Việt Nam hiện đại cũng có sự thay đổi đáng kể
qua các bộ sách. Để làm sáng tỏ những đổi thay, điều chỉnh trong phần thơ
VNHĐ nói riêng và phần văn học hiện đại nói chung, chúng tôi tạm thời
thống kê, phân loại theo 4 bảng khảo sát sau :
- Bảng I : Khảo sút về tác giả - tác phẩm được trích giảng.
- Bảng I I : Tổng ììỢỊì, đôi chiếu sô ỉươììg tác phẩm đươc chọn giáng.
- Bảng I I I : Tổng ỈÌỢỊ}, đổi chiếu sốỉượtig tác giả được chọn giảng.
- Bảng IV : Tổng Ỉu/Ị), đối chiếu sô' ỊUỢĩỉg tác phẩm thơ lãng mạn vù
tác phẩm thơ yêu nước và cách mạníỊ được chọn giáng.
(Xem chi tiết phần phục lục cuối luận án).

14


Thực tế khảo sát cho thấy diện mạo thơ Việt Nam hiện đại trong
chương trình trung học phổ thông đã có những thay đổi quan trọng qua bốn
bộ sách.
Khi nói tới diện mạo phần thơ chúng tôi muốn nói đến những nét
chung có tính số lượng và kết cấu chương trình, những nét khái quát về toàn
bộ phần thơ giúp cho chúng ta có được những ấn tượng cụ thể bước đầu về
đối tượng.
Diện mạo thơ Việt Nam hiện đại trong sách giáo khoa văn CCGD vừa

phản án tiến trình lịch sử thơ Việt nam hiện đại vừa không hoàn toàn giống
với diện mạo thơ Việt Nam hiện đại trong tiến trình phát triển của lịch sử văn
học Việt Nam cũng như trong các hợp tuyển thơ văn. Diện mạo thơ Việt
Nam hiện đại trong sách giáo khoa văn CCGD bậc THPT chịu sự quy định
của yêu cầu giáo dục bộ môn văn trong nhà trường với một chương trình
được quy định một cách chặt chẽ về số tiết học trong tương quan với các thể
loại khác với các môn khoa học khác. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy,
tổng số các tiết học trong cả cấp học (3 năm) là 263 tiết ( theo bộ sách giáo
khoa chỉnh lý hợp nhất nãm 2000), phần Văn học Việt nam là 145/263 tiết,
trong đó tác phẩm thơ Việt nam hiện đại được chọn học là 20 bài thơ/28 tiết.
SỐ tác giả được giới thiệu chính thức trên lớp học là 14, bên cạnh đó số tác
giả có tác phẩm được chọn đọc thêm là 6. Rõ ràng, diện mạo thơ Việt Nam
hiện đại ở đây được hình dung qua chương trình cụ thể, qua những bài khái
quát có tính chất văn học sử và việc học các tác giả, tác phẩm thơ cụ thể.
Như vậy, thước đo diện mạo thơ Việt Nam hiện đai trong sách giáo khoa văn
THPT là thông qua những nhận định tổng hợp về thơ Việt Nam hiện đại
trong bài khái quát và ở việc chọn học một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
(qua điểm hình dung ra diện).
1.2. Thơ Việt Nam hiện đại trong bộ sách giáo khoa đầu tiên sau hoà
bình (ban hành năm 1955 - 1956 và sử dụng đến hết năm 70)
Bộ sách giáo khoa văn bậc THPT hoàn chỉnh đầu tiên của nền giáo
dục cách mạng được ban hành chính thức từ năm học 1956 - 1957 và được
sử dụng cho đến hết những năm 70 hầu như không kế thừa được những
chương trình giáo dục trước đó như khoa cử hay giáo dục thời Pháp thuộc.
Nó phải xây dựng mới hoàn toàn và được đánh giá là chương trình văn học

15


tiến bộ nhất (bởi chương trình khoa cử chỉ học Tứ thư, Ngũ kinh, còn chương

trình giáo dục Pháp thuộc chủ yếu truyển bá văn minh Âu tây và văn hoá
Pháp). Tự thuở ban đầu, nó đã thâu góp được khá nhiểu tinh hoa của văn học
Việt Nam và một phần nhỏ của văn học thế giới ; nhiểu thành tựu của khoa
nghiên cứu văn học hiện đại cũng đã được thể hiện một cách nghiêm túc và
thống nhất, bộ sách giáo khoa văn học cùng với một hệ thống sách hướng
dẫn giảng dạy và sách tham khảo được lần lượt biên soạn và phát hành rộng
rãi. Song điểm ưu việt nhất của nền giáo dục cách mạng là việc đưa văn học
hiện đại nói chung và thơ ca cách mạng nói riêng vào chương trình đào tạo.
Đó là những kiến thức mang tính chất lịch sử cập nhật có nội dung giáo dục
chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.
Tuy nhiên không phải không có một vài hạn chế trong quá trình lựa chọn tác
phẩm trích giảng.
Với một mốc thời gian hẹp, lại gắn với hoàn cảnh lịch sử đặc biệt vừa
chống giặc ngoại xâm vừa xây dựng đất nước nên trong bộ sách giáo khoa
1956 - 1957 chỉ có 16 bài thơ và một tác giả thơ (Tố Hữu) được chọn trích
giảng, hầu hết các tác phẩm thơ được chọn giảng đều thể hiện tập trung chủ
để yêu nước và cách mạng.
Nhìn bao quát, chương trình của cả cấp học được cấu tạo theo trình tự
thời gian tò cổ điển đến hiện đại, song mỗi một khối lớp lại đan xen các tác
phẩm hiện đại khiến tiến trình lịch sử văn học sắp xếp theo trật tự thời gian
dường như bị phá vỡ. Cụ thể :
- Khôi lớp 8 (tức lớp 10 hiện nay), xen vào học hai bài thuộc phần thơ
Việt Nam hiện đại với tiêu mục "Văn thơ hoà bình" : bài thơ Người con gái
Việt Nam của Tô Hữu và bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
- Khôi lớp 9 (tức lớp 11 hiện nay), học kỳ II, theo đúng tiến trình lịch
sử văn học giai đoạn từ giữa thế kỷ XEX đến năm 1930 thuộc phân kỳ "Thời
cận đại" phần thơ được chọn lọc là bốn tác phẩm. Tác giả Phan Bội Châw
bài Vì sao mất nước, và tiêu mục Văn chươììg yêu nước hai tác phẩm Bài ca
ỉitu biệt của Huỳnh Thúc Kháng, Chiêu hồn nước của Đông kinh nghĩa thục.
Tiêu mục Nền quốc văn mới chọn học tác phẩm Thê non nước của Tản Đà.


16


Khối lớp 10 (tức lóp 12 hiện nay) ngoài những bài khái quát số tác
phẩm được chọn giảng là 11, trong đó, phần thơ lãng mạn mà cụ thể là Thơ
mới chỉ được học chung trong bài khái quát không một bài thơ mới nào được
chọn giảng ngoài một đoạn trích nhỏ trong tác phẩm "Dân biểu tranh nâng"
của Tú Mỡ thuộc loại hình thơ trào phúng. Hoàn toàn vắng mặt thơ của Hồ
Chí Minh.
Bộ sách giáo khoa THPT hoàn chỉnh đầu tiên chúng tôi chọn làm đối
tượng khảo sát được biên soạn lần thứ nhất (do nhóm tác giả : Đỗ Đức Hiểu Vũ Đình Liên - Lê Trí Viễn), chỉnh lý lần thứ tư (do nhóm tác giả : Tạ Phong
Châu - Phan Trọng Luận in lần thứ tám, Nhà xuất bản Giáo dục - Hà Nội,
1963). Lần đầu tiên trong sách giáo khoa Văn Tám có khái niệm "Văn thơ
hoà bình". Văn thơ là một khái niệm có tính chất tạm thời. Sự giới thiệu
cũng sơ lược. Chỉ chọn giảng hai bài thơ (ra đời năm 1958) chứ không có
phần giới thiệu khái quát. Khái niệm thơ Việt Nam hiện đại chưa được sử
dụng để chỉ toàn bộ thơ Việt Nam thế kỷ XX.
Văn học giai đoạn từ 1930 đến 1945 không đặt dưới tiêu đề văn học
"Thời kỳ cận đại" nhưng cũng không có tiêu đề văn học "Thời kỳ hiện đại"
kèm theo. Giai đoạn văn học này được giới thiệu trọn vẹn trong học kỳ I lớp
10 theo bố cục bốn chương lớn:
Chương ỉ : Khái luận về giai đoạn vân học từ 1930 đến 1945.
Chương I I : Văn học lãng mạn (1930 - 1945).
Chương I I I : Văn học hiện thực.
Chương IV : Phong trào văn học đấu tranh cách mạng.
Trong chương Khái luận, văn học được nhìn nhận đánh giá dưới nhãn
quan có tính hỗn hợp vừa theo phương pháp sáng tác vừa theo xu hướng tư
tưởng chính trị: Văn học lãng man, Văn ỈÌOC hiên thưc, Văn ỈIOC cách mang.
Thậm chí nhìn nhận đánh giá theo đặc điểm lưu hành của văn học (như Văn

học ỈIỢỊ) pháp). Văn học hợp pháp được chia thành Văn học nô dịch, Văn học
Ỉãỉig mạn, hiện thực và vân nghiên cíãi.
Khi đánh giá hình thức của Văn học, Thơ được giành m ột phần
in đậm và được đánh giá trên hai khía cạnh : Sự phát triển của Thơ

17


mới và đặc điểm của Thơ mới với nhận định sự thắng lợi của thơ
mới xuất phát từ hai lý do cơ bản:
"a. Nó hợp với nhu cầu của lớp độc giả mới (tư sản, tiểu tư sản, trí
thức), lớp người này có nếp sống, tâm hồn, nhu cẩu về tình cảm, nghệ thuật
khác hẳn lớp trí thức phong kiến, họ không chịu nổi những khuôn khổ gò bố,
cứng nhắc của thơ Đường. Thơ mới có khả năng diễn đạt được đầy đủ ỷ nghĩ
tình cảm của họ hơn.
b. Thành trĩ của văn thơ phong kiến cũng suy yếu lắm rồi, ngay
cả những nhà thơ của lớp trước có nhiều hán học như Tản Đà cũng đã
"phá cách, vứt điệu luật và làm những bài thơ theo điệu riêng, hoàn
toàn tự do của mình" [54, 21].
Đổng thời chương Khái luận cũng đưa ra những nhận định về đặc
điểm thơ mới ở phương diện hình thức. Đó là, thơ mới không bắt buộc
phải có số câu, vần, luật như thơ Đường. Thơ mới sử dụng mạnh bạo
lối ngắt câu mới và chú trọng vận dụng khả năng âm thanh và nhịp
điệu của ngồn ngữ dân tộc để diễn đạt trung thành cảm xúc tác giả.
Âm điệu thường linh hoạt uyển chuyển hơn thơ cũ. Ngôn ngữ trong thơ
mới không quá trang trọng với nhiều tiếng Hán Việt, điển cố, điển tích
mà chủ yếu là ngôn ngữ rút ra từ tiếng nói phổ thông thường ngày nên
nhẹ nhàng trong sáng, dễ hiểu. "Với những đặc điểm trên thơ mới phát
triển rất nhanh chóng. Chỉ trong khoảng năm bảy năm, thơ mới đã có
đủ loại: Thơ trữ tình (Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu...), Thơ trào

phúng (Tú Mỡ, Đỗ Phồn), Anh hùng ca (Phạm Huy Thông), Thơ đấu
tranh (TỐ Hữu)” [54, 22].
Đặc biệt, trong chương П Khái quát văn học lãng mạn, sách giáo
khoa đã đưa ra bốn nhận đinh về tính chất của văn học lãng mạn với những
dòng chữ in đậm :
” - Tính chất chống luân lý lễ giáo và nề nếp phong kiến.
- Tính chất cải lương.
- Tính chất trốn tránh tiêu cực.
- Tính chất cá nhân, hưởng lạc, đổi truy ”.

18


Cụ thể, liên quan đến phần thơ, sách giáo khoa đã đưa ra những
dẫn chứng và lý lẽ nhằm làm sáng tỏ những tính chất ấy trong các tác
phẩm, tác giả. Biểu hiện rõ nhất ở trong thơ là "tính chất trốn tránh,
tiêu cực. Tính chất cá nhân, hưởng lạc, đồi trụy". Sách giáo khoa cho
rằng các nhà văn lãng mạn nói chung sống tách rời nhân dân, tâm hồn
của họ lúc nào cũng thấy cô đơn, hiu quạnh. Nỗi buồn tràn ngập, họ
chỉ có thể giải quyết bằng cách đi trốn : trốn vào thiên nhiên mây gió,
trăng (Xuân Diệu); trốn vào quá khứ, luyến tiếc một thời oanh liệt đã
qua (Thế Lữ, Quách Tấn); trốn vào phiêu lãng, trốn vào cõi tiên cõi
phật (Thế Lữ, Huy Cận, Hàn Mạc Tử); trốn vào nghệ thuật thuần tuý
(nhóm Xuân Thu nhã tập). Đặc biệt là trốn vào tình yêu. Không một
nhà thơ lãng mạn nào khồng nói về tình yêu, nhất là Xuân Diệu.
"Nhưng đây chỉ là tình yêu không gắn ỉiền với sản xuất, phần lớn là
tình yêu phức tạp, vớ vẩn, phản trắc, điên loạn của những kẻ "nhàn
cư", nhưng kẻ ngồi không, sống xa thực tế tách rời nhân dân" [54,
43]... "Họ quan niệm "tôi là tôi... là mục đích là cứu cánh" (Những
bước đường tư tưởng của tôi - Xuân Diệu). Họ ca tụng không chút dè

dặt, không chút ngượng mồm cái tôi, tôi yêu, tôi buồn, tôi thoát ly, tôi
trụy lạc... chủ nghĩa cá nhân trở thành trung tâm của văn học lãng
mạn". [ 54, 43]
Bên cạnh đó, khi bàn về nghệ thuật của văn học lãng mạn, sách giáo
khoa cũng đưa ra nhận định : "Một đặc điểm nữa của ngôn ngữ văn chương
lãng mạn là có rất nhiều khả năng khêu gợi cảm giác, phần nhiều cảm giác
không lành mạnh ở những thanh niên lãng mạn, xa thực tế. Văn thơ lãng
mạn nguy hiểm một phần chính là ở chỗ đó" (Rất rõ ở trong thơ Xuân Diệu,
thơ Vũ Hoàng Chương...) [54, 48].
Từ những nhận định đánh giá về tính chất và đặc điểm nghệ thuật của
văn học lãng mạn sách giáo khoa đi đến kết luận:MVăn học lãng mạn nước ta
trong giai đoạn 1930-1945 thật là phức tạp. Ta không thể gạt phăng giá trị
của nó hoặc xêp nó cùng một loại với văn học nô dịch, nhưng cũng không
thể xem nó có giá trị ngang với văn học hiện thực, càng không thể so sánh
với văn học cách mạng. Vì văn học lãng mạn có quá nhiều thiếu sót, có quá
nhiều tính chất tiêu cực, thoát ly, đồi trụy, có hại cho thanh niên...Văn học

19


lãng mạn truyền cho người đọc rất nhanh chóng cái nọc độc cá nhân chủ
nghĩa, khoái lạc chủ nghĩa, cảm giác chủ nghĩa... Nói chung phần tác dụng
tích cực của nó quá ít ỏi và chỉ là về hình thức... Khách quan nó chỉ có lợi
cho thực dân, vì nó ru ngủ, làm mềm yếu thanh niên, làm cho họ xa rời thực
tế đấu tranh dân tộc, tiếp thu chậm ánh sáng cách mạng của Đảng” [54, 49].
Chính vì những nhận định trên mà toàn bộ thơ ca lãng mạn Việt Nam
1930 - 1945 mà cụ thể là thơ mới đã không được chọn một tác phẩm nào,
một tác giả nào vào chương trình học trong bộ sách giáo khoa đầu tiên của
nển giáo dục cách mạng.
Trên nển nhận thức ấy, toàn bộ học kỳ П của năm lớp 10 (lóp cuối

cấp) sách giáo khoa giành cho việc học về văn học Việt Nam từ 1945 đến
nay. Một trong những nội dung quan trọng của bài khái quát giai đoạn là
nhận định "Sự lãnh đạo của Đảng frong ván học" [54, 25] nhấn mạnh
thành một mục lớn tương đương với một bài với các nội dung cụ thể : Sau
cách mạng tháng 8, Đảng đã có điều kiện lãnh đạo văn nghệ một cách trực
tiếp và toàn diện. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các nhà văn đã nỗ lực chuyển
biến mạnh mẽ về tư tưởng, để có thể mang ngòi bút của mình ra phục vụ đắc
lực cho công nông binh. Nền vãn học của chúng ta là một nền văn học có
tính chất dân tộc, hiện thực và nhân dân.
Văn học đã làm nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ. "Nhà văn
không phải chỉ ghi chép lại cuộc đời mà còn tham gia cải biến cuộc
đời theo đúng hướng của chủ nghĩa xã hội như bất cứ một chiến sỹ
cách mạng nào khác" [54, 38].
Nhận định vê thơ từ 1945 đến nay [54, 39] cũng được giới thiệu trong
một tiết học (tương đương với một bài). Bài này đã đưa ra những ý kiến quan
trọng : Thơ ca sau 1945 đã phát triển phong phú và mạnh mẽ, đổi mới đé tài,
phản ánh những tình cảm lớn của thời đại mà chủ yếu vẫn là lòng yêu nước
xuyên các thế hệ, tinh thần chiến đấu khắc phục khó khăn, tinh thần lạc quan
tin tưởng. Hình thức thơ ca sau cách mạng vẫn "tiếp tục phát triển những
hình thức cổ truyền của dân tộc : ca dao, hò, vè, lối thơ lục bát, thất ngôn,
ngũ ngôn v.v... được dùng để diễn tả những cảm nghĩ của thời đại. Song
không chỉ dừng ở các thể thơ truyền thống "Nội dung mới cũng đòi hỏi một

20


hình thức mới. Một thể thơ đặc biệt không gò bó trong số chữ, số câu, không
cứng nhắc trong vần điệu, đã được hình thành .... Những bài Hoan hô chiến
sĩ Điện Biên, Ta đi tới của Tố Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên là những thành
công tốt đẹp của thể thơ này". Bởi nó đủ phóng khoáng để chứa đựng một

nội dung tình cảm sôi nổi nhưng cũng vẫn giữ được cốt cách êm đềm của
tiếng nói Việt Nam.
Ngoài ra bài Nhận định về thơ từ 1945 đến nay cũng giành riêng một
mục lớn để nêu lên "nhược điểm của thơ ca sau cách mạng '. Nhược điểm
được đề cập ở hai khía cạnh :
"Khuyết điểm chính là đa số các nhà thơ của chúng ta còn thiếu cái
hơi thở lớn lao của thời đại. Do thế mà còn thiếu chất lãng mạn cách mạng
trong thơ để nâng cao tâm hồn người đọc ... còn thiếu những bản anh hùng
ca của thời đại. Nhất là những ngày đầu cách mạng và kháng chiến trong thơ
ca còn nhiểu cái "rót" của tư tưởng tình cảm cũ, xa lạ với công nông, v ề sau
đã có nhiều tiến bộ rõ rệt nhưng thơ ca về con người công nhân hãy còn thưa
thớt, vắng vẻ.
Về hình thức ... vẫn còn thiếu cái nhuần nhuyễn về nghệ thuật cần
được "tăng cường chất thơ, chất suy nghĩ, hình tượng, chất cảm xúc, chất
nhạc điệu ... hơn nữa [54, 49].
Sau những đánh giá bao quát có năm tác phẩm thơ được chọn giảng:
Dọn về ỉàng của Nông Quốc Chấn sáng tác 1950, Thăm ỉúa của Trần Hữu
Thung sáng tác 1950, Đất nước của Nguyễn Đình Thi (1948 - 1955) và giới
thiệu phân tích giá trị tập thơ Việt Bắc cũng như giảng văn bài thơ Việt Bắc
(1955) của TỐ Hữu.
Như vậy, bộ sách giáo khoa trung học phổ thông đầu tiên chỉ chọn
giảng các tác phẩm tiêu biểu thuộc thơ ca thời kỳ chống Pháp.Nhìn chung,
sự tuyển chọn và giới thiệu thơ Việt Nam hiện đại vào SGK trung học phổ
thông của bộ SGK những năm 60 - 70 đã đáp ứng được yêu cầu của nền giáo
dục cách mạng buổi đầu. Trang bị những hiểu biết về thơ Việt Nam hiện đại
theo định hướng của Đảng, phù hợp với xã hội thời chiến, bồi dưỡng, nuôi
dưỡng, khích lệ tâm hồn, tinh thần của thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu nóng bỏng

21



của đất nước. Song nó mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng mục tiêu giáo dục của
thời chiến.
1.3. Thơ Việt Nam hiện đại trong bộ sách giáo khoa THPT những
năm 80.
Bộ sách giáo khoa được sử dụng những năm 80 chính là bộ sách giáo
khoa của những năm 60 - 70 đã được chỉnh lý. Có một sự thay đổi đáng kể ở
bộ sách giáo khoa này. Trước hết là về dung lượng. Do mốc thời gian được
nới rộng hơn nên nhiều tác giả, tác phẩm theo thời gian đã được khẳng định.
Vì vậy số lượng tác giả, tác phẩm được chọn giảng phong phú hom, quy mô
hơn. Tổng số tác phẩm được chọn giảng là 28 và số tác phẩm tuyển chọn đọc
thêm và bình chú là 31. Quả thật, so với số lượng tác phẩm được chọn giảng
ở bộ sách trước đã có sự vượt xa.
Vẻ chương trình, cấu tạo cũng tương tự như bộ SGK những năm 60 70. Nghĩa là cũng cấu tạo theo trật tự thời gian từ cổ điển đến hiện đại. Song,
trong mỗi khối lớp vẫn đan xen học những tác phẩm hiện đại khiến tiến trình
lịch sử văn học sắp xếp theo trật tự thời gian vẫn bị phá vỡ.
- Khối lớp 10 (tức lớp 8 cũ) học kỳ П chủ yếu học "Văn thơ hiện đại"
(chủ đề về cách mạng và kháng chiến chống Pháp), khồng có bài khái quát
chung chỉ chọn giảng 6 tác phẩm thơ : Cảnh rừng Việt Bắc của Hồ Chí
Minh, Đi thuyền trên sông đáy của Hồ Chí Minh, Đồng chí của Chính Hữu,
Bao giờ trỏ ỉại của Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất của Hoàng Trung
Thông, Thăm lúa của Trần Hữu Thung.
- Khối lớp 11 (tức lớp 9 cũ), cuối học kỳ I, theo tiến trình lịch sử văn
học, trong Chươtìg III - Văn học Việt Nam từ đầu th ế kỷ XX đến năm 1930,
khi đánh giá vể tình hình Văn học, SGK có đề câp đến việc đổi mới Văn học
trong giai đoạn này. Song, nội dung đổi mới chỉ dừng ở việc nêu lên những
đánh giá bước đầu trên hai khía cạnh : "Trước hết là vấn đề quốc ngữ" - sự
tiện lợi và vai trò của nó. Chữ quốc ngữ gắn liền với văn xuôi song việc này
còn gặp khó khăn vì việc sử dụng câu văn xuôi mới còn vụng về : "Câu văn
lê thê, thiếu rành mạch, hoặc nặng nề khó hiểu”. Sau nữa là vấn đề loại thể.

Sách giáo khoa cho rằng : cần bổ sung các thể loại tiểu thuyết, nghiên cứu,
phê bình nghị luận bằng tiếng Việt thay vì bằng chữ Hán và chữ Nôm, như

22


trước kia. Vì vậy cũng cần đổi mới phương pháp. Bên cạnh đó, báo chí, dịch
thuật được đánh giá là một phần quan trọng trong hoạt động văn học và có
tác dụng lớn trong việc góp phần xây dựng nền văn học mới.
Khi đánh giá đặc điểm của văn học thời kỳ này, SGK vẫn giữ cách
phân chia vãn học như bộ SGK những năm 60 - 70. "Văn học giai đoạn này
gồm ba bộ phận : Vân học nô dich, văn học bước đầu có xu hướng lăng
mạn hoặc xu hướng hiện thực phê phán ; văn học cách mạng" [82, 128].
Phần tuyển chọn các tác phẩm cụ thể có sự thay đổi đáng kể : Tác
phẩm Thề non nước của Tản Đà tiếp tục được chọn giảng. Nhưng với tác gia
Phan Bội Châu, tác phẩm Vì sao mất nước không được chọn giảng mà thay
vào đó là Bài ca chúc Tết Thanh niên và ba tác phẩm đọc thêm : Lưu biệt khi
xuất dương, Cảm tác trong nhà tù Quảng Đông, Hải ngoại huyết thư. Chiêu
hồn nước của Đông Kinh nghĩa thục được chuyển từ giảng văn sang đọc
thêm.
Học kỳ II của lớp 11, phần Văn học Việt Nam chỉ học Văn thơ hiện
đại. Trong đó, phần thơ Việt Nam hiện đại, được chọn học hoàn toàn thuộc
vế chủ đề chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội với 8 tác phẩm
trích giảng và một tác phẩm đọc - bình chú (cũng không có phần khái quát).
Cụ thể những tác phẩm được chọn giảng là Dáng đứng Việt Nam của Lê
Anh Xuân, Bóng cây Kơ nia của dân tộc Hơ-Rê do Ngọc Anh phỏng dịch,
Mồ anh hoa nỏ của Thanh Hải, Đất quê ta mênh mông của Dương Hương
Ly, Người đi tìm hình của nước của Chế Lan Viên, Bác ơi của Tố Hữu, Đoàn
thuyền đánh cá của Huy Cận, Đườìig ra mặt trận của Chính Hữu.
- Khôi lớp 12 (tức lớp 10 cũ) Văn học Việt Nam được kết cấu thành hai

phần :
+ Phẩn thứ n h ấ t: Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945.
+ Phần thử h a i: Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám đến nay.
Trong đó, phần văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 được chia
làm bốn chương :

23


Chương I : Khái quát
Chương n : Văn học ỉãng mạn được giới thiệu trong 7 trang có tính
chất khái quát. Ngoài hai phần giới thiệu về "các tổ chức' và đánh giá "ít
nhiều yếu tố tích cựcMtrọng tâm của "bài giảng nằm ở nhận định lớn in chữ
to trong mục n "Văn học lãng mạn Việt Nam căn bản là bạc nhược suy
đồi” [154,10] Không trích giảng một tác phẩm nào song có tuyển một bài
đọc thêm : Cây đàn muôn điệu của Thế Lữ nhưng trong phần câu hỏi hướng
dẫn tiếp nhận tác phẩm, SGK lại yêu cầu "Hãy phân tích và phê phán"
[154,16].
Chương III : Văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 được giới
thiệu trong 108 trang và đề cao giá trị của dòng văn học này trong
những dòng chữ in nghiêng : "Vân học hiện thực phê phán trong giơi
đoạn ỉ 930 - 1945, đã phản ánh được nhiều mặt và khá trung thành x ã
hội thực dân nửa phong kiến và đã tố cáo, phê phán c h ế độ đó, Văn
hoc hiên thực đã vạch trần bộ mặt tàn bạo thổi nát của thực dân
phong kiến ... diễn tả nổi thống khổ của các tầng ỉớp, nhân dân lao
động, ... ghi ỉạỉ ỏ một mức độ nhất định sự phản ứng của nhân dân ta,
tinh thán đoàn kết đấu tranh của công nông bỉnh ..." [154, 19, 20, 21].
Các tác phẩm được chọn giảng chủ yếu là văn xuôi, song có một bài
thơ trào phúng của Tú Mỡ được chọn giảng là Dân biểu tranh năng
(đoạn trích).









Chương IV - Văn học cách mọng ỉ 930 - 1945 được giới thiệu trong 66
trang. Ngoài bài khái quát hai tiết với những đánh giá "Văn học cách mạng
về số lượng ít hơn văn học hiện thực phê phán và văn học lãng mạn, nhưng
về tư tưởng, giá trị của nó rất cao ... thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lê
nin - nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa ... đã đưa vào văn học một nội dung
và một nghệ thuật mới không thể tìm thấy ở các dòng văn học khác của giai
đoạn" [154, 130] phần giới thiệu tác phẩm được chia làm ba mảng lớn :
M ảng th ứ nhất - Tập thơ Từ ấy của Tố Hữu được học khái quát
trong hai tiết, tiếp đó trích giảng hai bài thơ : Con cá chột nưa (1 tiết)
và Bà má Hậu Giang (2 tiết), đọc và bình chú năm tác phẩm : Từ ấy,
Tiếng hát sông Hương, Trăng trối, Đi, Xiiân đến (1 tiết).

24


×