Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

TỶ LỆ HIỆN MẮC MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH VÀ GÁNH NẶNG CHI PHÍ HỘ GIA ĐÌNH CHO CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN MẮC MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH TẠI XÃ LÂU THƯỢNG, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.51 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y H À NỘI
………***……….

VŨ XUÂN PHƯỚC

TỶ LỆ HIỆN MẮC MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH VÀ GÁNH
NẶNG CHI PHÍ HỘ GIA ĐÌNH CHO CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU
TRỊ BỆNH NHÂN MẮC MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH TẠI XÃ
LÂU THƯỢNG, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
Khóa 2005 - 2011

HÀ NỘI – 6/2011


2

BỘ
Ộ GIÁO DỤC
D
VÀ ĐÀO
Đ
TẠO
O

BỘ Y TẾ



TRƯỜNG Đ
ĐẠI HỌC
C Y H À NỘI
N
---------

---------

VŨ X
XUÂN PH
HƯỚC

T LỆ HIỆN
TỶ
H
MẮ
ẮC MỘT
T SỐ BỆN
NH MẠN
N TÍNH VÀ
V GÁN
NH
N
NẶNG
CH
HI PHÍ HỘ
H GIA ĐÌNH CHO
C
CHĂ

ĂM SÓC
C VÀ ĐIỀ
ỀU
TR
RỊ BỆNH
H NHÂN
N MẮC M
MỘT SỐ BỆNH MẠN
M
TÍN
NH TẠI XÃ
X
LÂU
L
THƯỢNG, HUYỆN
N VÕ NHA
AI, TỈNH
H THÁI NGUYÊ
ÊN
Chuyyên ngành: Kinh tế y tế

KH
HÓA LU
UẬN TỐT
T NGHIỆ
ỆP BÁC SĨ Y KH
HOA
Khóóa 2005 - 2011
2
Giáo viiên hướngg dẫn: TS. Hoàng Văăn Minh



À NỘI – 6/2011


3

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Hoàng
Văn Minh – giảng viên Bộ môn Kinh tế y tế, Khoa Y tế công cộng, người đã
hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình, tạo mọi điều kiện và đóng góp nhiều ý kiến
quý báu cho em trong suốt quá trình thực hiện, nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các anh/chị trong Đơn vị Đào tạo và Tư vấn
nghiên cứu khoa học – Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, chỉ
bảo, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình thực
hiện khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại Học Y Hà Nội,
Phòng Đào tạo Đại học, Phòng Công tác sinh viên, Khoa Y tế công cộng, Bộ
môn Kinh tế y tế, các thầy, cô, các anh chị, bạn bè và đặc biệt là gia đình đã
động viên, nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa
luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân, Trung tâm Y tế dự phòng
Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên, cùng các điều tra viên, nhân dân xã Lâu
Thượng đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi thực nghiệm khẳng định kết
quả của đề tài.
Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và
góp ý của thầy, cô, bạn bè đồng nghiệp để công trình nghiên cứu của tôi được
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011.

Sinh viên làm khóa luận
Vũ Xuân Phước


4

MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................... 4
1.1. Khái quát bệnh mạn tính. .................................................................... 4
1.2. Gánh nặng bệnh tật do bệnh mạn tính............................................... 4
1.3. Gánh nặng về kinh tế do bệnh mạn tính. ........................................... 6
1.4. Sự gia tăng bệnh mạn tính và các yếu tố nguy cơ. ............................ 9
1.5. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế.......................................................... 10
1.6. Giải pháp cho gánh nặng gây ra bởi bệnh mạn tính....................... 11

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................ 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................ 13
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................... 13
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu. ................................................................... 13
2.2.2. Thời gian nghiên cứu. .................................................................. 13
2.3. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................. 14
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. ..................................................................... 14
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu. ................................................................... 14
2.3.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin. ...................................... 14
2.3.3.1. Công cụ. .................................................................................. 14
2.3.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin. .................................................... 15
2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu. ............................................................. 15

2.4.1 Các biến số chung. ......................................................................... 15
2.4.2. Các biến số liên quan tới bệnh mạn tính. .................................... 16
2.4.3. Sử dụng dịch vụ và chi phí y tế. ................................................... 16
2.4.4. Chỉ số gánh nặng chi phí. ............................................................ 16
2.5. Sai số và cách khắc phục.................................................................... 17


5

2.5.1. Các sai số mắc phải trong quá trình nghiên cứu. ....................... 17
2.5.2. Cách khắc phục. ........................................................................... 18
2.6. Xử lý số liệu. ........................................................................................ 18
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu. ................................................................ 18
2.8. Hạn chế của nghiên cứu. .................................................................... 18

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................... 20
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu. ......................................................... 20
3.2. Tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính tự khai báo. ....................................... 24
3.3. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế và chi phí y tế. ................................ 29
3.4. Chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế. .............................. 34
3.5. Yếu tố liên quan đến chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế.
..................................................................................................................... 35

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................ 39
4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu. ......................................................... 39
4.2. Mô hình các bệnh mạn tính ………………………...…………….. 40
4.3. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế và chi phí y tế. ................................ 47
4.4. Chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế ………………...... 44
4.5. Các yếu tố liên quan ………………………………………...…….. 45


KẾT LUẬN ……………………………………………...……… 47
KIẾN NGHỊ .................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………... 52
PHỤ LỤC …………………………………………………...….. 56


6

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

20

Bảng 3.2 Tài sản của các hộ gia đình điều tra

21

Bảng 3.3 Tỷ lệ chi phí thảm họa (chi phí trực tiếp cho y tế của hộ
gia đình bằng hoặc lớn hơn 40% khả năng chi trả của hộ
gia đình)

34

Bảng 3.4 Tỷ lệ Nghèo hóa do chi phí y tế (gia đình không nghèo
nếu không phải chi phí cho y tế => trở thành nghèo vì
phải chi phí cho y tế)

34


Bảng 3.5 Mô hình hồi quy logistic phân tích 1 số yếu tố liên quan
đến chi phí thảm họa

35

Bảng 3.6 Mô hình hồi quy logistic phân tích 1 số yếu tố liên quan
đến nghèo hóa do chi phí y tế

37


7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1

Thu nhập hộ gia đình và cá nhân hàng năm

22

Hình 3.2

Tình hình kinh tế hộ gia đình xã Lâu Thượng

23

Hình 3.3

Tỷ lệ mắc bệnh mạn tính (bất kỳ bệnh nào)


24

Hình 3.4

Tỷ lệ mắc bệnh phổi

25

Hình 3.5

Tỷ lệ mắc bệnh khớp

25

Hình 3.6

Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch

26

Hình 3.7

Tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp

26

Hình 3.8

Tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ


27

Hình 3.9

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường

27

Hình 3.10

Tỷ lệ mắc các khối u

28

Hình 3.11

Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế nội trú 12 tháng qua ở xã
Lâu Thượng

Hình 3.12

29

Tỷ lệ các hộ sử dụng dịch vụ y tế ngoại trú trong 4
tuần qua

30

Hình 3.13


Chi phí điều trị nội trú 12 tháng qua

31

Hình 3.14

Chi phí điều trị ngoại trú 4 tuần qua

32

Hình 3.15

Chi phí tự điều trị trong 4 tuần qua

33


8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm Y tế

CBCNV

Cán bộ, công nhân viên


COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive
Pulmonary Disease)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

TBMMN

Tai biến mạch máu não

THA

Tăng huyết áp



Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đồng đô la Mỹ (United States dollar)

VNĐ


Việt Nam đồng

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong gần hai thập kỷ vừa qua, đổi mới ngành Y tế đã chiếm vị trí ưu
tiên cao trong chương trình phát triển và định hướng chiến lược của mỗi quốc
gia. Tại nhiều nước đang phát triển, chính phủ đang phải đối mặt với sức ép
ngày càng tăng nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng tài chính cho hệ thống
cung cấp dịch vụ y tế, đặc biệt là trong việc đổi mới nhằm nâng cao điều kiện
sống cho người nghèo.
Tuy nhiên, những thay đổi và xu hướng thực tiễn của ngành y tế trong
vòng hai thập kỷ qua thường mâu thuẫn với những mục tiêu đề ra. Nhìn
chung, tổng chi phí cho chăm sóc sức khỏe đã tăng nhanh hơn so với tốc độ
tăng trưởng kinh tế [3]. Cùng với sự phát triển của xã hội, trong lĩnh vực y tế
bệnh mạn tính đang trở thành vấn đề nổi cộm và ảnh hưởng ngày càng lớn tới
cuộc sống của người dân và toàn xã hội.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh mạn tính là bệnh có thời gian ủ bệnh
và quá trình diễn biến bệnh kéo dài [30], thời gian bị bệnh là từ 3 tháng trở
lên. Bệnh mạn tính không thể ngăn ngừa bằng vắc xin, không thể chữa khỏi
hoàn toàn và cũng không tự biến mất. Bệnh mạn tính phần lớn không do vi
khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nấm gọi là bệnh mạn tính không lây nhiễm.
Xu hướng hiện nay trên thế giới là bệnh mạn tính không lây nhiễm ngày càng
tăng.

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh các bệnh mạn
tính không những gây ra nhiều trường hợp tử vong mà còn gây ra nhiều ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc sống, tình trạng kinh tế của người dân nói riêng
cũng như gây ra những gánh nặng cho hệ thống y tế, cộng đồng và toàn xã hội
nói chung.
Bốn trong số các bệnh mạn tính thường gặp nhất là bệnh tim mạch, ung
thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh tiểu đường. Ngoài ra các


2

bệnh mạn tính khác như bệnh khớp, tâm thần…cũng đang ngày càng gia tăng.
Các yếu tố nguy cơ cao là tăng huyết áp, hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn
uống không lành mạnh, các stress và thiếu các hoạt động thể chất. Ngày nay,
tỷ lệ phổ biến của các yếu tố nguy cơ trên đang ngày càng gia tăng trên toàn
cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [21] [19]. Hành động cần thiết và
cấp bách hiện nay để ngăn ngừa các bệnh mạn tính nên tập trung vào việc
khống chế, theo dõi và kiểm soát các yếu tố nguy cơ trên cũng như nhiều yếu
tố nguy cơ khác một cách thích hợp.
Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam đang trải qua thời
kỳ phát triển mạnh mẽ trong đó có sự thay đổi nhiều về mặt dịch tễ học, có sự
gia tăng đáng kể gánh nặng bệnh tật và kinh tế gây ra bởi các bệnh mạn tính.
Theo thống kê của Bộ Y tế thì bệnh mạn tính đang là nguyên nhân hàng đầu
gây ra bệnh tật và tử vong tại các bệnh viện ở nước ta. Các trường hợp nhập
viện do các bệnh mạn tính đã tăng lên từ 39% trong năm 1986 cho tới 68%
trong năm 2008. Tỷ lệ trường hợp tử vong do các bệnh mạn tính tại các bệnh
viện cũng đã tăng từ 42% vào năm 1986 lên 69% vào năm 2008 [5].
Bên cạnh những tổn thất về người ngày càng lớn, những chi phí mà
bệnh mạn tính gây ra cũng ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của
người dân, đặc biệt là đối với những người nông dân, người nghèo.

Hiện nay trên thế giới, các nghiên cứu về bệnh mạn tính đa phần tập
chung vào tìm hiểu, phân tích gánh nặng của từng bệnh riêng lẻ như: ung thư,
tăng huyết áp, COPD…các nghiên cứu tập trung vào một số bệnh mạn tính là
không nhiều. Việc đi sâu nghiên cứu gánh nặng của một số bệnh sẽ cho một
cái nhìn bao quát hơn về tình hình bệnh tật của người dân và gánh nặng chi
phí chung mà họ phải chi trả .
Ở Việt Nam, mặc dù số lượng các nghiên cứu về bệnh mạn tính đã tăng
đáng kể trong thời gian gần đây, nhưng hiện vẫn còn rất thiếu các nghiên cứu


3

về chi phí chăm sóc và điều trị của người dân bị mắc các bệnh này. Những
thông tin này là rất cần thiết cho việc lập kế hoạch và triển khai các giải pháp
can thiệp hiệu quả để giảm gánh nặng bệnh tật gây ra bởi các bệnh mạn tính.
Vì các lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Tỷ lệ hiện mắc
một số bệnh mạn tính và gánh nặng chi phí hộ gia đình cho chăm sóc và
điều trị bệnh nhân mắc một số bệnh mạn tính tại xã Lâu thượng, huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ hiện mắc một số bệnh mạn tính tự khai báo tại xã Lâu
thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên năm 2010.
2. Xác định mức chi phí y tế và gánh nặng chi phí của hộ gia đình cho
chăm sóc và điều trị bệnh nhân mắc một số bệnh mạn tính tại địa
bàn nghiên cứu.
3. Phân tích một số yếu tố liên quan tới gánh nặng chi phí của hộ gia
đình cho chăm sóc và điều trị bệnh nhân mắc một số bệnh mạn tính
tại địa bàn nghiên cứu.


4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái quát bệnh mạn tính.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh mạn tính là bệnh có thời gian ủ bệnh
và quá trình diễn biến bệnh kéo dài, thời gian bị bệnh là từ 3 tháng trở lên
[30]. Trong thời gian đầu mắc bệnh thường không biểu hiện triệu chứng hoặc
biểu hiện ở mức độ nhẹ, không gây ra nhiều khó chịu nên bệnh nhân chủ quan
và khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn nặng, việc điều trị vì thế mà càng
trở nên phức tạp và tốn kém, do đó ảnh hưởng do mắc bệnh mạn tính gây ra
về mặt sức khỏe và chi phí cho việc chăm sóc, điều trị càng trở nên lớn hơn.
1.2. Gánh nặng bệnh tật do bệnh mạn tính.
Bệnh mạn tính không những là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp tử
vong mà còn đem đến những gánh nặng về mặt kinh tế và nhiều ảnh hưởng
khác cho người dân nói riêng cũng như cộng đồng và toàn xã hội nói chung.
Bệnh mạn tính đã được chứng minh là một trong số những nguyên
nhân hàng đầu gây nên tử vong, một tổn thất lớn về mặt con người. Một ước
tính của WHO cho thấy, trong số 516.000 ca tử vong tại Việt Nam trong năm
2002 thì có tới 341.000 (66%) ca là do các bệnh mạn tính (chủ yếu là bệnh
tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu não và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính).
Tỷ lệ tử vong do các bệnh mạn tính là 664,1/100.000 người [28].
Một thống kê khác cũng cho thấy các bệnh mạn tính không lây nhiễm
chính như bệnh mạn tính, đái tháo đường, ung thư và bệnh đường hô hấp
chiếm 57% trong số 59 triệu ca tử vong hàng năm và 46% gánh nặng bệnh tật
toàn cầu. Mỗi năm, nhồi máu cơ tim gây chết 7,2 triệu người, đột quỵ (nhồi
máu não và xuất huyết não) gây chết 5,5 triệu người còn tăng huyết áp và các
bệnh tim khác gây chết 3,9 triệu người [34].
Một khảo sát về bệnh tiểu đường ở nước ta thực hiện trong năm 2002,
cho thấy một tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường chung trong cả nước là 2,7%, tính



5

riêng tỷ lệ này thì thấp hơn ở khu vực miền núi (2,1%) và cao hơn tại các
thành phố lớn (4,4%). Cuộc khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ những người giảm
dung nạp với glucose là 7,3%, cho thấy khả năng tăng mạnh trong tương lai
về tỷ lệ bệnh tiểu đường [20] [22] đòi hỏi cần phải có những biện pháp can
thiệp kịp thời và có hiệu quả hơn bao giờ hết.
Hiện nay trong số các bệnh mạn tính, căn bệnh ung thư đang là một bài
toán nan giải, một gánh nặng đối với ngành y tế, mặc dù đã có rất nhiều
nghiên cứu nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra phương thức chữa trị hữu hiệu do
đó nó vẫn là căn bệnh đáng sợ nhất với con người. Số liệu thống kê từ việc
đăng ký bệnh ung thư tại Việt Nam cho thấy, trong năm 2000, tổng số trường
hợp mắc ung thư trong cả nước là 68.810 người (36.024 nam giới, 32.786 nữ
giới). Tỷ lệ thô của bệnh ung thư là 91,5/100.000 người ở nam giới và
81,5/100.000 người ở nữ giới. Các con số này tương tự như ở các nước đang
phát triển và thấp hơn so với các nước phát triển [4].
Tăng huyết áp (THA) cũng là một trong số những bệnh mạn tính phổ
biến nhất trên thế giới. THA không chỉ có ảnh hưởng lớn đến gánh nặng bệnh
lý tim mạch mà còn có ảnh hưởng nhiều đến gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
“Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), THA là một trong sáu yếu tố
nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Tần suất
THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức rất cao, đặc
biệt ở các nước phát triển. Tần suất THA là 28,7% ở Hoa Kỳ (2000); 22% ở
Canada (1992); 45,9% ở CuBa; 38,8% ở Anh (1998); 38,4% ở Thuỵ Điển
(1999); 26,3% ở Ai Cập (1991); 15,4% ở Cameroon (1995); 27,2% ở Trung
Quốc (2001); 20,5% ở Thái Lan (2001); 26,6% ở Singapore (1998)...” [17]
Các biến chứng của THA là rất nặng nề như tai biến mạch máu não,
nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù loà... Những biến chứng này có ảnh
hưởng lớn đến người bệnh, gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần



6

cũng như vật chất của gia đình bệnh nhân và xã hội. “THA là nguyên nhân
chính (chiếm 59,3% các nguyên nhân) gây ra tai biến mạch máu não
(TBMMN). Theo niên giám thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc TBMMN là
47,6/100.000 dân. Như vậy, hàng năm có khoảng 39.980 ca bị TBMMN và có
khoảng 15.990 người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động do TBMMN/năm.”
[17].
Ở nước ta cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có hệ thống quản lý và dự
phòng đối với bệnh THA, các hoạt động y tế hiện mới chỉ tập trung cho công
tác điều trị bệnh tại các bệnh viện. Chưa có mô hình dự phòng, ghi nhận và
quản lý bệnh THA tại cộng đồng. Công tác tuyên truyền bệnh THA tại cộng
đồng cũng chưa được sâu rộng, các hoạt động điều tra dịch tễ, đào tạo cán bộ
cho công tác phòng chống THA tại cơ sở còn rất hạn chế. Ngân sách đầu tư
cho công tác quản lý THA tại cộng đồng cũng còn khá khiêm tốn.
1.3. Gánh nặng về kinh tế do bệnh mạn tính.
Bệnh mạn tính là một chi phí lớn và là một gánh nặng kinh tế cho xã
hội sâu sắc. Các chi phí kinh tế vĩ mô do các bệnh mạn tính bao gồm:
- Chi phí trực tiếp:
Là những chi phí nảy sinh cho hệ thống y tế, cộng đồng và gia đình
người bệnh để giải quyết trực tiếp bệnh tật. Chi phí này lại gồm 2 loại:
+ Chi phí trực tiếp cho điều trị: là các chi phí cho chăm sóc y tế liên
quan đến chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị bệnh…
+ Chi phí trực tiếp không cho điều trị: là những chi phí trực tiếp không
liên quan đến quá trình khám và điều trị như chi phí đi lại, ở trọ…
- Chi phí gián tiếp:
Là những chi phí mà thực tế không phải chi trả, chi phí này được định
nghĩa là mất thu nhập do mất đi khả năng lao động do mắc bệnh mà bệnh



7

nhân, gia đình bệnh nhân, người chủ (nơi bệnh nhân làm việc) của người bệnh
và xã hội phải gánh chịu.
- Chi phí vô hình hay chi phí phi vật thể:
Là các chi phí do đau đớn, căng thẳng, lo lắng, giảm sút chất lượng
cuộc sống của người bệnh và gia đình, mất thời gian nghỉ ngơi, vv… [2]
Các khoản chi phí trực tiếp và gián tiếp sau đó được giả định là sự mất
mát của GDP [30].
Abegunde và các cộng sự, sử dụng phương pháp mô hình tiếp cận, đã
cung cấp một ước tính về thiệt hại kinh tế vĩ mô do bệnh mạn tính vành, đột
quỵ và tiểu đường ở 23 quốc gia vào năm 2005. Các con số ước tính cho Việt
Nam khoảng 20 triệu USD (chiếm 0,033% GDP của quốc gia hàng năm). Ước
tính sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2015 nếu không có những biện pháp can
thiệp kịp thời. Các khoản lỗ tích lũy trong GDP do các bệnh mạn tính tại Việt
Nam từ năm 2006 và 2015 có thể sẽ tăng lên khoảng 270.000.000 USD. Các
con số cho Việt Nam thấp hơn so với các nước đang phát triển khác trong khu
vực như Indonesia (cộng dồn các khoản lỗ là 4,18 tỷ USD), Thái Lan (1,49 tỷ
USD), và Philippines (620.000.000 USD)… [18].
Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong các bệnh lý tim mạch,
chi phí trực tiếp để điều trị bệnh TBMMN ở nước ta là 144 tỷ VNĐ/năm,
trong đó hậu quả do THA gây ra là 85,4 tỷ VNĐ [17].
Một thực nghiệm gần đây nghiên cứu về các chi phí liên quan tới việc
hút thuốc tại Việt Nam trong năm 2005 báo cáo rằng tổng chi phí chăm sóc
sức khỏe bệnh nhân nội trú mắc các bệnh do hút thuốc lá ở Việt Nam ít nhất
cũng vào khoảng 77.500.000 USD. Nó chiếm khoảng 0,22% GDP của Việt
Nam và 4,3% tổng chi tiêu y tế. Phần lớn các chi phí có liên quan đến điều trị
COPD (68.900.000 USD/năm) tiếp theo là ung thư phổi (5.200.000
USD/năm) và bệnh tim thiếu máu cục bộ (3.300.000 USD/ năm). Chính phủ



8

chi trả trực tiếp tài chính khoảng 51% cho các chi phí này. Phần còn lại được
tài trợ hoặc của hộ gia đình (34%) hoặc bằng các hình thức bảo hiểm khác
nhau (15%) [26]. Các chi phí thật sự sẽ là còn là cao hơn nhiều nếu thống kê
tất cả các bệnh liên quan đến hút thuốc lá, chăm sóc bệnh nhân ngoại trú, tỷ lệ
tử vong và các chi phí liên quan khác.
Nghiên cứu của Ngô Văn Toàn về xu hướng sử dụng dịch vụ y tế và giá
thành khám chữa bệnh tại huyện Võ Nhai, Thái Nguyên năm 2001 cho thấy
cùng với sự gia tăng của tốc độ khám chữa bệnh, chi phí trung bình cho một
lần khám chữa bệnh có xu hướng tăng nhanh từ năm 1995 (6.465 đồng) đến
năm 1998 (26.538 đồng) và đến năm 2001 là 38.788 đồng [14].
Trong một nghiên cứu gần đây của Hoàng Văn Minh và cộng sự về chi
phí điều trị bệnh mạn tính tại Thành Phố Hà Đông năm 2009 cho thấy chi phí
cho 1 đợt điều trị nội trú bệnh mạn tính là 6.261.204 đồng, chi phí 1 lần điều
trị ngoại trú là 476.107 và chi phí một lần tự điều trị là 107.784 đồng. Các con
số này đều cao hơn chi phí trung bình cho 1 điều trị tại Việt Nam (chi phí 1
đợt điều trị nội trú là 1.913.571 đồng, 1 lần điều trị ngoại trú là 328.491 đồng
và 1 lần tự điều trị là 58.373 đồng) [11]. Các chi phí trên vào thời điểm hiện
tại khi kinh tế thế giới có rất nhiều biến động và sự gia tăng của cơn bão giá ở
Việt Nam chắc chắn còn cao hơn rất nhiều. Điều đó cho thấy các bệnh tật đặc
biệt là bệnh mạn tính là nguyên nhân gây ra những tổn thất đáng kể cho nền
kinh tế của gia đình và xã hội.
Những gánh nặng do bệnh mạn tính gây ra không chỉ dừng lại ở chi phí
trực tiếp, mà còn ở sự tiêu hao về các nguồn lực khác. Những người mắc bệnh
mạn tính, phải chịu đựng sự đau đớn về mặt thể xác, tinh thần (chi phí phi vật
thể). Bên cạnh số tiền phải bỏ ra để chi trả cho việc chăm sóc, điều trị, họ còn
tiêu tốn về mặt thời gian trong khi với thời gian đó họ có thể làm những việc

khác kiếm tiền thay vì nằm viện hay điều trị tại nhà. Ngoài ra còn nhiều


9

khoản chi phí liên quan khác như: chi phí cho phương tiện di chuyển, đi lại,
ăn ở, sinh hoạt, chi phí cho người thân đi kèm chăm sóc (chi phí gián tiếp)…
Những chi phí trên, nếu tính về mặt kinh tế cũng là rất lớn. Trong phạm vi của
nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung đi sâu vào tìm hiểu những chi phí trực
tiếp cho y tế mà người dân phải chi trả.
1.4. Sự gia tăng bệnh mạn tính và các yếu tố nguy cơ.
Sự phát triển về đời sống xã hội đã kéo theo sự gia tăng đáng kể về
bệnh tật (trong đó có nhiều bệnh mạn tính) và các yếu tố nguy cơ. Hiện nay,
trên thế giới có hơn một tỉ người cân nặng vượt chuẩn và ít nhất 300 triệu
người bị béo phì. Ước tính có khoảng 177 triệu người bị đái tháo đường, phần
lớn là đái tháo đường típ 2 và hai phần ba số người bị đái tháo đường sống tại
các nước đang phát triển. Khoảng 75% các bệnh mạn tính là do các yếu tố
chính sau gây ra: rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, chế độ ăn ít rau và trái cây,
ít vận động thân thể và hút thuốc lá. Thống kê của Hoa Kỳ cho thấy trong số
những người từ 65 tuổi trở lên, có tới 75% số người bị ít nhất một bệnh mạn
tính và 50% bị ít nhất 2 bệnh mạn tính [34].
Đối với Việt Nam, sau hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã có
những bước chuyển mình mạnh mẽ, kinh tế không ngừng phát triển, đời sống
nhân dân ngày càng nâng cao, điều đó càng giúp nhân dân có điều kiện được
chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn. Cũng như các nước trên thế giới, song hành
với sự phát triển đó là sự gia tăng của bệnh tật và các yếu tố nguy cơ được
cho là hệ quả của sự phát triển về mức sống của người dân. Gánh nặng bệnh
tật do các bệnh mạn tính ở Việt Nam cũng là đáng kể. Theo số liệu thống kê
quốc gia từ năm 1986 đến năm 2003, tỷ lệ nhập viện do bệnh mạn tính đã
tăng từ 39% lên đến 68% [3]. Một nghiên cứu trên dân số ở nông thôn Việt

Nam cho thấy rằng 39% số người từ 25-74 tuổi cho biết ít nhất một trong


10

những bệnh mạn tính. Hơn 10% trong số họ báo cáo rằng có hai hoặc nhiều
bệnh mạn tính [23].
Căn bệnh ung thư hiện nay ở Việt Nam cung như trên thế giới đang
tăng lên rất nhanh so với 10 năm trước. Cũng theo một số liệu mới công bố tại
Hội thảo Quốc gia phòng chống ung thư tổ chức ngày 7-10-2010 tại Hà Nội,
mỗi năm Việt Nam có khoảng 75.000 người chết vì bệnh ung thư, tới năm
2010 có 126.300 ca mắc mới. Phụ nữ mắc phải căn bệnh này chiếm tới
134,9/100.000 người [9] [32].
Tỷ lệ THA tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng. “Theo thống kê của
Giáo sư Đặng Văn Chung năm 1960, tần suất THA ở người lớn phía Bắc Việt
Nam chỉ là 1% và hơn 30 năm sau (1992), theo điều tra trên toàn quốc của
Trần Đỗ Trinh và cộng sự thì tỷ lệ này đã là 11,7%, tăng lên hơn 11 lần và
mỗi năm tăng trung bình 0,33%. Và 10 năm sau (2002), theo điều tra dịch tễ
học THA và các yếu tố nguy cơ tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam ở người dân lớn
hơn hoặc bằng 25 tuổi thì tần suất THA đã tăng đến 16,3%, trung bình mỗi
năm tăng 0,46%. Như vậy, tốc độ gia tăng về tỷ lệ THA trong cộng đồng ngày
càng tăng cao. Tỷ lệ THA ở vùng thành thị là 22,7%, cao hơn vùng nông thôn
(12,3%). Với dân số hiện nay khoảng 84 triệu người (2007), Việt Nam ước
tính có khoảng 6,85 triệu người bị THA, nếu không có các biện pháp dự
phòng và quản lý hữu hiệu thì đến năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu người Việt
Nam bị THA” [17] [33].
1.5. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế.
Bệnh tật, ốm đau thực sự trở thành gánh nặng kinh tế trong cuộc sống
của mỗi người dân, nhất là với người nghèo nên họ ít có cơ hội tiếp cận với
các dịch vụ y tế chất lượng cao. Phần lớn họ chỉ dám sử dụng dịch vụ nội trú

tại bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và nhiều hơn
cả là tự điều trị vì không đủ tiền để tiếp cận các dịch vụ y tế cao hơn.


11

Điều tra mới nhất cho thấy, số người nghèo sử dụng dịch vụ nội trú tại
bệnh viện tuyến tỉnh là 23%, chưa bằng một nửa so với người giàu là 51%.
Còn đối với các bệnh viện lớn ở Trung ương, chỉ có 3,9% người nghèo sử
dụng các dịch vụ y tế. Đáng buồn hơn, mặc dù chỉ tiếp cận dịch vụ y tế ở mức
thấp nhưng gánh nặng chi phí y tế dồn lên đôi vai người nghèo lại nặng nề
nhất trong các nhóm dân cư. Có tới gần 60% số hộ gia đình nghèo mắc nợ do
chi phí khám chữa bệnh và 67% phải vay mượn tiền để chi trả điều trị nội trú
[35]. Chi phí dịch vụ y tế cao đã đẩy nhiều hộ gia đình nghèo rơi vào cảnh
kiệt quệ.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phượng, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại
Việt Nam cho biết, mỗi năm cả nước có khoảng 774.000 hộ rơi vào cảnh
nghèo đói, chiếm khoảng 3,7% số hộ gia đình Việt Nam vì phải trả chi phí
quá lớn cho khám chữa bệnh. Thậm chí, ngay cả khi người nghèo có bảo hiểm
y tế hoặc được miễn giảm viện phí, gánh nặng chi trả dịch vụ y tế vẫn là quá
lớn, dù mức chi phí này chỉ là một phần rất nhỏ so với người có thu nhập bình
thường. Với những bất cập trên, người nghèo hiện đang gặp rất nhiều khó
khăn khi đi viện [35].
1.6. Giải pháp cho gánh nặng gây ra bởi bệnh mạn tính.
Hiện nay ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, một giải pháp quan
trọng và có ý nghĩa nhất để giảm bớt gánh nặng bệnh tật (đặc biệt là với người
nghèo) chính là Bảo hiểm Y tế (BHYT) với nhiều hình thức khác nhau. Triết
lí của chương trình này là “lá lành đùm lá rách” (tương trợ xã hội), người giàu
hỗ trợ người nghèo, người có việc làm hỗ trợ người không có việc làm, và
người khỏe mạnh hỗ trợ người có bệnh.

Tuy nhiên trên thực tế, việc triển khai loại hình này còn gặp rất nhiều
khó khăn, diện bao phủ trên dân cư còn thấp, không phải ai cũng nhận thức
được lợi ích của chương trình, không phải ai cũng có điều kiện để mua


12

BHYT. Bên cạnh đó trong cơ chế thực hiện vẫn còn nhiều phức tạp gây nhiều
phiền toái cho người dân, các khoản chi phí ngoài BHYT mà người bệnh phải
chi trả vẫn còn thực sự nhiều và là một gánh nặng lớn cho người bệnh.
Với tầm quan trọng và tính cấp thiết trên, việc đi sâu vào nghiên cứu
mô hình bệnh tật, đặc biệt là bệnh mạn tính, các khoản chi phí phải chi trả khi
mắc bệnh sẽ cung cấp những thông tin vô cùng quý báu để có thể đề ra những
kế hoạch và những can thiệp có hiệu quả giúp giảm bớt gánh nặng do bệnh
mạn tính gây ra cho người dân. Điều này thực sự cần thiết và đặc biệt có ý
nghĩa rất lớn với người nghèo.


13

CH
HƯƠNG
G 2: PHƯ
ƯƠNG PH
HÁP NGH
HIÊN CỨ
ỨU
2.1
1. Đối tượn
ng nghiên cứu.

Người dân thuộcc các hộ giaa đình
.
2.2
2.1. Địa điểểm nghiên
n cứu.
, huyện Võ Nhai, tỉnh
Thhái Nguyên
n. Xã Lâu Thượng
T
nằằm dọc theeo đường qquốc lộ 1B. Diện tíchh của
xã là 400 ha. Có khoảnng 7000 ngư
ười sống ở 11 thôn. N
Năm 2006
6, tỷ lệ sinhh thô
là 14,9 ‰, tỷ
ỷ lệ chết thhô là 5,18 ‰ và tỷ lệ trẻ em tử vong dướii 5 tuổi là 10,9
Xã Lâu Thư
ượng cách Thủ
‰.. Số hộ giaa đình nghhèo năm 20008 ở xã làà 36 %. X
đô Hà Nội 90
0 km về phhía Bắc.

Lâu
Thượng

Việt Nam
N

X Lâu Thư


ượng

2.2
2.2. Thời gian
g
nghiên
n cứu.
Nghiênn cứu được tiến hànhh trong thờ
ời gian từ tháng 9/2010 đến thháng
12//2010.


14

2.3. Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.
Đây là nghiên cứu dựa trên phương pháp mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu.
Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang được tính theo công thức ước
lượng 1 tỷ lệ trong quần thể
1- p
n = Z2 (1-α/2)) ----------------ε2 p
Trong đó:

Z(1-α/2)=1,96
α = 0,05
ε độ chính xác tương đối = 15%
p = tỷ lệ bệnh nhân có mắc bất cứu bệnh mạn tính nào=35% (từ

nghiên cứu trước đây tại huyện Ba vì) [27].

Ö n=318
Điều chỉnh với hệ số thiết kế =2 khi nghiên cứu lấy toàn bộ hộ gia đình=> cỡ
mẫu cần là 640 người. Lấy thêm 10% để khống chế tỷ lệ không trả lời-> cỡ
mẫu cần có là 700 (tương đương 200 hộ gia đình).
2.3.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin.
2.3.3.1. Công cụ.
Bộ câu hỏi phỏng vấn đã được thiết kế sẵn bởi các nghiên cứu viên (có
tham khảo các bộ câu hỏi đã áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới) và được
xin ý kiến của các chuyên gia.


15

2.3.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin.
Đội ngũ nhân viên từ các trung tâm y tế xã và trung tâm dân số xã đã
tham gia vào quá trình thu thập số liệu.
Tất cả các điều tra viên đã qua đào tạo 2 ngày dưới sự hướng dẫn của
nhóm nghiên cứu viên Trung ương. Trong thời gian đào tạo, mọi câu hỏi đã
được đưa ra nghiên cứu và thảo luận. Các vấn đề phát sinh về bộ câu hỏi cũng
như các thắc mắc về tình hình thực tế tại địa phương đã được trao đổi thỏa
đáng để bộ câu hỏi thực sự rõ ràng với các điều tra viên. Các nhóm thu thập
số liệu cũng đã tiến hành phỏng vấn thử, sau đó các vấn đề gặp phải đã được
nêu ra và được làm rõ bởi các giảng viên.
Để có được thông tin chính xác về tình hình sức khỏe và các chi phí y
tế, người chủ hộ gia đình (hoặc các thành viên khác trong gia đình) cũng được
kiểm tra chéo thông tin hàng tháng từ các cơ sở y tế.
2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu.
2.4.1 Các biến số chung.
Là các thông tin chung về dân số của 2 xã và của người mắc bệnh mạn
tính, bao gồm:

- Giới tính (nam, nữ)
- Độ tuổi
- Trình độ học vấn (chưa tốt nghiệp tiểu học; tiểu học; trung học, phổ
thông; trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc cao hơn)
- Tình trạng nghề nghiệp hiện tại (đang đi làm, không đi làm)
- Thu nhập trung bình của hộ gia đình hàng năm
- Thu nhập bình quân đầu người/tháng
- Chi tiêu bình quân đầu người/tháng
- Xếp loại hộ gia đình (nghèo, không nghèo)


16

2.4.2. Các biến số liên quan tới bệnh mạn tính.
Là các biến số về bệnh mạn tính tự khai báo của người dân. Có 7 bệnh
mạn tính được đưa vào nghiên cứu: khối u, cao huyết áp, bệnh tiểu đường,
bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh phổi, bệnh khớp. Một người được coi là mắc
bệnh mạn tính trên nếu như họ khai báo được nhân viên y tế chẩn đoán là mắc
1 trong 7 bệnh nêu trên .
2.4.3. Sử dụng dịch vụ và chi phí y tế.
- Sử dụng dịch vụ nội trú và chi phí y tế trực tiếp cho điều trị nội trú
trong 12 tháng qua
- Sử dụng dịch vụ ngoại trú và chi phí y tế trực tiếp cho các dịch vụ
ngoại trú trong 4 tuần qua
- Tự điều trị (mua thuốc, mua vật tư, vật dụng y tế) trong 4 tuần qua
2.4.4. Chỉ số gánh nặng chi phí.
Chúng tôi sử dụng định nghĩa và phương pháp tính toán của Tổ chức Y
tế thế giới [29] để đánh giá gánh nặng chi phí:
• Chi phí trực tiếp của hộ gia đình cho y tế: bao gồm các khoản tiền mà hộ
gia đình phải trả vào thời điểm họ sử dụng dịch vụ y tế

o Bao gồm: tiền khám, tiền thuốc, tiền giường, tiền xét nghiệm, vv...
o Không bao gồm: đi lại, bồi dưỡng, chi cho mua BHYT, các khoản
được BHYT chi trả, vv...
• Chi phí cho lương thực, thực phẩm (không bao gồm chi phí ăn ở nhà hàng,
tiệc, thuốc lá, rượu)
• Chi phí thiết yếu: là các khoản chi tối thiểu để duy trì cuộc sống của hộ gia
đình. Ðược tính dựa trên “ngưỡng nghèo” lương thực, thực phẩm.
• Khả năng chi trả:
o Nếu chi phí thiết yếu nhỏ hơn chi phí cho lương thực, thực phẩm thì
khả năng chi trả được tính bằng tổng chi phí trừ chi phí thiết yếu


17

o Nếu chi phí thiết yếu lớn hơn chi phí cho lương thực, thực phẩm thì
khả năng chi trả được tính bằng tổng chi phí cho lương thực, thực
phẩm
Hai chỉ số quan trọng được tính toán là:
• Chi phí “thảm họa” (Catastrophic expenditure): Chi phí y tế của các thành
viên trong gia đình cao tới mức mà hộ gia đình phải giảm chi tiêu của họ
cho các khoản khác. Chi phí trực tiếp cho y tế của hộ gia đình (Out-ofpocket health expenditure) bằng hoặc lớn hơn 40% khả năng chi trả (The
household′s capacity to pay) của gia đình họ
Chi phí y tế
---------------- >= 40%
Khả năng chi trả
• “Nghèo hóa” do chi phí y tế (Impoverishment): gia đình không nghèo nếu
không phải chi phí cho y tế => trở thành nghèo vì phải chi phí cho y tế
tổng chi phí >= chi phí thiết yếu
tổng chi phí - chi phí y tế < chi phí thiết yếu
2.5. Sai số và cách khắc phục.

2.5.1. Các sai số mắc phải trong quá trình nghiên cứu.
- Sai số do bị từ chối hoặc không trả lời câu hỏi.
- Sai số do đối tượng nói dối.
- Sai số do thu thập thông tin.
- Sai số nhớ lại: đối tượng phỏng vấn thường là những người cao tuổi,
các thông tin yêu cầu thời gian nhớ lại xa do đó không nhớ được chính xác
khi trả lời phỏng vấn.


×