Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARVVÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊTẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH TỪ THÁNG 12/2005 ĐẾN THÁNG 12/2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.74 KB, 55 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

-------------******------------

BÁO CÁO HỘI NGHỊ KHCN TUỔI TRẺ CẤP TRƯỜNG
ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
THÁI BÌNH TỪ THÁNG 12/2005 ĐẾN THÁNG 12/2010

Báo cáo viên: SV Phạm Thị Lan lớp YHDPK1B
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Phạm Mỹ Ngọc
BSCKII. Vũ Thị Thúy

Thái Bình – 2012


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

-------------******------------

BÁO CÁO HỘI NGHỊ KHCN TUỔI TRẺ CẤP TRƯỜNG
ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
THÁI BÌNH TỪ THÁNG 12/2005 ĐẾN THÁNG 12/2010
Báo cáo viên: SV Phạm Thị Lan lớp YHDPK1B
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Phạm Mỹ Ngọc
BSCKII. Vũ Thị Thúy



Nhóm nghiên cứu:
Nguyễn Thị Tâm Lớp YHDPK1B
Trần Thị Mai Lớp YHDPK1B
Lê Thị Liệu Lớp YHDPK1B

Thái Bình - 2012


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS
ARV
CMV
HAART
HIV
IRIS
LS
MAC
MD
NTCH
PHMD
PKNT

AcquiredImmuneDeficiency Syndrome): Hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải
Antiretrovirus
Cytomegalovirus
Highly active antiretroviral therapy): Liệu pháp
Kháng vi rút hoạt tính cao
(Human immuno deficiecy virus): virus gây suy giảm

miễn dịch ở người
Immune Restoration Syndrrome or Disease (Hội
chứng viêm phục hồi miễn dịch)
Lâm sàng
Mycobacterium avium comple
Miễn dịch
Nhiễm trùng cơ hội
Phục hồi miễn dịch
Phòng khám ngoại trú


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
1.1. Đặc điểm của nhiễm HIV/AIDS............................................................3
1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS hiện nay.................................................8
1.3. Tình hình điều trị HIV bằng ARV.....................................................13
CHƯƠNG II...................................................................................................19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................19
2.1. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu........................................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................20
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu...................................................................23
2.4. Xử lý số liệu.........................................................................................23
1. Đặc điểm bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV tại khoa Truyền nhiễm
Bệnh viện Đa khoa Thái Bình...................................................................24
2. Yếu tố liên quan tuân thủ điều trị ARV:................................................29
BÀN LUẬN......................................................................................................32

1. Đặc điểm của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV tại khoa Truyền
nhiễm bệnh viện Đa khoa Thái Bình.........................................................32
1. Đặc điểm bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV tại khoa Truyền nhiễm
bệnh viện Đa khoa Thái Bình....................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................40


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học...................................................................24
Bảng 2. Số lượng tế bào CD4 trước điều trị ARV........................................25
Bảng 3. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm virus viêm gan............................................26
Bảng 4. Nhiễm trùng cơ hội thường gặp trước điều trị ARV.........................26
Bảng 5. Tỷ lệ tử vong theo thời gian kể từ lúc bắt đầu điều trị.....................26
Bảng 6. Phân tích tử vong trong quá trình điều trị ARV.............................27
Bảng 7. Phân tích nguyên nhân gây tử vong................................................27
Bảng 8. Tỷ lệ IRIS và các bệnh NTCH thường gặp trong IRIS...................28
Bảng 9. Đặc điểm liên quan tử vong do IRIS:...............................................28
Bảng 10. Thời gian từ khi đủ tiêu chuẩn đến khi đến khi được điều trị.......29
Bảng 11. Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về điều trị ARV.....................29
Bảng 12. Tỷ lệ bệnh nhân thực hành đúng...................................................30
Bảng 13. Những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ARV....................30
Bảng 14. Khảo sát các lý do bệnh nhân quên tái khám ..............................31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS là một dịch bệnh đã tạo nên “khủng hoảng toàn cầu” vì
nó đã đe dọa sự phát triển hòa nhập xã hội, ổn định chính trị, an ninh, tài
chính, lương thực, tác động mạnh mẽ vào tuổi thọ và gây gánh nặng có tính

tàn phá. Không có ai, nhóm xã hội nào mà không chịu ảnh hưởng bởi tác
động của HIV/AIDS. Theo cơ quan UNAIDS của Liên Hợp Quốc công bố
một bản báo cáo về tình hình lây nhiễm bệnh HIV/AIDS, khẳng định số
người nhiễm HIV trên thế giới là đáng báo động khi có hơn 38,6 triệu
người đang mắc căn bệnh này. Mặc dù tỉ lệ nhiễm bệnh đang giảm dần do
mức tăng dân số và nhiều người nhiễm bệnh sống lâu hơn nhờ các loại
thuốc mới, nhưng thực sự con số người nhiễm bệnh vẫn tăng cao, [7], [24]
Việt Nam nằm trong vùng trọng điểm dịch, nhiễm HIV/AIDS đang
ngày càng gia tăng và có chiều hướng lan rộng trong cộng đồng, ngày càng
có nhiều người tử vong vì AIDS, tính đến hết ngày 31 tháng 3/2011, số
trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 185.623 người, số bệnh nhân AIDS
hiện tại là 44.701 người, số người nhiễm HIV đã tử vong do AIDS là 49.912
trường hợp. Từ năm 2000 đến nay số người nhiễm HIV phát hiện mới hàng
năm trung bình khoảng trên 12.000 ca. HIV/AIDS đã lan rộng ra khắp các
tỉnh, thành phố, các quận huyện và xã phường, và có lẽ ít có một đại dịch
nào mà mức lan toả của nó ghê gớm như HIV/AIDS, [1], [14], [15].
Tại Thái Bình, đến ngày 31/3/2011 phát hiện 3.786 người nhiễm HIV
và 860 bệnh nhân AIDS còn sống, số bệnh nhân tử vong do AIDS là 798
người (Nguồn TTPC AIDS Thái Bình). Người nhiễm HIV không chỉ ở
nhóm nguy cơ cao mà đang có xu hướng lây nhiễm ra cộng đồng dân cư
bình thường, nhiều gia đình đã có cả 2 vợ chồng bị chết vì AIDS, tỷ lệ trẻ
mồ côi do AIDS đang gia tăng. Công tác điều trị ARV bắt đầu từ tháng 12
năm 2005 với 30 bệnh nhân. Nhu cầu được tiếp cận với ARV ngày càng
cao. Nguyên tắc tuân thủ theo phác đồ điều trị hết sức nghiêm ngặt đòi hỏi


2
bệnh nhân phải kiên trì và quyết tâm cao, là yếu tố sống còn trong điều trị
ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS và quyết định sự thành công của điều trị, [8].
Để góp phần cho công tác chăm sóc và điều trị người nhiễm

HIV/AIDS, giảm thiếu gánh nặng bệnh tật, chúng em nghiên cứu đề tài:
“Đặc điểm bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV và một số yếu tố liên
quan đến tuân thủ điều trị tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Đa khoa
Thái Bình từ T12/2005 đến T12/2010”. Thực hiện đề tài với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV tại khoa Truyền
nhiễm Bệnh viện Đa khoa Thái Bình trong thời gian nghiên cứu.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV của bệnh
nhân.


3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm của nhiễm HIV/AIDS
1.1.1. Khái niệm:
HIV: Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome): Hội chứng Suy
giảm Miễn dịch Mắc phải, còn gọi là SIDA theo cách viết tắt từ Syndrome
d'Immuno Déficience Acquise của tiếng Pháp) là một hội chứng của nhiều
bệnh nhiễm trùng (lao, viêm phổi, nấm), mà người nhiễm HIV gặp phải do
hệ miễn dịch của cơ thể bị tổn thương hoặc bị phá hủy nặng nề. Các bệnh
này được gọi là các bệnh nhiễm trùng cơ hội. AIDS được coi là giai đoạn
cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, mỗi người khi mắc AIDS sẽ có
những triệu chứng khác nhau, tùy theo loại bệnh nhiễm trùng cơ hội mà
người đó mắc phải và khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch mỗi người
1.1.2. Đặc điểm, cơ chế hoạt động và vòng đời của virus HIV
HIV muốn tái sinh cần phải lây nhiễm vào trong tế bào, sử dụng các
vật liệu di truyền của tế bào vật chủ để tạo ra các con virus mới. Chúng có
ái tính với tế bào lympho T- là tế bào có chứa thụ thể CD4, vì vậy làm phá
hủy tế bào, gây tình trạng suy giảm mễn dịch ở người bị nhiễm HIV.

HIV có các protein trên vỏ bọc, thu hút mạnh mẽ cơ quan thụ cảm bề
mặt CD4+ ở bên ngoài tế bào T4, kích hoạt các protein khác trên bề mặt
của tế bào, làm ngừng hoạt động ở bên ngoài của tế bào. Các sợị RNA, gen
của virus HIV kết hợp với AND của người, quá trình “sao chép ngược” xảy
ra tạo phiên bản DNA của RNA virus. DNA mới này được gọi là DNA
tiềm virus, DNA của virus được đưa vào trong nhân của tế bào, tổng hợp
và nhân lên tạo ra một virus mới. Những sợi DNA đã nhiễm virus trong
nhân riêng và các enzyme đặc biệt tạo ra 1 sợi nguyên liệu gen bổ sung
được gọi là sứ giả RNA hay mRNA (chỉ thị để tạo ra virus mới). Khi mỗi
một sợi mRNA được xử lý thì một chuỗi các protein tương ứng cũng được


4
tạo ra. Quá trình này tiếp tục cho đến khi sợi mRNA bị biến đổi hoặc
“chuyển” tới các protein bị nhiễm mới cần để tạo ra những virus mới và bắt
đầu với sự tổ hợp của virus mới. Các chuỗi dài protein được cắt bởi
enzyme virus được gọi là protease thành các protein nhỏ hơn. Các protein
này phục vụ một loạt các chức năng, một số trở thành các nguyên tố cấu
trúc của virus mới, trong khi các số khác trở thành các enzyme, giống như
là enzyme sao chép ngược. Mỗi khi các mảnh nhỏ virus mới được tổ hợp
lại, chúng chui ra khỏi tế bào chủ và tạo ra virus mới. Sau đó virus bước
vào giai đoạn trưởng thành. Với sự tổ hợp thành công và trưởng thành,
virus có khả năng lây nhiễm cho 1 tế bào mới. Và mỗi 1 tế bào nhiễm mới
có thể sản sinh ra nhiều virus mới.
1.1.3. Tế bào CD4:
CD4 là tế bào lymphô (tế bào bạch cầu). Các tế bào CD4 đôi khi còn
được gọi là tế bào T. Có 2 loại tế bào T chính: tế bào T-4, còn được gọi là
CD4+, là các tế bào “giúp đỡ”, chúng đi đầu trong việc tấn công chống lại
các bệnh nhiễm trùng. Các tế bào T-8(CD8+), là các tế bào “đàn áp”, nó
kết thúc phản ứng miễn dịch. Các tế bào CD8+ cũng được gọi là các tế bào

“tiêu diệt”, nó tiêu diệt các tế bào ung thư và các tế bào bị nhiễm virus.
Trong cơ thể có từ 15% – 40% các tế bào bạch cầu lympho. Chúng là
những tế bào quan trọng nhất trong hệ miễn dịch - bảo vệ cơ thể khỏi bị lây
nhiễm virus, giúp cho các tế bào khác chống trả lại vi khuẩn và nhiễm nấm,
sản xuất ra kháng thể, chống lại các bệnh ung thư và điều phối các hoạt
động của các tế bào trong hệ miễn dịch. Số lượng tế bào CD4 bình thường
dao động trong khoảng từ 500 - 1500/TB/mm3 máu. Trong trường hợp
không điều trị kháng virus, lượng tế bào CD4 sẽ giảm trung bình từ 50 đến
100 tế bào mỗi năm.
1.1.4. Nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV/AIDS
Nhiễm trùng cơ hội là nguyên nhân gây bệnh và tử vong chính trên
những người nhiễm HIV/AIDS do hệ thống miễn dịch của họ bị suy


5
giảm, không có khả năng chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh. Các nhiễm
trùng cơ hội thường gặp là lao, viêm phổi, tiêu chảy, giang mai, herpes,
viêm gan B, C, viêm não toxoplasma, viêm màng não, bệnh lý da, niêm
mạc... Các tác nhân gây bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký
sinh trùng. Đối với triệu chứng lâm sàng chính của bệnh nhân AIDS ở
Việt Nam, biểu hiện sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể chiếm 26,39%;
sốt kéo dài > 1 tháng chiếm 14,31% và ho kéo dài chiếm 9,04%. Bệnh
nhân lao nhiễm HIV chiếm 7,69%. Hiện nay thế giới rất lo lắng về đồng
nhiễm lao và HIV. UNAIDS nhận định phòng chống lao và HIV là một
chương trình ưu tiên của toàn cầu.
Các nước phát triển chẩn đoán nguyên nhân phổ biến của bệnh nhân
AIDS là Pneumocystris Carriri Pneumonia (75-85%) còn ở Việt Nam
nguyên nhân tử vong chính đa phần là giai đoạn cuối của AIDS chiếm tỷ lệ
31,14%; suy kiệt kéo dài 30,22%.
Tại Bệnh viện nhiệt đới Hồ Chí (Theo Nguyễn Hữu Chí và cộng sự 2000) NTCH ở bệnh nhân AIDS được phân bố như sau: Nấm miệng 53%,

lao 37%, HC suy mòn 34%, nhiễm trùng hô hấp 13%, nhiễm nấm
cryptococus 9%, nấm penicillin marnerfei 7%, PCP 5%, nhiễm trùng huyết
4%. Tại PKNT Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai 2009 - 2010, Đỗ Duy
Cường thấy NTCH trong 357 bệnh nhân HIV/AIDS có: Lao (23.8%). Nấm
Candida (10.1%); Penicillium marneffei (8.1%); MAC (3.4%; Hội chứng
suy mòn (3.4%; Viêm não do toxoplasma (3.1%; PCP(2.8%);

CMV

(1.7%); VMN do Cryptococcus (1.1%).
Nhiễm trùng cơ hội trong thời kỳ có liệu pháp kháng virus hoạt
tính cao (HAART): Ở các nước phát triển phương Tây, rất nhiều nhiễm
trùng cơ hội nay đã rất hiếm. Tỷ lệ mới mắc CMV và MAC đã giảm chỉ
còn 1/10 so với tỷ lệ trước khi có HAART. Liệu pháp kháng virus hoạt tính
cao còn làm thay đổi diễn biến của các nhiễm trùng cơ hội. Nếu như trước
đây thời gian sống sau khi có bệnh chỉ điểm AIDS đầu tiên rất ít khi quá 3


6
năm thì nay rất nhiều bệnh nhân đã sống tới 10 năm hoặc hơn. Nghiên cứu
của Hoffmann - 2007 đã cho thấy: tỷ lệ sống trên 5 năm sau khi mắc
toxoplasma não là 8% vào năm 1990-1993, tăng lên 29% năm 1994-1996
và 78% từ 1997, [21]. Mặc dù đã có những tiến bộ, hiện vẫn chưa có
phương pháp điều trị thỏa đáng cho các bệnh như PML (bệnh não chất
trắng đa ổ tiến triển) hay cryptosporidiosis, và kháng thuốc sẽ ngày càng
nghiêm trọng đối với các bệnh nhiễm trùng khác. Liệu pháp kháng virus
hoạt tính cao không phải lúc nào cũng cải thiện tình trạng ngay lập tức mà
thậm chí còn làm mọi việc thêm phức tạp do diễn biến không điển hình của
bệnh khi có HAART cũng như do phục hồi miễn dịch.
*Các ngưỡng CD4 quan trọng mà trên ngưỡng đó một số bệnh chỉ

điểm AIDS khó xảy ra:
Không có ngưỡng: Kaposi’s sarcoma, lao phổi, HZV, viêm phổi vi
khuẩn, u lympho
> 250/μl: PCP, candida thực quản, PML, HSV
> 100/μl: Toxoplasma não, bệnh não do HIV, Cryptococcus, lao kê
> 50/μl : Viêm võng mạc CMV, mycobacteria không điển hình
1.1.5. Phân giai đoạn nhiễm HIV/AIDS
1.1.5.1. Phân giai đoạn lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS
Nhiễm HIV ở người lớn được phân thành 4 giai đoạn lâm sàng, tùy
thuộc vào các triệu chứng bệnh liên quan đến HIV ở người nhiễm:
Giai đoạn lâm sàng 1: Không triệu chứng
- Không có triệu chứng
- Hạch to toàn thân dai dẳng
Giai đoạn lâm sàng 2: Triệu chứng nhẹ
- Sút cân mức độ vừa không rõ nguyên nhân (< 10% trọng lượng cơ thể)
- Nhiễm trùng hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm amidan, viên tai giữa,
viêm hầu họng)
- Zona (Herpes zoster)


7
- Viêm khoé miệng
- Loét miệng tái diễn
- Phát ban dát sẩn, ngứa.
- Viêm da bã nhờn
- Nhiễm nấm móng
Giai đoạn lâm sàng 3: Triệu chứng tiến triển
- Sút cân nặng không rõ nguyên nhân (> 10% trọng lượng cơ thể)
- Tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 tháng.
- Sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài hơn 1 tháng.

- Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn.
- Bạch sản dạng lông ở miệng.
- Lao phổi.
- Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm đa
cơ mủ, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết).
- Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng.
- Thiếu máu (Hb< 80g/L), giảm bạch cầu trung tính (< 0.5x109/L), và/hoặc
giảm tiểu cầu mạn tính (< 50x109/L) không rõ nguyên nhân.
Giai đoạn lâm sàng 4: Triệu chứng nặng
- Hội chứng suy mòn do HIV (sút cân >10% trọng lượng cơ thể, kèm theo
sốt kéo dài trên 1 tháng hoặc tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng không rõ
nguyên nhân).
- Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP).
- Nhiễm Herpes simplex mạn tính (ở môi miệng, cơ quan sinh dục, quanh
hậu môn, kéo dài hơn 1 tháng, hoặc bất cứ đâu trong nội tạng).
- Nhiễm Candida thực quản (hoặc ở khí quản, phế quản hoặc phổi).
- Lao ngoài phổi.
- Sarcoma Kaposi.
- Bệnh do Cytomegalovirus (CMV) ở võng mạc hoặc ở các cơ quan khác.
- Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương.


8
- Bệnh lý não do HIV.
- Bệnh do Cryptococcus ngoài phổi bao gồm viêm màng não.
- Bệnh do Mycobacteria avium complex (MAC) lan toả.
- Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển (Progessive multifocal leuko
encephalopathy - PML).
- Tiêu chảy mạn tính do Cryptosporidia.
- Tiêu chảy mạn tính do Isospora

- Bệnh do nấm lan toả (Penicillium, Histoplasma ngoài phổi).
- Nhiễm trùng huyết tái diễn (bao gồm nhiễm Sallmonella không phải
thương hàn).
- U lympho ở não hoặc u lympho non-Hodgkin tế bào B.
- Ung thư cổ tử cung xâm nhập (ung thư biểu mô).
- Bệnh do Leishmania lan toả không điển hình.
- Bệnh lý thận do HIV.
- Viêm cơ tim do HIV.
1.1.5.2. Phân giai đoạn miễn dịch
Tình trạng miễn dịch của người lớn nhiễm HIV được đánh giá thông
qua chỉ số tế bào CD4.
- Bình thường hoặc suy giảm không đáng kể: CD4 > 500 TB/mm3
- Suy giảm nhẹ: CD4 từ 350 - 499 TB/mm3
- Suy giảm tiến triển: CD4 từ 200 - 349 TB/mm3
- Suy giảm nặng: CD4 < 200 TB/mm3
1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS hiện nay
1.2.1. Tình hình dịch HIV trên thế giới
Dịch HIV/AIDS mang tính toàn cầu và đang gia tăng nhanh ở các
nước đang phát triển. Những hậu quả mà HIV/AIDS gây ra ảnh hưởng rất
lớn tới sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc và toàn thế giới.
Trong 30 năm kể từ khi những trường hợp nhiễm bệnh AIDS đầu


9
tiên được biết đến tại Hoa Kỳ, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, trên
toàn cầu hiện nay có khoảng 33 triệu người sống chung với HIV/AIDS, và
trung bình mỗi ngày, có gần 7.500 ca bị nhiễm mới. Theo báo cáo này,
Sahara là nơi có số người nhiễm HIV cao nhất trên thế giới với gần 2/3 dân
số, tiếp đến là châu Á Thái Bình Dương với 8,3 triệu người nhiễm HIV.
Tuy nhiên, Đông Âu và Trung Á lại là khu vực có tốc độ lây nhiễm khủng

khiếp nhất thế giới. Quốc gia bị ảnh hưởng nhất là nước Swaziland bé nhỏ
nơi một phần ba người lớn bị nhiễm vi rút HIV. Tuy nhiên Kenya và
Zimbabwe được báo cáo là con số nhiễm HIV tại đây đã có giảm bớt. Nam
Phi vẫn là nước có số người nhiễm HIV cao nhất tại Châu Phi: 5,5 triệu
người lớn mang virus HIV. Ấn Độ đã vượt qua Nam Phi để trở thành quốc
gia có nhiều người sống chung với HIV nhất thế giới. Số ca có HIV ở quốc
gia đông dân thứ nhì hành tinh hiện chiếm 2/3 tổng số ca nhiễm loại virus
chết người này trên toàn Châu Á.
Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đại dịch HIV/AIDS vẫn tiếp
tục gia tăng và tàn phá nặng nề. Theo dự báo mỗi năm sẽ có thêm khoảng
500.000 trường hợp mới nhiễm HIV nếu các quốc gia không tăng cường
các hoạt động nhằm ngăn chặn sự lây lan của loại vi rút này. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng HIV/AIDS tại khu vực: Nạn đói nghèo
trình độ dân trí thấp, di dân tự do, sự gia tăng tệ nạn xã hội làm HIV tăng
cao, [23].
1.2.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam.
Việt nam là nước có số người nhiễm HIV khá cao, tình hình nhiễm
HIV/AIDS đang ngày càng gia tăng và có chiều hướng lan rộng trong cộng
đồng. Bộ Y tế, theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 30/9/2011, cả
nước hiện có 193.350 người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo đang còn sống,
trong đó có 47.030 người đã chuyển qua giai đoạn AIDS. Trong 9 tháng đầu
năm 2011, số trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện và được báo cáo là
9.121; số người nhiễm HIV chuyển qua giai đoạn AIDS là 3.723 và 1.394


10
trường hợp tử vong do AIDS. Quý I năm 2011 toàn quốc báo cáo xét
nghiệm phát hiện mới 2.120 trường hợp nhiễm HIV, số trường hợp AIDS
được phát hiện là 1.114 trường hợp và 435 trường hợp tử vong do AIDS, [1]
Tỷ suất người hiện nhiễm HIV trên 100.000 dân tính chung cho cả

nước là 214 người/100.000 dân. Và có sự chênh lệch giữa các địa phương.
Số trường hợp nhiễm HIV được báo cáo xét nghiệm phát hiện mới trong
quý I/2011cao nhất ở Điện Biên (818 người nhiễm/100.000 dân), tiếp là
các tỉnh Sơn La (653 người nhiễm/100.000 dân), thành phố Hồ Chí Minh
620 người nhiễm/100.000 dân, Thái Nguyên (547 người nhiễm/100.000
dân), Yên Bái (407 người nhiễm/100.000 dân), Bà Rịa – Vũng Tàu (388
người nhiễm /100.000 dân), Cao Bằng (383 người nhiễm/100.000 dân),
Bắc Cạn
(379 người nhiễm/100.000 dân), Hải Phòng (366 người nhiễm/100.000
dân), Quảng Ninh (310 người/100.000), [1]
Năm 2011 tập trung chủ yếu ở một số tỉnh trọng điểm, đứng đầu là
thành phố Hồ Chí Minh với 351 trường hợp (chiếm 16,6% số trường hợp
nhiễm HIV được báo cáo), đứng thứ 2 là Hà Nội với 209 trường hợp
(chiếm 9,9% số trường hợp nhiễm HIV được báo cáo), tiếp đến là Điện
Biên với 143 trường hợp (chiếm 6,7% số trường hợp nhiễm HIV được báo
cáo), Thái Nguyên với 90 trường hợp (chiếm 4,2% số trường hợp nhiễm
HIV được báo cáo). Kiên Giang với 86 trường hợp, Thanh Hóa với 73
trường hợp, Sơn La với 67 trường hợp, Phú Thọ với 59 trường hợp, Cần
Thơ với 55 trường hợp, [1]
Về địa bàn phân bố dịch: tính đến 31/3/2011 toàn quốc đã phát hiện
người nhiễm HIV tại hơn 75,2% xã/phường, gần 97,9% quận/huyện và
63/63 tỉnh/thành phố. Phân tích hình thái nguy cơ lây nhiễm cho thấy, trong
số những người mới được phát hiện nhiễm HIV trong 9 tháng đầu năm có
49% bị nhiễm qua đường máu, 38% qua đường tình dục, 3% qua đường mẹ
- con và 10% không rõ đường lây. Tỷ lệ người nhiễm HIV là nam chiếm


11
70,8% và nữ chiếm 29,2%. Phần lớn người nhiễm HIV được phát hiện
trong 9 tháng qua là ở nhóm tuổi từ 20-39 (chiếm 82%), trẻ em dưới 15

tuổi chiếm gần 3% (Theo VAAC)
Cục Phòng chống AIDS Việt Nam và công bố nghiên cứu các yếu tố
dịch tể học ở người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện tại Việt Nam giai
đoạn 1993-2009 do TS. Nguyễn Thanh Long - Cục Trưởng Cục Phòng
chống AIDS và các cộng sự thực hiện. Tính đến thời điểm nghiên cứu, toàn
quốc đã phát hiện 186.930 trường hợp nhiễm HIV trong đó đã có 42.447
trường hợp tử vong do AIDS. Có 98% số huyện, 71% số xã đã phát hiện ra
các trường hợp nhiễm HIV. Số người nhiễm HIV hiện còn sống vẫn tập
trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, đứng đầu là Tp. Hồ Chí
Minh với 37.585 trường hợp (chiếm 26% toàn quốc), tiếp theo là Hà Nội
(14.419 trường hợp), Hải Phòng (6.288 trường hợp), Sơn La (5.098 trường
hợp), Thái Nguyên (4.531 trường hợp), An Giang (3.617 trường hợp),
Nghệ An (3.370 trường hợp), Bà Rịa Vũng Tàu (3.231 trường hợp). Những
tỉnh có số bệnh nhân AIDS hiện còn sống cao nhất bao gồm: Tp.Hồ Chí
Minh (13.652 trường hợp), Hà Nội (2.010 trường hợp), Hải Phòng (1.970
trường hợp). Nghiên cứu trên 188.299 người nhiễm HIV thấy 73.849 bệnh
nhân AIDS và 42.593 trường hợp tử vong do AIDS.
Kết quả cho thấy nhiễm HIV trong nam giới gấp 4 lần nữ giới.
Cách thức lây truyền:
Nguy cơ do bị xuyên da: 0.32%
Do trao đổi bơm kim tiêm bẩn: 0.67%
Nguy cơ lây truyền qua tình dục:
- Nguy cơ theo kiểu quan hệ tình dục:
Dương vật-hậu môn (người nhận): 0.3-3.0%
Dương vật-hậu môn (người phóng tinh): 0.01- 0.18%
Dương vật-âm đạo (nữ): 0.05- 0.15%
Dương vật-âm đạo (nam): 0.03- 0.09%


12

- Nguy cơ theo hành vi tình dục
Dương vật/âm đạo - miệng: nguy cơ thấp đến rất thấp (Phụ thuộc vào
tình trạng của niêm mạc, có máu hoặc tinh dịch?)
Thủng BCS: dương vật-hậu môn nguy cơ 0.25%
- Nguy cơ theo tải lượng virus
VL trong tinh dịch = 30 - 60% trong huyết tương
VL cổ tử cung = 30 - 50% / huyết tương
VL âm đạo= 15% / huyết tương
Hình thái lây truyền dịch HIV ở Việt Nam chủ yếu qua đường máu
chiếm 55,28%; tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm tiêm trích ma tuý rất cao. Có
một xu hướng là những người hành nghề mại dâm cũng có hành vi tiêm
chích ma tuý và đồng thời có quan hệ tình dục không an toàn với nhóm
những người tiêm chích ma tuý. Do đó nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng
cũng rất cao, lây truyền qua đường tình dục chiếm 15,37%; mẹ truyền cho
con chiếm 1,81% và không rõ đường lây truyền chiếm 27,54%. Theo ông
Nguyễn Quốc Triệu tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con của Việt Nam
hiện nay là 0,37% và so với thế giới được đánh giá là thấp. Điều này khác
biệt so với Campuchia và Thái Lan chủ yếu lây qua quan hệ tình dục;
tương đồng với Trung Quốc là năm 2005 có tới 43,9% lây qua tiêm chích
ma túy còn quan hệ tình dục là 19,8%.
Đối với đường lây theo khu vực địa lý cho thấy khu vực phía Nam
và ở một số tỉnh miền Trung lây qua quan hệ tình dục không an toàn cao
nhất, như Trà Vinh (80,1%), Cà Mau (68,5%), An Giang (56%). Miền
Trung số lượng nhiễm HIV chiếm tỷ lệ không lớn so với toàn quốc, tuy
nhiên tỷ lệ nhiễm HIV chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn như
Quảng Bình (73%), Quảng Trị (61,1%), Thừa Thiên Huế (51%), Quảng
Ngãi (46,9%), Bình Định (42%). Trong vài năm trở lại đây, xu hướng lây
qua đường tình dục gia tăng.



13
Nghiên cứu 05 năm trở lại đây cho thấy nhóm tuổi 20-39 chiếm trên
80% số người nhiễm HIV, trong đó tỷ lệ nhiễm HIV nhóm 20-29 tuổi cao
nhất (52,1%). Vẫn theo các số liệu của Bộ Y tế, các bệnh nhân HIV ở Việt
Nam đang có dấu hiệu trẻ hoá với việc số người có HIV trong độ tuổi từ 20
tới 39 tăng từ 15% lên 89% trong tổng số.
1.2.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Thái Bình
Tại Thái Bình, ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1996, đến
nay, cuộc chiến với HIV/AIDS của Thái Bình kéo dài được 15 năm. Tình
hình dịch HIV/AIDS chưa được khống chế mạnh, còn tiềm ẩn nhiều yếu tố
nguy cơ. Tình hình tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, toàn tỉnh vẫn còn
trên 4000 người nghiện ma túy và hàng trăm người hoạt động mại dâm, vì
vậy dịch đã không chỉ còn tập trung trong những nhóm đối tượng nguy cơ
cao mà đang có xu hướng lây nhanh trong cộng đồng dân cư. Tính đến
ngày 30/11/2011, Thái Bình đã phát hiện 3985 người nhiễm HIV/AIDS, số
người nhiễm HIV hiện còn sống và quản lý được là 2220 trên 88.11% số xã
phường phát hiện người nhiễm HIV, số phụ nữ nhiễm HIV là 828, số bệnh
nhân AIDS tử vong là 813 người.
Thuốc kháng virus HIV bắt đầu được triển khai điều trị cho người
nhiễm HIV/AIDS tại Thái Bình từ năm 2005. Thời gian đầu triển khai điều
trị tình hình cung ứng thuốc gặp nhiều khó khăn, chỉ đáp ứng được một phần
nhỏ nhu cầu số người cần điều trị, cả tỉnh chỉ có 30 bệnh nhân được điều trị
ARV. Đến nay, thuốc kháng virus đã đáp ứng đủ nhu cầu điều trị cho người
nhiễm. Hiện phòng khám ngoại trú đang quản lý 525 người lớn nhiễm
HIV/AIDS đang được chăm sóc và điều trị. Tiếp tục nâng cao số người được
điều trị ARV, mục tiêu của Phòng khám ngoại trú Life-Gap Bệnh viện đa
khoa tỉnh là có ít nhất 80% số người nhiễm HIV được điều trị ARV
1.3. Tình hình điều trị HIV bằng ARV
1.3.1. Tình hình trên thế giới



14
Theo nghiên cứu của tác giả Hallibuton năm 2009 cho kết quả rằng
ARV giữ vai trò là một trong những thuốc hàng đầu để điều trị HIV/AIDS
hiện nay và đặc biệt có ý nghĩa cho những nước nghèo trên thế giới nếu có
một giá thành hợp lý [25]. Những tiến bộ quan trọng mà thế giới đạt được
đã làm vào 5 năm về trước mà mục đích cuối cùng là phổ cập vấn đề chăm
sóc mọi bệnh nhân HIV/AIDS bằng thuốc ARV. Tuy nhiên đây là một điều
còn khó khăn bởi nhiều nguyên nhân như chi phí, tác dụng phụ, sự quan
tâm của người bệnh [36].
Một kết quả khác của Kredo năm 2009 khi nghiên cứu dọc hiệu lực
của biện pháp ART (antiretroviral therapy) trong chữa bệnh kết hợp với
ARV và sự cải tiến trong chẩn đoán tình trạng bệnh của những người nhiễm
HIV/AIDS từ năm 2002-2007. Trong nghiên cứu nhằm đánh giá ARV có sự
tiềm tàng độc tính cao hay thấp và ở mức độ nào. Kết quả cho thấy có tổng
số 1408 bản báo cáo trong đó có 3 nghiên cứu không có bất kỳ kết quả nào
liên quan đến sự nhân lên của HIV - ARN sao chép/mL trong vòng 1 năm,
có 2 nghiên cứu cho thấy có 49% bệnh nhân có sự nhân lên của HIV (TCD 4)
trong quá trình điều trị. Như vậy quá trình điều trị ARV đã có hiệu quả cao,
tuy nhiên để có được kết quả này đòi hỏi phải có những tuân thủ cao khi
điều trị bằng ARV [26] [28].
Trên thế giới một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc bệnh
nhân được điều trị ARV đó chính là những chính sách sử dụng thuốc tại
các nước nghèo. Đặc biệt khung chính sách, thiếu nhân lực có chuyên môn
về điều trị HIV, thiếu cập nhật thông tin mới về HIV làm giảm đi hiệu quả
của chương trình điều trị ARV [27]
Theo kết quả của Polisset năm 2009 thì điều kiện, chế độ sinh hoạt
của người bệnh tại cộng đồng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dùng
thuốc ARV. Sự mặc cảm không chịu đi khám, không đi khai báo hay xin tư
vấn ở các chuyên gia nên những người này có sự lĩnh hội về quyền lợi

được sử dụng thuốc còn thấp. Chính vì vậy cần có nhiều hơn nữa những


15
can thiệp truyyền thông giáo dục cho cộng đồng về ARV đặc biệt kiểm soát
và tư vấn hỗ trợ cho những bệnh nhân HIV [29]
Kết quả nghiên cứu của Samayoa năm 2009 tại thành phố Guatemala
cho biết từ tháng 1 năm 1997 đến tháng 6 năm 2006 toàn bộ 536 phụ nữ
mang thai bị nhiễm HIV đang ký tại bệnh viện có 295 bệnh nhân chưa xác
định rõ, 173 là có nguy cơ cao và 57 (33%) có dương tính với HIV. Hầu
hết những bệnh nhân này được điều trị ARV ngay rừ thời gian trước sinh,
trong sinh (trong thủ thuật mổ đẻ) và sau khi sinh. Sau khi so sánh với tỷ lệ
phụ nữ không được can thiệp dùng thuốc ARV theo đúng phác đồ thì tỷ lệ
trẻ bị HIV dương tính thấp hơn. Như vậy trong nhi khoa cần có sự giúp đỡ
về chương trình giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con đặc biệt là
phương pháp điều trị ARV [30]
Một sự phân tích hồi cứu của tác giảo Soler Claudin năm 2009 tại
Mexico Nhật Bản cho kết quả về tác dụng điều trị ARV từ năm 2001 đến
năm 2006 của bệnh nhân HIV/AIDS có 5146 bệnh nhân đã trải qua quá trình
điều trị ARV đã có 74% bệnh nhân vẫn sống và sinh hoạt bình thường đến
thời điểm 2009, 12,2% bỏ cuộc và 13,9% đã chết. Như vậy có sự gia tăng
bệnh nhân điều trị theo phác đồ điều trị ARV và hiệu quả đã chứng minh
rằng ARV là một thuốc hàng đầu tính đến thời điểm hiện nay cho HIV [31].
Để điều tra sự thịnh hành của việc điều trị HIV bằng ARV so với việc
sử dụng thuốc điều trị thông thường ở những bệnh nhân HIV/AIDS tại Kano
phía Tây bắc Nigeria và đánh giá thái độ của những bệnh nhân này về pháp
điều trị ARV. Trong tổng số 430 bệnh nhân điều trị ARV thì có 67,2% là phụ
nữ, 32,8% nam giới, 29% không có bằng cấp và 10,5% có bằng đại học, sau
đại học. Có 63,8% đã kết hôn, 39,8% ít nhất có quan hệ tình dục với 2 người
trở lên và có 27,5% đã được điều trị bằng các thuốc khác trước khi điều trị

ARV chỉ có 4,25% là kiên trì điều trị ARV ngay từ đầu. Không có mối liên
quan giữa nhân khẩu học với việc sử dụng phương pháp ARV giữa các bệnh
nhân (p>0,05). Có 148 (37%) số bệnh nhân có chế độ dùng thuốc thay đổi ít


16
nhất 1 lần trong đó có 23 (20,9%) số bệnh nhân điều trị ARV sau khi điều trị
thuốc thông thường và 29,41% bệnh nhân điều trị ARV ngay từ đầu, như vậy
thái độ điều trị ARV vẫn chưa có kết quả cao [32].
Nguyên nhân tử vong ở những bệnh nhân điều trị ARV chủ yếu do
những biến chứng, hoặc do sự trì hoãn, bỏ cuộc hay sử dụng thuốc không
đúng phương pháp [33].
Nghiên cứu về chế độ sinh hoạt và những vấn đề cung cấp dinh dưỡng khi
điều trị ARV của bệnh nhân HIV tại Uganda. Kết quả cho thấy có 5 cơ chế cho
sự không an toàn trong thức ăn ảnh hưởng đến quá trình điều trị ARV:
- Tăng khả năng ngon miệng và dẫn tới họ không có đủ khả năng
cung cấp bổ sung thực phẩm tốt trong quá trình điều trị
- Những yêu cầu quá đắt đỏ trong chi phí cho thực phẩm và chi phí
điều trị cũng là những lý do bệnh nhân bỏ điều trị hoặc điều trị không theo
ý muốn của các bác sĩ
- Trong quá trình làm việc, do tính chất công việc mà nhiều bệnh
nhân quên đi việc uống thuốc đúng giờ
- Những tác dụng phụ của ARV tăng lên khi bệnh nhân không đủ
khả năng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
- Những bệnh nhân này nghĩ rằng nếu không có khả năng cung cấp
được đầy đủ dinh dưỡng cho quá trình điều trị ARV thì họ có thể thôi
không điều trị nữa [34].
Còn theo kết quả nghiên cứu của Olowookere, 2008 thì nguyên nhân
khiến bệnh nhân HIV điều trị ARV thất bại là do cảm giác của bệnh nhân
điều trị ARV cảm thấy khoẻ mạnh không cần uống, tính hay quên, và sự

miễn cưỡng không tiết lộ ra tình trạng HIV của mình [35]. Bên cạnh đó
bệnh nhân cũng cần được hướng dẫn về sự quan trọng của việc điều trị, sử
dụng ARV. Đây là một biện pháp nhằm tăng hiệu quả của sử dụng ARV
trong điều trị HIV [37].
1.3.2. Tình hình kháng thuốc ARV tại Việt Nam:


17
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam, sau một
vài năm điều trị thuốc ARV, có khoảng 5- 10% thất bại điều trị với phác đồ
bậc 1 đòi hỏi người bệnh phải chuyển sang điều trị phác đồ bậc 2. Điều này
đồng nghĩa với khả năng đáp ứng điều trị với thuốc kém hơn, chi phí điều
trị cao hơn.
Theo Nguyễn Hữu Chí và cộng sự: Thời gian điều trị ARV cho đến
khi được xác định là thất bại điều trị trung binh l 34 tháng [3]. Thời gian
này rất thay đổi, trên thực tế có thể ngắn hơn do nhiều bệnh nhân được điều
trị trong các năm trước (khoảng 1997- 2004) chưa có phác đồ điều trị ARV
cụ thể; những bệnh nhân này tuy có tình trạng miễn dịch không được cải
thiện (CD4 thấp kéo dài) nhưng vẫn được tiếp tục dùng thuốc ARV như cũ
hoặc bệnh nhân không tham gia các dự án về điều trị ARV cũng không có
thuốc ARV bậc 2 để thay thế.
Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 248 bệnh nhân thất
bại từ 6-12/07 dựa vào tiêu chuẩn LS/MD: VL không phát hiện được ở 100
bệnh nhân (42%); 136 bệnh nhân có kết quả genotype: 121 (89%) có ≥1
đột biến; 116 (96%) có đột biến NRTI; 107 (88%) có đột biến NNRTI; 83
(72%) có ≥ 1 TAM; 57 (49%) ≥ 3 TAMs; 9 (8%) có Q151M.
1.3.3. Vấn đề tuân thủ điều trị ARV tại Việt Nam
Người bệnh cần uống thuốc đầy đủ và đúng giờ theo hướng dẫn của
bác sỹ, đảm bảo khoảng cách đều giữa các lần uống thuốc. Với những
thuốc uống mỗi lần một ngày, cần uống thuốc đúng vào một giờ quy định.

Đánh giá tuân thủ dựa trên đếm số thuốc còn lại, tự báo cáo của bệnh
nhân, sổ nhỏ tự ghi, báo cáo của người hỗ trợ điều trị (nếu có) và đánh giá
về diễn biến lâm sàng và XN. Kiểm tra lại cách dùng thuốc, cách xử trí khi
quên uống thuốc.
Nếu người bệnh tuân thủ không tốt, tìm hiểu lý do. Người bệnh cần
được tư vấn về cách khắc phục các rào cản tuân thủ và nhận được sự hỗ trợ
kịp thời đảm bảo sự tuân thủ tốt.


18
Các yếu tố tác động đến duy trì và tuân thủ điều trị ARV bao gồm:
Kết quả CD4
Bệnh lao
Sự tham gia của cộng đồng
Chi phí của người bệnh
Các yếu tố liên quan đến cơ sở điều trị
Sự chán nản mệt mỏi từ phía BN
Các mối liên quan với xã hội
Sử dụng rượu và ma túy
Tiếp cận với các dịch vụ điều trị lệ thuộc ma túy
Tuân thủ điều trị ARV rất quan trọng nhưng 79,8% bệnh nhân trong
mẫu nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chí Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM
có tiền sử không tuân thủ tốt khi dùng thuốc. Tình trạng tuân thủ chưa tốt
bao gồm chỉ dùng 2 loại ARV, uống thuốc gián đoạn, uống thuốc không đủ
liều. Nguyên nhân gợi ý là do thiếu kiến thức về ARV, thời gian điều trị
quá dài, kinh tế không cho phép, không người hỗ trợ, chưa được tham vấn
kỹ, hoàn cảnh công việc buộc phải ngưng thuốc, hoặc các yếu tố xã hội
khác như tiêm chích ma túy, bị bắt giam khi phạm tội…[4]
Các rào cản đối với tuân thủ điều trị: Chán nản, gặp các tác dụng phụ.
Tin tưởng vào vận may về sức khỏe. Uống nhiều rượu, sử dụng ma túy.

Các yếu tố hỗ trợ tuân thủ điều trị: Chất lượng thông tin do cán bộ y
tế cung cấp, mối quan hệ với xã hội.


19

CHƯƠNG II.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Là những bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị ARV tại phòng khám
ngoại trú từ 12/2005 đến 31/12/2010.
- Người hỗ trợ điều trị thường xuyên cho bệnh nhân HIV/AIDS được
điều trị ARV tại phòng khám.
- Hồ sơ bệnh án, sổ điều trị ARV, sổ lưu trữ bệnh nhân HIV/AIDS
tại phòng khám ngoại trú từ 12/2005 đến 12/2010.
• Tiêu chuẩn đủ điều kiện điều trị ARV
- Tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm: Dựa vào giai đoạn lâm sàng và số
lượng tế bào CD4. Nếu có xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi:
+ Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 4, không phụ thuộc số lượng tế bào
CD4
+ Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 3 với CD4 < 350 TB/mm 3
+ Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 1, 2 với CD4 < 250 TB/mm3
Nếu không được làm xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị ARV khi người
nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 3, 4.
- Tiêu chuẩn tuân thủ và sẵn sàng điều trị:
+ Thể hiện sự hiểu biết về HIV/AIDS và điều trị ARV bao gồm cách sử
dụng thuốc, các tác dụng phụ thường gặp, hướng xử trí và tầm quan trọng
của việc tuân thủ điều trị.
+ Thể hiện sự tuân thủ điều trị: Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn,tái khám

đúng

hẹn,

tuân

thủ

điều

trị

dự

phòng

bằng

Cotrimoxazole.

+ Có kế hoạch điều trị và hỗ trợ điều trị cụ thể : Lịch uống thuốc,các biện
pháp nhắc nhở uống thuốc, xác định người hỗ trợ tuân thủ điều trị.
+ Người bệnh đồng ý va cam kết tham gia điều trị.


20
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu
Khoa truyền nhiễm bệnh viện Đa khoa Thái Bình. Đây là cơ sở điều
trị ARV đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Công tác điều trị ARV bắt
đầu từ tháng 12/2005 với 30 bệnh nhân. Hiện nay số người nhiễm

HIV/AIDS được điều trị ngày càng tăng đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu
điều trị của bệnh nhân. Hiện phòng khám ngoại trú đang quản lý 525 người
lớn nhiễm HIV/AIDS đang được chăm sóc và điều trị.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2008 đến 1/2012
- Thời gian thu thập số liệu theo dõi bệnh nhân: từ T1/2008 – T6/2011.
- Thời gian xử lý phân tích thông tin từ T7/2011 đến T1/2012
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu thuần tập (cả hồi cứu và tiến cứu).
+ Nghiên cứu hồi cứu từ 2005- 2007 qua thống kê từ hồ sơ bệnh án
và sổ lưu trữ bệnh nhân.
+ Tiến cứu từ 2008- 2010: qua theo dõi dọc bệnh nhân.
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu
- Mẫu nghiên cứu được lấy theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ, tích lũy
theo các năm. Chọn tất cả những bệnh nhân đủ thông tin được điều trị ARV
từ 12/2005 - 12/2010.
- Số liệu được thu thập từ bệnh án, sổ điều trị ARV, sổ lưu trữ bệnh nhân và
phiếu phỏng vấn, theo dõi bệnh nhân.
2.2.3. Cách thức thu thập thông tin
- Bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán sẽ được thu thập thông tin vào bảng
phiếu soạn sẵn đã được điều tra thử nghiệm. Thông tin được thu thập qua 2
giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Qua hồ sơ bệnh án và sổ lưu trữ bệnh nhân: Thu thập
thông tin vào bảng phiếu soạn sẵn về các đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm


×