Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

KHẢO SÁT HÀNH VI TÌNH DỤC, KIẾN THỨC THAI SẢN VÀ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM, NĂM 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.46 KB, 12 trang )

KHẢO SÁT HÀNH VI TÌNH DỤC, KIẾN THỨC THAI SẢN
VÀ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM, NĂM 2009
Nguyễn Thành Luân*, Trương Phi Hùng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thanh niên Việt Nam ngày càng có xu hướng quan hệ tình dục (QHTD)
sớm. Tuy nhiên, kiến thức ngừa thai và các bệnh lây truyền qua QHTD (STD) vẫn còn hạn
chế và mang tính thời sự, đặc biệt là ở đối tượng sinh viên.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định hành vi tình dục, kiến thức thai sản, STD và những vấn
đề liên quan của sinh viên Đại học ở TP.HCM.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích. Thu thập dữ liệu từ bộ câu
hỏi tự điền tại Đại học Mở TP.HCM từ tháng 3/2009 đến tháng 5/2009.
Kết quả nghiên cứu: Tổng hợp số liệu từ 184 nam và 214 nữ, số sinh viên đã QHTD lần
lượt ở nam và nữ là 39,67%, 19,62%. Trong đó QHTD trước 18 tuổi là 14,29% ỏ nữ và
23,29% ở nam). Nam, nữ đã QHTD có kiến thức đúng về những vấn đề liên quan đến có
thai là 0%, 14,29%. Nam, nữ đã QHTD có kiến thức đúng về các biện pháp ngừa thai là
20,55%, 11,90%. Nam, nữ đã QHTD có kiến thức đúng về STD là 8,22%, 21,43%. Trường
hợp của nữ và của nam có thai ngoài ý muốn là 26,19%, 28,77%. 11,90% nữ và 24,66%
nam mắc STD. Có sự liên quan giữa hoàn cảnh sống và kiến thức đúng về STD với nhóm
đối tượng đã QHTD.
Kết luận: Tăng cường sự tiếp cận các nguồn thông tin kiến thức dễ tiếp cận, thân thuộc,
có độ tin cậy và tính chính xác cao. Đồng bộ hóa kiến thức cho nam và nữ. Nâng cao nhận
thức về tình yêu, tình dục và các vấn đề liên quan.
Từ khóa: STD, tình dục.


ABSTRACT
SURVEY ON SEXUAL BEHAVIORS, KNOWLEDGE OF PREGNANCY AND SEXUAL
TRANSMITTED DISEASES OF STUDENTS AT HCMC OPEN UNIVERSITY 2009
Nguyen Thanh Luan, Truong Phi Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 32 - 37


Introduction: Vietnamese Youths have tendency to engage in sexual activities at young
ages. Among the youths, college students, specifically, however, have limited knowledge of
sexual transmitted diseases and different birth control methods.
Research Objective: Conduct survey on sexual behaviors, knowledge of pregnancy, and
STD of students at HCMC Open University.
Research Methods: Descriptive analysis. Data collection was from Mar-May 2009.
Students at HCMC Open University were asked to complete questionnaires and multiple
choice questions.
Results: Total of 184 male and 214 female students were surveyed, in which 39.67% of
males and 19.62% of females claimed to have engaged in sexual activities. The percentage
of male and female students engaging in sexual activities before reaching age of 18 was
23.29% and 14.29%, respectively. 0% of male, 14.29% of female engaged in sexual
activities claimed to have knowledge of issues relating to pregnancy. 20.55% of male, and
11.90% of female engaged in sexual activities claimed to have knowledge of issues relating
to birth controls. 8.22% of male, and 21.43% of female engaged in sexual activities claimed
to have knowledge of issues relating to STD. 26.19% of female and 28.77% of male have
experienced unwanted pregnancies. 11.90% of female and 24.66% of male have contracted
STD. There is a relationship between students engaging in sexual activities and their family
circumstances, and knowledge of STD.
Conclusion: Efforts should be made to increase communications and provide quick and
easy access to relevant, precise, and credible information. Provide male and female students
with comprehensive information and knowledge. Enhance their knowledge and perception
towards courtship and sex-related issues.
Key words: STD, sexual.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một đất nước chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Á đông, quan niệm về tình
dục của người Việt từ xưa vốn rất khắt khe và kín đáo. Nhưng, trong đời sống văn minh tiên
tiến như hiện nay, đi kèm sự phát triển về kinh tế là sự phát triển của các phương tiện truyền

thông, sự du nhập và hòa nhập của các các nền văn hóa khác, liệu rằng các giá trị, các quan
niệm về tình dục của nền văn hóa xưa đối với người Việt hiện nay, đặc biệt là những người
trẻ, thanh niên, có còn khắt khe, gò bó và có còn thích hợp nữa hay không? Từ cuộc điều tra
Quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) lần thứ nhất được tiến hành vào
năm 2003 (1), các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng thanh niên Việt Nam ngày nay
đang xem vấn đề QHTD dưới cái nhìn thoáng hơn, cởi mở hơn và ngày càng có xu hướng
QHTD sớm.
Thoáng hơn, cởi mở hơn, QHTD sớm hơn nhưng liệu rằng họ đã có được trang bị đầy đủ
kiến thức về sức khỏe giới tính, sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi của họ hay chưa? Họ đã tự biết
cách nhìn nhận những vấn đề nguy cơ có thể xảy ra để rồi từ đó có những biện pháp tự bảo
vệ, tự phòng tránh hay không? Theo nguồn thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (4), Việt Nam
hiện là một trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới (20% người nạo phá thai ở
lứa tuổi vị thành niên và thanh niên); những bà mẹ sinh con trước 18 tuổi, đang ở lứa tuổi vị
thành niên trên cả nước là khoảng 5% và khoảng 15% sinh con trước tuổi 20. Còn theo thông
tin từ Viện Da liễu quốc gia (3), năm 2007 có hơn 211.000 trường hợp mắc STD, gần 1/3
trong số đó là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, gần gấp đôi năm 1999. Xuất phát từ những vấn đề
trên và theo những số liệu ghi nhận được, chúng tôi thực hiện cuộc nghiên cứu:
“Hành vi tình dục, kiến thức về thai sản và STD ở sinh viên của một Đại học Mở
TP.HCM năm 2009”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định hành vi tình dục, kiến thức thai sản, STD và những vấn đề liên quan khác của
sinh viên Đại học Mở TP.HCM.
Mục tiêu cụ thể
Xác định tần số và tỷ lệ sinh viên đã QHTD với các đặc tính.
Xác định tần số và tỷ lệ sinh viên nam nữ đã QHTD có kiến thức chung đúng những vấn
đề liên quan đến có thai và về các biện pháp phòng tránh thai.
Xác định tần số và tỷ lệ sinh viên nam nữ đã QHTD có kiến thức chung đúng về STD và
các biện pháp phòng ngừa bệnh.
Xác định tần số và tỷ lệ sinh viên nam nữ đã QHTD liên quan đến việc mắc STD và có

thai.
Xác định sự liên quan giữa kiến thức đúng với các nhóm sinh viên.


Xác định sự liên quan giữa hành vi đã QHTD với các đặc tính.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mục tiêu
Sinh viên Đại học.
Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên hệ chính quy đang theo học tại Đại học Mở TP.HCM được chọn.
Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí chọn vào
Sinh viên hệ chính quy đang theo học tại 9 khoa của Đại học Mở.
Người chưa lập gia đình.
Người trong độ tuổi 18 – 24.
Tiêu chí loại ra
Người đã lập gia đình.
Người tu hành.
Người đã nghỉ học dù vẫn có tên trong danh sách.
Người không đảm bảo tình trạng sức khỏe tại thời điểm khảo sát.
Đối tượng không đồng ý tham gia.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích.
Cỡ mẫu nghiên cứu

n: cỡ mẫu nghiên cứu.
z: giá trị phân phối bình thường (1,96).
p: tỉ lệ sinh viên có kiến thức về phòng tránh thai và bệnh (0,5).

d: độ chính xác tương đối (0,05).
⇒ n ≈ 384,16 làm tròn 384 sinh viên.


Để tránh mất mẫu trong quá trình khảo sát, cỡ mẫu được tăng thêm 10%. Vậy cỡ mẫu
khảo sát là: n = 384 +384x10% ≈ 425 mẫu.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu phân tầng và ngẫu nhiên đơn
Xử lý và phân tích số liệu
Xử lý số liệu
Nhập số liệu và xử lý bằng Epi. Data và Stata 10.
Phân tích số liệu
+ Mô tả bằng tần số và tỷ lệ (%)
+ Phân tích: dùng PR với khoảng tin cậy (KTC) 95% để xác định sự liên quan giữa các
yếu tố.
KẾT QUẢ
Đặc tính mẫu nghiên cứu.

Năm học

Quê quán

Hoàn cảnh
sống

Đặc tính

Mẫu nghiên cứu
(%)


Nữ (%)

Nam (%)

Đã quan hệ

115/398 (28,90)

42/214 (19,62)

73/184 (39,67)

Năm 1

16/102 (15,69)

Năm 2

34/101 (33,66)

Năm 3

28/100 (28,00)

Năm 4

37/95 (38,95)

15/51 (29,41)


22/44 (50,00)

Tỉnh

71/246 (28,86)

27/131 (20,61)

44/115 (38,26)

Thành phố

44/152 (28,95)

15/83 (18,07)

29/69 (42,03)

1 mình

15/40 (37,50)

Người thân

54/228 (23,68)

22/134 (16,42)

32/94 (34,04)


Bạn

39/123 (31,71)

16/64 (25,00)

23/23 (38,98)

7/7

2/2

5/5

(100,00)

(100,00)

(100,00)

Người yêu

4/53
(7,55)
14/53 (26,42)
9/57
(15,79)

2/14
(14,29)


12/49 (24,49)
20/48 (41,67)
19/43 (44,19)

13/26 (50,00)


Phụ thuộc
Tình trạng
thu nhập

Độc lập
ĐL+PT

69/263 (26,24)

27/148 (18,24)

42/115 (36,52)

8/16

0/5

8/11

(50,00)

(0,00)


(72,73)

38/119 (31,93)

15/61 (24,59)

23/58 (39,66)

Nữ quê ở tỉnh có tỷ lệ QHTD cao hơn nữ quê ở thành phố (20,61% so với 18,07%). Điều
này ngược lại ở nhóm nam khi nam quê ở thành phố có tỷ lệ QHTD cao hơn nam quê ở tỉnh
(42,03% so với 38,26%). Sinh viên đang sống với người yêu ở cả nam lẫn nữ đều có tỷ lệ
QHTD chiếm tỷ lệ tuyệt đối. Về tình trạng thu nhập, sinh viên có tình trạng thu nhập độc lập
có tỷ lệ QHTD cao hơn ở các tình trạng thu nhập khác trong đó nam có tỷ lệ QHTD là cao
nhất (72,73%).
Tần số và tỷ lệ sinh viên có kiến thức chung đúng những vấn đề liên quan có thai.
Kiến thức đúng

Hình thức QHTD dẫn đến có thai
QHTD lần đầu
QHTD trong lúc có kinh

Mẫu nữ

Đã QH

Mẫu nam

Đã QH


(n=214)

(n=42)

(n=184)

(n=73)

/%

/%

/%

/%

210

42

(98,13)

(100,00)

181 (98,37)

73 (100,00)

166 (77,57)


31 (73,81)

77
(35,98)

20 (47,62)

154 (83,70)

63
(86,30)

82

33

(44,57)

(45,21)

98

41

(53,26)

(56,16)

25


0

(13,58)

(0,00)

QHTD khi vẫn mặc quần áo

138 (64,49)

28 (66,67)

Rửa sạch âm đạo sau quan hệ

115 (53,73)

23 (54,76)

Người nữ đi tiểu sau quan hệ

167 (78,04)

27 (64,28)

102 (55,43)

10

0


63

29

(4,67)

(0,00)

(34,23)

(39,73)

26

6

0

0

(12,15)

(14,29)

(0,00)

(0,00)

Người nam xuất tinh ngoài ÂĐ
Kiến thức chung đúng


31
(42,46)


Tỷ lệ kiến thức chung đúng của nhóm đã QHTD khá thấp, đặc biệt là không có nam sinh
viên nào có kiến thức chung đúng. Các bạn thường có ít kiến thức về các vấn đề liên quan
đến đối tượng khác giới.
Tần số và tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về các biện pháp ngừa thai.
Kiến thức đúng

Kể tên đúng 2 biện pháp tránh thai

Mẫu nữ

Đã QH

Mẫu nam

Đã QH

(n=214)

(n=42)

(n=184)/

(n=73)/

%


%

%

%

187

37

166

68

(87,38)

(88,10)

(90,22)

(93,15)

127

60

(69,02)

(82,19)


132

53

(71,74)

(72,60)

141

62

(76,63)

(84,93)

26

13

(14,13)

(17,81)

21

61

29


(50)

(33,15)

(39,73)

29

15

(15,76)

(20,55)

Chọn 2 ph.pháp ngừa thai hiện tại

157 (73,36) 33 (78,57)

Hiệu quả sử dụng b.pháp ngừa thai

164 (76,64) 30 (71,43)

Thời điểm sử dụng bao cao su

155 (72,43) 28 (66,67)

Thời điểm QHTD an toàn

46 (21,50)


Th.điểm uống thuốc ngừa khẩn cấp

80 (37,38)

Kiến thức chung đúng

22 (10,28)

12 (28,57)

5 (11,90)

Tỷ lệ kiến thức chung đúng là khá thấp ở cả 2 nhóm. 2 vấn đề có kiến thức đúng thấp là
“Thời điểm QHTD an toàn” (28,57% ở nữ và 17,81% ở nam) và “Thời điểm uống thuốc
ngừa thai khẩn cấp” (39,73% ở nam).


Tần số và tỷ lệ sinh viên có kiến thức chung đúng về STD và phòng ngừa STD
Kiến thức đúng
Các bệnh liên quan
Đường lây truyền
Triệu chứng lâm sàng
Đối tượng dễ mắc bệnh
Nơi điều trị bệnh
Kiến thức chung đúng về STD
Kiến thức đúng phòng ngừa STD

Mẫu nữ


Đã QH

(n=214)/%

(n=42)/%

94

27

87

39

(43,93)

(64,29)

(47,28)

(53,42)

77

21

89

43


(35,98)

(50,00)

(48,37)

(58,90)

82

17

85

36

(38,32)

(40,48)

(46,20)

(49,32)

103

25

58


21

(48,13)

(59,52)

(31,52)

(28,77)

184

73

(100,00)

(100,00)

213
(99,53)

42 (100,00)

Mẫu nam

Đã QH

(n=184)/% (n=73)/%

22


9

16

6

(10,28)

(21,43)

(8,69)

(8,22)

176

32

134

45

(82,24)

(76,19)

(72,82)

(61,64)


Tỷ lệ kiến thức chung đúng về STD ở cả 2 nhóm đối tượng đều thấp, đặc biệt ở nhóm
nam (21,43% ở nữ, 8,22% nam). Tuy nhiên tỷ lệ tương đối cao ở cả 2 nhóm trong kiến thức
chung đúng về phòng ngừa STD.


Tần số và tỷ lệ sinh viên với các hành vi tình dục liên quan.
Nữ (n)/ (%)

Nam (n)/
(%)

n=42

n=73

Không

32 (76,19)

49 (67,12)



5 (11,90)

18 (24,66)

Không biết


5 (11,90)

6 (8,22)

n=5

n=18

Bệnh viện công

0 (0,00)

2 (11,11)

Bệnh viện công chuyên khoa

3 (60,00)

13 (72,22)

Bệnh viện tư

1 (20,00)

3 (16,67)

Phòng khám tư

1 (20,00)


0 (0,00)

Nhà thuốc tây

0 (0,00)

0 (0,00)

Nhà thuốc nam

0 (0,00)

0 (0,00)

Không

31 (73,81)

52 (71,23)



11 (26,19)

21 (28,77)

n=11

n=21


Giữ thai

0 (0,00)

0 (0,00)

Phá thai

11 (100,00)

21 (100,00)

Bệnh viện công chuyên khoa

5 (45,45)

9 (42,86)

Bệnh viện tư

3 (27,27)

5 (23,81)

Phòng khám tư

3 (27,27)

6 (28,57)


Khác

0 (0,00)

1 (4,76)

Đặc điểm
Mắc bệnh

Nơi đến điều trị bệnh

Có thai ngoài ý muốn

Giải pháp xử trí

Nơi phá thai

Tỷ lệ mắc bệnh ở cả 2 nhóm tương đối thấp (11,90% ở nữ và 24,66% ở nam). Đa số
những trường hợp này đều chọn bệnh viện công chuyên khoa là nơi điều trị (60% ở nữ và
72,22% ở nam). Tỷ lệ có thai ngoài ý muốn chiếm tỷ lệ thấp (26,19% ở nữ và 28,77% ở
nam) và tất cả các trường hợp đều chọn giải pháp phá thai. Đa số các trường hợp này đều


biết đến bệnh viện công chuyên khoa để tiến hành nạo phá thai (45,45% ở nữ và 42,86%
ở nam). Một số ít lại đến những phòng khám tư (27,27% ở nữ và 28,57% ở nam).
Sự liên quan giữa hoàn cảnh sống và hành vi đã QHTD của sinh viên.
Đặc điểm

Chưa quan hệ


Có quan hệ

PR

Tần số

Tỷ lệ

Tần số

Tỷ lệ

(KTC 95%)

Sống với gia đình
(n=94)

62

65,96

32

34,04

1

Sống với người yêu
(n=5)


0

0,00

5

100,00

Sống với gia đình
(n=134)

112

83,58

22

16,42

Sống với người yêu
(n=2)

0

0,00

2

100,00


P

Nam sinh viên

3,07
(2,32 – 4,07)

0,001

Nữ sinh viên
1
6,37
(4,35 – 9,34)

0,001

Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hoàn cảnh sống và hành vi đã QHTD. Điều
này có nghĩa là: nhóm sinh viên nữ đang sống với người yêu có QHTD gấp 6,37 lần
nhóm sinh viên nữ đang sống với gia đình, người thân. Nhóm sinh viên nam đang sống
với người yêu có QHTD gấp 3,07 lần nhóm sinh viên nam đang sống với gia đình.
BÀN LUẬN
Đặc tính mẫu nghiên cứu: trong phần này chúng ta quan tâm đến hoàn cảnh sống. Theo
nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Quốc gia (1), sự quan tâm của gia đình nếu theo nghĩa
tích cực thì sẽ có tác động làm giảm tỷ lệ QHTD ở giới trẻ hiện nay và ngược lại. Nhiều bậc
phụ huynh nghĩ rằng càng ít có sự ràng buộc của người thân, càng sống tự lập sẽ càng dễ
QHTD hơn. Chính vì thế không cho con sống riêng ở ngoài, sống tự lập mà phải sống chung
với người thân gia đình thì sẽ dễ kiểm soát con cái mình hơn, đây cũng là một phần trong sự
quan tâm tích cực của gia đình, và kết quả nhận được là phù hợp với nhóm nam sinh viên
theo quan điểm trên, còn riêng nhóm nữ thì đến lúc này dường như chưa phù hợp lắm. Tuy
nhiên, có thể nhận thấy rằng tỷ lệ này cũng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở nam giới

và quan điểm đó có thể sẽ phải thay đổi một khi tỷ lệ QHTD trong nhóm đối tượng này tăng
hơn và không còn là một yếu tố làm giảm tỷ lệ QHTD ở giới trẻ nữa. Và trong vấn đề này,
chúng ta tìm thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê về QHTD giữa nhóm sinh viên đang
sống với người yêu và nhóm sinh viên sống với gia đình.
Kiến thức: Cùng với kết quả khảo sát chung là thấp, từ đây ta nhận thấy công tác truyền
thông, giáo dục sức khỏe về bệnh là cần được quan tâm và lưu ý hơn, đặc biệt là nhóm sinh


viên đã QHTD với những vấn đề mà các bạn còn thiếu kiến thức. Việc phòng tránh thai và
phát hiện bệnh sớm sẽ giúp làm giảm nguy cơ các hậu quả không mong muốn, các biến
chứng giúp cho việc xử lý và điều trị sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. Biết được những
vấn đề liên quan đến có thai và bệnh cũng sẽ góp phần nâng cao ý thức phòng bệnh, chẳng
những cho bản thân mà còn cho bạn tình của mình nữa. Tuy nhiên, điều đáng mừng là trong
thời điểm khảo sát hiện tại, kiến thức phòng bệnh của các bạn là khá tốt, chiếm tỷ lệ khá cao
77,89%. Trong đó, tỷ lệ ở nữ là 82,24% (76,19% ở nữ đã QHTD), tỷ lệ ở nam là 72,82%
(61,64% ở nam đã QHTD).
Qua những kết quả khảo sát về kiến thức trên, chúng ta nhận thấy rằng, mặc dù trong
từng vấn đề các bạn đều có kiến thức đúng nhưng những thông tin mà các bạn thu nhận được
là khá rời rạc, không được hệ thống đầy đủ và tính xác thực chưa được kiểm chứng. Điều
này rất dễ dẫn đến sự nhầm lẫn, sai lệch trong thông tin, mà từ những nhầm lẫn, sai lệch này
có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được, đặc biệt là trong nhóm sinh viên đã
QHTD. Chính vì vậy, từ đây, trong công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, vấn đề đặt ra
không đơn thuần là độ chính xác của thông tin mà còn phải cân nhắc đến việc hệ thống hóa
kiến thức giúp các bạn có cái nhìn toàn diện, đầy đủ và chính xác hơn, góp phần bảo vệ và
nâng cao ý thức tự bảo vệ, phòng ngừa những hậu quả có thể xảy ra cho các bạn.
KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
Các cơ quan ban ngành tăng cường cung cấp các nguồn thông tin có độ tin cậy và tính
chính xác về nội dung cho sinh viên tham khảo, lưu ý các nội dung phải được hệ thống hóa
và đồng bộ hóa. Nội dung cần tập trung vào những vấn đề còn thiếu kiến thức nhằm tránh sự
nhàm chán trong việc lặp đi lặp lại. Phương pháp cung cấp thông tin tập trung vào các nguồn

thông tin mà các bạn hay tiếp cận.
Nhà trường cần đưa các chương trình về giáo dục giới tính, hôn nhân, gia đình vào các
chương trình học ngoại khóa nhằm giúp các bạn sinh viên có cái nhìn đúng đắn về Tình yêu
– Tình dục nhằm tránh những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra và có trách nhiệm
hơn với những vấn đề mình làm.
Cần thực hiện thêm các cuộc nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực sau: “Hiện tượng
sống thử trong giới sinh viên Đại học Mở hiện nay”.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Bộ Y tế (2003), Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ
nhất, bài báo cáo kết quả tóm tắt về chương trình của Quỹ nhi đồng thế giới (UNICEF)
ngày 26/8/2005.www.unicef.org/vietnam/media2383.htm

2

Hải Yến, Phương Hà, Ánh Hồng, Đan Thanh, và Lệ Thủy, Khoa Kinh tế
(2008)- Đại học Quốc Gia TP.HCM, Bài báo tóm tắt nghiên cứu “QHTD trước hôn
nhân của sinh viên” của tác giả Lê Hồng Nhật: o/kinhte/LHNhat_QuanDiemSongChunmg.htm

3

Viện Da liễu Quốc gia(2008), Thống kê bệnh lây truyền qua đường tình dục ở
Việt Nam mỗi năm, Bản tin của báo điện tửngày 7/6/2008. />
4

WHO(2003), Số liệu thống kê tình hình nạo phá thai trên thế giới của WHO so sánh
giữa năm 1995 và 2003. www. who.int/ reproductivehealth/ unsafe_abortion/ induced_

abortion_ worldwide.pd



×