Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

KHẢO SÁT KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ - HÀNH VI VỀ VIỆC TẦM SOÁT UNGTHƯ CỔ TỬ CUNG CỦA NỮ NỘI TRỢ TỪ 18 - 65 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒCHÍ MINH TỪ 25/2/2008 ĐẾN 11/5/2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.88 KB, 11 trang )

KHẢO SÁT KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ - HÀNH VI VỀ VIỆC TẦM SOÁT UNG
THƯ CỔ TỬ CUNG CỦA NỮ NỘI TRỢ TỪ 18 - 65 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH TỪ 25/2/2008 ĐẾN 11/5/2008
Nguyễn Thanh Hiệp*, Lê Minh Nguyệt*, Trương Thị Bích Hà*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ung thư cổ tử cung là một trong hai loại ung thư thường gặp nhất ở phụ
nữ
trên
toàn
thế giới.
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức – thái độ – hành vi về việc tầm soát ung thư cổ tử cung
của nữ nội trợ từ 18-65 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên đối tượng là nữ nội trợ
sống tại thành phố Hồ Chí Minh từ 25/02/2008 đến 11/05/2008. Số liệu được thu thập
thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn từ 768 nữ nội trợ.
Kết quả: Kết quả cho thấy tỷ lệ nữ nội trợ có kiến thức khá-tốt về ung thư cổ tử cung và
tầm soát bệnh là 27,7%. Có 75,7% nữ nội trợ cho rằng tầm soát ung thư cổ tử cung là cần
thiết. Trong số những nữ nội trợ đã có quan hệ tình dục, tỷ lệ người có đi khám phụ khoa
kiểm tra trong vòng 3 năm qua là 23,3% và chỉ có 12% là có chủ động đi khám phụ khoa
định kỳ 6-12 tháng. Trong số những nữ nội trợ đã từng khám phụ khoa kiểm tra, chỉ có
19,3% biết mình có được làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung.
Kết luận: Cần có những kế hoạch nâng cao kiến thức và sự quan tâm đúng mức về
chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung cho các nữ nội trợ.
Từ khóa: Ung thư cổ tử cung, Phết tế bào âm đạo – Cổ tử cung,…
ABSTRACT
KNOWLEDGE – ATTITUDE - PRACTICE OF CERVICAL CANCER SCREENING
AMONG THE HOUSEWIVES AT THE AGE OF 18-65 IN HO CHI MINH CITY
FROM 25/2/2008 TO 11/5/2008
Nguyen Thanh Hiep, Le Minh Nguyet, Truong Thi Bich Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 80 - 85
Background: Cervical cancer is one of the two popular kinds of cancer in women


worldwide.
Objective: To evaluate knowledge - attitude - practice of cervical cancer screening
among the housewives in Ho Chi Minh City.
Method: Cross-sectional study among the housewives of Ho Chi Minh City from
02/25/2008 to 05/11/2008. Data were collected by self-answered questionnaires from a total
of 768 women.
Results: The proportion was 27.7% for good knowledge about cervical cancer and
cervical cancer screening. 75.7% housewives thought that cervical cancer screening is


necessary. Among the housewives who had sexual intercourse, the proportion of women
having gynaecological examination within the last three years was 23.3% and just only 12%
of them had annual gynaecological examination. Among women had gynaecological
examination, only 19.3% of them knew that they had been done a Pap test.
Conclusions: we need more projects increasing the knowledge about cervical cancer
screening program, changing women’s awareness, and increasing the proportion of women
who have annual gynaecological examination for cervical cancer screening.
Keywords: Cervical cancer, Pap test, gynaecological examination.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư CTC là một trong hai loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ trên thế giới
cũng như tại Việt Nam. Tại Việt Nam, cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung là loại
ung thư có tần suất gặp cao nhất ở phụ nữ Việt Nam với tỷ suất mới mắc là 17,3/100.000
dân và tỷ lệ tử vong là 11/100.000 dân (năm 2000) (1).Tuy nhiên ung thư CTC có nhiều
đặc điểm mà dựa vào đó chúng ta có thể hy vọng đẩy lùi hoàn toàn căn bệnh này. Đây là
loại ung thư có một giai đoạn diễn tiến lâm sàng khá lâu trước khi bệnh diễn tiến đến ung
thư tại chỗ hay xâm lấn. Việc phát hiện ung thư CTC ở giai đoạn sớm sẽ cho một kết quả
điều trị rất khả quan(2). Chương trình tầm soát ung thư CTC, với công cụ sàng lọc đại trà
đầu tiên là phết tế bào CTC hay xét nghiệm Pap và hiệu quả của việc điều trị sớm đã góp
phần làm giảm tỷ lệ mắc ung thư CTC tại nhiều quốc gia trên thế giới(2).
Trên thực tế, tại thành phố Hồ Chí Minh, theo nghiên cứu tại bệnh viện Ung Bướu

năm 2006 trên 379 bệnh nhân thì có đến 65,4% được chẩn đoán ở giai đoạn muộn (1), cũng
như tỷ lệ bệnh ung thư mới mắc hàng năm vẫn chưa giảm đáng kể mặc dù ngành y tế đã
nỗ lực rất nhiều. Điều này là do còn một số hạn chế trong công tác tầm soát ung thư hay
còn do những yếu tố nào nữa từ phía cộng đồng và đặc biệt là do chính bản thân người
phụ nữ? Đối với các nữ nội trợ, nhóm đối tượng không có thu nhập, ít chủ động về kinh
tế có thể gây khó khăn cho họ khi tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (3).
Ngoài ra, các nữ nội trợ do không làm việc trong các đơn vị tổ chức nào nên có thể sẽ ít
quan tâm và không bị bắt buộc tham gia các loại hình bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm y
tế. Đây sẽ là yếu tố thiệt thòi cho họ khi đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang (Cross-sectional).
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Phụ nữ từ 18-65 tuổi.
Hiện tại đang là nội trợ: không tham gia vào bất kì loại hình kinh tế nào trong vòng ít
nhất 1 năm tính đến thời điểm hiện tại.
Đang sống tại các quận/huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh: có hộ khẩu thường trú hoặc
có đăng kí tạm trú dài hạn (> 1 năm) tại các quận/huyện thuộc thành phố Hồ Chi Minh.
Có khả năng trả lời bảng câu hỏi: có khả năng nghe, đọc và hiểu tiếng Việt ở mức độ một
người bình thường.
Đồng ý trả lời bảng câu hỏi.


Tiêu chuẩn loại trừ
Không thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu nêu trên.
Cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu:

Áp dụng vào công thức ta tính được n = 384.
Vì áp dụng phương pháp chọn mẫu theo cụm nhiều giai đoạn nên để loại trừ sai số chọn

mẫu do hiệu ứng cụm cần nhân cỡ mẫu với một hệ số ước lượng khoảng bằng 2. Do đó, cỡ
mẫu là n x 2 = 384 x 2= 768 người.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo cụm nhiều giai đoạn (Multistage cluster sampling).
Các giai đoạn chọn mẫu:
Giai đoạn 1: Bốc thăm ngẫu nhiên để chọn các quận /huyện.
Giai đoạn 2: Bốc thăm ngẫu nhiên để chọn các phường/xã.
Giai đoạn 3: Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.
Phương pháp thu thập số liệu
Gửi bảng câu hỏi soạn sẵn (với tên và địa chỉ đã được mã hóa) đến đối tượng cần được
phỏng vấn thông qua các tổ trưởng tổ dân phố và các trưởng thôn.
KẾT QUẢ
Kiến thức về ung thư CTC và tầm soát bệnh của các nữ nội trợ.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ nữ nội trợ từng nghe về ung thư CTC và xét nghiệm PAP (n=768 người).


Bảng 1: Kiến thức của các nữ nội trợ về bệnh ung thư CTC (n=768 người).

Bệnh ung thư CTC có thể được phát
hiện sớm
Bệnh ung thư CTC có thể điều trị tốt
hơn nếu được phát hiện sớm
Bệnh ung thư CTC có thể có dù
không có triệu chứng gì

Biết
Không biết
Biết
Không biết

Biết
Không biết

Tần số

Tỷ lệ (%)
(n=768)

374
394
357
411
235
533

48,7
51,3
46,5
53,5
30,6
69,4

Bảng 2: Kiến thức của các nữ nội trợ về mục đích xét nghiệm phết tế bào ÂĐ-CTC (n = 768
người).
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ cộng Tỷ lệ (%)
Từng nghe về XN PAPsmear
Tần số
(n=543)
dồn
(n=768)

Phát hiện nguyên nhân viêm
152
28,0
28,0
19,8
nhiễm sinh dục
44
8,1
36,1
5,7
Đã Phát hiện ung thư nhưng không rõ

ung
thư

từng
Không biết
68
12,5
48,6
8,9
nghe
Phát hiện ung thư CTC
279
51,4
100
36,3
Tổng
Chưa từng nghe
Tổng


543
225
768

100

70,7
29,3
100


Bảng 3: Kiến thức của các nữ nội trợ về đối tượng cần làm xét nghiệm phết tế bào ÂĐ –
CTC (n=768 người).
Từng nghe về XN PAPsmear
Người có triệu chứng nặng
hay bệnh tái phát nhiều lần
Người có nguy cơ (giao hợp
Đã
sớm, mắc STD...)
từng
Không biết
nghe
Tất cả phụ nữ đã có quan hệ
tình dục
Tổng
Chưa từng nghe
Tổng

Tần số


Tỷ lệ (%) Tỷ lệ cộng
(n=543)
dồn

Tỷ lệ (%)
(n=768)

183

33,7

33,7

23,8

80

14,7

48,4

10,4

66

12,2

60,6


8,6

214

39,4

100

27,9

543
225
768

100

70,7
29,3
100

Bảng 4: Kiến thức của các nữ nội trợ về khoảng cách giữa 2 lần xét nghiệm tầm soát ung
thư CTC (n=768 người).
Từng nghe về XN
PAPsmear
Không cần kiểm tra
lại nữa
Đến khi có triệu
Đã
chứng bất thường
từng

Không biết
nghe
Định kì mỗi 6 – 12
tháng
Tổng

Tần số

Tỷ lệ (%)
(n=543)

Tỷ lệ cộng dồn

Tỷ lệ (%)
(n=768)

37

6,8

6,8

4,8

91

16,8

23,6


11,8

52
363

9,6
66,8

33,2
100

6,8
47,3

543

100

70,7

Chưa từng nghe

225

29,3

Tổng

768


100


Biểu đồ 2: Tỷ lệ nữ nội trợ phân bố theo điểm kiến thức về ung thư CTC và tầm soát bệnh
(n=768 người).
Thái độ về việc tầm soát ung thư cổ tử cung của các nữ nội trợ
Bảng 5: Thái độ về việc khám phụ khoa của các nữ nội trợ (n =768 người).
Thái độ
Tần số
Tỷ lệ (%) (n=768)
Nghĩ là không cần thiết vì
479
62,4
không có triệu chứng
Cảm thấy ngượng, mắc cỡ
315
41,0
Sợ bị đau
205
26,7
Bảng 6: Thái độ về bệnh ung thư CTC và tầm soát bệnh của các nữ nội trợ (n=768 người).
Tỷ lệ (%)
Tần số
(n=768)
Niềm tin bệnh ung thư là số phận
Nghĩ bệnh là số phận, không thể tránh khỏi
44
5,7
Không nghĩ bệnh là số phận, có thể tránh khỏi
582

75,8
Không có ý kiến
142
18,5
Thái độ quan tâm đến việc tầm soát bệnh
Không muốn vì sợ khám sẽ ra bệnh
8
1,0
Không quan tâm xem mình có bệnh hay không
0
0,0
Cho rằng tầm soát ung thư CTC là cần thiết
581
75,7
Không có ý kiến
179
23,3
Niềm tin về khả năng chữa khỏi bệnh
Nghĩ rằng bệnh không chữa khỏi
136
17,7
Tin tưởng sẽ trị được nếu phát hiện sớm
357
46,5
Không ý kiến
275
35,8


Hành vi tầm soát ung thư cổ tử cung của các nữ nội trợ


Biểu đồ 3: Hành vi đi khám phụ khoa của các nữ nội trợ (n=649 người đã có quan hệ tình
dục).
Bảng 7: Tỷ lệ nữ nội trợ biết mình làm xét nghiệm phết tế bào ÂĐ-CTC (n=768 người).
Tỷ lệ (%)
Tần số
Tỷ lệ (%)
(n=768)
Từng khám phụ khoa
Có được làm xét
37
19,3
4,8
nghiệm PAP smear
kiểm tra.
Không được làm
23
12,0
3,0
XN PAP smear
Không rõ
132
68,8
17,2
Tổng
192
100%
25%
Không khám phụ khoa kiểm tra
576

75%
Tổng
768
100%


Bảng 8: Tỷ lệ nữ nội trợ phân bố theo hoàn cảnh đi khám phụ khoa kiểm tra (n=192người
từng đi khám phụ khoa kiểm tra).
Hoàn cảnh đi khám
Tần số
Tỷ lệ (%)
Khám sức khỏe cơ quan/Khi có đoàn khám bệnh đến khám
18
9,4
Khi đi khám vì một bệnh khác
2
1,0
Chủ động đi khám nhưng không theo định kì mỗi 6-12
56
29,2
tháng
Chủ động đi khám định kỳ mỗi 6-12 tháng
116
60,4
Tổng
192
100
Bảng 9: Nơi các nữ nội trợ thường đến để khám phụ khoa kiểm tra (n=172 người chủ động
đi khám phụ khoa).
Tần số

Tỷ lệ (%)
Bệnh viện lớn
80
46,4
Trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ –trẻ em
12
7,1
Trung tâm y tế (bệnh viện quận/huyện)
44
25,5
Trạm y tế phường/xã
17
9,7
Bác sĩ tư
19
11,3
Tổng
172
100
Bảng 10: Lý do các nữ nội trợ không đi khám phụ khoa (n=768 người).
Lý do
Tần số
Tỷ lệ (%) (n=768)
Nghĩ là không cần thiết vì không có triệu chứng
Cảm thấy ngượng, mắc cỡ
Sợ bị đau
Không có tiền
Không có thời gian
Không hài lòng với thái độ nhân viên y tế


479
315
205
177
189
78

62,4
41,0
26,7
23,0
24,6
10,2


BÀN LUẬN(2 1 3)
Kiến thức về tầm soát ung thư CTC.
Tỷ lệ nữ nội trợ có kiến thức khá-tốt về bệnh ung thư CTC và tầm soát bệnh là 27,7%,
trong đó
- Tỷ lệ nữ nội trợ có kiến thức đúng về đặc điểm bệnh ung thư CTC là “bệnh ung thư
CTC có thể có dù không có triệu chứng gì” còn thấp. Số nữ nội trợ có kiến thức về đặc điểm
trên chưa đạt 1/2 (30,6%). Số nữ nội trợ có kiến thức về đặc điểm bệnh ung thư CTC là
“bệnh ung thư CTC có thể được phát hiện sớm và điều trị cho kết quả tốt hơn nếu được phát
hiện sớm” đạt gần ½. Như vậy, mặc dù tỷ lệ nữ nội trợ đã từng nghe về bệnh ung thư CTC
cao (82,2%), nhưng tỷ lệ nữ nội trợ biết rõ và đúng về bệnh thì không cao.
- Trong 70,7% nữ nội trợ đã từng nghe về xét nghiệm phết tế bào ÂĐ-CTC thì chỉ có
khoảng 1/2 trong số họ, tức 36,3% là biết rõ mục đích của xét nghiệm. Trong số nữ nội trợ
đã từng nghe về xét nghiệm phết tế bào ÂĐ-CTC thì có 12,5% trong số họ không hề biết
mục đích xét nghiệm phết tế bào ÂĐ-CTC là gì; 28% nghĩ rằng mục đích xét nghiệm phết tế
bào ÂĐ-CTC là phát hiện nguyên nhân viêm nhiễm sinh dục và có 8,1% biết mục đích xét

nghiệm phết tế bào ÂĐ-CTC là để phát hiện ung thư nhưng không rõ là ung thư gì.
- Kết quả trên cho thấy tuy số nữ nội trợ có nghe nhiều về xét nghiệm phết tế bào ÂĐCTC nhưng phần lớn trong số họ chưa hiểu rõ xét nghiệm phết tế bào ÂĐ-CTC là gì và mục
đích của xét nghiệm này.
Thái độ về bệnh ung thư CTC và tầm soát bệnh
- Thái độ của nữ nội trợ về việc khám phụ khoa – tầm soát ung thư CTC còn xem nhẹ khi
đa số nghĩ rằng việc khám phụ khoa – tầm soát ung thư CTC là không cần thiết (62,4%) và
còn nhiều người cảm thấy ngượng, mắc cỡ nên không muốn đi khám (41%).
- Ngược lại, thái độ-niềm tin về bệnh ung thư CTC rất tích cực. 75,7% cho rằng rằng việc
tầm soát ung thư CTC là cần thiết, 46,5% tin rằng bệnh ung thư CTC sẽ trị được nếu phát
hiện sớm, chỉ có một số rất ích là 5,7% có thái độ tiêu cực khi nghĩ rằng “ung thư là số phận,
không thể tránh khỏi”.
Hành vi tầm soát ung thư CTC
- Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong số nữ nội trợ có đi khám phụ khoa kiểm tra
thì chỉ có 19,3% trong số đó biết rõ mình từng được làm xét nghiệm phết tế bào ÂĐ-CTC
(37/192 người có đi khám phụ khoa kiểm tra). Đây là một tỷ lệ thấp, nguyên nhân có thể là
do chủ quan của người bệnh hay do yếu tố khách quan từ phía y tế. Có thể khi khám cho
người bệnh, người khám (bác sĩ, nữ hộ sinh,…) khi thực hiện xét nghiệm phết tế bào ÂĐCTC thì không giải thích, tư vấn cho người bệnh biết. Nhất là những người đi khám kiểm tra
ở những nơi quá đông như ở các bệnh viện lớn, thì cơ hội họ được thông tin đầy đủ lại ít hơn
nữa.


KẾT LUẬN
Qua khảo sát trên 768 nữ nội trợ từ 18-65 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã
xác định được:
Tỷ lệ nữ nội trợ có kiến thức khá tốt về việc khám phụ khoa-tầm soát ung thư CTC là
27,7%.
Tỷ lệ nữ nội trợ cho rằng việc tầm soát ung thư CTC là cần thiết là75,7%.
Trong số những người đã có quan hệ tình dục, tỷ lệ nữ nội trợ đi khám phụ khoa kiểm tra
trong vòng 3 năm là 23,3% và tỷ lệ nữ nội trợ chủ động đi khám phụ khoa định kỳ 6-12 tháng là
12%.

Trong số những người đã từng đi khám phụ khoa kiểm tra, tỷ lệ nữ nội trợ biết mình
được làm xét nghiệm phết tế bào ÂĐ-CTC là 19,3%.
KIẾN NGHỊ
Do sự hiểu biết về việc “Khám phụ khoa-tầm soát ung thư CTC” của nữ nội trợ thành
phố Hồ Chí Minh vẫn còn hạn chế, và thái độ của nữ nội trợ về vấn đề này chưa được tích
cực, chúng tôi kiến nghị:
Xây dựng và đưa vào thực hiện chương trình tuyền thông đại chúng về ung thư CTC và
tầm soát bệnh với các phương tiện truyền thông đa dạng và lặp lại nhiều lần.
Tổ chức các buổi nói chuyện, giáo dục sức khỏe cho nữ nội trợ về ung thư CTC và tầm
soát bệnh. Có thể lồng ghép trong các buổi họp tổ phụ nữ ở khu phố, tổ dân phố.
Ở tất cả những nơi có hoạt động khám phụ khoa, nên có bích chương và phát tờ rơi về
ung thư CTC và tầm soát bệnh.
Do tỷ lệ nữ nội trợ có hành vi đi khám phụ khoa kiểm tra còn thấp, chúng tôi kiến nghị:
Tổ chức các cuộc vận động các chị em phụ nữ tại địa phương (tổ dân phố, khu phố) đi
khám phụ khoa kiểm tra hàng năm.
Các cơ quan y tế cũng nên tổ chức các đợt khám phụ khoa miễn phí cho một số quận huyện
xa xôi, còn nghèo (các huyện ngoại thành).
Thiết lập sự quản lý về khám phụ khoa kiểm tra cho tất cả các phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ tại địa phương.
Do tỷ lệ nữ nội trợ biết mình được làm xét nghiệm phết tế bào ÂĐ-CTC còn thấp, chúng
tôi kiến nghị:
Nhân viên y tế cần phải thông báo cho người đến khám phụ khoa các xét nghiệm mà họ
được làm, mục đích và giá trị của các xét nghiệm này, khi nào cần phải làm lại…trong đó
bao gồm cả xét nghiệm phết tế bào ÂĐ-CTC.
Kết quả các xét nghiệm cần được trả về cho người được làm xét nghiệm. Điều này cần
được quan tâm thực hiện bằng cách hẹn ngày đến lấy kết quả, gửi thư hoặc điện thoại nhắc
nhở đến lấy cho những người được làm xét nghiệm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
Bộ y tế – Bệnh viện Ung bướu (2000), Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam năm
2000, Thống kê về bệnh ung thư, 3 - 4.
2
Parkin DM, F Bray, J. Ferlay and Paola Pisani (2002), “Global Cancer Statistics2002“, CA Cancer J Clin 2005, 55:74-108.
3
Phan Thái Hảo, Bùi Châu Tuệ (2006), Khảo sát kiến thức – thái độ – hành vi,
kinh tế xã hội đến giai đoạn lâm sàng của ung thư cổ tử cung lúc chẩn đoán tại bệnh
viện Ung Bướu Tp.HCM, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Khóa XII –
TTĐTBDCBYT.



×