KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN
VỀ PHÒNG CHỐNG CÚM A/H1N1 ĐẠI DỊCH TẠI HUYỆN CỦ CHI –
TP. HỒ CHÍ MINH VÀ QUẬN NINH KIỀU TP. CẦN THƠ.
Hồ Thị Thiên Ngân [*], Trần Ngọc Hữu *,Phạm Hữu Khanh*, Nguyễn Hữu Trí*, Phẩm
Minh Thu*,
Nguyễn Trung Nghĩa **, Tô Thị Tuyết Mai***,Lê Văn Tuân****
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Kiến thức, thái độ, và thực hành (KAP) đúng của người dân trong việc
phòng bệnh cúm A H1N1 đại dịch là rất quan trọng.
Mục tiêu nghiên cứu:Xác định tỷ lệ người dân ở khu vực phía Nam có kiến thức đúng,
có thái độ chấp nhận và thực hành đúng về việc phòng chống dịch cúm A/H1N1.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả về KAP
của người dân tại Huyện Củ Chi – Tp. HCM và Tp. Cần Thơ. Đối tượng được chọn vào
nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống và phỏng vấn trực tiếp ngay theo bộ câu
hỏi đã soạn sẵn, số liệu được nhập bằng phần mềm Excel, và phần mềm EPI data và phân
tích bằng Epi 2000. Cỡ mẫu 304 người được chọn ngẫu nhiên trong tháng 3/2010.
Kết quả và phân tích: Người dân có kiến thức đúng về phòng chống bệnh cho cá nhân
74,7% và có kiến thức đúng về phòng chống bệnh cho cộng đồng 36,8%, Thái độ của người
dân khi nhận định nguy hiểm của cúm A/H1N1 là 95,06%, và 97,4 % cho rằng nên phòng
ngừa cúm A/H1N1 đại dịch. Tỉ lệ người dân thực hành đúng về phòng bệnh cá nhân như
thực hiện rửa tay chỉ đạt 148/304 (48,7%), lau chùi, làm thông thoáng nhà cửa thường
xuyên (189/304) 62,2%,,tránh tiếp xúc với người bệnh 86% và thân nhân người bệnh 67,3%.
Kết luận: Những kết quả nghiên cứu thu được sẽ là cơ sở để xây dựng một chương trình
lập kế hoạch phòng chống đại dịch cúm A/H1N1 cho địa phương, và xây dựng chương trình
truyền thông giáo dục sức khỏe hiệu quả và phù hợp cho cộng đồng.
Từ khóa: cúm A/H1N1.
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE ON PANDEMIC INFLUENZA A (H1N1)
PREVENTION OF PEOPLE LIVING IN CU CHI DISTRICT, HOCHIMINH CITY AND
NINH KIEU DISTRICT, CAN THO PROVINCE
Ho Thi Thien Ngan, Tran Ngoc Huu, Pham Huu Khanh, Nguyen Huu Tri,
Pham Minh Thu, Nguyen Trung Nghia, To Thi Tuyet Mai, Le Van Tuan.
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 7 - 12
Background: Right knowledge, attitude and practice (KAP) on prevention of pandemic
influenza A (H1N1) of the people is of the most importance in handling and containing the
pandemic influenza.
Objectives: To determine the proportion of people having right KAP on prevention of
pandemic influenza A (H1N1).
Materials and method: A cross – sectional design was applied to describe KAP of
people in Cu Chi district, HCMC and Ninh Kieu district Can Tho City. Participants were
selected systematically and randomly. They were direct interviewed by using structured
questionnaire to collect needed information. Data were entered by Excel and EPI data
software and analysis by Epi – 2000 software.
Result: Percentage of people who having right knowledge on pandemic influenza
personal prevention and community prevention are 74.7% and 36.8% respectively. Attitude
of people mostly agree that pandemic influenza A (H1N1) is the dangerous epidemic
(95.06%), and 97.4 % of them to accept to handle and contain the influenza pandemic.
Percentage of people having right practice on hand washing is 48.7% (148/304); hygiene
cleaning – ventilating houses is 62.2% (189/304); and getting away from the flu patients and
their care takers are 86% and 67.3% respectively.
Conclusion: Findings from this study are very useful for designing feasible, effective
health education programs to control and contain pandemic influenza A (H1N1) timely for
communities in study location.
Key word: influenza A (H1N1).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong năm 2009, toàn thế giới đã xảy ra đại dịch cúm A/H1N1 gây bệnh cho người, khả
năng lây lan cao từ người sang người lây qua đường hô hấp. Tình hình mắc cúm A/H1N1
trên thế giới theo WHO kể từ 01/2009 – 10/2009 đã có 441661 người mắc và 5712 ca tử
vong(5)…Riêng ở khu vực phía nam kể từ 31/5/2009 khi có ca mắc đầu tiên đến thời điểm
tháng 12/2009 đã có 15304 mắc, số ca tử vong là 24; Tỷ lệ tử vong là 0,03%(4) và đối tượng
tử vong là người phụ nữ có thai, người bệnh mãn tính, người suy giảm miễn dịch (1,2). Khi
dịch xảy ra đã ảnh hưởng đến lực lượng lao động, làm ảnh hưởng hoạt động của xã hội, thậm
chí ảnh hưởng đến an ninh, chính trị xã hội… Do đó việc ngăn chặn dịch cúm A/H1N1 trên
người là nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia trên thế giới. Hiện nay số ca mắc ít nhưng
khả năng bùng phát làn sóng thứ hai của đại dịch là có thể xảy ra nhưng chưa thể dự báo
được khi nào. Các chuyên gia trên thế giới cũng đang lo ngại sẽ xảy ra sự kết hợp giữa chủng
cúm A/H5N1, cúm đại dịch A/H1N1 và cúm mùa hiện nay nhất là tại các nước đang có lưu
hành đồng thời các chủng virus cúm này. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành khảo sát kiến thức,
thái độ hành vi của cộng đồng trong phòng chống cúm A/H1N1. Những kết quả khảo sát sẽ
là cơ sở để xây dựng chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe hiệu quả và phù hợp cho
cộng đồng về phòng chống cúm A/H1N1.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Xác định tỷ lệ người dân ở Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Cần Thơ có kiến thức đúng, có thái
độ chấp nhận và thực hành đúng về việc phòng chống dịch cúm A/H1N1.
Mục tiêu cụ thể
Xác định tỷ lệ người dân khu vực phía Nam mà đại diện là người dân thành phố Hồ Chí
Minh và Cần Thơ có kiến thức đúng về bệnh cúm A/H1N1.
Xác định mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng về việc phòng chống
bệnh cúm A/H1N1.
Xác định các mối liên quan giữa thực hành với kiến thức và với các đặc tính dân số học
của người dân.
Xác định tỷ lệ các kênh truyền thông phổ biến nhất tại địa phương và các kênh truyền
thông được người dân ưa thích.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang.
Dân số mục tiêu
Nghe hiểu và trả lời được câu hỏi.
Người dân sống khu vực phía Nam: 16 - 50 tuổi.
Địa điểm nghiên cứu
Hai thành phố lớn khu vực phía nam: Huyện Củ Chi - TP.HCM và Tp. Cần Thơ - Tỉnh
Cần Thơ.
Kỹ thuật chọn mẫu
Ngẫu nhiên hệ thống.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Phỏng vấn đối tượng trực tiếp tại hộ gia đình, giáo viên, công nhân xí nghiệp, khu nhà trọ.
Xử lý và phân tích số liệu
Mỗi bộ câu hỏi phải được kiểm tra ngay sau khi phỏng vấn về tính hoàn tất và tính phù
hợp, nếu không thì phải phỏng vấn lại.
Số liệu sau khi thu thập sẽ được các giám sát viên kiểm tra bởi về tính phù hợp và đầy đủ.
Sau đó dữ liệu được nhập vào máy vi tính bằng phần mềm Epidata và được phân tích bằng
Epi-2000.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu.
Số lượng
Biến số
Giới tính
Độ tuổi
Trình độ
Nghề nghiệp:
(n = 354)
Tỷ lệ (%)
Nam
98
32,2
Nữ
206
67,8
≤30 tuổi
38,1%
>30 tuổi
61,9%
Không biết chữ
7
2,3
Cấp 1
9
3
cấp 2
38
12,5
Cấp 3
66
21,7
Trên cấp 3
184
60,5
- Công chức
167
54,9
- Công nhân
42
13,8
- Nông dân
1
0,3
- Nội trợ
24
7,9
- Buôn bán
17
5,6
- Nghề khác
53
17,4
Nhận xét: Người được điều tra chủ yếu là nữ chiếm 67,8%, nam chiếm 32,3%. Nhóm
người điều tra phần lớn ở độ tuổi > 30 chiếm 61,9%, độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 38,1%.
Phần lớn người được điều tra có trình độ văn hóa > cấp 3 chiếm 60,5%, cấp 3 chiếm
21,7%; cấp I, II chiếm 15,5%, không biết chữ chiếm 2,3%.
Người được điều tra đa phần thuộc nhóm nghề công chức chiếm 54,9%, công nhân
13,8%, khác 31,3%.
Kiến thức chung đúng về bệnh cúm do virus cúm A/H1N1.
Nhìn chung, kiến thức chung của người dân đối với cúm A/H1N1 khá cao chiếm
96,05% trong đó có 57,6% biết nguyên nhân mắc bệnh cúm A/H1N1 do virus, 18,8% biết
tên virus gây bệnh, bệnh lây từ người sang người 85,5%.
Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về đường lây do dịch tiết hô hấp 57,6%, bệnh lây
qua đường hô hấp 62,3%, hít virus 12,8%, do tiếp xúc người vật nhiễm 46,1%.
Tỷ lệ người biết, nhóm người có nguy cơ nhiễm cúm A/H1N1 và dễ bị biến chứng
nặng ở người già 57,2%, người bệnh mãn tính 43,8%, phụ nữ có thai 39,5%.
Tỷ lệ người biết > 3 triệu chứng bệnh chiếm 19,3%, trong đó biết triệu chứng sốt
76,7%, ho đau họng 69,3%, đau cơ 22%.
Khảo sát kiến thức về thuốc điều trị có 68,1% người biết bệnh có thuốc điều trị, tên
thuốc điều trị đặc hiệu Tamiflu 37,8%.
Kiến thức đúng về phòng chống bệnh
Có 84,7% biết bệnh cúm A/H1N1 có thể phòng ngừa được, chấp nhận mang khẩu
trang phòng chống cúm chiếm 97%, rửa tay 98%, Có 63,2% biết có phương pháp có thể
diệt virus trong môi trường và trong đó có 17,1% biết dùng chất tẩy rửa thông thường.
Thái độ người dân chấp nhận phòng chống cúm A/H1N1.
Bảng 2:Thái độ phòng chống bệnh.
Thái độ đúng
Tần số n=304
Tỷ lệ %
Phòng chống bệnh đối với bản thân
234
76,97
Thái độ tích cực
286
94,07
Thái độ không xem thường
288
94,73
Có 76,97% người dân chấp nhận các biện pháp phòng chống bệnh cho bản thân trong đó
có 89,5% tránh tiếp xúc người bệnh và tránh tiếp xúc với thân nhân người bệnh 60,9%. Kết
quả cho thấy người dân có thái độ tích cực trong việc phòng bệnh cho bản thân và cũng phù
hợp với kiến thức của họ về vấn đề này.
94,07% người dân có thái độ tích cực trong việc phòng chống bệnh cho cộng đồng, kết
quả hơi cao so với kiến thức. Thái độ tích cực cao so với kiến thức có lẽ do tác động của
chính quyền, báo đài.
94,73% thái độ không xem thường bệnh, kết quả phù hợp với kiến thức.
Thực hành đúng về phòng chống cúm do virus cúm A/H1N1.
Bảng 3: Thực hành đúng về phòng chống cúm do virus cúm A/H1N1.
Thực hành đúng
Tổng cộng
n= 304
Tỷ lệ
Số người
%
Mang khẩu trang
108
35,5
Rửa tay
145
47,7
Rửa tay sau khi dụi mũi, chùi mũi
185
40,1
Lau chùi, thông thoáng nhà cửa, trường lớp
187
61,5
Tránh tiếp xúc với người bệnh
101
33,22
Tránh tiếp xúc với thân nhân người bệnh
143
47
Khảo sát cho thấy người dân đã có 48,44% thực hành đúng về các biện pháp phòng
chống cúm A/H1N1, trong đó mang khẩu trang khi có dịch xảy ra có 35,5% người mang
khẩu trang khi đến nơi công cộng, thực hiện động tác rửa tay thường xuyên chiếm 47,7%,
thói quen rửa tay sau khi dụi mũi, chùi mũi chiếm tỷ lệ 40,1%, vì vây chúng ta cần lưu ý
hơn nữa trong việc giáo dục sức khỏe, để người dân bỏ thói quen này hoặc thực hiện
động tác rửa tay sau khi dụi mũi, chùi mũiĐi sâu khảo sát cho thấy người dân lau chùi
nhà 61,5% trong đó lau sàn nhà (73%), các tay nắm cửa (35,2%), cầu thang (33,2%),
khác (3,6%).
So sánh giữa thực hành, kiến thức với các đặc tính dân số học của người dân.
Bảng 4: So sánh giữa Kiến thức đúng và Đặc tính dân số về rửa tay, vệ sinh nhà cửa, thông
thoáng nhà cửa.
Các đặc tính dân số học
Kiến thức Đúng χ2 và Giá trị p (KTC95%)
93
Nam: 98
χ2= 0.1584,
94,89%
(-0.07466917
p= 0.6906
0.04058952)
199
Nữ: 206
96,60%
115
≤ 30 tuổi = 119
χ2= 0.0142, p =
96,63%
(-0.04095191
0.9052
Rửa tay
0.06021151)
177
> 30 tuổi = 185
95,67%
120
Củ Chi: 154
χ2= 1.4131, p=
77,92%
(-0.03830543
0.2345
0.17008032)
107
Cần Thơ: 150
71,33%
39
Nam: 98
χ2= 9.7938
44,31%
(-0.3244610
p= 0.001751
-0.0737954)
123
Nữ: 206
56,94%
55
χ2= 3.4749, p=
Vệ sinh nhà cửa, ≤ 30 tuổi: 119
46,21%
( -0.237499505
0.06231
thông thoáng nhà
0.005112496)
107
cửa
> 30 tuổi: 185
57,83%
71
Củ Chi: 154
χ2 = 5.9021, p=
46,10%
( -0.26315516
0.01512
-0.02810025)
91
Cần Thơ: 150
60,66%
Nhận xét: Trong bảng 4, đối với kiến thức về vệ sinh nhà cửa thông thoáng
với p= 0.001751, cho thấy sự khác biệt giữa tỷ lệ có kiến thức đúng giữa nam và nữ có ý
nghĩa thống kê, với tỷ lệ nữ có kiến thức đúng cao hơn tỷ lệ nam.
Bảng 5. So sánh giữa thực hành đúng và đặc tính dân số về rửa tay, vệ sinh nhà cửa, thông
thoáng nhà cửa.
Các đặc tính dân số học
Thực hành χ2 và Giá trị p (KTC95%)
Đúng
Nam:
59
χ2= 0,8924,
98
60,20%
(-0,1869220
p = 0,3448
0,0609065)
Nữ:
137
206
66,50%
≤ 30 tuổi = 119
89
χ2= 3,5469,
74,78%
(-0,001165315
Rửa tay
p= 0,05966
0,221287959)
> 30 tuổi = 185
118
63,78%
Củ Chi:
79
χ2= 18,9493,
154
51,29%
p= 1,342e-05 (-0,3580112
-0,1360148)
Cần Thơ: 150
114
76%
Nam:
66
98
67,34%
χ2= 5,4453,
(0,02646819
p= 0,01962
Nữ:
108
0,27192690)
206
52,42%
≤ 30 tuổi: 119
82
χ2= 10,1123,
Vệ sinh nhà cửa,
68,90%
(0,07484095
thông thoáng nhà
p = 0,001473
0,30871572)
> 30 tuổi: 185
92
cửa
49,72%
Củ Chi:
67
χ2= 22,9158,
154
43,50%
p= 1,693e-06 (-0,3914686
-0,1650682)
Cần Thơ:
107
150
71,33%
Nhận xét: bảng 5 cho thấy:
Có sự khác biệt về thực hành đúng rửa tay giữa Củ Chi và Cần thơ có ý nghĩa thông kê
với p= 0,000001342.
Có sự khác biệt về thực hành đúng vệ sinh – thông thoáng nhà cửa giữa nhóm nam và
nhóm nữ, trong đó tỷ lệ nam thực hành đúng cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê (p= 0,01962).
Tỷ lệ nhóm ≤ 30 tuổi có thực hành đúng vệ sinh - thông thoáng nhà cửa cao hơn nhóm
>30 tuổi, khác biệt này có ý nghĩa thống kê (68,90% / 49,72%) với p= 0,001473.
Tỷ lệ thực hành đúng vệ sinh - thông thoáng nhà cửa của Cần thơ cao hơn Củ Chi
(71,33% / 43,50%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,000001693.
Mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng
Bảng 6: Mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành.
Kiến thức
Thực hành
Đúng
Rửa tay
Không
đúng
Đúng
Mang khẩu trang
Không
đúng
Đúng
Vệ sinh nhà cửa, Thông
thoáng nhà cửa
Không
đúng
Đúng
Tránh tiếp xúc người bệnh
Không
đúng
Đúng
Không
Đúng
145
53
χ2
giá trị p
(KTC95%)
23,27
0,0000014
(1,95-5,59)
0,69
0,407
(73,23%) (26,77%)
48
58
(45,28)
(54,72%)
67
98
(59,39%) (40,61%)
63
(0,51-1,34)
76
(54,68%) (45,32%)
107
55
11,00
0,0009091
(1,34-3,55)
22,00
0,0000027
(1,85-5,03)
(66,04%) (33,95%)
67
75
(52,81%) (47,19%)
91
45
(33,08%) (66,92%)
67
101
(39,88%) (60,12%)
Nhận xét: bảng 6 cho thấy:
- Giữa kiến thức đúng và thực hành đúng về phòng chống cúm do virus cúm A/H1N1
bằng biện pháp rửa tay, biện pháp vệ sinh nhà cửa, thông thoáng nhà cửa, và biện pháp tránh
tiếp xúc người bệnh có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
và p lần lượt là 23,27
(p=0,0000014 ) và 11,00 (p=0,0009091). Điều đó có nghĩa người có kiến thức đúng về
phòng chống cúm bằng rửa tay, vệ sinh -thông thoáng nhà cửa, và tránh tiếp xúc với người
bệnh có thực hành đúng cao hơn so với người không có kiến thức đúng hay có kiến thức sẽ
giúp cá nhân tự bảo vệ tốt hơn.
- Giữa kiến thức đúng và thực hành đúng về phòng chống cúm do virus cúm A/H1N1
bằng biện pháp mang khẩu trang không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
với p=0,407.
= 0,69
Bảng 7: Kênh Truyền thông.
Củ chi
Cần Thơ
Tổng cộng
n=154
n=150
n= 304
Số người
%
Số
người
%
Số người
%
Ti vi
129
83,77
137
91,33
266
87,5
Radio
39
25,32
43
28,7
82
27
Báo chí
84
54,55
81
54
165
54,3
đài
64
41,56
69
46
129
42,4
Băng rôn
19
12,34
33
22
52
17,1
Xe loa
9
5,84
15
10
24
7,9
Tờ rơi
25
15,58
64
64
89
29,3
Y tế
5
3,25
11
7,3
16
5,3
87,5% người dân nhận thông tin từ đài truyền hình, báo chí 54,3%, đài phát thanh 42,4%.
Nguồn thông tin người dân nhận được từ y tế (5,3%), tờ rơi (29,3%), xe loa (7,9 %), băng
rôn (17,1%) còn thấp. Vì vậy, cần phải phát triển các hình thức truyền thông này và nội dung
cũng cần phù hợp với trình độ của người dân.
KẾT LUẬN
Nhìn chung người dân có kiến thức việc phòng chống cúm A/H1N1 96,05%.
Thái độ có 76,97% người dân chấp nhận các biện pháp phòng chống bệnh cho bản thân.
48,44% số người có thực hành đúng về phòng bệnh, có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa người có kiến thức đúng và thực hành đúng về rửa tay, vệ sinh – thông thoáng nhà
cửa, và tránh xa người bệnh cúm. Đây cũng chính là các thông điệp chính phòng chống cúm
trong cộng đồng một cách đơn giản dễ thực hiện mà hiệu quả.
Đa số người dân nhận thông tin về phòng bệnh do virus cúm A/H1N1 từ đài truyền hình
87,5% và báo chí 54,3%.
Đề xuất
Với kết quả này, chúng tôi đề xuất một số giải pháp:
Tiếp tục duy trì hướng dẫn - giáo dục người dân thông qua công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên cần phải tăng cường
giáo dục sức khỏe tại cộng đồng và cần nâng cao thói quen thực hành tốt trong phòng
chống dịch cúm.
Tập trung truyền thông – giáo dục đến người dân những thông tin về các biện pháp
phòng chống bệnh cho cộng đồng và bản thân các thông điệp chính nên tập trung vào các
về rửa tay, vệ sinh – thông thoáng nhà cửa, và tránh xa người bệnh cúm. Đây cũng chính
là các thông điệp chính phòng chống cúm trong cộng đồng một cách đơn giản dễ thực
hiện mà hiệu quả.
Tâp trung tuyên truyền dưới nhiều hình thức để người dân thấy rõ ích lợi của thực hành
các biện pháp phòng bệnh.
Cung cấp những thông tin phù hợp với trình độ của người dân để họ có thái độ tích cực
trong phòng chống bệnh.
Phát triển thêm các loại hình truyền thông trực tiếp như qua: nhân viên y tế tuyên truyền,
tờ rơi v.v..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bộ trưởng Bộ Y Tế (2009), Quyết định số 1440/QĐ-BYT ngày 29/04/2009.
2.
Bộ trưởng Bộ Y Tế (2009), Quyết định số 1846/QĐ-BYT ngày 27/05/2009.
3.
Cục Y tế dự phòng & Môi Trường (2009), Báo cáo tình hình đại dịch cúm A
(H1N1) tại Việt Nam.
4.
Viện Pasteur Tp. HCM (2009) Báo cáo tình hình đại dịch cúm A (H1N1) khu vực
phía Nam (2009)- Số liệu thống kê 24 bệnh truyền nhiễm khu vực phía nam.
5.
WHO
(2009),
Pandemic
influenza
A (H1N1)
situation
at2009. />
6.
WHO (2009), WHO Guidance : Pandemic influenza preparedness and response,
April 2009.
update