Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại trường trung học phổ thông y jút, huyện cưkuin, tỉnh đăk lăk năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 85 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng thể lực con người của một quốc gia là bằng chứng sinh học
cụ thể về sự phát triển của quốc gia đó, đặc biệt là sự phát triển về kinh tế và
đời sống xã hội. Để một quốc gia phát triển thì cần nhiều yếu tố, nhưng quan
trọng nhất vẫn là yếu tố con người. Sự phát triển thể lực của trẻ em bị chi phối
bởi di truyền và môi trường sống mà trong đó có dinh dưỡng và bệnh tật là
hai yếu tố có tác động rất mạnh đến phát triển của trẻ đặc biệt giai đoạn cơ thể
đang phát triển nhanh [21]. Những nghiên cứu trước đây về dinh dưỡng
thường tập trung vào đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi, bà mẹ có thai và cho con
bú. Do đó, dữ liệu về tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe học đường còn hạn
chế. Dinh dưỡng học đường đóng vai trò rất quan trọng vì dinh dưỡng tác
động đến sức khỏe, nhận thức và do đó ảnh hưởng đến thành tích học tập
[30], [31], [39].
Ngày 28/4/2011 Chính phủ đã có quyết định 641/QĐ-TTg phê duyệt đề
án tổng thể phát triển thể lực tầm vóc của người Việt Nam giai đoạn 20112030 với mục tiêu phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm
tới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng
tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam, cải thiện tầm vóc thân thể của thanh
niên Việt Nam, đối với nam 18 tuổi, năm 2020 có chiều cao trung bình 167cm
và đến năm 2030 chỉ số này là 168,5cm, đối với nữ 18 tuổi, năm 2020 chiều
cao trung bình là 156 cm và đạt 157,5 cm vào năm 2030 [1].
Nguyên nhân của suy dinh dưỡng là do chế độ ăn không đầy đủ và bất
hợp lý, phối hợp với bệnh nhiễm trùng. Những trẻ em bị suy dinh dưỡng về
sau thường học hành kém, thể lực yếu và khi trưởng thành là những người lao
động yếu đuối, những người mẹ bé nhỏ ảnh hưởng lớn đến sức lao động xã
hội và chất lượng thế hệ tương lai [56], [61]. Điều trị suy dinh dưỡng rất phức


2


tạp và tốn kém, làm tổn thất rất lớn đến kinh tế của gia đình và của xã hội
[26], [44], [56].
Việc đánh giá và cải thiện tình trạng dinh dưỡng không chỉ thực hiện
đối với trẻ em trong những năm đầu đời mà cần phải liên tục cho đến khi trẻ
trưởng thành và cả người lớn [31]. Lứa tuổi học đường, đặc biệt là lứa tuổi
15-18 tuổi (học sinh đang học phổ thông trung học) là giai đoạn có nhiều thay
đổi trong cuộc đời về phát triển thể lực và dậy thì, ở giai đoạn này chiều cao
và cân nặng của trẻ tăng nhanh và cần khẩu phần ăn thích hợp để phát triển cơ
thể. Nếu giải quyết tốt những vấn đề dinh dưỡng vị thành niên đặc biệt lứa
tuổi 15-18, một số rối loạn dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời có khả năng
cũng được khắc phục [47].
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, trong những năm
qua tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em hàng năm giảm 1 - 1,5%, tuy nhiên cho đến
năm 2010 tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại Đắk Lắk xếp thứ 62/63
tỉnh, thành phố của cả nước [7]. Huyện Cư Kuin là huyện giáp với Thành phố
Buôn Ma Thuột có điều kiện kinh tế xã hội thuộc mức trung bình của tỉnh,
hiện tại chưa có nghiên cứu nào về tình trạng dinh dưỡng của lứa tuổi học
sinh phổ thông trung học (15-18 tuổi). Do vậy chúng tôi muốn xác định tỷ lệ
suy dinh dưỡng cũng như tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh 15-18 tuổi tại
huyện Cư Kuin là bao nhiêu và các yếu tố liên quan là gì? để trả lời cho câu
hỏi trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu tình trạng dinh
dưỡng của học sinh tại trường trung học phổ thông Y Jút, huyện Cưkuin,
tỉnh Đăk Lăk năm 2012".
Nhằm hai mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh từ 15 đến 18 tuổi tại
trường trung học phổ thông Y Jút, huyện Cư kuin, tỉnh Đắk Lắk năm 2012.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của học
sinh trung học phổ thông Y Jút, huyện Cưkuin, tỉnh Đắk Lắk năm 2012.



3
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Dinh dưỡng là một trụ cột cơ bản của sức khỏe con người, cuộc sống
và phát triển qua thời gian sống toàn bộ. Từ những giai đoạn đầu của sự phát
triển bào thai, lúc sinh, thời kỳ bú mẹ, trẻ em, tuổi vị thành niên, tuổi trưởng
thành và tuổi già, thực phẩm thích hợp và dinh dưỡng tốt rất cần thiết cho sự
sống còn, phát triển thể lực, phát triển tâm thần, hiệu suất và năng suất, sức
khỏe và hạnh phúc. Dinh dưỡng là nền tảng thiết yếu của phát triển con người
và quốc gia. (WHO, 2000)
Những vấn đề liên quan đến dinh dưỡng ở trẻ vị thành niên cũng như
trẻ 15-18 tuổi có thể do các yếu tố sau:
- Suy dinh dưỡng bào thai, SDD khi còn nhỏ, dưới 5 tuổi.
- Các yếu tố về lối sống như: Sống tĩnh tại, hoặc hoạt động quá mức,
uống rượu, hút thuốc lá.
- Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Có thai sớm.
- Các bệnh nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác.
Trong đó vấn đề ăn uống không đầy đủ là do: Kiểu ăn uống điển hình
của trẻ vị thành niên, thường hay bỏ bữa, rối loạn ăn uống, có những thay đổi
trong quá trình cung cấp thức ăn, thiếu tiếp cận với thực phẩm an toàn và bổ
dưỡng, thiếu nguốn cung cấp thực phẩm [39], [62].
1.1. DINH DƯỠNG VỚI LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Lứa tuổi vị thành niên kéo dài trong khoảng 10 năm từ 10 đến 19 tuổi.
Là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn. Nó được đánh dấu bằng
những thay đổi xen lẫn nhau về thể chất, trí tuệ và mối quan hệ xã hội đây là
lứa tuổi dậy thì, đó là giai đoạn đánh dấu sự chín muồi, sự trưởng thành của



4
trẻ. Đối với lứa tuổi 15-18 là lứa tuổi bắt đầu chuẩn bị cho giai đoạn trưởng
thành, thay đổi về tâm sinh lý cũng như về mặt hình thể định hình cho cơ thể
khi trưởng thành. Dinh dưỡng cho lứa tuổi 15-18 là dinh dưỡng chuyển tiếp từ
trẻ em sang người trưởng thành [59], [63].
Một số chỉ số nhân trắc của tuổi vị thành niên không những dự báo các
nguy cơ mắc các bệnh mạn tính từ những năm đầu của tuổi trưởng thành mà
còn liên quan một cách có ý nghĩa đến thay đổi huyết áp, lipide máu, glucose
máu và insuline [39].
Tình trạng dinh dưỡng của lứa tuổi vị thành niên là yếu tố quan trọng
góp phần làm xuất hiện sớm hay muộn một trong các dấu hiệu phát triển sinh
lý, dậy thì của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy các thiếu nữ có tình trạng dinh
dưỡng tốt thường có hành kinh sớm so với các thiếu nữ có tình trạng dinh
dưỡng kém [21], [22], [49], [59].
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tuổi học đường ở nhiều nước trên thế
giới đặc biệt là các nước châu Á, châu Phi còn nhiều vấn đề về dinh dưỡng
như còi cọc, gầy còm, thiếu máu, nhất là ở các vùng nông thôn, trong khi đó
tại một số các quốc gia giàu có và vùng thành thị của một số nước nghèo lại
đang đối mặt với vấn đề thừa cân, béo phì và gia tăng các bệnh mạn tính
không lây liên quan đến dinh dưỡng [63], [67].
Đứng về góc độ sinh học lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp
rất quan trọng, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển đầy đủ của cơ thể. Tầm vóc
thấp (còi cọc) ở tuổi vị thành niên được coi là chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh
dưỡng trong quá khứ, nó phản ánh quá trình tích luỹ chồng chất của sự thiếu
ăn và môi trường sống kém. Nhiều nghiên cứu cho rằng 25% chiều cao có
được của con người đạt được ở lứa tuổi vị thành niên, kết thúc tuổi dậy thì
cũng là kết thúc tăng trưởng về chiều cao. Lứa tuổi 15-18 tuổi là thời kỳ phát
triển rất nhanh cân nặng cũng như chiều cao, cả về cơ bắp lẫn dự trữ mỡ vì



5
vậy nếu bị thiếu ăn, thiếu chăm sóc cũng dễ bị SDD [63]. Ngoài ra trong giai
đoạn này đặc biệt ở các em nữ thường muốn giữ vóc dáng của mình nên có
tình trạng ăn kiêng hoặc bỏ bữa ăn dẫn đến thiếu dinh dưỡng cơ thể [44].
Ở các nước đang phát triển cũng như Việt Nam tỷ lệ thiếu dinh dưỡng
trẻ em học đường vẫn còn khá cao đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn
nghèo [25], [26]. Lứa tuổi học đường ít gặp tình trạng thiếu dinh dưỡng nặng
trừ khi có nạn đói vì ở lứa tuổi này trẻ phát triển chậm hơn so với thời kỳ trẻ
dưới 5 tuổi, vì khi đói chúng có thể tự tìm thức ăn [47]. Theo nghiên cứu của
Viện Dinh dưỡng Trung Mỹ và Panama (INCAP- Institude of Nutrition of
Central America and Panama) tiến hành từ năm 1969 - 1977 theo dõi đến
1988 - 2007 tại Guatemala cho thấy chiều cao của trẻ em 3 tuổi phản ảnh
chiều cao tương ứng khi trẻ em được 18 tuổi, bằng cách cộng thêm khoảng 77
- 80 cm vào chiều cao của trẻ em lúc 3 tuổi. Vì vậy, nếu trẻ em bị thấp còi khi
còn nhỏ thì sẽ không thể cao khi trưởng thành được [4].
Giai đoạn vị thành niên là giai đoạn thứ 2 trẻ phát triển nhanh, đây là cơ
hội giúp trẻ phát triển và cải thiện những khiếm khuyết do SDD khi còn trẻ
[62]. Trẻ em nữ bắt đầu vào giai đoạn phát triển nhanh khi 10 tuổi và phát
triển đạt mức tối đa lúc 12 tuổi, tuy nhiên lứa tuổi phát triển này còn tuỳ thuộc
vào từng quốc gia khác nhau, ở các nước phát triển tuổi phát triển dậy thì
thường sớm hơn so với các nước nghèo, trẻ em nam thường phát triển lúc 12
tuổi, chậm hơn 2 năm so với trẻ nữ. Trẻ em nữ đạt được chiều cao như người
trưởng thành lúc khoảng 16 tuổi, trẻ em nam lúc khoảng 18 tuổi [63].
Theo Tanner (1962) Trong giai đoạn từ khi sinh ra đến khi trẻ 18 tuổi,
thì tốc độ phát triển chiều cao giảm dần cho đến khi trẻ bắt đầu dậy thì, giai
đoạn dậy thì chiều cao phát triển nhanh, ở nữ vào khoảng lứa tuổi 10-13, ở
nam 12-15 tuổi [53], [54].


6


Biểu đồ 1.1. Tốc độ phát triển chiều cao trẻ nam và nữ từ 0-18 tuổi
1.2. SDD VÀ THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG
Ngày nay, nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, đời sống ngày càng cao
nên việc chăm sóc cho con cái được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Mục đích là để
phát triển toàn diện về thể chất cũng như sự phát triển về trí óc cho các em ớ
lứa tuổi học sinh và hạn chế tối đa tỷ lệ SDD, đồng thời để tránh được tình
trạng thừa cân, béo phì đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng của
nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Viện
Dinh dưỡng, hiện nay Việt Nam có tới 31,9% trẻ em SDD thể thấp còi tương
đương với 2,59 triệu em. Trẻ thấp, còi tập trung nhiều ở vùng khó khăn, nông
thôn nghèo, trong khi đó tại các thành phố lớn lại đáng đối mặt với nguy cơ
trẻ thừa cân, béo phì. Điều này dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về mặt


7
sức khỏe như làm tăng nguy cơ mắc những căn bệnh mạn tính như tiểu
đường, tim mạch hay ung thư và làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất
và tinh thần của con người. Dinh dưỡng học đường đang là một trong những
vấn đề được quan tâm nhiều nhất trên thế giới nhằm cải thiện các vấn đề
phòng chống SDD và phòng chống thừa cân béo phì [18], [25], [31], [63].
Ở Việt Nam trẻ lứa tuổi học đường chiếm khoảng 1/3 dân số. Trẻ lứa
tuổi học đường từ 15-18 tuổi trải qua mốc quan trọng trong quá trình tăng
trưởng và phát triển thể lực, đó là giai đoạn dậy thì và vị thành niên. Nếu giải
quyết tốt những vấn đề dinh dưỡng ở lứa tuổi học sinh PTTH thì một số rối
loạn dinh dưỡng khởi phát trong giai đoạn đầu đời có khả năng cũng được
khắc phục. Chiều cao thấp ở tuổi học đường do SDD mạn tính từ khi còn nhỏ,
có liên quan tới giảm sức mạnh cơ bắp và năng suất lao động, đối với nữ học
sinh SDD thấp còi kéo dài đến tuổi trưởng thành có thể ảnh hưởng đến sức
khỏe sinh sản sau này. Trong khi đó thừa cân béo phì ở giai đoạn này lại làm

tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây liên quan tới béo phì khi ở
tuổi trưởng thành [8], [62], [63].
1.3. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ XU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG
CỦA TRẺ LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM
Sau một giai đoạn dài gần 50 năm (1938-1985) chiều cao và cân nặng
trung bình của người trưởng thành hầu như không có sự khác biệt (160 cm ở
nam và 150 cm ở nữ). Tuy nhiên, khuynh hướng gia tăng về tăng trưởng ở
người trưởng thành Việt Nam đã được quan sát thấy từ đầu thập kỷ 1990 đến
nay [16], [29].
Trong giai đoạn 1985-2005, nhiều nghiên cứu quan sát thấy khuynh
hướng tăng trưởng thế tục dương tính về chiều cao và cân nặng ở trẻ em bao
gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ 1 đến 15 tuổi, phản ánh tình trạng kinh tế xã hội và
dinh dưỡng của Việt Nam được cải thiện rõ rệt sau 20 năm đổi mới. Khuynh


8
hướng thế tục này xuất hiện ở mọi lứa tuổi của trẻ em đặc biệt ở tuổi vị thành
niên (10-15 tuổi) có gia tốc tăng trưởng cao cả về chiều cao và cân nặng cao
hơn các lứa tuổi nhỏ [17], [29].
Chúng ta không thể khẳng định chiều cao giới hạn của người Việt Nam
sẽ là bao nhiêu vì điều đó còn phụ thuộc cả vào tiềm năng di truyền nhưng khi
chế độ dinh dưỡng và mức sống được cải thiện chắc chắn chiều cao của người
Việt Nam sẽ tiếp tục tăng thông qua nhiều thế hệ. Do đó, kiên trì thực hiện
đồng bộ các can thiệp dinh dưỡng theo chu kỳ vòng đời để thúc đẩy tăng
trưởng. Kết quả nghiên cứu cả chiều dọc và nghiên cứu cắt ngang cho thấy trẻ
em ở Hà Nội trong các thời điểm nghiên cứu đều có chiều cao và cân nặng
cao hơn so với số liệu toàn quốc và tốc độ tăng trưởng thế tục cũng nhanh hơn
(tăng khoảng 1,5 đến 2cm/10 năm). Một số các nghiên cứu khác cũng cho
thấy chiều cao của người Việt Nam dần dần được cải thiện tuy nhiên ở mức
rất chậm [11], [13], [14], [27].

SDD trẻ em đặc biệt là SDD nặng và thể nhẹ cân đã giảm nhanh và
giảm một cách bền vững. Đến cuối năm 2008, tỷ lệ SDD thể cân đã giảm
xuống dưới 20%, vượt kế hoạch trước 2 năm so với mục tiêu của Chiến lược
quốc gia dinh dưỡng 2001-2010.Tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em đang giảm
dần, năm 1985 là 59,7%, năm 2009 là 31,9%. Như vậy, giảm SDD thấp còi đi
song song với gia tăng tăng trưởng. Tuy nhiên, SDD ở trẻ em vẫn còn ở mức
cao so với phân loại của WHO và còn có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng
miền, đặc biệt là SDD thấp còi, ảnh hưởng đến chiều cao, tầm vóc của Người
Việt Nam. Chiều cao, cân nặng của học sinh 15-18 tuổi hôm nay phản ảnh
một phần tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 10-15 năm trước [27].
Ngoài vấn đề SDD, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của cộng đồng,
vẫn còn ở mức cao. Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ, thiếu máu ở lứa tuổi thanh thiếu niên và trẻ em dưới 5 tuổi, thiếu


9
Vitamin A tiền lâm sàng, thiếu Iốt vẫn còn ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng
đồng, nhất là ở các vùng Tây Bắc, miền Trung và Tây Nguyên [16], [17].
Ngoài ra, thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến
dinh dưỡng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn [16], [26].
1.4. NGHIÊN CỨU VỀ DINH DƯỠNG Ở LỨA TUỔI HỌC ĐƯỜNG
Những nghiên cứu cho thấy bên cạnh những can thiệp dinh dưỡng và
sức khoẻ giai đoạn trẻ nhỏ có nguy cơ SDD cao thì giai đoạn tiền dậy thì và
dậy thì cũng là cơ hội tốt để giúp cho trẻ tăng tốc về chiều cao đặc biệt đối với
trẻ bị chậm phát triển khi nhỏ. Tính phổ biến của thiếu dinh dưỡng protein
năng lượng được coi là một chỉ số để đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã
hội, nhân văn của một xã hội. Việc phòng chống SDD hay thừa cân béo phì
không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành Y tế mà là công việc chung của toàn
xã hội [5].
Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng trong giai đoạn 2011-2020 sẽ chú

trọng đến giảm SDD thấp còi ở trẻ em góp phần nâng cao tầm vóc của người
Việt nam, giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, kiểm soát thừa cân, béo
phì, các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp
lý cho mọi đối tượng và đảm bảo an toàn thực phẩm, sẽ có các giải pháp can
thiệp đặc thù cho các vùng, miền và các nhóm đối tượng cụ thể [16].
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là quá trình thu thập và phân tích thông
tin, số liệu và nhận định tình hình trên cơ sở thông tin số liệu đó. Tình trạng
dinh dưỡng cộng đồng là nguồn dữ liệu quan trọng để xây dựng và đánh giá
các dự án về sức khỏe và phát triển kinh tế xã hội [5], [26].
Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo đạc các biến đổi về kích
thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng sinh lý [48], [61]. Các chỉ số
nhân trắc là số liệu cơ bản sử dụng trong đánh giá dinh dưỡng. Phương pháp
nhân trắc có ưu điểm là đơn giản, an toàn và có thể điều tra một mẫu lớn, có


10
thể đánh giá được các dấu hiệu về tình trạng dinh dưỡng trong quá khứ và xác
định được mức độ SDD, thừa cân hoặc béo phì. Tuy nhiên phương pháp nhân
trắc học cũng có những nhược điểm là không đánh giá được sự thay đổi về
tình trạng dinh dưỡng trong giai đoạn ngắn hoặc không nhạy để xác định các
thiếu hụt dinh dưỡng đặc hiệu. Từng giai đoạn tuổi khác nhau có các phương
pháp để xác định tình trạng dinh dưỡng như sau [6], [48]:
Bảng 1.1. Phương pháp xác định tình trạng dinh dưỡng
Trẻ sơ sinh

- Cân nặng sơ sinh
- Chiều dài năm
- Vòng đầu

Trẻ 1-59 tháng


- Cân nặng
- Chiều dài nằm (trẻ <24 tháng)
- Chiều cao đứng (trẻ ≥ tháng)
- Nếp gấp da ở cơ tam đầu và cơ nhị đầu
- Vòng cánh tay
- Vòng đầu

5-11 tuổi

- Cân nặng
- Chiều cao
- Vòng cánh tay
- Vòng đầu
- Vòng ngực
- Nếp gấp da cơ tam đầu

11-19 tuổi

- Cân nặng
- Chiều cao
- Nếp gấp da cơ tam đầu, dưới xương bả vai
- Phần trăm mỡ của cơ thể


11
20-60 tuổi

- Chiều cao
- Cân nặng

- Vòng cánh tay và vòng cơ
- Nếp gấp da cơ tam đầu
- Phần trăm mỡ của cơ thể

>60 tuổi

- Cân nặng
- Chiều cao/ sải tay
- Vòng cánh tay
- Nếp gấp cơ tam đầu, dưới xương bả vai
- Chiều cao đầu gối
- Vòng bụng chân

Theo tham chiếu của WHO 2007, đối với đối với trẻ từ 15-18 tuổi
thuộc học sinh PTTH, những nghiên cứu về nhân trắc thường sử dụng chiều
cao, cân nặng để tính BMI theo tuổi (BAZ) và tính chiều cao theo tuổi (HAZ)
[48], [64], [65].
1.4.1. Những nghiên cứu về dinh dưỡng lứa tuổi học đường ở nước ngoài
và một số các yếu tố liên quan
Theo WHO, SDD cũng như thừa cân béo phì là những vấn đề y tế công
cộng nghiêm trọng của nhiều vùng trên thế giới, nhiều quốc gia phát triển
đang đối mặt với tình trạng thừa cân, béo phì gia tăng mạnh các bệnh không
lây; trong khi đó tại các nước kém phát triển tình trạng SDD đang là gánh
nặng cho nền kinh tế xã hội.
Hiện chưa có số liệu về tình trạng dinh dưỡng của lứa tuổi học đường
nói chung cũng như lứa tuổi 15-18 tổng thể trên toàn thế giới [31].
Theo Wang và cộng sự ghi nhận sự gia tăng tỷ lệ thừa cân ở lứa tuổi 618 tuổi ở Braxin từ 4,1% lên 15,9% (từ năm 1975 đến 1997), ở Trung Quốc từ


12

6,4% lên 7,7% (1992 đến 1998), ở Mỹ từ 15,4% lên 25,6% (giai đoạn 19711974 và 1988-1994), ngược với tình trạng thừa cân đang tăng thì tỷ lệ SDD
giảm xuống, tỷ suất tăng tỷ lệ thừa cân hàng năm ở Braxin là 0,5%. Trung
Quốc 0,2%. Nga 1,1% và Mỹ 0,6% [68]. Một số nghiên cứu khác cho thấy tại
Mỹ 2008, hiện tượng béo phì tương đối phổ biến, ước tính khoảng 2/3 người
lớn và 1/5 trẻ em Mỹ bị béo phì. Trong 30 năm trẻ từ 12 đến 19 tuổi, tỷ lệ béo
phì tăng từ 5,0 % đến 18,1% [31].
Theo nghiên cứu của JA Amorim Cruz ở các nước Nam Âu về thói
quen ăn uống của trẻ vị thành niên cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì lứa tuổi học
đường từ 15-25% [45].
Theo nghiên cứu của Sidiga A. Washi về tình hình trạng dinh dưỡng
của trẻ 13-18 tuổi ở Jeddah (Saudi Arabia) có đến 44,6% trẻ thừa cân, các yếu
tố liên quan đến tỷ lệ thừa cân quá cao trong nhóm tuổi này là do thói quen ăn
uống quá nhiều thức ăn nhanh. Sự thay đổi nhận thức, hoạt động thể lực, các
yếu tố xã hội, lối sống trong thời kỳ tuổi vị thành niên dẫn đến những thay đổi
về cách ăn uống, ngoài các yếu tố liên quan đến béo phì, nghiên cứu cũng cho
thấy những trẻ bỏ ăn sáng thường ảnh hưởng đến mức độ tập trung trong việc
học. Thói quen bỏ ăn sáng thường gặp ở nữ hơn ở nam, theo một nghiên cứu
tại Palestin cho thấy có đến gần 50% trẻ em gái tuổi vị thành niên chỉ ăn sáng
1-2 lần/tuần, có sự khác biệt về chế độ ăn giữa trẻ nam và nữ, nam thường ăn
nhiều thịt, sữa, nước ngọt, trong khi đó nữ thường ăn các loại snack và nhiều
rau quả hơn [60].
Theo một nghiên cắt ngang thực hiện trên 1.799 học sinh độ tuổi 10-19
tại Nigeria sử dụng quần thể tham chiếu WHO 2007 cho thấy nam thấp hơn
quần thể tham chiếu 7,5 cm, nữ 3,5cm, 15,5% trẻ có chiều cao thấp hơn
chuẩn, 18,9% gầy còm (BMI theo tuổi thấp), có mối tương quan giữa tình


13
trạng dinh dưỡng của trẻ với điều kiện kinh tế gia đình, số con trong gia đình,
những học sinh trường tư nhân ở thành thị có tỷ lệ SDD thấp hơn học sinh ở

vùng nông thôn (PR=13,1 KTC 95% =5,2-33,2) [49].
Theo nghiên cứu năm 2007 tại Seychelles ở lứa tuổi 11-17 tuổi có đến
22% thừa cân, béo phì (19% nam và 24% nữ), chưa đến 45% học sinh ăn đủ
lượng rau, quả theo khuyến cáo, trong khi đó chỉ có 15% học sinh đi bộ hoặc
đi xe đạp 30 phút mỗi ngày, 54% ngồi tại chỗ hơn 3 giờ/ngày, 17% hút thuốc
ít nhất 1 điếu/ngày [67].
Theo một nghiên cứu tiến hành tại thủ đô Dhaka, Bangladesh 1997, ở
384 trẻ gái từ 10-16 tuổi cho thấy 10% trẻ gầy còm và 16% nhẹ cân [33]. Một
nghiên cứu khác tại một thành phố của Burkina Faso (Tây Phi) năm 20082009 tình trạng SDD và thiếu vi chất ở mức cao, có 38,7% có mức retinol
huyết thanh thấp, 40,4% thiếu máu, chiều cao theo tuổi thấp (còi cọc) 8,8%,
gầy còm 13,7% và tỷ lệ SDD và thiếu các vi chất ở các cùng cận thành phố
cao hơn nội thành, ở các trường công lập cao hơn ở các trường tư nhân [32].
Một nghiên cứu tiến hành tại Ethiopia trên 2009 trẻ 13-17 tuổi vào năm
2005-2006 cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa điều kiện kinh tế gia đình
với số buổi bỏ học ở trường và sức học của trẻ [55].
Theo một nghiên cứu tại Tunisia 2005, cho thấy có mối liên quan chặt
chẽ giữa điều kiện kinh tế xã hội và thay đổi chế độ ăn đặc biệt ở trẻ 15-19,
khi kinh tế phát triển chế độ ăn giàu năng lượng nhưng không hợp lý làm tăng
nguy cơ béo phì lên 4 lần (PR=4, KTC 95%=1,7-9,3) [42].
Một nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ trên 625 học sinh từ 11-15 tuổi, cho
thấy có 8,3% béo phì, 10,2% thừa cân, 51% ăn sáng hàng ngày và chỉ có
1,9% ăn đầy đủ như khuyến cáo của tháp dinh dưỡng, trong số tham gia
nghiên cứu có 31% sử dụng thức ăn nhanh ít nhất 1 lần/ngày và 60,8% bỏ bữa


14
ăn. Các yếu tố tác động đến chế độ ăn của trẻ theo thang điểm Likert lần lượt
là: Gia đình, tình trạng sức khoẻ, nhận thức về vóc dáng, thầy cô giáo và bạn
bè với các số điểm tương ứng 7.5 ± 3.1, 7.4 ± 3.1, 6.1 ± 3.2, 4.8 ± 3.3 and 4.2
± 3.0. Nghiên cứu cũng thống kê thời gian dành cho các hoạt động tĩnh tại

(xem tivi, máy tính, đọc sách...) trung bình là 9,8±4,7 giờ/ngày [36].
Theo tác giả Cora Best và cộng sự đã tóm tắt tất cả những công trình
nghiên cứu về dinh dưỡng lứa tuổi 6-12 ở các quốc gia Mỹ La tinh, châu Phi,
châu Á và vùng Địa Trung Hải gồm có 369 nghiên cứu ở 76 quốc gia cho
thấy nhẹ cân và SDD là vấn đề của các nước Đông Nam Á, Châu Phi, trong
khi đó tỷ lệ nhẹ cân và SDD ở các nước Mỹ La tinh chỉ dưới 10%, hơn 50%
số nghiên cứu có báo cáo về tình trạng thiếu máu, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở các
quốc gia Mỹ La tinh từ 20-35%, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở các quốc gia châu
Á, Phi và Địa Trung Hải dưới 10% [31].
Bảng 1.2. Tỷ lệ % trung bình (±SD) SDD ở trẻ em tuổi học sinh [31]
Châu

Đông

Mỹ

Địa trung

Tây

Phi

nam Á

La tinh

hải

TBD


Còi cọc

22 ± 16

29 ± 18

16 ± 14

24 ± 15

28 ± 22

Nhẹ cân

21 ± 15

39 ± 17

8±9

32 ± 14

28 ± 20

Gầy còm

36 ± 21

34 ± 26


6±8

13 ± 15

14 ± 10

7 ±5

13 ± 9

26 ± 12

18 ± 11

17 ± 12

Thiếu máu

29 ± 16

20±14

14 ± 12

23 ± 9

31 ± 16

Thiếu sắt


29 ± 16

20 ±14

14 ± 12

23 ± 9

6±9

Tình trạng

Thừa cân, béo phì

Thống kê tỷ lệ thừa cân béo phì ở lứa tuổi học đường tại các nước tham
gia điều tra y tế học đường (GSHS) của WHO qua các năm 2003-2008 [67].


15
Bảng 1.3. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở một số quốc gia
Tỷ lệ %
Quốc gia

Thừa Béo

Tỷ lệ %
Quốc gia

Thừa


Béo

Cân

Phì

Cân

phì

Sri Lanka 2008

3

<1

Macedonia 2007

14

2

Myanmar 2007

3

<1

Uruguay 2006


15

2

Ghana 2007

4

1

Jordan 2007

13

4

Uganda 2003

5

<1

Lebanon 2005

16

3

China (Hangzhou) 2003


4

2

Argentina 2007

17

2

Indonesia 2007

6

1

Chile 2004

17

2

India (CBSE) 2007

7

1

Egypt 2006


16

5

Philippines 2007

6

2

Libya 2007

16

6

Djibouti 2007

9

4

Seychelles 2007

15

8

China (Beijing) 2003


11

4

United Arab Emirates 2005

21

12

Ở các quốc gia càng giàu thì tỷ lệ thừa cân, béo phì càng cao, các nước
nghèo như Ghana tỷ lệ thừa cân chỉ 4%, Myanmar 3%, Srilanka 3%, và tỷ lệ
béo phì hầu như <1% [67].
Một tiến hành tại Đông Nam Nigieria 2007 với cỡ mẫu 190 trẻ 15-18
tuổi khỏe mạnh (gồm có 85 nam và 85 nữ). Tỷ lệ nhẹ cân (theo NCHS <2SD) ở nam là 61,3% nhiều hơn ở nữ 53,6% (p<0,05) tương tự tỷ lệ thấp còi
ở nam là 67,3% và nữ 57,8%, nếu theo phân loại BMI, tỷ lệ gầy (BMI < 18,5
kg/m2) ở cả 2 giới là khoảng 20%. Tỷ lệ thừa cân ở nam là 4%, ở nữ 2%, và
không có trẻ nào béo phì. Chỉ có 80% trẻ đáp ứng được 2/3 nhu cầu năng
lượng khuyến cáo hàng ngày, tương tự hơn 50% trẻ nữ và khoảng 25% trẻ
nam đáp ứng được 2/3 nhu cầu protein theo khuyến cáo [58].


16
Đánh giá về tình trạng dinh dưỡng của trẻ vị thành niên tuổi 15-19 sử
dụng BMI để ước lượng gầy, hoặc thừa cân, béo phì ở một số các quốc gia
Đông Nam Á cho thấy hơn 1/3 số trẻ 15-19 tuổi bị SDD (BMI<18,5). Thiếu
hụt các vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt cũng là vấn đề
lớn đối với trẻ vị thành niên trong vùng.

Biểu đồ 1.2. Tình trạng dinh dưỡng (BMI) của trẻ 15-19 tuổi ở một số

quốc gia [66]
Cùng với các điều kiện kinh tế phát triển, thói quen ăn uống và lối sống
thay đổi, tình trạng thừa cân, béo phì. Theo nghiên cứu về y tế học đường tại
Indonesia 2007 có 5,8% học sinh có nguy cơ thừa cân (BMI theo tuổi, giới
>85 th percentile và <95 th percentile), và 1,3% thừa cân, béo phì, nghiên cứu
tại Thái Lan có 4% thừa cân, béo phì và 10% có nguy cơ, trong đó tỷ lệ học
sinh nữ có xu hướng thừa cân (12,7%) nhiều hơn nam (7,6%). Tình trạng thừa
cân, béo phì có xu hướng gia tăng ở các vùng thành thị, trong khi đó ở các
vùng nông thôn tình trạng SDD vấn còn phổ biến [66].
1.4.2. Nghiên cứu về dinh dưỡng lứa tuổi học đường ở Việt Nam
Một nghiên cứu về dinh dưỡng trong giai đoạn 1992-2002 tại Việt Nam
ở lứa tuổi 2-17 tuổi cho thấy có sự tăng tỷ lệ thừa cân từ 1,4% (KTC 95% =


17
1,0-1,8) lên 1,8% (KTC 95% = 1,6-2,0) và tỷ lệ nhẹ cân từ 32,1% (KTC 95%
= 30,4-33,7) lên 33,5% (KTC = 95% 32,8-34,1). Ngược lại, ở lứa tuổi 18-65
tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng từ 2% (KTC 95% = 1,5-2,4) lên 5,2% (KTC 95%
= 5,0-5,4) và tỷ lệ SDD nhẹ cân giảm từ 32,6% (KTC 95% = 30,4-33,7)
xuống còn 24,8% (KTC 95% = 24,3-25,3). Tỷ lệ người ở thành thị có tỷ lệ
SDD nhẹ cân giảm xuống nhanh và tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh hơn ở
các vùng nông thôn [57].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Trường An về chiều cao, cân nặng và chỉ
số khối cơ thể của thanh thiếu niên 15-24 tuổi ở Thừa Thiên Huế năm 2004
cho thấy tỷ lệ SDD theo BMI đối với các nhóm tuổi từ 15-19 ở nam là
25,79%, ở nữ là 10,12%, chung cả hai giới là 17,55% [9].
Nghiên cứu của Phan Thị Bích Ngọc tại Huế 2004 ở học sinh tiểu học
6-10 tuổi, tỷ lệ thừa cân là 3,3%, tỷ lệ béo phì 3,1%, tỷ lệ thừa cân béo phì
cao nhất ở nhóm 10 tuổi [24], một nghiên cứu của Võ Thị Diệu Hiền cũng
thực hiện tại Huế 2007 ở học sinh từ 11-15 tuổi cho thấy tỷ lệ thừa cân là

7,92%, béo phì là 0,38%, bên cạnh đó tỷ lệ trẻ thiếu cân 19,7% [15].
Theo nghiên cứu của Lê Nguyễn Bảo Khanh và cộng sự ở đối tượng
học sinh từ 11-14 tuổi tại Bình Lục, Hà Nam được đánh giá qua 2 chỉ số chiều
cao theo tuổi và cân nặng theo tuổi, khi so sánh với quần thể tham chiều
NCHS cho thấy trẻ học sinh nam nhẹ hơn 7-10 kg, học sinh nữ nhẹ hơn 810,7kg, chiều cao nam thấp hơn 7,7-9,5 cm và nữ thấp hơn 7,2-9,9 cm, tỷ lệ
SDD thấp còi ở nhóm 14 tuổi ở nam là 27%, ở nữ 26,8%. Tỷ lệ nhẹ cân ở học
sinh nam cao hơn nữ ở mọi lứa tuổi 11-14 [20].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Dũng, nghiên cứu cắt ngang tiến
hành trên 2003 học sinh từ 11-17 tuổi tại Thái Nguyên vào tháng 12/2007 để
đánh giá tình trạng dinh dưỡng, kết quả cho thấy tỷ lệ SDD thấp còi ở nam
giới và nữ giới từ 15-17 như sau: [11].


18
Bảng 1.4. Tỷ lệ thấp còi và gầy phân theo tuổi và giới
Tuổi

Nam

Nữ

n

Thấp còi

BMI<-2SD

n

Thấp còi


BMI<-2SD

15

139

36,7

16,5

177

26,0

9,6

16

103

33,0

15,5

175

29,7

5,7


17

111

33,3

13,5

151

25,8

3,3

Tỷ lệ học sinh nam gầy nhiều hơn học sinh nữ, tỷ lệ thấp còi cả nam và
nữ đều rất cao từ 25,8% đến 36,7%.
Theo nghiên cứu của Lê Nguyễn Bảo Khanh và Nguyễn Công Khẩn về
đặc điểm khẩu phần, tình trạng dinh dưỡng và sự phát triển giới tính của 1202
nữ học sinh vị thành niên 11-18 tuổi tại Duy Tiên, Hà Nam năm 2004 cho
thấy thể lực thấp hơn nhiều so với quần thể NCHS, có 21,1% gầy còm, 33,7%
thấp còi, tỷ lệ thừa cân không đáng kể (0,4%). Ngoài ra mức tiêu thụ thực
phẩm của đối tượng nghiên cứu không đáp ứng đủ nhu cầu khuyến cáo của
Viện Dinh dưỡng cả về số lượng lẫn chất lượng khẩu phần ăn.Tuổi bắt đầu có
kinh trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 14,4±1,04. Sự tăng trưởng
thể lực kém và chậm phát triển các đặc điểm giới tính phản ảnh hậu quả của
chế độ dinh dưỡng không đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng và phát triển của
lứa tuổi này [19].
Theo đánh giá tình trạng dinh dưỡng và xác định tuổi dậy thì ở trẻ gái
vị thành niên tại hai vùng thành phố và nông thôn của tác giả Trần Thị Lụa và

cộng sự năm 2002 nghiên cứu tại Hà Nội và Bắc Ninh cho thấy cân nặng và
chiều cao trung bình của của học sinh thành phố (Hà Nội) cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với học sinh cùng tuổi, cùng giới ở nông thôn (Bắc Ninh). Tỷ lệ
học sinh gầy còm ở thành phố là 5,9%, ở nông thôn là 15,4%. Tỷ lệ còi cọc ở
thành phố là 14,2%, ở nông thôn là 39%, tỷ lệ thừa cân ở thành phố là 5,1%, ở
nông thôn là 0,1% [22].


19
Một nghiên cứu về thực trạng dinh dưỡng của học sinh 6 đến 14 tuổi
(2007) trên 2100 học sinh tại 4 trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Sóc
Sơn, Hà Nội cho thấy không có sự khác biệt về cân nặng trung bình giữa học
sinh nam và học sinh nữ. Ở tuổi 11, 12 chiều cao nữ cao hơn nam (p<0,05)
nhưng đến tuổi 14 thì nam lại cao hơn nữ (p<0,05). Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng
nhẹ cân chung của nhóm 6-8 tuổi là 14,9%, ở nữ cao hơn nam, nhưng chỉ đến
7-8 tuổi mới có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,01). Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng thấp
còi của nhóm 6-8 tuổi là 28%. Tỷ lệ này ở học sinh nữ cao hơn học sinh nam,
34,2% so với 23,1% (p<0,05). Tỷ lệ gầy còm của nam cao hơn nữ ở hầu hết
các lứa tuổi và tăng lên 31,8% ở nhóm 9-14 tuổi. Tỷ lệ (%) mỡ cơ thể trung
bình của học sinh 9-14 tuổi đều thấp dưới 20%, của nam cao hơn nữ ở nhóm
9, 10, 11, 12 tuổi (p<0,01), nhưng sang tuổi 13 thì tỷ lệ này của học sinh nữ
bắt đầu tăng và cao hơn hẳn học sinh nam ở nhóm 14 tuổi (p<0,01) [23].
Theo nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh và cộng sự qua 4 năm 2000
đến 2004 chiều cao và cân nặng của học sinh cấp 3 (15-17 tuổi) tại Thành phố
Hồ Chi Minh đã cải thiện rõ rệt, chiều cao trung bình của nam tăng 1,8-2,1
cm và ở nữ tăng 1,5-1,6 cm, tuy nhiên so với quần thể tham chiếu thì chiều
cao và cân nặng của học sinh cấp 3 tại Việt Nam thấp hơn so với thế giới [13].
Cũng theo nghiên cứu vừa được công bố tại Hội nghị khoa học toàn Quốc Hội
y tế công cộng Việt Nam lần thứ VII diễn ra tại Trường ĐH Y tế công cộng
ngày 27/4/2011 của Trần Thị Minh Hạnh nghiên cứu với sự tham gia của hơn

1.400 học sinh được chọn ngẫu nhiên tại 15 trường PTTH (độ tuổi từ 15-17)
tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm (2004-2009), tỷ lệ SDD của học sinh
THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh giảm gần một nửa (từ 19,5% xuống còn
10,7%) nhưng tỷ lệ thừa cân/béo phì lại tăng gấp đôi (lên 11,7%). Chiều cao
của nam sinh đã tăng 1,2-2,4cm tùy nhóm tuổi trong khi chiều cao nữ sinh
không có khác biệt đáng kể sau 5 năm. So với học sinh ngoại thành, vùng ven,


20
chiều cao và cân nặng trung bình của học sinh nội thành cao hơn 3-4cm, nặng
hơn 8,5-10kg, tỷ lệ SDD thấp còi và thể gầy cũng thấp hơn từ 1,65-2,5 lần
nhưng tỷ lệ thừa cân lại cao hơn gấp 2-5 lần. So sánh về giới, nam sinh có tỷ
lệ gầy cao gấp đôi nữ và tỷ lệ thừa cân, béo phì cao gấp 3 lần nữ sinh. Trong
khi đó, nữ sinh lại có tỷ lệ thấp còi cao gấp rưỡi so với nam sinh. Sự khác biệt
về tình trạng dinh dưỡng giữa nam và nữ có thể do nam sinh ít quan tâm đến
chế độ ăn uống và dinh dưỡng hơn so với nữ [14].
Qua những nghiên cứu trên đây cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ SDD và
béo phì tương ứng với dinh dưỡng trong thời kỳ trước đó, điều kiện sống, yếu
tố kinh tế xã hội có vai trò quyết định trong vấn đề dinh dưỡng của trẻ [47],
[56]. Tại các nước phát triển tỷ lệ thừa cân béo phì là vấn đề cần quan tâm,
trong khi đó tại các nước nghèo như Việt Nam thì đang đối mặt với 2 vấn đề
là SDD, thiếu cân, thấp còi, thiếu vi chất ở các vùng nông thôn nghèo, trong
khi đó tình trạng thừa cân, béo phì là vấn đề của các đô thị và thành phố lớn
[5], [14], [23], [27].
Nhận định vấn đề dinh dưỡng của học sinh tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk
Lắk chúng tôi nhận thấy vấn đề thấp bé, nhẹ cân và SDD là phổ biến hơn so
với tình trạng thừa cân, béo phì.
1.4.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tỉnh Đắk Lắk
Những năm qua nhờ có sự triển khai mạnh mẽ các chương trình can
thiệp, nhằm nâng cao tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em trên toàn quốc cũng

như tại tỉnh Đăk Lăk, đồng thời đời sống của nhân dân ngày càng được cải
thiện, hiểu biết của nhân dân về cách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ được nâng
cao. Tuy nhiên tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở nhiều vùng của tỉnh vùng sâu,
vùng xa, kinh tế còn khó khăn, dân trí thấp tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi vẫn
còn cao.


21
Bảng 1.5. Số liệu SDD <5 tuổi năm 2010 Việt nam và Đắk Lắk [7]
Địa điểm

Tỷ lệ SDD %

n

cân/tuổi

cao/tuổi

cân/cao

16682

14.6

25.5

6,1

Trung du và miền núi phía Bắc 21081


22.1

33.7

7.4

Bắc Trung Bộ và miền Trung

20.920

19.8

31.4

7.6

Tây Nguyên

7207

24.7

35.2

8.1

Đắk Lắk

1528


27.0

36.9

8.2

Đông Nam Bộ

8929

10.7

19.2

5.2

ĐB sông Cửu Long

19.437

16.8

28.2

7.4

Toàn quốc

94.256


17.5

29.3

7.1

ĐB sông Hồng

Bảng 1.6. Diễn biến tình hình SDD qua các năm 1999-2010 [2], [7]
Năm

Tỷ lệ SDD
Cân/tuổi Cao/tuổi Cân/cao

Năm

Tỷ lệ SDD
Cân/tuổi Cao/tuổi Cân/cao

1999

51,1

58,9

11,2

2005


34,3

41,6

6,9

2000

46,8

55,6

10,2

2006

32,8

40,4

6,8

2001

45,3

53,0

9,8


2007

30,4

41,2

7,2

2002

41,5

49,8

7,2

2008

29,1

39,5

7,2

2003

38,7

46,8


6,9

2009

28,4

38,8

7,0

2004

38,4

43,5

8,6

2010

27,0

36,9

8,2

Hiện chưa có số liệu về sức khỏe học sinh tại Đắk Lắk, tuy nhiên báo
cáo kết quả khám sức khỏe của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh năm 2010 tại
trường một số trường THPT học trên địa bàn tỉnh, qua khám và phân loại
4515 học sinh, sức khỏe loại I có 821 học sinh (18,18%), sức khỏe loại II có

1320 học sinh (29,24%), sức khỏe loại III có 1424 học sinh (31,54%), sức
khỏe loại IV có 617 học sinh (13,67%) và 333 học sinh (7,38%) xếp loại V.


22
Tuy nhiên, cách phân loại trên không thể hiện được có bao nhiêu phần trăm
học sinh nhẹ cân, thấp còi hoặc thừa cân, béo phì [3].
Nhận định vấn đề dinh dưỡng của học sinh tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk
Lắk chúng tôi nhận thấy vấn đề thấp bé, nhẹ cân và SDD là phổ biến hơn so
với tình trạng thừa cân, béo phì.
Đối với tỉnh Đắk Lắk thừa cân, béo phì chưa phải là vấn đề lớn trong
lứa tuổi học sinh PTTH, trong khi đó vấn đề SDD thấp còi, nhẹ cân do hậu
quả của tình trạng SDD của những năm đầu đời tác động đến, trước đây 10-15
năm tỷ lệ SDD cân nặng theo tuổi trên 52% và tỷ lệ thấp còi trên 60%. Tuy
nhiên cùng với sự phát triển kinh tế thì tỉnh Đắk Lắk cũng sẽ đối mặt với tình
trạng SDD và tình trạng thừa cân béo phì trong những năm đến [2], [3].
1.5. NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG HỌC ĐƯỜNG
Dinh dưỡng có liên quan đến năm trong số mười nguy cơ hàng đầu là
nguyên nhân gây ra gánh nặng bệnh tật đo bằng DALYs (Disability Adjusted
Life Years) ở các nước đang phát triển như tăng huyết áp, tăng cholesterol,
thừa cân (béo phì), tiêu thụ rau quả thấp và thiếu sắt (WHO, 2002).
Cơ thể giữ được cân nặng ổn định và phát triển là nhờ vào trạng thái
cân bằng giữa năng lượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao cho
chuyển hóa và các hoạt động thể lực. Nếu dinh dưỡng cung cấp không đủ theo
nhu cầu của cơ thể hoặc do hoạt động quá mức lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng
SDD, và ngược lại nếu chế độ ăn dư thừa năng lượng vượt quá nhu cầu của cơ
thể hoặc do lối sống tĩnh tại, ít hoạt động sẽ dẫn đến thừa cân hoặc béo phì
[42], [43], [47], [63]. Mất cân đối dinh dưỡng học đường gây ra vô số các
bệnh tật như thừa cân, gầy ốm, chậm phát triển hay phát triển quá nhanh gây
ra sự mất cân đối trong tâm sinh lý học sinh. Những trẻ em quá béo hay quá

gầy thường có cảm giác mặc cảm và thiếu đi tính linh động trong cuộc sống
[27], [50], [59].


23
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nguyên nhân chính của SDD hoặc béo
phì là phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng, bên cạnh đó có thể do các
nguyên nhân chuyên hóa trong cơ thể, thông qua vai trò của hệ thống thần
kinh và các tuyến nội tiết (tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, sinh
dục,..., các bệnh lý cấp hoặc mạn tính của cơ thể (các bệnh nhiễm trùng, chấn
thương,...) [31], [47].
Tuổi vị thành niên là lứa tuổi có tỷ lệ tử vong thấp nhất trong các nhóm
tuổi, do đó thường ít được ưu tiên quan tâm về dinh dưỡng [38]. Theo khuyến
cáo, trẻ vị thành niên cần 2420 Kcal/ngày, đây là nhu cầu năng lượng cao nhất
so với các nhóm tuổi khác, dinh dưỡng kém trong thời kỳ này đe dọa nghiên
trọng tình trang sức khỏe sau này [40].
Do có sự thay đổi về nhận thức, thể chất, xã hội và lối sống, do vậy
hành vi ăn uống của trẻ vị thành niên có nhiều thay đổi, trẻ vị [52]. Ở các
nước công nghiệp, lứa tuổi vị thành niên có sự thay đổi thói quen ăn uống,
thường bỏ bữa ăn, nhất là buổi sáng, thay vào đó thường ăn các bữa ăn nhẹ
(snack), thức ăn nhanh…, những thức ăn này thường có hàm lượng sắt, can
xi, vitamin B2, vitamin A, acide folic và chất xơ rất thấp, ăn ít rau và trái cây.
Ở các nước đang phát triển, nhất là ở các thành phố thói quen ăn uống nêu
trên cũng trở nên ngày càng phổ biến [63]. Nghiên cứu của Trần Thị Minh
Hạnh 2009 ở học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ
học sinh có thói quen không ăn sáng là 17,4%, không ăn trưa 2,6%, không ăn
tối 2,4% [12]. Theo một nghiên cứu tiến hành 1996 tại Nepal, 610 học sinh 911 tuổi cho kết quả 2/3 trẻ em ưa thích thức ăn nhanh (như snack, chip...) các
thức ăn này cung cấp khoảng 20% nhu cầu năng lượng hàng ngày, các
phương tiện quảng cáo như truyền hình, báo chí ảnh hưởng đến sự lựa chọn
thức ăn của 80% trẻ [50]. Nghiên cứu của Geok - Lin Khor tại Malaysia cho

thấy việc ăn quá nhiều thức ăn nhanh dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì


24
tăng nhanh trong dân số, trong 10 năm 1996 đến 2006, tỷ lệ béo phì ở người
lớn tăng gấp 3 lần từ 4,4% lên 14%, tỷ lệ thừa cân tăng từ 16,6% lên 29,1%,
theo khảo sát của Viện Y tế công cộng Malaysia 2011, tỷ lệ béo phì ở trẻ em
(BAZ >2SD) từ 15-17,9 tuổi là 4,9% và nữ nhiều hơn nam [41].
Nghiên cứu tại Mỹ (1996) cho thấy có 24% nữ và 20% nam tuổi vị
thành niên bỏ bữa ăn sáng, tỷ lệ bỏ buổi sáng tăng theo tuổi, nhất là đối với
nữ. Trong số trẻ 14-18 tuổi có 34% nữ và 28% nam bỏ ăn sáng, so với 15% ở
lứa tuổi 9-13 [52]. Một nghiên cứu khác về khẩu phần ăn trẻ vị thành niên tại
Indonesia 2002 ghi nhận năng lượng tiêu thu hàng ngày 1104 -1238 Kcal thấp
hơn nhiều so với khuyến cáo, việc ăn uống thiếu năng lượng liên quan đến
việc bỏ ăn sáng [63].
1.5.1. Khẩu phần ăn và tập quán dinh dưỡng
Ngoài yếu tố di truyền và ngoại cảnh thì trong những năm đầu đời dinh
dưỡng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của trẻ, giai đoạn này yếu tố
di truyền tỏ ra ít quan trọng hơn so với ảnh hưởng của môi trường, bởi vì
nhiều nghiên cứu cho thấy các gia đình có mức sống khá giả ở các nước đang
phát triển có tốc độ phát triển không kém so với các nước phát triển. Do đó,
dinh dưỡng là yếu tố quyết định để phát triển chiều cao, chiều cao liên quan
đến việc tăng sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, trứng, sữa,
có mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng dinh dưỡng với khẩu phần và tập
quán dinh dưỡng [30], [56], [68].
Theo WHO, tuổi vị thành niên 10-19 tuổi, chiếm khoảng 20% dân số
trên toàn thế giới [59]. Riêng ở các nước vùng Đông Nam Á chiếm khoảng
22% dân số (350 triệu) [66]. Nhu cầu dinh dưỡng lứa tuổi này vị thành niên
thường cao hơn ở các nhóm tuổi khác và do đó cũng cần nhiều các vi chất
dinh dưỡng, bao gồm vitamin A, B1, B2, PP, acid folic, vitamin B12, vitamin

C và Iode (WHO 2000). Lứa tuổi vị thành niên là cơ hội thứ 2 để bắt kịp sự


25
phát triển nếu như môi trường thuận lợi, đặt biệt là về phương diện dinh
dưỡng (Gopalan 1989) [66].
Sự thay đổi về chiều cao trong giai đoạn vị thành niên: 15-20% chiều
cao của người lớn có được phát triển trong giai đoạn vị thành niên. Giai đoạn
phát triển nhanh ở nam thường muộn hơn ở nữ và tốc độ phát triển đỉnh điểm
cao hơn ở nữ. Sự phát triển trong lứa tuổi vị thành niên có thể bị chậm hoặc
ngừng nếu như chế độ ăn không đáp ứng nhu cầu năng lượng hoặc hoạt động
thể lực quá mức [63].
Sự thay đổi về trọng lượng: 15-50% trọng lượng lý tưởng của người
lớn có được phát triển trong giai đoạn vị thành niên. Thời gian và trọng lượng
tăng lên ảnh hưởng đáng kể bởi năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao
[51], [63].
Tỷ lệ tăng trọng lượng trong giai đoạn vị thành niên thường tương ứng
với sự phát triển chiều cao. Ở trẻ nam tốc độ phát triển chiều cao thường trùng
với tốc độ tăng trọng. Trái lại, ở nữ tốc độ đỉnh của tăng trọng lượng xảy ra 6-9
tháng trước khi thay đổi về chiều cao. Trọng lượng tăng trong thời kỳ này đạt
khoảng 50% trọng lượng lý tưởng của người lớn. Bởi vì đỉnh của tăng trọng
lượng xảy ra trước đỉnh của tăng chiều cao do vậy nhiều cha mẹ và trẻ em gái
quan tâm về cân nặng. Một số trẻ em gái cố gắng giảm cân, nếu giảm cân trong
thời kỳ này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Thực tế này cần được
tư vấn kỹ cho trẻ và không nên giảm cân trong thời kỳ này [51], [63].
Theo nghiên cứu của Lê Nguyễn Bảo Khanh và Nguyễn Công Khẩn
mức tiêu thụ lương thực thực phẩm ở nữ học sinh tại Hà Nam cho thấy không
đáp ứng được nhu cầu theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng cả về số lượng
lẫn chất lượng. Hậu quả là kết quả đo nhân trắc ở các đối tượng này thấp hơn
nhiều so với quần thể tham chiếu NCHS [19], nhiều nghiên cứu khác trong và

ngoài nước cũng có kết quả tương tự [21], [24], [26], [47].


×