Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

khảo sát sự hiện diện của vi khuẩn escherichia coli sinh men β lactamases phổ rộng trên gà khỏe tại một số nông hộ ở huyện tam bình và mang thít tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.29 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

LÝ NGUYỄN ANH THƯ

KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN CỦA VI KHUẨN
ESCHERICHIA COLI SINH MEN β-LACTAMASES
PHỔ RỘNG TRÊN GÀ KHỎE TẠI MỘT SỐ
NÔNG HỘ Ở HUYỆN TAM BÌNH VÀ
MANG THÍT - TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y

CẦN THƠ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH THÚ Y

KHẢO SÁT SỰ HIỆN DIỆN CỦA VI KHUẨN
ESCHERICHIA COLI SINH MEN β-LACTAMASES
PHỔ RỘNG TRÊN GÀ KHỎE TẠI MỘT SỐ
NÔNG HỘ Ở HUYỆN TAM BÌNH VÀ
MANG THÍT - TỈNH VĨNH LONG
Giáo viên hướng dẫn:



Sinh viên thực hiện:

ThS. BÙI THỊ LÊ MINH

LÝ NGUYỄN ANH THƯ
MSSV: 3103061
Lớp: CN10Y4A1

Cần Thơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài “Khảo sát sự hiện diện của vi khuẩn Escherichia coli sinh men βlactamases phổ rộng trên gà khỏe tại một số nông hộ ở huyện Tam Bình
và Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long” do sinh viên Lý Nguyễn Anh Thư thực hiện
tại Bộ môn Thú Y, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học
Cần Thơ từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014.

Cần Thơ, ngày….tháng…..năm.......

Cần Thơ, ngày….tháng…..năm......

Duyệt Bộ Môn

Giáo viên hướng dẫn

Bùi Thị Lê Minh


Cần Thơ, ngày….tháng…..năm.......
Duyệt Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập tại Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
trường Đại học Cần Thơ, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy
cô. Thầy cô không chỉ truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức từ sách vở mà
còn chia sẻ cả những kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống. Tất cả
những điều đó sẽ là hành trang cho chúng tôi bước vào tương lai. Trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài, ngoài sự phấn đấu của bản thân tôi còn
nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Nhân đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn
chân thành đến những người đã quan tâm, lo lắng và hỗ trợ tận tình cho tôi
trong suốt thời gian qua.
Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến ba mẹ và những người thân yêu
trong gia đình. Cám ơn ba mẹ đã không quản khó khăn vất vả để cho tôi được
cất bước đến trường, luôn bên cạnh động viên và là chỗ dựa tinh thần vững
chắc để tôi có thể bước đi đến ngày hôm nay.
Xin gửi lời biết ơn đến quý thầy cô Bộ môn Thú Y và Bộ môn Chăn nuôi đã
hết lòng truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt
quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô
Bùi Thị Lê Minh, người đã tận tâm chỉ bảo và hỗ trợ nhiệt tình giúp tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị cao học Thú y K19, các bạn bè trong và
ngoài lớp Dược Thú y K36 đã giúp đỡ, chia sẽ và động viên tôi trong suốt
khoảng thời gian thực hiện đề tài.

Cuối cùng xin kính chúc mọi người thật dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành
công trong cuộc sống!

Lý Nguyễn Anh Thư

ii


TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014 nhằm khảo sát sự
hiện diện của vi khuẩn E. coli ESBL trên 48 mẫu swab phân được lấy từ gà
thịt và gà đẻ khỏe mạnh tại một số nông hộ ở huyện Tam Bình và Mang Thít,
tỉnh Vĩnh Long. Bằng phương pháp đĩa kết hợp phân lập được 21 mẫu E. coli
ESBL dương tính chiếm tỉ lệ 43,75%. Trong đó, gà đẻ khỏe có tỉ lệ E. coli
ESBL là 58,33% (14/24 mẫu), cao hơn so với gà thịt khỏe là 29,17% (7/24
mẫu). Kiểm tra tính nhạy cảm của các chủng E. coli ESBL phân lập được đối
với một số loại kháng sinh bằng phương pháp kháng sinh đồ dựa theo nguyên
lý của Kirby-Bauer. Kết quả cho thấy vi khuẩn E. coli ESBL đã đề kháng
mạnh với các kháng sinh ampicillin (93,02%), cefaclor (93,02%), cefuroxime
(86,05%) và còn nhạy cảm với amikacin (97,67%), doxycycline (93,02%),
fosfomycin (86,05%). Bên cạnh đó, các chủng E. coli ESBL kiểm tra còn đề
kháng đồng thời từ 2 đến 9 loại kháng sinh khác nhau với 29 kiểu hình đa
kháng. Trong đó, E. coli ESBL đồng kháng với 5 đến 6 loại kháng sinh là chủ
yếu với tỉ lệ 18,60% và đồng kháng với 2 loại kháng sinh có tỉ lệ thấp nhất là
4,65%.

iii


MỤC LỤC

Trang duyệt .............................................................................................................i
Lời cảm ơn .............................................................................................................ii
Tóm lược...............................................................................................................iii
Mục lục .................................................................................................................iv
Danh sách chữ viết tắt...........................................................................................vi
Danh sách bảng....................................................................................................vii
Danh sách hình ...................................................................................................viii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................. 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................... 3
2.1 Tổng quan về vi khuẩn E. coli.................................................................. 3
2.1.1 Lịch sử vi khuẩn E. coli..................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo ................................................................ 3
2.1.3 Đặc tính nuôi cấy............................................................................... 4
2.1.4 Đặc tính sinh hóa ............................................................................... 5
2.1.5 Tính gây bệnh và sức đề kháng ......................................................... 5
2.2 Khái quát về men β-lactamases phổ rộng (ESBL) ................................... 7
2.2.1 Lịch sử phát hiện ESBL..................................................................... 7
2.2.2 Khái niệm và đặc tính của ESBL ...................................................... 8
2.2.3 Các phương pháp phát hiện ESBL .................................................... 9
2.3 Kháng sinh............................................................................................. 11
2.3.1 Định nghĩa ....................................................................................... 11
2.3.2 Sự đề kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh ................................. 11
2.3.3 Một số nhóm kháng sinh thông dụng .............................................. 12
2.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 15
2.5 Tình hình chăn nuôi gà tại huyện Mang Thít và huyện Tam Bình,
tỉnh Vĩnh Long ............................................................................................ 17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 19
3.1 Phương tiện thí nghiệm .......................................................................... 19
iv



3.1.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu.................................... 19
3.1.2 Dụng cụ và trang thiết bị thí nghiệm ................................................. 19
3.1.3 Hóa chất và môi trường thí nghiệm ................................................... 19
3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 19
3.2.1 Phương pháp lấy mẫu ........................................................................ 19
3.2.2 Phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn ..................................... 20
3.2.3 Phương pháp kiểm tra tính nhạy cảm của E. coli ESBL đối với
kháng sinh................................................................................................. 23
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 25
4.1 Kết quả sự hiện diện của vi khuẩn E. coli ESBL trên gà thịt khỏe........ 25
4.2 So sánh tỉ lệ E. coli ESBL dương tính trên gà thịt và gà đẻ khỏe.......... 26
4.3 So sánh tỉ lệ E. coli ESBL dương tính giữa 2 địa điểm lấy mẫu............ 27
4.4 Kết quả kháng sinh đồ............................................................................ 27
4.5 Sự đa kháng của vi khuẩn E. coli ESBL đối với các loại kháng sinh .... 30
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 32
5.1 Kết luận .................................................................................................... 32
5.2 Đề nghị ..................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 33
PHỤ CHƯƠNG ................................................................................................... 37

v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


E. coli

Escherichia coli

ESBL

Extended Spectrum β-Lactamases

CLSI

Clinical and Laboratory Standards Institute

CFU

Colony Forming Unit

MC

MacConkey Agar

NA

Nutrient Agar

MHA

Mueller-Hinton Agar

MR


Methyl Red

VP

Voges Proskauer

et al.

et alii

ctv.

Cộng tác viên

vi


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1

Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn E. coli

21


3.2

Tiêu chuẩn đường kính vòng kháng khuẩn một số kháng
sinh với vi khuẩn họ Enterobacteriaceae

23

4.1

Kết quả sự hiện diện của vi khuẩn E. coli ESBL trên gà thịt
khỏe

25

4.2

Kết quả sự hiện diện của vi khuẩn E. coli ESBL trên gà thịt
và gà đẻ khỏe

26

4.3

Kết quả sự hiện diện của vi khuẩn E. coli ESBL tại 2 địa
điểm lấy mẫu

27

4.4


Kết quả kháng sinh đồ của các chủng E. coli ESBL phân
lập được

28

4.5

Kết quả kiểm tra tính đa kháng của các chủng E. coli ESBL
phân lập được đối với các loại kháng sinh

30

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Vi khuẩn E. coli bắt màu gram âm

4


2.2

Vị trí địa lý tỉnh Vĩnh Long

18

3.1

Phương pháp đĩa kết hợp phát hiện E. coli ESBL

21

3.2

Quy trình nuôi cấy và phân lập vi khuẩn E. coli ESBL

22

4.1

Kết quả kháng sinh đồ

29

4.2

So sánh tỉ lệ đa kháng đối với một số loại kháng sinh của vi
khuẩn E. coli ESBL

31


viii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã có những
bước phát triển đáng kể. Tổng đàn gia cầm cả nước năm 2014 đạt 328,1 triệu
con, tăng 4,6% so với năm 2013, trong đó đàn gà đạt 243 triệu con, tăng 4,7%
( />112014/).
Trứng và thịt gà là một nguồn thực phẩm quan trọng của con người và đóng
góp rất lớn cho nền kinh tế. Bên cạnh phương pháp chăn nuôi công nghiệp với
quy mô lớn và tập trung, hình thức chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ tại các hộ gia
đình ở nước ta còn chiếm tỉ lệ khá cao tới 60% tổng số lượng gia cầm trên
toàn quốc (Đình Tú và Thạch Bình, 2011). Đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, hình thức nuôi nông hộ rất phổ
biến. Do quy mô vừa và nhỏ nên quy trình chăm sóc và quản lý dịch bệnh
chưa được kiểm soát chặt chẽ làm cho dịch bệnh rất dễ xảy ra và lây lan nhanh
chóng. Việc sử dụng kháng sinh trong phòng và trị bệnh cho gà mang lại nhiều
thành công và có hiệu quả kinh tế. Theo Bùi Thị Tho và ctv. (2012) cho thấy
nếu tính theo hướng sản xuất thì tỉ lệ hộ chăn nuôi sử dụng kháng sinh để
phòng bệnh là 45,2% cao hơn so với để trị bệnh là 26,7%, điều này chứng tỏ
gà khỏe mạnh đã tiêu thụ một lượng kháng sinh tương đối lớn mặc dù chưa có
biểu hiện bệnh. Sử dụng kháng sinh không đúng cách hoặc lạm dụng kháng
sinh với nhiều mục đích khác nhau đã tạo áp lực chọn lọc đối với vi khuẩn,
làm cho vi khuẩn không chỉ đề kháng với chính kháng sinh đó mà nguy hiểm
hơn là còn đề kháng chéo với nhiều kháng sinh khác.
Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy rằng sinh men β-lactamases phổ rộng
(ESBL) là nguyên nhân chủ yếu gây gia tăng đề kháng kháng sinh ở những vi
khuẩn gram âm, đặc biệt là Escherichia coli (E. coli) và một số vi khuẩn thuộc

họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriacae. Ở Trung Quốc, theo nghiên cứu
điều tra xu hướng kháng kháng sinh của 696 chủng E. coli có nguồn gốc từ gà
trong giai đoạn 1970-2007 cho thấy xu hướng gia tăng tình trạng kháng kháng
sinh và các yếu tố quyết định tỉ lệ sinh β-lactamases cao trong các chủng E.
coli có nguồn gốc từ gà có thể là do việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi,
đặc biệt là nhóm β-lactam. Nghiên cứu của Geser et al. (2012) tại Thụy Sĩ cho
thấy từ 334 mẫu phân heo, trâu bò, cừu và gà, tỉ lệ vi khuẩn dương tính với
ESBL phân lập được là 26,9%. Trong đó, vi khuẩn sinh ESBL có nguồn gốc
từ phân gà chiếm tỉ lệ cao nhất với 63,4%. Ở Việt Nam, tình hình vi khuẩn
E. coli đề kháng kháng sinh do sinh men ESBL cũng đã được nghiên cứu rộng
rãi trên người, nhưng trên gà vẫn còn rất hạn chế. Trong khi đó, tình hình
1


kháng thuốc của vi khuẩn E. coli được phân lập từ gà đang ngày một gia tăng
và gây tổn thất không ít cho người chăn nuôi gà nói riêng và cho ngành chăn
nuôi gia cầm ở Việt Nam nói chung. Do đó, việc xác định sự hiện diện và khả
năng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli ESBL trên gà thịt và gà đẻ
khỏe mạnh là điều cần thiết, giúp cho người chăn nuôi có những chiến lược
định hướng sử dụng kháng sinh sao cho hợp lí và đạt hiệu quả tối đa.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Khảo sát sự hiện diện của vi
khuẩn Escherichia coli sinh men β-lactamases phổ rộng trên gà khỏe tại
một số nông hộ ở huyện Tam Bình và Mang Thít - tỉnh Vĩnh Long” được
thực hiện.
Mục tiêu của đề tài:
Xác định tỉ lệ hiện diện của vi khuẩn E. coli ESBL trên gà thịt và gà đẻ khỏe
tại một số nông hộ ở huyện Mang Thít và huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Kiểm tra tính nhạy cảm của các chủng E. coli ESBL phân lập được đối với
một số loại kháng sinh.


2


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tổng quan về vi khuẩn E. coli
2.1.1 Lịch sử vi khuẩn E. coli
E. coli được xếp vào giới: Bacteria, ngành: Proteobacteria, lớp: Gramma
Proteobacteria, bộ: Enterobacteriales, họ: Enterobacteriaceae. Vi khuẩn
E. coli do bác sĩ Thoedore Escherich phát hiện vào năm 1885 và công bố với
tên gọi đầu tiên là Bacterium coli commune. Chỉ 4 năm sau vi khuẩn này được
giới chuyên môn đổi tên thành Escherich nhằm tri ân người có công khám
phá. Tuy nhiên, đến năm 1895 vi khuẩn được đổi tên thành Bacillus
coli và một năm sau đó là Bacterium coli. Sau nhiều kiểu gọi tên, đến năm
1991, vi khuẩn này được định danh thống nhất toàn cầu là Escherichia coli
().
Năm 1894, Ligniere lần đầu tiên báo cáo về trận dịch trên gà và đã phân lập
được vi khuẩn E. coli từ tim, gan, lách của gia cầm bệnh. Năm 1894-1922, với
những nghiên cứu tiếp theo, Ligniere đã phát hiện bệnh trên những loài gia
cầm khác và đã chứng minh tính gây bệnh của vi khuẩn phụ thuộc vào số
lượng và đường lây nhiễm. E. coli gây nhiễm khuẩn huyết trên gà được mô tả
lần đầu vào năm 1907, gây bệnh viêm ruột được mô tả và phân lập vào năm
1923. Từ năm 1938-1956, Garrard đã mô tả một thể bệnh u hạt do vi khuẩn
E. coli gây ra (Hjarre’s disease), đồng thời đã xác định vai trò của vi khuẩn
E. coli trong nhiều thể bệnh khác như viêm túi khí, viêm khớp, viêm cuốn rốn,
viêm mắt, viêm phúc mạc, viêm ống dẫn trứng (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn
Đức Hiền, 2012).
2.1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo
E. coli là trực khuẩn hình gậy, ngắn, kích thước 2-3µm x 0,6µm. Trong cơ thể
trực khuẩn có hình cầu, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Phần lớn

E. coli di động do có lông ở xung quanh thân nhưng một số không thấy di
động. Vi khuẩn không sinh nha bào, bắt màu gram âm (Lưu Hữu Mãnh,
2009).

3


Hình 2.1 Vi khuẩn E. coli bắt màu gram âm (x1000)

( />py.html)
2.1.3 Đặc tính nuôi cấy
Theo Lưu Hữu Mãnh (2009), E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường
nuôi cấy thông thường. E. coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có
thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ 5-400C, pH từ 5-8; thích hợp nhất là nhiệt độ
370C và pH từ 7,2-7,4.
Trên môi trường nước thịt vi khuẩn phát triển tốt, làm đục môi trường, có cặn
màu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màng xám nhạt trên mặt môi trường,
có mùi phân thối.
Trên môi trường MC (MacConkey Agar), vi khuẩn lên men đường lactose và
hình thành khuẩn lạc màu đỏ hồng, tròn, bóng, không nhầy, mặt khuẩn lạc hơi
lồi, kích thước 2-3mm.
E. coli trên môi trường NA (Nutrient Agar) hay MHA (Mueller-Hinton Agar),
qua 18-24 giờ ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 370C, hình thành những khuẩn lạc tròn
ướt, màu trắng nhạt, mặt khuẩn lạc hơi lồi đường kính 2-3mm.
Trên môi trường EMB (Eosin Methylen Blue Agar) khuẩn lạc E. coli to, tròn,
hơi lồi, bóng, màu tím đen, có ánh kim.

4



2.1.4 Đặc tính sinh hóa
Theo Nguyễn Thanh Bảo và ctv. (2009), E. coli lên men nhiều loại đường,
sinh hơi, khử nitrate thành nitrite. Để phân biệt E. coli với các vi khuẩn đường
ruột khác, người ta thường dùng thử nghiệm IMViC (Indole, Methyl Red,
Voges-Proskauer, Citrate).
Indole: Trong môi trường có tryptophan, E. coli nhờ có tryptophanase sẽ ly
giải tryptophan thành indole. Để nhận diện indole, người ta nhỏ vào vài giọt
thuốc thử Kovac’s, hợp chất indole với thuốc thử sẽ có vòng đỏ, ngược lại
phản ứng âm tính vòng đỏ sẽ không xuất hiện và môi trường vẫn giữ nguyên
màu vàng ban đầu: Indole (+).
Methyl Red: Trong môi trường có glucose, E. coli tạo nồng độ H+ cao
(pH < 4,5). Cho thuốc thử methyl red vào, môi trường có màu đỏ và ngược lại
nếu không phải là vi khuẩn E. coli thì môi trường không đổi màu: MR (+).
Voges-Proskauer: tùy loại enzyme vi khuẩn có được mà quá trình lên men
glucose sẽ cho sản phẩm cuối cùng khác nhau. Một trong số đó là aceton sẽ
tạo phức màu đỏ với thuốc thử α-naphthol và KOH. E. coli có VP (-): không
có màu đỏ.
Citrate: trong môi trường Simmons citrate, nguồn carbon duy nhất là citrate, vi
khuẩn sử dụng citrate sẽ kiềm hóa môi trường làm đổi màu từ màu xanh lục
sang xanh lơ nhưng E. coli có phản ứng citrate (-): không đổi màu môi trường.
2.1.5 Tính gây bệnh và sức đề kháng
Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn E. coli khá phức tạp, gồm 3 loại kháng
nguyên O, K và H. E. coli có khoảng 150 kháng nguyên O (somatic-kháng
nguyên thân), 100 kháng nguyên K (capsular-kháng nguyên bề mặt hay vỏ
bọc) và 50 kháng nguyên H (flagellar-kháng nguyên lông), được chia thành rất
nhiều type huyết thanh khác nhau (Nguyễn Thanh Bảo và ctv., 2009).
Theo Nguyễn Đức Hiền (2009), độc tố E. coli gây bệnh ở gia cầm ít độc hơn ở
loài hữu nhũ. Sự khác nhau có thể do sự sản sinh ít độc tố hơn ở gia cầm hoặc
có thể không tìm ra được do sử dụng test thử của chủng gây bệnh ở loài hữu
nhũ để thử trên gia cầm. Độc tố được xác định theo loài vi khuẩn gây bệnh.

- Enterotoxin: gồm 2 loại là chịu nhiệt (ST: heat stable toxin) và không
bền với nhiệt (LT: heat labile toxin). Độc tố này là nguyên nhân gây bệnh tiêu
chảy cấp tính.

5


- Verotoxin (gồm VT1, VT2 và VTV2): độc tố này tương tự như Shigatoxin của vi khuẩn Shigella dysenteriae type 1 gây xuất huyết tiêu hóa, phổi,
thận và tác động đến hệ thần kinh.
- Necrotoxin: gồm CNF1 và CNF2 là độc tố gây hoại tử.
E. coli có sẵn trong ruột của động vật nhưng chỉ tác động gây bệnh khi sức đề
kháng của con vật giảm sút (do chăm sóc nuôi dưỡng hoặc thời tiết thay đổi).
Bệnh do E. coli có thể xảy ra như một bệnh truyền nhiễm kế phát trên cơ sở
thiếu vitamin hoặc một bệnh virus hoặc kí sinh trùng. E. coli thường gây bệnh
cho con vật mới đẻ từ 2-8 ngày (Lưu Hữu Mãnh, 2009).
Theo Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền (2012), hầu hết các loài động vật
đều có E. coli thường trú trong ống tiêu hóa. Ở ống tiêu hóa gia cầm, mật độ
E. coli có thể đến 106CFU/g. Sự lây nhiễm E. coli từ trứng thì phổ biến và là
nguyên nhân gây tỉ lệ chết cao cho gia cầm mới nở. Bình thường có khoảng
0,5-6% trứng gia cầm khỏe có chứa E. coli, 26,5% gà mái nhiễm E. coli đẻ
trứng có vi khuẩn E. coli và khoảng 70% gà con mắc bệnh mềm nhũng ở gà
con (mushy chick disease) có chứa E. coli trong túi noãn hoàng. Tuy nhiên
đường lây nhiễm qua phân vẫn là cách lây truyền quan trọng nhất. Hầu hết các
chủng E. coli phân lập từ gia cầm chỉ gây bệnh cho gia cầm, ít nguy hại đến
người và các động vật khác như: O1, O2, O35, O78, O18, O81, O115, O116
và O132. Tuy nhiên loài gia cầm cũng mẫn cảm với chủng E. coli O157:H7 là
một chủng sinh độc tố Shiga gây hại cho người.
Trong tự nhiên, vi khuẩn E. coli tồn tại khắp nơi nền chuồng, máng ăn, nước
uống, chuồng trại ẩm thấp chật chội, mật độ nuôi cao, biên độ nhiệt thường
xuyên thay đổi, stress có thể là những điều kiện phát sinh mầm bệnh. Nguồn

lây bệnh chủ yếu là từ gà bệnh và gà khỏe mang trùng bài xuất mầm bệnh ra
môi trường nuôi nhốt, ngoài ra nguồn bệnh có thể do các loài gặm nhấm lây
truyền sang hoặc có thể từ công nhân mang mầm bệnh từ môi trường ngoài
vào (Nguyễn Xuân Bình, 2005).
Cũng như các loại vi khuẩn không sinh nha bào khác, E. coli đề kháng yếu với
nhiệt độ, ở 550C sẽ bị diệt trong 1 giờ, 600C trong 30 phút và chết ngay khi
đun sôi 1000C. Ở môi trường ngoài các chủng E. coli độc có thể tồn tại đến 4
tháng. Các chất sát trùng thông thường diệt được E. coli: acid phenic, biclorua
thủy ngân, formol, hydroperoxide 0,1 0 00 diệt vi khuẩn sau 5 phút (Lưu Hữu
Mãnh, 2009).

6


2.2 Khái quát về men β-lactamases phổ rộng (ESBL)
2.2.1 Lịch sử phát hiện ESBL
Năm 1928, Alexander Fleming đã phát hiện ra chất kháng sinh đầu tiên có
nguồn gốc từ loài nấm mốc thuộc họ Penicillium và đặt tên là penicillin. Đến
năm 1941 nhóm tác giả tại Oxford gồm Flory, Chain và Harley đã tinh chế
được penicillin G có tác dụng diệt Staphylococcus aureus (S. aureus) nhưng
kém hiệu quả với trực khuẩn gram âm. Cùng thời gian này Abraham và Chain
đã phát hiện ở các trực khuẩn gram âm có sinh một loại enzyme kháng lại
penicillin. Năm 1944, vi khuẩn S. aureus kháng penicillin do sinh enzyme
penicillinase lần đầu tiên xuất hiện. Từ năm 1948 đến năm 1956, các
cephalosporin thế hệ đầu tiên được nghiên cứu và đưa vào sử dụng gọi là
cephalosporin thế hệ 1 (Abraham and Chain, 1940).
Năm 1961, thế hệ pencillin phổ rộng đầu tiên là ampicillin được ra đời, có tác
dụng điều trị cả trực khuẩn gram âm và cầu khuẩn gram dương. Năm 1963, tại
Athens Hy Lạp, người ta phân lập từ máu một bệnh nhân tên là Temoneira
được chủng E. coli kháng ampicillin có sinh loại enzyme β-lactamases, và

dùng tên bệnh nhân đặt tên cho enzyme này là TEM-1. TEM-1 thường gặp
hơn ở các vi khuẩn gram âm. Có tới trên 90% các chủng E. coli kháng kháng
sinh ampicillin là do sinh loại enzyme này. Năm 1965, TEM-2 được phát hiện
là do TEM-1 biến đổi một amino acid. Nhờ TEM-1 và TEM-2 đã làm cho vi
khuẩn gram âm kháng lại các penicillin, ampicillin và cephalosporin thế hệ 1
trong một thời gian dài sau đó. Đến năm 1974, người ta phát hiện một βlactamases loại khác ở Klebsiella pneumonia (K. pneumonia) và E. coli có
nhiều thay đổi về amino acid so với TEM-1 và TEM-2 nên đặt tên là SHV-1
(Sulphyryl Variable). Các enzyme này kháng cao với các kháng sinh penicillin
và cephalosporin thế hệ 1 (Datta and Kontomichalou, 1965; Paterson and
Bonomo, 2005).
Đầu những năm 1980, các kháng sinh β-lactam phổ rộng như cephalosporin
thế hệ thứ 2, thế hệ thứ 3 và monobactam được đưa vào điều trị các vi khuẩn
kháng thuốc. Nhưng rồi một loại enzyme β-lactamases có nguồn gốc do
TEM-1, TEM-2, SHV-1 đột biến thay đổi một số amino acid gọi là ESBL
(Extended spectrum β-lactamases) đã xuất hiện, enzyme này có khả năng phân
huỷ các loại kháng sinh phổ rộng trên (Paterson and Bonomo, 2005). Năm
1983 ở Đức đã phát hiện chủng Klebsiella ozaenae sinh enzyme β-lactamases
phân huỷ cefotaxime gọi là SHV-2, đây là trường hợp sinh ESBL đầu tiên
được ghi nhận. Năm 1984 đến 1987 tại Pháp đã phát hiện chủng
K. pneumoniae có gen mã hoá ESBL trên plasmid kháng cefotaxime đặt tên là
7


CTX-1. Tại Nhật (1986) và Đức (1989) phát hiện ra E. coli sinh ESBL kháng
cefotaxime không phải TEM và SHV nên đặt tên là CTX-M-1. Điều đáng lo
ngại là CTX-M có khả năng phân huỷ hầu hết cephalosporin thế hệ 3 và cả
cephalosporin thế hệ 4 (Knother et al., 1983; Paterson and Bonomo, 2005).
Như vậy, với việc sử dụng các kháng sinh ngày càng nhiều và có nhiều ESBL
được mã hoá qua R-plasmid (Resistance plasmid: Plasmid mang tính kháng,
mang các gen có khả năng kháng lại các thuốc kháng sinh hay các chất độc),

nên ngày càng làm gia tăng tỉ lệ lẫn chủng loại ESBL trong đó có các ESBL
ngoài TEM, SHV, CTX-M như OXA-, PER-, VEB-,…Đến nay các ESBL mới
vẫn đang tiếp tục được thông báo. Những bài báo cáo nghiên cứu về men
ESBL có từ các tác giả trên hơn 30 quốc gia trên thế giới, điều này phản ánh
sự phân bố toàn cầu của vi khuẩn sinh ESBL (Paterson and Bonomo, 2005).
2.2.2 Khái niệm và đặc tính của ESBL
Khái niệm
ESBL là các β-lactamases có khả năng tác động lên các penicillin,
cephalosporin thế hệ 1, thế hệ 2, thế hệ 3 và aztreonam (trừ kháng sinh
cefamycin và carbapenem) do chúng có khả năng ly giải các kháng sinh này
nhưng chúng lại bị ức chế bởi các các chất ức chế β-lactamases như
acid clavulanic, sulbactam, tazobactam (Nguyễn Thị Khánh Ly, 2013).
Đặc tính
Bản chất hoạt lực của ESBL chính là khả năng thủy phân các cephalosporin
(trừ cephamycin), các penicillin (trừ temocyllin) và aztreonam. Nhóm
carbapenem như imipenem, meropenem, ertapenem đều bền vững với ESBL.
Với các biến thể gen khác nhau, chúng có hoạt lực khác nhau với các
cephalosporin. Người ta thấy rằng một số chủng vi khuẩn có ESBL nhưng vẫn
nhạy cảm với một số kháng sinh cephalosporin trên kết quả kháng sinh đồ.
Tuy nhiên, trong lâm sàng nếu chúng ta dùng các kháng sinh đó để điều trị vẫn
thường bị thất bại. Plasmid mang gen ESBL có kích thước tương đối lớn, đặc
biệt là trên plasmid đó thường có một số gen kháng kháng sinh khác, tạo nên
hiện tượng đồng kháng rất nguy hiểm. Đồng kháng thường gặp trong các
chủng có ESBL là kháng aminoglycoside, fluoroquinolon, tetracycline,
chloramphenicol và sulfamethoxazole+trimethoprim. Các plasmid đã kháng
thuốc này đều được tìm thấy ở các vi khuẩn họ Entobacteriaceae, trong đó hay
gặp nhất là E. coli (Nguyễn Tuấn Minh, 2008).

8



2.2.3 Các phương pháp phát hiện ESBL
Phát hiện ESBL bằng các phương pháp kỹ thuật vi sinh lâm sàng theo nguyên
tắc chung là dựa trên chất ức chế men β-lactamases (thường là acid clavulanic)
kết hợp với một cephalosporin thế hệ 3 như ceftazidime, cefotaxime. Acid
clavulanic ức chế men β-lactamases, làm tăng mức độ nhạy cảm của kháng
sinh với vi khuẩn.
Phương pháp đĩa đôi (Double disk diffusion test)
Phương pháp này được mô tả bởi Jarlier et al. vào năm 1988. Dựa trên nguyên
tắc acid clavulanic ức chế ESBL nên làm giảm mức độ đề kháng của vi khuẩn
với cephalosporin, mở rộng vòng vô khuẩn của đĩa kháng sinh cephalosporin
khi đặt gần một đĩa kháng sinh chứa acid clavulanic. Một đĩa kháng sinh
amoxicillin-acid clavulanic được đặt ở trung tâm đĩa thạch MHA đã cấy vi
khuẩn, cách các đĩa kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 là 30mm. Nếu có hiện
tượng tăng kích thước vòng vô khuẩn về hướng có acid clavulanic của đĩa
kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, đó là do tác động cộng hưởng của acid
clavulanic và kháng sinh β-lactam, kết luận vi khuẩn sinh ESBL. Sử dụng
nhiều kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 sẽ làm tăng tính nhạy cảm của xét
nghiệm này. Hiện nay, phương pháp này vẫn được nhiều phòng xét nghiệm
trên thế giới dùng. Tuy nhiên, theo Paterson thì có thể làm tăng độ nhạy của
xét nghiệm lên nếu giảm khoảng cách giữa 2 đĩa amoxicillin-acid clavulanic
và cephalosporin thế hệ 3 (Paterson and Bonomo, 2005).
Phương pháp đĩa kết hợp (Combination disk test)
Phương pháp này được Jacoby và Han mô tả lần đầu tiên vào năm 1999.
Nguyên tắc của phương pháp này dựa trên sự so sánh đường kính vòng vô
khuẩn của đĩa kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 khi không có và có sự kết
hợp với acid clavulanic. Các ESBL có khả năng phân hủy các cephalosporin
phổ rộng nhưng bị ức chế bởi acid clavulanic. Do đó, Viện nghiên cứu những
tiêu chuẩn lâm sàng và phòng thí nghiệm CLSI (2014) đề nghị sử dụng đồng
thời cả 2 kháng sinh cefotaxime và ceftazidime cho xét nghiệm này. Thêm

10µg acid clavulanic vào đĩa kháng sinh cefotaxime và ceftazidime, nếu có sự
gia tăng hơn 5mm đường kính vòng vô khuẩn so với đĩa kháng sinh không có
acid clavulanic thì xét nghiệm dương tính, xác nhận có sự sinh men ESBL của
vi khuẩn.
Phương pháp ChromeID-ESBL
Môi trường ChromeID-ESBL chứa kháng sinh cefpodoxime và chất màu.
Chất màu được thêm vào để dễ dàng phát hiện các phản ứng do enzyme của vi
9


khuẩn nếu có trong môi trường. Nếu vi khuẩn sinh ESBL sẽ có khả năng phát
triển trên môi trường ChromID ESBL tạo thành các khuẩn lạc có màu sắc khác
nhau, đặc trưng cho các loài vi khuẩn khác nhau. Vì vậy có thể đồng thời vừa
định danh vi khuẩn vừa phát hiện vi khuẩn đề kháng.
Phương pháp pha loãng
Phương pháp này sử dụng một loại cephalosporin phổ rộng đơn thuần kết hợp
với acid clavulanic (hay chất ức chế men β-lactamases khác như sulbactam) để
phát hiện ESBL dựa vào sự giảm nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của
cephalosporin khi có thêm chất ức chế men β-lactamases (Paterson and
Bonomo, 2005). Hiện nay, trên thị trường có nhiều bộ xét nghiệm sử dụng
phương pháp pha loãng này như:
- E-test: Dùng que E-test với một đầu là dãy chứa nồng độ của cephalosporin
và đầu đối diện là dãy nồng độ của cephalosporin/acid clavulanic. Khi đầu
chứa acid clavunic cho MIC giảm từ 8 lần trở lên so với đầu còn lại thì kết
luận vi khuẩn có sinh ESBL (Cormican et al., 1996).
-Vitek: Sử dụng cefotaxime hay ceftazidime có và không có kết hợp với acid
clavulanic (4 µg/ml). Nếu có sự giảm sản sinh vi khuẩn trong giếng có acid
clavulanic so với giếng không có acid clavulanic thì có sự hiện diện của men
ESBL: MIC cephalosporin lớn hơn MIC cephalosporin/acid clavulanic từ 8
lần trở lên (Sanders et al., 2000; Monaghan, 2004).

- Microscan: Tấm bảng nhựa có 4 giếng chứa môi trường kháng sinh
cephalosporin và cephalosporin/acid clavulanic, cấy vi khuẩn vào các giếng
rồi để vào tủ ấm từ 18-24h, nếu vi khuẩn không phát triển ở giếng có
cephalosporin kết hợp acid clavulanic thì có sự hiện diện của ESBL (Andrea
and William, 2005).
- BD Phoenix: Hệ thống ủ nhanh cho việc xác định vi khuẩn và tính nhạy cảm
với kháng sinh. Xét nghiệm tìm men ESBL dựa trên sự phát triển của vi khuẩn
đáp ứng lại với môi trường có cephalosporin và cephalosporin/acid clavulanic.
Máy sẽ tự động báo kết quả vi khuẩn có sinh ESBL hay không (Leversteinvan Hall et al., 2002).
Ngày nay, ngoài các kỹ thuật trong vi sinh lâm sàng thì các kỹ thuật xác định
ESBL bằng sinh học phân tử cũng đang được ứng dụng rộng rãi như: dò ADN,
PCR.

10


2.3 Kháng sinh
2.3.1 Định nghĩa
Kháng sinh là những chất hóa học được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi
sinh vật, bán tổng hợp hay tổng hợp, chúng có khả năng kìm hãm sự phát triển
hoặc tiêu diệt vi khuẩn bằng cách tác động chuyên biệt trên một giai đoạn
chuyển hóa cần thiết của vi sinh vật (Võ Thị Trà An, 2010).
2.3.2 Sự đề kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh
Theo Trần Đức Hậu (2007), sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn có thể chia
làm 2 loại: đề kháng tự nhiên và đề kháng tiếp nhận.
Đề kháng tự nhiên: là tình trạng giống hoặc loài vi khuẩn nào đó không nhạy
cảm với tác động của kháng sinh. Điều này có thể do vi khuẩn thiếu cấu trúc
đích cho tác động của kháng sinh hoặc do thành tế bào vi khuẩn không cho
kháng sinh thấm qua.
Đề kháng tiếp nhận: vi khuẩn có thể phát triển đề kháng với kháng sinh mà

trước đó nhạy cảm do nguyên nhân:
- Do đột biến nhiễm sắc thể hình thành nên các gen đề kháng kháng sinh.
- Do plasmid: Plasmid là các phân tử ADN nhỏ không thuộc nhiễm sắc thể (ở
ngoài nhân), có khả năng nhân đôi độc lập, có nhiều gen và mỗi gen xác định
tính đề kháng với một loại kháng sinh. Vì vậy plasmid có khả năng đề kháng
nhiều loại kháng sinh cùng lúc. Hơn nữa, plasmid còn có khả năng trao đổi
giữa các vi khuẩn không phân biệt loài hay họ khi có sự tiếp xúc giữa các vi
khuẩn với nhau, làm gia tăng tỉ lệ và tốc độ đề kháng một cách đáng kể.
Theo Huỳnh Kim Diệu (2012), vi khuẩn đề kháng với kháng sinh là do các cơ
chế chủ yếu sau:
- Sản sinh ra enzyme làm biến đổi và vô hoạt kháng sinh.
- Biến đổi điểm tác động của kháng sinh.
- Làm giảm tính thấm của thành tế bào vi khuẩn.
- Làm giảm nồng độ của kháng sinh trong tế bào vi khuẩn nhờ hệ thống bơm
chủ động.
- Phát triển một kiểu biến dưỡng khác không bị ảnh hưởng ức chế của kháng
sinh.

11


2.3.3 Một số nhóm kháng sinh thông dụng
Theo Trần Đức Hậu (2007) và Huỳnh Kim Diệu (2012), cơ chế tác động và cơ
chế đề kháng của vi khuẩn đối với một số loại kháng sinh như sau:
Nhóm β-lactam
Theo cấu trúc hóa học các kháng sinh nhóm β-lactam được chia thành 4 nhóm
gồm penicillin, cephalosporin, carbapenem, monobactam. Đặc điểm chung của
nhóm này là có vòng β-lactam. Kháng sinh nhóm β-lactam được sử dụng rộng
rãi vì có phổ kháng khuẩn đa dạng và ít độc tính.
Penicillin:

- Benzyl penicillin: gồm các penicillin G, benzathyl penicillin. Chủ yếu
tác dụng trên các vi khuẩn gram dương.
- Penicillin V: có tác dụng giống penicillin G nhưng yếu hơn, không bị
phá hủy dưới tác dụng của dịch vị nên có thể dùng bằng đường uống.
- Penicillin A: gồm ampicillin, amoxicillin. Phổ kháng khuẩn giống
penicillin G, mở rộng thêm một số vi khuẩn gram âm như E. coli, Salmonella,
Shigella.
- Penicillin M: gồm methycillin, oxacillin, cloxacillin, dicloxacillin. Phổ
kháng khuẩn hẹp tác dụng lên các tụ cầu khuẩn, đặc biệt với các tụ cầu kháng
với penicillin G và V.
Cephalosporin:
- Thế hệ 1: gồm các cephalotin, cefazolin, cefaclor, cefalexin. Có phổ
hẹp, tác dụng chủ yếu trên cầu khuẩn gram dương và vài loại Enterobacter
như E. coli, Klebsiella.
- Thế hệ 2: gồm các cefuroxim, cefoxitin, cefamendol. Phổ kháng khuẩn
như cephalosporin thế hệ 1 nhưng nới rộng hơn trên Enterobacter.
- Thế hệ 3: gồm cefotaxime, ceftriaxone, ceftazidime. Phổ kháng khuẩn
rất rộng nhưng có tác dụng với vi khuẩn gram âm nhiều hơn, thời gian tác
dụng lâu hơn.
- Thế hệ 4: gồm cefepim, cefpirom. Phổ tác dụng giống như
cephalosporin thế hệ 3 nhưng tác động tốt hơn trên cả vi khuẩn gram dương,
thời gian xuyên thấm qua vách tế bào nhanh hơn.
Carbapenem: đại diện là imipenem, bền vững với men β-lactamse. Phổ kháng
khuẩn rất rộng, gồm cầu khuẩn gram dương (trừ Staphylococcus), trực khuẩn
gram âm, kể cả những chủng tiết penicillinase và Pseudomonas aeruginosa.
12


Monobactam: đại diện là aztreonam, tác động mạnh lên các vi khuẩn gram âm.
Các chất ức chế β-lactamases: gồm acid clavulanic, sulbactam, tazobactam.

Bản thân các chất này không có hoạt tính kháng sinh nhưng do ức chế
β-lactamases nên khi dùng phối hợp với kháng sinh nhóm β-lactam sẽ mở rộng
phổ kháng khuẩn của những kháng sinh này lên các vi khuẩn tiết men
β-lactamases.
Cơ chế tác động của nhóm β-lactam:
- Ức chế enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp peptidoglycan (thành phần
chính của vách tế bào vi khuẩn) .
- Hoạt hóa hệ thống thủy giải ở tế bào vi khuẩn, gây tổn thương và giết chết vi
khuẩn.
Cơ chế đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh nhóm β-lactam:
- Đề kháng enzyme: vi khuẩn tiết ra men β-lactamases, thủy phân vòng
β-lactam làm vô hoạt kháng sinh.
- Đề kháng không enzyme: bằng cách thay đổi tính thẩm thấu của màng tế bào
vi khuẩn (nhất là vi khuẩn gram âm), làm biến mất hoặc biến đổi các PBPPenicillin Biding Protein (chủ yếu ở vi khuẩn gram dương).
Nhóm aminoglycoside:
Gồm streptomycin, kanamycin, gentamicin, amikacin. Kháng sinh nhóm này
hầu hết có tác dụng sát khuẩn nhanh, phụ thuộc nồng độ và hiệu quả hậu
kháng sinh dài. Phổ kháng khuẩn rộng (trừ streptomycin), tập trung chủ yếu là
vi khuẩn gram âm và một số vi khuẩn gram dương.
Cơ chế tác động của nhóm aminogycoside:
Các kháng sinh nhóm aminoglycoside là thuốc diệt khuẩn, tác động bằng cách
ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn. Aminoglycoside gắn vào tiểu thể
30S ribosom của vi khuẩn, gây việc đọc nhầm tín hiệu dẫn đến sản xuất
protein lạ khiến vi khuẩn không sử dụng được. Quá trình vận chuyển qua
màng phụ thuộc vào oxy nên aminoglycoside không có tác động trên vi khuẩn
yếm khí.
Cơ chế đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh nhóm aminoglycoside:
Vi khuẩn thường đề kháng với nhóm kháng sinh này bằng cách tiết ra những
enzyme làm giới hạn sự cố định của kháng sinh trên các receptor của ribosom.
Ngoài ra sự đề kháng còn do sự làm giảm tính thấm của màng tế bào vi khuẩn.


13


Nhóm tetracycline:
Gồm oxytetracycline, tetracycline, doxycycline, minocycline. Các kháng sinh
nhóm tetracycline có hoạt phổ rộng, không chỉ trên vi khuẩn gram dương và
gram âm mà còn trên một số vi khuẩn nội bào. Các tetracycline tác động trên
vi khuẩn gram dương ở liều thấp hơn so với vi khuẩn gram âm, nhưng thực tế
ít dùng điều trị nhiễm khuẩn gram dương do các chủng vi khuẩn đề kháng
nhanh với thuốc. Hiệu lực mạnh nhất là minocycline, kế đến là doxycycline,
tác dụng yếu nhất là tetracycline và oxytetracycline.
Cơ chế tác động của nhóm tetracycline:
Tất cả các kháng sinh nhóm tetracycline có tác động kìm khuẩn, ngoại trừ
minocycline có tác động diệt khuẩn. Các tetracycline kết dính với tiểu thể 30S
của ribosom sau khi đi qua màng tế bào vi khuẩn. Sự kết dính dẫn đến ngăn
cản tARN (transport ARN) kết hợp với mARN (messenger ARN), cuối cùng
acid amin không được phóng thích tại ribosom, do vậy sự tổng hợp protein của
vi khuẩn bị ức chế.
Cơ chế đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh nhóm tetracycline:
Có 2 cơ chế chính dẫn đến sự đề kháng tiếp nhận của vi khuẩn với kháng sinh
nhóm tetracycline là thông qua hệ thống bơm thoát dòng để đẩy kháng sinh từ
trong tế bào ra ngoài, làm giảm nồng độ kháng sinh bên trong tế bào chất của
vi khuẩn hoặc thông qua các protein có khả năng bảo vệ ribosome làm ngăn
cản sự kết dính của kháng sinh với ribosome của vi khuẩn (Võ Thị Trà An,
2010).
Nhóm quinolone
Gồm norfloxacin, enrofloxacin (chỉ được sử dụng trong thú y). Các quinolone
có phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt có hiệu quả cao với vi khuẩn gram âm hiếu
khí.

Cơ chế tác động của nhóm quinolone:
Các quinolone ức chế ADN gyrase, là enzym mở vòng xoắn ADN giúp cho sự
sao chép và phiên mã, vì vậy ngăn cản sự tổng hợp ADN của vi khuẩn. Ngoài
ra còn tác dụng cả trên mARN nên ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn.
Các quinolone đều là thuốc diệt khuẩn.
Cơ chế đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh nhóm quinolone:
Vi khuẩn kháng thuốc là do đột biến điểm tại các gen mã hóa cho enzyme
ADN gyrase làm giảm khả năng gắn kết của kháng sinh với enzyme này.
Kháng thuốc cũng có thể do thay đổi ở thành tế bào vi khuẩn làm giảm sự hấp
14


thu của thuốc hoặc do hệ thống bơm thoát dòng làm giảm nồng độ của thuốc
bên trong tế bào vi khuẩn (Võ Thị Trà An, 2010).
2.4 Tình hình nghiên cứu E. coli ESBL trong và ngoài nước
Một số nghiên cứu về E. coli ESBL trên gà ở các nước trên thế giới:
Ở Trung Quốc, theo nghiên cứu điều tra xu hướng kháng kháng sinh của 696
chủng E. coli có nguồn gốc từ gà trong giai đoạn 1970-2007, các chủng kháng
quinolone và kháng cephalosporin thế hệ thứ 1 đã xuất hiện từ những năm
1990. Năm 2003, chủng kháng cephalosporin thế hệ thứ 3 được phát hiện, sau
đó các chủng kháng thuốc tăng lên nhanh chóng. Tỉ lệ phát hiện của các gen
β-lactamases phổ hẹp giảm từ 71,2% trong năm 1970 xuống 28,8% trong giai
đoạn 2004-2007. Đồng thời trong thời gian đó, các gen β-lactamases phổ rộng
(ESBL) được phát hiện và có tỉ lệ là 18,5%. Có 50 chủng đồng chứa nhiều loại
gen β-lactamases được phát hiện trong 284 chủng sinh β-lactamases
(17,6%). Xu hướng gia tăng tình trạng kháng kháng sinh và các yếu tố quyết
định tỉ lệ sinh β-lactamases cao trong các chủng E. coli có nguồn gốc từ gà có
thể là do việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, đặc biệt là nhóm
β-lactam.
Tại Đức, Kola et al. (2011) phân tích trên 199 mẫu thịt gà tươi sống mua từ

các siêu thị, cửa hàng, và người bán thịt, tỉ lệ vi khuẩn gram âm sinh ESBL
chiếm 38%. Trong đó vi khuẩn E. coli sinh ESBL chiếm tỉ lệ cao nhất với
93,42%. Cùng thời điểm đó, tại Nhật, Hiroi et al. (2011) đã nghiên cứu trên gà
đẻ và gà thịt cho tỉ lệ E. coli ESBL dương tính lần lượt là 5,9% và 60%.
Theo Leverstein-van Hall et al. (2011) cho thấy sự lây lan của các vi khuẩn
đường ruột sinh ESBL trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thịt bán
lẻ bị nhiễm khuẩn có thể góp phần làm gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng
trên người do vi khuẩn sinh men ESBL gây ra. Kết quả nghiên cứu cho biết
trong số các vi khuẩn sinh ESBL phân lập được từ các mẫu thịt gà bán lẻ, có
39% E. coli mang kiểu gen tương tự với kiểu gen phân lập được ở các mẫu
bệnh phẩm trên người. Điều này chứng tỏ sự lan truyền gen kháng thuốc của
vi khuẩn sang người có thể thông qua chuỗi thức ăn.
Nghiên cứu của Geser et al. (2012) tại Thụy Sĩ cho thấy từ 334 mẫu phân heo,
trâu bò, cừu và gà thu thập được có tỉ lệ vi khuẩn sinh ESBL dương tính là
26,9% (90 mẫu). Trong đó, vi khuẩn sinh ESBL có nguồn gốc từ phân gà
chiếm tỉ lệ cao nhất với 63,4%. Ngược lại, trong 100 mẫu sữa tươi, 104 mẫu
thịt xay (thịt heo và thịt bò) và 67 mẫu E. coli phân lập từ sữa của gia súc mắc
bệnh viêm vú, chỉ có duy nhất 1 mẫu E. coli sinh ESBL. Trong tổng số 91 mẫu
15


×