Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy thuộc Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.87 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

HOÀNG THỊ THƠM
ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ KIỂU RỪNG PHỤC HỒI
SAU NƯƠNG RẪY THUỘC KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH
NAM XUÂN LẠC HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------

HOÀNG THỊ THƠM

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ KIỂU RỪNG PHỤC HỒI
SAU NƯƠNG RẪY THUỘC KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH
NAM XUÂN LẠC HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý tài nguyên rừng
Khoa
: Lâm nghiệp
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn:
1. TS. Trần Công Quân
2. ThS. Nguyễn Văn Mạn

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên
cứu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn

xem và sửa.

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 06 năm 2015
Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên

TS. Trần Công Quân

Hoàng Thị Thơm

Giảng viên phản biện

ThS. Nguyễn Thị Tuyên


ii

LỜI CÁM ƠN
Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi
ra trường, giúp sinh viên hệ thống, củng cố kiến thức, nắm bắt được phương thức
tổ chức và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời cũng là thời gian
giúp sinh viên nâng cao thêm năng lực, kỹ năng, tiếp xúc và cọ xát với thực tế,
khả năng giải quyết vấn đề, xử lí tình huống.
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm
khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng phục hồi sau
nương rẫy thuộc Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn”
Trong thời gian thực tập, tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các

thầy cô giáo khoa Lâm Nghiệp, cán bộ Ban quản lí Khu bảo tồn Loài và Sinh
cảnh Nam Xuân Lạc cùng toàn thể nhân dân gần khu vực bảo tồn. Đặc biệt là
sự chỉ đạo giúp đỡ trực tiếp của thầy giáo T.S Trần Công Quân và thầy giáo
Th.S Nguyễn Văn Mạn cùng sự cố gắng của ban thân đã giúp tôi hoàn thành
khóa luận này.
Do thời gian, kiến thức bản thân còn hạn chế nên khóa luận của tôi không
tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Thị Thơm


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam
Xuân Lạc ......................................................................................... 16
Bảng 4.1. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy .......... 26
Bảng 4.2. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng phục hồi sau ................ 28
Bảng 4.3. Tổng hợp taxon phân loại thực vật thân gỗ theo ngành và lớp kiểu
rừng phục hồi sau rừng rẫy ............................................................. 29
Bảng 4.4. Tổng hợp các loài thực vật thân gỗ kiểu rừng phục hồi sau nương
rẫy của Khu bảo tồn theo giá trị sử dụng ........................................ 30
Bảng 4.5. Các họ và số loài thực vật thân gỗ quý hiếm của kiểu rừng phục hồi
sau nương rẫy .................................................................................. 31
Bảng 4.6. Phân cấp bảo tồn thực vật thân gỗ quý hiếm rừng phục hồi sau rừng rẫy .... 31
Bảng 4.7. Mật độ và chất lượng cây tái sinh của rừng phục hồi sau nương rẫy..........33

Bảng 4.8. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh rừng phục hồi sau nương rẫy .......... 33


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

1

BQL

Ban quản lý

2

D1.3

Đường kính ngang ngực

3

ĐDSH

Đa dạng sinh học


4

HST

Hệ sinh thái

5

Hvn

Chiều cao vút ngọn

6

KBT

Khu bảo tồn

7

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

8

ODB

Ô dạng bản


9

OTC

Ô tiêu chuẩn

10

VQG

Vườn quốc gia


v

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ..................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học .................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn..................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam ................................. 7
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................... 7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................... 9
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ....................................................... 14
2.3.1. Điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu .................................... 14
2.3.2. Tình hình dân cư kinh tế ................................................................ 17

2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp ..................................................... 17
2.3.4. Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương . 17
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 19
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 19
3.2.2. Thời gian tiến hành......................................................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 20


vi

3.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu sẵn có ........................................ 20
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ở hiện trường .................................. 20
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 22
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 26
4.1. Cầu trúc kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy tại Khu bảo tồn................ 26
4.2. Đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy tại khu
bảo tồn ............................................................................................... 26
4.2.1. Tổ thành thực vật thân gỗ ............................................................... 26
4.2.2. Chỉ số đa dạng ................................................................................ 28
4.3. Thống kê thực vật thân gỗ của kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy tại
Khu bảo tồn .................................................................................................. 28
4.3.1. Phân loại thực vật thân gỗ theo ngành và lớp ................................ 28
4.3.2. Phân loại thực vật thân gỗ theo giá trị sử dụng .............................. 29
4.4. Xác định các loài thực vật thân gỗ có giá trị bảo tồn cao và khả năng tái
sinh tự nhiên của thực vật thân gỗ ............................................................... 30

4.4.1. Các loài thực vật thân gỗ quý hiếm của kiểu rừng phục hồi sau
nương rẫy tại Khu bảo tồn ........................................................................ 30
4.4.2. Khả năng tái sinh tự nhiên của thực vật thân gỗ của kiểu rừng phục
hồi sau nương rẫy ..................................................................................... 32
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển thực vật thân gỗ ......... 34
4.5.1. Các giải pháp chung ...................................................................... 34
4.5.2. Các giải pháp cụ thể ....................................................................... 35
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 36
5.1. Kết luận ................................................................................................. 36
5.2. Đề nghị.................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 38


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên
cứu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn
xem và sửa.

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 06 năm 2015
Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên

TS. Trần Công Quân

Hoàng Thị Thơm

Giảng viên phản biện


ThS. Nguyễn Thị Tuyên


2

vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học và
bảo vệ môi trường sinh thái.
Nhưng hiện nay, nguồn tài nguyên rừng trong Khu bảo tồn đang bị tác
động mạnh bởi người dân sống xung quanh Khu bảo tồn. Do phong tục tập
quán của người dân sống định cư ở đây là lấy củi đun, lấy gỗ để phục vụ trong
đời sống sinh hoạt, phá rừng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp, chăn thả
gia súc tự do … trong Khu bảo tồn đã và đang diễn ra trong vùng đệm của
Khu bảo tồn. Vì vậy, việc bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen
quý hiếm cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong Khu bảo tồn
rất quan trọng. Để đánh giá được tính đa dạng của thực vật ở Khu bảo tồn
Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc, làm cơ sở cho việc bảo tồn, phát tiển và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy
thuộc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Xác định được đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng phục hồi sau nương
rẫy tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật thân gỗ, đặc biệt là
các loài quý hiếm tại kiểu rừng này.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên

cứu khoa học, cũng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế; biết
cách thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm
việc với cộng đồng.


3

Kết quả của đề tài bổ sung thông tin về đa dạng thực vật thân gỗ tại
Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài góp phần nghiên cứu về sự đa dạng của quần thể thực vật thân gỗ
kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy nhằm bảo tồn và phát triển các loài quý
hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Lần đầu tiên thuật ngữ “đa dạng sinh học” (Biodiversity hay biological
diversity) được Norse and McManus (1980) giới thiệu, bao gồm hai khái
niệm có liên quan với nhau là đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền
trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh
vật). Theo ước tính gần đây nhất thì có đến 12 định nghĩa khác nhau về đa
dạng sinh học (Gaston and Spicer, 1998). Tuy nhiên trong số này thì định
nghĩa được sử dụng trong Công ước đa dạng sinh học (1992) được coi là
“toàn diện và đầy đủ nhất” xét về mặt khái niệm.
Trong Công ước về đa dạng sinh học, thuật ngữ đa dạng được dùng để
chỉ sự phong phú và đa dạng của giới sinh vật từ mọi nguồn trên trái đất, nó

bao gồm sự đa dạng trong cùng một loài, giữa các loài và sự đa dạng hệ sinh
thái (Gaston and Spicer, 1998). Như vậy, đa dạng là toàn bộ các dạng sống
trên trái đất, bao gồm tất cả các nguồn tài nguyên di truyền, các loài, các hệ
sinh thái và các tổ hợp sinh thái. Đa dạng sinh học thường được thể hiện ở 3
cấp độ: đa dạng trong loài (đa dạng di truyền), giữa các loài (đa dạng loài) và
các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái).
“Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các
nguồn trong hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác,
và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; đa dạng sinh học bao gồm sự đa
dạng trong loài (đa dạng di truyền), giữa các loài và các hệ sinh thái” - Công
ước đa dạng sinh học, 1992. [ 2 ]
Vì thế giới sự sống chủ yếu được xem xét ở khía cạnh các loài, nên
thuật ngữ đa dạng sinh học thường được dùng như một từ đồng nghĩa của “đa


5

dạng loài”, hay “sự phong phú về loài”, thuật ngữ dùng để chỉ số lượng loài
trong một vùng hoặc một nơi cư trú. Đa dạng sinh học nói chung thường được
hiểu là số lượng các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau trên toàn cầu.
Ước tính tổng số loài tồn tại trên trái đất khoảng từ 5 triệu đến gần 100 triệu
loài, nếu xét trên khái niệm số lượng loài đơn thuần, thì sự sống trên trái đất
chủ yếu bao gồm côn trùng và vi sinh vật. Đến thời điểm này đã có khoảng
1,7 triệu loài đã được xác định. [17]
Cuộc sống của loài người trên trái đất đang phụ thuộc hoàn toàn vào
các hệ sinh thái. Các hệ sinh thái lọc sạch không khí và nước, phân huỷ và tái
quay vòng các chất dinh dưỡng, duy trì đa dạng sinh học cũng như các chức
năng quan trọng khác của chúng, làm cho trái đất có sự sống. Tuy nhiên, các
hệ sinh thái vẫn đang bị chính con người xâm phạm không thương tiếc. Khắp
mọi nơi trên thế giới, con người sử dụng quá mức và lạm dụng các hệ sinh

thái, từ rừng mưa nhiệt đới cho tới các rạn san hô, đồng cỏ, thảo nguyên, ... đã
gây suy thoái và huỷ hoại nghiêm trọng các hệ sinh thái - nơi nuôi dưỡng của
mọi loài. Dẫn đến suy giảm số lượng các loài hay suy giảm đa dạng sinh học
trên trái đất, được xác nhận bằng con số các loài bị tuyệt chủng hay đang bị
đe doạ tuyệt chủng, đồng thời tác động tiêu cức đến các lợi ích của con người
do các nguồn tài nguyên mà chúng ta sống phụ thuộc đang bị cạn kiệt dần.
Ngày nay, ở nhiều nơi trên trái đất đang hứng chịu những tác động tiêu cực do suy
thoái các hệ sinh thái gây ra như: nạn thiếu nước ở Punjab, Ấn Độ; xói mòn đất ở
Tuva, Cộng hoà Liên Bang Nga; cá chết ngoài khơi Bắc Carolina, Hoa Kỳ; cháy
rừng Sumatra, Inđônêxia; hàng nghìn người chết và hàng triệu người mất nhà cửa
do lũ lụt ở sông Dương Tử, Trung Quốc - hậu quả của chặt phá rừng đầu nguồn,...
Mặc dù phải trả giá rất đắt do làm suy thoái các hệ sinh thái và chúng ta phải phụ
thuộc vào năng suất của các hệ sinh thái, song chúng ta lại biết quá ít về toàn bộ
tình trạng của của các hệ sinh thái trái đất. [ 1 ]


6

Thông tin đầy đủ nhất hiện có về rừng nhiệt đới là các thông tin về các
loài thực vật. Vùng tân nhiệt đới (trung và nam Mỹ) ước tính có khoảng
86.000 loài thực vật có mạch, vùng nhiệt đới và nửa khô hạn châu Phi có
30.000 loài, vùng Madagascar có 8.200 loài, vùng nhiệt đới châu Á bao gồm
cả New Guinea và vùng nhiệt đới Australia có khoảng 45.000 loài. Nhìn tổng
thể, vùng nhiệt đới chiếm 2/3 con số ước tính 250.000 loài thực vật có mạch
trên Trái đất. Alwyn Gentry, Norman Myers ước tính rằng 2/3 số loài thực vật
nhiệt đới được tìm thấy ở các khu rừng nhiệt đới ẩm (rừng rậm rụng lá và
thường xanh). Như vậy, khoảng 45% các loài thực vật mạch gỗ được tìm thấy
trong các rừng rậm nhiệt đới. [17]
Rừng là một hệ sinh thái đặc thù bởi tính đa dạng về loài, rừng gắn liền
với việc bảo tồn nguồn gen hay bảo đa dạng các loài, đặc biệt là trong bối

cảnh biến đổi hệ thống sinh thái - môi trường do tác động của con người diễn
ra với tốc độ ngày càng nhanh và phức tạp. Những biến đổi này được gây ra:
- Trực tiếp bởi việc thúc đẩy hoặc loại bỏ một số loài động, thực vật
nhất định của các ngành sản xuất (nông, lâm nghiệp, săn bắn).
- Gián tiếp thông qua sự thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sức ép dân
số, độc canh và khai thác trắng, … làm thu hẹp cảnh quan tự nhiên và môi
trường sống của các loài.
Rừng nguyên sinh có những đặc điểm khác biệt cơ bản về thành phần,
cấu trúc và chức năng so với các giai đoạn diễn thế trước đó và thể hiện tiềm
năng nguồn gen được chọn lọc và thích ứng cao. Tuy nhiên, diện tích rừng
nguyên sinh ngày càng bị thu hẹp. Do vậy, các nghiên cứu về những lâm phần
rừng nguyên sinh còn lại trên thế giới cần phải làm rõ các tính chất đặc biệt
của chúng. Rừng nguyên sinh cùng với các loài và chu trình vật chất của nó là
một bộ phận cơ bản của đa dạng sinh học đang bị đe doạ trên phạm vi thế


7

giới. Vì vậy, việc bảo tồn hay phục hồi các khu rừng, đặc biệt rừng nguyên
sinh là mục tiêu chính của các chương trình bảo vệ.
Mối quan hệ giữa các loài trong tự nhiên là vấn đề rất phức tạp, trong
rừng tự nhiên, đặc biệt là trong rừng tự nhiên hỗn loài, sự đa dạng về loài làm
phong phú thêm về cơ cấu mạng lưới thức ăn. Một số tác giả sau khi nghiên
cứu đã đi đến kết luận rằng, sự phong phú của loài đã làm tăng tính ổn định về
mặt sinh thái cho quần xã sinh vật sinh trưởng, phát triển và lúc đó lượng sinh
khối trên một đơn vị diện tích là tối đa. Trước đây, khi nghiên cứu sự phong
phú về loài, các nhà khoa học chỉ mới dừng lại ở mức độ định tính, mô tả. Các
nghiên cứu mới đây nhất đã sử dụng một số chỉ số nhằm đánh giá mức độ đa
dạng các loài thực vật thông qua Chỉ số Simpson, Hàm số liên kết Shannon Weaver (H’), chỉ số hợp lý.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Nghiên cứu về đa dạng sinh học
Trước nguy cơ mất đa dạng sinh học một cách nhanh chóng trên phạm
vi toàn thế giới nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đã ra đời.
Công ước RAMSAR, Iran (1971), Công ước (CITES, 1972), Công ước Paris
(1972), Công ước bảo vệ các loài động vật hoang dã di cư, Born (1979).
So sánh số loài cây gỗ có D1.3 >2,5cm trong một ô tiêu chuẩn có diện
tích 0,1 ha thì ở vùng Địa Trung Hải (24-136 loài) tương tự như trong rừng khô
nhiệt đới và rừng mưa bán thường xanh (41-125 loài); trong rừng mưa thường
xanh nhiệt đới số loài cao hơn nhiều (118-136 loài) (Mooney, 1992). Số loài
bình quân trong rừng ôn đới khoảng 21- 48 loài. Sự đa dạng về loài của rừng
mưa nhiệt đới được diễn đạt bằng công thức Shannon-Weaver (1971) như là
một thông số so sánh mật độ tham gia của mỗi loài với H = 6,0 (cực đại có thể
6,2 = 97%) lớn gấp 10 lần so với rừng lá rộng ôn đới (0,6). Thông số này giảm


8

dần từ vùng nhiệt đới đến hai cực và phụ thuộc vào các lục địa khác nhau. Theo
lý thuyết ốc đảo của Mac Arthur-Wilson (1971) thì số lượng loài tương tự bằng
căn bậc bốn của diện tích ốc đảo. (Công thức tính nhanh: diện tích tăng lên 10
lần có nghĩa là số loài tăng lên gấp đôi). Ngược lại, diện tích bị thu hẹp lại có
nghĩa là một số loài tương ứng sẽ bị tiêu diệt hoặc phải đấu tranh để tồn tại
(Wilson, 1992).
Danh sách các loài có tên trong sách đỏ ngày càng tăng lên, có nghĩa là
các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng nhiều mà nguyên nhân không có
gì khác hơn là các hoạt động sống của con người. Khi so sánh các dạng sử
dụng đất khác nhau (chẳng hạn nông nghiệp, du lịch, giao thông, v.v...) thì
lâm nghiệp đứng hàng thứ 2 (sau nông nghiệp) như là nguyên nhân của việc
suy giảm, trong khi cách đây một phần tư thế kỷ (1981) còn xếp ở vị trí thứ 6

(sau nông nghiệp, du lịch, khai thác vật liệu, đô thị hoá và thuỷ lợi) (Sukopp,
1981-dẫn theo Pitterle, A. 1993).
2.2 1.2. Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh
Như chúng ta đã biết tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính
đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ
cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng như: Dưới tán
rừng, lỗ trống trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai
trò lịch sử của lớp cây tái sinh là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy, tái sinh
rừng được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của
rừng chủ yếu là tầng cây gỗ.
Tái sinh (Regeneration) là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng tự tái tạo,
hay tự hồi sinh từ mức độ tế bào đến mức độ mô, cơ quan, cá thể và thậm chí cả
một quần lạc sinh vật trong tự nhiên. Cùng với thuật ngữ này, còn có nhiều thuật
ngữ khác đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Jordan, Peter và Allan (1998) sử
dụng thuật ngữ “ Restoration” để diễn tả sự hoàn trả, sự lặp lại của toàn bộ quần


9

xã sinh vật giống như nó đã xuất hiện trong tự nhiên. Schereckenbeg, Hadley và
Dyer (1990) sử dụng thuật ngữ: “Rehabitilation” để chỉ sự phục hồi lại bằng biện
pháp quản lý, điều chế rừng đã bị suy thoái...
Tái sinh rừng (forestry regeneration) là một thuật ngữ được nhiều nhà
khoa học sử dụng để mô tả sự tái tạo (phục hồi) của lớp cây con dưới tán rừng.
Căn cứ vào nguồn giống, người ta phân chia 3 mức độ tái sinh như sau:
- Tái sinh nhân tạo: nguồn giống do con người tạo ra bằng cách gieo giống
trực tiếp.
- Tái sinh bán nhân tạo nguồn giống được con người tạo ra bằng cách
trồng bổ sung các cây giống, sau đó chính cây giống sẽ là tạo ra nguồn hạt cho
quá trình tái sinh.

- Tái sinh tự nhiên: nguồn hạt (nguồn giống) hoàn toàn tự nhiên. Ttái sinh
được coi là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng.
Như vậy, tái sinh rừng là một khái niệm chỉ khả năng và quá trình thiết
lập lớp cây con dưới tán rừng. Đặc điểm cơ bản của quá trình này là lớp cây con
đều có nguồn gốc từ hạt và chồi có sẵn, kể cả trong trường hợp tái sinh nhân tạo thì
cây con cũng phải mọc từ nguồn hạt do con người gieo trước đó. Nó được phân biệt
với các khái niệm khác (như trồng rừng) là sự thiết lập lớp cây con bằng việc trồng
cây giống đã được chuẩn bị trong vườn ươm.Vì đặc trưng đó nên tái sinh là một
quá trình sinh học mang tính đặc thù của các hệ sinh thái rừng.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến đa dạng sinh học
Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật có mạch, trong đó đã định tên
đuợc khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu và 600 loài nấm. Tính
đặc hữu của hệ thực vật rất cao, có ít nhất là 40% số loài đặc hữu, không có
họ thực vật đặc hữu, nhưng có tới 3% số chi thực vật đặc hữu. Các khu vực:


10

Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Bắc và Trung Trường Sơn được coi là trung
tâm các loài đặc hữu. [ 4 ]
Như chúng ta đã biết, tính đa dạng sinh học của một hệ sinh thái tiêu
biểu hay một vùng lãnh thổ nào đó đều được biểu hiện trong các phạm trù
khác nhau. Trước hết là sự đa dạng các taxon (ngành, lớp, họ, chi, loài…); sau
đó là sự đa dạng trong cấu trúc của hệ sinh thái, mối quan hệ tương hỗ giữa
các quần hệ, quần xã, tạo nên sự cân bằng sinh thái bền vững, tồn tại một cách
tự nhiên; và cuối cùng là vai trò của con người tác động vào sự đa dạng đó để
duy trì, phát triển, phá vỡ, huỷ hoại sự cân bằng đó. Việt Nam nằm ở Đông
Nam bán đảo Đông Dương có phần đất liền rộng khoảng 330.000 km2, với bờ
biển dài khoảng 3200 km, phần nội thuỷ và lãnh hải gần với bờ biển rộng

khoảng hơn 22.600 km. Ba phần tư diện tích của cả nước là đồi núi với đỉnh
núi cao nhất là Phan Xi Păng 3143m ở phía Tây Bắc. Nơi đây các dãy núi cao
được hình thành do sự kéo dài của dãy núi Hymalaya. Mặc dù có những tổn
thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ
nhưng hệ thực vật nước ta vô cùng phong phú và đa dạng về chủng loại…
Điều đặc biệt là hệ thực vật nước ta giàu những loài cây gỗ, cây bụi, dây leo
gỗ…và rất nhiều đại diện cổ tồn tại từ kỷ đệ tam. Theo dự đoán của các nhà
thực vật học (Takhtajan, Phạm Hoàng Hộ, Phan Kế Lộc) số loài ít nhất sẽ lên
đến 12.000 loài thực vật bậc cao, trong đó có khoảng 2.300 loài được sử dụng
làm nguồn lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc,
lấy gỗ, lấy tinh dầu, dầu béo và nhiều loại nguyên liệu khác (Nguyễn Nghĩa
Thìn, 1997) [10], mặt khác hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao. Tuy
rằng hệ thực vật Việt Nam không có các họ đặc hữu mà chỉ có các chi đặc
hữu chiếm khoảng 3% nhưng số loài đặc hữu chiếm đến khoảng 20%, tập
trung ở 4 khu vực chính: núi Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh, cao nguyên Lâm
Viên và khu vực rừng ẩm Bắc Trung Bộ. [17]


ii

LỜI CÁM ƠN
Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi
ra trường, giúp sinh viên hệ thống, củng cố kiến thức, nắm bắt được phương thức
tổ chức và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời cũng là thời gian
giúp sinh viên nâng cao thêm năng lực, kỹ năng, tiếp xúc và cọ xát với thực tế,
khả năng giải quyết vấn đề, xử lí tình huống.
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm
khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng phục hồi sau
nương rẫy thuộc Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ

Đồn, tỉnh Bắc Kạn”
Trong thời gian thực tập, tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy cô giáo khoa Lâm Nghiệp, cán bộ Ban quản lí Khu bảo tồn Loài và Sinh
cảnh Nam Xuân Lạc cùng toàn thể nhân dân gần khu vực bảo tồn. Đặc biệt là
sự chỉ đạo giúp đỡ trực tiếp của thầy giáo T.S Trần Công Quân và thầy giáo
Th.S Nguyễn Văn Mạn cùng sự cố gắng của ban thân đã giúp tôi hoàn thành
khóa luận này.
Do thời gian, kiến thức bản thân còn hạn chế nên khóa luận của tôi không
tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Thị Thơm


12

Hiện nay đã xác định tên được 11.373 loài thực vật bậc cao, 793 loài rêu và
hơn 600 loài nấm. Để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là các vùng có tính
đa dạng sin học cao, nơi phân bố các loài quý hiếm, Chính phủ Việt Nam đã
cho thành lập một hệ thống các Khu rừng đặc dụng bao gồm vườn quốc gia,
Khu dự trữ thiên nhiên, Khủ bảo tồn loài và sinh cảnh, Khu bảo vệ cảnh quan
được phân bố trên hầu khắp các vùng sinh thái, gồm 127 khu. Cần phải hoàn
thiện hệ thống chính sách, luật pháp, nâng cao ý thức và năng lực bảo tồn, huy
động được sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn. (Dẫn theo
Nguyễn Duy Chuyên). [ 6 ]
Nguyễn Gia Lâm (2003), nghiên cứu về đa dạng sinh học tài nguyên rừng
Bình Định cho biết hiện có khoảng 155 họ, 1.625 loài, trong đó thực vật hạt kín

hai lá mầm 113 họ, 1.162 loài; thực vật hạt kín 1 lá mầm 22 họ, 141 loài; ngành
hạt trần có 6 họ, 286 loài, quyết thực vật 14 họ, 36 loài, số loài thực vật làm
thuốc có 282 loài, cây có công dụng đặc biệt có 41 loài. Thực vật Bình Định
mang tính đặc trưng, có rất nhiều loài cây quý hiếm như Lát, Cà te, Giáng
hương, Gụ, Trắc, Thông tre. [ 8 ]
Bằng phương pháp điều tra theo tuyến song song và phóng xạ, lập các ô
tiêu chuẩn, tính đa dạng thực vật vườn quốc gia Cúc Phương, Nguyễn Bá Thụ đã
đưa ra số liệu tổng số loài thực vật bậc cao là 1.944 loài thuộc 912 chi, 219 họ, 86
bộ của 7 ngành thực vật, trong đó có 98 loài quý hiếm. So với tổng số loài thực vật
bậc cao của Việt Nam (11.374 loài kể cả ngành Rêu), số loài thực vật bậc cao của
Cúc Phương chiếm 17,27%. Tác giả cũng đã đưa ra được sự đa dạng về các quần
xã thực vật của hệ thực vật Cúc Phương, có 19 quần xã thực vật đã được phân
loại, mô tả và lần đầu tiên được thể hiện trên bản đồ. [ 5 ]
Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật thuộc dự án ICBG tại Cúc Phương,
đã bổ sung thêm 119 loài thực vật mới cho Cúc Phương (so với danh lục năm
1997), phát hiện được 2 chi thực vật mới cho Việt Nam là Nyctocalos thuộc họ


13

Núc nác (Bignoniacea) và chi Gardneria thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae), đặc
biệt đã phát hiện một chi mới và loài mới cho khoa học là Vietorchis aurea
Averyanov thuộc họ Lan (Orchidaceae). Phát hiện được 45 điểm đa dạng thực
vật tại khu vực Cúc Phương. [12]
Khi nghiên cứu về khả năng tái sinh phục hồi rừng vùng Đông Bắc Việt
Nam, Phạm Quốc Hùng (2005), cho biết trong vùng Đông Bắc, trạng thái rừng Iia
có nhiều dạng ưu hợp, tùy từng nơi sẽ có những loài hoặc nhóm loài ưu thế khác
nhau, các loài tiên phong ưa sáng chiếm tỷ lệ lớn trong tổ thành. Ở vùng có độ cao
thấp, những loài dẻ, thẩu tấu, trám, dung, chẹo, côm và ba soi chiếm tỷ lệ cao
trong lâm phần. Ở nơi tương đối cao, từ 500-700m, những loài có khả năng chịu

lạnh chiếm ưu thế như: cáng lò, vối thuốc, chân chim và lòng trứng. Trạng thái
rừng Iib, bên cạnh những loài tiên phong ưa sáng đến định cư còn có những loài
nửa chịu bóng sẽ là chủ nhân tương lai của bước diễn thế tiếp theo như lim xanh,
trường, de, trám và các loài dẻ. Một số loài chịu bóng dưới tán rừng cũng đã thấy
xuất hiện trong lâm phần như mạy tèo, trâm và cọc rào. Và trạng thái rừng Iib ở xã
Tuấn Đạo, Sơn Động, Bắc Giang có 28 loài cây gỗ thuộc 16 họ thực vật cùng sinh
sống, trong đó, 2 loài ưu hợp là lim xanh và trám đã chiếm 50% tổng số cá thể
trong lâm phần. [13].
Như vậy, có thể thấy nghiên cứu về đa dạng sinh học thực vật theo các
taxon đã được rất nhiều các tác giả tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau
và đã đưa ra được số liệu thống kê về thành phần loài thực vật ở các khu vực
nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ ở trên núi đá
vôi thì vẫn ít được nghiên cứu, đặc biệt là ở trạng thái rừng trên núi đá vôi ở một
Khu bảo tồn thiên nhiên mới được thành lập như Thần Sa - Phượng Hoàng.
2.2.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm tái sinh
Vấn đề tái sinh đã được Viện điều tra quy hoạch rừng tiến hành nghiên
cứu từ những năm 60 (thế kỷ XX) tại địa bàn một số tỉnh Quảng Ninh, Yên


14

Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh (Hương Sơn, Hương Khê), Quảng Bình....các kết quả
nghiên cứu bước đầu đã được Nguyễn Vạn Thường (1991) tổng kết và kết
luận về tình hình tái sinh tự nhiên của một số khu rừng miền Bắc Việt Nam
[17]. Hiện tượng tái sinh dưới tán rừng của các loài cây gỗ đã tiếp diễn liên
tục, không mang tính chất chu kỳ. Sự phân bố số cây tái sinh không đồng đều
tùy theo từng loài cây. Những loài cây gỗ mềm, ưa sáng, mọc nhanh
có khuynh hướng phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong lớp cây tái sinh.
Những loài cây gỗ cứng sinh trưởng chậm chiếm tỷ lệ thấp và phân bố tản
mạn, thậm chí còn không tìm thấy trong thế hệ sau của rừng tự nhiên.

Trần Ngũ Phương (1970) khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa
lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động của con
người khai thác hoặc làm nương rẫy lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối
cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật
hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ
sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự
nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần giống rừng
khí hậu ban đầu”. [16]
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc có diện tích là: 1.788
ha, diện tích vùng đệm 7.508 ha. Diện tích rừng tự nhiên chiếm trên 92 %
tổng diện tích KBT, diện tích rừng ở đây chủ yếu nằm trên núi đá. KBT Loài
và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc nằm chủ yếu trên địa phận hai thôn Nà Dạ và
thôn Bản Khang, xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ địa
lý 220017’- 22019’ và 105028’- 105033’E [3].


15

- Phía Bắc giáp thôn Bản Eng và Bản Tưn, xã Xuân Lạc, huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Tây giáp xã Thanh Tương và Vĩnh Yên, huyện Na Hang, tỉnh
tuyên Quang.
- Phía Đông giáp Thôn Cốc Tộc xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Nam giáp thôn Phia Khao, thôn Khuổi Kẹn, xã Bản Thi , huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
2.3.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
* Khí hậu: Theo số liệu khí hậu thuỷ văn của huyện Chợ Đồn thì khu

vực xã Xuân Lạc và xã Bản Thi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè từ
tháng 4 đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20.10C
- Lượng mưa trung bình là 153mm phân bố không đều giữa các tháng
trong năm.
- Sương muối mùa đông thường xuất hiện 1 đến 2 đợt.
* Thuỷ văn: Trong khu vực có một con suối chính bắt nguồn từ xã Vĩnh
Yên huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang chảy theo hướng Tây - Bắc, qua các
thôn Nà Dạ, Bản Eng, Bản Tưn, Bản Ó và Tà Han của xã Xuân Lạc rồi đổ ra
Hồ Ba Bể suối dài khoảng 9km.
2.3.1.3. Đặc điểm địa hình
Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc có địa hình phức tạp, bị chia
cắt mạnh, chủ yếu là rừng trên núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam, với độ cao trung
bình từ 400 m đến 800 m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất 1.159 m, đi lại khó
khăn và chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng núi đá và vùng núi đất.
2.3.1.4. Đặc điểm hệ động thực vật
* Về thực vật
Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc là hệ sinh thái rừng kín
thường xanh cây lá rộng ẩm cận nhiệt đới ở phía Bắc Việt Nam có giá trị bảo


16

tồn cao. Các loài thực vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng trong KBT Loài
và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc được liệt kê trong bảng sau:
Bảng 2.1: Các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh
Nam Xuân Lạc
Tên khoa học

Tên Việt Nam


Sách đỏ
VN 2007

Acanthopanax trifoliatus

Ngũ gia bì gai

EN

Guihaia grossfibrosa

Hèo sợi to

EN

Garcinia fagraeoides

Trai lý

EN

Anamocarya sinensis

Chò đãi

EN

Cinnamomum parthenoxylon


Re hương

CR

Cycas balansae

Thiên tuế

VU

Flickingeria vietnamensis

Lan phích

EN

Anoectochius calcareous Aver

Lan Kim Tuyến đá vôi

EN

Morinda officinalis

Ba kích

EN

Madhuca pasquieri


Sến mật

EN

Camellia pleurocarpa

Chè hoa vàng

EN

Aquilaria crassna

Trầm hương

EN

Lithocarpus finetii

Sồi đấu đứng

EN

Manglietia fordiana

Vàng tâm

VU

Nageia fleuryi


Kim giao

EN

Anoectochilus setaceus

Kim tuyến

EN

Paphiopedilum henryanum

Hài henry

CR

Nervilia fordii

Thanh thiên quỳ

EN

Gynostemma pentaphyllum

Dần toòng

EN

Lysimachia chenii


Trân châu chen

EN

(Nguồn:Báo cáo về tài nguyên thiên nhiên của KBTL & SC Nam Xuân Lạc)


17

* Về động vật
Theo các kết quả điều tra đã thống kê về khu hệ động vật và ghi nhận sự có
mặt của 29 loài thú thuộc 04 bộ, 12 họ, 47 loài chim thuộc 09 bộ, 21 họ và 12 loài
bò sát thuộc 06 họ. Chính sự có mặt của các loài này đã làm cho Khu bảo tồn
Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc trở thành một trong những khu vực được ưu
tiên bảo tồn cao ở miền Bắc Việt Nam
2.3.2. Tình hình dân cư kinh tế
Khu bảo tồn nằm trên địa bàn của xã Xuân Lạc và xã Bản Thi với tổng số
986 hộ, 4750 khẩu, phần lớn là đồng bào Dao và Tày. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo
chiếm 45,13%. Cư dân trong vùng chủ yếu sống tập trung thành các bản, những
hộ ở trên cao rải rác đã chuyển xuống thấp sống cùng bản làng.
2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích.
Trong đó đất trồng lúa, màu bình quân 383m2/khẩu. Sản phẩm trồng trọt chủ
yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn... Trong khu vực không có hoạt động sản
xuất lâm nghiệp của các Lâm trường. Khai thác gỗ của nhân dân mà chủ yếu
là thu hái lâm sản tự phát. Trước đây, lâm sản chính do người dân khai thác từ
rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật để phục vụ làm nhà và làm nguồn thực
phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi thành lập Khu bảo tồn, thực hiện
giao đất giao rừng, lực lượng kiểm lâm đã cắm bản cùng người dân tham gia
bảo vệ rừng thì hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa bãi không

còn xảy ra thường xuyên, công khai như trước.
2.3.4. Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương
* Thuận lợi
- Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn có diện tích đất đai rộng lớn và tính chất đất còn tốt do vậy đây là


×