Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM TOÀN CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 44 trang )

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM (EVN) KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TIỀM NĂNG NÊN THAM
KHẢO BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NÀY VÀ QUY CHẾ BÁN ĐẤU GIÁ TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH
ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐẤU GIÁ MUA CỔ PHẦN DO EVN SỞ HỮU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO
HIỂM TOÀN CẦU (GIC). VIỆC CHÀO BÁN CỔ PHẦN NÀY KHÔNG PHẢI LÀ ĐỢT CHÀO BÁN ĐỂ
HUY ĐỘNG VỐN CHO CÔNG TY MÀ CHỈ LÀM THAY ĐỔI TỶ LỆ SỞ HỮU TRONG CƠ CẤU CỔ
ĐÔNG VÀ KHÔNG LÀM THAY ĐỔI MỨC VỐN ĐIỀU LỆ ĐÃ ĐĂNG KÝ CỦA CÔNG TY

BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN
BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM TOÀN CẦU

TỔ CHỨC CHÀO BÁN CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Trụ sở chính: số 18 phố Trần Nguyên Hãn, phường Lý Thái Tổ, quận
Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại (84-4) 2.2201371

Fax: (84-4) 2.2201369

TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM TOÀN CẦU
Trụ sở chính: Tầng 16, Tòa nhà Nam Á. Số 201- 203 Cách Mạng
Tháng 8, phường 4, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08)3 9293 555

Fax: (08)3 9293 666

TỔ CHỨC TƯ VẤN
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN BÌNH (ABS)
Trụ sở chính: 101 Láng Hạ, Đống Đa, Thành phố Hà Nội


Điện thoại: (04)3 5624626
Website: www.abs.vn

Fax: (04)3 5624628


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC

THÔNG TIN VỀ ĐỢT BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM TOÀN CẦU

Tên tổ chức phát hành

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC)

Vốn điều lệ

400.000.000.000 đồng Việt Nam

Ngành nghề kinh doanh

Bảo hiểm phi nhân thọ

Tên tổ chức chào bán

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Số lượng cổ phần bán đấu giá:


1.000.000 cổ phần, tương đương 2,5% vốn điều lệ
của GIC

Loại cổ phần

Cổ phần phổ thông

Giá khởi điểm

26.000 đồng/cổ phần

Phương thức bán đấu giá

Đấu giá công khai theo lô lớn 1.000.000 cổ phần
(bán toàn bộ cả lô 1 triệu cổ phần, không bán lẻ) tại
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)

Chuyển quyền sở hữu

Tổ chức Tư vấn

Tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu

2|Page


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC

MỤC LỤC
I.


CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA ĐỢT CHÀO BÁN ........................................................................ 6

II. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO......................................................................................................... 6
1. Rủi ro kinh tế ............................................................................................................................... 6
1.1. Rủi ro về tốc độ tăng trưởng kinh tế .................................................................................... 6
1.2. Rủi ro về lạm phát ............................................................................................................... 8
1.3. Rủi ro về lãi suất .................................................................................................................. 9
2. Rủi ro về luật pháp ...................................................................................................................... 9
3. Rủi ro đặc thù ngành bảo hiểm.................................................................................................... 9
4. Rủi ro khác ................................................................................................................................ 10
III. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÔNG
BỐ THÔNG TIN ......................................................................................................................... 10
1. Tổ chức phát hành ..................................................................................................................... 10
2. Tổ chức chào bán cổ phần ......................................................................................................... 10
3. Tổ chức tư vấn bán đấu giá ....................................................................................................... 11
IV. CÁC KHÁI NIỆM VÀ TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 11
V. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM TOÀN CẦU ... 12
1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu................................................................. 12
1.1 Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................................... 12
1.2 Giới thiệu về Công ty ......................................................................................................... 12
2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Công ty .............................................................................. 14
3. Cơ cấu vốn điều lệ của GIC ...................................................................................................... 14
4. Danh sách những công ty mẹ và công ty con của GIC, những công ty mà GIC đang nắm giữ
quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi
phối đối với GIC........................................................................................................................ 15
5. Hoạt động kinh doanh ............................................................................................................... 15

Tổ chức Tư vấn


3|Page


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC
5.1. Các sản phẩm bảo hiểm ..................................................................................................... 15
5.2. Hoạt động tài chính ........................................................................................................... 18
6. Giá trị dịch vụ qua các năm ....................................................................................................... 19
6.1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ........................................................................................ 19
6.2. Hoạt động tài chính ........................................................................................................... 22
6.3. Chi phí hoạt động kinh doanh của GIC ............................................................................. 24
6.4. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới ............................................................ 25
6.5. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm dịch vụ .............................................................. 26
6.6. Hoạt động Marketing ......................................................................................................... 26
7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần nhất .................................................. 26
7.1. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của GIC ................................. 26
7.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của GIC trong năm 2012 27
8. Vị thế của GIC so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành ............................................. 28
8.1. Vị thế của GIC trong ngành............................................................................................... 28
8.2. Triển vọng phát triển của ngành bảo hiểm phi nhân thọ ................................................... 30
8.3. Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của công ty với định hướng của ngành,
chính sách của Nhà nước, và xu thế chung trên thế giới. ...................................................... 30
9. Chính sách đối với người lao động ........................................................................................... 31
9.1. Số lượng người lao động trong công ty ............................................................................. 31
9.2. Chính sách đào tạo, lương thưởng, trợ cấp ........................................................................ 31
10. Chính sách cổ tức của GIC ........................................................................................................ 31
11. Tình hình hoạt động tài chính ................................................................................................... 32
11.1.

Các chỉ tiêu cơ bản ...................................................................................................... 32


11.2.

Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu ..................................................................................... 35

12. Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, Giám đốc Ban Tài chính kế toán .............. 36
12.1.

Danh sách Thành viên Hội đồng quản trị ................................................................... 36

Tổ chức Tư vấn

4|Page


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC
12.2.

Danh sách Thành viên Ban Tổng Giám đốc ............................................................... 36

12.3.

Danh sách Thành viên Ban kiểm soát ......................................................................... 37

12.4.

Giám đốc Ban Tài chính Kế toán ................................................................................ 37

13. Tài sản ....................................................................................................................................... 37
14. Kế hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận và cổ tức trong năm tiếp theo .................................. 38
14.1Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của GIC giai đoạn 2013 – 2016 ................................... 38

14.2Căn cứ để đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ....................................................... 39
15. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức .................................................. 40
16. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của Công ty.............................................. 41
VI. CỔ PHẦN BÁN ĐẤU GIÁ .................................................................................................... 41
1. Loại chứng khoán ...................................................................................................................... 41
2. Mệnh giá .................................................................................................................................... 41
3. Tổng số cổ phần bán đấu giá ..................................................................................................... 41
4. Các hạn chế liên quan đến chuyển nhượng cổ phiếu ................................................................ 41
5. Giá khởi điểm bán đấu giá ........................................................................................................ 41
6. Phương thức phân phối ............................................................................................................. 41
7. Đối tượng tham gia đấu giá ....................................................................................................... 41
8. Thời gian tổ chức đấu giá và các quy định liên quan ................................................................ 42
9. Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài ......................................................... 42
10. Các loại thuế có liên quan ......................................................................................................... 42
11. Ngân hàng phong tỏa nhận tiền mua cổ phần ........................................................................... 42
VII.KHUYẾN CÁO CỦA ĐƠN VỊ TƯ VẤN ............................................................................. 42

Tổ chức Tư vấn

5|Page


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC

NỘI DUNG BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA ĐỢT CHÀO BÁN
 Nghị định 09/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty Nhà nước
và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác;
 Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/08/2010 của Bộ Tài Chính hướng dẫn cơ chế
tài chính của công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu;

 Nghị quyết số 234/NQ-HĐTV ngày 10/04/2013 của Hội đồng Thành viên Tập đoàn
Điện lực Việt Nam về việc thông qua phương án bán đấu giá cổ phần của EVN tại
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC);
 Công văn số 5214/BTC-TCDN ngày 26/04/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn EVN
chuyển nhượng cổ phần tại GIC;
 Hợp đồng dịch vụ tư vấn số 07/2013/ABS.TCDN-2013 ký ngày 12/04/2013 giữa Tập
đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS) về việc tư
vấn bán đấu giá cổ phiếu GIC do EVN sở hữu.
II. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chính. Hoạt động kinh doanh của
GIC chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố rủi ro sau đây.
1. Rủi ro kinh tế
Những rủi ro về kinh tế được hình thành từ sự biến động của các nhân tố cơ bản của nền kinh
tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái… Là một công ty cổ
phần hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, hoạt động kinh doanh của GIC cũng không nằm
ngoài những ảnh hưởng và tác động từ thay đổi của các nhân tố ấy.
1.1. Rủi ro về tốc độ tăng trưởng kinh tế
Việt Nam được xem như một cơ hội thị trường to lớn khi quốc gia có sự chuyển mình mạnh
mẽ về kinh tế và phát triển. Công cuộc Đổi Mới toàn diện bao gồm những cải cách kinh tế
quan trọng được khởi xướng vào năm 1986 đã giúp Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó sử
dụng cả chỉ thị và kế hoạch hóa chỉ dẫn. Từ năm 1990 đến 2008, nền kinh tế Việt Nam đã

Tổ chức Tư vấn

6|Page


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC


tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm từ 7% - 8%, thu nhập bình quân đầu người tăng
gần gấp năm lần. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cùng với những
yếu tố nội tại mất cân đối của kinh tế Việt Nam đã để lại những ảnh hưởng nặng nề tới tăng
trưởng của Việt Nam những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trước năm 2008 đã
chuyển sang mức thấp hơn nhiều, chỉ còn 5% - 6% trong giai đoạn 2008 – 2012, cùng với đó
là thâm hụt thương mại, thất nghiệp gia tăng, thị trường chứng khoán và thị trường bất động
sản suy giảm mạnh, nợ xấu gia tăng do tăng trưởng quá phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

(Nguồn: được tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Bước sang năm 2013, tăng trưởng kinh tế Việt Nam diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới
tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhất là khu vực đồng Euro và hầu hết các nước
trong khu vực. Một số nước điều chỉnh giảm tăng trưởng năm 2013 do tình hình kinh tế
những tháng cuối năm 2012 không được như mong đợi. Thị trường tiêu thụ hàng hóa thu
hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm sút dẫn đến sự trì trệ của nhiều nền kinh tế lớn. Ở trong nước,
mặc dù một số cân đối vĩ mô có những cải thiện nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hàng tồn kho vẫn còn cao.
Tình trạng nợ xấu chưa được giải quyết. Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2013 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ tư thông qua. Theo đó, mục tiêu tổng
quát là việc tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm
2012, trong đó chỉ tiêu GDP năm 2013 tăng khoảng 5,5%. Theo số liệu của Tổng cục Thống

Tổ chức Tư vấn

7|Page


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC

kê, tổng sản phẩm trong nước GDP quý I/2013 ước tính tăng 4,89% so với cùng kỳ năm

2012, cao hơn mức tăng 4,75% của quý I/2012.
1.2. Rủi ro về lạm phát
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế.
Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.
Lạm phát sẽ gây ra sự gia tăng chi phí đầu vào, giảm sức mua của người tiêu dùng từ đó ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Thước đo mức độ lạm phát
thường được biểu hiện thông qua Chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

.
(Nguồn: được tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê)
Những năm gần đây, Việt Nam có tỷ lệ lạm phát rất cao, đây là hậu quả của việc tăng trưởng
quá nóng và nới lỏng tín dụng. Trong giai đoạn hiện nay, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế
lạm phát là mục tiêu hàng đầu của việc điều hành chính sách. Chính phủ Việt Nam đã có
những chỉ đạo, điều hành kịp thời để kiềm chế lạm phát với mục tiêu là lạm phát năm 2013
sẽ thấp hơn 2012.
Đối với hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC), lạm phát
giảm sẽ tạo điều kiện cho Công ty quản lý các chi phí tốt hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động
của GIC.

Tổ chức Tư vấn

8|Page


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC

1.3. Rủi ro về lãi suất
Bên cạnh mục tiêu hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, điều hành của
Chính phủ cũng hướng đến tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh của
các doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, Chính phủ đã có những điều hành chính sách để các

doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn với lãi suất thấp để doanh nghiệp có thể đầu
tư mở rộng sản xuất, giải phóng hàng tồn kho, tăng tổng cầu cho nền kinh tế. Với đặc thù
kinh tế Việt Nam là vốn cho sản xuất kinh doanh phần lớn là từ vốn tín dụng ngân hàng nên
sự biến động của lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư kinh doanh và hiệu quả
của doanh nghiệp.
Với đặc thù ngành kinh doanh bảo hiểm, lợi nhuận kỳ vọng của các doanh nghiệp bảo hiểm
có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng giảm mạnh lãi suất tiền gửi trong năm nay bởi lẽ các
khoản lãi từ tiền gửi ngân hàng đều chiếm 60 – 80% doanh thu hoạt động tài chính cho các
nhà bảo hiểm và lợi nhuận tài chính đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của các
doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, bên cạnh hoạt động tiền gửi, các doanh nghiệp bảo hiểm
còn tạo lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính bao gồm các loại cổ phiếu, trái phiếu. Vì vậy,
ở góc nhìn tích cực, bên cạnh mặt tiêu cực thì lãi suất tiền gửi hạ sẽ giúp giá trị danh mục
đầu tư, đặc biệt là danh mục đầu tư trái phiếu của các công ty bảo hiểm tăng.
2. Rủi ro về luật pháp
Là doanh nghiệp cổ phần hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động của GIC chịu ảnh
hưởng bới các quy định pháp luật về Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và luật chuyên
ngành là Luật Kinh doanh Bảo hiểm. Các văn bản hướng dẫn các luật này đã được ban hành
nhưng vẫn đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện. Vì vậy, sự thay đổi quy định của pháp
luật liên quan sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty.
3. Rủi ro đặc thù ngành bảo hiểm
Ngành kinh doanh bảo hiểm là một ngành còn mới ở Việt Nam, vì vậy nhận thức của người
dân vẫn chưa có thói quen sử dụng các sản phẩm bảo hiểm. Đây là yếu tố thói quen tiêu dùng
tác động lớn đến các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và GIC nói riêng.
Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm thường xuyên phải đối mặt với rủi ro trục lợi bảo hiểm
nếu quy trình quản lý bồi thường không tốt. Trục lợi bảo hiểm là hành vi kiếm lời bất hợp
pháp trong kinh doanh bảo hiềm và thường được diễn ra dưới các dạng sau: khai tăng giá trị
tổn thất; mua bảo hiểm sau khi đã xảy ra tổn thất; bảo hiểm trùng; cố ý gây tổn thất cho đối
tượng bảo hiểm; tạo hiện trường giả …. Hành vi trục lợi bảo hiểm thường gây ra những tổn
Tổ chức Tư vấn


9|Page


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC

thất lớn cho các công ty bảo hiểm, trục lợi bảo hiểm có thể đến từ người mua bảo hiểm hoặc
chính nhân viên của công ty bảo hiểm khi họ thông đồng với người mua bảo hiểm. Đây là rủi
ro đạo đức nghề nghiệp mà Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) luôn phải chú ý.
4. Rủi ro khác
Bên cạnh những yếu tố rủi ro đã nêu trên, còn có các yếu tố rủi ro xảy ra do hiện tượng thiên
nhiên khách quan, mang tính bất khả kháng như thiên tai (bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh, động
đất...), chiến tranh hoặc hỏa hoạn... Những rủi ro này nếu xảy ra sẽ gây tổn thất cho các đối
tượng bảo hiểm làm phát sinh chi phí bồi thường của Công ty.
III. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN
CÔNG BỐ THÔNG TIN
1. Tổ chức phát hành

CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM TOÀN CẦU
Đại diện: Ông Phan Hoàng Chung Thủy

Chức vụ: Tổng Giám đốc

Trụ sở: Tầng 16, Tòa nhà Nam Á. Số 201- 203 Cách Mạng Tháng 8, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08)3 9293 555

Fax: (08)3 9293 666

Chúng tôi xác nhận rằng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là cổ đông có quyền sở hữu
đầy đủ và hợp pháp đối với số cổ phần chào bán và đảm bảo rằng các thông tin và số liệu
trong Bản công bố thông tin này là phù hợp với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều

tra, thu thập một cách hợp lý. Việc chào bán cổ phần này không phải là đợt chào bán để huy
động vốn cho Công ty mà chỉ làm thay đổi tỷ lệ sở hữu trong cơ cấu cổ đông và không làm
thay đổi mức vốn điều lệ đã đăng ký của Công ty.
2. Tổ chức chào bán cổ phần

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Đại diện: Ông Phạm Lê Thanh

Chức vụ: Tổng Giám đốc

Trụ sở chính: số 18 phố Trần Nguyên Hãn, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại (84-4) 2.2201371

Tổ chức Tư vấn

Fax: (84-4) 2.2201369

10 | P a g e


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC
3. Tổ chức tư vấn bán đấu giá

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN BÌNH (ABS)
Đại diện: Ông Nguyễn Thanh Hải

Chức vụ: Tổng Giám đốc

Trụ sở chính: 101 Láng Hạ, Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: (04)3 5624626


Fax: (04)3 5624628

Website: www.abs.vn
Bản công bố thông tin này là một phần của hồ sơ bán cổ phần của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam (EVN) tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) do Công ty Cổ phần Chứng
khoán An Bình (ABS) tham gia lập và công bố trên cơ sở Hợp đồng dịch vụ tư vấn số
07/2013/ABS.TCDN-2013 ký ngày 12/04/2013 giữa EVN và ABS. Chúng tôi đảm bảo rằng
việc phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn từ trong Bản công bố thông tin này được phản ánh
trung thực dựa trên cơ sở các thông tin và số liệu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty
Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu cung cấp. Bản Công bố thông tin này chỉ có giá trị để tham
khảo.
IV. CÁC KHÁI NIỆM VÀ TỪ VIẾT TẮT
EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EAB

Ngân hàng Đông Á

GIC

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu

Công ty

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu

ĐHĐCĐ


Đại hội đồng cổ đông

HĐQT

Hội đồng Quản trị

BKS

Ban Kiểm soát

UBCKNN

Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước

Sở GDCK

Sở Giao dịch Chứng khoán

HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Tổ chức Tư vấn

11 | P a g e


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC


CNĐKKD

Chứng nhận Đăng ký kinh doanh

ABS

Công ty Cổ phần Chứng Khoán An Bình

“.”

Dấu dùng tách các đơn vị hàng chục, hàng trăm... trong
các con số

CP

Cổ phần

BCTC

Báo cáo tài chính

TSCĐ

Tài sản cố định

PGD

Phòng giao dịch

V. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM TOÀN CẦU

1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt
động số 37 GP/KDBH ngày 19/06/2006 do Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp. Vốn điều lệ của
GIC khi thành lập là 80.000.000.000 đồng Việt Nam. Thời hạn hoạt động của Công ty là 99
năm.
Ngày 11/07/2008, Công ty được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh số
37/GPĐC2/KDBH, theo đó vốn điều lệ của Công ty được nâng lên 300.000.000.000 đồng
Việt Nam.
Ngày 28/02/2011, Công ty được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh số
37/GPĐC6/KDBH, theo đó vốn điều lệ của Công ty được nâng lên 400.000.000.000 đồng
Việt Nam.
1.2 Giới thiệu về Công ty
Tên Công ty

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu

Tên giao dịch

Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu

Tổ chức Tư vấn

12 | P a g e


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC

Tên Tiếng Anh


Global Insurance Company

Tên viết tắt

GIC

Logo

Trụ sở chính

Tầng 16, Tòa nhà Nam Á. Số 201- 203 Cách Mạng Tháng 8,
phường 4, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại

(08)3 9293 555

Fax

(08)3 9293 666

Giấy phép thành lập và Giấy phép thành lập và hoạt động số 37 GP/KDBH ngày
hoạt động

19/06/2006 do Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp

Ngành nghề kinh

 Kinh doanh bảo hiểm gốc: Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm


doanh (theo Giấy phép)

tai nạn con người; Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển,
đường sông, đường sắt và đường không; Bảo hiểm Hàng
Không; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy nổ; Bảo hiểm
thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu; Bảo hiểm trách
nhiệm chung; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo
hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm nông nghiệp;
 Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối

với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ;
 Tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật;
 Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Vốn điều lệ hiện tại

400.000.000.000 đồng Việt Nam

Tổ chức Tư vấn

13 | P a g e


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC

2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Công ty

3. Cơ cấu vốn điều lệ của GIC
Vốn điều lệ hiện tại của GIC là 400.000.000.000 đồng Việt Nam. Cổ đông sáng lập của GIC

bao gồm: Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư
phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á và
một số cổ đông cá nhân khác. Cơ cấu vốn điều lệ hiện tại của GIC như sau:

Tổ chức Tư vấn

14 | P a g e


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC

Bảng 1: Cơ cấu vốn điều lệ của GIC
Đối tượng cổ đông

Stt

Số vốn sở hữu

Tỷ lệ sở hữu

(VNĐ)

(%)

1

Cổ đông sáng lập

129.690.500.000


32,42

2

Cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ

190.000.000.000

47,5

2.1 Công ty ERGO International AG

100.000.000.000

25

2.2 Tập đoàn Điện lực Việt Nam

90.000.000.000

22,5

80.309.500.000

20,08

400.000.000.000

100


3

Cổ đông khác
Tổng cộng

(Nguồn: Giấy phép điều chỉnh số 37/GPĐC6/KDBH của GIC)
Tổng số cổ đông của GIC tại ngày 30/04/2013 là 98 cổ đông, Công ty chưa thực hiện chào
bán cổ phiếu ra công chúng và cũng chưa niêm yết cổ phiếu tại các Sở Giao dịch chứng
khoán. Theo như quy định của pháp luật hiện hành, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu
(GIC) chưa phải là công ty đại chúng.
4. Danh sách những công ty mẹ và công ty con của GIC, những công ty mà GIC đang
nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những công ty nắm quyền kiểm
soát hoặc cổ phần chi phối đối với GIC
 Danh sách công ty mẹ và công ty con của GIC: Không có
 Những công ty mà GIC đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối: Không

 Những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với GIC: Không có
5. Hoạt động kinh doanh
5.1. Các sản phẩm bảo hiểm
Kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, các sản phẩm bảo hiểm của GIC bao gồm:

Tổ chức Tư vấn

15 | P a g e


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC

Bảo hiểm ô tô có các dòng sản phẩm
 Bảo hiểm vật chất xe

 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
 Bảo hiểm lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với

hàng hóa vận chuyển trên xe
Bảo hiểm xe máy có các dòng sản phẩm
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với người

thứ 3
 Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe
 Bảo hiểm cháy/hỏa hoạn, nổ xe

Bảo hiểm Nhà tư nhân
GIC nhận trách nhiệm bồi thường cho tài sản được
bảo hiểm bởi những rủi ro hỏa hoạn, sét đánh, nổ nồi
hơi phục vụ sinh hoạt, hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp
sáng hoặc sưởi ấm trong nhà

Bảo hiểm Du lịch quốc tế
GIC sẽ chịu trách nhiệm bồi thường các chi phí y tế
phát sinh từ việc điều trị cho thương tật thuộc phạm
vi bảo hiểm bao gồm:

Tổ chức Tư vấn

16 | P a g e


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC
 Các khoản chi phí nằm viện, phẫu thuật, xét nghiệm chẩn đoán, khám bệnh, thuốc được


kê theo đơn, tiền phòng và tiền ăn trong bệnh viện.
 Chi phí phát sinh cho việc điều trị các biến chứng thai sản cần phải được nhập viện để

điều trị.
 Chi phí điều trị ngoại trú, bao gồm chi phí khám bệnh và thuốc được kê theo đơn, chụp

x-quang, xét nghiệm chuẩn đoán.
Ngoài ra, khách hàng sẽ đươch hưởng trợ cứu y tế: Công ty Cứu trợ sẽ thực hiện dịch vụ trợ
cứu y tế khẩn cấp và dịch vụ hỗ trợ du lịch cho khách hàng khi sử dụng những dịch vụ liệt
kê dưới đây:
 Vận chuyển cấp cứu
 Hồi hương
 Bảo lãnh viện phí
 Đưa thân nhân đi thăm
 Chi phí đưa trẻ em hồi hương
 Vận chuyển hài cốt/mai táng

Bảo hiểm An toàn cá nhân
Phạm vi bảo hiểm:
 Chết do tai nạn
 Thương tật thân thể do tai nạn
 Các trường hợp tai nạn xảy ra do có hành động

cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân
dân và tham gia chống các hành động phạm
pháp.

Tổ chức Tư vấn


17 | P a g e


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC

Bảo hiểm Doanh nghiệp
GIC cung cấp các loại hình bảo hiểm tài sản đa dạng
cho khách hàng doanh nghiệp như sau:
 Bảo hiểm Tải sản
 Bảo hiểm Kỹ thuật
 Bảo hiểm Trách nhiệm
 Bảo hiểm Hàng Không
 Bảo hiểm Tàu
 Bảo hiểm Hàng hóa Vận chuyển

5.2. Hoạt động tài chính
Bên cạnh mảng kinh doanh chính là kinh doanh bảo hiểm, hoạt động tài chính cũng đem lại
thu nhập đáng kể cho GIC, trong đó chủ yếu là từ lãi tiền gửi ngân hàng. Hoạt động tài chính
của GIC bao gồm: Tiền gửi ngân hàng; Cho vay theo quy định; Đầu tư chứng khoán.

Tổ chức Tư vấn

18 | P a g e


6. Giá trị dịch vụ qua các năm
6.1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Doanh thu phí bảo hiểm gốc
Bảng 2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của GIC giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng

Loại hình bảo hiểm

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Bảo hiểm Tài sản và thiệt hại

104.284

28%

149.771

32%


140.704

29%

Bảo hiểm Xe Cơ giới

98.576

26%

121.254

26%

131.113

27%

Bảo hiểm Sức khỏe và Tai nạn

37.791

10%

55.629

12%

71.203


14%

Bảo hiểm Cháy nổ

38.779

10%

40.525

9%

57.785

12%

Bảo hiểm Tàu và trách nhiệm dân sự Chủ Tàu

63.162

17%

61.676

13%

39.368

8%


Bảo hiểm Hàng hóa

18.741

5%

31.850

7%

30.594

6%

-

0%

8.493

2%

14.799

3%

Bảo hiểm Trách nhiệm chung

8.370


2%

2.469

1%

4.365

1%

Bảo hiểm Nông nghiệp

5.697

2%

-

0%

1.015

0%

-

0%

116


0%

192

0%

Bảo hiểm Hàng không

Bảo hiểm Tín dụng và Rủi ro tài chính


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC

Loại hình bảo hiểm
Bảo hiểm Thiệt hại Kinh doanh
Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng


Giá trị

Tỷ trọng

1.292

0%

642

0%

-

0%

376.692

100%

472.423

100%

491.138

100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011 và 2012 được kiểm toán của GIC)

Trong cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc của GIC thì loại hình Bảo hiểm tài sản và thiệt hại; Bảo hiểm xe cơ giới thường chiếm tỷ trọng cao và đóng
góp nhiều vào doanh thu bảo hiểm của Công ty, đây cũng là những loại hình bảo hiểm truyền thống mang tính phổ thông của các doanh nghiệp bảo
hiểm. Tuy nhiên, mức lợi nhuận biên của các loại hình bảo hiểm này thường không cao do nhiều công ty bảo hiểm cạnh tranh dẫn đến phí bảo hiểm
thấp.

Tổ chức Tư vấn

20 | P a g e


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC
Bảo hiểm Hàng
không, 2%
Bảo hiểm Hàng
hóa, 7%

Bảo hiểm Tín
Bảo hiểm Thiệt
dụng và Rủi ro
hại Kinh doanh,
tài chính, 0%
0%
Bảo hiểm Nông
nghiệp, 0%

Bảo hiểm
Trách nhiệm
chung, 0%

Bảo hiểm Tàu và

trách nhiệm dân
Bảo hiểm
sự Chủ Tàu, 13%
Cháy nổ,
8%

Bảo hiểm Xe
Cơ giới, 26%

Bảo hiểm Sức
khỏe và Tai nạn,
12%

Bảo hiểm Hàng
không, 3%
Bảo hiểm Hàng
hóa, 6%

Bảo hiểm Trách
nhiệm chung, 1%
Bảo hiểm Tàu và
trách nhiệm dân
sự Chủ Tàu, 8%

Bảo hiểm Tín
dụng và Rủi ro tài
chính, 0%
Bảo
hiểm Thiệt
Bảo hiểm Tài sản

hại Kinh doanh,
và thiệt hại, 29%
0%

Bảo hiểm Nông
nghiệp, 0%

Bảo hiểm Cháy
nổ, 12%

Bảo
hiểm
Tài sản

thiệt
hại,
32%

Bảo hiểm Xe
Cơ giới, 27%
Bảo hiểm Sức
khỏe và Tai nạn,
14%

Cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc của GIC năm 2012

Cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc của GIC năm 2011
Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm

Bảng 3: Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của GIC giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: triệu đồng
Loại hình bảo hiểm
Bảo hiểm Tài sản và thiệt hại
Bảo hiểm Xe Cơ giới

Tổ chức Tư vấn

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

3.382

15%

5.043


26%

3.796

16%

101

0%

206

1%

1.154

5%

21 | P a g e


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC

Loại hình bảo hiểm

Năm 2010

Năm 2011


Năm 2012

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

Giá trị

Tỷ trọng

143

1%

-

0%

126

1%

Bảo hiểm Cháy nổ

5.148


23%

3.062

16%

7.559

31%

Bảo hiểm Tàu và trách nhiệm dân sự Chủ Tàu

5.303

24%

5.498

29%

3.769

16%

Bảo hiểm Hàng hóa

5.570

25%


4.597

24%

4.562

19%

Bảo hiểm Hàng không

1.955

9%

563

3%

2.497

10%

504

2%

274

1%


310

1%

-

0%

-

0%

362

1%

40

0%

45

0,2%

23

0,1%

22.147


100%

19.289

100%

24.159

100%

Bảo hiểm Sức khỏe và Tai nạn

Bảo hiểm Trách nhiệm chung
Bảo hiểm Nông nghiệp
Bảo hiểm Tín dụng và Rủi ro tài chính
Tống doanh thu phí tái bảo hiểm

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011 và 2012 được kiểm toán của GIC)
6.2. Hoạt động tài chính

Bảng 4: Doanh thu hoạt động tài chính của GIC giai đoạn 2010 - 2012

Tổ chức Tư vấn

22 | P a g e


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC

Năm 2010

Hoạt động tài chính

Thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng

Giá trị
(triệu
VNĐ)

Năm 2011

Tỷ
trọng

Giá trị
(triệu
VNĐ)

Năm 2012

Tỷ trọng

Giá trị
(triệu
VNĐ)

Quý I/2013

Tỷ
trọng


Giá trị
(triệu
VNĐ)

Tỷ
trọng

18.346

44%

64.227

73%

49.954

83%

11.255

84%

Thu nhập từ lãi cho vay

9.442

22%

4.875


6%

6.286

10%

249

2%

Thu nhập từ lãi đầu tư trái phiếu

1.244

3%

1.450

2%

1.556

3%

Lãi từ chênh lệch tỷ giá thực hiện

2.355

6%


8.995

10%

1.412

2%

218

2%

Thu nhập từ lãi đầu tư chứng khoán

2.467

6%

741

1%

473

1%

992

7%


236

1%

4.637

5%

468

1%

430

3%

8.052

19%

3.623

4%

253

0%

192


1%

42.141

100%

88.548

100%

60.402

100%

13.336

100%

Lãi từ chênh lệch đánh giá lại tài sản
Thu nhập cổ tức được chia
Tổng cộng

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011, 2012 và Quý I/2013 do GIC tự lập)

Tổ chức Tư vấn

23 | P a g e



Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC

Thu nhập từ hoạt động tài chính là nguồn thu khá lớn của GIC, trong đó chiếm tỷ trọng cao
nhất là doanh thu từ lãi tiền gửi ngân hàng, với tỷ trọng tương ứng là 73% cho năm 2011 và
83% trong năm 2012. Trong xu hướng lãi suất tiền gửi giảm như hiện nay, thu nhập tiền gửi
của GIC có thể sẽ bị ảnh hưởng mạnh.
6.3. Chi phí hoạt động kinh doanh của GIC
Bảng 5: Chi phí hoạt động tài chính của GIC giai đoạn 2010 - 2012
Năm 2010
Khoản mục chi
phí

Chi bồi thường bảo
hiểm gốc
Chi bồi thường
nhận tái bảo hiểm

Năm 2011

Giá trị
(triệu
VNĐ)

% DT
thuần

Giá trị
(triệu
VNĐ)


95.627

41%

132.249

8.356

4%

6.832

77.569

33%

37.933

Năm 2012

Giá trị
(triệu
VNĐ)

% DT
thuần

58%

49.003


55%

13.674

4%

378

0%

96.237

33% 129.716

38%

49.380

55%

16%

53.737

18%

56.358

16%


10.632

12%

881

0,4%

226

0,1%

55

0,02%

12.811

14%

105.105

45%

145.820

50% 149.990

44%


19.988

22%

1.335

1%

1.486

0,3%

10

0%

% DT
thuần

Giá trị
(triệu
VNĐ)

Quý I/2013

45% 198.309

2%


% DT
thuần

Bồi thường thuộc
phần trách nhiệm
giữ lại
Chi khác hoạt động
kinh doanh bảo
hiểm
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Chi phí khác

1%

1.047

(Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2011, năm 2012 và quý I/2013 do GIC tự lập)

Tổ chức Tư vấn

24 | P a g e


Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của EVN tại GIC

Trong cơ cấu chi phí hoạt động của GIC thì chi phí bồi thường bảo hiểm gốc thường chiếm
tỷ trọng cao nhất so với doanh thu thuần, với tỷ lệ tương ứng là 45% và 58% cho năm 2011
và 2012. Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp của GIC hàng năm cũng chiếm tỷ trọng lớn

so với doanh thu, điều này đòi hỏi GIC phải tập trung quản lý chi phí tốt hơn nữa để nâng
cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Chi phí hoạt động kinh doanh của
Chi bồi
GIC năm 2011
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp,
34%

Chi phí bán
hàng, 0%

thường
bảo hiểm
gốc, 30%

Chi phí
khác, 0%

Chi khác
hoạt động
kinh
doanh
bảo hiểm,
12%

Bồi

thường
thuộc
phần trách
nhiệm giữ
lại, 22%

Chi bồi
thường
nhận tái
bảo hiểm,
2%

Chi phí hoạt động kinh doanh của
GIC năm 2012
Chi phí
Chi bồi
Chi phí
quản lý
thường
khác, 0%
doanh
bảo
nghiệp,
hiểm
27%
gốc,
36%
Chi phí
Bồi
Chi

bán
thường
khác
Chi bồi
thuộc
hàng,
hoạt
thường
phần
0%
động
nhận tái
trách
kinh
bảo
nhiệm
doanh
hiểm,
giữ
BH,10%
lại,24%
3%

6.4. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Trong thời gian tới, để tiếp tục xây dựng mạng lưới và phát triển kinh doanh, GIC đã có kế
hoạch triển khai một số sản phẩm sau:
 Đối với Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật, bên cạnh các sản phẩm bảo hiểm hiện có, GIC sẽ
phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
 Đối với các sản phẩm mới GIC đang xây dựng như Bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp; Bảo hiểm cây trồng; Bảo hiểm bảo lãnh, tín dụng: GIC sẽ nghiên cứu thêm về

phạm vi bảo hiểm, số liệu thống kê, kỹ thuật đánh giá rủi ro, xây dựng biểu phí và tìm
nhà tái bảo hiểm cho sản phẩm.
 Xây dựng Kênh Bancassurance: đây là một kênh phân phối mà GIC cố gắng xây
dựng nhằm mở rộng kênh bán lẻ theo định hướng của Công ty. Đề án Kênh
Bancassurance đang được GIC xây dựng và ban đầu sẽ hợp tác với Ngân hàng Đông
Á. Với tiềm năng về hệ thống khách hàng cá nhân hiện có của Ngân hàng Đông Á,
GIC rất kỳ vọng vào sự thành công của kênh phân phối này, ước tính tỷ lệ doanh thu
cho đến năm 2016 qua kênh Bancassurance chiếm khoảng 13% tổng doanh thu.
Tổ chức Tư vấn

25 | P a g e


×