Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bình giảng bài thơ lai tân trong nhật kí trong tu của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.7 KB, 3 trang )

Bình giảng bài thơ Lai Tân trong Nhật kí trong
tu của Hồ Chí Minh
Tháng Mười Một 15, 2014 - Category: Lớp 11 - Author: admin

Binh giang bai tho Lai tan cua Ho Chi Minh – Đề bài: Bình giảng bài thơ Lai tân trong ngục
trung nhật kí của Hồ Chí Minh. Bài làm của một bạn học sinh lớp 11 tại Hà Nội.
Nhật kí trong tù là tập thơ bằng chữ Hán được Bác sáng tác trong suốt mười ba tháng ở tù khi
Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, mặc dù bị đày ải vô cùng cực khổ nhưng
Hồ Chí Minh vẫn làm thơ và cho ra đời một tập thơ tuyệt tác. Tập thơ được kết hợp nhuần nhuyễn
giữa hai yếu tố trữ tình và hiện thực và “Lai tân” là một bài thơ tiêu biểu thể hiện sự kết hợp hai yếu
tố đó, qua đó vẽ nên bức tranh đen tối, thối nát của một xã hội tưởng chừng như yên ấm, tốt lành.
Phiên âm:
“Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự
Lai tân y cựu thái bình thiên”

Dịch nghĩa:
“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người cảnh trưởng kiếm ăn quanh
Chong đèn huyện trưởng bàn công việc
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”


Bài thơ mang tên một địa phương mà Hồ Chí Minh đã trải qua trên con đường chuyển lao từ Thiên
Giang đến Liễu Châu. Bài thơ có thể chia thành hai phần: phần một là ba câu thơ đầu có tính chất
tự sự giới thiệu những người có chức quyền ở Lai Tân và công việc của họ, ban trưởng chuyên
đánh bạc; cảnh trưởng giải tù và ăn hối lộ của tù nhân, huyện trưởng chong đèn làm việc công
nhưng ẩn ý là làm việc sai trái của bản thân. Phần hai đó chính là câu kết cuối cùng, đậm bút pháp
châm biếm đả kích thể hiện thái độ ngỡ ngàng khi thấy sự thối nát tràn ngập khắp nơi mà xã hội vẫn
thái bình. Tác dụng của kết cấu làm nổi rõ sự mâu thuẫn giữa hai phần, ba câu đầu phản ánh hiện


tượng thối nát của chính quyền Quốc dân đảng. Sự thối nát trầm trọng đến như vậy nhưng nó đã là
một hiện tượng bình thường phổ biến lâu lắm rồi.
Bài thơ phác họa bộ mặt thật của bọn quan lại thời Tưởng Giới Thạch những năm 1942-1943, thời
gian Trung Quốc bị phát xít Nhật chiếm đóng. Bản trưởng nhà lao là người chịu trách nhiệm thi hành
công việc cải huấn các loại tội phạm trong đó có tội đánh bạc, thế nhưng ông ta lại thường xuyên
đánh bạc, người dân bên ngoài đánh bạc thì bị ban trưởng bắt vào tù nhưng khi bị bắt vào tù rồi thì
lại được đánh bạc thỏa thích, tù nhân đánh bạc bị hành hạ chết đói chết rét ngay trong nhà tù thật
thê thảm. Nhà tù là nơi thi hành luật pháp thì nhà tù ở Lai Tân lại thủ tiêu luật pháp biến nhà tù
thành nơi để kiếm chác, có thể coi như là một cách ăn cướp trắng trợn của tù nhân, cái nghịch cảnh
“đánh bạc ở ngoài quan bắt tội, trong tù được đánh bạc công khai” là hiện thực thối nát của nhà tù
Tưởng Giới Thạch mà ta không thể phủ nhận được. Hành động bì ổi ấy đã được Hồ Chí Minh phơi
bày ra ánh sáng trong những vần thơ đậm chất hiện thực của mình.
Ở ngoài nhà tù, cảnh trưởng là người chuyên giải tù nhân từ nhà lao này đến nhà lao khác, là một
quan chức , là người điều hành thực thi pháp luật, thế nhưng cảnh trưởng Lai Tân cứ mỗi khi giải tù
nhân là lại bắt nộp tiền, nếu tù nhân không nộp thì “mỗi bước anh đi một bước phiền”. Trước sự bất
công tàn ác như vậy, nhà thơ không nén được lòng căm giận và thốt lên câu thơ về sự tham lam
của cảnh trưởng.
Người đứng đầu Lai Tân là huyện trưởng, lãnh đạo một huyện mà khi diễn ra cảnh đánh bạc, ăn hối
lộ thì ông ta làm gì? Câu thơ có pha chút bí ẩn nhưng thật ý nghĩa, có nhiều ý kiến khác nhau có ý
kiến cho rằng huyện trưởng chong đèn và đi liền với đó là hút thuốc phiện thâu đêm, cũng có ý kiến
cho rằng làm việc công thì làm ban ngày nhưng đây lại làm đêm chứng tỏ lén lút làm việc xấu, có
người lại cho rằng huyện trưởng làm việc cả ngày cả đêm mà Lai Tân vẫn tồn tại những việc tiêu
cực như đánh bạc và ăn hối lộ, thế nhưng trời đất Lai Tân vẫn thái bình chứng tỏ quan lại ở đây
chuyên làm chuyện mờ ám đen tối.
Câu kết của bài thơ là một câu biểu cảm hết sức thâm thúy, đã làm bật ra tiếng cười trào phúng.
Nếu ở ba câu trên người viết vạch ra mâu thuẫn giữa chức trách của các chức quan và việc thực thi
pháp luật của chúng thì ở câu cuối nụ cười châm biếm của Người thực sự là sâu cay, bên trong sự
thái bình dối trá là sự mọt rỗng từ trên xuống dưới, từ kẻ điều hành pháp luật đến kẻ thực thi pháp
luật. Cái “loạn” của mảnh đất Lai Tân được tô đậm bằng màu tối của sự xấu xa, vô trách nhiệm của



bọn quan liêu, hơn thế nữa nó còn được “che đậy” của sự thái bình nhưng liệu xã hội đó có thái
bình thật không và tất nhiên ai cũng hiểu được xã hội này thái bình như thế nào? Hồ Chí Minh đã đả
kích trực tiếp và khách quan chế độ Tưởng Giới Thạch, do đó sức tố cáo châm biếm của nó rất
mạnh mẽ, quyết liệt. Có thể so sánh nếu ba câu đầu là sự chuẩn bị, là bệ đỡ của tòa nhà thì câu thơ
cuối cùng là nóc của toàn nhà nhằm lên án thái độ và sự vô trách nhiệm của nhà cầm quyền của xã
hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Ba bức chân dung về ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng đã vẽ
nên một bức tranh lớn, một bức tranh đầy đủ và trọn vẹn về xã hội Trung Quốc quốc dân đảng mà
sự thối nát của xã hội ấy hiện lên bằng những nét vẽ rõ nhất.
Bài thơ có giá trị khái quát rộng lớn và sâu sắc thể hiện trí tuệ của Hồ Chí Minh, trong bài thơ chất
hiện thực trào phúng của Hồ Chí Minh hiện lên rõ rệt bên cạnh đó là tính chiến đấu mạnh mẽ của
bài thơ, sức tố cáo châm biếm cao độ của bài thơ đã giúp người đọc hiểu thêm về xã hội Tưởng
Giới Thạch lúc bấy giờ.
Theo: Ngọ Thị Quỳnh



×