Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật việt trong tác phẩm những đứa con trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.09 KB, 4 trang )

Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật Việt trong tác phẩm
Những đứa con trong gia đình
Tháng Ba 27, 2015 - Category: Lớp 12 - Author: admin

Đề bài: Nêu nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia
đình của Nguyễn Thi
Hồ Chí Minh đã từng có quan niệm văn chương rất tiến bộ, cái quan điểm ấy được kế thừa và phát
huy từ những bậc ông cha đi trước. đó chính là quan niệm:
“Nay ở trong thơ cần có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Các nhà văn nhà thơ nghe lời Bác dạy đồng thời cũng mang những tâm tư tình cảm của mình để
sáng tác nên những tác phẩm văn học có giá trị đấu tranh. Bên cạnh đó nó còn thể hiện chính tình
cảm của nhà văn ấy đối với những người chiến sĩ mà họ mến thương. Nếu như Quang Dũng nhớ
nhung đoàn quân Tây Tiến của mình thì Nguyễn Thi cũng dựng lên một hình ảnh những người dân
Nam Bộ đấu tranh kiên cường trong kháng chiến chống Mỹ. ngoài nội dung hấp dẫn thì ta còn rất ấn
tượng với nghệ thuật trong tác phẩm những đứa con trong gia đình của ông.


Nghệ thuật đối với một tác phẩm là không thể thiếu một tác phẩm hay thì không thể nào thiếu đi
nghệ thuật được. bởi vì vai trò của nghệ thuật chính là nhằm mang đến những hiệu quả cho việc
truyền đạt. Nó gây nên sự hấp dẫn đối với chúng ta để chúng ta có thẻ tiếp thu tác phẩm một cách
tốt nhất, hiểu được hết những tâm tư tình cảm cũng như tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt.
Nghệ thuật thứ nhất nhắc đến đầu tiên trong truyện ngắn này đó là nghệ thuật trần thuật, tình huống
truyện đơn giản nhưng lại mang lại sức hấp dẫn cho người đọc. Điểm nhìn trần thuật được kể thơ
dòng hồi tưởng đứt nối của nhân vật Việt- một anh chiến sĩ bị trọng thương nằm trên chiến trường.
Đó là phương thức ngôi kể thứ ba, người kể chuyện dấu mình đi để nhường lại ngòi bút cho nhân
vật trong truyện, lối trần thuật nửa trực tiếp. Cách trần thuật như thế mang lại màu sắc trữ tình đậm
đà tự nhiên sống động vì chuyện được kể qua con mắt, tấm lòng, ngôn ngữ, giọng điệu của chính
nhân vật trong tác phẩm.
Với hình thức trần thuật ấy tạo điều kiện cho tác giả nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm của nhân vật
để dẫn dắt câu chuyện. Câu chuyện được thuật lại đồng thời thể hiện tính cách của nhân vật. Do đó


câu chuyện trở nên hấp dẫn sinh động hơn linh hoạt hơn vì không cần phụ thuộc vào trật tự logic


của câu chuyện. Có thể xáo trộn thời gian, không gian chỉ cần thông qua những chi tiết hiện thực
trên chiến trường mà gợi ra những dòng liên tưởng, hồi tưởng hết sức tự nhiên của nhân vật.
Lần thứ hai Việt tỉnh dậy trời lất phất mưa, tiếng ếch kêu ran khiến Việt nhớ đến chuyện bắt ếch,
chú Năm và cuốn sổ gia đình. Lần thứ ba tỉnh dậy, cậu nhận ra đó là ban ngày ngửi được mùi nắng
và tiếng chim cu rừng quanh đây Việt nhớ đến cái ná thun và má của mình. Lần thứ tư Việt tỉnh dậy
nghe thấy tiếng súng Việt sợ ma cụt đầu và nhớ về chuyện hai chị em đi lính. Cứ như thế câu
chuyện của gia đình việt được tái hiện như một thước phim quay chậm mà sâu đậm trong tâm trí
người đọc.

Không những thế, nghệ thuật dựng đối thoại độc thoại nội tâm nhân vật gây xúc động và hấp dẫn.
cùng lăng nghe những đạn đối thoại của chị em Việt Chiến : “ chú Năm nói tao với mầy đi kì này…
vậy à” hay những lời nói của chú Năm giống như những triết lý mà không hề khô khan, nó bọc lộ
một cá tính bộc trực, sôi nổi của những con người Nam Bộ. Không thể không nhắc đến khi tác giả
nói về những đoạn hội thoại của chị em Chiến Việt. Chiến không muốn em trai đi vì sợ nó còn nhỏ
không thể nào chịu đựng được những gian khổ mà chiến trường ác liệt đang bày ra sẵn. qua đó ta
thấy được một người chị yêu thương em hết mực. việc khó chị nhất định sẽ dành làm với em không
muốn em mình còn nhỏ mà đã phải chịu khổ cực. Còn Việt thì sao?. Việt cũng vậy anh nghe chị gàn
đi thì nhất định không nghe ngày ghi tên đi tòng quân anh giơ tay đầu tiên. Đoạn hội thoại thể hiện
rõ những tính cách của hai chị em như “ tao nói đợi năm sau thì mày đi” rồi khi tranh nhau đi tòng
quân Chiến đứng lên xin những chú cộng sản cho em mình năm sau đi. Trong khi đó thì Việt thể
hiện sự sôi sục của mình khi nói “ Chị sợ chớ tôi đâu có sợ”. Không những thế Việt còn rất trẻ con
khi đối thoại với chị nghe chị nói về những việc thu xếp ở nhà để chuẩn bị đi tòng quân mà Việt cứ
tưởng những điều đó là do má dặn chị trước khi má mất. Tất cả những đoạn đối thoại mà tác giả
dựng lên đêu cho ta thấy được những phẩm chất đáng khen của những đứa con trong gia đình đó.
Họ không chỉ yêu nước mà trở về cuộc sống dời thường thì tính cách họ cũng vẫn có chút gì đó rất
trẻ con.


Đặc biệt nhà văn còn xây dựng nhân vật mang đậm chất Nam Bộ. Người Nam Bộ vốn rất bộc trực,
sôi nổi và kiên trung, bất khuất căm thù giặc sâu sắc. . tất cả những yếu tố đó hội tụ đầy đủ trong tác
phẩm những đứa con trong gia đinh này. Bộc trực ở chỗ những người con trong gia đình ấy dám đi
tòng quân và nói những gì mà bản thân mình nghĩ. Kiên trung bất khuất thể hiện qua nhân vật Việt
khi có bị thương thì vãn cứ cầm chắc tay súng.

Như vậy có thể thấy được truyện ngắn những đứa con trong gia đình đã góp thêm một phẩm chất,
một tích cách đặc biệt cá tính, ấn tượng nhưng cũng bất khuất kiên trung vào tấm gương những
anh hùng chiến sĩ cộng sản. Đặc biệt là người dân Nam Bộ chống Mỹ và cụ thể ở đây là nhân vật


Việt. Cậu có một trái tim nồng nàn yêu thương quê hương gia đình và xuất từ tình yêu thương ấy đi
đến lí tưởng cao đẹp đó là giải phóng đất nước. đồng thời qua tác phẩm ta thấy rõ được tài năng
xây dựng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thi



×