Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích tâm trạng nhà thơ lý bạch trong đường đi khó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.79 KB, 3 trang )

Phân tích tâm trạng nhà thơ Lý Bạch trong đường đi khó
Tháng Tư 24, 2015 - Category: Lớp 9 - Author: admin

Đề bài: Phân tích sự thể hiện tâm trạng của nhà thơ Lý Bạch trong đường đi khó.
Lí Bạch là một trong những nhà thơ Đường nổi bật nhất với những bài thơ Đường luật xuất sắc để
lại cho nhân loại cả một kho tàng những tác phẩm thơ mang những ý nghĩa nhân văn sâu sắc về
những giá trị của cuộc sống mà không phải nhà thơ nào cũng có thể truyền tải được. Những bài thơ
của ông đã để lại trong lòng người đọc những ý nghĩa như Hiếp khách hành, Giang lộ ngâm, Lục
thủy khúc, … và trong số những tác phẩm của ông, Hành lộ nan đã mang lại cho em những cảm
nhận sâu sắc nhất bởi những ý nghĩa, những bài học mà tác giả đã đem lại: đó là ba cái khó của
cuộc đời, những khó khăn, những cám dỗ mà không phải ai cũng có đủ lí trí để vượt qua được.
Chén bạc rượu trong mười ngàn đấu
Giá tiền muôn mâm báu vị ngon
Mở đầu bài thơ, Lý Bạch đã nêu lên cái khó đầu tiên trong cuộc đời. Đó chính là những cám dỗ về
vật chất, về những ham muốn trần tục. Cái khó ấy đã được tác giả thể hiện một cách hết sức nghệ
thuật với những “ chén bạc” với cái giá “ mười ngàn đấu”, ” mâm báu” với những cao lương mỹ vị.
Không phải ai cũng có thể chống cự lại được những cám dỗ về vật chất. Bơi bản chất của con
người ai cũng có những ích kỉ dù ít dù nhiều trong tận tâm hồn. thế nên, khi đối mặt với những thứ
cao sang, rất nhiều người đã bị mờ mắt, bị những thứ vật chất ấy làm cho mù quáng, để rồi một
ngày, chính bản thân chúng ta bị những thứ đó sai khiến lúc nào mà chính bản thân mình cũng
không hề hay biết.
Bỏ chén đũa dạ bồn chồn
Rút gươm ngó khắp nỗi buồn mênh mông


Trong hoàn cảnh ấy, con người lại càng phải rèn luyện cho mình những mạnh mẽ để kháng cự lại
những điều ấy. Đầu tiên, chính cả tác giả cũng đã phải dằn lòng với một quyết tâm rất lớn “ bỏ
chén”. Dù cho khi đó, lòng dạ của mình như chống lại mình nhưng lí trí cũng phải cố gắng duy trì ý
chí của mình. Có như vậy, chúng ta mới có thể có được những tự do, có được những điều mà bản
thân mình muốn chứ không phải bị sai khiến bởi bất cứ điều gì khác.
Thậm chí, có những lúc phải dùng tới những biện pháp mạnh nhất “ rút gươm”, “ khắp nỗi buồn


mênh mông”.
Qua Hoàng Hà nước đông không chảy
Lên Thái Hành trời thấy tuyết che
Khi nhàn câu cá trên khe
Lên thuyền bỗng thấy giấc mê trên thuyền
Cái khó thứ hai chính là những khó khăn đến từ ngoại cảnh, từ thiên nhiên như khiêu chiến với
những ý chỉ quyết tâm chinh phục của con người. những khó khăn ấy như hiện hữu để thách thức,
những thứ tưởng chừng như không thể vượt qua. “qua hoàng hà nước đông không chảy”. Sông
Hoàng hà là con sông huyết mạch của đất nước Trung Hoa, là một con sông với vẻ đẹp vô cùng
hùng vĩ, vậy mà những khó khăn của con người như nước Hoàng Hà đông cứng, đã khó khăn lại
càng càng khó khăn lên gấp bội. Hay như khi con người muốn chinh phục núi Thái Hành, thì cả
nhọn núi như bị mây mù che khuất, càng làm cho con người khó thực hiện những kế hoạch của
mình. Dù có thế nài, dù có mây mù che khuất lấp hay những những giấc mơ lên tới mặt trời cũng
chỉ như nhỏ bé với quyết tâm chinh phục của con người với thiên nhiên mà thôi.
Đường đi khó! Đường đi khó
Lối rẽ quanh đâu đó bây giờ


Gió to sóng vỗ nào ngờ
Buồm mây kéo thẳng qua bở biển xanh
Cái khó thứ ba của con người cũng là cái khó nhất trong cuộc đời của một con người chính là
những bước ngoặt hay ngã rẽ trong đường đời. Chính nó mới là nhân tố quan trọng hình thành nên
nhân cách và cả những cuộc sống của một con người. để chọn cho mình con đường đi đúng đắn
nhất thì chúng ta luôn phải có sự đắn đo, lựa chọn của mình. Điều đó đã mang lại cho con người
những kết quả cho chính hành vi của mình.
Cả bài thơ chia làm ba cái khó nhất của một con người. Mỗi cái khó ấy lại có những điều khác nhau,
thế nhưng có một điểm chung lớn nhất giữa chúng chính là muốn chính phục thì con người phải có
nghị lực, cố gắng không mệt mỏi vì những mục tiêu của mình. Đó mới chính là cái cốt của bài thơ.
Qua đây, chúng ta cũng đã thấy được Lý Bạch tuy là nhà thơ lãng mạn nhưng ông vẫn có những
hành động quyết liệt để bảo vệ cho ý chí của mình. Cả bài thơ cũng như chính những khắc họa về

cuộc đời của Lí bạch, ông đã theo đuổi mộ cuộc sống tốt đẹp như vậy.



×