BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN HOÀNG HẢO
NGHIÊN CỨU BẢO TỒN QUẦN XÃ THÖ MÓNG GUỐC CHẴN
(Artiodactyla) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VĂN HÓA ĐỒNG NAI, TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
HÀ NỘI, 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN HOÀNG HẢO
NGHIÊN CỨU BẢO TỒN QUẦN XÃ THÖ MÓNG GUỐC CHẴN
(Artiodactyla) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VĂN HÓA ĐỒNG NAI, TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62 62 02 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỀN XUÂN ĐẶNG
HÀ NỘI, 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hƣớng
dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Xuân Đặng. Luận án đƣợc thực hiện trong
thời gian từ 2008 đến 2014. Các kết quả nêu trong Luận án là trung thực và
chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác./.
Ngày.....tháng .…. năm 2016
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Hoàng Hảo
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án, tôi đã nhận đƣợc sự chỉ bảo, hƣớng dẫn khoa
học tận tình của PGS.TS Nguyễn Xuân Đặng trong suốt thời gian nghiên cứu
và viết Luận án, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng cảm ơn sự
giúp đỡ của thầy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai, Giám đốc
Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai đã cho phép và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận án.
Trong quá trình thực hiện Luận án, tôi đã nhận đƣợc sự động viên giúp
đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong trƣờng Đại học Lâm nghiệp, cùng các
bạn bè và đồng nghiệp, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Đồng Thanh Hải,
PGS.TS Vũ Tiến Thịnh, PGS.TS. Lê Xuân Cảnh, TS. Lƣu Hồng Trƣờng, TS.
Nguyễn Mạnh Hà, ThS. Thạch Mai Hoàng, ThS. Bùi Hữu Mạnh, ThS. Đặng
Huy Phƣơng, ThS. Nguyễn Trƣờng Sơn, ThS. Nguyễn Văn Tứ, KS. Vũ Văn
Biền đã hỗ trợ tôi thực hiện một số nội dung trong Luận án.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ của lực lƣợng Kiểm lâm và cán bộ Phòng
Bảo tồn thiên nhiên và Hợp tác, Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai.
Tôi xin cảm ơn UBND tỉnh Đồng Nai, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
Việt Nam (VCF) đã hỗ trợ một phần kinh phí trong quá trình nghiên cứu.
Con xin tƣởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đến cha, mẹ kính yêu. Xin cảm
ơn đến các anh, chị, em trong gia đình; vợ và các con luôn ủng hộ, động viên
và tạo tất cả các điều kiện tốt nhất giúp tôi vƣợt qua nhiều khó khăn, thử thách
để hoàn thành Luận án này./.
Ngày……tháng.…..năm 2016
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Hoàng Hảo
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. x
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................. 5
1.1. Khái quát về hệ thống phân loại thú móng guốc chẵn .......................................... 5
1.1.1. Đặc điểm và hệ thống phân loại bộ móng guốc chẵn (Artiodactyla) ............... 5
1.1.2. Thành phần loài khu hệ thú MGC Việt Nam ..................................................... 7
1.2. Tình trạng bảo tồn của thú MGC .........................................................................13
1.2.1. Tình trạng bảo tồn của thú MGC trên thế giới .................................................13
1.2.2. Tình trạng bảo tồn của thú MGC ở Việt Nam..................................................15
1.3. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái đặc trƣng của thú MGC ............................17
1.3.1. Phân bố và sinh cảnh ..........................................................................................17
1.3.2. Đặc điểm dinh dƣỡng và thức ăn ......................................................................18
1.3.3. Sinh sản ...............................................................................................................19
1.3.4 . Tập tính ..............................................................................................................20
1.4. Tình hình nghiên cứu thú MGC ở Việt Nam và vùng nghiên cứu ....................21
1.4.1. Tình hình nghiên cứu thú MGC ở Việt Nam ...................................................21
1.4.2. Tình hình nghiên cứu thú MGC ở vùng nghiên cứu và lân cận......................23
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................26
iv
2.1. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................26
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................26
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................26
2.4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................27
2.5. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................27
2.6. Tƣ liệu nghiên cứu.................................................................................................29
2.7. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................29
2.7.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu nghiên cứu.........................................................29
2.7.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu và xây dựng luận án ..............................................44
2.8. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ................................46
2.8.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................46
2.8.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................51
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................54
3.1. Thành phần loài và hiện trạng quần thể các loài thú MGC ở KBTTN-VH Đồng
Nai..................................................................................................................................54
3.1.1. Thành phần các loài thú MGC ở KBTTN-VH Đồng Nai...............................54
3.1.2. Hiện trạng quần thể các loài thú MGC ở KBTTN-VH Đồng Nai..................55
3.2. Đặc điểm sinh cảnh của thú MGC ở KBTTN-VH Đồng Nai...........................68
3.2.1. Đặc điểm thảm thực vật rừng ở KBTTN-VH Đồng Nai.................................68
3.2.2. Đặc điểm các dạng sinh cảnh của thú MGC ở KBTTN-VH Đồng Nai.........71
3.3. Tình trạng sử dụng sinh cảnh của thú MGC ở KBTN-VH Đồng Nai...............79
3.3.1. Hình thức và mức độ sử dụng các dạng sinh cảnh của các loài thú MGC .....79
3.3.2. Tình trạng sử dụng sinh cảnh của các loài thú MGC ở KBTTN-VH Đồng Nai
........................................................................................................................................83
3.3.3. Các điểm sinh cảnh đặc biệt quan trọng đối với thú MGC ở KBTTN-VH
Đồng Nai .......................................................................................................................89
3.4. Đặc điểm sinh học, sinh thái Cheo cheo kanchil ở KBTTN-VH Đồng Nai .....94
v
3.4.1. Kiểm định vị trí phân loại của quần thể Cheo cheo ở KBTTN-VH Đồng Nai
........................................................................................................................................94
3.4.2. Đặc điểm sử dụng sinh cảnh của Cheo cheo kanchil ở KBTTN-VH Đồng Nai
......................................................................................................................................100
3.4.3. Đặc điểm dinh dƣỡng của Cheo cheo kanchil................................................103
3.4.4. Đặc điểm sinh sản của Cheo cheo kanchil......................................................108
3.4.5. Tập tính hoạt động............................................................................................115
3.5. Tình trạng quản lý bảo tồn và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng bảo tồn thú
MGC ở KBTTN-VH Đồng Nai ................................................................................123
3.5.1 . Tầm quan trọng của KBTTN-VH Đồng Nai đối với bảo tồn thú MGC.....123
3.5.2. Tình trạng quản lý bảo tồn thú MGC hiện nay ở KBTTN-VH Đồng Nai ...124
3.5.3. Các áp lực đối với bảo tồn thú MGC và sinh cảnh của chúng ở KBTTN-VH
Đồng Nai .....................................................................................................................127
3.5.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng quản lý bảo tồn thú MGC tại KBTTNVH Đồng Nai ..............................................................................................................131
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................138
CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................................142
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................143
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AFD
CITES
CR
DD
ADN
DTSQ
ĐDSH
ĐTQHR
ĐVHD
E
EN
EW
EX
ex-situ
FF
FFEM
FFI
GPS
HF
HB
i
IB
IIB
in-situ
IUCN
KBT
KBTTN-VH
LR/nt
LSNG
m
MGC
Nghĩa đầy đủ
Cơ quan Phát triển Pháp
Công ƣớc về quản lý buôn bán quốc tế các loài
nguy cấp
Rất nguy cấp
Thiếu dữ liệu
A xít Deoxyribonucleic
Dự trữ sinh quyển
Đa dạng sinh học
Điều tra quy hoạch rừng
Động vật hoang dã
Chiều cao tai
Nguy cấp
Tuyệt chủng trong thiên nhiên
Tuyệt chủng
Bảo tồn chuyển chỗ
Dài bàn chân trƣớc
Quỹ Môi trƣờng Toàn cầu của Pháp
Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế
Hệ thống định vị toàn cầu
Chiều dài bàn chân sau
Chiều dài thân- đầu
Răng cữa
Loài nghiêm cấm khai thác sử dụng
Loài hạn chế khai thác sử dụng và có kiểm soát.
Bảo tồn tại chỗ
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới
Khu Bảo tồn
Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa
Gần bị đe dọa
Lâm sản ngoài gỗ
Răng hàm
Móng guốc chẵn
vii
NĐ160
NĐ32
pm
QĐ
QLBVR
RĐD
SC1
SC2
SC3
SC4
SĐVN
T
UBKHKT
UBND
UBT
UNESCO
VQG
VU
W
WWF
Nghị định 160/2013/NĐ-CP
Nghị định 32/2006/NĐ-CP
Răng trƣớc hàm
Quyết định
Quản lý bảo vệ rừng
Rừng đặc dụng
Sinh cảnh rừng cây gỗ thứ sinh
Sinh cảnh rừng hỗn giao cây gỗ - tre nứa
Sinh cảnh rừng trồng, trảng cỏ - cây bụi và nƣơng
rẫy
Sinh cảnh đất ngập nƣớc (sông, suối, hồ)
Sách Đỏ Việt Nam (2007)
Chiều dài đuôi
Ủy ban khoa học, Kỹ thuật
Ủy ban nhân dân
Ủy ban tỉnh
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
Hợp Quốc.
Vƣờn Quốc gia
Sẽ nguy cấp
Trọng lƣợng thân
Quỹ quốc tế Bảo tồn thiên nhiên
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
TT
Trang
1.1
Thành phần loài bộ MGC (Artiodactyla) trên thế giới
6
1.2
Thành phần loài thú MGC ở Việt Nam
8
1.3
Số lƣợng các loài thú MGC bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu
14
1.4
Tình trạng bảo tồn của các loài thú MGC Việt Nam
16
2.1
Các đợt điều tra khảo sát hiện trƣờng của Luận án
27
2.2
Số tuyến điều tra lặp lại thú MGC theo các dạng sinh cảnh
31
3.1
Các loài thú MGC hiện còn sinh sống ở KBTTN-VH Đồng Nai
54
3.2
Số lƣợng Bò tót trong KBTTN-VH Đồng Nai
62
3.3
Các dạng sinh cảnh chính của thú MGC ở KBTTN-VH Đồng Nai
72
3.4
Đặc điểm sử dụng các loại sinh cảnh của thú MGC ở KBTTNVH Đồng Nai
80
3.5
Tỷ lệ số phiếu ghi nhận các loài thú MGC theo sinh cảnh
81
3.6
Kết quả điều tra lặp lại thú MGC trong các năm 2010 và 2013
82
3.7
3.8
3.9
3.10
So sánh đặc điểm hình thái mẫu vật Cheo cheo ở KBTTN-VH
Đồng Nai với các loài Cheo cheo ở Việt Nam
Trị số trung bình và độ lệch chuẩn của các số đo sọ Cheo cheo
kanchil
Tần số bắt gặp bãi phân mới của Cheo cheo kanchil trong các ô mẫu
Số lƣợng Cheo cheo kanchil tịch thu trong các vụ vi phạm tại
KBTTN-VH Đồng Nai qua các năm
3.11 Những loài thực vật Cheo cheo kanchil hay ăn nhất
3.12
So sánh kích thƣớc cơ thể Cheo cheo kanchil đực và Cheo cheo
kanchil cái
3.13 Kích thƣớc bào thai Cheo cheo kanchil theo ngày tuổi
94
99
101
103
104
109
113
ix
3.14
Giá trị trung bình các số đo cơ thể Cheo cheo kanchil theo cấp
tuổi
3.15 Thời gian hoạt động kiếm ăn vào mùa mƣa của Cheo cheo kanchil
3.16
Hoạt động kiếm ăn của Cheo cheo kanchil trong mùa khô năm
2012
115
116
117
3.17 Hoạt động uống nƣớc trong ngày của loài Cheo cheo kanchil
119
3.18 Số lần vận động đi lại trong ngày của Cheo cheo kanchil
120
3.19 Tổng hợp các vụ vi phạm trong các năm 2008 đến 2014
129
3.20 Số lƣợng các loại bẫy tháo gỡ trong các năm 2008 – 2014
129
3.21 Ghi nhận số vụ vi phạm theo mỗi khu vực hành chính
130
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
1.1
Dạ dày của thú MGC nhai lại (theo Lekagul et al. 1988)
18
2.1
Hệ thống các tuyến khảo sát thú MGC tại KBTTN-VH Đồng Nai
32
2.2
Hệ thống các điểm điều tra thú MGC tại KBTTN-VH Đồng Nai
33
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
Sơ đồ vị trí các ô lâm học khảo sát sinh cảnh thú MGC tại
KBTTN-VH Đồng Nai
Dấu phân cũ (a) và dấu phân mới (b) của Cheo cheo kanchil tại
KBTTN-VH Đồng Nai
Hệ thống các ô điều tra giám sát Cheo cheo kanchil tại KBTTNVH Đồng Nai
Sơ đồ đo các chỉ tiêu hình thái sọ Cheo cheo kanchil theo
Meijaard & Groves (2004)
Sinh cảnh khu nuôi Cheo cheo kanchil tại Trung tâm Cứu hộ
ĐVHD
36
38
39
41
42
2.8
Bản đồ hành chính KBTTN-VH Đồng Nai
48
3.1
Tần suất bắt gặp Lợn rừng trên tuyến trong các đợt điều tra
55
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
Bản đồ các điểm ghi nhận Lợn rừng theo các dạng sinh cảnh ở
KBTTN-VH Đồng Nai
Tần suất bắt gặp Cheo cheo kanchil trên tuyến trong các đợt điều tra
Bản đồ các điểm ghi nhận Cheo cheo kanchil theo các dạng sinh
cảnh ở KBTTN-VH Đồng Nai
Bản đồ các điểm ghi nhận Hoẵng theo các dạng sinh cảnh ở
KBTTN-VH Đồng Nai
Tần suất bắt gặp Nai đen trên tuyến trong các đợt điều tra
Bản đồ các điểm ghi nhận Nai đen theo các dạng sinh cảnh ở
KBTTN-VH Đồng Nai
56
57
58
59
60
61
xi
3.8
3.9
Bản đồ các điểm ghi nhận Bò tót theo các dạng sinh cảnh ở
KBTTN-VH Đồng Nai
Bản đồ vùng hoạt động của các đàn Bò tót ở KBTTN-VH Đồng Nai
63
64
3.10 Tần suất bắt gặp Bò tót trên tuyến trong các đợt điều tra
67
3.11 Bản đồ hiện trạng các dạng sinh cảnh ở KBTTN-VH Đồng Nai
73
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
Biểu đồ tƣơng quan số cây - cấp đƣờng kính và số cây - cấp
chiều cao của trạng thái rừng IIIA2 tại KBTTN-VH Đồng Nai
Biểu đồ tƣơng quan số cây - cấp đƣờng kính và số cây - cấp
chiều cao của trạng thái rừng IIIA1 tại KBTTN-VH Đồng Nai
Biểu đồ tƣơng quan số cây - cấp đƣờng kính và số cây - cấp
chiều cao của trạng thái rừng IIB tại KBTTN-VH Đồng Nai
Biểu đồ tƣơng quan số cây - cấp đƣờng kính và số cây - cấp
chiều cao của trạng thái rừng IIA tại KBTTN-VH Đồng Nai
Tình trạng sử dụng các dạng sinh cảnh của thú MGC tại KBTTNVH Đồng Nai
Biểu đồ so sánh tần suất ghi nhận Lợn rừng trong các dạng sinh
cảnh tại KBTTN-VH Đồng Nai
Biểu đồ so sánh tần suất ghi nhận Cheo cheo kanchil trong các
dạng sinh cảnh tại KBTTN-VH Đồng Nai
75
76
77
78
81
84
85
3.19 Biểu đồ so sánh tần suất ghi nhận Hoẵng trong các dạng sinh cảnh
85
3.20 Biểu đồ so sánh tần suất ghi nhận Nai đen tại KBTTN-VH Đồng Nai
87
3.21 Biểu đồ so sánh tần suất ghi nhận Bò tót trong các dạng sinh cảnh
88
3.22
3.23
Bản đồ phân bố các điểm sinh cảnh đặc biệt quan trọng đối với
thú MGC tại KBTN-VH Đồng Nai
Bộ da của T. versicolor (trái) và T. kanchil (phải) (Nguồn:
Kuznetsov et al. 2004)
93
95
xii
3.24 Cheo cheo kanchil trƣởng thành ở KBTTN-VH Đồng Nai
96
3.25 Hình thái sọ Cheo cheo kanchil (mẫu từ KBTTN-VH Đồng Nai)
97
3.26 Dấu chân và phân Cheo cheo kanchil tại KBTTN-VH Đồng Nai
101
3.27 Biểu đồ tần suất hoạt động giao phối của Cheo cheo kanchil.
110
3.28
Biểu đồ sinh sản của Cheo cheo kanchil theo các tháng trong năm
tại Trung tâm Cứu hộ KBTTN-VH Đồng Nai từ năm 2010-2012
111
3.29 Cheo cheo kanchil con gần 1 tháng tuổi
114
3.30 Số lƣợt cá thể Cheo cheo kanchil ra ăn theo giờ trong mùa mƣa
117
3.31 Số lƣợt cá thể ra ăn của Cheo cheo kanchil mùa khô năm 2012
117
(trái) Biểu đồ so sánh tỷ lệ % số lần uống nƣớc trong các giờ
3.32 trong ngày và (phải) Cheo cheo kanchil uống nƣớc từ máng, bên
119
cạnh là viên đá liếm khoáng
3.33
Biểu đồ so sánh số lần vận động trong ngày của Cheo cheo
kanchil
3.34 Cheo cheo kanchil nằm nghỉ trong khu nuôi
121
122
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bộ Thú móng guốc chẵn (Artiodactyla) bao gồm những loài thú lớn
phong phú nhất hiện nay trên đất liền (Hutchins et al. 2004) [77] với tổng số
khoảng 240 loài (Wilson et al. 2005) [104]. Các loài thú móng guốc chẵn
(MGC) có vai trò rất quan trọng trong các hệ sinh thái tự nhiên (Đặng Huy
Huỳnh 1986 [24], Hutchins et al. 2004 [77]). Chúng là vật tiêu thụ đầu tiên,
chuyển hóa các chất dinh dƣỡng từ thực vật sang các chất dinh dƣỡng động
vật, là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài thú ăn thịt có kích thƣớc cơ thể
lớn và vừa nhƣ Hổ (Panthera tigris), Báo (Panthera pardus), Báo gấm
(Neofelis nebulosa), Sói đỏ (Cuon alpinus),... Chúng góp phần duy trì tính đa
dạng sinh học của các sinh cảnh thông qua hoạt động kiếm ăn, kích thích sự
sinh trƣởng và phát triển của các loài thực vật và tạo nên các vũng đầm là môi
trƣờng sống cho nhiều loài động, thực vật khác,... Chúng là nguồn vật liệu di
truyền gốc có thể sử dụng để cải tạo các dòng động vật MGC nuôi.
Các loài thú MGC cũng có giá trị kinh tế rất lớn. Chúng cung cấp
nguồn thực phẩm (thịt), nguồn dƣợc liệu (sừng, gạc, xƣơng, xạ hƣơng) và
nguồn nguyên liệu sản xuất hàng mỹ nghệ (sừng, gạc, da, lông,...). Đây cũng
là nguyên nhân làm cho các loài thú MGC luôn là đối tƣợng săn bắt của ngƣời
dân các vùng rừng núi (Đặng Huy Huỳnh 1986 [24], Đặng Huy Huỳnh và cs.
2010) [27].
Trên thế giới, bộ Móng guốc chẵn (Artiodactyla) có khoảng 240 loài
thuộc 89 giống và 10 họ (Wilson & Reeder 2005) [104]. Tuy nhiên, do việc
mất và suy thoái sinh cảnh cùng với việc săn bắt quá mức trong nhiều thập kỷ
qua, đã có 8 loài thú MGC đã bị tuyệt chủng và trên 122 loài khác (chiếm
54,6% tổng số loài hiện biết) đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, phải đƣa vào
Danh lục Đỏ IUCN (phiên bản 2015.2) [97]. Vì vậy, bảo tồn các loài thú
2
MGC đang là vấn đề cấp thiết hiện nay trên toàn cầu (IUCN-SSC Asian Wild
Cattle Specialist Group 2010) [79][80].
Việt Nam có khu hệ thú MGC khá đa dạng và phong phú. Cho đến nay,
đã ghi nhận đƣợc 19 loài thú MGC thuộc 12 giống và 5 họ (Đặng Ngọc Cần
và cs. 2008 [6], Nguyễn Xuân Đặng và cs. 2009) [17]. Các loài thú MGC có
mặt ở hầu hết các hệ sinh thái rừng tự nhiên của Việt Nam và là nguồn thực
phẩm quan trọng của ngƣời dân nhiều vùng rừng núi trong nhiều thập kỷ qua.
Tuy nhiên, hiện nay khu hệ thú MGC của Việt Nam đã bị suy giảm mạnh cả
về phạm vi vùng cƣ trú và độ phong phú cá thể (Nguyễn Xuân Đặng và cs.
2009) [17]. Trong số 19 loài thú MGC đã ghi nhận ở Việt Nam, có 2 loài đã
bị tuyệt chủng trong thiên nhiên gồm Bò xám (Bos sauveli), Hƣơu sao
(Cervus nippon) và 15 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác
nhau (theo Sách Đỏ Việt Nam 2007) [2], chiếm tới 89,5 % (17/19 loài) tổng
số loài thú MGC hiện biết của Việt Nam. Vì vậy, đối với Việt Nam, bảo tồn
các loài thú MGC và sinh cảnh của chúng cũng đang là vấn đề hết sức cấp
thiết. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu phục vụ bảo tồn các loài thú MGC
ở Việt Nam, đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu về sinh học, sinh thái và
bảo tồn của chúng còn rất hạn chế.
Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai (KBTTN-VN Đồng Nai)
đƣợc thành lập năm 2004, tổng diện tích là 100.304 ha với 67.904 ha rừng và
đất lâm nghiệp, 32.400 ha đất ngập nƣớc hồ Trị An (trƣớc 2012, có tên là Khu
bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu) [38][43]. Với địa hình tƣơng đối
bằng phẳng, bình độ thấp (dƣới 368 mét); nguồn nƣớc mặt dồi dào, phân bố
trải đều trong khu vực; và đƣợc che phủ bởi lớp thảm rừng nhiệt đới lá rộng
thƣờng xanh và bán thƣờng xanh, KBTTN-VH Đồng Nai là nơi cƣ trú của
nhiều loài thú MGC. Các cuộc điều tra khảo sát đa dạng sinh học tại KBTTNVH Đồng Nai đã ghi nhận có 8 loài thú MGC (Lê Trọng Trải và cs. 2000
3
[56], Nguyễn Xuân Đặng. 2001 [13], Phân viện ĐTQHR Nam Bộ, 2009 [49],
Đặng Huy Phƣơng và cs. 2010 [51], Nguyễn Hoàng Hảo và cs. 2011 [21]).
Mặc dù, KBTTN-VH Đồng Nai có vai trò rất quan trọng trong bảo tồn các
loài thú MGC ở Việt Nam và trên thế giới, nhƣng khu hệ thú MGC ở đây còn
rất ít đƣợc nghiên cứu. Ngoài một số cuộc điều tra thống kê thành phần loài,
chƣa có công trình nghiên cứu nào có tính hệ thống và chuyên sâu về sinh
học, sinh thái và bảo tồn các loài thú MGC trong KBTTN-VH Đồng Nai đƣợc
thực hiện.
Xuất phát từ sự cấp thiết phải bảo tồn và phát triển các loài thú MGC ở
Việt Nam nói chung và ở KBTTN-VH Đồng Nai nói riêng, tôi chọn thực hiện
Luận án “Nghiên cứu bảo tồn quần xã thú móng guốc chẵn (Artiodactyla)
ở Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai” nhằm
cung cấp các thông tin, tƣ liệu đầy đủ và cập nhật mới nhất về tình trạng quần
thể các loài, đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài, các đe dọa đến quần thể
và sinh cảnh của chúng để đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn phù hợp.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
Ý nghĩa khoa học: Luận án cung cấp các dẫn liệu khoa học về tình trạng
quần thể và đặc điểm sinh cảnh của các loài thú MGC trong hệ sinh thái rừng
nhiệt đới thƣờng xanh và bán thƣờng xanh đất thấp đặc trƣng cho vùng Đông
Nam Bộ của Việt Nam và đặc điểm sinh học, sinh thái và bảo tồn của loài
Cheo cheo kanchil (Tragulus kanchil) có giá trị bảo tồn và kinh tế cao nhƣng
còn ít đƣợc nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả của Luận án là cơ sở khoa học quan
trọng để xây dựng các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển các loài thú
MGC ở KBTTN-VH Đồng Nai nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Các giải
pháp quản lý, bảo tồn do Luận án đề xuất là những hƣớng dẫn cụ thể cho Ban
Quản lý KBTTN-VH Đồng Nai thực hiện các hoạt động quản lý, bảo tồn đa
4
dạng sinh học trong phạm vi KBTTN-VH Đồng Nai và có thể áp dụng cho
Vƣờn Quốc gia Cát Tiên và các Khu bảo tồn lân cận khác.
3. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã cung cấp đủ số liệu khoa học tin cậy để khẳng định có 6
loài thú MGC đang sinh sống tại KBTTN-VH Đồng Nai và 2 loài thú MGC
có thể không còn cƣ trú tại đây; đồng thời, cung cấp thông tin cập nhật và đầy
đủ nhất về hiện trạng quần thể của mỗi loài trong Khu bảo tồn.
Luận án đã xác định 4 dạng sinh cảnh chính cho thú MGC tại KBTTNVH Đồng Nai, mô tả chi tiết đặc điểm của mỗi dạng sinh cảnh, tình trạng sử
dụng sinh cảnh của mỗi loài thú MGC trong KBTTN-VH Đồng Nai và xác
định đƣợc 18 điểm sinh cảnh đặc biệt quan trọng cho thú MGC trong
KBTTN-VH Đồng Nai; chỉ ra sự khác biệt trong hình thức sử dụng sinh cảnh
của mỗi loài.
Luận án là công trình đầu tiên xác định một cách có hệ thống và khoa
học vị trí phân loại của quần thể Cheo cheo tại KBTTN-VH Đồng Nai thuộc
loài Cheo cheo kanchil (Tragulus kanchil) thông qua các số liệu về hình thái
ngoài, hình thái sọ và trình tự ADN gen thể; cung cấp nhiều thông tin, tƣ liệu
khoa học mới về đặc điểm sinh học và sinh thái của quần thể Cheo cheo
kanchil tại KBTTN-VH Đồng Nai.
Luận án là công trình đầu tiên đƣa ra các giải pháp quản lý, bảo tồn cụ
thể chi tiết cho từng loài thú MGC đang sinh sống trong KBTTN-VH Đồng
Nai và cải tạo sinh cảnh của chúng. Các giải pháp này cũng có giá trị sử dụng
đối với các quần thể thú MGC ở VQG Cát Tiên và các Khu bảo tồn khác của
Việt Nam.
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về hệ thống phân loại thú móng guốc chẵn
1.1.1. Đặc điểm và hệ thống phân loại bộ móng guốc chẵn (Artiodactyla)
Theo mô tả của nhiều tác giả (Đặng Huy Huỳnh 1986 [24], Lekagul et
al. 1988 [83], Hutchins et al. 2004 [77], Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008 [31],
Nguyễn Xuân Đặng và cs. 2009 [17], Đặng Huy Huỳnh và cs. 2010) [27], thú
MGC gồm các loài thú có kích thƣớc cơ thể từ rất lớn tới trung bình. Lớn nhất
là Hà mã (Hippopotamus amphibius) nặng tới 4.500 kg và nhỏ nhất là Cheo
cheo lƣng bạc (Tragulus versicolor) nặng khoảng 1,5 - 2,5 kg. Các chân đều
mang số ngón chẵn (2 hoặc 4 ngón) và có guốc. Thú MGC đi bằng đầu ngón
chân thứ III và thứ IV nên các ngón này rất lớn và có kích thƣớc gần bằng
nhau. Ngón thứ nhất đã bị tiêu biến, ngón thứ II và thứ V bị tiêu giảm về kích
thƣớc. Chỉ ở một số loài (họ Lợn Suidae) cả 4 ngón đều hoạt động, còn ở hầu
hết các loài khác chỉ có 2 ngón (thứ III và IV) hoạt động, 2 ngón khác nhỏ và
hầu nhƣ không chạm đất, trừ khi đất quá xốp.
Thú MGC đƣợc chia thành 2 nhóm: nhóm có sừng và nhóm không có
sừng. Nhóm không có sừng gồm các loài thuộc họ Cheo cheo (Tragulidae), họ
Lợn (Suidae), họ Lợn Taya (Tayassuidae) và họ Hƣơu xạ (Moschidae). Các loài
này có răng nanh phát triển dài để thực hiện chức năng bảo vệ thay cho sừng.
Nhóm có sừng bao gồm các họ còn lại. Tuy nhiên, kích thƣớc và nguồn gốc
sừng có khác nhau. Sừng của các loài họ Hƣơu nai (Cervidae) đặc và rụng hàng
năm sau mỗi mùa động dục (còn gọi là gạc). Sừng của các loài họ Trâu bò
(Bovidae) rỗng trong và không rụng, phát triển liên tục suốt đời. Chức năng chủ
yếu của sừng và răng nanh là làm vũ khí đấu tranh trong loài (tranh giành vị trí
đầu đàn, tranh giành thú cái trong mùa động dục,..), sau đó mới đến chức năng
chống lại thú ăn thịt hoặc các loài khác (Hutchins et al. 2004) [77]. Các cá thể
đực thƣờng có sừng hoặc răng nanh lớn hơn so với cá thể cái. Tùy loài, các cá
thể cái có thể có sừng nhƣ ở họ Trâu bò hoặc không có sừng nhƣ ở họ Hƣơu nai.
6
Bộ răng thích nghi với chế độ ăn của mỗi nhóm loài. Lợn rừng có răng
nanh trên rất dài, thò ra khỏi môi và mặt răng hàm có nhiều u, mấu nhỏ. Các
loài nhai lại không có răng nanh trên, mặt răng hàm có nhiều gờ nhai sắc hình
lƣỡi liềm. Số lƣợng răng từ 32 - 44 chiếc. Tất cả các loài trong các họ
Tragulidae, Moschidae, Cervidae và Bovidae đều không có răng cửa hàm
trên. Công thức răng: (i 0–3/3, c 0–1/1, pm 2–4/2–4, m 3/3) x 2 = 30–44.
Thú MGC ăn thực vật và có dạ dày thích nghi với việc tiêu hóa chất
xenluloza thực vật. Dạ dày đƣợc cấu tạo có 1 đến 3 ngăn, dạ dày giả nằm phía
trƣớc dạ dày thật (abomasum). Họ Lợn (Suidae) ăn tạp, dạ dày ít chuyên hoá,
chỉ có 2 ngăn. Các họ khác có dạ dày phức và ruột tịt nhỏ. Họ Cheo cheo
(Traguliadae) có dạ dày 3 ngăn, các họ khác có dạ dày 4 ngăn. Trong dạ dày
có hệ sinh vật và ký sinh trùng cộng sinh phong phú giúp phân hủy xeluloza.
Đa số các loài có đặc điểm nhai lại thức ăn (Đặng Huy Huỳnh và cs, 1986
[24] và Lekagul B. and McNeeley J. A. 1988) [83].
Theo Wilson và cộng sự (Wilson et al. 2005) [104], bộ móng guốc chẵn
(Artiodactyla) có khoảng 240 loài thuộc 89 giống và 10 họ (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Thành phần loài bộ MGC (Artiodactyla) trên thế giới
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
Họ
Họ Lợn - Suidae
Họ Lợn Taya - Tayassuidae
Họ Hà mã - Hippopotamidae
Họ Lạc đà - Camelidae
Họ Cheo cheo - Tragulidae
Họ Hƣơu xạ - Moschidae
Họ Hƣơu nai - Cervidae
Họ Linh dƣơng - Antilocapridae
Họ Hƣơu cao cổ - Giraffidae
Họ Trâu bò - Bovidae
Cộng
Số giống
5
3
2
3
3
1
19
1
2
50
89
Số loài
19
3
2
4
8
7
51
1
2
143
240
7
Một số tác giả (Simpson 1945, Mckenna et al 1997, Janis and Scott 1987,
trong Lekagul et al. 1988) [83] chia bộ MGC thành 3 phân bộ:
- Phân bộ Không nhai lại (Non-ruminantia) hoặc Phân bộ Lợn (Suina):
Răng hàm có mấu, răng nanh lớn sinh trƣởng liên tục, dạ dày đơn, ngón II và
ngón V phát trển. Phân bộ này có 3 họ là họ Lợn (Suidae), Hà mã
(Hippopotamidae) và họ Lợn Taia (Tayassuidae).
- Phân bộ Nhai lại (Ruminantia): Răng hàm có nếp sắc hình bán nguyệt,
thiếu răng cửa và thƣờng thiếu cả răng nanh. Dạ dày phức tạp chia 4 ngăn.
Phân bộ này có 05 họ: họ Hƣơu nai (Cervidae), họ Hƣơu cao cổ (Giraffidae),
họ Trâu bò (Bovidae), họ Cheo cheo (Tragulidae) và họ Linh dƣơng
(Antilocapridae).
- Phân bộ Chân chai (Tylopoda): gồm các loài Lạc đà. Thiếu răng nanh và
răng cửa ở cả hai hàm, răng hàm có mặt nhai phẳng, dạ dày tƣơng đối phức tạp.
Ngón I, II và V thiếu. Chỉ có 1 họ Lạc đà (Camelidae) phân bố ở sa mạc Trung Á.
Ba họ có số loài lớn nhất là: họ Trâu bò với 143 loài, họ Hƣơu nai với 51
loài và họ Lợn với 19 loài. Các họ còn lại đều có dƣới 10 loài. Wilson et al.
(2005) [104] chia họ Trâu bò thành 8 phân họ (Aepycerotinae, Alcelaphinae,
Bovinae, Cephalophinae, Hippotraginae, Atilopinae, Caprinae và Reduncinae)
và chia họ Hƣơu nai thành 3 phân họ (Capreolinae, Cervinae và Hydropotinae).
1.1.2. Thành phần loài khu hệ thú MGC Việt Nam
Việt Nam có khu hệ thú MGC khá đa dạng và phong phú. Theo thống
kê gần đây nhất của Đặng Ngọc Cần và cs. (2008) [6], khu hệ thú MGC ở
Việt Nam có 19 loài thuộc 12 giống và 5 họ (Bảng 1.2). Trong đó, có 1 loài
đã bị tuyệt chủng (Bò xám Bos sauveli), một loài đã bị tuyệt chủng trong
thiên nhiên (Hƣơu sao Cervus nippon) (Động vật chí Việt Nam. 2007 [1],
Sách Đỏ Việt Nam. 2007 [2]) và một loài có vị trí phân loài chƣa rõ ràng
(Lợn rừng trƣờng sơn Sus bucculentus) (Groves et al. 2008) [72].
8
Bảng 1.2: Thành phần loài thú MGC ở Việt Nam
TT
Tên Việt Nam
Tên khoa học
1. Họ Lợn
Suidae Gray, 1821
1.
Lợn rừng trƣờng sơn
Sus bucculentus Heude, 1892
2.
Lợn rừng
Sus scrofa Linnaeus, 1758
2. Họ Cheo cheo
Tragulidae Milne-Edwards, 1864
3.
Cheo cheo kanchil
Tragulus kanchil (Raffles, 1821)
4.
Cheo cheo lƣng bạc
Tragulus versicolor Thomas, 1910
3. Họ Hƣơu xạ
Moschidae Gray, 1821
Hƣơu xạ
Moschus berezovskii Flerov, 1929
4. Họ Hƣơu, Nai
Cervidae Goldfuss, 1820
6.
Hƣơu vàng
Axis porcinus (Zimmermann, 1780)
7.
Hƣơu sao
Cervus nippon Temminck, 1838
8.
Mang thƣờng, hoẵng
Muntiacus muntjak (Zimmermann, 1780)
9.
Mang ruzơven
Muntiacus rooseveltorum Osgood, 1932
5.
10. Mang trƣờng sơn
Muntiacus truongsonensis (Giao et al., 1997)
11. Mang lớn
Muntiacus vuquangensis (Tuoc et al., 1994)
12. Nai cà tông
Rucervus eldii (Mclelland, 1842)
13. Nai đen
Rusa unicolor (Kerr, 1792)
14.
15.
16.
17.
18.
19.
5. Họ Trâu bò
Bò tót
Bò rừng
Bò xám
Trâu rừng
Sao la
Sơn dƣơng
Bovidae Gray, 1821
Bos frontalis Lambert, 1804
Bos javanicus d’Alton, 1823
Bos sauveli Urbain, 1937
Bubalus bubalis (Linnaeus, 1758)
Pseudoryx nghetinhensis Dung et al., 1993
Capricornis milneedwardsii David, 1869
Ghi chú: hệ thống phân loại theo Wilson & Reeder 2005 [104].
Ở Việt Nam, bộ MGC (Artiodactyla) có 5 họ, gồm họ Lợn (Suidae), họ
Cheo cheo (Tragulidae), họ Hƣơu nai (Cervidae), họ Hƣơu xạ (Moschidae) và
9
họ Trâu bò (Bovidae) (Nguyễn Xuân Đặng và cs. 2009) [17]. Đặc điểm chung
của các họ này nhƣ sau:
Họ Lợn (Suidae): Mõm dài, linh động, kết thúc bằng một đĩa phẳng,
trần. Hai lỗ mũi mở ngay tại mặt đĩa mõm, giúp lợn dễ dàng đánh mùi thức ăn
khi dùng mũi đào đất tìm thức ăn. Khứu giác rất phát triển. Bàn chân hẹp có 4
ngón phát triển. Guốc của các ngón ngoài không chạm đất khi đi trên đất
cứng, chỉ chạm khi đi trên đất xốp. Công thức răng: (i 3/3, c1/1, pm 4/4, m
3/3) x 2 = 44. Các hàm đều có răng cửa, nhƣng răng cửa hàm dƣới mọc
ngang. Răng nanh hàm dƣới chĩa ra ngoài và ngƣợc lên trên, răng nanh hàm
trên lớn hơn nhiều so với hàm dƣới, rất dài ở con đực. Các răng nanh hàm
trên và hàm dƣới mài vào nhau tạo thành cạnh rất sắc để cắt củ cây. Lợn
không nhai lại, dạ dày đơn 2 ngăn. Lợn cái có 3-6 đôi vú. Ở Việt Nam, họ
Lợn (Suidae) có 1 giống, 2 loài (Lợn rừng Sus scrofa và Lợn rừng trƣờng sơn
Sus bucculentus).
Lợn rừng trƣờng sơn đƣợc Heude mô tả năm 1892 dựa trên 2 mẫu sọ
thu đƣợc ở Nam Việt Nam (đƣợc cho là ở Đồng Nai). Sau đó có một mẫu sọ
không hoàn chỉnh khác của cá thể đực non thu đƣợc ở Dãy Trƣờng Sơn (bản
Ni Giang, Lào) (Groves et al. 1997 [72]; Meijaard et al. 2004) [86]. Tuy
nhiên, kết quả ADN ty thể cho thấy có thể Sus bucculentus chỉ là tên đồng vật
của Sus csrofa (Robins et al. 2006, trích theo Grove et al. 2008). Vì vậy, vị trí
phân loại của Lợn rừng trƣờng sơn còn nghi ngờ (Grove et al. 2008) [72].
Họ Cheo cheo (Tragulidae): Thân nhỏ, chân mảnh mai; nửa thân sau
cao hơn nửa thân trƣớc; tuyến dƣới cằm lớn, thƣờng có các đốm trắng ở cổ và
ngực. Con cái có 4 vú ở bẹn. Cheo cheo không có sừng, con đực có răng nanh
hàm trên rất dài thò ra ngoài thành nanh. Công thức răng: (i0/3,c1/1,pm
3/3,m3/3) x 2= 34. Răng nanh hàm dƣới giống răng cửa, do đó hàm dƣới có 8
răng cửa. Răng trƣớc hàm có cạnh sắc, răng hàm có mấu bán nguyệt đặc trƣng
của thú nhai lại. Dạ dày 3 ngăn. Ở Việt Nam họ Cheo cheo có 1 giống, 2 loài.
10
Việc xác định chính xác vị trí phân loại của đối tƣợng nghiên cứu là rất
cần thiết đối với công tác bảo tồn loài. Hệ thống phân loại Cheo cheo
(Tragulidae) rất phức tạp. Hiện nay, vẫn chƣa có sự thống nhất giữa các nhà
nghiên cứu động vật về hệ thống phân loại và thành phần loài Cheo cheo ở
Việt Nam. Nhiều tác giả (Van Peenen et al. 1969 [100], Đặng Huy Huỳnh
1986 [24], Corbet et al. 1992 [66], Đặng Huy Huỳnh và cs. 1994 [25], Đặng
Huy Huỳnh và cs. 2008 [31],..) cho rằng ở Việt Nam chỉ có một giống Cheo
cheo (Tragulus) với 2 loài: Cheo cheo nam dƣơng Tragulus javanicus
Osbeck, 1765, (tên đồng vật là Tragulus kanchil Gray 1861) và Cheo cheo
napu hay Cheo cheo lớn Tragulus napu (F. Cuvier 1822) (Tên đồng vật là:
Tragulus versicolor Thomas 1910). Một số tác giả khác (Đặng Ngọc Cần và
cs. 2008 [6], Nguyễn Xuân Đặng và cs. 2009 [17]) lại cho rằng ở Việt Nam có
2 loài Cheo cheo là: Tragulus kanchil và Tragulus versicolor.
Meijaard & Groves (2004) [86] thẩm định lại hệ thống phân loại giống
Cheo cheo (Tragulus) dựa trên phân tích nhiều chỉ tiêu hình thái sọ. Theo hệ
thống phân loại này, Tragulus javanicus, Tragulus kanchil, Tragulus napu và
Tragulus versicolor là những loài độc lập. Giống Cheo cheo (Tragulus) có 6
loài thuộc 3 nhóm:
- Nhóm Tragulus napu: có 2 loài, gồm Tragulus napu phân bố ở bán
đảo Malay, Borneo, Sumatra và các đảo lân cận và loài Tragulus nigricans
phân bố ở đảo Balabac thuộc Nam Philippines.
- Nhóm Tragulus versicolor: chỉ có 1 loài duy nhất Tragulus versicolor
phân bố ở Nam Việt Nam.
- Nhóm Tragulus javanicus: có 3 loài gồm: Tragulus javanicus phân bố
ở đảo Giava, Tragulus williamsoni phân bố ở Bắc Thái Lan và Nam Trung
Quốc và Tragulus kanchil với 16 phân loài phân bố ở lục địa Nam Á, Borneo,
Sumatra và các đảo lân cận.
11
Nhƣ vậy, theo Meijaard và Grove (2005) [86], loài Tragulus javanicus
không có ở Việt Nam, thay vào đó là loài Tragulus kanchil (trƣớc đây đƣợc
xem là loài phụ của Tragulus javanicus), loài Tragulus napu không có ở Việt
Nam, thay vào đó là loài Tragulus versicolor (trƣớc đây đƣợc xem là loài phụ
của Tragulus napu).
Loài Tragulus versicolor là loài độc lập và là loài đặc hữu của Việt
Nam; mẫu vật của loài này mới chỉ thu đƣợc ở Nha Trang và Gia Lai
(Meijaard et al. 2004, Kuznetsov et al. 2004) [86] [82]. Loài Tragulus kanchil
có kích thƣớc cơ thể lớn hơn loài Tragulus versicolor và không có ở Nam
Dƣơng, vì vậy, tên tiếng Việt "Cheo cheo nam dƣơng" hay "Cheo cheo nhỏ "
dùng cho loài này đều không phù hợp, Luận án đề nghị dùng tên "Cheo cheo
kanchil" thay thế.
Cheo cheo kanchil (Tragulus kanchil) là loài thú quý, hiếm có tên trong
Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (bậc VU) và có giá trị kinh tế cao, nhƣng còn rất ít
đƣợc nghiên cứu về sinh học, sinh thái. Khảo sát cho thấy, Cheo cheo kanchil
khá phổ biến ở KBTTN-VH Đồng Nai và cũng là đối tƣợng thƣờng xuyên bị
ngƣời dân săn bắt làm thực phẩm dẫn đến số lƣợng ngày càng suy giảm. Vì
vậy, Luận án đã nghiên cứu sâu về sinh học, sinh thái của Cheo cheo kanchil
làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các giải pháp quản lý, bảo tồn hiệu quả
và nhân nuôi phát triển loài thú quý, hiếm này.
Họ Hƣơu xạ (Moschidae): Họ này trƣớc đây thƣờng đƣợc ghép vào
họ Hƣơu nai (Cervidae). Sau này đƣợc tách thành họ riêng (Wilson et al.
2005) [104]. Điểm nổi bật nhất là con đực có tuyến xạ rất lớn ở gần cơ quan
sinh dục. Cả đực và cái đều không có sừng, răng nanh hàm trên phát triển
thành ngà, đặc biệt ở con đực. Hƣơu xạ (Moschus berezovskii) có túi mật (các
loài Hƣơu nai không có túi mật). Công thức răng: (i0/3,c1/2,pm3/3,m3/3) x 2
= 36. Dạ dày 4 ngăn. Ở Việt Nam, chỉ có một loài Hƣơu xạ.