Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Điều tra sinh trưởng làm cơ sở xây dựng mô hình sản lượng rừng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) trồng tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.94 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

HOÀNG VĂN HIẾU
ĐIỀU TRA SINH TRƯỞNG LÀM CƠ SỞ XÂY DỰNG MÔ HÌNH
SẢN LƯỢNG RỪNG KEO LAI (ACACIA MANGIUM x ACACIA
AURICULIFORMIS)TẠI XÃ BẾ TRIỀU, HUYỆN HÒA AN
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trương Quốc Hưng

Thái Nguyên, năm 2015




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu
và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được công bố ở các
nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Thái Nguyên, tháng 05, năm 2015

XÁC NHẬN CỦA GVHD

Tác giả

Ths. Trương Quốc Hưng

Hoàng Văn Hiếu

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Đại học khóa 2011 – 2015. Được
sự nhất trí, phân công của khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn Ths. Trương Quốc Hưng
tôi đã thực hiện đề tài: “Điều tra sinh trưởng làm cơ sở xây dựng mô hình

sản lượng rừng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) trồng tại
xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, các thầy cô
trong khoa Lâm Nghiệp, các cán bộ kiểm lâm hạt kiểm lâm huyện Hòa An tỉnh
Cao Bằng, nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Trương Quốc Hưng đã tận
tình, quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu cũng như hạn chế về
kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản
thân chưa nhận thấy được. Tôi rất mong sự góp ý của Quý thầy giáo, cô giáo
để khóa luận hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05, năm 2015
Tác giả

Hoàng Văn Hiếu


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu thành phần các dân tộc của xã Bế Triều năm 2013............ 18
Bảng 4.1. Kết quả xác định phân bố thực nghiệm N/D tại khu vực xã Bế
Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ..................................................... 29
Bảng 4.2 Bảng tổng hợp các phương trình tương quan Hvn và D1.3 .............. 33
Bảng 4.3 Bảng tổng hợp các phương trình tương quan Dt và D1.3 ................. 35
Bảng 4.4. Kết quả tính toán các chỉ tiêu cơ bản của lâm phần Keo lai (Acacia
mangium x Acacia auriculiformis) ......................................................... 36

Bảng 4.5a. Kết quả lập phương trình tương quan giữa nhân tố điều tra và chỉ
tiêu sản lượng .......................................................................................... 38
Bảng 4.5b. Kết quả kiểm tra sự tồn tại của các phương trình sản lượng trong
tổng thể .................................................................................................... 39
Bảng 4.5c. Kết quả chọn phương trình xây dựng mô hình sản lượng ............ 40
Bảng 4.6a. Kết quả tính toán các chỉ tiêu điều tra cơ bản của các ô không
tham gia lập phương trình ....................................................................... 40
Bảng 4.6b. Bảng kiểm tra giá trị thực nghiệm và giá trị lý thuyết cho từng chỉ
tiêu ........................................................................................................... 41
Bảng 4.6c. Bảng tính toán sai số cho từng chỉ tiêu ......................................... 41
Bảng 4.6d. Kết quả kiểm tra tính thích ứng của các mô hình sản lượng ........ 41


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Nắn phân bố thực nghiệm theo hàm Weibull ở OTC 5 .................. 32
Hình 4.2: Nắn phân bố thực nghiệm theo hàm Weibull ở OTC 13 ................ 32
Hình 4.3: Nắn phân bố thực nghiệm theo hàm Weibull ở OTC 24 ................ 33
Hình 4.4: Biểu đồ giá trị thực nghiệm và giá trị lý thuyết của chỉ tiêu Dg.... 42
Hình 4.5: Biểu đồ giá trị thực nghiệm và giá trị lý thuyết của chỉ tiêu G...... 43
Hình 4.6: Biểu đồ giá trị thực nghiệm và giá trị lý thuyết của chỉ tiêu M ..... 43
Hình 4.7: Biểu đồ giá trị thực nghiệm và giá trị lý thuyết của chỉ tiêu St ..... 44


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ


Từ, cụm từ viết tắt
A

Tuổi cây

C1.3

Chu vi ngang ngực

D1.3

Đường kính ngang ngực

Dg

Đường kính bình quân lâm phần

Đt

Đường kính tán

G

Tiết diện ngang lâm phần

Hvn

Chiều cao vút ngọn

M


Trữ lượng lâm phần

OTC

Ô tiêu chuẩn

P%

Mức độ chính xác nhỏ nhất

R

Hệ số tương quan

S%

Sai số tương đối

St

Diện tích tán lâm phần


vi

MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập .......................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ......................................................... 3
Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 4
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở khoa học .................................................................................... 4
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...................................................... 5
2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 9
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................ 15
2.2.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu ..................................... 15
2.2.2. Điều kiện dân sinh - kinh tế .............................................................. 18
2.2.3. Nhận xét chung ................................................................................. 19
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 21
3.4.1. Công tác chuẩn bị .............................................................................. 21
3.4.2. Công tác ngoại nghiệp....................................................................... 21
3.4.3. Công tác nội nghiệp .......................................................................... 23


vii

3.4.4. Phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa các đại lượng xây dựng
mô hình sản lượng ....................................................................................... 25
3.4.5. Phương pháp đánh giá và chọn phương trình thích hợp để xây dựng
biểu sản lượng ............................................................................................. 27

3.4.6. Phương pháp kiểm nghiệm kết quả................................................... 28
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 29
4.1. Kết quả nghiên cứu mốt số quy luật kết cấu lâm phần ....................... 29
4.1.1. Kết quả nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo đường kính (N/D) .... 29
4.1.2. Kết quả nghiên cứu tương quan Hvn và D1.3 .................................... 33
4.1.3. Kết quả nghiên cứu tương quan Dt và D1.3 ....................................... 35
4.2. Kết quả tính toán các chỉ tiêu điều tra cơ bản của lâm phần Keo lai ... 36
4.3. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sản lượng rừng với điều kiện lập địa
(thông qua chỉ số cấp đất Si), mật độ hiện tại (N/ha) và tuổi lâm phần (A)
làm cơ sở xây dựng biểu sản lượng............................................................. 38
4.4. Kết quả chọn lọc, kiểm tra thích ứng của các phương trình biểu diễn
mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sản lượng với các nhân tố điều tra cơ bản .. 40
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 45
5.1. Kết luận ................................................................................................ 45
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48
I. Tài liệu Tiếng Việt: .................................................................................. 48
II. Tài liệu Tiếng Anh: ................................................................................ 50


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Đại học khóa 2011 – 2015. Được
sự nhất trí, phân công của khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn Ths. Trương Quốc Hưng
tôi đã thực hiện đề tài: “Điều tra sinh trưởng làm cơ sở xây dựng mô hình
sản lượng rừng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) trồng tại
xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được sự

quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, các thầy cô
trong khoa Lâm Nghiệp, các cán bộ kiểm lâm hạt kiểm lâm huyện Hòa An tỉnh
Cao Bằng, nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Trương Quốc Hưng đã tận
tình, quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu cũng như hạn chế về
kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản
thân chưa nhận thấy được. Tôi rất mong sự góp ý của Quý thầy giáo, cô giáo
để khóa luận hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05, năm 2015
Tác giả

Hoàng Văn Hiếu


2

Hòa An là một huyện thuộc tỉnh Cao Bằng, Huyện nằm ở trung tâm
tỉnh trong những năm gần đây keo lai đã được gây trồng ở nhiều xã trong địa
bàn huyện. Diện tích ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu cho nhà
máy ván dăm, ván ép, xưởng chế biến gỗ để phục vụ cho đời sống của người
dân. Tuy nhiên việc nghiên cứu sinh trưởng của keo lai làm cơ sở khoa học
để có được mô hình rừng, các biện pháp chăm sóc hiệu quả nhất hiện nay vẫn
còn thiếu. Đặc biệt là trong xây dựng mô hình sản lượng chuyên dụng phục
vụ công tác điều tra kinh doanh rừng. Một điều đáng nói là người trồng keo
lai là để đáp ứng môi trường sinh thái mà chưa hiểu hết tầm giá trị của sản
phẩm cây keo lai mang lại.
Xuất phát từ thực tiễn các vấn đề về Keo lai việc thực hiện đề tài:

“Điều tra sinh trưởng làm cơ sở xây dựng mô hình sản lượng rừng keo lai
(Acacia mangium x Acacia auriculiformis) trồng tại xã Bế Triều, huyện
Hòa An, tỉnh Cao Bằng” sẽ góp phần giải quyết vấn đề đó và có ý nghĩa thực
tiễn cho việc xây dựng các mô hình trồng keo, xây dựng các giải pháp phù
hợp để phát triển có hiệu quả rừng trồng keo lai ở địa phương cũng như trên
địa bàn huyện.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Cung cấp thêm cơ sở khoa học trong công tác xây dựng mô hình sản
lượng keo lai; Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của cây keo lai để phục
vụ cho phát triển kinh tế tại xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được sinh trưởng của rừng trồng Keo lai tại xã Bế Triều,
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích được các quy luật kết cấu lâm phần Keo lai tại xã Bế Triều,
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.


3

- Lập được mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sản lượng
rừng, các chỉ tiêu tuổi rừng, điều kiện lập địa và mật độ lâm phần loài keo lai
làm cơ sở xây dựng mô hình sản lượng đảm bảo yêu cầu với độ chính xác
(hay sai số cho phép), xây dựng phương pháp điều tra và dự đoán trữ lượng
gỗ lâm phần.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
Giúp cho sinh viên củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã được học,
đồng thời làm quen với thực tế, tích lũy học hỏi kinh nghiệm. Thực hành
thành thạo các phương pháp trong điều tra, nghiên cứu các loại cây rừng.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

Để tài thực hiện nhằm đánh giá thực tế về điều tra kinh doanh rừng tại
địa phương, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhất giúp người dân và
chính quyền địa phương có kế hoạch phát triển cây keo lai trong thời gian tới
đạt hiệu quả năng suất cao.


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học
2.1.1.1. Phân loại khoa học
Giới (regnum): Thực vật (Plantate); Bộ (ordo): Đậu (Fabales); Họ
(familia): Đậu (Fabaceae); Phân họ (subfamilia): Trinh nữ (Mimosoideae);
Chi (genus): Keo (Acacia); Loài (species): Keo lai (Acacia mangium x Acacia
auriculiformis)
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái
Keo lai là sự kết hợp giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá
tràm (Acacia auriculiformis). Keo lai là cây gỗ nhỡ thường xanh cao tới 2030m, đường kính có thể đạt tới 60 – 80cm. Thân tròn thẳng, tán rộng phân
cành thấp, vỏ màu xám nâu nứt dọc. Cây con dưới một tuổi lá kép lông chim
hai lần, cây trưởng thành lá đơn hình trái xoan dài hoặc hình ngọn giáo, đầu tù
men theo cuống, phiến lá dày nhẵn bông, có 3 – 5 gân dọc gắn song song
chụm lại ở đuôi lá, các gân nhỏ song song xen giữa các gân chính. Hoa tự
bông dài mọc lẻ hay mọc tập trung ở nách lá hay ở đầu cành. Hoa đều lưỡng tính
mẫu 4, tràng hoa màu vàng, nhị hoa thường vươn dài ra ngoài hoa. Quả đậu
xoắn, hạt hình trái xoan, hơi dẹt, màu đen. Rễ cây mọc rộng có nhiều nốt sần cố
định đạm (Lê Mộc Châu và Vũ Văn Dũng, 1999) [1].
2.1.1.3. Đặc điểm sinh thái
Keo lai là cây mọc nhanh ở vùng Đông Nam Bộ sau 5 năm tuổi Keo lai có

khả năng sinh trưởng nhanh cả về đường kính và chiều cao, đường kính trung
bình có thể đạt tới 12.8cm và chiều cao trung bình có thể đạt tới 16.9m. Keo
lai loài cây ưa sáng, sống được ở nơi nhiệt độ bình quân là 220C tối thích là


5

24 - 280C và giới hạn là 400C, lượng mưa 1500 - 2500mm/năm. Đất đai chủ
yếu trồng trên các loại đất Feralit tầng dày tối thiểu 75cm, đất phù sa cổ, đất
xám bạc màu…Mùa ra hoa quả gần như quanh năm (Lê Mộc Châu và Vũ
Văn Dũng, 1999) [1].
2.1.1.4. Phân bố địa lý
Keo Lai đã xuất hiện trong các rừng Keo Tai tượng vào đầu những năm
1990 ở một số vùng nước ta, sau đó được gây trồng để lấy giống ở Ba Vì, Hà
Tây. Ở nước ta cây Keo lai được gây trồng rộng rãi trên toàn quốc những năm
gần đây. Cây mọc hầu hết các dạng đất thích hợp nhất là từ Quảng Bình trở ra.
2.1.1.5. Giá trị kinh tế
Keo lai có khả năng cải tạo đất tốt, chống xói mòn, chống cháy rừng.
Gỗ thẳng màu trắng có vân, có lõi giác phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt:
Kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng,
đóng đồ mỹ nghệ, hàng xuất khẩu. Gỗ cho nhiệt lượng cao có thể sử dụng làm
củi hoặc than chạy máy [17]. Cây có hình dáng đẹp có thể trồng làm rừng
phong cảnh. Ngoài ra lá có thể làm thức ăn gia súc như dê, hươu,…
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Keo lai là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia
mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống Keo lai tự nhiên
này được phát hiện đầu tiên bởi Messir Herbern và Shim vào năm 1972 trong
số các cây Keo tai tượng trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah,
Malaysia. Năm 1976, M.Tham đã kết luận thông qua việc thụ phấn chéo giữa
Keo Tai tượng và Keo lá tràm tạo ra cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh

hơn giống bố mẹ. Đến tháng 7 năm 1978, kết luận trên cũng đã được Pedley
xác nhận sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở
Queensland - Australia). Ngoài ra, Keo lai tự nhiên còn được phát hiện ở
vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea (Turnbull, 1986, Gun và


6

cộng sự, 1987, Griffin, 1988), ở một số nơi khác tại Sabah (Rufelds,
1987)[26] và Ulu Kukut (Darus và Rasip, 1989) của Malaysia, ở Muak-Lek
thuộc tỉnh Saraburi của Thái Lan (Kijkar, 1992). Giống lai tự nhiên giữa Keo
tai tượng với Keo lá tràm đã được phát hiện ở cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng
và đều có một số đặc tính vượt trội so với bố mẹ, sinh trưởng nhanh, cành
nhánh nhỏ, thân đơn trục với đoạn thân dưới cành lớn.
2.1.2.1. Nghiên cứu mô hình sinh trưởng
Mô hình sinh trưởng từ những biểu đồ đơn giản nhất cho đến những
phần mềm máy tính phức tạp đã và đang là những công cụ quan trọng trong
quản lý rừng (Vanclay, 1998; Pote' and Bartelink, 2002) [28] [25]. Sinh khối
và hấp thụ các bon có thể được xác định bằng mô hình sinh trưởng. Trên thế
giới đã có rất nhiều mô hình sinh trưởng đã được phát triển và không thể tìm
hiểu được phương pháp cụ thể của mỗi mô hình. Vì vậy cần phải xác định
được những điểm chung để phân loại mô hình (Vanclay, 1998) [28]. Rất
nhiều tác giả đã cố gắng để phân loại mô hình theo các nhóm khác nhau với
những tiêu chuẩn khác nhau (Pote' and Bartelink, 2002) [25]. Có thể phân loại
mô hình thành các dạng chính sau đây:
1. Mô hình thực nghiệm/thống kê (empirical model) dựa trên những đo
đếm của sinh trưởng và các điều kiện tự nhiên của thời điểm đo đếm mà
không xét đến các quá trình sinh lý học.
2. Mô hình động thái (process model)/mô hình sinh lý học mô tả đầy
đủ các cơ chế hóa sinh, lý sinh trong hệ sinh thái và sinh vật (Constable and

Friend, 2000)[21].
3. Mô hình hỗn hợp (hybrid/mixed model), kết hợp phương pháp xây
dựng hai loại mô hình trên đây để xây dựng mô hình hỗn hợp.
Mô hình thực nghiệm đòi hỏi ít tham số (biến số) và có thể dễ dàng mô
phỏng sự đa dạng về quản lý cũng như xử lý lâm sinh, nó là công cụ định


7

lượng sử dụng có hiệu quả và phù hợp trong quản lý và lập kế hoạch quản lý
rừng (Landsberg and Gower, 1997; Vanclay and Skovsgaard, 1997; Vanclay,
1998)[23][28]. Phương pháp này có thể phù hợp để dự đoán sản lượng ngắn
hạn trong khoảng thời gian mà các điều kiện tự nhiên cho sinh trưởng của
rừng được thu thập số liệu tạo nên mô hình vẫn chưa thay đổi lớn. Mô hình
thực nghiệm thường được thể hiện bằng các phương trình quan hệ hoặc
phương trình sinh trưởng dựa trên số liệu sinh trưởng đo đếm thực nghiệm mà
thông thường không xét đến ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố môi trường vì
các ảnh hưởng này được coi như đã được tích hợp vào sinh trưởng của cây.
Đối với mô hình thực nghiệm, các phương trình sinh trưởng và biểu sản lượng
có thể phát triển thành một biểu sản lượng sinh khối hoặc cácbon tương ứng.
Tuy nhiên, mô hình sinh trưởng thực nghiệm không đầy đủ. Chúng không thể
sử dụng để xác định hệ quả của những thay đổi của điều kiện môi trường đến
hệ sinh thái và cây như sự tăng lên của nồng độ khí nhà kính, nhiệt độ, hoặc
chế độ nước… (Landsberg and Gower, 1997) [23].
Mô hình động thái mô phỏng quá trình sinh trưởng, với đầu vào là các
yếu tố cơ bản của sinh trưởng như ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng đất…, mô
hình hóa quá trình quang hợp, hô hấp và sự phân phát những sản phẩm của
các quá trình này trên rễ, thân và lá (Landsberg and Gower, 1997; Vanclay,
1998)[23][28]. Nó còn gọi là mô hình cơ giới (mechanistic model) hay mô
hình sinh lý học (physiological model). Mô hình động thái phức tạp hơn rất

nhiều so với mô hình thực nghiệm nhưng có thể sử dụng để khám phá hệ quả
của sự thay đổi môi trường đến hệ sinh thái, sinh vật (Landsberg and Gower,
1997) [23]. Tuy nhiên, mô hình động thái cần một số lượng lớn các tham số
(biến số) đầu vào, nhiều tham số lại không dễ đo, cần thời gian dài để đo và
không thể đo được với các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ở các nước đang
phát triển.


8

2.1.2.2. Về sinh trưởng
Theo nghiên cứu của Rufeld (1987)[26] thì không tìm thấy một sự sai
khác nào đáng kể của Keo lai so với các loài bố mẹ. Các tính trạng của chúng
đều thể hiện tính trung gian giữa hai loài bố mẹ mà không có ưu thế lai thật
sự. Tác giả đã chỉ ra rằng Keo lai hơn Keo tai tượng về độ tròn đều của thân,
có đường kính cành nhỏ hơn và khả năng tỉa cành tự nhiên khá hơn Keo tai
tượng, song độ thẳng thân, hình dạng tán lá và chiều cao dưới cành lại kém
hơn Keo tai tượng. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Pinso và Nasi,
(1991)[24] thì trong nhiều trường hợp cây Keo lai có xuất xứ ở Sabah vẫn giữ
được hình dáng đẹp của Keo tai tượng. Về ưu thế lai thì có thể có nhưng
không bắt buộc vì có thể bị ảnh hưởng của cả 02 yếu tố di truyền lẫn điều
kiện lập địa. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sinh trưởng của Keo lai tự
nhiên đời F1 là tốt hơn, còn từ đời F2 trở đi cây sinh trưởng không đồng đều
và trị số trung bình còn kém hơn cả Keo tai tượng. Khi đánh giá về các chỉ
tiêu chất lượng của cây Keo lai, Pinso và Nasi (1991)[24] thấy rằng độ thẳng
của thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân,…đều tốt hơn giống bố
mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp với các chương trình trồng rừng thương
mại. Cây Keo lai còn có ưu điểm là có đỉnh ngọn sinh trưởng tốt, thân cây
đơn trục và tỉa cành tự nhiên tốt.
2.1.2.3. Nghiên cứu về hình thái cây Keo lai

Nghiên cứu về hình thái cây Keo lai có thể kể đến các công trình
nghiên cứu của Rufelds (1988)[27]. Gan.E và Sim Boom Liang (1991)[22]
các tác giả đã chỉ ra rằng: Keo lai xuất hiện lá giả (Phyllode) sớm hơn Keo tai
tượng nhưng muộn hơn Keo lá tràm. Ở cây con lá giả đầu tiên của Keo lá
tràm thường xuất hiện ở lá thứ 4-5, Keo tai tượng thường xuất hiện ở lá thứ 89 còn ở Keo lai thì thường xuất hiện ở lá thứ 5-6. Bên cạnh đó là sự phát hiện


9

về tính chất trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở các bộ phận sinh
sản (Bowen, 1981) [20].
2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam Keo lai được tìm thấy ở Ba Vì (Hà Tây), Thống Nhất
(Đồng Nai), sông Bé và một số tỉnh miền Trung như : Quảng Nam, Đà Nẵng,
Khánh Hòa ngoài ra còn phát hiện thấy lác đác ở khắp cả nước, như ở Nam
Bộ (Tân Tạo, Trảng Bom, Sông Mây, Trị An). Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa). Ở Bắc Bộ ( Hà Tây, Hòa
Bình, Phú Thọ). Keo lai được trung tâm giống cây rừng đã có những nghiên
cứu về chọn và nhân giống Keo lai ở Thống Nhất (Đồng Nai), Ba Vì (Hà Tây)
đã chọn 26 dòng trong đó có được 8 dòng có đặc điểm sinh trưởng tốt hơn
hẳn Keo lá tràm và Keo tai tượng đó là các dòng 5, 10, 16, 23, 27, 29, 32, 33.
Keo lai mang đặc điểm trung gian giữa hai loài cây bố và mẹ, có thân
thẳng, tròn, tán lá dày, kích thước lá trung bình (lá nhỏ hơn lá Keo tai tượng
và lớn hơn lá Keo lá tràm), lá có 4 gân chính, cây tỉa cành tự nhiên tốt. Hệ rễ
phát triển, rễ có nhiều nốt sần do vi khuẩn Rhizobium cộng sinh cố định đạm
tạo nên. Do đó cây có thể được trồng làm cây che phủ, bảo vệ, cải tạo đất rất
tốt. Đặc biệt nhờ sự kết hợp chọn lọc cây trội có kiểm tra hậu thế bằng cây
hom trong thời gian qua đã chọn lọc được một số dòng Keo lai có năng suất
cao, thân cây thẳng, cành nhánh nhỏ, sinh trưởng nhanh như các dòng K5,
K10, K32, K33…Năm 1992 Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc

Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã phối hợp một số đơn vị khác, tiến
hành các nghiên cứu của Keo lai như chọn giống, nhân giống, khảo nghiệm
dòng vô tính, nghiên cứu khả năng cung cấp bột giấy và nghiên cứu tính chất
vật lý cơ học của gỗ Keo lai.


10

2.1.3.1. Những nghiên cứu về sinh trưởng
Theo công trình nghiên cứu của Nguyễn Huy Sơn và Hoàng Minh Tâm
(2012)[16] cho thấy: Mật độ trồng ban đầu cũng như phân bón lót và bón thúc
năm thứ 2 ảnh hưởng chưa rõ đến tỷ lệ sống của rừng trồng Keo lai 9,5 năm
tuổi ở Đông Hà - Quảng Trị. Tuy nhiên, tỷ lệ sống ở giai đoạn này chủ yếu là
do cạnh tranh không gian sinh dưỡng dẫn đến tỉa thưa tự nhiên và chỉ còn 4460% so với mật độ trồng ban đầu. Mật độ trồng ban đầu cũng như mật độ hiện
tại khi điều tra có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng và năng suất
cũng như chất lượng rừng trồng Keo lai ở giai đoạn 9,5 năm tuổi. Ở công thức
mật độ thấp nhất (N ban đầu là 1.330 cây/ha và N hiện tại còn 714 cây/ha) thì
khả năng sinh trưởng và chất lượng rừng đạt cao nhất, nhưng năng suất gỗ lại
thấp nhất. Ngược lại, ở công thức mật độ cao nhất (N ban đầu là 2.500 cây/ha
và N hiện tại còn 1.227 cây/ha) thì khả năng sinh trưởng và chất lượng rừng
thấp nhất, nhưng năng suất gỗ cây đứng lại đạt cao nhất. Phân bón lót và bón
thúc năm thứ 2 tuy có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng của rừng
trồng Keo lai 2 tuổi; nhưng ở giai đoạn 9,5 tuổi, khả năng sinh trưởng, năng
suất, chất lượng rừng lại chịu ảnh hưởng chủ yếu vào mật độ hiện tại, những
công thức mật độ cao nhất thì trữ lượng cây đứng cũng đạt cao nhất (186,7194,5m3 /ha), nhưng tỷ lệ số cây có đường kính ≥15cm lại thấp và số cây.
Còn nghiên cứu của Phạm Duy Long, Luyện Thị Minh Hiếu (2013)[12]
Các công thức bón phân cho keo lai ở Tam Thanh đều có tỷ lệ sống đồng đều
nhau (đều đạt từ 80% đến 90%). Mỗi công thức phân bón sẽ có những ảnh
hưởng khác nhau tới sinh trưởng của rừng trồng keo lai. Công thức bón 500g
vi sinh sông Gianh và công thức bón 100g NPK + 400g vi sinh sông Gianh có

ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng đường kính keo lai, đều tăng từ 0,72 đến
0,77cm so với công thức không bón phân. Công thức bón 100g NPK + 400g
vi sinh sông Gianh và công thức bón 300g NPK có ảnh hưởng tốt nhất đối với


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu thành phần các dân tộc của xã Bế Triều năm 2013............ 18
Bảng 4.1. Kết quả xác định phân bố thực nghiệm N/D tại khu vực xã Bế
Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ..................................................... 29
Bảng 4.2 Bảng tổng hợp các phương trình tương quan Hvn và D1.3 .............. 33
Bảng 4.3 Bảng tổng hợp các phương trình tương quan Dt và D1.3 ................. 35
Bảng 4.4. Kết quả tính toán các chỉ tiêu cơ bản của lâm phần Keo lai (Acacia
mangium x Acacia auriculiformis) ......................................................... 36
Bảng 4.5a. Kết quả lập phương trình tương quan giữa nhân tố điều tra và chỉ
tiêu sản lượng .......................................................................................... 38
Bảng 4.5b. Kết quả kiểm tra sự tồn tại của các phương trình sản lượng trong
tổng thể .................................................................................................... 39
Bảng 4.5c. Kết quả chọn phương trình xây dựng mô hình sản lượng ............ 40
Bảng 4.6a. Kết quả tính toán các chỉ tiêu điều tra cơ bản của các ô không
tham gia lập phương trình ....................................................................... 40
Bảng 4.6b. Bảng kiểm tra giá trị thực nghiệm và giá trị lý thuyết cho từng chỉ
tiêu ........................................................................................................... 41
Bảng 4.6c. Bảng tính toán sai số cho từng chỉ tiêu ......................................... 41
Bảng 4.6d. Kết quả kiểm tra tính thích ứng của các mô hình sản lượng ........ 41


12


Cà Mau và đạt 21,15 m3 /ha/năm tại Yên Bái. Như vậy hai dòng Keo lá tràm
AA 1 và AA 9 có thể được chấp nhận mở rộng vùng trồng ở Cà Mau và Yên
Bái và các vùng có điều kiện khí hậu và đất đai tương tự. Hai dòng keo lai AH
1 và AH7 đều đạt năng suất trên 25 m3 /ha/năm khi trồng tại Cà Mau và Thanh
Hóa. Ngoài ra năng suất của dòng KL2 cũng đạt 22,31 m3 /ha/năm ở 2 tuổi khi
trồng tại Cà Mau. Như vậy hai dòng keo lai AH1 và AH7 có thể được chấp
nhận mở rộng vùng trồng ở Cà Mau và Thanh Hóa và các vùng có điều kiện
khí hậu và đất đai tương tự. Tại các điểm khảo nghiệm, các dòng keo lai và keo
lá tràm không bị bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor và bệnh héo
lá do nấm Ceratocytis sp gây ra, hiện chỉ bị một số bệnh hại lá do nấm
Colletotrichum gloeosporioides ở mức độ nhẹ. Đặc biệt là các dòng keo lai AH
1, AH7 và keo lá tràm AA 1, AA9 hầu như không bị bệnh.
Khi nghiên cứu sự thoái hóa và phân ly của cây Keo lai, Lê Đình Khả
(1997)[10] đã khẳng định: Không nên dung hạt của cây Keo lai để gây trồng
rừng mới. Keo lai đời F1 có hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ và tương
đối đồng nhất, đến đời F2 Keo có biểu hiện thoái hóa và phân ly khá rõ rệt,
cây lai F2 sinh trưởng kém hơn cây lai F1 và có biến động lớn về sinh trưởng.
2.1.3.2. Về lập địa và kỹ thuật trồng
Theo Phạm Thế Dũng và Phạm Viết Tùng (2005)[4], cho rằng: Cây keo
lai với tiềm năng sinh trưởng nhanh đã được các cơ sở trồng rừng phía Nam
sử dụng làm cây trồng chính với mục tiêu làm nguyên liệu giấy. Nhịp độ sinh
trưởng của rừng cho thấy từ năm thứ 3 sinh trưởng chiều cao và đường kính
thân cây vẫn tiếp tục tăng nhưng mức độ sinh trưởng đã chậm lại. Năng suất
rừng sau 2-3 năm trồng tại nơi trồng mật độ dày cao hơn nơi trồng mật độ
thưa, tuy nhiên do nhịp độ sinh trưởng rừng đã chậm lại từ năm thứ 4, do vậy
chỉ nên trồng rừng trong khoảng mật độ từ 1111 cây – 1666 cây sẽ phù hợp
hơn. Trong điều kiện trồng rừng trên đất xám bạc màu, cần phải có kỹ thuật


13


bón phân nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây bởi độ phì của loại đất này rất
kém. Biện pháp phòng chống cháy bằng cách “đốt trước” dưới tán rừng keo
mà các cơ sở trồng rừng đang áp dụng khá phổ biến hiện nay, sẽ có nguy cơ
làm cho đất suy giảm độ phì nhiêu và dẫn đến khả năng giảm năng suất rừng
trong các luân kỳ kế tiếp.
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001)[15] cho thấy để
nâng cao năng suất rừng Keo lai, việc bón phân khoáng với phân vi sinh cho
thể tích cây tăng so với đối chứng, sau đó là kết hợp bón supe lân với phân vi
sinh hoặc NPK với than bùn.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Sơn (2004), thực hiện cùng thời
gian với nghiên cứu này nhưng thực hiện tại Cam Lộ, Quảng trị cho thấy mật
độ cây trồng Keo lai trong khoảng 1.330-2.550 cây/ha thì mật độ 1660cây/ha
là khá hơn sau 1 năm trồng. Việc bón lót phân NPK kết hợp với phân vi sinh
đã cho sinh trưởng Keo lai tốt hơn, trong khi việc tỉa cành ở giai đoạn cây còn
nhỏ 1 năm tuổi không mang lại kết quả mong đợi. Theo Phạm Thế Dũng,
Nguyễn Thanh Bình, Ngô Văn Ngọc (2005)[3] từ kết quả nghiên cứu ảnh
hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của rừng Keo lai 3 tuổi cho thấy nếu
trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy thì mật độ 1.428 cây/ha là thích hợp,
nhưng nếu trồng vừa để lấy gỗ lớn vừa để lấy gỗ nhỏ thì mật độ 1.111 cây/ha
là thích hợp.
Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất rừng trồng tại Việt Nam có
rất nhiều công trình đi sâu nghiên cứu, điển hình có công trình nghiên cứu
bón phân cho keo lai ở Cẩm Quỳ (Ba Vì – Hà Tây cũ) của Lê Đình Khả, Hồ
Quang Vinh (1998)[11].
2.1.3.3. Nghiên cứu về sinh khối rừng
Theo Võ Đại Hải (2008)[7], khi nghiên cứu sinh khối cây cá thể Keo lai
trồng thuần loài ở Việt Nam kết quả nghiên cứu cho thấy: Sinh khối cây ca



14

thể Keo lai có sự biến đổi rất lớn theo các cấp đất và các giai đoạn tuổi khác
nhau. Cấu trúc sinh khối tươi cây cá thể keo lai chủ yếu tập trung vào sinh
khối thân 49,8%; rễ 19,1%; lá 16,5% và cành 14,6%. Giữa sinh khối tươi và
sinh khối khô cây cá thể keo lai với các nhân tố điều tra lâm phần như D1.3,
Hvn, A và giữa sinh khối tươi và sinh khối khô có mối quan hệ rất chặt chẽ
với nhau. Nghiên cứu sử dụng hàm Power, Compound để mô phỏng các mối
quan hệ này, các phương trình tương quan lập được đều có hệ số tương quan
cao, sai tiêu chuẩn thấp, đơn giản và dễ áp dụng. Có thể sử dụng các phương
trình này để tính toán nhanh, dự báo sinh khối Keo lai dựa vào các nhân tố
điều tra lâm phần như D1.3, Hvn, a hoặc tính toán sinh khối trên mặt đất từ
sinh khối tươi ra sinh khối khô.
Công trình nghiên cứu cơ sở xác định sinh khối cây cá thể và lâm phần
Keo lá tràm (Accia auriculiformis) tại tỉnh Thái Nguyên của Vũ Văn Thông
(1998)[19], đã giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, đáng chú ý là
đã nghiên cứu và xây dựng mô hình xác định sinh khối Keo lá tràm, lập các
bảng tra sinh khối tạm thời phục vụ cho công tác điều tra kinh doanh rừng.
Nghiên cứu của Hoàng Văn Dưỡng (2001)[5] đã biểu diễn quy luật
N/D bằng hàm Weibell và xác định nhanh hai tham số β và λ cho các lâm
phần keo lá tràm tại một số tỉnh tại khu vực miền trung Việt Nam. Đã xác lập
được quan hệ sinh khối với các chỉ tiêu biểu thị kích thước của cây (D, H),
quan hệ giữa sinh khối tươi và sinh khối khô các bộ phận thân cây cho các đối
tượng nghiên cứu.
2.1.3.4. Nghiên cứu về khả năng tích lũy cacbon
Võ Đại Hải, Nguyễn Viết Khoa (2008)[8] khi nghiên cứu khả năng hấp
thụ các bon của rừng Keo lai thuần loài một số tỉnh phía Bắc cho thấy: tổng
lượng các bon dao động từ 49,6 – 113,8 tấn/ha, trong đoa chủ yếu lượng các
bon trong đất chiếm 67,9% và trong tầng cây gỗ chiếm 27,5%, vật rơi rụng
chiếm 3,1%, trong cây bụi thảm tươi chiếm 1,5%. Lượng các bon tích lũy

trong các lâm phần Keo lai thay đổi theo tuổi và cấp đất từ tốt đến xấu.


15

Nguyễn Văn Dũng (2005)[2] Nghiên cứu về rừng Thông mã vỹ tại Núi
Luốt – Đại học Lâm Nghiệp cho thấy, rừng Thông mã vỹ thuần loài 20 tuổi
lượng cacc bon tích lũy là 80,7 – 122 tấn/ha. Rừng Keo trồng thuần loài 15
tuổi lượng các bon tích lũy là 62,5 – 103,1 tấn/ha.
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Bế Triều nằm kế trung tâm huyện lỵ Hòa An về phía đông nam.
- Phía Bắc giáp xã Đại Tiến, Nam Tuấn.
- Phía Đông giáp xã Ngũ Lão, Vĩnh Quang.
- Phía Nam giáp xã Hưng Đạo, Hoàng Tung.
- Phía Tây giáp xã Hồng Việt, Đức Long, thị trấn Nước Hai.
Là xã nằm kề trung tâm huyện, có tỉnh lộ 203 chạy qua, nên rất thuận lợi
cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa với thị xã Cao Bằng và các địa
phương khác.
2.2.1.2. Địa hình
Xã Bế Triều có hai vùng địa hình khá rõ nét:
- Phía Bắc là vùng đồi núi, có độ cao trung bình 450m so với mặt biển.
Đây là vùng núi đất xen kẽ với các thung lũng nhỏ được hình thành trên nền đá
gốc sa thạch và phiến thạch sét.
- Phía Nam và Tây Nam xã là vùng có địa bàn thấp, khá bằng phẳng,
nằm dọc sông Bằng Giang, có độ cao trung bình 300m so với mặt biển. Đây
là vùng đồng bằng, có độ dốc < 100.
2.2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất:

Theo tài liệu thổ nhưỡng của huyện Hòa An, trên địa bàn xã Bế Triều có
các loại đất sau:
Đất đỏ nâu trên đá mácma trung tính (Fk): Diện tích 804 ha chiếm 32,4%
diện tích tự nhiên của xã, nhóm đất này chủ yếu được phân bố ở bản Nà Mò,


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Nắn phân bố thực nghiệm theo hàm Weibull ở OTC 5 .................. 32
Hình 4.2: Nắn phân bố thực nghiệm theo hàm Weibull ở OTC 13 ................ 32
Hình 4.3: Nắn phân bố thực nghiệm theo hàm Weibull ở OTC 24 ................ 33
Hình 4.4: Biểu đồ giá trị thực nghiệm và giá trị lý thuyết của chỉ tiêu Dg.... 42
Hình 4.5: Biểu đồ giá trị thực nghiệm và giá trị lý thuyết của chỉ tiêu G...... 43
Hình 4.6: Biểu đồ giá trị thực nghiệm và giá trị lý thuyết của chỉ tiêu M ..... 43
Hình 4.7: Biểu đồ giá trị thực nghiệm và giá trị lý thuyết của chỉ tiêu St ..... 44


17

● Nhiệt độ trung bình năm là 21,60 C , nhiệt độ cao nhất (tháng 5) lên tới
39,90C , nhiệt độ thấp nhất -30C
Vào tháng 1.
● Biên độ trung bình giữa các tháng trong năm là 7,20C.
● Biên độ nhiệt trung bình ngày/đêm khá cao 6,80C.
● Tổng tích ôn hàng năm đạt 79800C.
Với nền nhiệt như trên có khả năng canh tác 2-3 vụ cây trồng ngắn ngày
trong năm. Tuy nhiên, với nền nhiệt thấp trong vụ đông xuân dễ ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng của cây trồng, do đó cần đặc biệt chú ý tới việc lựa chọn cơ cấu
thời vụ và loại giống thích hợp.

+ Chế độ ẩm:
Xã có lượng mưa trung bình 1142mm/năm. Lượng mưa phân bố không
đều trong năm, chủ yếu tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Số ngày mưa lớn tập
trung vào tháng 6,7,8 thường gây xói mòn, rửa trôi đất vùng đồi núi và gây úng
cục bộ, sạt lở khu vực đồng bằng ven sông . Ngược lại, vào mùa khô từ tháng
11 đến tháng 3 lượng mưa rất ít (khoảng 10%) gây nên tình trạng hạn hán kéo
dài, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
+ Độ ẩm không khí bình quân cả năm 82% và biến động từ 75% đến
85% tùy thuộc vào thời kỳ mưa và lượng bốc hơi.
+ Lượng bốc hơi trung bình năm từ 900-100mm/năm, tuy nhiên lượng
bốc hơi phân bố không đều trong năm đặc biệt mùa khô lượng bốc hơi lớn hơn
nhiều so với lượng mưa (140%), nên mùa khô đã ít mưa lại còn thiếu nước.
+ Gió: mùa hè có gió nam và đông nam, mùa đông thường có gió bắc và
đông bắc, có từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió bắc và đông bắc
thường gây lạnh kéo dài, có khi hình thành băng giá.


×