Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

phân loại và xây dựng bộ mẫu một số loài cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC

PHÂN LOẠI VÀ XÂY DỰNG BỘ MẪU
MỘT SỐ LOÀI CÁ

Cán bộ hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S PHAN KIM ĐỊNH

PHẠM YẾN NHI
MSSV: 3112382
Lớp Sinh học K37

Cần Thơ, 12/2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì luận văn
nào trƣớc đây.
Cần Thơ, ngày
tháng
Ngƣời thực hiện



Phạm Yến Nhi

i

năm 2014


LỜI CẢM TẠ
-----Trong suốt thời gian học tập tại trƣờng cho đến khi hoàn thành luận văn này em đã
nhận đƣợc nhiều sự chỉ dẫn tận tình của thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè, cũng nhƣ sự ủng hộ
về vật chất lẫn tinh thần của gia đình,…đó chính là nguồn động lực rất lớn để em hoàn thành
khóa học của mình.
Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và anh chị trong gia đình đã tạo mọi
điều kiện cho con hoàn thành tốt công việc học tập.
Em xin gửi lời cảm ơn đến:
Cô cố vấn học tập Phan Kim Định, là ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên và giúp
đỡ em trong suốt thời gian qua để hoàn thành luận văn này.
Quý thầy, cô thuộc Bộ môn Sinh – Khoa Khoa Học Tự Nhiên đã truyền dạy cho em
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trƣờng, cũng nhƣ tạo điều kiện
thuận lợi cho em thực hiện các thí nghiệm tại phòng thí nghiệm bộ môn.
Cảm ơn tất cả bạn bè, cùng toàn thể các bạn trong lớp Sinh học K37 đã đóng góp ý
kiến, quan tâm giúp đỡ và động viên em rất nhiều trong suốt thời gian em thực hiện luận văn
của mình.
Cuối cùng, tôi xin chúc mọi ngƣời nhiều sức khỏe và thành đạt.
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2014
Ngƣời thực hiện


Phạm Yến Nhi

ii


TÓM TẮT
Bằng phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu hình thái, mô tả theo một số khóa định loại, đề
tài “Phân loại và xây dựng bộ mẫu một số loài cá” đã phân loại đƣợc 78 loài cá thuộc 64
giống, 50 họ và 20 bộ. Trong đó, chiếm số lƣợng loài nhiều nhất là bộ Cá Vƣợc
(Perciformes) với 30 loài, kế tiếp là bộ Cá Nheo (Siluriformes) với 8 loài, bộ Cá Chép
(Cyprinformes) với 6 loài, bộ Cá Bơn (Pleuronectiformes) với 6 loài, bộ Cá Chình
(Anguilliformes) với 4 loài, bộ Cá Chìa vôi (Syngnatiformes) với 4 loài, bộ Cá Nóc
(Tetraodontiformes) với 3 loài, bộ Cá Chuối (Ophiocephaliform) với 3 loài, bộ Cá Hàm ếch
(Batrachoidiformes) với 2 loài, bộ Cá Nhám thu (Lamniformes) với 2 loài. Các bộ: Cá Trích
(Clupeiformes), Cá Chạch sông (Mastacembeliformes), Cá Đối (Mugiliformes), Cá Thát lát
(Osteoglossiformes), Cá Đuối (Myliobatiformes), Cá Mối (Synodontiformes), Cá Chim
(Characiformes), Cá Mắt vàng (Beryciformes), Cá Kìm (Belonifornes), Lƣơn
(Synbranchiformes) chỉ định loại đƣợc 1 loài cho mỗi bộ và 10 mẫu chƣa xác định đƣợc tên
loài cụ thể thuộc bộ Perciformes (8 mẫu), bộ Myliobatiformes (1 mẫu) và bộ Cyprinformes
(1 mẫu).

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................................ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................. viii
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................................ix

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1
CHƢƠNG 2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................... 2
2.1. Sơ lƣợc về tình hình nghiên cứu cá nội địa ở Việt Nam ................................... 2
2.1.1. Thời kì trƣớc năm 1945 .............................................................................. 2
2.1.2. Thời kì sau 1945 đến nay ........................................................................... 2
2.2. Hệ thống phân loại và những đặc điểm thƣờng dùng trong phân loại cá .......... 3
2.2.1. Hệ thống phân loại cá .................................................................................. 3
2.2.2. Những đặc điểm thƣờng dùng trong phân loại ........................................... 3
2.2.2.1. Danh pháp ................................................................................................ 3
2.2.2.2. Mô tả ........................................................................................................ 3
2.2.2.3. Một số danh từ đƣợc dùng trong mô tả ................................................... 6
2.3. Hình dạng và các cơ quan bên ngoài cơ thể cá .................................................. 6
2.3.1. Hình dạng cơ thể cá ..................................................................................... 6
2.3.1.1. Dạng hình thoi dài ................................................................................... 6
2.3.1.2. Dạng dẹp bên ........................................................................................... 6
2.3.1.3. Dạng dẹp bằng ......................................................................................... 7
2.3.1.4. Dạng ống dài............................................................................................ 7
2.3.1.5. Dạng đặc biệt ........................................................................................... 7
2.3.2. Các cơ quan ở phần đầu .............................................................................. 9
2.3.2.1. Miệng ....................................................................................................... 9
2.3.2.2. Mũi .......................................................................................................... 9
2.3.2.3. Râu ........................................................................................................... 9
2.3.2.4. Mắt ........................................................................................................... 9
2.3.2.5. Khe mang (lỗ mang) ................................................................................ 9
2.3.2.6. Lỗ phun nƣớc......................................................................................... 10
2.3.3. Các cơ quan ở phần thân và đuôi .............................................................. 10
2.3.3.1. Vây (vi) .................................................................................................. 10
2.3.3.2. Cơ quan đƣờng bên ............................................................................... 11
2.3.3.3. Lỗ hậu môn ............................................................................................ 11
2.3.3.4. Lỗ sinh dục ............................................................................................ 11

2.4. Đặc điểm phân loại của một số Bộ, Họ nghiên cứu......................................... 11
iv


2.4.1. Bộ Cá Vƣợc Perciformes .......................................................................... 11
2.4.1.1. Họ Cá Rô phi Cichlidae ......................................................................... 11
2.4.1.2. Họ Cá Rô Anabantidae .......................................................................... 11
2.4.1.3. Họ Cá Mang rổ Toxotidae ..................................................................... 11
2.4.1.4. Họ Cá Chẻm Centropomidae ................................................................ 11
2.4.1.5. Họ Cá Hồng Lutianidae ......................................................................... 11
2.4.1.6. Họ Cá Mú Serranidae ............................................................................ 12
2.4.1.7. Họ Cá Chim trắng Stromateidae ........................................................... 12
2.4.1.8. Họ Cá Chim đen Formionidae............................................................... 12
2.4.1.9. Họ Cá Trác Priacanthidae ...................................................................... 12
2.4.1.10. Họ Cá Bƣớm Chaetodontidae ............................................................. 12
2.4.1.11. Họ Cá Rô biển Pomacentridae............................................................. 12
2.4.1.12. Họ Cá Chai Platycephalidae ................................................................ 12
2.4.1.13. Họ Cá Nâu Scatophagidae ................................................................... 13
2.4.1.14. Họ Cá Mù làn Scorpaenidae ................................................................ 13
2.4.1.15. Họ Cá Khế Carangidae ........................................................................ 13
2.4.1.16. Họ Cá Thu ngừ Scombridae ................................................................ 13
2.4.1.17. Họ Cá Lóc Ophiocephalidae................ Error! Bookmark not defined.
2.4.1.18. Họ Cá Dao đỏ Cepoloidae ................................................................... 13
2.4.1.19. Họ Cá Nhụ Polynemidae ..................................................................... 13
2.4.2. Bộ Cá Chuối ................................................................................................. 14
2.4.3. Bộ Cá Chim Characiformes ...................................................................... 14
2.4.4. Bộ Cá Chép Cypriniformes ....................................................................... 14
2.4.5. Bộ Cá Đối Mugiliformes ........................................................................... 14
2.4.6. Bộ Cá Chạch sông Mastacembeliformes .................................................. 14
2.4.7. Bộ Cá Nheo Siluriformes .......................................................................... 14

2.4.7.1. Họ Cá Trê Claridae ................................................................................ 14
2.4.7.2. Họ Cá Tra Schilbeidae .......................................................................... 15
2.4.7.3. Họ Cá Ngát Plotosidae .......................................................................... 15
2.4.7.4. Họ Cá Ngạnh Bagridae .......................................................................... 15
2.4.7.5. Họ Cá Úc Ariidae .................................................................................. 15
2.4.8. Bộ Cá Thát lát Osteoglossiformes............................................................. 15
2.4.9. Bộ Cá Kìm Beloniformes .......................................................................... 15
2.4.10. Bộ Cá Bơn Pleuronectiformes................................................................... 15
2.4.10.1. Họ Cá Bơn cát Cynoglossidae ............................................................. 15
2.4.10.2. Họ Cá Bơn Soleidae ............................................................................ 16
v


2.4.11. Bộ Cá Nóc Tetraodontiformes .................................................................. 16
2.4.11.1. Họ Cá Nóc Tetraodontidae .................................................................. 16
2.4.11.2. Họ Cá Nóc gai Balistidae .................................................................... 16
2.4.11.3. Họ Cá Nóc nhím Diodontidae. ............................................................ 16
2.4.12. Bộ Cá Hàm ếch Batrachoidiformes........................................................... 16
2.4.13. Bộ Cá Mắt vàng Beryciformes .................................................................. 17
2.4.14. Bộ Cá Trích Clupeiformes ........................................................................ 17
2.4.15. Bộ Cá Mối Synodontifofmes .................................................................... 17
2.4.16. Bộ Cá Chình Anguilliformes .................................................................... 17
2.4.16.1. Họ Cá Lạc Muraenesocidae ................................................................. 17
2.4.16.2. Họ Cá Lịch biển Muraenidae............................................................... 17
2.4.16.3. Họ Cá Chình Anguilloidei ................................................................... 17
2.4.17. Bộ Lƣơn Synbranchiformes ...................................................................... 18
2.4.18. Bộ Cá Chìa vôi Syngnatiformes ................................................................ 18
2.4.18.1. Họ Cá Lao Fistulariidae ....................................................................... 18
2.4.18.2. Họ Cá Múa đít Centriscidae ................................................................ 18
2.4.18.3. Họ Cá Chìa vôi Syngnathidae ............................................................. 18

2.4.19. Bộ Cá Đuối Myliobatiformes .................................................................... 18
2.4.20. Bộ Cá Nhám Thu Lamniformes ................................................................ 18
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 19
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 19
3.2. Phƣơng tiện nghiên cứu ................................................................................... 19
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 19
3.3.1. Phƣơng pháp thu thập mẫu cá ................................................................... 19
3.3.2. Xử lí và bảo quản mẫu cá .......................................................................... 19
3.3.2.1. Chụp hình mẫu cá .................................................................................. 19
3.3.2.2. Cố định mẫu cá ...................................................................................... 19
3.3.3. Phƣơng pháp phân loại cá ......................................................................... 20
3.3.3.1. Phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu hình thái........................................ 20
3.3.3.2. Định loại ................................................................................................ 20
3.3.3.3. Kiểm tra lại tên đã định loại .................................................................. 20
3.3.4. Xây dựng bộ mẫu cá.................................................................................. 21
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 22
4.1. Cấu trúc thành phần loài của các loài cá nghiên cứu ........................................ 22
4.2. Đặc điểm nhận diện một số loài cá nghiên cứu ............................................... 27
4.3. Tầm quan trọng của các loài cá nghiên cứu ..................................................... 54
vi


4.3.1. Vai trò làm thực phẩm ............................................................................... 54
4.3.2. Vai trò làm cảnh ........................................................................................ 54
4.3.3. Vai trò trong y học .................................................................................... 55
4.3.4. Vai trò phòng dịch ..................................................................................... 55
4.4. Khóa định loại các loài cá nghiên cứu ............................................................. 55
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 63
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 63
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 64
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 65

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Danh sách 76 loài cá nghiên cứu ................................................................... 23
Bảng 4.2: Danh sách mẫu cá định loại tới bộ, họ ........................................................... 27
Bảng 4.3: Các loài cá có giá trị kinh tế trong nhóm cá nghiên cứu ............................... 53
Bảng 4.4: Các loài cá có vai trò làm cảnh trong nhóm cá nghiên cứu ........................... 54

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Những chỉ tiêu hình thái thƣờng dùng trong phân loại cá ................................ 5
Hình 2.2 Cá có cơ thể dạng hình thoi dài (Cá Sòng gió)................................................ 7
Hình 2.3 Cá có cơ thể dạng ống dài (Cá Ngựa xƣơng) ................................................... 7
Hình 2.4 Cá có cơ thể dạng dẹp bên (CáMó) .................................................................. 8
Hình 2.5 Cá có cơ thể dạng dẹp bằng (Cá Đuối bồng).................................................... 8
Hình 2.6 Cá có cơ thể dạng đặc biệt (Cá Bơn) ................................................................ 8
Hình 2.7 Cấu trúc vây cá ............................................................................................... 10

ix


CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
Cá là nhóm động vật có xƣơng sống, có số lƣợng loài tƣơng đối lớn (hiện nay
ngƣời ta biết khoảng 31.900 loài cá) (). Cá có ý nghĩa quan

trọng trong tự nhiên, là một mắt xích hữu cơ trong các hệ sinh thái ở nƣớc, góp phần
làm tăng độ đa dạng sinh học, tạo sự phát triển bền vững cho môi trƣờng. Cá còn là
nguồn thực phẩm quan trọng cho đời sống của con ngƣời và nguồn phát triển kinh tế
cho đất nƣớc.
Tuy nhiên, vấn đề đánh bắt khai thác cá quá mức, sự ô nhiễm môi trƣờng đã làm
cho trữ lƣợng cá ngày càng giảm mạnh, nhiều loài cá bị tuyệt chủng, nguy cơ tuyệt
chủng đƣợc liệt kê vào sách đỏ Việt Nam. Trƣớc tình hình đó việc nghiên cứu, bảo tồn
các loài cá là một vấn đề cấp bách hiện nay.
Trong nhà trƣờng, việc nghiên cứu và học tập về học phần Động vật học và Thực
tập đa dạng sinh học thƣờng sử dụng hình ảnh kết hợp với sự hƣớng dẫn của giảng viên.
Tuy nhiên, vấn đề chuyển đổi sang học chế tính chỉ, thời lƣợng chƣơng trình rút ngắn,
quá trình dạy và học chủ yếu khuyến khích tính chủ động của ngƣời học. Với thực trạng
trên, sinh viên phải tự ý thức, tự học, tự tìm hiểu qua giáo trình, các phƣơng tiện thông
tin, sách, báo,…việc cung cấp thêm cho sinh viên những mẫu vật sát với bài học là cần
thiết, giúp quá trình dạy cũng nhƣ quá trình học vừa tiết kiệm thời gian vừa nâng cao
hiệu quả.
Tận dụng những mẫu cá thu đƣợc từ các chuyến đi thực tế ở huyện Kiên Lƣơng,
thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) và một số mẫu cá thu mua tại địa bàn Thành phố Cần
Thơ, đề tài “Phân loại và xây dựng bộ mẫu một số loài cá” đƣợc thực hiện. Thông
qua việc phân loại một số loài cá nƣớc ngọt, nƣớc mặn thƣờng gặp với kết quả đƣợc
trình bày là những mẫu vật tại phòng thí nghiệm có các thông số về số vây lƣng, vây
hậu môn, vây ngực, vây bụng cùng danh pháp của mỗi loài. Kết quả thực nghiệm này là
nguồn tài liệu học khách quan, mang tính thực tiễn sẽ thuận tiện và hữu ích cho các sinh
viên khóa sau khi học tập đến học phần Động vật học và Thực tập đa dạng sinh học.
Bằng phƣơng pháp học trực quan (quan sát mẫu vật) sẽ tạo đƣợc sự thích thú cho ngƣời
học say mê tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn về môn học so với việc chỉ đƣợc tiếp cận lí
thuyết, không mang tính thực tiễn cao.
Mục tiêu của đề tài:
- Nhận dạng và định danh các loài cá bằng phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu
hình thái, mô tả theo một số khóa định loại.

- Thống kê và lập danh mục thành phần loài cá.
- Xây dựng bộ mẫu ngâm bổ sung vào bộ sƣu tập mẫu cá của phòng thí nghiệm,
phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ và sinh viên.

1


CHƢƠNG 2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1.

Sơ lƣợc về tình hình nghiên cứu cá nội địa ở Việt Nam

2.1.1. Thời kì trước năm 1945
Thời kì này, chủ yếu các công trình nghiên cứu đều do các tác giả ngƣời nƣớc
ngoài thực hiện. Phần lớn mẫu vật đƣợc lƣu trữ ở Bảo tàng tự nhiên Paris (Pháp). Công
trình đầu tiên nghiên cứu về cá nƣớc ngọt ở nƣớc ta là của Sauvage (1881) trong tác
phẩm “Nghiên cứu về khu hệ cá Á Châu và mô tả một số loài cá mới ở Đông Dương”.
Tác giả đã thống kê 139 loài cá chung cho toàn Đông Dƣơng và mô tả 2 loài mới ở
miền Bắc nƣớc ta (Nguyễn Viết Trƣơng & Trần Thị Túy Hoa, 1972).
Có thể nói, giai đoạn này việc nghiên cứu cá nƣớc ngọt ở nƣớc ta chỉ mới dừng lại
ở việc mô tả, thống kê thành phần loài, chƣa nghiên cứu về nguồn lợi.
2.1.2. Thời kì sau 1945 đến nay
Hai công trình mang tính tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các thời kì trƣớc
đƣợc công bố là: “Định loại cá nước ngọt ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam”(Mai Đình
Yên, 1978), đã thống kê danh mục, mô tả chi tiết, lập khóa định loại, đặc điểm phân bố
và ý nghĩa kinh tế của 201 loài cá nƣớc ngọt ở miền Bắc nƣớc ta và “Định loại các loài
cá nước ngọt Nam Bộ” (Mai Đình Yên, 1992), đã mô tả, lập khóa định loại 255 loài cá
ở Nam Bộ và miền Nam Việt Nam. Đến nay, hai cuốn sách này vẫn còn giá trị trong
công tác nghiên cứu phân loại cá.
Ngoài ra, công trình “ Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long”

(Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng, 1993) đã xác định đƣợc 137 loài, 99 giống,
39 họ và 13 bộ, “Cá biển Việt Nam – Cá xương vịnh Bắc bộ” (Nguyễn Nhật Thi, 1991),
đã thống kê danh mục, mô tả chi tiết và lập khóa định loại cho 217 loài cá nƣớc ngọt và
nƣớc mặn. Công trình nghiên cứu về cá mới nhất ở nƣớc ta là “Mô tả định loại cá Đồng
bằng sông Cửu Long, Việt Nam” (Trần Đắc Định, 2013) đã mô tả đƣợc 77 họ và 22 loài
và các đề tài nghiên cứu của sinh viên nhƣ: “Nghiên cứu các loài cá thuộc bộ Cá Vược
(Perciforme) trên địa bàn Thành phố Cần Thơ” (Trần Ngọc Hiếu, 2010) và “Nghiên
cứu các loài cá thuộc bộ Cá Chép (Cypriniformes) trên địa bàn Thành phố Cần Thơ”
(Nguyễn Thị Hồng Loan, 2010).
Về phân loại học cá nƣớc ngọt Việt Nam, còn có với công bố “Cá nước ngọt Việt
Nam” (Nguyễn Văn Hảo, 2005). T r o n g đó, tác giả đã mô tả chi tiết 1023 loài và 4
phân loài, 427 giống, 98 họ, 22 bộ. Đây là công trình tổng hợp đầy đủ nhất ở đầu thế kỉ
XXI về cá nƣớc ngọt Việt Nam.
Năm 2008, Ủy ban sông Mêkông đã xuất bản cuốn sách “Field guide to Fish of
the Mekong Delta” với 363 loài cá phổ biến ở khu vực sông Mêkông, thuộc hai nƣớc
Việt Nam và Cam-pu-chia ().
Quỹ bảo vệ môi trƣờng tự nhiên Nhật Bản (NAGAO) đã hợp tác với các quốc gia
Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan và Việt Nam để nghiên cứu khu hệ cá sông Mêkông từ
ngày 10/2006 – 3/20011. Kết quả nghiên cứu đã xác định và lƣu trữ mẫu của 540 loài
cá, trong đó, có 67 loài lần đầu đƣợc ghi nhận và 21 loài chƣa đƣợc mô tả ở lƣu vực hai
dòng sông Mêkông và sông Chao Phraya. Riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long có 292
loài thuộc 188 giống, 70 họ, trong đó, có 151 loài đặc hữu, 5 loài chƣa đƣợc mô tả, 8
loài chƣa định loại đƣợc, 62 loài mới lần đầu đƣợc ghi nhận ở lƣu vực sông Mêkông và
9 loài mới ghi nhận lần đầu ở Việt Nam ().

2


Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên vẫn còn mang tính khái quát, khu
vực nghiên cứu rộng. Vì thế, cần phải tiến hành việc nghiên cứu và điều tra lại để có

những dẫn liệu mới về khu hệ ở vùng này và đây là điều rất cần thiết để đóng góp
nguồn tƣ liệu cho những nghiên cứu tiếp theo.
2.2.

Hệ thống phân loại và những đặc điểm thƣờng dùng trong phân loại cá

2.2.1. Hệ thống phân loại cá
Hệ thống phân loại cá là một hệ thống gồm các cấp phân loại từ thấp đến cao, có
thể kể nhƣ: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài. Trong đó “loài” đƣợc xem là cấp phân
loại cơ bản nhất.
“Loài” là một quần thể sinh vật sống trong tự nhiên, có thể tiến hành sinh sản với
nhau đƣợc để tạo ra thế hệ con cái có khả năng sinh sản (giống nhƣ cha mẹ của chúng)
(Mayer, 1960).
Ở các hệ thống phân loại cá hiện nay, ngoài các cấp phân loại chính kể trên, chúng
ta có thể gặp các cấp phân loại phụ nhƣ: Ngành phụ, tổng lớp, lớp phụ, bộ phụ, tổng họ,
họ phụ, loài phụ. Từ một loài có thể chia ra thành hai hay nhiều loài phụ. Loài phụ là
tập hợp của nhiều cá thể có nhiều đặc điểm phân loại giống nhau và cùng phân bố ở
một vùng địa lí nhất định. Giữa các loài phụ trong cùng một loài sẽ có một vài sai khác
nhỏ về mặt phân loại. Ví dụ loài Cá Lòng tong đá có vị trí phân loại nhƣ sau:
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Rasbora
Loài: Rasbora lateristriatai
Loài phụ: Rasbora lateristriata lateristriata Bleeker, 1854
Loài phụ: Rasbora lateristriata Sumatra Bleeker, 1924
2.2.2. Những đặc điểm thƣờng dùng trong phân loại
2.2.2.1. Danh pháp

- Tên địa phƣơng: Là tên do ngƣ dân hay ngƣời địa phƣơng ở một xã, một tỉnh,
một vùng hay một nƣớc nào đó dùng để gọi tên một loài cá nào đó.
- Tên khoa học: Tên khoa học của một loài cá (hay một loài sinh vật khác) gồm 2
từ: la tinh – từ trƣớc chỉ giống và viết hoa ở mẫu tự đầu tiên, từ sau chỉ loài.
- Tên đồng vật: Là hai hay nhiều tên khoa học của cùng một loài cá.
2.2.2.2. Mô tả
* Đặc điểm đếm:
 Đếm tia các vây nhƣ:
- Vây lƣng (Ký hiệu là D: Dorsal fin)
- Vây hậu môn (Ký hiệu là A: Anal fin)
- Vây ngực (Ký hiệu là P: Pectoral fin)
- Vây bụng (Ký hiệu là V: Ventral fin)
 Đếm vảy:
- Vảy đƣờng bên: Đếm tất cả những vảy có ống cảm giác từ sau lỗ mang đến gốc
của các tia vây đuôi.
3


- Vảy trên đƣờng bên: Đếm những vảy thuộc hàng vảy nằm ở bên trên của đƣờng
bên.
- Vảy dƣới đƣờng bên: Đếm những vảy thuộc hàng vảy nằm ở bên dƣới của
đƣờng bên.
Vảy quanh cuống đuôi: Đếm những vảy quanh phần cuống đuôi.
* Đặc điểm đo:
 Đo chiều dài: Đo các chỉ tiêu thuộc về chiều dài nhƣ: Chiều dài tổng cộng,
chiều dài fork, chiều dài chuẩn, chiều dài đầu, chiều dài mõm, chiều dài cuống đuôi,
chiều dài gốc vây, chiều dài tia vây,…
- Chiều dài tổng cộng (total length): Thể hiện giá trị lớn nhất của chiều dài cơ thể
cá từ đầu đến cuối cơ thể. Nó là khoảng cách đƣợc xác định theo đƣờng thẳng từ mút
đầu (miệng cá) đến cuối của vây đuôi. Trong trƣờng hợp cá có vây đuôi dạng phân thùy

thì đo đến điểm mút cuối cùng của vây đuôi.
- Chiều dài fork (fork length): Chiều dài fork đƣợc tính từ mút đầu đến giới hạn
ngoài (điểm giữa) khía chữ V hoặc vị trí phân thùy của vây đuôi cá.
- Chiều dài chuẩn (standard length): Chiều dài chuẩn đƣợc đo từ mút đầu của cá
đến cuống vây đuôi (khớp vây đuôi của cơ thể cá). Vị trí này có thể biết rõ khi bẻ đuôi
cá sang hai bên, một rãnh nhỏ sẽ đƣợc hình thành.
- Chiều dài đầu (head length): Chiều dài đầu đƣợc xác định từ mút đầu mõm
(xƣơng trƣớc hàm) đến điểm cuối của xƣơng nắp mang.
- Chiều dài trƣớc vây lƣng (pre-dorsal fin): Chiều dài này đƣợc tính từ mút đầu
đến gốc tia (gai) vây lƣng đầu tiên.
- Chiều dài phần trƣớc mắt hay chiều dài mõm (pre-orbital or snout length):
Khoảng cách từ mút đầu cơ thể đến rìa trƣớc ổ mắt.
- Chiều dài hàm trên (upper jam length): Khoảng cách giữa điểm mút xƣơng trƣớc
hàm và điểm cuối của xƣơng hàm trƣớc.
- Chiều dài hàm dƣới (lower jam length): Khoảng cách giữa hai điểm cuối (điểm
giao nhau của hàm trên và hàm dƣới) dọc theo mép của hàm dƣới.
- Chiều dài trƣớc hậu môn (anal length): Khoảng cách từ mút dầu cơ thể đến giới
hạn trƣớc của lỗ hậu môn.
- Chiều dài vây ngực (pectoral fin length): Chiều dài lớn nhất của tia vây ngực.
- Chiều rộng gốc vây ngƣc (pectoral fin base): Khoảng cách giữa điểm trên và
dƣới gốc vây ngực, nơi các tia vây ngực đính vào.
- Chiều dài vây bụng (ventral fin length): Chiều dài tia vây bụng dài nhất.
- Chiều rộng gốc vây bụng (ventral fin base): Khoảng cách giữa hai giới hạn ngoài
gốc vây bụng.
- Chiều dài gốc vây lƣng (dorsal fin length): Khoảng cách giữa giới hạn trƣớc và
sau của vây lƣng dọc theo chiều dài của cơ thể.
- Chiều dài vây hậu môn (anal fin length): Chiều dài tia vây hậu môn dài nhất.
- Chiều dài gốc vây hậu môn (anal fin base): Khoảng cách từ điểm trƣớc đến điểm
sau gốc vây hậu môn.
- Chiều dài cuống đuôi (length of caudal peduncle): Khoảng cách từ điểm gốc vây

hậu môn đến điểm giữa khớp vây đuôi.
 Đo chiều cao: Đo các chỉ tiêu thuộc về chiều cao và khoảng cách nhƣ: Chiều
cao thân, chiều cao đầu qua giữa mắt, chiều cao đầu qua bờ trƣớc và bờ sau của mắt,
chiều cao vây đuôi, đƣờng kính mắt, khoảng cách giữa hai mắt,…
- Chiều cao thân (body depth): Là khoảng cách giữa mặt lƣng và mặt bụng tại
điểm rộng nhất của cơ thể.
4


- Chiều cao đầu (head depth): Khoảng cách thẳng đứng tính từ điểm sau gáy (gốc
sau của xƣơng trên chẩm) đến mặt bụng của đầu.
- Chiều cao qua mắt (depth at eye): Khoảng cách giữa mặt lƣng và mặt bụng của
đầu, xác định tại đƣờng kẻ thẳng đứng qua mắt.
- Chiều cao thân qua vây lƣng (depth at dorsal fin): Chiều rộng cơ thể xác định
bằng đƣờng kẻ thẳng đứng qua giới hạn trƣớc gốc vây lƣng.
- Chiều cao thân qua vây ngực (depth at pectoral fin): Chiều rộng cơ thể qua gốc
vây ngực.
- Chiều cao thân qua hậu môn (depth at anus): Chiều rộng cơ thể tại đƣờng kẻ
thẳng đứng qua hậu môn.
- Chiều cao nhỏ nhất cuống vây đuôi (least height of the caudal peduncle): Cũng
là thuật ngữ chỉ chiều cao nhỏ nhất của cơ thể. Nó là chiều cao nhỏ nhất của cuống vây
đuôi, trong khoảng giữa điểm cuối gốc vây hậu môn và điểm xuất phát của vây đuôi.
Thực tế, nó là chiều rộng của cuống đuôi tại vị trí xƣơng gốc vây đuôi.
- Đƣờng kính mắt: Khoảng cách từ mép trƣớc đến mép sau của mắt theo trục
chiều dài thân.
- Chiều cao vây đuôi (caudal fin height): Chiều rộng khi kéo căng các thùy của
vây đuôi ra.
* Quan sát:
- Quan sát hình dạng toàn thân và hình dạng của các cơ quan trên cơ thể cá.
- Quan sát màu sắc toàn thân và màu sắc của các cơ quan trên cơ thể cá.

Ngoài ra, tỉ lệ các số đo giữa hai kích thƣớc của loài cũng đƣợc sử dụng trong
phân loại cá. Chẳng hạn tỉ lệ giữa chiều dài chuẩn so với chiều dài đầu (Lo/T); tỉ lệ giữa
chiều dài chuẩn so với chiều cao lớn nhất của thân (Lo/H); tỉ lệ giữa chiều dài đầu với
đƣờng kính mắt (T/O); tỉ lệ giữa chiều dài đầu so với khoảng cách giữa hai ổ mắt
(T/OO);…

Nguồn: Nguyễn Bạch Loan, 2004

Hình 2.1 Những chỉ tiêu hình thái thƣờng dùng trong phân loại cá
5


1. Chiều dài tổng cộng; 2. Chiều dài fork; 3. Chiều dài chuẩn; 4. Chiều dài đầu; 5.
Đƣờng kính mắt; 6. Chiều dài đầu sau mắt; 7. Chiều dài gốc vi lƣng 2; 8. Chiều dài
cuống đuôi; 9. Chiều cao thân; 10. Chiều cao cuống đuôi; 11. Số vảy đƣờng bên; 12. Số
vảy trên đƣờng bên; 13. Số vảy dƣới đƣờng bên.
2.2.2.3. Một số danh từ được dùng trong mô tả
- Dẹp bằng (Depressed): Chỉ tiết diện của đầu, thân hay cuống đuôi có trục phải
trái lớn hơn trục lƣng bụng.
- Dẹp bên (Compressed): Chỉ các tiết diện của đầu, thân hay cuống đuôi có trục
phải trái nhỏ hơn trục lƣng bụng.
- Đƣờng lƣng (Dorsal profile): Đƣờng tạo bởi mặt đối xứng của thân với lƣng cá.
- Đƣờng bụng (Ventral profile): Đƣờng tạo bởi mặt phẳng đối xứng của thân với
bụng cá.
- Eo mang (Isthmus): Vùng nằm dƣới các xƣơng gốc lƣỡi, gốc mang, đuôi lƣỡi; ở
giữa hai lỗ mang và kéo dài từ sau hàm dƣới đến gốc vây ngực.
- Lƣợc mang (Gill membranes): Màng nằm viền phía dƣới và sau xƣơng nắp
mang.
- Tia màng mang (Branchiostegals): Các que xƣơng nâng đỡ màng mang.
- Trục giữa thân (Đƣờng ngang giữa thân): Đƣờng tạo bởi mặt phẳng nằm ngang

đi qua điểm giữa gốc vây đuôi với thân cá.
- Răng chó (Carnin teeths): Chỉ các răng to nhọn.
- Răng khẩu cái (Palatine teeths): Chỉ các răng mọc trên xƣơng khẩu cái trong
xoang miệng.
- Răng lá mía (Vomer teeths): Chỉ các răng mọc trên xƣơng lá mía trong xoang
miệng.
- Mắt nằm dƣới da (mắt đƣợc da che phủ): Mắt đƣợc che phủ bằng một màng
Gelatin màu trắng đục, không có mí mắt.
2.3.

Hình dạng và các cơ quan bên ngoài cơ thể cá

2.3.1. Hình dạng cơ thể cá
Hiện nay trên thế giới đã có hơn 31.900 loài cá đã đƣợc định danh nên hình dạng
cơ thể của các loài cá cũng rất phong phú và đa dạng (FAO). Vì vậy, để dễ dàng cho
việc nhận dạng và mô tả các loài cá, ngƣời ta đã dựa trên 3 trục chính trên cơ thể là trục
đầu – đuôi, trục lƣng – bụng, trục phải – trái của cá để xếp chúng vào 4 nhóm chính và
một nhóm đặc biệt nhƣ sau:
2.3.1.1. Dạng hình thoi dài
Cơ thể các loài cá dạng thoi dài có trục đầu – đuôi dài nhất, trục phải – trái và trục
lƣng – bụng tƣơng đƣơng nhau. Những loài cá thuộc dạng này thƣờng có đầu nhọn,
đuôi thon nên chúng bơi lội nhanh nhẹn và chiếm tỉ lệ cao ở các thủy vực, các tầng
nƣớc.
Những loài cá dữ có tập tính di cƣ cơ thể thƣờng có dạng này nhƣ: Cá Lóc, Cá Lóc
bông, Cá Bống tƣợng, Cá Thu, Cá Ngừ,…
2.3.1.2. Dạng dẹp bên
Cơ thể các loài cá dạng dẹp bên có trục phải – trái ngắn nhất, trục đầu – đuôi và
trục lƣng – bụng tƣơng đƣơng nhau. Nhóm cá này thƣờng bơi lội chậm chạp nên
6



thƣờng sống ở các thủy vực nƣớc tĩnh hoặc nƣớc chảy yếu nhƣ: Đầm, hồ, ao, hạ lƣu các
sông. Ví dụ nhƣ: Cá He vàng, Cá Sặc, Cá Nâu, Cá Chai,…
2.3.1.3. Dạng dẹp bằng
Cơ thể cá dạng dẹp bằng có trục lƣng – bụng ngắn nhất, trục đầu – đuôi và trục
phải – trái tƣơng đƣơng nhau. Các loài cá này bơi lội chậm chạp và thƣờng sống ở tầng
đáy của các thủy vực nhƣ: Cá Đuối, Cá Chai,…
2.3.1.4. Dạng ống dài
Cơ thể các loài cá này có trục đầu – đuôi rất dài, trục lƣng – bụng và trục phải –
trái ngắn hoặc tƣơng đƣơng nhau. Hầu hết có tập tính sống chui rúc trong bụi rậm, hang
nên các vây kém phát triển, bơi lội chậm chạp nhƣ lƣơn, cá bống kèo, cá chình,…Bên
cạnh đó, cũng có một số loài sống ở tầng mặt của các thủy vực nhƣ Cá Lìm kìm, Cá
Nhái,…
2.3.1.5. Dạng đặc biệt
- Cá bơn: Sống dƣới đáy (thƣờng nằm sát mặt đáy thủy vực) nên hai mắt kém phát
triển và bị lệch về một bên.
- Cá nóc hòm, cá chìa vôi: Có bộ giáp do các vảy gắn lại với nhau để chịu áp suất
cao ở biển sâu.

Hình 2.2 Cá có cơ thể dạng hình thoi dài (Cá Sòng gió)

Hình 2.3 Cá có cơ thể dạng ống dài (Cá Ngựa xƣơng)
7


Hình 2.4 Cá có cơ thể dạng dẹp bên (Cá Mó)

Hình 2.5 Cá có cơ thể dạng dẹp bằng (Cá Đuối bồng)

Hình 2.6 Cá có cơ thể dạng đặc biệt (Cá Bơn)

8


2.3.2. Các cơ quan ở phần đầu
2.3.2.1. Miệng
Hình dạng cấu tạo, vị trí và kích thƣớc của miệng thay đổi theo tập tính của từng
loài.
* Hình dạng miệng:
- Miệng tròn, dạng giác bám: Cá Bám,…
- Miệng nhọn, dài, dạng mũi kiếm: Cá Đao, Cá Nhái,…
- Miệng thon dài, dạng ống hút: Cá Ngựa, Cá Lìm kìm cây, Cá Chìa vôi,…
* Vị trí miệng: Dựa vào chiều dài xƣơng hàm trên và xƣơng hàm dƣới để xếp
miệng vào 3 dạng:
- Cá miệng trên: Chiều dài xƣơng hàm trên nhỏ hơn chiều dài xƣơng hàm dƣới
nhƣ: Cá Thiểu, Cá Lành canh, Cá Mè trắng,…
- Cá miệng giữa: Rạch miệng nằm ngang, chiều dài xƣơng hàm trên tƣơng đƣơng
với chiều dài xƣơng hàm dƣới. Ví dụ: Cá Tra, Cá Chim,…
- Cá miệng dƣới: Rạch miệng hƣớng xuống, chiều dài hàm trên lớn hơn chiều dài
xƣơng hàm dƣới. Ví dụ: Cá Trôi, Cá Hú,…
* Kích thƣớc miệng:
- Cá miệng rộng nhƣ: Cá Lóc, Cá Nhám,…
- Cá miệng hẹp nhƣ: Cá Sặc rằn, Cá Linh, Cá Heo,…
2.3.2.2. Mũi
- Cá miệng tròn chỉ có một đôi lỗ mũi.
- Cá sụn và cá xƣơng thƣờng có hai đôi lỗ mũi nằm hai bên đầu của cá. Đôi lỗ mũi
trƣớc thƣờng thông với đôi lỗ mũi sau.
2.3.2.3. Râu
Số lƣợng và chiều dài của râu khác nhau tùy loài cá. Các loài cá sống và kiếm ăn
tầng đáy thƣờng có râu phát triển (cả về số lƣợng lẫn chiều dài). Cá thƣờng có bốn đôi
râu và đƣợc gọi tên theo vị trí của chúng nhƣ sau:

- Râu mũi: Một đôi nằm kề bên đôi lỗ mũi trƣớc.
- Râu mép: Một đôi nằm hai bên mép. Đây là đôi râu dài nhất.
- Râu càm: Một đôi nằm ở dƣới càm.
- Râu hàm: Một đôi nằm kế đôi râu mép.
2.3.2.4. Mắt
Cá thƣờng có hai mắt nằm ở phần đầu của cá. Vị trí hình dạng và chức năng của
mắt cũng thay đổi theo tập tính sống của từng loài cá.
- Cá sống tầng mặt: Mắt thƣờng to hơn và nằm ở hai bên nửa trên của đầu. Ví dụ:
Mắt Cá Trích, Cá Mè, Cá He,…
- Cá sống chui rúc hoặc sống ở tầng đáy: Mắt thƣờng kém phát triển hoặc thoái
hóa. Ví dụ: Lƣơn, Cá Trê, Cá Lƣỡi Mèo,…
- Cá sống vùng triều: Mắt thƣờng nằm trên hai cuống ở đỉnh đầu. Ví dụ: Cá Thòi
lòi, Cá Bống sao, Cá Bống kèo,…
2.3.2.5. Khe mang (lỗ mang)
- Cá miệng tròn: Có 7 – 14 đôi lỗ mang hình tròn hoặc bầu dục nằm hai bên đầu.
Các lỗ mang không có nắp mang.
- Cá sụn: Có 5 – 7 đôi khe mang nằm ở mặt bụng hoặc hai bên đầu cá tùy theo
loài.
9


- Cá xƣơng: Có 4 – 5 đôi khe mang nằm trong khe mang và thông ra ngoài bằng 1
– 2 đôi lỗ mang nằm ở hai bên đầu cá. Ở cá xƣơng các lỗ mang rộng và đƣợc che chở
bởi hai nắp mang bằng xƣơng.
2.3.2.6. Lỗ phun nước
Lỗ phun nƣớc chỉ có ở cá sụn, nằm ở phía trƣớc các khe mang.
2.3.3. Các cơ quan ở phần thân và đuôi
2.3.3.1. Vây (vi)
Vây là cơ quan di chuyển và giữ thăng bằng ở cá. Cấu tạo của vây cá gồm 3 phần:
* Màng mang: Nằm ở ngoài cùng. Nhiệm vụ của màng da là bao quanh và nối các

tia vây với nhau.
* Tia vây: Dựa vào hình dạng cấu tạo có thể chia các tia vây làm 4 loại:
- Gai cứng: Là loại tia vây hóa xƣơng hoàn toàn, không phân đốt, không phân
nhánh, có cấu trúc đơn.
- Gai mềm (gai giả): Là loại tia vây hóa xƣơng chƣa hoàn toàn, không phân đốt,
không phân nhánh, có cấu trúc đôi.
- Tia mềm không phân nhánh: Là loại tia vây có phân đốt, không phân nhánh và
có cấu trúc đôi.
- Tia mềm phân nhánh: Là loại tia vây có phân đốt, phân nhánh và cấu trúc đôi.
* Cơ gốc vây: Nằm ở gốc các vây. Các cơ này phối hợp với các tia vây giúp cá bơi
lội và giữ thăng bằng.

Nguồn: Trần Đắc Định, 2013

Hình 2.7 Cấu trúc vây cá

10


2.3.3.2. Cơ quan đường bên
Cơ quan đƣờng bên thƣờng nằm ở hai bên thân cá. Đây là một trong những cơ
quan cảm giác của cá.
2.3.3.3. Lỗ hậu môn
Lỗ hậu môn nằm ở mặt bụng của cá, phía trƣớc lỗ sinh dục. Đây là cơ quan bài tiết
các chất thải trong quá trình tiêu hóa của cơ thể cá.
2.3.3.4. Lỗ sinh dục
Lỗ sinh dục nằm ở mặt bụng của cá, phía trƣớc gốc vây hậu môn. Lỗ sinh dục là
nơi cá phóng thích cá con ra môi trƣờng ngoài.
2.4.


Đặc điểm phân loại của một số Bộ, Họ nghiên cứu

2.4.1. Bộ Cá Vƣợc Perciformes (Mai Đình Yên, 1992)
- Hầu hết đều có hai vây lƣng có thể dính liền nhau hoặc không.
- Vây bụng thƣờng nhiều hơn 6 tia.
-

2.4.1.1. Họ Cá Rô phi Cichlidae (Trần Đắc Định, 2013)
Mỗi bên đầu chỉ có một lỗ mũi.
Miệng bé và xiên.
Vây lƣng liên tục. Vây hậu môn hơi phân thùy.
Đƣờng bên gián đoạn.

-

2.4.1.2. Họ Cá Rô Anabantidae (Mai Đình Yên, 1992)
Mình tƣơng đối dẹp và hình bầu dục dài.
Miệng bé và xiên, hàm dƣới tƣơng đối dài.
Hai hàm là răng nhọn cố định, thành dải.
Vây lƣng liên tục và dài hơn vây hậu môn.
Vây đuôi tròn, vây ngực tù tròn, vây bụng hơi ở sau vây ngực.

-

2.4.1.3. Họ Cá Mang rổ Toxotidae (Mai Đình Yên, 1992)
Mõm nhọn, rạch miệng xiên.
Vây lƣng có 4- 5 gai cứng.
Vây lƣng nằm ở phần nửa thân sau.
Trên thân có nhiều đốm vàng.


2.4.1.4. Họ Cá Chẻm Centropomidae (Mai Đình Yên, 1992)
Mõm nhọn, ở một số loài hàm dƣới dài hơn hàm trên.
Cá chỉ một vây lƣng.
Khởi điểm vây lƣng ở trƣớc điểm giữa thân.
- Cá có vết lõm ở giữa phần gai cứng và tia vây.
-

-

2.4.1.5. Họ Cá Hồng Lutianidae (Nguyễn Nhật Thi, 1991)
Thân hình bầu dục hoặc hình trứng, dẹp bên.
Mép xƣơng nắp mang trƣớc trơn hoặc có răng cƣa.
Miệng lớn, hơi chếch.
Răng nhọn, nhiều dạng, không bằng nhau.
Vây lƣng liên tục hoặc có khe lõm.
Vây ngực dài, nhọn hình lƣỡi liềm.

11


-

2.4.1.6. Họ Cá Mú Serranidae (Nguyễn Nhật Thi, 1991)
Thân dài, dẹp bên, kích thƣớc trung bình hoặc lớn.
Thân phủ vảy lƣợc hoặc vảy tròn nhỏ.
Miệng lớn, hơi chếch.
Răng trên hai hàm mọc thành đai nhỏ hoặc thành hàng.
Vây lƣng có nhiều gai cứng.

-


2.4.1.7. Họ Cá Chim trắng Stromateidae (Nguyễn Nhật Thi, 1991)
Thân hình trứng, dẹp bên.
Toàn thân phủ vảy tròn.
Vây lƣng không có gai cứng.
Một phần tia vây phía trƣớc của vây lƣng và vây hậu môn có dạng lƣỡi liềm.

2.4.1.8. Họ Cá Chim đen Formionidae (Vƣơng Dĩ Khang, 1963)
- Thân hình trứng tròn, rất cao và dẹp bên.
- Đầu to, chiều cao lớn hơn chiều dài.
- Mắt không có mi mỡ.
- Răng hai hàm nhọn và nhỏ, một hàng và sắp xếp rất thƣa.
- Đƣờng bên theo vành vây lƣng mà đi ra sau, đến trƣớc cuống vây đuôi thì bắt
đầu bằng, thẳng.
- Vảy đƣờng bên lớn hơn vảy trên thân.
- Vây lƣng liền nhau. Gai vây lƣng thứ nhất tùy theo tuổi tăng thêm mà mất đi.
Hình dáng, kích thƣớc của vây lƣng thứ hai và vây hậu môn giống nhau, tia vây phía
trƣớc cao lên thành hình lƣỡi liềm. Vây ngực xéo.
-

-

2.4.1.9. Họ Cá Trác Priacanthidae (Nguyễn Nhật Thi, 1991)
Thân dài vừa và dẹp bên.
Đầu ngắn, đoạn ở sau mắt rất ngắn.
Miệng lớn, xiên hoặc thẳng.
Xƣơng nắp mang rất hẹp, có một hoặc nhiều đầu nhọn dẹt.
Đƣờng bên liên tục, đoạn trƣớc cong.

2.4.1.10. Họ Cá Bướm Chaetodontidae (Vƣơng Dĩ Khang, 1963)

- Đầu và mình dẹp hai bên, thân hình trứng tròn, hình bầu dục hoặc gần nhƣ hình
thoi. Chiều cao thân thƣờng gần bằng chiều dài.
- Răng nhỏ kích thƣớc không đều. Xƣơng khẩu cái không có răng.
- Bộ phận mõm rõ ràng hoặc không rõ ràng, có dạng hình ống hoặc không.
- Thân phủ vảy tròn hoặc vảy lƣợc.
- Đƣờng bên dọc theo viền ngoài của lƣng.
-

2.4.1.11. Họ Cá Rô biển Pomacentridae (Vƣơng Dĩ Khang, 1963)
Thân hình bầu dục dài hoặc hình trứng, dẹp hai bên.
Răng yếu, nhọn hoặc dẹp hai bên. Xƣơng khẩu cái không có răng.
Mang giả tồn tại.
Mỗi bên chỉ có một lỗ mũi.
Thân phủ vảy lƣợc.
Đƣờng bên đứt quãng, trên vảy cảm giác ở đoạn trƣớc có ống.

-

2.4.1.12. Họ Cá Chai Platycephalidae (Trần Đắc Đinh, 2013)
Bộ phận đầu bằng dẹp, bộ phận thân sau gần nhƣ hình tròn hoặc dẹp hai bên.
12


-

Đầu dẹp bằng, ít nhiều có gai và có gốc nổi.
Miệng rộng. Hai hàm, xƣơng lá mía và xƣơng khẩu cái đều có răng.
Có vảy lƣợc nhỏ hoặc lớn vừa.
Vây lƣng rời, trƣớc bộ phận gai vây lƣng có một gai ngắn rời.


2.4.1.13. Họ Cá Nâu Scatophagidae (Mai Đình Yên, 1992)
- Thân hình thoi, dẹp bên.
- Đầu nhỏ. Mắt ở nửa trƣớc của đầu.
- Miệng bé, hình vuông.
- Đƣờng bên liên tục và cao lên dọc theo viền ngoài của lƣng.
- Gốc vây của hai vây lƣng liền nhau. Vây ngực bé và tròn. Vây đuôi gần nhƣ
bằng thẳng.
-

2.4.1.14. Họ Cá Mù làn Scorpaenidae (Vƣơng Dĩ Khang, 1963)
Thân hình bầu dục dài, to và dẹp bên.
Đầu lớn, sống đầu có gốc gai thành đôi.
Nắp mang thƣờng có hai u gai.
Có vảy lƣợc hoặc vảy tròn.
Đƣờng bên liên tục.
Vây đuôi bằng, thẳng hoặc tròn, không chia thùy.

-

2.4.1.15. Họ Cá Khế Carangidae (Nguyễn Nhật Thi, 1991)
Thân hình thoi dài hoặc hình bầu dục, dẹp bên.
Đầu dẹp bên, bắp đuôi nhỏ.
Khe mang rộng, màng mang không liền với ức.
Đƣờng bên liên tục, phần sau thẳng phủ vảy láng.
Cá có hai vây lƣng, vây thứ nhất ngắn.

2.4.1.16. Họ Cá Thu ngừ Scombridae (Nguyễn Nhật Thi, 1991)
- Thân hình thoi, hõi dẹp bên.
- Đầu nhọn, trên mắt có mí mỡ.
- Miệng lớn, răng trên hai hàm nhỏ.

- Có vảy tròn nhỏ.
- Đƣờng bên cong.
- Vây lƣng hai cái, cách nhau rất xa. Tia vây lƣng thấp hơn bộ phận gai. Phần tia
giống và đối với vây hậu môn. Phía sau vây lƣng thứ hai và vây hậu môn có một nhóm
vây nhỏ.
-

2.4.1.17. Họ Cá Dao đỏ Cepoloidae (Vƣơng Dĩ Khang, 1963)
Thân dài, nhỏ, dẹp bên, nhọn dần ra phía sau.
Đầu tù, dẹp bên rất ngắn.
Mắt nằm ở hai bên thân.
Miệng bé, xiên.
Răng hàm yếu và dài.
Đƣờng bên từ gốc trên lỗ mang đi lên trên đến gốc vây lƣng.
Vây lƣng và vây hậu môn rất dài.

2.4.1.18. Họ Cá Nhụ Polynemidae (Mai Đình Yên, 1992)
- Thân dài, có hai vây lƣng.
- Miệng tƣơng đối rộng, nằm dƣới mõm, có răng nhỏ.
13


-

Mắt có mí mỡ.
Vây ngực gồm hai phần, phần dƣới kéo dài thành sợi rất dài ở con nhỏ.

2.4.2. Bộ Cá Chuối Ophiocephaliformes (Mai Đình Yên, 1992)
- Thân dài, phía trƣớc hình trụ, phía sau dẹp ngang.
- Đầu dẹp đứng, miệng rộng và nhô ra.

- Toàn thân phủ vảy.
- Có cơ quan hô hấp phụ.
- Vây lƣng và vây hậu môn dài, không có gai cứng.
2.4.3. Bộ Cá Chim Characiformes (Trần Đắc Định, 2013)
- Thân cá hình bầu dục, dẹp bên.
- Mõm không có râu.
- Miệng tƣơng đối nhỏ, rạch miệng hơi chếch lên.
- Cá có một vây lƣng.
- Cá Có một vây mỡ hoặc không có.
2.4.4. Bộ Cá Chép Cypriniformes (Trƣơng Thủ Khoa & Trần Thị Thu Hƣơng,
1993)
- Toàn thân phủ vảy tròn, rất ít khi không có vảy hoàn toàn hay từng phần.
- Đƣờng bên liên tục hoặc không liên tục.
- Thƣờng có râu, có một số loài không có râu.
- Chỉ có một vây lƣng gồm phần lớn các tia vây mềm, 1 – 4 tia vây đầu không
phân nhánh, tia đơn cuối cùng có thể hóa xƣơng và có răng cƣa hoặc trơn.
2.4.5. Bộ Cá Đối Mugiliformes (Trần Đắc Định, 2013)
- Thân cá thon dài, dẹp bên.
- Răng khỏe và cắm sâu.
- Đƣờng bên nở nang.
- Vây ngực thấp, vây đuôi phân thùy.
- Hai vây lƣng nằm cách xa nhau.
2.4.6. Bộ Cá Chạch sông Mastacembeliformes (Mai Đình Yên, 1992)
- Thân có dạng dài, vảy rất nhỏ.
- Mõm nhọn, đầu mõm có nếp da hoạt động đƣợc.
- Miệng nhỏ, răng hàm rất nhỏ.
- Khe mang giới hạn ở mặt bên của đầu từ gốc trên vây ngực trở xuống.
- Lỗ mũi trƣớc hình ống, nằm ở hai bên nếp da đầu mõm và cách xa lỗ mũi sau.
- Vây lƣng và vây hậu môn rất dài, gồm các gai cứng, ngắn, nằm rời nhau ở phía
trƣớc và phần tia mềm ở phía sau. Vây bụng thoái hóa.

2.4.7. Bộ Cá Nheo Siluriformes (Mai Đình Yên, 1992)
- Thân dài, thƣờng dẹp ngang dần về phía đuôi, một số có thân tròn.
- Da trần, đƣờng bên liên tục.
- Có từ 1 đến 4 đôi râu.
- Đa số có răng trên xƣơng lá mía và xƣơng khẩu cái.
- Cá có vây mỡ, nếu không có vây mỡ thì không có vây lƣng hoặc vây lƣng chỉ có
tia vây mềm (trừ họ Plotosidae).
2.4.7.1. Họ Cá Trê Claridae (Mai Đình Yên, 1992)
- Thân dài, dẹp ngang dần về phía đuôi. Đầu dẹp đứng.
14


- Miệng rộng, răng lá mía kết thành dãy, hình lƣỡi liềm.
- Có 4 đôi râu.
- Không có vây mỡ. Vây đuôi tròn. Vây lƣng dài, không có gai cứng và không liền
với vây đuôi. Vây ngực có gai cứng mang răng cƣa ở mặt sau.
2.4.7.2. Họ Cá Tra Schilbeidae (Mai Đình Yên, 1992)
- Thân dài, thƣờng hơi dẹp ngang. Đầu hình chóp, hơi dẹp đứng.
- Vây lƣng tƣơng đối nhỏ. Vây lƣng và vây ngực đều có gai cứng mang răng cƣa ở
mặt sau.
- Vây mỡ nhỏ. Vây đuôi chẻ hai.
- Có từ một đến 4 đôi râu.
2.4.7.3. Họ Cá Ngát Plotosidae (Mai Đình Yên, 1992)
- Thân dài, dẹp ngang dần về phía đuôi. Đầu hơi dẹp đứng.
- Răng xƣơng lá mía có dạng lƣỡi liềm, xếp thành nhiều dãy.
- Có 4 đôi râu.
- Hai vây lƣng, vây lƣng thứ nhất có gai cứng cả mặt trƣớc lẫn mặt sau, vây lƣng
thứ hai và vây hậu môn dài nối liền với vây đuôi nhọn.
-


2.4.7.4. Họ Cá Ngạnh Bagridae (Mai Đình Yên, 1992)
Thân dẹp ngang. Đầu đa số có hình chóp.
Màng mang tách rời khỏi eo mang, có thể tách rời hoặc liền với nhau.
Vây lƣng có gai cứng mang răng cƣa ở mặt sau. Vây mỡ rất phát triển.
Có 4 đôi râu. Đặc biệt giống Mystus có đôi râu hàm trên rất phát triển.

-

2.4.7.5. Họ Cá Úc Ariidae (Mai Đình Yên, 1992)
Thân thon dài, dẹp ngang dần về phía đuôi.
Màng mang liền với eo mang.
Mỗi bên đều có hai lỗ mũi nằm sát nhau và ngăn cách bởi một van ở giữa.
Chỉ có răng trên xƣơng khẩu cái, không có ở xƣơng lá mía hoặc không có cả hai.
Vây lƣng và vây ngực cứng chắc và có răng cƣa.

2.4.8. Bộ Cá Thát lát Osteoglossiformes (Trƣơng Thủ Khoa & Trần Thị Thu
Hƣơng, 1993)
- Thân dẹp bên rõ rệt, lƣờn bụng có hai hàng gai.
- Vây lƣng nhỏ nằm ở giữa lƣng, vây hậu môn nối liền với vây đuôi.
2.4.9. Bộ Cá Kìm Beloniformes (Mai Đình Yên, 1992)
- Thân trƣớc tròn, thân sau dẹp bên.
- Đầu dài và nhọn
- Vây lƣng và vây hậu môn lệch về phần cuối của thân.
- Vây đuôi dạng tròn hoặc phân thùy.
2.4.10. Bộ Cá Bơn Pleuronectiformes (Mai Đình Yên, 1992)
- Cơ thể dẹp ngang.
- Cả hai mắt đều nằm về một bên của đầu, mắt kém phát triển.
- Vây lƣng và vây hậu môn có thể liền hoặc không liền với vây đuôi.
- Vây ngực thoái hóa.
2.4.10.1. Họ Cá Bơn cát Cynoglossidae (Mai Đình Yên, 1992)

- Cơ thể hình lƣỡi dài, đuôi nhọn.
15


×