Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

xây dựng bộ tư liệu về hình ảnh phục vụ cho giảng dạy học phần thực tập động vật không xương sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.25 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC

XÂY DỰNG BỘ TƯ LIỆU VỀ HÌNH ẢNH PHỤC VỤ
CHO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN THỰC TẬP
ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành SƯ PHẠM SINH – KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

TS. NGUYỄN THANH TÙNG

BÙI KIM QUYÊN
Lớp: Sư phạm Sinh – KTNN
MSSV: 3112330

NĂM 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC

XÂY DỰNG BỘ TƯ LIỆU VỀ HÌNH ẢNH PHỤC VỤ
CHO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN THỰC TẬP
ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành SƯ PHẠM SINH – KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

TS. NGUYỄN THANH TÙNG

BÙI KIM QUYÊN
Lớp: Sư phạm Sinh – KTNN
MSSV: 3112330

NĂM 2015


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ nhiều tập thể
và cá nhân, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, Ban chủ nhiệm Khoa Sư phạm, quý
Thầy, Cô Bộ môn Sinh học, trường Đại học Cần Thơ đã giảng dạy cho tôi nguồn tri
thức vô cùng quý báu trong suốt 4 năm đại học và trong thời gian hoàn thành luận
văn.
TS. Nguyễn Thanh Tùng, người thầy kính mến đã trực tiếp hướng dẫn đề tài
này. Thầy luôn động viên, tận tình định hướng, cung cấp tài liệu từ chuyên môn

đến phương pháp và theo sát tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Quí Thầy, Cô phòng thí nghiệm Động vật đã chia sẻ và động viên tôi, tạo điều
kiện cho tôi sử dụng phòng thí nghiệm để học tập và làm việc trong suốt quá trình
làm luận văn.
Tất cả các anh chị cao học đang làm việc tại phòng thí nghiệm đã chia sẻ
những kinh nghiệm, góp ý và nhiệt tình giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi cám ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ
và động viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

Ngành Sư phạm Sinh học

ii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

TÓM LƯỢC
Đề tài “Xây dựng bộ tư liệu về hình ảnh phục vụ cho giảng dạy học phần
thực tập động vật không xương sống” được thực hiện từ tháng 8 năm 1014 đến
tháng 5 năm 2015. Kết quả cho thấy bộ mẫu ĐVKXS ở phòng thí nghiệm động vật
– Bộ môn Sư phạm Sinh học – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ gồm
1097 tiêu bản thuộc 107 loài. Trong đó, ngành Thân lỗ (Porifera) có 46 tiêu bản,
ngành Ruột khoang (Coelenterata) 164 tiêu bản, ngành Giun dẹp (Plathelminthes)
có 336 tiêu bản, ngành Giun tròn (Nematoda) có 121 tiêu bản, ngành Thân mềm
(Mollusca) gồm 84 tiêu bản, ngành Giun đốt (Annelida) có 76 tiêu bản, ngành

Chân khớp (Arthropoda) 161 tiêu bản và ngành Da gai (Echinodermata) 109 tiêu
bản. Đề tài đã sưu tầm được 14 hình, chụp và mô tả đặc điểm 40 hình, vẽ lại và
thiết kế mới 14 hình được đề xuất sử dụng trong giảng dạy thực hành học phần
ĐVKXS.

Ngành Sư phạm Sinh học

iii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC
CẢM TẠ ................................................................................................................... ii
TÓM LƯỢC ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................ vii
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................ viii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .....................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..........................................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................4
2.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ...............................................................4
2.1.1. Hệ thống và vị trí của giới động vật trong sinh giới ................................4

2.1.2. Sơ đồ tổ chức cơ thể động vật ..................................................................5
2.2. Sự phát triển tiến hóa của ngành động vật không xương sống .......................9
2.3. Vai trò và vị trí của ngành động vật không xương sống .................................9
2.4. Tình hình sử dụng hình ảnh giảng dạy thực tập động vật không xương sống
..............................................................................................................................10
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............11
3.1. Phương tiện nghiên cứu ................................................................................11
3.1.1. Mẫu vật ..................................................................................................11
3.1.2. Thiết bị ...................................................................................................11
3.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................11
3.2.1. Thực hiện bộ ảnh tiêu bản trong phòng thí nghiệm ...............................11
3.2.2. Sưu tầm hình ảnh ...................................................................................12
3.2.3. Vẽ lại và thiết kế một số hình mới .........................................................12

Ngành Sư phạm Sinh học

iv

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................13
4.1. Ngành Thân Lỗ (Porifera) .............................................................................13
4.1.1. Quan sát và nhận diện các kiểu gai xương của bộ xương Spongilla sp. 14
4.1.2. Quan sát mầm sinh dục và lát cắt dọc qua mầm sinh dục .....................15
4.2. Ngành Ruột Khoang (Coelenterata)..............................................................17

4.2.1. Quan sát hình thái bên ngoài của thủy tức Hydra olygactic ............18
4.2.2. Quan sát và nhận diện chồi, mầm sinh dục đực và cái ở Hydra sp .......19
4.2.3. Quan sát hình dạng ngoài và quá trình sinh sản vô tính của thủy tức tập
đoàn Gonothyrea ..............................................................................................21
4.2.4. Quan sát hình dạng và cấu tạo dạng mầm sứa Medusa .........................22
4.2.5. Quan sát mẫu bộ xương lớp San hô (Anthozoa) thuộc phân lớp San hô 6
ngăn (Hexacorallia) ..........................................................................................23
4.2.6. Quan sát tua bờ dù và cơ quan Rôpali ở sứa Aurelia sp ........................24
4.3. Ngành Giun Dẹp (Plathelminthes) ................................................................26
4.3.1. Quan sát hình thái, hệ tiêu hóa và lát cắt ngang Planaria .....................29
4.3.2. Quan sát hình thái và cấu tạo Clonorchis sinensis .................................31
4.3.3. Quan sát hình thái và cấu tạo Fasciola hepatica ...................................32
4.3.4. Quan sát đầu sán, đốt sán trưởng thành và đốt sán lây nhiễm của Taenia
sp. .....................................................................................................................34
4.3.5. Quan sát vòng phát triển của Sán dây Echinococus granulosus............37
4.4. Ngành Giun Tròn (Nematoda) ......................................................................38
4.4.1. Quan sát và nhận diện cấu tạo lát cắt ngang cơ thể Ascaris sp. ♂ và lát
cắt ngang cơ thể Ascaris sp. ♀ .........................................................................39
4.4.2. Quan sát hình thái trứng và ấu trùng Trichinella spiralis ký sinh trong
cơ. .....................................................................................................................41
4.5. Ngành Thân Mềm (Mollusca) .......................................................................43
4.5.1. Quan sát lát cắt ngang vỏ trai .................................................................44
4.5.2. Quan sát lát cắt ngang Mực ống Loligo sp. ...........................................44

Ngành Sư phạm Sinh học

v

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

4.6. Ngành Giun Đốt (Annelida) ..........................................................................45
4.6.1. Quan sát hình thái và hệ tiêu hóa Hirudo medicinalis .....................46
4.6.2. Quan sát lát cắt ngang và cấu tạo chi bên Nereis sp ..............................47
4.6.3. Quan sát lát cắt ngang qua dạ dày cơ Pheretima aspergillum ...............50
4.7. Ngành Chân Khớp (Arthropoda) ..................................................................50
4.7.1. Quan sát hình thái của một số loài thuộc bộ Ve bét (Acarina), lớp Hình
nhện (Arachnida)..............................................................................................53
4.7.2. Quan sát hình thái một số loài thuộc lớp Giáp xác (Crustacea).............55
4.7.3. Quan sát hình thái một số loài thuộc lớp Côn trùng (Insecta) ...............58
4.8. Ngành Da Gai (Echinodermata)....................................................................62
4.8.1. Quan sát lát cắt dọc Asterias rubens ......................................................63
4.8.2. Quan sát quá trình phát triển phôi của Sao biển. ...................................65
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................67
5.1. Kết luận .........................................................................................................67
5.2. Đề nghị ..........................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................68
PHỤ LỤC .................................................................................................................. I

Ngành Sư phạm Sinh học

vi

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Thống kê tiêu bản ngành Thân lỗ (Porifera) (hộp 6)...............................13
Bảng 4.2: Thống kê tiêu bản ngành Ruột khoang (Coelenterata) (hộp 7) ...........17
Bảng 4.3: Thống kê tiêu bản ngành Giun dẹp (Plathelminthes) (hộp 8.1 – 8.5) .....27
Bảng 4.4: Thống kê tiêu bản ngành Giun tròn (Nematoda) (hộp 9.1 – 9.2) ...........38
Bảng 4.5: Thống kê tiêu bản ngành Thân mềm (Mollusca) (hộp 10.1 – 10.3) .......43
Bảng 4.6: Thống kê tiêu bản ngành Giun đốt (Annelida) (hộp 11.1 – 11.2) ...........46
Bảng 4.7: Thống kê tiêu bản ngành Chân khớp (Arthropoda) (hộp 12.1 – 12.5) ....51
Bảng 4.8: Thống kê tiêu bản ngành Da gai (Echinodermata) (hộp 13.1 – 13.4) .....62

Ngành Sư phạm Sinh học

vii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1: Hình thái ngoài của Grantia và Spongilla ...............................................14
Hình 4.2: Các kiểu gai xương của thân lỗ ................................................................14
Hình 4.3: Các kiểu gai xương của Thân lỗ thông thường Spongilla sp. ..................15
Hình 4.4: Mầm của Thân lỗ nước ngọt ....................................................................16

Hình 4.5: Mầm thân lỗ nước ngọt ............................................................................16
Hình 4.6: Hình dạng ngoài của thủy tức Hydra olygactic .......................................19
Hình 4.7: Hình thức sinh sản vô tính của thủy tức (Hydra sp.) ...............................20
Hình 4.8: Hình thức sinh sản hữu tính của thủy tức (Hydra sp.) .............................20
Hình 4.9: Thủy tức tập đoàn Gonothyrea ................................................................21
Hình 4.10: Quá trình sinh sản vô tính của thủy tức tập đoàn Gonothyrea ..............22
Hình 4.11: Mầm sứa Medusa lộn ngược ra..............................................................22
Hình 4.12: Bộ xương san hô ....................................................................................24
Hình 4.13: Hình thái ngoài của Aurelia aurita .......................................................25
Hình 4.14: Cấu tạo một rôpali của Aurelia aurita ...................................................26
Hình 4.15: Cấu tạo một rôpali của Aurelia sp. ........................................................26
Hình 4.16: Cấu tao ngoài của Planaria sp. .............................................................29
Hình 4.17: Hệ tiêu hóa Planaria sp. .......................................................................30
Hình 4.18: Lát cắt ngang cơ thể Planaria ................................................................31
Hình 4.19: Sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis) .....................................................32
Hình 4.20: Sán lá gan lớn (Fasciola hepatica) ........................................................33
Hình 4.21: Hình dạng ngoài sán dây ........................................................................34
Hình 4.22: Đầu sán dây Taenia sp. ..........................................................................35
Hình 4.23: Đốt sán dây Taenia sp. ...........................................................................36
Hình 4.24: Vòng phát triển của Sán dây (Echinococus granulosus) .......................37
Hình 4.25: Hình thái ngoài của Ascaris suum..........................................................39
Hình 4.26: Lát cắt ngang cơ thể Ascaris sp. ............................................................40

Ngành Sư phạm Sinh học

viii

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 4.27: Lát cắt ngang cơ thể Ascaris sp. ............................................................41
Hình 4.28: Trichinella spiralis ký sinh trong cơ ......................................................42
Hình 4.29: Trichinella spiralis ký sinh trong cơ ......................................................42
Hình 4.30: Lát cắt ngang vỏ Trai Clam sp. ..............................................................44
Hình 4.31: Lát cắt ngang cơ thể Loligo sp. ..............................................................45
Hình 4.32: Cấu tạo hệ tiêu hóa Hirudo medicinalis.................................................47
Hình 4.33: Hình dạng ngoài Nereis sp. ....................................................................48
Hình 4.34: Lát cắt ngang Nereis sp. .........................................................................49
Hình 4.35: Cấu tạo chi bên Nereis sp. .....................................................................49
Hình 4.36: Lát cắt ngang dạ dày cơ Pheretima aspergillum ...................................50
Hình 4.37: Argas persicus ........................................................................................53
Hình 4.38: Mạt chuột Ornithodoros bursa ..............................................................54
Hình 4.39: Laelaps nuttalli ......................................................................................54
Hình 4.40: Rhipicephalus bursa .............................................................................55
Hình 4.41: Daphnia sp. ...........................................................................................56
Hình 4.42: Artemia salina .......................................................................................57
Hình 4.43: Cyclops sp. ............................................................................................57
Hình 4.44: Chấy Pediculus capitis..........................................................................58
Hình 4.45: Chấy Pediculus corporis .......................................................................59
Hình 4.46: Rận bẹn Phthirus pubis ♀ .......................................................................59
Hình 4.47: Hình thái bên ngoài Xenopsylla cheopis ................................................60
Hình 4.48: Hình thái bên ngoài Pulex irritans .........................................................60
Hình 4.49: Cấu tạo Ruồi xê xê (Glossina sp.) .........................................................61
Hình 4.50: Một số loài ấu trùng thuộc bộ Hai cánh (Diptera) .................................61
Hình 4.51: Cấu tạo trong của Sao biển ...................................................................64
Hình 4.52: Cấu tạo lát cắt dọc Sao biển (Asterias rubens) ......................................64

Hình 4.53: Cấu tạo ấu trùng bipinaria của Sao biển ...............................................65

Ngành Sư phạm Sinh học

ix

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

Hình 4.54: Các giai đoạn phát triển phôi của Sao biển ............................................66

Ngành Sư phạm Sinh học

x

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trong giới động vật có trên 40 ngành nhưng trong đó chỉ có 1 ngành
Nửa dây sống (Hemichordata), 1 ngành Có dây sống (Chordata) và các ngành còn

lại thuộc nhóm động vật không xương sống (ĐVKXS). Là một nhóm chiếm số
lượng rất lớn trong giới động vật – ĐVKXS – có hình thái cấu tạo rất đa dạng và có
hầu hết các mức độ tổ chức của cơ thể, từ nhân chuẩn đơn bào đến đa bào, từ cơ
thể có đối xứng tỏa tròn đến cơ thể có đối xứng hai bên, từ chưa có thể xoang đến
có thể xoang chính chức. Nghiên cứu cấu trúc cơ thể, cấu tạo các cơ quan và sự
phát triển của ĐVKXS đã giúp ta nhận thức được con đường tiến hóa tự nhiên của
giới động vật (Thái Trần Bái, 2010).
Trong học phần Thực tập Động vật không xương sống, một số phân giới và
ngành đã được đưa vào nhằm mục đích cho người học có thể hiểu biết và nắm
được những đặc điểm chung cũng như nguồn gốc tiến hóa và đặc điểm phân loại
của các ngành thuộc nhóm ĐVKXS với các đại diện tiêu biểu như: ngành Động vật
nguyên sinh (Protozoa) các đại diện: Euglena sp., tộc đoàn Volvox; Radiolara,
Globigerina,

Amoeba

proteus,

Arcella

vulgaris

thuộc

lớp

Sarcodina;

Paramecium… Ngành Ruột khoang (Coelenterata) bao gồm những động vật có đối
xứng tỏa tròn sống đơn độc hay thành tộc đoàn ở nước ngọt hay ở biển như thủy

tức (Hydra sp.), tập đoàn Obelia, lớp sứa và san hô,… Ngành Giun dẹp
(Plathelminthes) với đại diện: sán tơ Planaria, sán lá song chủ Clonorchis sinensis,
lớp sán dây (Cestoda). Ngành Giun tròn (Nematoda) với Ascaris suum. Ngành
Giun đốt (Annelida) với đại diện là giun đất (Pheretima sp.). Ngành Thân mền
(Mollusca): giải phẫu ốc bươu (Pila polita). Ngành Chân khớp (Arthropoda): giải
phẫu cua biển (Scylla serrata) và gián nhà (Periplaneta americana).
Tiêu bản cố định nhóm ĐVKXS trong phòng thí nghiệm (PTN) Động vật Bộ
môn Sinh học, Khoa Sư Phạm, Đại học Cần Thơ phong phú nhưng chưa được khai
thác nhiều. Chính vì vậy, đề tài “Xây dựng bộ tư liệu về hình ảnh phục vụ cho
giảng dạy học phần thực tập động vật không xương sống” được đề xuất thực hiện,
nhằm thống kê lại số lượng và chất lượng tiêu bản hiện có, đồng thời đề xuất thêm

Ngành Sư phạm Sinh học

1

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

một số nội dung, một số tiêu bản hiển vi cố định phục vụ cho việc giảng dạy và học
tập. Đề tài này sẽ là tài liệu cần thiết cho việc biên soạn lại giáo trình giảng dạy
thực tập ĐVKXS trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài “Xây dựng bộ tư liệu về hình ảnh phục vụ cho giảng dạy học phần thực
tập động vật không xương sống” được thực hiện với các mục tiêu.
1. Xây dựng bộ ảnh phục vụ giảng dạy học phần thực tập ĐVKXS.

2. Thiết kế một số hình mới bằng phần mền Adobe Illustrator CS6 và
Photoshop CS6 như một công cụ vẽ hình phục vụ cho việc giảng dạy học phần
thực tập ĐVKXS.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Một số nội dung nghiên cứu được đề cập trong đề tài “Xây dựng bộ tư liệu về
hình ảnh phục vụ cho giảng dạy học phần thực tập động vật không xương sống”
như sau:
1. Thống kê số lượng và chất lượng tiêu bản cố định thuộc nhóm ĐVKXS tại
phòng thí nghiệm động vật Bộ môn sinh học, Khoa Sư Phạm, Đại học Cần Thơ.
Qua đó khai thác và đề xuất thêm một số nội dung có trong tiêu bản cố định phục
vụ cho việc giảng dạy học phần thực tập ĐVKXS.
2. Sưu tầm và vẽ lại một số hình ảnh có sẵn trong sách báo, tài liệu tham
khảo, tạp chí khoa học hay trong các đề tài nghiên cứu khoa học đã được công
bố… nhằm bổ sung thêm nguồn hình ảnh phong phú phục vụ giảng dạy. Thiết kế
một số hình mới dựa trên nội dung kiến thức, cơ sở khoa học cùng với nội dung thể
hiện thực tế quan sát được trên tiêu bản cố định.

Ngành Sư phạm Sinh học

2

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài “Xây dựng bộ tư liệu về hình ảnh phục vụ cho giảng dạy học phần

thực tập động vật không xương sống” được nghiên cứu trong phạm vi từ ngành
Thân lỗ (Porifera) đến ngành Da gai (Echinodermata) thuộc nhóm ĐVKXS bao
gồm 8 ngành: Thân lỗ (Porifera), Ruột khoang (Coelenterata), Giun dẹp
(Plathelminthes), Giun tròn (Nematoda), Thân mềm (Mollusca), Giun đốt
(Annelida), Chân khớp (Arthropoda), Da gai (Echinodermata).
Nội dung đề tài là xây dựng một số hình ảnh phục vụ giảng dạy học phần
thực tập ĐVKXS nên chủ yếu sẽ bám sát nội dung có sẵn trong giáo trình đã có
và nội dung quan sát được từ tiêu bản hiển vi cố định và mẫu vật. Ngoài ra, nội
dung đề tài còn nghiên cứu sự khác nhau của từng ngành, nội dung chính cần
giảng dạy. Mức độ tiến hóa từ ngành Thân lỗ (Porifera) đến ngành Da gai
(Echinodermata); từ các ngành chưa có thể xoang như Thân lỗ (Porifera), Ruột
khoang (Coelenterata), Giun dẹp (Plathelminthes) đến có thể xoang giả ở Giun
tròn (Nematoda) và bắt đầu có thể xoang chính thức từ ngành Giun đốt
(Annelida). Được thể hiện qua cấu tạo cơ thể, các hình ảnh lát cắt ngang cơ thể
để so sánh và thấy được sự khác nhau đó. Từ đó xây dựng nên bộ ảnh từ các ảnh
sưu tầm, vẽ lại và thiết kế mới dựa nội dung kiến thức và thực tế quan sát được
trên tiêu bản hiển vi tại phòng thí nghiệm động vật Bộ môn sinh học, Khoa Sư
Phạm, Đại học Cần Thơ.

Ngành Sư phạm Sinh học

3

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Hệ thống và vị trí của giới động vật trong sinh giới
Theo Phan Trọng Cung và Lê Mạnh Hùng (1991), động vật là một trong các
thành phần cấu tạo nên thế giới sinh vật. Động vật có mặt ở mọi loại sinh cảnh:
trên không, trên cạn, trong nước, trong đất… và chúng có mặt cả trong cơ thể các
sinh vật – trong đó có con người. Do sự biến đổi thích ứng với môi trường sống mà
thế giới động vật có sự khác biệt rất lớn về đặc điểm hình thái cũng như cấu tạo cơ
thể, khả năng chuyển dời nơi sống, có giới hạn về sinh trưởng. Căn cứ vào các dấu
hiệu cơ bản của cấu tạo cơ thể, đặc điểm sinh lý – sinh thái… người ta xếp các
động vật vào từng nhóm. Các nhóm động vật được sắp xếp theo trật tự phản ảnh
các mối tương quan và sự nối tiếp của các động vật theo con đường tiến hóa của
chúng.
Theo Thái Trần Bái (2010), Hệ thống các động vật hiện nay được sắp xếp như
sau:
Giới Động vật (Amimalia)
Phân giới Động vật nguyên sinh (Protozoa)
Ngành Trùng roi – Chân giả (Sarcomastigophora)
Ngành có tổ hợp đỉnh (Apicomplexa)
Ngành Trùng lông bơi (Ciliophora)
Phân giới Động vật cận đa bào (Parazoa)
Ngành Thân lỗ (Porifera)
Phân giới Động vật đa bào chính thức (Eumetazoa)
* Động vật có đối xứng tỏa tròn (Radiata)
Ngành Ruột khoang (Coelenterata)
*Động vật có đối xứng hai bên (Bilateria)
- Động vật chưa có thể xoang (Acoelomata)
Ngành Giun dẹp (Plathelminthes)

Ngành Sư phạm Sinh học


4

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

- Động vật có thể xoang giả (Pseudocoelomata)
Ngành Giun tròn (Nematoda)
- Động vật có thể xoang chính thức (Coelomata)
+ Động vật có miệng nguyên sinh (Protostomia)
Ngành Thân mềm (Mollusca)
Ngành Giun đốt (Annelida)
Ngành Chân khớp (Arthropoda)
+ Động vật có miệng thứ sinh (Deuterostomia)
Ngành Da gai (Echinodermata)
Ngành Nửa dây sống (Hemichordata)
Ngành Có dây sống (Chordata)
2.1.2. Sơ đồ tổ chức cơ thể động vật
2.1.2.1. Tổ chức cấu tạo cơ thể động vật
Đơn vị cơ bản trong cấu tạo cơ thể các động vật là tế bào. Tế bào được xem là
đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ thể. Cơ thể động vật có cấu tạo chỉ do
một tế bào hoặc do nhiều tế bào liên kết với nhau, nhưng chưa có sự phân hóa về
chức năng là các động vật đơn bào. Các cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào và các
tế bào đã có sự phân hóa về chức năng là các động vật đa bào. Động vật đa bào do
được cấu tạo từ các tế bào đã phân hóa về chức năng sống nên sơ đồ cấu tạo cơ thể
tương đối phức tạp. Trừ ngành Thân lỗ (Porifera) có kiểu cấu trúc riêng biệt, các

ngành còn lại đều được cấu tạo từ các mô và các cơ quan. Tuy sự phức tạp về cấu
tạo cơ thể được tăng dần trong quá trình tiến hóa của các ngành động vật, nhưng có
thể thấy một số sơ đồ khái quát sau: Lớp vỏ cơ thể bao bọc bên ngoài, vỏ cơ thể
được cấu tạo từ các tế bào biểu bì hoặc sản phẩm của bì tiết ra. Lớp cơ là thành
phần chính cấu tạo nên thành cơ thể động vật. Nó có thể chỉ có một lớp hoặc nhiều
lớp xếp cạnh nhau, ở những động vật bậc cao nó phân hóa thành các bó cơ riêng
biệt. Xoang cơ thể là khoảng trống được giới hạn bởi các lá phôi trong quá trình
phát triển của cơ thể. Thường là nơi chứa các cơ quan như: sinh dục, bài tiết, các
tuyến gan – tụy… Ống tiêu hóa được xem như giới hạn bên trong của cấu tạo cơ

Ngành Sư phạm Sinh học

5

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

thể động vật. Nó có thể là một túi với một lỗ thông ra bên ngoài hoặc là một ống có
cấu tạo phức tạp với hai lỗ thông biệt lập ra ngoài (Phan Trọng Cung và Lê Mạnh
Hùng, 1991).
I

II

6
7


III

IV

V

V

2

VI

A

6
7

4
1
2

VII

5
5

1

2


1
2

3

3

1

5

6

6

B

Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo cơ thể động vật (Phan Trọng Cung và Lê Mạnh Hùng, 1991)
A. Sơ đồ cắt dọc; B. Sơ đồ cắt ngang.
I. Động vật đơn bào; II. Thân lỗ; III. Ruột khoang; IV. Giun dẹp; V. Giun tròn; VI. Giun đốt; VII.
Có xương sống; 1. Lá phôi ngoài; 2. Lá phôi trong; 3. Lá phôi giữa; 4. Thể xoang; 5. Ống tiêu hóa;
6. Dây thần kinh; 7. Dây sống.

2.1.2.2. Sự đối xứng của cơ thể
Tính đối xứng thể hiện vị trí tiến hóa của các nhóm động vật vì nó có quan hệ
chặt chẽ với hoạt động sống của cá thể. Có hai kiểu đối xứng là: đối xứng tỏa tròn
và đối xứng hai bên. Đối xứng tỏa tròn: cơ thể có một trục đối xứng vuông gốc với
mặt phẳng của cơ thể và bất kì mặt phẳng nào đi qua trục đối xứng cũng có thể chia
thành hai nửa bằng nhau. Kiểu đối xứng này gặp ở Ruột khoang, Sứa lược và Da

gai. Các động vật có kiểu đối xứng này có các cơ quan được xếp tỏa đều xung
quanh trục đối xứng. Chúng không phân biệt đầu – đuôi, trái – phải nhưng đã phân
biệt được phía trên (mặt lưng) và phía dưới (mặt bụng). Kiểu đối xứng này thích
ứng với lối sống di động thụ động (nhờ gió, nước) hoặc sống cố định. Đối xứng hai
bên: Cơ thể chỉ có một mặt phẳng đối xứng đi qua trục cơ thể và chia cơ thể thành
hai nửa giống nhau và có ở hầu hết các động vật. Các cơ quan chẵn được xếp hai
Ngành Sư phạm Sinh học

6

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

bên và các cơ quan lẻ được xếp trên trục đối xứng của cơ thể. Động vật có đối
xứng hai bên phân biệt được trước – sau, trái – phải và mặt lưng – mặt bụng. Kiểu
đối xứng này thuận lợi cho quá trình vận động tích cực của động vật và chúng được
ổn định ở hầu hết các ngành động vật. Ngoài ra ở một số nhóm động vật thuộc
Ngành Thân mềm (Mollusca) lớp chân bụng (Gastropoda) cấu tạo cơ thể không có
tính đối xứng, do cơ thể bị xoắn vặn là sự biến đổi hình thái cơ thể để thích nghi
với đời sống của chúng (Phan Trọng Cung và Lê Mạnh Hùng, 1991).
2.1.2.3. Xoang cơ thể
Thể xoang là thuật ngữ dùng để chỉ những khoảng trống tồn tại trong cơ thể
động vật. Ở động vật ba lá phôi, bên cạnh xoang của các cơ quan đã xuất hiện
xoang cơ thể. Có hai loại xoang cơ thể là xoang cơ thể nguyên sinh và xoang cơ thể
thứ sinh.
- Xoang cơ thể nguyên sinh nằm giữa thành cơ thể và thành ruột, được phát

triển từ xoang phôi nang và có lá phôi ngoài ở phía ngoài, lá phôi giữa ở bên trong.
Xoang nguyên sinh điển hình có ở Giun tròn là một xoang liên tục từ đầu đến cuối
cơ thể con vật.
Dây thần kinh lưng

Cuticun



Hạ bì
Thể xoang
Ống tiêu hóa
Buồng trứng
Ống dẫn trứng

Tử cung

Dây thần kinh bụng

Hình 2.2: Sơ đồ lát cắt ngang Giun tròn (Phan Trọng Cung và ctv., 1979)

Ngành Sư phạm Sinh học

7

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015


Trường Đại học Cần Thơ

- Xoang cơ thể thứ sinh (thể xoang) cũng nằm giữa thành cơ thể và thành
ruột, nhưng nằm trong hai lớp mô có nguồn gốc là lá phôi giữa. Thể xoang từ
ngành Giun đốt trở đi được xem như một thể xoang sống vì tham gia vào các hoạt
động sống của cơ thể. Ở các động vật không xương, trong thể xoang chứa đầy dịch
và chất dịch có vai trò trong việc dẫn truyền chất dinh dưỡng, bài tiết của các cơ
quan trong đó (Phan Trọng Cung và Lê Mạnh Hùng, 1991).
Biểu bì

Gai lưng

Cơ dọc

Mạch lưng
Rãnh trên ruột
Ruột
Cơ vòng



Thể xoang

Chi bên

Mạch bụng
Gai bụng
Lỗ bài tiết
I


II

Hình 2.3: Sơ đồ lát cắt ngang Giun đốt (Phan Trọng Cung và Lê Mạnh Hùng, 1991)
I. Giun ít tơ; II. Giun nhiều tơ.

Bên cạnh hai dạng xoang cơ thể chính thức, trong quá trình hình thành và tiến
hóa của xoang cơ thể còn có sự tồn tại của một loại xoang có tên gọi là xoang hỗn
hợp. Đây là loại xoang có cấu tạo pha trộn giữa xoang nguyên sinh và xoang thứ
sinh. Xoang này có ở Chân khớp (Arthopoda) và Thân mềm (Mollusca) (Phan
Trọng Cung và Lê Mạnh Hùng, 1991).
2.1.2.4. Sự phát triển của các lá phôi ở động vật
Một trong các đặc trưng cơ bản của động vật đa bào chính thức là có quá trình
phát sinh cá thể. Quá trình này gồm các giai đoạn: thụ tinh – phân cắt trứng – sự
hình thành và biệt hóa các lá phôi – con non trước khi sinh. Tế bào trứng sau khi
thụ tinh được phân chia nguyên phân nhiều lần tạo nên phôi nang. Phôi nang tiếp
tục được phân chia và hình thành phôi vị có hai lớp: lớp ngoài là lá phôi ngoài và
lớp trong là lá phôi trong. Lỗ hình thành sau khi lõm vào trở thành miệng nguyên

Ngành Sư phạm Sinh học

8

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

thủy. Ở các ngành như Thân lỗ (Porifera), Ruột khoang (Coelenterata) chỉ dừng lại

ở giai đoạn hai lá phôi và bắt đầu biệt hóa thành cơ quan nên người ta gọi chúng là
động vật hai lá phôi. Các động vật đa bào tiếp tục hình thành lá phôi thứ ba – lá
phôi giữa trong quá trình phát triển cá thể, và người ta gọi chúng là các động vật ba
lá phôi (Phan Trọng Cung và Lê Mạnh Hùng, 1991).
2.2. Sự phát triển tiến hóa của ngành động vật không xương sống
Sự hình thành động vật nguyên sinh trên cơ sở cấu trúc tế bào có nhân được
xem như bước đầu tiên trên con đường tiến hóa của động vật. Từ các động vật đa
bào, bằng con đường hình thành các tập đoàn với mức độ phân hóa cao đã dẫn tới
sự xuất hiện các động vật đa bào. Trong quá trình tiến hóa của động vật đa bào, đầu
tiên xuất hiện các động vật Thân lỗ với mức độ phân hóa thấp, chưa có tính đối
xứng cơ thể, tổ chức cơ thể chưa tương đương với sơ đồ chung của các động vật
nên chúng được xếp thành nhóm riêng tách khỏi các động vật đa bào. Sự xuất hiện
các động vật hai lá phôi (Ruột khoang, Sứa lược) được xem như bước hoàn thiện
về tổ chức và cấu tạo cơ thể đa bào. Tiếp theo sau là sự hình thành các động vật ba
lá phôi nguyên thủy (Giun dẹp, Giun tròn, Giun vòi) với sự tổ chức cơ thể chưa
hoàn thiện. Từ động vật ba lá phôi nguyên thủy đã tiến hóa tiếp tục để hình thành
động vật ba lá phôi có thể xoang. Từ đây sự tiến hóa của giới động vật không phải
là đơn giản mà nó tạo thành các nhánh phát triển song song: nhóm động vật có
miệng nguyên sinh và nhóm động vật có miệng thứ sinh. Và cuối cùng trong ngành
ĐVKSX là sự hình thành Da gai, nhóm động vật phát triển theo hướng mất phân
đốt, hình thành đối xứng tỏa tròn thứ sinh, tiêu giảm một số cơ quan để thích nghi
với lối sống ít di động (Phan Trọng Cung và Lê Mạnh Hùng, 1991).
2.3. Vai trò và vị trí của ngành động vật không xương sống
Động vật học không xương sống là cách nói gọn quen dùng của Động vật học
các nhóm động vật không xương sống. ĐVKXS được đặc trưng bằng số loài phong
phú, sắp xếp trong nhiều nhóm, rải trên nhiều mức độ tổ chức, phân bố rộng trong
nhiều môi trường sống khác nhau và từ đó có quan hệ nhiều mặt và tinh tế với cuộc
sống con người. (Thái Trần Bái, 2010).

Ngành Sư phạm Sinh học


9

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

ĐVKXS có vị trí rất quan trọng trong hệ thống động vật. Nguyên cứu cấu trúc
cơ thể, cấu tạo các cơ quan, các hoạt động sống và sự phát triển của động vật
không xương sống đã giúp ta nhận thức được con đường tiên hóa tự nhiên của giới
động vật, cũng như quy luật và những vấn đề lí luận khác của động vật học, làm cơ
sở cho việc học tập môn động vật có xương sống và các khoa học sinh học khác
(Thái Trần Bái và Hoàng Đức Nhuận, 1988).
2.4. Tình hình sử dụng hình ảnh giảng dạy thực tập động vật không xương
sống
Trong quyển sách “Ineterbrate zoology” của Rupper et al. (2004) đã xây dựng
bộ hình ảnh giải phẫu, đặc điểm cấu tạo chi tiết về các ngành trong nhóm ĐVKXS.
Một số hình ảnh được chụp lại dưới kính hiển vi và các hình vẽ, được thể hiện
trong quyển sách “Intergrated principles of Zoology” của Hickman et al. (2008) và
“Biology of the Inverterbrates” của Pechenick (2005). Một số quyển sách như:
“The living world” (2006) của Johnson, “Biology the dynamics of life” của Biggs et
al. (1998), “Life” của Lewis et al. (2004) cũng đã đưa ra được một số hình ảnh khái
quát về hình dạng, đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của các một số loài đặc
trưng trong các ngành thuộc nhóm ĐVCXS.
Các tài liệu thực hành trong nước của Hoàng Đức Nhuận (1967), Nguyễn Mỹ
Tín (2000), Đặng Ngọc Thanh và ctv. (2001), Thái Trần Bái và Nguyễn Văn
Khang (2009), Nguyễn Bích Thủy (2000) đã trình bày đặc điểm chung về hình thái

ngoài, giải phẫu sinh lý, hình ảnh chi tiết của các loài thuộc nhóm ĐVKXS rất đa
dạng và phong phú. Nguyễn Thị Thu Cúc (2010) đã trình bày các đặc điểm và hình
ảnh chẩn loại của lớp côn trùng. Trong quyển “Hình thái giải phẫu động vật không
xương sống” của Tập thể bộ môn Động vật không xương sống Khoa Sinh vật – Đại
học tổng hợp Hà Nội (1974) đã mô tả một các khái quát các đặc điểm của nhóm
ĐVKXS và một số hình ảnh, sơ đồ cấu tạo cơ thể đặc trưng và phân biệt giữa các
ngành với nhau. Việc sử dụng hình ảnh trong giảng dạy thực tập ĐVKXS rất quan
trọng, bên cạnh nội dung kiến thức cung cấp bằng chữ thì việc thể hiện nội dung đó
qua các sơ đồ, hình ảnh hay các hình vẽ chi tiết cũng rất quan trọng. Qua đó sẽ giúp
nội dung truyền tải được dễ dàng hơn và chính xác hơn vì đa số các loài thuộc
nhóm ĐVKXS đều có kích thước khá hiển vi.
Ngành Sư phạm Sinh học

10

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương tiện nghiên cứu
3.1.1. Mẫu vật
Tiêu bản hiển vi cố định về ĐVKXS tại phòng thí nghiệm động vật – Bộ môn
Sư phạm Sinh học – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ
3.1.2. Thiết bị
Thiết bị và dụng cụ chụp hình mẫu: tiêu bản hiển vi cố định, kính hiển vi,
kính lúp, máy ảnh kỹ thuật số, laptop, đèn.

3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thực hiện bộ ảnh tiêu bản trong phòng thí nghiệm
Tất cả tiêu bản hiển vi cố định thuộc nhóm ĐVKXS từ ngành Thân lỗ
(Porifera) đến ngành Da gai (Echinodermata) tại phòng thí nghiệm động vật –
Bộ môn Sư phạm Sinh học – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ được
thống kê và kiểm tra về: số lượng tiêu bản của mỗi ngành; chất lượng của từng
tiêu bản thông qua việc quan sát hiện trạng bên ngoài và chất lượng bên trong
của mỗi tiêu bản. Qua đó, kiểm tra lại hiện trạng bộ tiêu bản cố định và đề xuất
thêm một số nội dung đưa vào giảng dạy trong học phần thực tập ĐVKXS.
Tiêu bản được chọn đề xuất đưa vào giảng dạy cần đáp ứng các tiêu chí:
đảm bảo nội dung kiến thức cần truyền tải; nội dung quan sát trên tiêu bản rõ,
đẹp, không bị mờ; các chi tiết không bị đứt gãy hay chồng chất lên nhau; tiêu
bản quan sát không bị mờ, ố, nấm móc, nứt hay bể.
Bộ hình ảnh tiêu bản nhóm ĐVKXS được thực hiện như sau: quan sát tổng
thể nội dung tiêu bản trên kính hiển vi hoặc kính lúp (tùy thuộc vào kích thước
nội dung cần quan sát). Sau đó, xác định nội dung chính cần quan sát và tham
khảo tài liệu, cơ sở lý thuyết của nội dung. Sử dụng máy chụp ảnh kỹ thuật số
chụp lại nội dung trên tiêu bản. Hình ảnh sau khi chụp sẽ dùng phần mềm
Photoshop CS6 để điều chỉnh ảnh rõ và đẹp hơn.

Ngành Sư phạm Sinh học

11

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ


3.2.2. Sưu tầm hình ảnh
Một số hình ảnh đẹp và đảm bảo nội dung kiến thức được sưu tầm để bổ sung
vào giảng dạy. Nguồn gốc sưu tầm từ các sách báo, tài liệu tham khảo, tạp chí khoa
học hay trong các nghiên cứu khoa học... ở trong và ngoài nước. Hình ảnh sưu tầm
phải đảm bảo tính khoa học, rõ, đẹp và phải đáp ứng được nội dung kiến thức giảng
dạy. Hình ảnh sau khi được sưu tầm sẽ sử dụng phần mềm Photoshop CS6 điều
chỉnh và xử lý rõ chi tiết và chú thích đầy đủ nội dung cần chuyển tải.
3.2.3. Vẽ lại và thiết kế một số hình mới
Vẽ lại một số hình ảnh có sẵn trong giáo trình nhưng đã bị mờ hay cần thể
hiện thêm một số chi tiết. Thiết kế mới mới đối với một số hình cần bổ sung thêm
vào nội dung giảng dạy, được quan sát trên tiêu bản hiển vi cố định. Hình vẽ được
sử dụng bằng phần mềm Adobe Illustrator CS6 và phần mềm Photoshop CS6 là 2
phần mềm dùng thiết kế và chỉnh sửa hình ảnh nhằm thiết kế thêm một số hình mới
để thay thế và bổ sung thêm về các ngành thuộc nhóm ĐVKXS phục vụ cho việc
giảng dạy.
Phương pháp vẽ lại và thiết kế hình mới:
Bước 1: Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến nội dung hình và hình thành cơ
sở lý thuyết cho nội dung cần vẽ.
Bước 2: Thống kê và tìm hiểu nguồn mẫu hiện có tại Phòng thí nghiệm Động
vật, Bộ môn Sư phạm Sinh học, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ.
Bước 3: Chụp hình các mẫu vật và tiêu bản cố định.
Bước 4: Lên ý tưởng vẽ hình dựa trên cơ sở lý thuyết.
Bước 5: Tiến hành vẽ hình. Lưu ý: trong bước vẽ hình, sử dụng phần mềm
Adobe Illustrator CS6 để vẽ các nét viền ngoài, các chi tiết và phần mềm
Photoshop CS6 sẽ dùng để chấm hay tô màu, làm độ nổi cho đối tượng.
Bước 6: Viết kết quả và thảo luận của hình.

Ngành Sư phạm Sinh học


12

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ngành Thân Lỗ (Porifera)
Thân lỗ (Porifera) là nhóm động vật cận đa bào, chưa có mô chuyên hóa,
chưa hình thành cơ quan, có đối xứng tỏa tròn hoặc không có đối xứng, có tế
bào cổ áo đặc trưng. Phần lớn sống bám ở đáy biển, một số ít sống ở nước ngọt.
Thân lỗ có 2 hình thức sinh sản: vô tính và hữu tính. Ngành Thân lỗ được chia
thành 3 lớp: Thân lỗ đá vôi (Calcarea), Thân lỗ thông thường (Demospongiae)
và Thân lỗ 6 tia (Hexactinellida) (Đặng Ngọc Thanh và ctv, 2001; Thái Trần
Bái, 2010).
Trong bộ tiêu bản thuộc ngành Thân lỗ (Porifera) ở PTN Động vật gồm có
46 tiêu bản thuộc 2 loài Grantia sp., Spongilla sp. và một dạng chưa xác định
tên khoa học (Éponge) (hình 1). Trong đó, Grantia sp. thuộc lớp Thân lỗ đá vôi
(Calcarea) có 15 tiêu bản: lát cắt ngang, lát cắt dọc và gai xương. Spongilla sp.
thuộc lớp Thân Lỗ thông thường (Demospongida) có 19 tiêu bản gồm tế bào
mầm sinh dục (hình thái ngoài và lát cắt ngang), bộ xương và các loại gai
xương.
Bảng 4.1: Thống kê tiêu bản ngành Thân lỗ (Porifera) (hộp 6)
STT Tên khoa học
Nội dung
Lớp Thân lỗ đá vôi (Calcarea)
Lát cắt ngang

1.
Grantia sp.
Lát cắt dọc
Gai xương
Lớp Thân lỗ thông thường (Demospongida)
Bộ xương
Lát cắt dọc mầm
2.
Spongilla sp.
Mầm
Gai xương
3.
Éponge
Gai xương
Tổng số

Mã số

Số lượng

Z2. 31
Z2. 32
Z2. 36

5
5
5

Z2. 61.1
Z2. 61.2

Z2. 62
Z2. 72

Hiện trạng
Mờ
Mờ
Tốt

5
Tốt
5
Tốt
5
Tốt (1 bị bể)
4
Tốt (1 bị bể)
12
Tốt
44 bình thường + 2 bị bể

Dựa vào kết quả kiểm tra số lượng và chất lượng các tiêu bản có thể đề xuất 2
nội dung để giảng dạy thực tập ngành thân lỗ (Porifera) như sau: quan sát và nhận
diện các kiểu gai xương của bộ xương Spongilla sp. (3 tiêu bản, mã số Z2.72),

Ngành Sư phạm Sinh học

13

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 37 – 2015

Trường Đại học Cần Thơ

quan sát mầm sinh dục (5 tiêu bản, mã số Z2.62) và lát cắt dọc qua mầm sinh dục
(4 tiêu bản, mã số Z2.61.02).

Hình 4.1: Hình thái ngoài của Grantia và Spongilla
( và />
4.1.1. Quan sát và nhận diện các kiểu gai xương của bộ xương Spongilla sp.
Bộ xương giữ chức năng nâng đỡ cơ thể gồm có các gai xương có thể bằng
đá vôi, bằng silic, bằng các sợi hữu cơ spongin do tế bào sinh xương tạo thành.
Gai xương có thể có một trục hoặc nhiều trục, riêng lẽ hoặc từng bó. Tiêu bản gai
xương của bộ xương Spongilla sp. thuộc lớp Thân lỗ thông thường
(Demospongida) có cấu trúc bằng gai silic (một trục hoặc nhiều trục hoặc gồm cả
hai), hoặc chỉ gồm các sợi spongin và không có gai đá vôi (gai canxi) (Thái Trần
Bái, 2010).

Gai silic ở thân lỗ 6 tia

Gai tạo mạng
spongin

Gai silic ở thân lỗ
thông thường

Gai canxi

Hình 4.2: Các kiểu gai xương của thân lỗ (Hickman et al, 2007)


Ngành Sư phạm Sinh học

14

Bộ môn Sư phạm Sinh học


×