Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu hệ thống hóa phương pháp phát hiện các dạng ma túy thường gặp, bước đầu truy nguyên nguồn gốc một số chất ma túy tổng hợp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 112 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay tệ nạn buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sản xuất, sử dụng trái
phép các chất ma túy và một số chất gây nghiện, hướng thần được sử dụng
trong ngành y tế bị lạm dụng cho mục đích ma túy có xu hướng gia tăng, phát
triển nhanh và trở nên rất nghiêm trọng cả về tính chất, mức độ, quy mô, tính
phức tạp về thể loại, phương thức hoạt động. Không chỉ ở trong nước mà còn
mang tính xuyên quốc gia.
Tổ chức chống ma túy và tội phạm Liên hợp Quốc (UNODC) ước tính
trong năm 2011, có khoảng 11,2 triệu đến 22 triệu người trên toàn thế giới
trong độ tuổi 15 - 64 (chiếm 0,24 - 0,48% dân số trong độ tuổi này) tiêm
(chích) ma túy [109]. Trong đó ở Việt Nam, số người sử dụng chất ma túy
ngày càng tăng.
Việt Nam là một trong những nước đang đứng trước nguy cơ về tệ nạn
buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, trung chuyển, sản xuất và sử dụng các chất
ma túy, tiền chất.
Trước tình hình đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chủ
trương, đề ra những biện pháp thích hợp trong từng giai đoạn cụ thể như xây
dựng các Bộ luật, các Nghị định, Thông tư và các văn bản quy định pháp luật
nhằm mục đích quản lý và giảm mức độ tăng của các loại tội phạm ma túy.
Chính phủ cũng ban hành danh mục các chất ma túy và tiền chất; các Bộ
ngành đã ban hành các qui chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm
thần và tiền chất... để góp phần tích cực trong đấu tranh với loại tội phạm này
và đồng thời cũng để quản lý tốt các thuốc gây nghiện, hướng thần được sử
dụng trong y học.
Bên cạnh các chất ma túy truyền thống, các chất ma túy tổng hợp ATS
(Amphetamin Type Stimulants) ngày càng gia tăng và phát triển cả về quy
mô, thể loại lẫn số lượng, hình thức, các dạng sản phẩm khác nhau trên thị



2

trường bất hợp pháp. Theo thống kê của Viện Khoa học hình sự (KHHS), từ
năm 2000 đến năm 2011, số loại và số vụ về ma túy tổng hợp ATS gửi đến
giám định ngày càng tăng lên.
Cho đến nay chưa có công trình nào ở Việt Nam nghiên cứu hệ thống
hóa một cách đầy đủ. Trong khi các lực lượng phòng chống ma túy, các cơ
quan quản lý các chất gây nghiện, hướng thần, tiền chất được sử dụng trong
ngành y tế rất cần có số liệu, tài liệu hệ thống hóa các dạng, phương pháp phát
hiện ma túy và truy nguyên nguồn gốc ma túy đảm bảo tính khoa học và thực
tế nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống, kiểm soát, quản lý và ngăn chặn tệ
nạn ma túy.
Địa bàn các tỉnh, thành phố phía Nam trong đó đặc biệt có Thành phố
Hồ Chí Minh là một thành phố đông dân nhất cả nước và Thành phố Hồ Chí
Minh có nhiều dân nhập cư từ khắp nơi, có cả khách du lịch nước ngoài,
người nước ngoài đến làm ăn, kết hôn, sinh sống… do vậy đã tạo điều kiện
làm cho tình hình tội phạm hình sự nói chung và tội phạm ma túy nói riêng rất
phức tạp.
Để góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, đề tài luận án:
“Nghiên cứu hệ thống hóa phương pháp phát hiện các dạng ma túy thường
gặp, bước đầu truy nguyên nguồn gốc một số chất ma túy tổng hợp ở Việt
Nam” được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Hệ thống hóa các dạng và phương pháp phát hiện các chất ma túy
thường gặp ở Việt Nam giai đoạn 2003-2012.
2. Bước đầu truy nguyên nguồn gốc một số dạng ma túy tổng hợp ATS
và khảo sát xu hướng sử dụng các chất ma túy ở Việt Nam.


3


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm, biểu hiện lâm sàng và tác hại của ma túy
1.1.1. Khái niệm về các chất ma túy
- Hiểu theo nghĩa Hán – Việt:
+ “Ma” là làm cho tê liệt.
+ “Túy” là làm cho say sưa.
- Về y học ma túy là một số chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp
(hóa học) khi đưa vào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ gây ức chế
hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác, nếu
sử dụng nhiều lần dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng [15].
- Thuật ngữ ma túy đã được chính thức quy định tại Điều 203 của Bộ
luật hình sự năm 1985 “tội sử dụng ma túy” [26]. Sau đó được thay bằng Điều
185i “tội sử dụng trái phép chất ma túy” trong Luật sửa đổi bổ sung của Bộ
luật Hình sự năm 1997 [27].
- Theo Điều 2 Chương I của Luật phòng chống ma túy được sửa đổi bổ
sung năm 2008 [28]:
+ Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong
các danh mục do Chính phủ ban hành.
+ Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình
trạng nghiện đối với người sử dụng.
+ Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo
giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử
dụng.
+ Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế,
sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.


4


+ Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh
được quy định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất tại
khoản 2, khoản 3 Điều 1 Chương I của Luật phòng chống ma túy được sửa
đổi bổ sung năm 2008 [28].
+ Cây có chứa chất ma túy bao gồm cây thuốc phiện, cây coca, cây cần
sa hoặc các cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.
1.1.2. Biểu hiện của nghiện ma túy
Hiện nay cũng có nhiều định nghĩa về nghiện ma tuý.
Sổ tay chẩn đoán của hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA) định nghĩa nghiện
như sau: Các triệu chứng bao gồm hiện tượng dung nạp (cần phải tăng liều
lượng sử dụng để đạt được khoái cảm), sử dụng ma tuý để giảm triệu chứng
cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngưng sử dụng và tiếp tục sử dụng
dù biết nó có hại cho bản thân hay những người khác.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nghiện ma tuý là tình trạng lệ
thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma
tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và
tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm
thấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có được những hiệu ứng ma tuý về mặt
tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý. Tình
trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tượng quen ma tuý hoặc không, và
một người có thể bị lệ thuộc vào nhiều loại ma tuý.
Tài liệu đào tạo nhân viên tiếp cận cộng đồng của Dự án LIFE - GAP
(do trung tâm Kiểm soát dịch bệnh của Hoa Kỳ - CCD cung cấp) đã đưa ra
một số tiêu chí để xác định lệ thuộc ma tuý, nghiện ma tuý là:
1.1.2.1. Dung nạp
Người sử dụng ma tuý (SDMT) ngày càng quen với tác dụng của ma túy và
cần phải tăng liều dùng để đạt được tác dụng như mong muốn. Một người ở giai
đoạn dung nạp ma tuý thể hiện ít có phản ứng về liều dùng hơn người chưa có ở



5

giai đoạn này. Mức độ dung nạp tối đa có thể được quan sát bằng sự lệ thuộc vào
heroin. Ví dụ, khi một người đã quá lệ thuộc vào heroin, họ có thể dùng liều lượng
vượt quá mức độ người chưa dung nạp loại ma tuý này.
1.1.2.2. Đói thuốc
- Hội chứng đói thuốc: Theo dõi hội chứng này bao gồm những biểu
hiện thay đổi về thể chất và tâm lý của người SDMT. Nó xảy ra khi người
SDMT giảm nhanh liều lượng quen dùng (ví dụ người cắt cơn heroin có thể
có những phản ứng của cơ thể như đau cơ khớp, rối loạn chức năng tim mạch
và hệ thống tiêu hoá ).
- Giải toả: Để tránh cảm giác khó chịu khi đói thuốc người đó phải
dùng 01 liều. Hiện tượng này liên quan chặt chẽ đến hội chứng đói thuốc.
1.1.2.3. Bắt buộc sử dụng
Một người lệ thuộc vào ma tuý bắt buộc phải SDMT. Hiện tượng này
có liên quan đến đói thuốc.
1.1.2.4. Thu hẹp
Khi đã nghiện, người SDMT sẽ SDMT theo một cách nhất định.
1.1.2.5. Sở thích tập trung
Hứng thú SDMT dần dần trở thành ưu tiên lớn nhất trong cuộc sống của
người SDMT. Sở thích này ngày càng thu hẹp và xác định bằng việc tìm mọi cách
để có ma tuý sử dụng (đồng thời tìm mọi cách để có tiền mua ma tuý).
1.1.2.6. Tái nghiện
Một người ngưng sử dụng ma tuý trong vài tuần hoặc vài tháng nếu
quay lại sử dụng sẽ có xu hướng tái sử dụng một cách nhanh chóng và hình
thành lại sự lệ thuộc vào ma tuý.
1.1.3. Tác hại của ma túy
1.1.3.1. Ảnh hưởng đến bản thân
- Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho

thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết.


6

- Gây nghiện mạnh, sức khoẻ giảm sút. Tiêm (chích) ma tuý dùng chung
bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rút B, C, đặc biệt
là HIV(dẫn đến cái chết). Tiêm chích ma tuý là một trong những con đường lây
nhiễm HIV phổ biến nhất tại Việt Nam. Người nghiện ma tuý có thể mang vi
rút HIV và lây truyền cho vợ, bạn tình và con cái họ.
- Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm
pháp luật.
- Mâu thuẫn, bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình.
- Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm
sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị
mất việc làm.
- Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý
ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình
dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho
các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống.
1.1.3.2. Ảnh hưởng đến gia đình
- Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu tiền để mua
ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000
đồng/ngày thậm chí 1.000.000 - 2.000.000 đồng/ ngày, vì vậy khi lên cơn
nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của
gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có
tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm
chí giết người, cướp của.
- Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc
cảm, ăn không ngon, ngủ không yên...vì trong gia đình có người nghiện).

- Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan
vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc...).


7

- Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của
người nghiện do ma tuý gây ra.
1.1.3.3. Ảnh hưởng đến xã hội
- Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo,
trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm...
- Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.
- Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội.
- Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc
phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là
điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu
chưa có thuốc chữa... Hiện nay nước ta có 213.431 người nhiễm HIV/AIDS
thì có 38,9% là người nghiện tiêm (chích) ma tuý (tính đến 31.5.2013) [1].
- Các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả
năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử,
tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hóa, dẫn tới suy yếu nòi giống.
1.2. Các chất ma túy tổng hợp ATS thường gặp ở Việt Nam
Các chất ma túy tổng hợp ATS phần lớn có tác dụng kích thích thần
kinh trung ương, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, làm tỉnh táo và thông minh
hơn, tạo trạng thái phớn phở, hạnh phúc (euphoric), tăng nhịp thở, tăng nhiệt
độ cơ thể ở liều trung bình từ 20mg đến dưới 100mg. Khi sử dụng liều cao có
tác dụng gây ảo giác. Đặc biệt người sử dụng rất nhạy cảm với âm thanh, ánh
sáng, màu sắc, dễ xúc động (agitation), rung lắc (tremor), ngắt quãng
(episode), giảm trí nhớ, hoang tưởng (Paranoid delusions), bạo lực, chán ăn
(unappetide) [103], [95]. Sử dụng trong điều trị suy nhược thần kinh, tâm thần

phân liệt, làm tăng cường thể lực, dễ bị lạm dụng, một số chất có tác dụng
kích thích tình dục. Đôi khi có sự lạm dụng trong giới thể thao để tăng thành
tích thi đấu. Một số đối tượng là thanh niên, sinh viên, học sinh, giới showbiz
thậm chí cả những nhà điều hành cũng lạm dụng các chất ma túy.


8

1.2.1. Amphetamin (AM)
- Công thức hóa học [34], [103], [95]

NH2
CH3
- AM tổng hợp có công thức phân tử (CTPT) C9H13N, trọng lượng phân
tử (TLPT) 135,2 xuất hiện nhiều ở dạng:
+ Hydroclorid: CTPT: C9H13N.HCl; TLPT: 170,7. dạng base 79,2%.
+ Dạng muối Sulfat: CTPT: (C9H13N)2.H2S04; TLPT 368,5. dạng base 73,4%.
- Tên khác: Amfetamin, Actedron, Alloden, Adipan, Maxiton (khoảng
trên 300 tên gọi khác nhau).
- Dạng bột trắng (tinh thể), viên nang, viên nén, ống…
1.2.2. Methamphetamin (MA)
- Công thức hóa học
NH

CH3

CH3

- MA được tổng hợp hoặc bán tổng hợp từ ephedrin hay
pseudoephedrin.

+ CTPT: C10H15N; TLPT: 149,2.
+ Xuất hiện trên thị trường chủ yếu ở dạng hydroclorid C10H15N.HCl;
TLPT: 185,7; dạng base 80,4% [38], [106], [98].
- Tên khác: “Hồng phiến”, Metafetamin, Adipex, Ambar, Amedrin,
Apramin... (khoảng gần 200 tên khác nhau).
- Tồn tại dạng tinh thể hình phiến trắng giống đường phèn, tan tốt trong
nước, chế phẩm viên rất đa dạng và phong phú [52], [53], [54]…
- Methamphetamin chủ yếu dùng bằng đường uống, hít, tiêm.
Tinh thể và logo một số viên chứa MA được thể hiện ở phụ lục 1.


9

1.2.3. Methylendioxy Methyl Amphetamin (MDMA): Ecstasy
- Công thức hóa học [36], [63], [74], [76].

NH

O

CH3

CH3

O

- Sản phẩm tổng hợp có CTPT: C11H15NO2; TLPT: 193,2
- MDMA hydroclorid có CTPT: C11H15NO2.HCl; TLPT: 229,7; dạng
base 84,2%.
- Các tên rất hấp dẫn “flying saucer”, “disco biscuits”, “fantasy”, “huge

drug”, “speed”…
- Khả năng gây nghiện mạnh hơn MA, xuất hiện phổ biến trên thị
trường ma túy ở dạng viên nén có các logo và màu sắc không kém phần đa
dạng và phong phú như MA (hồng phiến) [33], [35]. Ảnh của viên MDMA
được ghi ở phụ lục 2.
1.2.4. Methylendioxy Amphetamin (MDA)
- Công thức hóa học [43], [60], [62]

NH2

O

CH3

O

- Được tổng hợp hoàn toàn, CTPT: C10H13NO2; TLPT: 179,2, thường ở
dạng muối hydroclorid. Xuất hiện ở dạng viên nén hay viên nang… Ví dụ
viên nén màu trắng có logo hình âm dương ngũ hành.
1.2.5. Methylendioxy Ethyl Amphetamin (MDEA)
- Công thức hóa học [105], [107], [108]

O
O

NH

CH2

CH3


CH3

- Chất tổng hợp có CTPT: C12H17NO2; TLPT: 207,3.


10

- Thường tồn tại trên thị trường dạng hydroclorid với CTPT:
C12H17NO2.HCl; TLPT: 243,7; dạng base 85%.
- Ký hiệu có trên viên nén: Eve, HOL xanh rêu…
1.2.6. Các dẫn chất khác của amphetamin
- Các chất amphetamin không thay thế trên vòng Benzen [107], [108]
+ N-Ethylamphetamin
+ Dimetylamphetamin
+ N-Hydroxyamphetamin
+ N-Hydroxymetamphetamin
+ Cathinon
+ Methcathinon
+ Fenetylline 7-ethyltheophyllin-amphetamin (captagon)
+ Phenylpropylmethylamin (PPMA)
+ 3,4-methylenedioxy-N,N-dimethylamphetamin (MDDM)
+ N-Hydroxy-3,4-methylenedioxyamphetamin (N-Hydroxy-MDA, NHydroxytenamfetamin)
+ N-Hydroxy-N-methyl-3,4-methylenedioxyamphetamin (N-Hydroxy MDMA, FLEA)
+ N-methyl-1-(3,4-methylenedioxyphenyl)-2–butanamin (MBDB)
+ 1-(3,4-methylenedioxyphenyl)-2-butanamin (BDB)
+ N-Ethyl-1-(3,4-methylenedioxyphenyl)-2-butanamin (EBDB)
+ 5-methoxy-3,4-methylenedioxyamphetamin (MMDA)
- Các chất amphetamin có nhóm thế 2,4,5 trên vòng benzen nhóm
phenethylamin [18], [21], [70]

+ 4-Bromo-2,5-dimethoxy-phenethylamin (2C-B, Nexus, Eros, Venus,
Performax, Bee, Bromo-mescalin…). Ảnh của viên 2C-B ghi ở phụ lục 3.
+ 4-Methylthio-2,5-dimethoxy-phenethylamin (2C-T)
+ 4-Ethylthio-2,5-dimethoxy-phenethylamin (2C-T-2)


11

+ 4-Propylthio-2,5-dimethoxy-phenethylamin (2C-T-7)
+ 4-Chloro-2,5-dimethoxy-phenethylamin (2C-C)
+ 4-Iodo-2,5-dimethoxy-phenethylamin (2C-I)
+ 4-[(Fluoro)-Ethylthio]-2,5-dimethoxy-phenethylamin (2C-T-21)
+ 4-(Methoxy)-2,5-dimethoxy-phenethylamin
* Và trên cơ sở cấu trúc cơ bản dưới đây có 18 chất thuộc tiểu nhóm
gọi chung là 2Cs [105], [107], [108]. (xem bảng 1.1)
O-CH3
NH2

R3
R4
O-CH3

Bảng 1.1: Các chất amphetamin có nhóm thế trên vòng benzene
STT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Tên chất
2C-E
2C-F
2C-G
2C-G-3
2C-G-4
2C-G-N
2C-H
2C-N
2C-O-4
2C-P
2C-SE
2C-T-4
2C-T-8
2C-T-9
2C-T-13
2C-T-15

2C-T-17
2C-TFM

R3
H
H
CH3

R4
CH2CH3
F
CH3
(CH2)3
(CH2)4
(CH)4

H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H

H

NO2
OCH(CH3)2
CH2CH2CH3
SeCH3
SCH(CH3)2
SCH2CH(CH2)2
SC(CH3)3
S(CH2)2OCH3
SCH(CH2)2
SCH(CH3)CH2CH3
CF3


12

- Các chất có nhóm thế ở vị trí 2,4,5 trên vòng benzen nhóm
amphetamin [105], [107], [108]
+ 2,4,5-Trimethoxyamphetamin (TMA-2)
+ 4-methyl-2,5-dimethoxyamphetamin (DOM,STP)
+ 4-Bromo-2,5-dimethoxyamphetamin (DOB, Bromo-STP,BDMA)
+ 4-Chloro-2,5-dimethoxyamphetamin (DOC)
+ 4-Iodo-2,5-dimethoxyamphetamin (DOI)
+ 4-Ethyl-2,5-dimethoxyamphetamin (DOET)
- Các chất có nhóm thế khác cho cả phenethylamin và amphetamin
[105], [107], [108]
+ 3,4,5-Trimethoxyphenethylamin (mescalin, TMPEA)
+ Para-Methoxyamphetamin (PMA)
+ Para-Methoxymethamphetamin (PMMA)
+ 2,5-Dimethoxyamphetamin (DMA)
+ 3,4,5-Trimethoxyamphetamin (TMA)

+ 4-Methylthioamphetamin (4-MTA)
+ Amfepramon
+ N-.Benzylmethaphetamin (Benzfetamin)
+ N-(2-cyanoethyl)-amphetamin (Fenproporex)
+ Benzenethanamin (Lefetamin, SPA, SPA-L)
+ Chlopropylamphetamin (mefenorex)
+ Phenyl-tert-butylamin = Terbutylamin (Phentermin)
1.2.7. Một số chất chuyển hóa khác
* bk-MDMA (Methylon)
Ảnh một số mẫu chứa bk-MDMA được thể hiện ở phụ lục 4
* 2C-B-Fly
* Bromo-Dragon-Fly [105], [107], [108]


13

1.3. Các chất ma túy truyền thống thường gặp ở Việt Nam
1.3.1. Thuốc phiện và nhóm Opiat
1.3.1.1. Thuốc phiện (Opium)
- Cây thuốc phiện được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 17 và được
trồng nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc [9], [14].
- Tên khoa học của cây thuốc phiện là Papaver Somniferum (L)
Papaveraceace (anh túc). Hoa thuốc phiện có nhiều loại và màu sắc khác nhau
nhìn rất đẹp [30] (hình 1.1. và hình 1.2).

Hình 1.1: Ảnh hoa thuốc phiện


14


Hình 1.2: Quả, nhựa thuốc phiện
- Thuốc phiện là sản phẩm tự nhiên thu được bằng cách rạch những quả
chưa chín của cây thuốc phiện để lấy nhựa, có màu nâu, nâu đen, mùi rất đặc
trưng, vị rất đắng.
+ Có nhiều dạng thuốc phiện: Thuốc phiện sống, thuốc phiện chín,
thuốc phiện Y tế, sái thuốc phiện.
+ Đây là loại ma túy rất phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Tên khác
của thuốc phiện: Á phiện, “Nàng tiên nâu”, “Ả phù dung”, dung dịch để chích
màu nâu có tên “xì ke”,...[16], [96].
- Nhựa thuốc phiện được sử dụng trong ngành Dược với sản phẩm như
viên colchimax, paragoric…làm thuốc giảm đau và thuốc trị tiêu chảy.
- Thành phần hóa học: Nhựa thuốc phiện có trên 40 hợp chất alcaloid
khác nhau, trong đó quan trọng nhất là morphin chiếm từ 4-21%, codein từ
0,7-3%…[104], [108].
1.3.1.2. Morphin
- Công thức hóa học [16]
OH

O
N

HO

CH3


15

- CTPT: C17H19NO; TLPT: 285,3.
+ Morphin hydroclorid: CTPT: C17H19NO3.HCl; TLPT: 321,8; dạng

base 88,7%.
+ Morphin hydroclorid: CTPT: C17H19NO3.HCl.3H2O; TLPT: 375,8;
dạng base 75,9%.
+ Hoặc dạng Morphin sulfat (C17H19NO3)2.H2SO4.5H2O; TLPT: 758,8;
dạng base 75,2% [7], [14], [112].
- Morphin là hợp chất alcaloid chính của thuốc phiện.
- Là chất giảm đau rất hiệu quả được sử dụng trong Y học ở dạng viên
hay dạng tiêm 10mg/ống. Ảnh bánh morphin và morphin dạng tiêm được mô
tả ở phụ lục 5.
1.3.1.3. Heroin
- Còn có tên gọi khác: “Bạch phiến”, “Cái chết trắng”.
- Là chất ma túy phổ biến nhất trên thế giới, khu vực “Tam giác vàng”,
“Lưỡi liềm vàng” và ở nước ta. Heroin gần như thay thế cả thuốc phiện. Heroin
được bán tổng hợp từ morphine bằng cách Diacetyl hóa ở 2 nhóm OH, tên khác
diacetylmorphin, diamorphin [5], [97], [102]. Mẫu bột hay bánh heroin có vị chua
của giấm, vị rất đắng. Khả năng gây nghiện rất cao so với morphin.
- Công thức hóa học
CH3CO

O

O
N

CH3CO

CH3

O


- CTPT: C21H23NO5; TLPT: 369,4.
- Dạng tồn tại trên thị trường bất hợp pháp heroin hydroclorid.
- Heroin hydroclorid có CTPT: C21H23NO5.HCl.H2O; TLPT: 423.9, dạng
base 87,2% [5], [11], [97], [102]. Ảnh bột heroin được mô tả ở phụ lục 6.


16

1.3.1.4. Codein
- Công thức hóa học
H3C

O

O
N

CH3

HO

- CTPT: C18H21NO4; TLPT: 315,4.
- Dạng Codein N-Oxid hydroclorid có CTPT: C18H21NO4.HCl.H2O;
TLPT: 369,9; dạng base 85,3% [5], [11], [102].
- Chiết xuất từ nhựa thuốc phiện, được sử dụng làm thuốc trị ho, giảm
đau nhẹ trong y học; gặp trên thị trường ở dạng dược phẩm: terpincodein,
paracodein, efferalgan-codein... Codein có thể chuyển thành morphin, sau đó
tiếp tục bán tổng hợp bằng cách diacetyl hóa cho thành phẩm heroin hoặc
acetyl codein [13]. Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm và dễ sơ hở trong khâu
kiểm soát.

1.3.1.5. Một số dẫn chất bán tổng hợp khác từ morphin
- 6-0-Mono acetyl morphin
- Hydromorphinon
- Acetylcodein
- Etophin
- Acetorphin
- Acetyl dihydrocodein
- Benzyl morphin
- Odoxim
- Deso morphin
- Dihydromorphin
- Ethyl morphin
- Hydrocodon
- Oxymorphon

- Levophanol
- Levomethorphan
- Methyl desophin
- Methyl dihydromorphin
- Metopon
- Nicocodin
- Nicodicodin
- Norcodein
- Normorphin
- Phenomorphan
- Racemorphan
- Thebacon
- Hydromorphinol
- Pholcodin



17

1.3.1.6. Các chất ma túy tổng hợp tác dụng giống morphin
- Pethidin (còn có các tên khác: Dolargan, Dolosan, Dolosil, Eudolat,
Methedin, Dolivan, ở dạng ống chích hàm lượng 100mg/ống.
- Fentanyl (còn có các tên khác: Fantanest, Fentanyl richter, Sublimaze,
Pentanyl, Sentonyl phentanyl, sentonyl...).
- Methadon

(còn có các tên khác: Amidon, Fenadone, Mecodine,

Dolophil, Ketalgine, Heptanol, Hetadol) Có hiệu lực hơi mạnh hơn morphin
[5], [97], [102].
- Mecloqualon
- Ketamin là chất gây mê tổng quát, có tác dụng gây ảo giác giống như
phencyclidin và có tác dụng gây nghiện [5], [11], [97].
- Buprenorphin
- Tramadol
1.3.2. Các chất gây ảo giác (Hallucinogens)
1.3.2.1. Cây cần sa
- Tên khác: Bồ đà, gai dầu, Marijuana, cannabis, hashish.
- Tên khoa học: Cannabis sativa (L) Cannabinaceae.
- 2700 năm trước Công nguyên, cần sa được mô tả trong "Bản Thảo
Cương Mục" của vua Thần Nông (Trung Quốc). Nhưng trước đó, người ta đã
dùng làm thuốc hút, hít, uống để có được ảo giác. Y học dân gian thì dùng cần
sa để giảm đau, giảm ho, giảm cơn suyễn, chống co giật. Tây y thì dùng một
hoạt chất của cây cần sa là ∆9- (Tetrahydro Canna Biol = ∆9 -THC) làm thuốc
an thần, chống nôn ói cho người bệnh ung thư [11], [97], [102].
Hình ảnh cây cần sa được ghi ở hình 1.3



18

Hình 1.3: Cây cần sa
- Thành phần hóa học: Có 4 hoạt chất chính: 9- Tetrahydrocannabinol
(9 -THC), cannabinol, cannabidiol, cannabidiolic acide. Trong đó 9 -THC
là hoạt chất gây ảo giác.
- Công thức hóa học của 9-THC, C21H30O2 ; TLPT: 314,5.
CH3
OH

H3C

O

C5H11

H3C

- Tùy theo nguồn gốc mà hàm lượng 9 -THC khác nhau từ 0,3 - 5%. Cây
cần sa ở các tỉnh phía Nam nước ta có hàm lượng 9 -THC là trên 1% [33].
- Các dạng tồn tại:
* Thảo mộc (herbal cannabis), Thái stick.
* Nhựa cần sa = Hashish (Cannabis resin).
* Dạng dầu (Cannabis oil).


19


1.3.2.2. Các chất gây ảo giác khác
- LSD (Lysergic Saure Diethylamid)
+ Công thức hóa học

H5C2

N

CO

H5C2

N CH3

NH

+ CTPT: C20H25N3O; TLPT: 323,4.
+ Dạng LSD d-tartrat (C20H25N3O)2 - C4H6O6.2H2O. TLPT: 833,0;
dạng base 77,7 % [5], [11], [97], [102]. Do Hoffman tổng hợp năm 1938.
+ LSD là chất gây ảo giác rất mạnh với hàm lượng 25 microgam đã có
tác dụng rõ rệt bằng đường uống hay tẩm ngậm dưới lưỡi.
- Ngoài ra còn một số chất gây ảo giác khác [5], [11], [97], [102] như
+ Psilocybin (Indocybin) là hoạt chất chính chiết xuất từ nấm Psilocybe
có nguồn gốc từ ngưởi bản xứ Indians ở Trung Mỹ.
+ Mescalin là alcaloid chính của nấm Peyote có trên cây xương rồng ở
vùng Bắc Mỹ, Mexico.
+ Dimethyltriptamin (DMT)
* Hoạt chất có từ nấm Psilocyba có ở Nam Mỹ và Tây Ấn Độ.
* Tác dụng gây ảo giác như LSD nhưng yếu hơn và thời gian ngắn hơn.
+ Phencyclidin (PCP): còn có tên khác như Angel dust, HOG, Sernyl,

Sernylan ... PCP là chế phẩm tổng hợp bởi Park Davis năm 1956, tác dụng
gây tê, giảm đau và gây ảo giác.


20

1.3.3. Chất kích thích (Stimulants)
1.3.3.1. Cocain
- Từ xa xưa, người dân Nam Mỹ đã nhai lá coca với vôi để cảm thấy
không đói, không mệt. Ngày nay, Tây y dùng cocain làm thuốc gây tê tại chỗ
như gây tê trong tai mũi họng, răng miệng...
- Cocain là alcaloid chính được chiết xuất từ lá của cây coca lần đầu vào
năm 1855. Tên khoa học của cây coca là Erythroxylon coca (L)
Erythroxylaceace. Cây coca Việt Nam có tên khoa học Erythroxylon coca
Novogranatense (L) Erythroxylaceace (lá xanh nhạt và mỏng hơn).
- Hàm lượng cocain trong lá cây coca trồng ở Việt Nam từ 0,21 0,31% (trong lá tươi).
- Công thức hóa học:
O
N

CH 3

C
O

O

CH 3

C

O

- CTPT: C17H21NO4; TLPT: 303,4 [19], [23], [96].
- Cocain tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: borat, citrat, format,
hydroiodid, hydrobromid, nitrat, lactat, sulfat, tartrat, salicylat.
- Cocain hydroclorid có CTPT: C17H21NO4.HCl; TLPT: 339,8; dạng
base chiếm 89,3%.
- Một số dạng cocain chủ yếu:
+ Bột nhão coca: Sản phẩm trung gian trong quá trình chế biến từ lá
coca thành cocain, chứa khoảng 40 - 50%.
+ Cocain hydroclorid: Dạng bột trắng như tuyết (snow white), để lâu
chuyển màu nâu và có vị chua của giấm.
+ Crack là dạng cocain kết hợp với muối sodium bicarbonat.


21

Cây, hoa, quả của cây coca và bột cocain được ghi ở hình 1.4 và hình
1.5 dưới đây.

Hình 1.4: Cây, hoa, quả của cây coca.

Hình 1.5: Bột cocain

1.3.3.2. Cây “KHAT”
- Có nhiều ở vùng Trung Phi và Yemen. Hoạt chất chính là cathin có
cấu trúc gần giống amphetamin [23], [99].

CH


CH

OH

CH3

NH2

- Người nghiện dùng lá nhai, hút, uống gây hưng phấn thần kinh.
1.3.4. Các chất ức chế hệ thần kinh trung ương (Depressants)
1.3.4.1. Nhóm an thần gây ngủ loại benzodiazepin
- Công thức tổng quát chung.
9
8
7
R5

R1
N

R2
1
2
3

6

5

R3

R4

N
4

- Dựa vào sự thay đổi của các gốc R ta có những hợp chất khác nhau:
Diazepam, nitrazepam, nidazepam, bromazepam… [11], [97], [102].


22

1.3.4.2. Thuốc ngủ nhóm barbiturat
- Công thức chung
R3
O
N

R1

O

R2

N
H

O

- Tùy theo gốc R cho ra các chất khác nhau: Phenobarbital,
secobarbital, vinyl barbital, barbital…[5], [11], [91].

1.3.5. Một số tiền chất (precursor chemicals)
Là những hóa chất cần thiết để tổng hợp hay bán tổng hợp hay sản xuất
ra các chất ma túy [6], [11], [25].
Một số tiền chất chủ yếu
- Ephedrin: Cấu trúc gần với nhóm amphetamin do đó ephedrin dùng
để tổng hợp ra amphetamin, methamphetamin.
- Pseudoephedrin: Dùng để tổng hợp methamphetamin.
- Anhydric acetic: Dạng lỏng, mùi đặc trưng dùng để bán tổng hợp
heroin trong các phòng thí nghiệm bí mật.
- Safrol và isosafrol có trong tinh dầu sá xị, tiền chất tổng hợp MDMA,
MDEA, MDA…
- Gama-hydroxybutyric acid (GHB) gặp ở dạng muối và gamabutyrolactone (GBL) ở dạng dầu: Hiện nay có hiện tượng lạm dụng các chất
này ở nước ta và một số nước trong khu vực: Ma túy "Nước biển" GHB dạng
muối hòa tan trong nước; GBL hòa tan trong dầu.
Theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013, có
hiệu lực từ 01.9.2013 của Chính phủ Việt Nam quản lý, tổng cộng là 235 chất
ma túy, chất hướng thần chia thành 3 bảng tùy theo tính chất, mức độ nguy
hại và 41 tiền chất [11].


23

1.4. Truy nguyên nguồn gốc ma túy
1.4.1. Tình hình truy nguyên nguồn gốc ma túy ở Việt Nam
Từ trước năm 2002 việc xác định truy nguyên nguồn gốc ma túy là
một khái niệm hoàn toàn mới đối với lực lượng kiểm soát ma túy của Việt
Nam. Trước đây thường chỉ xác định chất ma túy gì, hàm lượng, trọng lượng
các chất thuộc nhóm ATS [19], [24]. Từ năm 2003, Viện Khoa học hình sự
được trang bị các thiết bị phân tích hiện đại như: GC, GC-MS, FTIR, LC-MS
và ICP-MS… đồng thời kiến thức về truy nguyên nguồn gốc ma túy đã được

nâng cao thông qua các cuộc hội thảo, tập huấn khu vực và quốc tế
(UNODC), việc phân tích truy nguyên nguồn gốc ma túy ATS bước đầu đã
được tiến hành ở Việt Nam, bao gồm:
- Xác định thông tin, đặc điểm vật lý của viên ma túy như: Hình dạng,
trọng lượng, kích thước, độ cứng, màu sắc, logo, vật liệu bao gói.
- Xác định thông tin, đặc điểm hóa học: Định tính và định lượng hoạt
chất chính và các chất ma túy khác cũng như các chất pha trộn vào mẫu (các
chất pha trộn có hoạt tính sinh học, làm giả).
- Xác định các sản phẩm phụ, dung môi, cặn vô cơ trong viên ma túy và
các tạp chất cộng kết trong quá trình sản xuất, điều chế ma túy còn lại trong
mẫu ma túy [19], [21], [24].
Truy nguyên nguồn gốc ma túy (Impurity Profiling) để tìm ra mối liên
hệ giữa các mẫu ma túy đã bị bắt giữ từ các vụ án khác nhau, thủ đoạn làm
giả ma túy, các viên “ thuốc lắc”, mối liên quan về phương pháp tổng hợp,
điều chế ma túy.
Ví dụ: Tinh thể methamphetamin bị bắt giữ năm 1995 với năm 2005,
2008 có cùng phương pháp tổng hợp hay không? hoặc là đã xuất hiện một
phương pháp tổng hợp MA mới, phương thức thủ đoạn điều chế, chế biến viên
thuốc lắc giả như 2 vụ rất lớn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 và Hải Phòng
năm 2008…, phân tích tích 45 mẫu viên ma túy tổng hợp từ các vụ án khác


24

nhau, ở nhiều địa phương khác nhau nhằm giúp cho cơ quan thực thi luật pháp
có những thông tin khoa học về mối liên hệ giữa các mẫu thu được có giá trị
phục vụ cho điều tra khám phá các đường dây mua bán, sản xuất, tổng hợp các
chất ma túy cũng như phục vụ cho việc truy tố, xét xử [33].
1.4.2. Nhu cầu về thông tin qua truy nguyên nguồn gốc ma túy
Các cơ quan thực thi luật pháp rất cần chứng cứ giữa những đối tượng

buôn bán và người sử dụng, hoặc cần điều tra về mạng lưới phân bố giữa bán
buôn và bán lẻ trong khu vực. Khoa học hình sự (KHHS) sẽ giải đáp được các
yêu cầu sau:
- Hai hoặc nhiều mẫu có liên quan với nhau không?
- Mối liên quan này còn có thể chỉ ra một mối liên hệ giữa các đối
tượng từ các vụ án khác nhau không?
- Mối liên quan giữa các mẫu có cho thấy sự tồn tại của một đường dây
mua bán, vận chuyển ma túy trong một địa phương, trong một nước hoặc khu
vực và quốc tế, xuyên quốc gia cả về phạm vi, mức độ?
- Nguồn gốc của các chất ma túy từ đâu (nguồn gốc về địa lý, về các
phòng thí nghiệm sản xuất ra chúng)?
- Phương pháp nào đã được sử dụng để điều chế ra nó? Những hóa chất
nào đã được sử dụng?
Như vậy thông tin KHHS không chỉ là chứng cứ phục vụ cho xét xử,
mà còn có ý nghĩa về mặt khoa học và chiến lược trong công tác phòng chống
ma túy, trong đó lấy yếu tố phòng ngừa là cơ bản.
1.4.3. Các phương pháp phân tích hóa lý sử dụng để truy nguyên nguồn
gốc ma túy
Trên thế giới hiện nay có nhiều phương pháp được sử dụng để xác định
các tạp chất trong mẫu ma túy:
- Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và điện di mao quản
(CE): Lurie [68], [70], dùng HPLC, CE để xác định các tạp chất acid và trung


25

tính. Lurie [69] đã dùng HPLC để phân tích tạp chất trong MA. Phương pháp
HPLC đã được ứng dụng trong PTTN ma túy tại Mỹ từ 1986, nhưng đến năm
2003 được thay thế bằng phương pháp điện di mao quản (CE).
Elisabet [44], Gloger [49], Han-Yong [50], Kaa [58], Neumann [77], và

Zhang [114] đã đùng phương pháp sắc ký khí (GC) cột mao quản để phân tích
các tạp chất chủ yếu trong mẫu heroin. Đến thập kỷ 90, phương pháp này
được nghiên cứu trên kỹ thuật dẫn xuất hoá mẫu. Hiện nay, phương pháp GC
và GC-MS được ứng dụng ở hầu hết các nước trên thế giới để PTTN ma túy
nói chung và heroin nói riêng [101], [100].
Các tác giả Ying Qi [79], [80], Inoue [55], [56], [57], Puthaviiriyakom
[78], PU [46], Daryit [41], Remmberg [81], Windahl [113], UNDCP Tanka
[84], [85], đã dùng GC và GC-MS để phân tích các tạp chất trong MA. Các
Viện KHHS Châu Âu đã phát triển một phương pháp quy chuẩn, hài hòa để
PTTN amphetamin bị bắt giữ trong toàn Châu lục.
Các tác giả Cheng và cộng sự [39], [40], Gimeno và cộng sự [46], [47],
[48], Teng và cộng sự; Swist và cộng sự [82], [83], Deursen [42], Weyermann
[112] đã sử dụng GC và GC-MS để phân tích MDMA. Tác giả Bonadio và
cộng sự (2009) [37] đã dùng HS-SPME/GC-MS để PTTN MDMA, ưu điểm
của phương pháp là quy trình chiết tách đơn giản, cần lượng mẫu ít.
Nói chung, GC và GC-MS cho khoảng phát hiện rộng, độ nhạy cao,
giới hạn phát hiện nhỏ, có thể phân lập và xác định được hầu hết các tạp chất
trong mẫu. Phương pháp có thể được tự động hoá, cho độ lặp lại tốt. Thời
gian phân tích nhanh hơn so với HPLC và hiện nay vẫn là một trong những
phương pháp phân tích hóa lý hiện đại dược ứng dụng nhiều nhất trong PTTN
ma túy trên thế giới.
- Phương pháp điện di mao quản (CE): Các tác giả [69], [70], đã dùng
CE để phân tích ma túy nhóm ATS, phân biệt đồng phân quang học của MA
và dẫn xuất. Đây là phương pháp mới, có nhiều ưu điểm về độ phân giải, thời


×