Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN VỐN VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KTTG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.91 KB, 18 trang )

CHUYÊN ĐỀ NHÓM
“XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN VỐN VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY
ĐA QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KTTG”
NCS : Đinh Trần Ngọc Huy, MBA
Tóm tắt:
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2007-2010, nền kinh tế thế giới đã
chứng kiến các tác động tiêu cực và tích cực. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các
công ty đa quốc gia (viết tắt: MCNs) cũng bị tác động. Xem xét xu hướng phát triển,
nhất là xu hướng dịch chuyển các luồng vốn tiền tệ và lợi nhuận của các MCNs từ đó
đưa ra các giải pháp và thảo luận đây là 1 trong những mục tiêu nghiên cứu chính của
chuyên đề này.

Mở đầu:
Nhìn chung, khủng hoảng tài chính 2007-2010 ảnh hưởng nhiều nền kinh tế trên thế
giới, và do đó, tác động khác nhau ít nhiều lên các công ty đa quốc gia. Đội ngũ lãnh
đạo và quản lý các MCNs này phải điều hành hoạt động SXKD bằng các chính sách
thích hợp giúp các MCNs dịch chuyển các luồng vốn tiền tệ giảm thiểu các khó khăn
từ khủng hoảng tài chính.
Cấu trúc của chuyên đề bao gồm 3 Chương. Chương I trình bày khái quát các vấn đề
lý luận cơ bản về quản lý công ty đa quốc gia thời kỳ khủng hoảng. Chương II trình
bày thực trạng và bài học kinh nghiệm trong quản lý vốn tiền tệ và lợi nhuận tại các
MCNs. Chương III sẽ trình bày tóm tắt các giải pháp liên quan và thảo luận chính
sách.


Chương I : Lý luận cơ bản
1. Khái niệm và vai trò công ty đa quốc gia (MCNs)
Công ty đa quốc gia là công ty quốc tế đăng ký kinh doanh tại hơn 1 nước, sản
xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ tại hơn 1 quốc gia.
Các ví dụ về công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam: Intel, Microsoft,
Samsung, Toyota, IBM, HSBC, Coca Cola…


Các công ty đa quốc gia, khác với các công ty liên quốc gia (transnational) ở chỗ,
thiết lập văn phòng hội sở chính và ra quyết định từ Hội sở trung ương, và phân
biệt giữa hoạt động của các công ty tại các quốc gia với Hội sở chính tại nước sở
tại.
Các công ty đa quốc gia đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xu hướng hội
nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Các MCNs còn đóng góp trong tăng trưởng
kinh tế, việc làm và thu nhập tại các thị trường.
2. Đặc điểm của công ty đa quốc gia (MCNs)
-

Trước hết, các MCNs có xu hướng lựa chọn các quốc gia và thị trường với nền
kinh tế và tình hình chính trị ổn định để đầu tư và xây các cơ sở sản xuất.
Trong đó, phải kể đến các quốc gia tham gia vào thị trường quốc tế WTO

-

Thứ hai, các MCNs chọn các thị trường có các đặc điểm về tay nghề lao động
cao, giá lao động cạnh tranh, dân số đông, nguồn lực sẵn có như nguồn năng
lượng, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước.

-

Thứ ba, hầu hết các MCNs lớn trên thế giới như Nike, Coca Cola, Toshiba,
Honda có nền tảng từ các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu.

3. Tiến trình phát triển các MCNs
Các công ty đa quốc gia thông thường trải qua 2 hoặc 3 các giai đoạn hình thành
và phát triển hoạt động. Đó là:
Giai đoạn thứ nhất: là giai đoạn xuất khẩu sản phẩm dịch vụ ra nước ngoài. Công
ty có thể thực chiện việc xuất khẩu lần đầu thông qua các đơn hàng, sau đó thông

qua các đại lý hay công ty ủy thác xuất khẩu để mở rộng doanh số xuất khẩu. Sau
đó, các chi nhánh văn phòng trưng bày SPDV và bán hàng nước ngoài hay các
điểm thu mua tập trung ở nước ngoài được thành lập.


Giai đoạn thứ hai: là giai đoạn sản xuất SPDV ở nước ngoài. Các quốc gia có chi
phí lương nhân công thấp và có nhu cầu tiêu dùng có thể được lựa chọn. Nguyên
nhân là do việc xuất khẩu có thể bị áp đặt hạn ngạch hay quotas.
Giai đoạn thứ ba: là giai đoạn phát triển đa quốc gia. Theo đó, các MCNs lựa chọn
các địa điểm đắc địa trong kinh doanh để xây dựng nên các trung tâm hay các hoạt
động : sản xuất, nghiên cứu thị trường, tổ chức và huấn luyện nhân sự, tiếp thị và
tài chính.
4. Khái niệm khủng hoảng kinh tế - tài chính
Đây là 1 sự kiện bất ổn về kinh tế hay về tài chính hay về tiền tệ tại 1 quốc gia có
mức độ hội nhập và toàn cầu hóa cao (ví dụ: Hoa Kỳ) dẫn đến sự sụp đổ của các
thị trường tài chính hay các chủ thể tham gia, thất nghiệp và lạm phát, đồng thời
làm lan truyền tác động khủng hoảng đến các nước khác.
Ví dụ: khủng hoảng tài chính 2007-2008 là 1 trong các cuộc khủng hoảng thế giới
kể từ Đại suy thoái 1930s và khủng hoảng tiền tệ Thái Lan 1997-1999.
Các hệ quả của khủng hoảng kinh tế bao gồm:
-

Thứ nhất, việc thiếu tính thanh khỏan trong hệ thống NHTM.

-

Thứ hai, việc suy giảm các nguồn cung cấp tín dụng cho nền kinh tế

-


Thứ ba, việc suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư

5. Đặc trưng của khủng hoảng kinh tế - tài chính
Trước hết, có sự suy thoái về kinh tế và suy thoái thị trường chứng khoán.
Kế tiếp, có sự sụp đổ, phá sản hay thất bại của 1 số doanh nghiệp kinh doanh chủ
chốt trong nền kinh tế.
Bên cạnh đó, có thể xảy ra sự đỗ vỡ trong hệ thống tài chính tại 1 hoặc 1 số định
chế.
Ngoài ra, có tình trạng bong bóng trong thị trường bất động sản, sự đóng băng hay
thiếu thanh khỏan của các khoản vay thế chấp bất động sản.
Kế đến là tình trạng thắt chặt tín dụng để kiểm soát rủi ro trong nền kinh tế tại các
quốc gia có khủng hoảng và thương mại quốc tế có thể suy yếu.


Và đối phó với tình trạng này, chính phủ các quốc gia sử dụng một sự kết hợp
chính sách tiền tệ, chính sách tài chính và thương mại.
6. Khái niệm vốn và lợi nhuận trong công ty đa quốc gia
Lợi nhuận trong các MCNs đến từ việc các công ty này khai thác chi phí rẻ và
cạnh tranh từ các quốc gia hay thị trường có nguồn nhân công hay nguyên liệu giá
rẻ.
7. Quản lý vốn trong các MCNs
Vốn trong công ty đa quốc gia được hoạch định và quản lý bởi các nhà lãnh đạo,
giám đốc tài chính và mang tính quốc tế. Việc quản lý vốn trong các MCNs tùy
thuộc vào các nhân tố, chẳng hạn như: rủi ro ngoại hối, thuế, kiểm soát ngoại hối,
tính thanh khoản của tiền tệ, sự hấp dẫn của các cơ hội đầu tư và kế hoạch phát
triển thị trường. Sau khi MCNs lựa chọn cơ hội đầu tư tốt nhất, họ sẽ xem xét các
phương án tốt nhất về nguyên liệu và nhân công. Vốn bao gồm: vốn hữu hình và
vốn hay tài sản vô hình như thương hiệu và uy tín. Vốn hữu hình bao gồm tài sản
hữu hình và vốn con người. Hội sở chính của các MCNs có thể giúp trung hòa các
biến động của rủi ro ngoại hối và các bất ổn trong biến động của doanh số.



Chương II : Thực trạng xu hướng dịch chuyển vốn và lợi nhuận trong Công ty
đa quốc gia
1. Tóm tắt sơ lược về khủng hoảng kinh tế 2007-2010
Đây là cuộc khủng hoảng tài chính quy mô toàn cầu, xuất phát từ nền kinh tế Mỹ,
cụ thể là những bất ổn trong lĩnh vực bất động sản với các khoản nợ đóng băng.
Tiếp theo đó là sự sụp đổ của các đại gia tài chính - ngân hàng như Lehman
Brothers ở USA vào tháng 9 năm 2008, sau đó là Bradford and Bingley ở Anh
Quốc. Tác động của khủng hoảng tài chính được chuyển tải tới nền kinh tế các
quốc gia thông qua các kênh như thị trường tài chính, tỷ giá hay xuất nhập khẩu,
bao gồm việc gia tăng chi phí thực tế của việc vay mượn (ngay cả khi lãi suất
ngân hàng TW giảm), sự suy giảm tính thanh khoản (khủng hoảng kinh tế Mỹ gây
tác động lên nhiều nền kinh tế thế giới), thất nghiệp gia tăng và phá sản doanh
nghiệp đang có xu hướng tăng
2. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của một số nền kinh tế lớn
2.1 India
Trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2009, nền kinh tế India vẫn duy trì
tốc độ tăng trưởng khá tốt, mức tăng GDP đạt xấp xỉ hoặc trên 6%. Nền kinh tế
India có tỷ lệ phụ thuộc thương mại với nước ngoài vào khoảng 20% giá trị GDP.
Đồ thị dưới đây cho thấy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2010 của India
thấp nhất là 5,8% còn trong giai đoạn 2008-2013, thấp nhất là 4,7%. Như vậy, so
với các giai đoạn trước với mức tăng trưởng kinh tế khá mạnh mẽ từ 7-9%, giai
đoạn sau những năm 2008/09 nền kinh tế India đã tăng trưởng chậm lại.
Chart 1 – Tăng trưởng GDP của India


Chart 4 – Tỷ lệ lạm phát ở India

Theo đồ thị trên đây, chúng ta có thể thấy tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2007-2013

trong đó lạm phát tăng lên sau năm 2008 lên hơn 10%, sau đó giảm dần vào cuối
năm 2009 đầu năm 2010, sau đó tăng trở lại từ năm 2010 ở mức hơn 10%. Tuy
nhiên đến cuối năm 2013 đầu 2013, lạm phát giảm xuống thấp hơn 6%.
Nếu chúng ta so sánh với Việt nam, trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng
hoảng 2007-2011, lạm phát ở Việt nam cao nhất vào thời điểm năm 2008 ở mức
hơn 19% sau đó lạm phát giảm lại vào năm 2009 xuống còn mức 6,5%, nhưng lại
tăng trở lại vào năm 2010 hơn 11% và cao hơn vào năm 2011 ở mức 18% và giảm
lại vào năm 2012 ở mức 7%.
2.2 Hoa Kỳ
Đồ thị dưới đây cho thấy tình hình lạm phát ở USA từ năm 2005-2012. Lạm phát
có xu hướng tăng nhẹ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2008-2009.


Còn tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ thể hiện trong đồ thị bên dưới. Sụt giảm vào
năm 2009.

2.3 Nhật Bản
Đồ thị dưới đây cho thấy tình hình lạm phát ở Nhật từ năm 2005-2012. Lạm phát
có xu hướng tăng nhẹ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2008-2009.


Đồ thị sau đây cho thấy tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 2008-2013.
Mức tăng GDP sụt giảm sau năm 2008.

2.4 Anh Quốc
Đồ thị dưới đây cho thấy tình hình lạm phát ở UK từ năm 2005-2012. Tương tự
Mỷ và Nhật, Lạm phát có xu hướng tăng nhẹ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế
2008-2009.



Tăng trưởng GDP của Anh Quốc thời kỳ 2008-2013 thể hiện trong đồ thị sau đây,
với mức giảm giai đoạn sau 2008-2009.

3. Khủng hoảng kinh tế tác động hoạt động của các MCNs
Trong giai đoạn kinh tế suy thoái 2007-2009, các MCNs buộc phải dịch chuyển
thị trường tiêu thụ nội địa sang xuất khẩu tới các thị trường có triển vọng hơn.
Mục tiêu hoạt động của các MCNs là giảm thiểu rủi ro ngắn hạn, đối phó rủi ro
dài hạn, đồng thời tận dụng cơ hội kinh doanh mới. Và đa số các MCNs duy trì
được hoạt động trong khi nhiều doanh nghiệp nội địa phá sản hoặc giải thể.
Đồ thị dưới đây cho ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh top 10 Công ty toàn cầu
năm 2008:


Mặc dù khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng và có sự xung đột lợi ích giữa mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các MCNs với các thị trường và quốc gia, các công
ty đa quốc gia có đóng góp nhất định trong việc tạo ra thêm việc làm, phát triển cơ
sở hạ tầng và kích thích nhu cầu.
4. Thách thức trong quản lý các công ty đa quốc gia
-

Trước tiên, giải quyết khác biệt về đa dạng văn hóa trong các MCNs là 1 thách
thức. Đó là khác biệt trong nhận thức, suy nghĩ và hành động và thái độ đối
với hoạt động kinh doanh của công ty. Các MCNs không thể thành công nếu
không chịu thuê mướn nhân sự địa phương và thích nghi với nền văn hóa nước
sở tại. Điều này cũng khiến cho việc chuyển giao kinh nghiệm thành công
trong kinh doanh tại 1 thị trường cho các thị trường khác

-

Thứ hai, về quản lý tiền tệ. Bên cạnh đó, các MCNs phải quản lý rủi ro ngoại

hối, tỷ giá trong các giao dịch mua bán với khách hàng nước ngoài.

-

Thứ ba, các MCNs gặp trở ngại trong việc đưa ra các SPDV thích nghi với
nhu cầu của người tiêu dùng bản xứ trong khi một mặt họ phải tuân thủ các
quá trình và quy định quốc tế. Tuy nhiên, họ có thế mạnh trong việc phát triển
SPDV mới mà thị trường các nước đang phát triển chưa có.

-

Thứ tư, tuyển dụng và phát triển nhân tài trong các MCNs là 1 khó khăn.

-

Thứ năm, xây dựng và tuân thủ các quá trình quản lý rủi ro nghiêm ngặt có thể
trở ngại cho việc nắm bắt các cơ hội phát triển kinh doanh nhanh chóng


-

Thứ sáu, các MCNs vẫn thua thiệt so với các công ty nội địa trong kinh doanh
và cạnh tranh về 1 hoặc 1 số lĩnh vực, mặc dù vẫn có thể có cơ hội lấn lướt và
thôn tính các công ty nội địa do quy mô vốn lớn

5. Thực trạng xu hướng chuyển vốn và lợi nhuận trong các MCNs
Trong các công ty đa quốc gia, dịch chuyển vốn và lợi nhuận thực hiện thông qua
một số hình thức sau đây:
Thứ nhất, giữa công ty mẹ và các công ty con có quy định việc áp dụng giá cả nội
bộ, là tiền đề cho việc “chuyển giá”. Ví dụ, công ty con sản xuất ra sản phẩm A và

bán lại cho công ty mẹ theo giá quy định trong nội bộ. Nếu giá sản phẩm A cao
hơn giá thị trường thực tế: công ty A sẽ chuyển lỗ về cho công ty mẹ, và ngược
lại, nếu giá sản phẩm A thấp hơn giá thị trường thực tế: công ty A sẽ chuyển lợi
nhuận về cho công ty mẹ tại nước sở tại. Thông qua chính sách chuyển giá nội bộ
trong từng thời kỳ, các MCNs thực hiện việc dịch chuyển vốn và lợi nhuận đến thị
trường và quốc gia theo kế hoạch. Chẳng hạn, theo mô hình này, lợi nhuận từ thị
trường công ty sản xuất sản phẩm A có thể chuyển về công ty mẹ tại hội sở, sau
đó, công ty mẹ tiếp tục thực hiện việc chuyển giá cho 1 công ty con ở thị trường
quốc gia khác. Như vậy, chuyển giá là 1 xu hướng thứ nhất trong dịch chuyển lợi
nhuận và vốn. Tác động của nó, bên cạnh đó, là dịch chuyển phần thuế thu nhập lẽ
ra phải nộp tại các quốc gia của các MCNs. Thông qua việc chuyển giá, các
MCNs có thể làm giảm đi lợi nhuận tại quốc gia hoạt động sản xuất và chuyển lợi
nhuận ra bên ngoài.
Thứ hai, việc né thuế tại các quốc gia đã phát triển đánh thuế thu nhập cao và
chuyển lợi nhuận sang các quốc gia đang phát triển và đang thu hút vốn đầu tư
nước ngoài và áp dụng chính sách thuế thu nhập thấp là 1 xu hướng dịch chuyển
vốn tại các công ty đa quốc gia. Thông qua việc tái cơ cấu mô hình tổ chức, dịch
chuyển tài khoản ngân hàng giao dịch, chuyển giá, các MCNs có thể dịch chuyển
vốn và lợi nhuận sang các thị trường khác để hưởng ưu đãi về thuế.
Thứ ba, việc định giá các tài sản vô hình như thương hiệu và tiền tệ hóa các giao
dịch liên quan đến tài sản vô hình giữa các công ty con và công ty mẹ trong các
MCNs cũng là 1 trong các phương thức dịch chuyển vốn và lợi nhuận.
Thứ tư, các MCNs vẫn đang dịch chuyển vốn sang các thị trường các nước đang
phát triển (thị trường lớn nhất vẫn là Trung Quốc) hơn là thị trường các nước đã


phát triển như Mỹ, Nhật, EU. Theo báo cáo đầu tư của UNTAD, năm 2012, các
quốc gia đang phát triển tiếp tục thu hút tới 52% lượng vốn FDI toàn cầu, so với
con số 42% FDI vào các nước phát triển. Các thị trường Đông Nam Á như Việt
Nam, Cambodia, The Philippnes và Myanmar thu hút vốn FDI nhờ nguồn lao

động dồi dào cạnh tranh, trong khi các thị trường Nam Mỹ thu hút FDI nhờ nguồn
tài nguyên thiên nhiên. (xem thêm đồ thị dưới đây).
Chart 1 – Luồng vốn FDI toàn cầu, 2004-2012 và dự báo 2013-2015 (tỷ USD)

Nguồn: báo cáo đầu tư UNTAD, 2013

Thứ năm, vốn và lợi nhuận từ các MCNs vẫn dịch chuyển vào các thị trường đang
phát triển chứa các cơ hội M&A hoặc có điều kiện thuận lợi xúc tác cho các giao
dịch M&A. Thông qua các giao dịch này, các MCNs có thể gia tăng quy mô hoạt
động và chuyển vốn đầu tư và lợi nhuận vào các công ty này.
6. Kinh nghiệm chính sách quản lý vốn và lợi nhuận trong các MCNs
Trước tiên, việc tận dụng cơ hội miễn thuế trong chính sách ưu đãi đầu tư nước
ngoài tại 1 hay 1 số quốc gia đang phát triển để né thuế của các MCNs. Chẳng
hạn, đầu tư cho nghiên cứu phát triển tại India có thể miễn thuế là 1 cơ hội thu hút
vốn đầu tư bên ngòai xây dựng các trung tâm nghiên cứu tại India với nghĩa vụ
thuế được giảm thiểu.
Thứ hai, các nhà giám đốc tài chính trong các MCNs thỉnh thoảng phải tìm kiếm
những chiến lược tài chính không theo kiểu truyền thống, do sự bất ổn torng lãi
suất, ngoại hối và doanh số.


Thứ ba, các quyết định tài chính có tính quốc tế về vốn lưu động có thể dựa trên
sự liên kết của các quyết định về ngân sách vốn, về cơ cấu vốn – nợ, và về vốn lưu
động tại thị trường nội địa.
Thứ tư, các nhà quản lý tài chính tại các MCNs có thể tối thiểu hóa mức thuế phải
nộp thông qua hình thức chuyển giá.


Chương III : Giải pháp và Thảo luận chính sách
3.1 Mục tiêu

Mục tiêu của các đề xuất và giải pháp dưới đây đó là hướng tới việc hỗ trợ hoạt động
các MCNs thiết lập chính sách quản lý vốn và lợi nhuận.
3.2 Giải pháp
- Về chính sách quản lý rủi ro: do mức độ toàn cầu hóa sẽ là 1 kênh dẫn truyền cho
các tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhà nước cần thiết lập và vận hành hệ
thống quản trị rủi ro từng bước theo các quy định quy chế của các cơ quan chức năng.
- Về chính sách lãi suất và tiền tệ: Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tiền tệ thế
giới như giai đoạn 2007-2009, các chính sách cần ban hành trên cơ sở phản ứng
nhanh chóng với các cú shock từ khủng hoảng.
Các chính sách này sẽ góp phần gia tăng niềm tin các nhà đầu tư và thu hút vốn FDI.
3.3 Thảo luận chính sách
a. Đối với Chính phủ: tiếp tục phát huy hơn nữa hiệu quả của hệ thống văn bản pháp
lý tạo thuận lợi cho sự kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp. Mặt khác, Chính
phủ cần ban hành các quy định hay văn bản luật quản lý việc chuyển giá và né thuế tại
các MCNs, đồng thời gia tăng tính minh bạch trong hoạt động này tại các MCNs. Nếu
không, các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể mất hàng tỷ USD do hệ quả
cúa chính sách chuyển giá.
b. Đối với các Bộ, Ngành liên quan (tài chính, thuế, NHNN,…)
Tiếp tục ban hành các mẫu biểu yêu cầu các công ty con hay các MCNs báo cáo tình
hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, nợ, thuế, hoạt động tại mỗi thị trường, mỗi quốc
gia hoạt động.
Nói chung, các công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng nhất định về mặt kinh tế và
mặt chính trị cũng như mặt xã hội. Do đó, sự ra đời các chính sách kinh tế vĩ mô quản
lý hoạt động các MCNs là cần thiết.


Tài liệu tham khảo
[1] Asian Journal of Managemen Reseacrh
[2] Indian Journal of research;
[3] Tạp Chí Đầu Tư;

[4] Tạp chí Tài Chính;
[5] Tạp Chí Công Nghệ Ngân Hàng;
[6] www.thanhnien.com.vn;
[7] www.saigontimes.com.vn;
[8] www.mof.gov.vn ;
[9] www.vneconomy.com.vn ;
[10] www.sbv.gov.vn.

Phụ lục:
Phụ lục 1: Lạm phát Việt Nam 2004-2012 (nguồn: Tổng Cục Thống kê)
Year
Lạm
phát

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011


2012

9,5

8,4

6,6

12,6

19,9

6,5

11,8

18,1

7

Phụ lục 2: Tăng trưởng GDP Việt Nam 2008-2013

Phụ lục 3: Top 100 Công ty quy mô lớn nhất trong Global 500
Rank
1
2
3

Company
Wal-Mart Stores

Exxon Mobil
Royal Dutch Shell

Revenues Profits
($ millions) ($ millions)
378,799
12,731
372,824
40,610
355,782
31,331


4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50

51

BP
Toyota Motor
Chevron
ING Group
Total
General Motors
ConocoPhillips
Daimler
General Electric
Ford Motor
Fortis
AXA
Sinopec
Citigroup
Volkswagen
Dexia Group
HSBC Holdings
BNP Paribas
Allianz
Cr�dit Agricole
State Grid
China National Petroleum
Deutsche Bank
ENI
Bank of America Corp.
AT&T
Berkshire Hathaway
UBS

J.P. Morgan Chase & Co.
Carrefour
Assicurazioni Generali
American International Group
Royal Bank of Scotland
Siemens
Samsung Electronics
ArcelorMittal
Honda Motor
Hewlett-Packard
Pemex
Soci�t� G�n�rale
McKesson
HBOS
International Business Machines
Gazprom
Hitachi
Valero Energy
Nissan Motor
Tesco

291,438
230,201
210,783
201,516
187,280
182,347
178,558
177,167
176,656

172,468
164,877
162,762
159,260
159,229
149,054
147,648
146,500
140,726
140,618
138,155
132,885
129,798
122,644
120,565
119,190
118,928
118,245
117,206
116,353
115,585
113,813
110,064
108,392
106,444
106,006
105,216
105,102
104,286
103,960

103,443
101,703
100,267
98,786
98,642
98,306
96,758
94,782
94,703

20,845
15,042
18,688
12,649
18,042
-38,732
11,891
5,446
22,208
-2,723
5,467
7,755
4,166
3,617
5,639
3,467
19,133
10,706
10,904
8,172

4,423
14,925
8,861
13,703
14,982
11,951
13,213
-3,654
15,365
3,147
3,991
6,200
15,103
5,063
7,986
10,368
5,254
7,264
-1,675
1,296
990
8,093
10,418
19,269
-509
5,234
4,223
4,253



52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81

82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99

E.ON
94,356
Verizon Communications
93,775
Nippon Telegraph & Telephone 93,527
Deutsche Post
90,472
Metro
90,267
89,630
Nestl�

Santander Central Hispano Group89,295
Statoil Hydro
89,224
Cardinal Health
88,364
Goldman Sachs Group
87,968
Morgan Stanley
87,879
Petrobras
87,735
Deutsche Telekom
85,570
Home Depot
84,740
Peugeot
82,965
LG
82,096
81,629
�lectricit� de France
Aviva
81,317
Barclays
80,347
Fiat
80,112
Matsushita Electric Industrial
79,412
BASF

79,322
Credit Suisse
78,206
Sony
77,682
77,254
Telef�nica
UniCredit Group
77,030
BMW
76,675
Procter & Gamble
76,476
CVS Caremark
76,330
UnitedHealth Group
75,431
Hyundai Motor
74,900
U.S. Postal Service
74,778
72,488
France T�l�com
Vodafone
71,202
SK Holdings
70,717
Kroger
70,235
Nokia

69,886
ThyssenKrupp
68,799
Lukoil
67,205
Toshiba
67,145
Repsol YPF
67,006
Boeing
66,387
Prudential
66,358
Petronas
66,218
AmerisourceBergen
66,074
Suez
64,982
Munich Re Group
64,774
Costco Wholesale
64,400

9,861
5,521
5,562
1,901
1,129
8,874

12,401
7,526
1,931
11,599
3,209
13,138
779
4,395
1,211
2,916
7,690
2,655
8,837
2,673
2,468
5,565
6,467
3,235
12,190
8,159
4,279
10,340
2,637
4,654
1,722
-5,142
8,623
13,366
1,505
1,180

9,862
2,796
9,511
1,116
4,364
4,074
2,045
18,118
469
5,370
5,275
1,083


100 Merrill Lynch
From the July 21, 2008 issue

64,217

-7,777



×