Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng cây keo tai tượng của hộ gia đình ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN HỮU TRANG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG
CÂY KEO TAI TƢỢNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN
HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN HỮU TRANG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG
CÂY KEO TAI TƢỢNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN
HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHÍ VĂN KỶ

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa hề đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa kinh tế nông nghiệp Trƣờng Đại học
Kinh tế & QTKD Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã tận tình giúp đỡ
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các phòng ban, Hạt kiểm
lâm của huyện Hoành Bồ. Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các xã
Sơn Dƣơng, Đồng Lâm, Đồng Sơn - huyện Hoành Bồ đã tạo mọi điệu kiện cho tôi
trong quá trình thu thập số liệu tại địa phƣơng.
Tôi xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Phí Văn Kỷ đã tận tình chỉ
dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn và gia
đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có
những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Đóng góp mới của luận văn .................................................................................... 4
5. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRỒNG RỪNG KEO TAI TƢỢNG ........................................................................ 5
1.1. Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh tế trồng rừng Keo tai tƣợng................................. 5
1.1.1. Tài nguyên rừng và kinh tế lâm nghiệp ........................................................ 5
1.1.2. Vai trò của cây Keo tai tƣợng trong kinh tế trồng rừng ............................... 9
1.1.3. Kinh tế hộ gia đình trồng rừng.................................................................... 10
1.1.4. Hiệu quả kinh tế trồng rừng ........................................................................ 15
1.2. Cơ sở thực tiễn hiệu quả kinh tế trồng rừng Keo tai tƣợng ............................... 25
1.2.1. Tình hình trồng rừng Keo tai tƣợng trên thế giới ....................................... 25
1.2.2. Tình hình trồng rừng Keo tai tƣợng ở trong nƣớc ...................................... 25
1.2.3. Mô hình và Bài học kinh nghiệm trồng rừng Keo tai tƣợng ...................... 26
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 30
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 30
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 30
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm điều tra, số lƣợng mẫu điều tra ........................... 30
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu nghiên cứu .................................................. 32
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .......................................................................... 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

iv
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích ............................................................................... 33
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 34
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ của hiện tƣợng ........................................ 34
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất trồng rừng ............. 34

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG CÂY
KEO TAI TƢỢNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN HOÀNH BỒ TỈNH
QUẢNG NINH ......................................................................................................... 37
3.1. Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 37
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 37
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 43
3.1.3. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Hoành Bồ............... 48
3.2. Thực trạng trồng rừng Keo tai tƣợng của hộ gia đình ở huyện Hoành Bồ ........ 50
3.2.1. Tình hình chung về trồng rừng ở huyện Hoành Bồ .................................... 50
3.2.2. Vị trí của cây Keo tai tƣợng trong ngành lâm nghiệp ở huyện Hoành Bồ ..... 51
3.2.3. Diện tích, sản lƣợng một số cây lâm nghiệp chủ yếu ở huyện Hoành Bồ ...... 55
3.2.4. Tình hình tiêu thụ gỗ Keo tai tƣợng ở Hoành Bồ ....................................... 59
3.2.5. Tình hình chế biến gỗ Keo tai tƣợng ở Hoành Bồ ...................................... 65
3.2.6. Tình hình của các hộ điều tra ...................................................................... 66
3.2.7. Tổng chi phí và thu nhập trồng rừng Keo tai tƣợng của hộ gia đình ở
huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh ............................................................................ 74
3.3. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng Keo tai tƣợng của hộ
gia đình ở huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh........................................................... 93
3.3.1. Hiệu quả kinh tế trồng rừng Keo tai tƣợng của hộ gia đình ....................... 93
3.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội từ việc trồng rừng Keo tai tƣợng của các hộ
gia đình ở huyện Hoành Bồ....................................................................................... 99
3.3.3. Đánh giá hiệu quả về môi trƣờng trồng rừng Keo tai tƣợng của các hộ
gia đình ở huyện Hoành Bồ..................................................................................... 102
3.4. Đánh giá chung về xu hƣớng và hiệu quả trồng rừng Keo tai tƣợng của hộ
gia đình ở huyện Hoành Bồ..................................................................................... 102

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


v
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG
RỪNG CÂY KEO TAI TƢỢNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN
HOÀNH BỒ TỈNH QUẢNG NINH .................................................................... 106
4.1. Quan điểm - Phƣơng hƣớng - Mục tiêu sản xuất đến năm 2020 ..................... 106
4.1.1. Quan điểm về phát triển sản xuất lâm nghiệp ở Hoành Bồ ...................... 106
4.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển sản xuất lâm nghiệp ở Hoành Bồ ..................... 106
4.1.3. Mục tiêu phát triển sản xuất lâm nghiệp ở Hoành Bồ .............................. 107
4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tê trồng rừng cây Keo tai tƣợng của
hộ gia đình trên địa bàn huyện Hoành Bồ ............................................................... 109
4.2.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật trồng rừng Keo tai tƣợng ............................. 109
4.2.2. Nhóm giải pháp về qui hoạch, quản lí trồng rừng, qui mô và phƣơng
thức tổ chức của các hộ gia đình ............................................................................. 113
4.2.3. Nhóm giải pháp về các chính sách đất đai, tài chính - tín dụng, hỗ trợ
phòng chống thiên tai và chính sách đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực, tuyên
truyền giáo dục cộng đồng cho các hộ trồng Keo tai tƣợng ................................... 115
4.2.4. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng, chế biến sản phẩm .............................. 119
4.2.5. Nhóm giải pháp về giá cả và thị trƣờng tiêu thụ ...................................... 121
4.3. Kiến nghị .......................................................................................................... 124
4.3.1. Với chính quyền địa phƣơng .................................................................... 124
4.3.2. Với các hộ nông dân ................................................................................. 124
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 127
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCR

:

Tỷ lệ thu nhập trên chi phí

BQ

:

Bình quân

CC

:

Cơ cấu

DT

:

Diện tích

GDP

:

Tổng thu nhập quốc dân


GO

:

Tổng giá trị sản xuất

HTX

:

Hợp tác xã

IC

:

Chi phí trung gian

IRR

:

Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ

KTT

:

Keo tai tƣợng


LN

:

Lợi nhuận

MI

:

Thu nhập hỗn hợp

NPV

:

Giá trị hiện tại thuần

NS

:

Năng suất

PTNT

:

Phát triển nông thôn


SL

:

Số lƣợng

SP

:

Sản phẩm

TC

:

Tổng chi phí

UBND

:

Uỷ ban nhân dân

VA

:

Giá trị gia tăng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại số lƣợng mẫu chọn điều tra ...................................................... 32
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hoành Bồ năm 2014................................. 41
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động và việc làm của huyện Hoành Bồ giai
đoạn 2012-2014 ...................................................................................... 46
Bảng 3.3. Giá trị và cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Hoành Bồ giai đoạn
2012 - 2014 ............................................................................................. 49
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp huyện Hoành Bồ giai đoạn 2012
- 2014 ...................................................................................................... 51
Bảng 3.5. Cơ cấu sử dụng đất ngành lâm nghiệp huyện Hoành Bồ giai đoạn
2012 - 2014 ............................................................................................. 54
Bảng 3.6. Cơ cấu diện tích một số cây lâm nghiệp ở huyện Hoành Bồ giai
đoạn 2012 - 2014 .................................................................................... 58
Bảng 3.7. Tình hình biến động giá gỗ tròn Keo tai tƣợng ở Hoành Bồ giai
đoạn 2012 - 2014 .................................................................................... 61
Bảng 3.8. Sản lƣợng gỗ Keo tai tƣợng đƣợc chế biến ở Hoành Bồ giai đoạn
2012 - 2014 ............................................................................................. 65
Bảng 3.9: Tình hình chung của các hộ điều tra ......................................................... 67
Bảng 3.10. Thực trạng sử dụng đất của các hộ điều tra ............................................ 69
Bảng 3.11. Cơ cấu diện tích các loài cây lâm nghiệp ở điểm điều tra năm
2014 ........................................................................................................ 72
Bảng 3.12. Chi phí đầu tƣ, chăm sóc bảo vệ, khai thác và thu nhập của 01 ha
Keo tai tƣợng nhóm hộ trồng tự do ........................................................ 77
Bảng 3.13. Chi phí đầu tƣ, chăm sóc bảo vệ, khai thác và thu nhập của 01 ha

Keo tai tƣợng nhóm hộ trồng dự án ....................................................... 82
Bảng 3.14. So sánh tổng chi phí đầu tƣ và thu nhập trồng 1ha Keo tai tƣợng
của 2 nhóm hộ ........................................................................................ 87
Bảng 3.15. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 1 ha rừng trồng Keo tai tƣợng
không tính chiết khấu dòng tiền ............................................................. 94
Bảng 3.16. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế bằng phƣơng pháp tính chiết
khấu dòng tiền của 01 ha rừng trồng Keo tai tƣợng chu kỳ 7 năm ............ 96
Bảng 3.17. So sánh hiệu quả kinh tế một số cây lâm nghiệp huyện Hoành Bồ........ 98
Bảng 4.1. Qui hoạch các cơ sở chế biến gỗ khu vực huyện Hoành Bồ .................. 108

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu diện tích rừng trồng các loại cây lâm nghiệp ở huyện
Hoành Bồ năm 2014 ............................................................................ 59
Đồ thị 3.1. So sánh giá gỗ Keo tai tƣợng giữa các chủng loại sử dụng ở
Hoành Bồ giai đoạn 2012 - 2014 ........................................................ 62
Sơ đồ 3.1: Kênh tiêu thụ gỗ Keo tai tƣợng ở huyện Hoành Bồ ................................ 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Keo tai tƣợng có tên gọi khác là Keo lá to (Keo mỡ), có nguồn gốc mọc

tự nhiên ở Australia, đƣợc nhập trồng ở nhiều nƣớc nhiệt đới Châu Á. Đây là loài
cây đã đƣợc xác định là thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở Việt Nam. Với
điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và cận ẩm, Keo tai tƣợng tỏ ra thích hợp, sinh
trƣởng và phát triển rất nhanh và có diện tích gây trồng tƣơng đối lớn trong các
chƣơng trình trồng rừng. Keo tai tƣợng có khả năng cải tạo đất rất tốt, đồng thời
sinh trƣởng, phát triển nhanh, dễ chăm sóc, chu kỳ kinh doanh ngắn (chu kỳ 15
năm, 7 năm sau khi trồng có thể thu hoạch). Sản phẩm gỗ từ keo tai tƣợng đƣợc
dùng chủ yếu cho công nghiệp giấy, ván dăm, đồ gỗ xây dựng và đồ gỗ mỹ nghệ.
Một ƣu điểm nữa rất đáng chú ý, rừng Keo tai tƣợng khó bị cháy hơn các loại rừng
cây khác, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ rừng. Keo tai tƣợng là
cây mọc nhanh tán rậm, thƣờng xanh, rễ phát triển mạnh, dùng làm cây che phủ đất,
cải tạo và bảo vệ ở vùng đất trống đồi núi trọc, nó cũng làm cây lục hóa, trồng trong
công viên, đƣờng phố, lá có thể làm thức ăn gia súc cho dê, hƣơu...
Hiện nay, Keo tai tƣợng đang đƣợc mở rộng ở nhiều nƣớc, điển hình nhƣ
Inđônêxia, Malaixia, Philippin,Thái Lan, Ấn độ, Nigiêria, Tanzania, Băng-la-đét,
Trung quốc, Mỹ. Ở Việt Nam, Cùng với một số loài Keo khác Keo tai tƣợng đƣợc
nhập vào trồng thử nghiệm ở miền Nam nƣớc ta từ những năm 1960 (Nguyễn
Hoàng Nghĩa, Lê Đình Khả,1993). Năm 1970-1971 Keo tai tƣợng đƣợc đƣa ra Huế
trồng để trang trí đƣờng phố và làm cây phong cảnh dọc hai bên bờ sông Hƣơng.
Năm 1976, Keo tai tƣợng đƣợc trồng thử nghiệm mở rộng trên một số dạng lập địa
nhƣ đất phèn ở Tân Tạo (TP Hồ Chí Minh), đất xám miền đông nam bộ, đất Bazan
Tây Nguyên (Lâm Đồng và Pleiku). Năm 1977-1980, Keo tai tƣợng đƣợc trồng mở
rộng từ vĩ tuyến 17 trở ra nhƣ Đông Hà - Quảng Trị, Đại Lải - Vĩnh Phúc, Hữu
Lũng - Lạng Sơn, Đồng Hỷ-Thái Nguyên,… Hiện nay Keo tai tƣợng đã trở thành
loài cây trồng chủ yếu tại một số nơi nhƣ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang,
Thanh Hoá... với mục đích trồng rừng kinh doanh thƣơng mại, trồng rừng nguyên
liệu và phát triển kinh tế hộ gia đình...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

2
Hoành Bồ là huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh với diện tích tự nhiên là:
84.463,2 ha, trong đó đất lâm nghiệp xấp xỉ 68.126,19 ha (chiếm 80,66% tổng diện
tích đất tự nhiên). Diện tích đất rừng sản xuất là 37.203,9 ha, trong đó rừng trồng là
20.821,02 ha. Là vùng có khí hậu, đất đai thích hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp
nhƣ: Mỡ, Thông, Bạch đàn, Keo tai tƣợng,… trong đó rừng trồng cây Keo tai tƣợng
chiếm trên 86% điện tích rừng trồng của Huyện năm 2014 (Chi cục Thống kê
Hoành Bồ, 2014). Trong những năm qua, toàn huyện mỗi năm đã trồng đƣợc từ
1.500 đến 1.800 ha rừng Keo tai tƣợng, chủ yếu là rừng trồng của các hộ gia đình
chiếm 80%, các tổ chức, doanh nghiệp chiếm 20% tổng diện tích rừng trồng Keo tai
tƣợng trên địa bàn huyện. Sản lƣợng gỗ khai thác bình quân năm 2005-2010 đạt từ
28.000 đến 30.000m3. Trong 3 năm 2012-2014, sản lƣợng khai thác đạt bình quân
mỗi năm đạt 40.000m3. Theo điều tra nông nghiệp nông thôn tháng 12/2014 huyện
Hoành Bồ có tổng diện tích rừng trồng cây Keo tai tƣợng là 21.802,4 ha, trong đó
rừng trồng Keo tai tƣợng là rừng sản xuất là 14.890,4ha, tổng sản lƣợng xấp xỉ
600.000 m3, giá trị sản xuất khoảng 90 tỷ đồng/năm (Phòng kinh tế huyện Hoành
Bồ, 2014). Trong những năm qua diện tích và sản lƣợng trồng rừng Keo tai tƣợng
không ngừng tăng lên, trồng rừng cây Keo tai tƣợng đã góp phần nâng cao độ che
phủ rừng của huyện Hoành Bồ từ 61,1% năm 2005 lên 63% năm 2014 và đem lại
lợi ích kinh tế lớn góp phần đặc biệt trong việc tăng thu nhập của các hộ gia đình
trồng rừng, điều đó khẳng định vị trí kinh tế của trồng rừng cây Keo tai tƣợng luôn
giữ vai trò quan trọng đối với ngƣời dân huyện Hoành Bồ.
Song trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập quốc tế, kinh tế Việt Nam đang ngày
càng tăng trƣởng, đời sống ngày càng đƣợc cải thiện, môi trƣờng và thời tiết diễn
biến phức tạp. Nhu cầu sử dụng gỗ phục vụ cuộc sống ngày càng nhiều, cùng với sự
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sự tái cấu trúc các lâm trƣờng quốc doanh... các chính
sách phát triển lâm nghiệp đã và đang có sự tác động và ảnh hƣởng to lớn, đem lại
nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển của sản xuất lâm nghiệp nói chung và

sản xuất lâm nghiệp huyện Hoành Bồ nói riêng. Tuy nhiên hiện nay câu hỏi đặt ra là
việc trồng cây gì để phù hợp, giá trị và hiệu quả của việc trồng cây đó là nhƣ thế
nào đối với sự phát triển kinh tế của địa phƣơng, doanh nghiệp, cộng đồng và của
hộ gia đình trồng rừng đang là vấn đề trăn trở của nhiều địa phƣơng và nhiều tổ
chức, doanh nghiệp và hộ gia đình.Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

3
quả kinh tế của việc trồng rừng cây Keo tai tƣợng trên địa bàn huyện Hoành Bồ
thực sự là cần thiết, quan trọng và cấp bách. Việc nghiên cứu là nhằm xây dựng một
bức tranh tổng quát, đƣa ra cái nhìn rõ nét hơn việc phát triển trồng rừng Keo tai
tƣợng, đánh giá mức hiệu quả kinh tế việc trồng rừng Keo tai tƣợng của cấp hộ gia
đình và so sánh hiệu quả kinh tế của trồng rừng cây Keo tai tƣợng với hiệu quả kinh
tế trồng rừng các loài cây khác trên địa bàn huyện, từ đó tìm ra những giải pháp,
chiến lƣợc cho qui hoạch phát triển trồng rừng cây Keo tai tƣợng cho từng vùng,
từng địa phƣơng và các mô hình trồng rừng cây Keo tai tƣợng đem lại hiệu quả kinh
tế cao nhất cũng nhƣ tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng
rừng cây Keo tai tƣợng của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Hoành Bồ.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả
kinh tế trồng rừng cây Keo tai tượng của hộ gia đình ở huyện Hoành Bồ tỉnh
Quảng Ninh” làm luận văn Thạc sỹ kinh tế nông nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng trồng rừng và hiệu quả kinh tế trồng
rừng bằng cây Keo tai tƣợng của hộ gia đình ở huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh
thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế trồng rừng cây Keo tai tƣợng của hộ gia đình trên địa bàn huyện
trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trồng rừng nói
chung và trồng rừng cây Keo tai tƣợng nói riêng.
- Đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và phát hiện những vấn đề
tồn tại, cản trở cần đƣợc tháo gỡ trong việc trồng rừng cây Keo tai tƣợng của hộ gia
đình trên huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng
rừng cây Keo tai tƣợng của hộ gia đình trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

4
Các hộ trồng rừng Keo tai tƣợng, những vấn đề kinh tế kỹ thuật liên quan tới
trồng rừng và hiệu quả kinh tế trồng rừng cây Keo tai tƣợng của các hộ gia đình trên
địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại 3 xã Sơn Dƣơng, Đồng
Lâm, Đồng Sơn huyện Hoành Bồ, đại diện 3 vùng có đặc điểm tự nhiên, khí hậu
phù hợp với phát triển cây Keo tai tƣợng và có số hộ gia đình trồng rừng có diện
tích, sản lƣợng Keo tai tƣợng lớn.
- Về thời gian: Thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài từ
các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê của huyện từ
năm 2012-2014 và số liệu điều tra các hộ gia đình trồng rừng cây Keo tai tƣợng
khai thác năm 2014.
4. Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong

trồng rừng Keo tai tƣợng của hộ gia đình.
- Đánh giá thực trạng và phát hiện những mặt mạnh và những tồn tại cần
tháo gỡ trong việc trồng rừng Keo tai tƣợng của hộ gia đình ở huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh.
- Đề xuất các giải pháp chính về kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế trồng rừng cây Keo tai tƣợng của hộ gia đình ở huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia thành bốn chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trồng rừng Keo
tai tƣợng.
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh tế trồng rừng cây Keo tai tƣợng của hộ
gia đình ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng cây Keo tai tƣợng
của hộ gia đình ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG KEO TAI TƯỢNG
1.1. Cơ sở lí luận về hiệu quả kinh tế trồng rừng Keo tai tƣợng
1.1.1. Tài nguyên rừng và kinh tế lâm nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về tài nguyên rừng và các loại rừng
Hiểu theo nghĩa rộng, tài nguyên rừng là một bộ phận của tài nguyên thiên
nhiên hữu hạn có khả năng phục hồi, bao gồm có rừng và đất rừng.

- Rừng là quần thể sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) và các yếu tố của
môi trƣờng sinh thái (đất, nƣớc, thời tiết, khí hậu, thuỷ văn...) trong đó thực vật
rừng đóng vai trò chủ đạo và mang tính đặc trƣng khác biệt với các loại thực vật
khác về chu kỳ sống, về khả năng cung cấp và bảo vệ môi trƣờng sống...).
- Đất rừng trong tài nguyên rừng đƣợc chia làm hai loại: Đất chƣa có rừng và
đất có cây rừng. Đất chƣa có rừng cần phải đƣợc quy hoạch để gây trồng rừng. Đất
có rừng bao gồm đất có rừng trồng và đất có rừng tự nhiên.
Mặt khác tài nguyên rừng là một loại tài sản đặc biệt của quốc gia nên để
hiểu tài nguyên rừng cần phải hiểu qua các góc độ khác nhau:
- Dƣới góc độ sinh vật học: tài nguyên rừng là khái niệm để chỉ hệ sinh thái
thống nhất, hoàn chỉnh giữa sinh vật và ngoại cảnh. Theo ATenslay rừng là hệ sinh
thái (hệ sinh thái rừng) bao gồm hai thành phần: Thành phần sống (động vật, thực
vật, vi sinh vật); thành phần không sống (hoàn cảnh sống, ánh sáng, nhiệt độ,
nƣớc...) hai bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ và nhân quả với nhau.
- Dƣới góc độ kinh tế: tài nguyên rừng là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu
của ngành lâm nghiệp. Với tƣ cách là đối tƣợng lao động, tài nguyên rừng là đối
tƣợng tác động của con ngƣời thông qua việc trồng, khai thác lâm sản cung cấp cho
nhu cầu xã hội. Với tƣ cách là tƣ liệu lao động, khi tài nguyên rừng phát huy các
chức năng phòng hộ: giữ đất, giữ nƣớc, điều hoà dòng chảy, chống cát bay, bảo vệ
đồng ruộng, bảo vệ khu công nghiệp, bảo vệ đô thị...
- Dƣới góc độ pháp lý: tài nguyên rừng là tài sản quốc gia do nhà nƣớc thống
nhất quản lý và sử dụng (Bùi Minh Vũ, 2001).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

6
Dựa vào chức năng cơ bản mà thực chất là dựa vào tính chất và mục đích sử
dụng, rừng đƣợc chia ra 3 loại:

+ Rừng phòng hộ: đƣợc sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ
đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
Rừng phòng hộ lại đƣợc chia thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng
hộ chống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển.
+ Rừng đặc dụng: đƣợc sử dụng cho các mục đích đặc biệt nhƣ bảo tồn thiên
nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động vật rừng, phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh cho
nghỉ ngơi du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các vƣờn quốc gia, các khu bảo tồn thiên
nhiên, các khu văn hoá lịch sử và môi trƣờng.
+ Rừng sản xuất: bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ,
lâm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
Nhìn chung rừng là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng, rừng
cung cấp nguyên vật liệu thô cho con ngƣời và là nguồn kinh tế cơ bản của nhiều
dân tộc, nhiều bộ lạc với cuộc sống tự cung tự cấp. Khai thác tài nguyên rừng đã
đóng góp phần quan trọng trong kinh tế xã hội của nhiều nƣớc trên thế giới.
1.1.1.2. Thực trạng tài nguyên nguyên rừng Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một nhiệt đới nằm ở vùng Đông Nam Á có tổng diện tích lãnh
thổ khoảng 331.698 km2, kéo dài từ 9-23 độ vĩ bắc, trong đó diện tích rừng là 13,86
triệu ha, chiếm khoảng 41% diện tích toàn quốc (số liệu năm 2012).
- Trƣớc đây, rừng chiếm diện tích khoảng 60 triệu km2.
- Năm 1973 còn 37,37 triệu km2.
- Năm 1976 còn 11 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 34%.
- Năm 1985 còn 9,3 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 30%.
- Năm 1995 còn 8 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 28%
- Năm 2009 là 13,26 triệu ha, tỉ lệ che phủ là 39,1%
Tính đến ngày 31/12/2012 toàn quốc có 13,862 triệu ha rừng đạt độ che phủ
40,7%. Trong đó Rừng tự nhiên là 10,423 triệu ha, rừng trồng là 3,438 triệu ha.
Phân theo cơ cấu loài cây chủ yếu và độ che phủ rừng thì Cây rừng diện tích là
13,588 triệu ha, độ che phủ là 39,9%; Cây cao su diện tích là 0,2 triệu ha, độ che
phủ 0,61% và Cây đặc sản có diện tích 73,837 ngàn ha, độ che phủ 0,22% . Diễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

7
biến rừng trong năm 2012 thì tổng diện tích rừng tăng trong năm là 346,979 ngàn
ha, trong đó rừng tự nhiên tăng 138,461 ngàn ha và rừng trồng tăng 208,519 ngàn
ha. Nhƣ vây sau một thời gian diện tích rừng liên tục giảm, trong những năm gần
đây đƣợc sự quan tâm của Chính phủ nên công tác trồng và quản lí bảo bệ rừng
đƣợc tăng cƣờng vì vậy diện tích rừng đang dần đƣợc tăng lên và hồi phục, độ che
phủ hiện nay đã đạt 41% (Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/07/2013
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).
1.1.1.3. Khái niệm lâm nghiệp
Để đi đến khái niệm về lâm nghiệp, trên thực tế đã có nhiều quan điểm:
- Quan điểm thứ nhất: cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất
trong nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ rừng.
- Quan điểm thứ hai: cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc
biệt không chỉ có chức năng xây dựng, quản lý, bảo vệ rừng mà còn có chức năng
khai thác sử dụng rừng.
- Quan điểm thứ ba: xuất phát từ thực trạng quản lý ngành lâm nghiệp và
đứng trên giác độ khép kín của quá trình tái sản xuất thì lâm nghiệp là một ngành
sản xuất vật chất ngoài chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác
vận chuyển còn bao gồm cả chế biến lâm sản.
Từ những quan điểm trên ngƣời ta đã thống nhất đƣa ra khái niệm về lâm
nghiệp: “Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân
có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế
biến lâm sản và phát huy chức năng phòng hộ của rừng” (Nguyễn Văn Đệ, 2005).
1.1.1.4. Vai trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm lâm nghiệp
có tác dụng nhiều mặt trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội. Một số

vai trò quan trọng:
- Lâm nghiệp có vai trò cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ các nhu cầu của
xã hội:
+ Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trƣớc hết
là gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản.
+ Cung cấp động vật, thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các
tầng lớp dân cƣ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

8
+ Cung cấp dƣợc liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ
cho con ngƣời.
+ Cung cấp lƣơng thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm... phục vụ nhu cầu
đời sống xã hội...
- Lâm nghiệp có vai trò làm chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống,
cảnh quan văn hoá xã hội:
+ Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nƣớc, điều hoà dòng chảy, chống xói
mòn rửa trôi thoái hoá đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn
chế hạn hán, giữ gìn đƣợc nguồn thuỷ năng lớn cho các nhà máy thuỷ điện.
+ Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm
nhập của nƣớc mặn...bảo vệ đồng ruộng và khu dân cƣ ven biển...
+ Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng dƣỡng
khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hoà khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
+ Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cƣ: giữ nƣớc, cố định phù sa, hạn chế lũ
lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất...
+ Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch...
- Lâm nghiệp có vai trò tạo nguồn thu nhập và giải quyết công ăn việc làm

cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào thuộc vùng trung du miền núi:
+ Tài nguyên rừng trƣớc hết là cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu quan trọng
quyết định đến phát triển lâm nghiệp. Tài nguyên rừng là nguồn thu nhập chính của
đồng bào các dân tộc miền núi. Hiện nay đất lâm nghiệp quản lý gần 60% diện tích
tự nhiên và chủ yếu tập trung vào vùng trung du, miền núi, nơi sinh sống chủ yếu
của đồng bào các dân tộc ít ngƣời.
+ Địa bàn sản xuất lâm nghiệp là cơ sở quan trọng để phân bố dân cƣ, điều
tiết lao động xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo cho xã hội...
- Lâm nghiệp có chức năng nghiên cứu khoa học:
Đối tƣợng sản xuất lâm nghiệp là rừng. Rừng luôn chứa đựng nhiều vấn đề
bí ẩn cần phải bảo tồn và nghiên cứu, đặc biệt là tính đa dạng sinh học của rừng
không chỉ có giá trị trƣớc mắt mà còn có giá trị cho các thế hệ tƣơng lai...(Nguyễn
Văn Đệ, 2005).
1.1.1.5. Đặc điểm sản xuất lâm nghiệp
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập trong nền kinh tế quốc
dân, cũng nhƣ các ngành kinh tế khác, để hình thành và khẳng định tính tất yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

9
khách quan tồn tại và phát triển, mỗi ngành đều có những đặc điểm phản ảnh tính
đặc thù của mình. Những đặc thù này có tính quyết định đến việc tổ chức sản xuất,
quản lý sử dụng các nguồn lực của ngành. Nghiên cứu các đặc điểm sản xuất để
hoạch định chiến lƣợc phát triển và qua đó đề ra những chiến thuật (các giải pháp
quản lý), khai thác triệt để các nguồn lực nhằm hƣớng tới mục tiêu hiệu quả kinh tếxã hội cao nhất. Trong sản xuất lâm nghiệp có những đặc điểm chủ yếu:
- Chu kỳ sản xuất dài:
- Quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế,
trong đó quá tình tái sản xuất tự nhiên đóng vai trò quan trọng và quyết định:
- Tái sinh và khai thác rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

- Sản xuất lâm nghiệp tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài
trời và trên những địa bàn có những điều kiện tự nhiên phức tạp, điều kiện kinh tế,
xã hội khó khăn:
- Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ:
- Hoạt động sản xuất lâm nghiệp vừa mang mục tiêu kinh tế vừa mang mục
tiêu xã hội.
- Sản xuất lâm nghiệp vừa mang tính chất hoạt động sản xuất nông nghiệp
vừa mang tính chất hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản.
- Sản xuất lâm nghiệp mang tính xã hội sâu sắc và nhiều thành phần kinh tế
tham gia.
1.1.2. Vai trò của cây Keo tai tượng trong kinh tế trồng rừng
1.1.2.1. Đặc điểm của cây Keo tai tượng
Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng gỗ trong đời sống ngày càng tăng
trong khi nguồn gỗ từ tự nhiên càng giảm sút đòi hỏi phải phát triển trồng rừng sản
xuất. Một trong những loài cây lâm nghiệp đƣợc phát triển trồng rừng sản xuất chủ
yếu hiện nay là cây Keo tai tƣợng. Ƣu thế lớn của cây Keo tai tƣợng là dễ trồng, lại
chịu đƣợc đất chua, đất dốc là những loại đất phổ biến ở vùng đồi núi phía Bắc
nƣớc ta. Cây Keo tai tƣợng khả năng khép tán nhanh 2-3 năm, có tầng lá dày,
thƣờng xanh nên còn đƣợc trồng làm cây bóng mát ở công viên, đƣờng phố. Hoa có
thể dùng để nuôi ong, vỏ chứa ta nin dùng cho công nghệ thuộc da, lá cây có thể
làm thức ăn cho gia súc. Rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm rất tốt, nên
Keo tai tƣợng nói riêng và các loài keo nói chung, ngoài việc sử dụng để trồng rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

10
sản xuất, rừng phòng hộ, còn đƣợc trồng ở những nơi có đất khô cằn, bị thoái hoá
để tận dụng khả năng cải tạo đất của chúng. Keo tai tƣợng là cây sinh trƣởng nhanh,
thời gian đƣợc thu hoạch ngắn hơn so với một số cây trồng khác (5-7 năm) và đặc

biệt cây Keo tai tƣợng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh và đầu tƣ ban đầu không lớn rất phù
hợp với mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình.
Keo tai tƣợng là cây đa tác dụng, gỗ có giác lõi phân biệt, với tỷ trọng từ
0,5-0,6, sợi dài 1-1,2 mm; dùng làm gỗ giấy, gỗ dăm, gỗ xẻ, đóng đồ mộc cao cấp,
làm ván ghép thanh, bao bì,…. Gỗ có nhiệt lƣợng khá cao 4800 kcal/kg do đó
cũng có thể dùng để đốt than, làm củi đun rất tốt. Rừng Keo tai tƣợng trồng 10
tuổi ở nơi đất trung bình có thể cho 12 đến 15 m 3/ha/năm, nơi đất tốt với xuất xứ
phù hợp và trồng thâm canh có thể cho 18 đến 20, thậm chí đạt 25 m3/ha/năm.
Tăng trƣởng bình quân ở giai đoạn 10-13 tuổi đạt tới 24m3/ha/năm, ở Nam Phi
rừng trồng bằng cây con từ hạt đạt 21,9 m 3/ha/năm và từ các dòng vô tính đạt 30
m3/ha/năm. Nếu kết hợp kinh doanh gỗ xẻ sau 15-18 năm khai thác gỗ dùng để
đóng đồ mộc cao cấp nhất là cho xuất khẩu thì càng có giá trị cao, cũng vì vậy mà
những năm gần đây nhiều nơi đã rất chú trọng trồng Keo tai tƣợng nhất là ở các
tỉnh phía Bắc nhƣ Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh
(Http://vafs.gov.vn/vn/2014/06/Ky-thuat-trong-keo-tai-tuong/.)
1.1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của trồng rừng cây Keo tai tượng
Trồng rừng Keo tai tƣợng có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng:
- Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp
- Cung cấp gỗ cho công tác xây dựng, sản xuất đồ gia dụng, ván sợi, ván
dăm, và sản xuất dăm giấy
- Keo tai tƣợng là cây kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nông dân và giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn nhất là đồng bào dân tộc miền núi.
- Keo tai tƣợng là cây lâm nghiệp có chức năng bảo vệ và phòng hộ đầu nguồn
góp phần làm cho môi trƣờng đất màu mỡ thêm lên, tạo môi trƣờng sinh thái tốt.
1.1.3. Kinh tế hộ gia đình trồng rừng
1.1.3.1. Khái niêm hộ gia đình
Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ là một đơn vị xã hội bao gồm một
hay một nhóm ngƣời ở chung (cùng chung hộ khẩu) và ăn chung (nhân khẩu). Đối
với những hộ có từ 2 ngƣời trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

11
quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung. Hộ gia đình không đồng nhất với khái
niệmgia đình, những ngƣời trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan
hệ huyết thống, nuôi dƣỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai.
Hộ gia đình đƣợc phân loại nhƣ sau:
+ Hộ một ngƣời (01 nhân khẩu) Là hộ chi có một ngƣời đang thực tế thƣờng
trú tại địa bàn.
+ Hộ hạt nhân: Là loại hộ chỉ bao gồm một gia đình hạt nhân đơn (gia đình
chỉ có 01 thế hệ) và đƣợc phân tổ thành: Gia đình có một cặp vợ chồng có con đẻ
hoặc không có con đẻ hay bố đẻ cùng với con đẻ, mẹ đẻ cùng với con đẻ.
+ Hộ mở rộng: Là hộ bao gồm gia đình hạt nhân đơn và những ngƣời có
quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân. Ví dụ: một ngƣời cha đẻ cùng với con đẻ và
những ngƣời thân khác, hoặc một cặp vợ chồng với ngƣời thân khác;
+ Hộ hỗn hợp: Là trƣờng hợp đặc biệt của loại Hộ mở rộng.
1.1.3.2. Kinh tế hộ gia đình trồng rừng
Đƣợc hiểu nhƣ phần hoạt động lao động sản xuất của gia đình các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngay trên phần đất đã giao khoán mà gia đình tự chủ
từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Kinh tế hộ gia đình trồng rừng là một thành
phần của kinh tế hộ nông dân. Kinh tế hộ nông dân hay còn gọi là kinh tế nông hộ
có những đặc trƣng cơ bản khác biệt với các các hộ làm kinh tế khác. Vì vậy kinh
tế hộ gia đình trồng rừng cũng có những đặc trƣng cơ bản nhƣ kinh tế nông hộ.
Những đòi hỏi sản xuất lâm nghiệp xác định đƣợc vị trí của kinh tế hộ trồng
rừng và tính hiệu quả của nó. Đồng thời chính đặc thù của sản xuất lâm nghiệp đã
làm cho kinh tế hộ trồng rừng có những đặc trƣng sau đây:
Thứ nhất: Kinh tế hộ trồng rừng là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với
đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp mà đối tƣợng sản xuất là các cây trồng. Ngƣời
trồng rừng - ngƣời chủ thực sự của quá trình sản xuất trực tiếp tác động vào quá

trình sinh trƣởng của cây trồng, không qua khâu trung gian, họ làm việc không kể
giờ giấc, bám sát đất rừng nên đạt hiệu quả cao.
Thứ hai: Kinh tế hộ trồng rừng có khả năng sử dụng hợp lý lao động và tạo
việc làm ở nông thôn. Kinh tế hộ trồng rừng có cấu trúc lao động đa dạng, phức tạp,
trong một hộ có nhiều loại lao động, vì vậy hộ vừa là chủ thể trực tiếp điều hành
quản lý tất cả các khâu vừa trực tiếp điều hành quản lý tất cả các khâu, vừa trực tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

12
làm nhiều khâu công việc của quá trình sản xuất. Do sản xuất lâm nghiệp mang tính
thời vụ, nên thời gian nông nhàn ở nông thôn thƣờng thiếu việc làm nghiêm trọng.
Hộ nông dân là chủ thể trực tiếp đối phó với tình trạng mất cân đối đất đai,
lao động và việc làm ở nông thôn. Vì vậy, họ thƣờng tìm cách sử dụng những điều
kiện vật chất vốn có để kết hợp với sức lao động, tạo ra sản phẩm và thu nhập.
Thứ ba: Kinh tế hộ trồng rừng có khả năng tự điều chỉnh rất cao. Do có
chung một cơ sở kinh tế, chung ngân sách gia đình, nên mọi thành viên trong gia
đình đều chịu trách nhiệm và có lợi ích chung về kết quả cuối cùng, cũng nhƣ cùng
chịu chung những thiệt hại về mua màng do thiên tai, sâu bệnh hay những rủi ro
trong tiêu thụ sản phẩm..... việc điều chỉnh giữa tích luỹ, tiêu dùng đầu tƣ phát triển
sản xuất thƣờng đƣợc quyết định theo các mục tiêu của hộ,có khi dành cả một phần
sản phẩm chủ yếu đầu tƣ cho sản xuất, song cũng có khi không đạt mục tiêu lợi
nhuận lên hàng đầu, tính cơ động này làm cho kinh tế hộ trồng rừng có khả năng
thích ứng nhất định với sự thay đổi đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất. Do là
đơn vị sản xuất gọn nhẹ, linh hoạt, lại làm chủ hoàn toàn quá trình sản xuất nên
kinh tế hộ trồng rừng có khả năng thích nghi với cơ chế thị trƣờng, tạo ra sức cạnh
tranh trong sản xuất- kinh doanh lâm nghiệp.
Thứ tƣ: Kinh tế hộ trồng rừng là một đơn vị tự tạo nguồn lao động không
chỉ tái sản xuất sức lao động mà còn tái sản xuất ra lao động kế tiếp từ thế hệ này

sang thế hệ khác.
Thứ năm: Kinh tế hộ trồng rừng tuy là một đơn vị kinh tế độc lập nhƣng
không đối lập với kinh tế hợp tác và kinh tế Nhà nƣớc mà lại có tính chất mềm dẻo,
có khả năng tồn tại với nhiều hình thức sở hữu khác nhau thông qua các hoạt động
kinh tế đa dạng. Chính sự phát triển của kinh tế hộ trồng rừng đã làm nảy sinh nhu
cầu liên doanh kiên kết với nhau, hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết với
kinh tế Nhà nƣớc để làm tăng năng lực của mình.
Thứ sáu: Do có sự thống nhất giũa lao động quản lý và lao động sản xuất,
nên kinh tế hộ trồng rừng giảm đƣợc tối đa chi phí quản lý và vì lao động tự giác
nên không những nâng cao hiệu quả lao động sản xuất.
1.1.3.3. Vai trò tự chủ của kinh tế hộ gia đình trồng rừng và nhu cầu hợp tác
Kinh tế hộ gia đình trồng rừng là một đơn vị kinh tế tự chủ tức là hộ gia đình
trồng rừng có quyền làm chủ trên cả ba mặt: Sở hữu, quản lý và phân phối. Chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

13
sự thống nhất biện chứng giữa quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân
phối trong kinh tế hộ trồng rừng đã làm cho kinh tế hộ trồng rừng thực hiện đƣợc
vai trò tự chủ của mình,thể hiện trên các phƣơng diện: Tự xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi, tự quyết định chuyển dịch cơ chế đầu
tƣ cơ cấu sản xuất, tự quyết định việc liên kết, liên doanh.
Giữa vai trò tự chủ của kinh tế hộ trồng rừng và nhu cầu hợp tác có mối quan
hệ biện chứng. Sự phát triển của kinh tế hộ trồng rừng không loại trừ,mà chính là
điều kiện, tiền đề cho sự ra đời các hình thức hợp tác. Kinh tế hộ trồng rừng trong
quá trình phát triển lên sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải có sự liên doanh, liên kết hợp
tác để khắc phục những hạn chế của chính mình.
1.1.3.4. Xu hướng phát triển của kinh tế nông hộ nước ta hiện nay
- Xu hướng chung:

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nƣớc trong quá trình chuyển nên nông
nghiệp từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá, khái quát quá trình phát triển nhƣ sau:
+ Giai đoạn 1: Khi xã hội bắt đầu chuyển từ tình trạng tự cấp, tự túc sang
sản xuất hàng hoá, các nông trại bắt đầu cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất lao
động. Nhƣng trong bƣớc đầu của quá trình công nghiệp hoá, lao động nông nghiệp
vẫn tiếp tục tăng, quy mô nông trại giảm dần. Để giải quyết mâu thuẫn này nông
dân phải tiếp tục tăng, quy mô nông trại giảm dần, phải tiếp tục đầu tƣ thêm lao
động vào thâm canh, áp dụng kỹ thuật để thay thế đất đai còn hạn chế, tăng vụ , đa
dạng hoá sản xuất, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp (bƣớc đầu mới đƣợc coi
là nghề phụ) để giải quyết việc làm tăng thu nhập.
+ Giai đoạn 2: Khi công nghiệp và dịch vụ đã phát triển mạnh, có sức thu
hút lao động cao hơn tốc độ tăng lao động ở nông thôn, quy mô nông trại có điều
kiện mở rộng. Việc rút lao động ra khỏi nông nghiệp cho phép sử dụng kỹ thuật để
thay thế lao động tức là cơ giới hoá nông nghiệp để tăng năng suất lao động. Trong
giai đoạn này muốn tăng năng suất, các nông trại phải chuyển hƣớng sang chuyên
môn hoá.
Trong nông nghiệp, nông thôn, hộ nông dân với tƣ cách là đơn vị kinh tế cơ
sở, chiểm số lƣợng lớn nhất và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống.
Vì vậy xu hƣớng phát triển của nông nghiệp, nông thôn một phần quan trọng gắn
liền với sự vận động và xu hƣớng phát triển của kinh tế nông hộ. Nƣớc ta hiện nay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

14
mới ở giai đoạn 1 của quá trình phát triển nông nghiệp từ tự cấp tự túc sang sản xuất
hàng hoá.
- Xu hướng phát triển đa dạng của kinh tế nông hộ lên sản xuất hàng hoá:
Từ khi thực hiện cơ chế quản lý mới, nhất là sau khi làm chủ về đất đai, hộ
nông dẩn trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, trong nông thôn bắt đầu diễn ra xu hƣớng

phát triển mới đó là sự đa dạng các loại hình, các quy mô, trình độ của kinh tế nông
hộ, sự nảy nở tài năng của ngƣời này và sự bộc lộ yếu kém của ngƣời kia.
Sự vận động của kinh tế nông hộ hiện nay mạng tính đặc thù của thời kỳ quá
độ từ một nền nông nghiệp lạc hậu, tự túc tự cấp bƣớc đầu chuyển sang sản xuất
hàng hoá. Kinh tế nông hộ còn chịu ảnh hƣởng nặng nề tâm lý, tác phong, tập quán
của nền kinh tế tiểu nông, tự cấp tự túc, của phƣơng thức sản xuất truyền thống,
nhƣng cũng đang bƣớc đầu chịu sự tác động ngày càng mạnh của phƣơng thức sản
xuất hiện đại, của công nghiệp, dịch vụ, của sản xuất hàng hoá. Chính đặc điểm ấy
đã làm tăng tính đa dạng nhiều loại hình, quy mô cũng nhƣ sự phát triển không đều
giữa các vùng, các loại hộ.
- Kinh tế nông hộ và các hình thức kinh tế hợp tác mới con đường phát triển
nông nghiệp, nông thôn Việt nam:
Đƣợc sự giải phóng của cơ chế mới với tƣ cách là các đơn vị kinh tế tự chủ
trong quá trình phát triển lên sản xuất hàng hoá, Các nông hộ từng bƣớc thoát khỏi
cách tổ chức sản xuất nhỏ khép kín theo kiểu "đèn nhà ai nhà ấy rạng”, “ tự cấp tự
túc” không cần đến các quan hệ kinh tế khác. Trong cơ chế thị trƣờng dƣới sự tác
động của đòi hỏi không ngừng nâng cao tính hiệu quả của nền sản xuất nói chung
và của kinh tế nông hộ nói riêng, từ kinh tế nông hộ từng bƣớc tách ra các khâu, các
lĩnh vực mà từng hộ làm không đƣợc, hoặc kém hiệu quả đi vào các quan hệ liên
tiếp hợp tác các hộ nông dân bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tồn tại, cạnh tranh và
phát tiển. Do đòi hỏi của các nông hộ, nhất là ở những nơi sản xuất hàng hoá phát
triển nhiều hình thức hợp tác mới đã xuất hiện. Chung quy lại có 2 kiểu hợp tác:
Hợp tác giữa ngƣời nông dân với nhau và hợp tác giữa ngƣời nông dân với các tổ
chức kinh tế khác nhau nhƣ với các doanh nghiệp Nhà nƣớc.
1.1.3.5. Những khó khăn trở ngại trong quá trình phát triển kinh tế nông hộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


15
Mặc dù kinh tế nông hộ ở nƣớc ta đƣợc cơ chế mới tạo những tiền đề cơ bản
về kinh tế, pháp lý cho sự phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế nông hộ
còn gặp không ít khó khăn, trở ngại cần đƣợc tháo gỡ.
+ Phần đông các nông hộ vẫn đang là các hộ tiểu nông, trình độ tự cung tự
cấp, quy mô canh tác nhỏ bé, sản xuất với các mục tiêu đảm bảo an toàn lƣơng
thực là chủ yếu. Mặt khác, do dân số phát triển nhanh nên một số vùng đất chật,
ngƣời đông quy mô canh tác bình quân một hộ trong một số năm tới tiếp tục có
nguy cơ giảm xuống, vì thế các nông hộ không yên tâm chuyển sang làm ngành
nghề phi nông.
+ Tiềm lực về vốn, về cơ sở vật chất kỹ thuật của đa số nông hộ rất mỏng manh.
+ Tƣ tƣởng tác phong của ngƣời tiểu nông còn rất nặng nề, thói quen sản
xuất tự cấp tự túc, phân tán manh mún, quen lao động bằng kinh nghiệm, thụ động
đã ăn sâu và nếp nghĩ, cách làm của số đông ngƣời nông dân. Họ bị hụt hẫng về
kinh tế, lúng túng khi đƣa sản phẩm ra thị trƣờng, thiếu năng động quyết đoán.
+ Đa số HTX cũ không có khả năng đổi mới, không còn vốn quỹ, thậm chí
còn nợ ngân hàng hàng trăm triệu đồng, cán bộ quản lý yếu kém, thiếu năng lực tổ
chức quản lý kinh doanh trong cơ chế mới nên chỉ còn tồn tại một cách hình thức và
đang là lực cản đối với các nông hộ.
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ở nhiều nơi yếu kém, chƣa đáp ứng đƣợc
yên cầu của sản xuất hàng hoá.
+ Thị trƣờng giá cả nông sản không ổn định cũng gây bất lợi cho nông dân.
+ Việc giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất tiến hành quá
chậm, chƣa thực hiện tốt việc quản lý đất đai của Nhà nƣớc làm cho nông dân thiếu
an toàn đầu tƣ sản xuất.
1.1.4. Hiệu quả kinh tế trồng rừng
1.1.4.1. Hiệu quả kinh tế
- Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện
và mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó

trong những điều kiện nhất định. Kết quả kinh tế là những chỉ tiêu kinh tế đã đề ra
và đã thực hiện đƣợc của một quá trình sản xuất kinh doanh còn hiệu quả kinh tế là
quá trình phân tích các yếu tố chi phí ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến kết quả kinh tế đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

×