Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích yếu tố cấu thành của văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.75 KB, 15 trang )

A - ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong nền kinh tế mở như nước ta hiện nay luôn luôn có sự trao đổi giao lưu
với thế giới trên mọi lĩnh vực , trong đó có lĩnh vực văn hoá. Chúng ta không thể tránh
khỏi việc du nhập những phong tục tập quán của các nước, các dân tộc trên thế giới.
Tuy nhiê, không vì thế mà chúng ta quên đi truyền thống của đân tộc mình , cái gốc
của mình. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong thời kỳ nền kinh tế mở là hết
sức cần thiết. Điều đó giúp chúng ta hoà nhập chứ không hoà tan, không bị mất đi cái
gốc của mình. Chúng ta một mặt tiếp thu những nét tinh hoa trong văn hoá của các
nước, một mặt giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc để làm cho đời sống tinh thần của
chúng ta ngày càng phong phú hơn.
Văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, một văn hóa cho sự
phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất, toàn cầu hóa và hội nhập, toàn cầu hóa
như một tất yếu. Có thể khẳng định: Văn hóa là cốt của dân tộc, một dân tộc, nếu
không giữ được bản sắc riêng thì dân tộc đó sẽ bị lu mờ thậm chí không có dân tộc đó
nữa. Vì thế, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đạm đà bản sắc
dân tộc không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hóa mà còn là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Do đó nhóm 3 chúng em chọn đề tài: “ Phân tích yếu
tố cấu thành của văn hóa Việt Nam. Tại sao vấn đề bản sắc lại trở thành chủ đạo trong
nghiên cứu văn hóa Việt Nam? Ý nghĩa?”.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I-

Khái niệm văn hóa
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về văn hóa, song các nhà nghiên

cứu đều tìm được sự thống nhất chung trong việc xác định đối tượng của bộ môn khoa
học này. Theo UNESCO định nghĩa về văn hóa: “ Văn hóa phản ánh và thể hiện một
cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống( của mỗi cá nhân và các cộng đồng)
đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó
đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa
trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.




II-

Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa Việt Nam
Văn hóa là một phạm trù phức tạp và đa dạng. Để hiểu về bản chất của văn hoá

cần xem xét các yếu tố cấu thành văn hóa. Văn hóa Việt Nam được cấu thành từ 3 yếu
tố: yếu tố mang tính phổ biến, yếu tố mang tính đặc trưng, yếu tố mang tính đơn nhất.
1- Yếu tố mang tính phổ biến ( nhân loại)
Đây là yếu tố mang tính duy lý và phổ quát, chung cho toàn nhân loại và chủ
yếu là gắn với các hệ giá trị chuẩn của văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp
Bước vào thời kỳ cận hiện đại việt nam và các nước Đông Nam Á và Châu Á đứng
trước hai vấn đề nghiêm trọng.
Nền văn hóa trên thế giới vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên từ lâu
người ta cũng nhận thấy giữa các nền văn hóa có không ít các điểm tương đồng và
cũng đã có nhiều thuyết khác nhau về sự tương đồng đó và nhận thấy trong quá trình
phát triển của lịch sử nhân loại, tại các lục địa Âu – Á đã hình thành hai vùng văn hóa
lớn “Phương Tây” và “Phương Đông”. Trong đó các nền văn hóa cổ đại lớn mà nhân
loại từng biết đến đều xuất phát từ Phương Đông (Trung Hoa, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai
Cập… Các nề văn hóa Phương Đông đều hình thành ở các lưu vực các con sông lớn là
những nơi có địa hình và khí hậu rất thuân tiện cho sản xuất nông nghiệp.
Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, có nhiệt độ và độ ẩm
cao, vì thế điều kiện tự nhiên của khu vực đã tạo cho nước ta loại hình văn hóa gắnn
liền với nền văn hóa chung của của nhân loại (văn hóa nông nghiệp): Trồng lúa nước,
sống định cư và hòa hợp với thiên nhiên, đề cao vai trò của người phụ nữ, sùng bái
mùa màng, sinh nở…
Xét theo góc độ nào đó thì đây cũng chinh là yếu tố mang tính phổ biến của nền
văn hóa Việt Nam (nền văn hóa chung của nhiều khu vực và nhân loại).
Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những chuẩn mực về kỹ thuật,

tài chính, pháp lý, các tri thức khoa học, giá trị đạo đức và thẩm mỹ tiến bộ đang
được phát tán rộng khắp thế giới để hình thành các chuẩn mực ứng xử chung cho mọi


dân tộc (áp dụng các quy phạm quốc tế về nhân quyền, bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững, vệ sinh an toàn thực phẩm…).
Sự phổ biến của văn hóa chính là sự khuyếch tán từ nền văn hóa này sang nề
văn hóa khác
Ví dụ: một phát minh nhanh chóng được cả thế giới ứng dụng, nhạc jazz của
người da đen cũng lan tỏa sang những nề văn hóa khác, phong trào hippie từ Mỹ
nhanh chóng lan truyền sang Châu Âu, Canada, Úc…, những cửa hàng McDonald có
mặt ở khắp nơi trên thế giới, hay những nhà truyền giáo đã đi khắp nơi để đưa đức tin
của họ đến đó…
Có thể thấy sự phổ biến của văn hóa được hỗ trợ bởi kỹ thuật đã dẫn tới xu
hướng toàn cầu hóa của văn hóa. Nhiều quốc gia đang tìm cách bảo vệ mình tránh
khỏi sự xâm lăng của nhiều văn hóa từ những xã hoịi khác để đề cao “bản sắc văn
hóa” của đất nước mình. Tuy nhiên các yếu tố văn hóa không phải đều thay đổi ở
cùng một mức độ, mặc dù văn hóa vật chất và phi vật chất tác động qua lại với nhau
nhưng yếu tố văn hóa vật chất thường thay đổi nhanh hơn. Sự không đồng đều trong
thay đổi đó gọi là trễ văn hóa.
Việt Nam là một đất nước mở rộng đón chào các nền văn hóa khác nhau.
Nhưng tiếp nhận và hòa nhập với bất kỳ một nền văn hóa nào cũng có sự sàng lọc.
Chính vì thế văn hóa Việt Nam có tính hỗn dung cao (hòa nhập chứ không hòa tan).
2- Yếu tố mang tính đặc trưng ( khu vực)
Cái đặc thù, theo quan điểm biện chứng, được hiểu là sự thống nhất giữa tính
phổ biến và tính đơn nhất. Trạng thái hòa trộn giữa tính phổ biến với tính đơn nhất
trong văn hóa tạo nên những sắc thái đặc thù mang tính khu vực.
Do cùng nằm trong một khu vực với những điều kiện sinh thái tương đồng cho
nên không phải chỉ ngày nay mà từ xa xưa Việt Nam và các quốc gia khác ở khu vực
Đông Nam Á đã có những mối quan hệ gần gũi về mặt văn hóa. Cho đến nay các nhà



nghiên cứu đã thấy biết bao điểm chung giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á trên
các lĩnh vực ngôn ngữ, văn học dân gian, phong tục tập quán, vũ đạo và âm nhạc,…
Yếu tố mang tính đặc trưng ( khu vực) được thể hiện qua một số đặc trưng như:
Thứ nhất, qua một số tác phẩm điêu khắc. ngay từ thời tiền sử, quan hệ gần gũi
về mặt văn hóa giữa các dân tộc Việt Nam và các dân tộc ở các quốc gia Đông Nam Á
đã được chững tỏ bằng bằng sự hiện diện của những trống ddooongf thuộc phong cách
nghệ thuật Đông Sơn ( Việt Nam) trên nhiều vùng đất Đông Nam Á lục địa cũng như
hải đảo. Tuy không có nhiều trống đẹp và có niên đại sớm như trống Đông Sơn ở Việt
Nam nhưng sự phổ biến của hoa văn Đông Sơn như hình mặt trời, người hóa trang
hình chim, vòng trong chấm giữa có tiếp tuyến hình chữ S gãy khúc, hình răng cưa,…
trên những trống xuất hiện rải rác từ Lào, Campuchia, Myanma, Thái Lan, Malaixia,
Inđônêxia đã thấy tiếng nói chung về mặt nghệ thuật của các vùng dân cư này. Ngoài
ra , còn có sự tương đồng về đồ gốm Sa Huỳnh – Việt Nam và đồ gốm Kalanay –
Philippin; đồ trang sức như khuyên tai hai đầu thú, khuyến tai ba mấu độc đáo của văn
hóa Sa Huỳnh cũng có ở một số nền văn hóa ở các nước Đông Nam Á khác.
Vào những thế kỉ đầu công nguyên các quốc gia khu vực Đông Nam Á đã đứng
trước sự tiếp xúc với hai nền văn hóa lớn là văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa.
Ảnh hưởng của hai nền văn hóa được thể hiện nổi bật qua pho tượng Phật giáo, Ấn Độ
giáo. Về tượng Ấn Độ Giáo, là pho tượng thần Visnu mặc áo dài nó xuất hiện ở nhiều
vùng như bán đảo Mã Lai, miền Trung và Nam Thái Lan, và một số ở Nam Bộ Việt
Nam. Về tượng Phật Giáo, tiêu biểu là pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Nó xuất hiện
rải rác trên các tỉnh đồng bằng Nam Bộ Việt Nam, Thái Lan, Lào,… Những pho
tượng này đều có giá trị thẩm mỹ cao, có vẻ đẹp lộng lẫy.
Thứ hai, âm nhạc Việt Nam và các nước Đông Nam Á cũng có nhiều điểm
tương đồng. Chẳng hạn như: các nhạc cụ căn bản đều bằng đồng; đa số các nhạc cụ
đều có âm trì tục, một hay nhiều tiếng dùng làm nền hay tô diểm cho nét nhạc; biểu
diễn bằng nhạc công hơn biểu diễn độc tấu,… Nhưng mỗi dân tộc đều có cá tính,mỗi
vùng có nét độc đáo, mỗi quốc gia có hoàn cảnh đặc biệt nên truyền thống âm nhạc



của các nước vùng Đông Nam Á không thể hoàn toàn giống nhau. Vùng Đông Nam Á
là nơi gặp gỡ của nhiều dòng văn hóa như Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây,… Dòng
văn hóa đặc biệt của Đông Nam Á là văn hóa đồng thau, là các dàn cồng, chiêng bằng
đồng, là những đàn đá, là cả hình thức múa rối kể cả rối nước. Dù cho các dòng văn
hóa từ nhiều nơi đến gặp nhau ở Đông Nam Á, các dòng văn hóa ấy được hấp thụ và
tiêu hóa, biến thành một dòng văn hóa tổng hợp trong đó có sự đóng góp quan trọng
của các dân tộc Đông Nam Á.
3- Yếu tố mang tính đơn nhất ( bản sắc)
Là những yếu tố cấu thành bản sắc văn hóa Việt Nam. Và như đã xác định từ
trước, đây chính là đối tượng chủ đạo của Đại cương văn hóa Việt Nam. Việt Nam
nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều, độ ẩm cao với những con sông
lớn và những vùng đồng bằng trù phú. Việt Nam ở tận cùng phía đông nam nên thuộc
loại văn hóa gốc nông nghiệp điển hình, là vùng sông nước, kết cấu hạ tầng không ổn
định. Chúng ta sẽ xem xét yếu tố nay qua hai mặt:
Thứ nhất, là mặt tinh thần của văn hóa Việt Nam
Văn hóa tôn giáo tồn tại và xuyên suốt chiêu dài lịch sử nhân loại, tôn giáo không
ngừng tác động lên hai mặt của đời sống con người: cộng đồng và cá thể. Ở hai bình
diện đó tôn giáo, tôn giáo đều phát huy chức năng bù đắp của mình. Ở giai đoạn hiện
nay tôn giáo đã được nhìn nhận như vật mang văn hóa. Nhưng các tôn giáo không tự
hình thành mà do sự giao lưu tiếp biến văn hóa với các nước như Ấn Độ, Trung Hoa...
Do nằm tại vùng giao thoa giữa các trung tâm văn hóa lớn nên đã làm cho nền văn hóa
của việt nam trở thành văn hóa hỗn dung. Như vậy địa- văn hóa, giao lưu- tiếp biến
văn hóa là những nguyên nhân sự hình thành tôn giáo ở Việt Nam. Tôn giáo ở Việt
Nam có ba trường phái cơ bản: nho giáo, phật giáo và đạo giáo. Và sự có mặt của tôn
giáo luôn là phần bù cho mọi hiện thực để hiện thực đó trở nên hài hòa và hoàn thiện
trong con mắt của chủ thể. Có thể nói tôn giáo chính là liều thuốc cứu vớt những con
người đang chịu nỗi đau về tinh thần. Nói cách khác tôn giáo chính là liều thuốc tinh
thần cho con người



Tín ngưỡng có thể được hiểu là hình thức sơ khai của tôn giáo hay những trạng thái
tâm lý đặc biệt của con người hoặc là những hoạt đọng mang sắc thái tâm linh của cá
nhân và cộng đồng... Nhìn chung tín ngưỡng mang đậm tính địa phương, nên tín
ngưỡng luôn là một bộ phận không thể thiếu của văn hóa dân gian. Vậy từ đâu mà tín
ngưỡng xuất hiện? Đó chính là do các yếu tố địa văn hóa, nhân học văn hóa tác động
đến hay là do yếu tố tôn giáo. Vì nước Việt Nam là hình chữ S trải dài từ Bắc vào
Nam diện tích đất liền tiếp giáp với biển rộng lớn lại thêm khí hậu thất thường do vậy
thiên tai, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên và cộng thêm nhận thức chưa được sâu
sắc về thiên văn học, do vậy người dân quan niện đó là do trời và thần linh trừng phạt
nên họ thờ cúng trời đất và các vị thần, ông bà tổ tiên nên từ đó tín ngưỡng cũng đực
hình thành. Hay nói cách khác đó là do các yếu tố địa văn hóa và nhân học văn hóa
tạo ra. Ngoài ra còn do sự có mặt của tôn giáo vì khi gia nhập tôn giáo thì con người
phải theo các quy định đã được đặt ra từ trước đó và đó cũng chính là một trong
những nguyên nhân làm xuất hiện tín ngưỡng. Và đến thời điểm hiện nay tín ngưỡng
đang trở thành một nét văn hóa độc đáo của người việt. Một số tín ngưỡng cơ bản của
người Việt:
- Tín ngưỡng phồn thực
- Tín ngưỡng thờ Mẫu
- Tín ngưỡng thờ tổ tiên
- Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
Triết lý âm – dương, Thuyết ngũ hành, Lịch âm - dương và hệ can chi thể hiện quan
niệm của người Việt về thế giới xung quanh cùng với cấu trúc và những quy luật phổ
quát của thế giới. Đây là yếu tố văn hóa mang tính ngoại sinh, được du nhập từ văn
hóa Trung Hoa, nhưng người việt đã ứng dụng một cách sang tạo các triết lý ấy trong
việc giải quyết các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Như vậy có thể khẳng định rằng
nguyên nhân sự có mặt của triết lý chính là do giao lưu- tiếp biến văn hóa



Giao tiếp là sự tương tác giữa con người với thế giới xung quanh, qua đó bộc lộ
phẩm chất của con người và ngôn ngữ cung được hình thành và phát triển từ trạng thái
tự nhiên đến trạng thái nhân tạo (ký tự). Văn hóa giao tiếp của người Việt có những
đặc điểm sau:
- Vừa cởi mở vừa rụt rè. Đặc trưng này bắt nguồn từ văn hóa làng xã.
- Xử sự nặng về tình cảm hơn là lý trí. Đây là sự ảnh hưởng của văn hóa Phật
giáo,văn hóa sông nước và chủ nghĩa tập thể của văn hóa làng xã.
- Trọng danh dự thái quá tới mức tới mức trở thành bệnh sĩ diện. Đặc điểm
này bắt nguồn từ cơ chế thứ bậc của làng xã và quan niện của nho giáo.
- Giữ ý trong giao tiếp nên thường không biểu lộ trực tiếp cảm xúc, nguyện
vọng hay nhu cầu trước mặt người khác.
- Thiếu tính quyết đoán. Đây là hệ quả của việc giữ ý và cân nhắc thái quá
trong giao tiếp.
Còn ngôn ngữ theo C.Marx là cái vỏ bọc của tư duy. Có thể coi văn hóa úng xử
của người việt được kết tinh lại thông qua sử dụng ngôn từ như: tính so sánh và tương
phản cao, giàu tính nhịp điệu và tiết tấu, mang tính ước lệ cao...
Tóm lại nguyên nhân chi phối hay hình thành văn hóa giao tiếp và nghệ thuật
ngôn từ là do: tôn giáo, nhân học- văn hóa và giao lưu- tiếp biến văn hóa.
Nghệ thuật thanh sắc dùng để chỉ các loại hình ca, múa, nhạc, kịch. Nghệ thuật
hình khối chủ yếu đè cập đến kiến trúc, hội họa và điêu khắc. Mục đích của loại hình
nghệ thuật này xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của con người nhằm tạo cho con người
cảm giác được thư thái, bộc bạch những cảm xúc của mình thông qua tác phẩm mình
tạo ra. Và tùy vào từng vùng mà có những sắc thái khác nhau. Như vậy nguyên nhân
tạo nên nét đặc trung của loại hình nghệ thuật này là do yếu tố địa- văn hóa quyết
định.
Hầu như các làng xã nào có đình , chùa, miếu mạo thì ở đó tùy thuộc vào quy
mô mà có các lễ hội khác nhau. Lễ và Hội thường đi kèm với nhau mang tính giáo dục


cho các thế hệ sau về những gia trị truyền thống mang tính nhân văn và chứng thực về

cội nguồn chung của các cộng đồng kế cận. Lễ hội ngoài mang yếu tố giải trí còn
mang yếu tố tâm linh mang màu sắc tôn giáo. Đó cũng là nguyên nhân hình thành lễ
hội.
Thứ hai, là mặt thực tiễn phản ánh các hoạt động ứng xử của các chủ thể văn
hóa trong đời sống thường nhật như: văn hóa nhân cách ( phẩm chất. cái tôi, lối sống
của người việt), văn hóa làng xã, văn hóa đô thị, văn hóa nhà nước và dân tộc
Về văn hóa nhân cách: Việt Nam là xứ sở có những điều kiện thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp, người Việt bị trói chặt vào kinh tế nông nghiệp, cư dân nông dân,
xã hội nông thôn. Bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước, có thể thấy những phẩm chất
nổi trội văn hóa nhân cách Người Việt:
- Ứng xử mềm dẻo, linh hoạt
- Đoàn kết, giản dị, chất phác, cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian
khổ
- Sống nặng về tình nghĩa, nhân ái, vị tha, rộng lượng
- Tác phong tùy tiện, kỉ luật không chặt che, tập tính kém hạch toán
Lối sống người Việt được thể hiện trong văn hóa ứng xử với môi trường tự
nhiên, văn hóa ăn với người Việt thiên về thực vật. Lúa gạo là đầu tiên, sao đó là rau
quả, đặc trưng là rau muống và dưa cà. Ca dao đã từng có câu” anh đi anh nhớ quê
nhà. Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”.Và các loại thủy sản_ sản phẩm của
vùng sông nước.
Quan trọng với con người sau ăn là mặc. Nó giúp con người ứng phó được với
cái nóng rét mưa gió. “ Được bụng no, còn lo ấm cật”. Mặc trở thành cái không thể
thiếu, mỗi dân tộc có cách ăn mặc và trang sức riêng vì vậy cái mặc trở thành biểu
tượng văn hóa dân tộc. Để ứng phó với khí hậu nóng thì chất liệu tơ, tằm, gai, sợi
bong… được ưu tiên hàng đầu. “ Ăn lấy chắc, mặc lấy bền”, màu ssawcs trang phục
nhẹ nhàng không sặc sỡ( nâu, đen, chàm, tím). Áo dài, áo tứ than, yếm… được xem là


nét văn hóa độc đáo, nhiều trang phục nổi tiếng khắp thế giới, tạo nên văn hóa bản sắc
dân tộc người Việt.

Gắn liền với sông nước nên người Việt thường sử dụng đường thủy đi lại với
phương tiện: tàu, thuyền, ghe, xuồng… Và kiến trúc truyền thống người Việt khá đa
dạng, phức tạp. Ngôi nhà gắn với sông nước nên mái nhà cong, hình ảnh con thuyền
tạo dáng vẻ thanh thoát chủ yếu chỉ được sử dụng ở các đình, chùa. Người Việt tận
dụng những vật liệu có sẵn trong tự nhiên, do đó chất liệu cũng như kết cấu và kiểu
dáng kiến trúc thường thay đổi tùy thuộc vào vùng nguyên liệu: vùng đồng bằng
thường là nhà gạch và tre, vùng cao là nhà sàn, vùng sông nước là nhà lá gối dừa.
Ngôi nhà là tấm gương phản chiếu đặc điểm của truyền thoongss văn hóa Việt Nam.
Nhà không chia nhiều phòng nhỏ biệt lập như ở phương Tây, người Việt có truyền
thống thờ cúng tổ tiên nên gian giữa để tiếp khách, bếp đặt phía đông( coi trọng bên
trái).
Bản sắc văn hóa Việt Nam còn thể hiện ở văn hóa làng xã: coi trọng chủ nghĩa
tập thể, thể chế làng xã khó chấp nhận những cái mới và không có năng lực tự biến
đổi trước sự biến động của hoàn cảnh xã hội,làng xã vận hành theo những nguyên tắc
mặc định, cứng nhắc” phép vua thua lệ làng”. Các thsnhf viên giám sát lẫn nhau trở
thành yêu cầu tự nhiên và là biện pháp quan trọng để duy trì kĩ cương. Làng xã mang
chủ nghĩa cục bộ địa phương, pháp luật bị đẩy xuống thứ yếu, mọi việc đều tự giải
quyết
Văn hóa đô thị Việt Nam thể hiện rõ nét: số lượng và quy mô ít, phụ thuộc vào
nông thôn hóa, tổ chức hành chính của đô thị được sao phỏng theo tổ chức nông thôn,
lối sống nông thôn với tính cộng đồng và tập thể cao
Văn hóa Nhà nước- Dân tộc: tổ chức theo nguyên tắc tập quyền mà hiện nay ở
các nước phương Tây chủ yếu tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, ý thức về chủ
quyền dân tộc được xác định rõ ràng đặc biệt hiện nay biên giới nước ta đang cos rât
nhiều vấn đề.


III. Bản sắc văn hóa Việt Nam
Bản sắc dân tộc của văn hoá là tổng thể những giá trị bền vững, những tin hoa
văn hoá vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc trong lịch sử và

trong sự phát triển. Có thể nhận ra bản sắc ấy thông qua những biểu hiện của hai mặt
giá trị: giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Nói cách khác, bản sắc dân tộc của văn hoá
bao gồm hai mặt giá trị, đó là giá trị văn hoá vật chất và giá trị văn hoá tinh thần. Gía
trị văn hoá vật chất bao gồm toàn bộ những giá trị của các sản phẩm do hoạt động sản
xuất vật chất mà con người tạo ra, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong việc ăn, mặc, ở, đi
lại, học hành, thờ cúng, chiến đấu v.v…Còn giá trị văn hoá tinh thần, bao gồm tất cả
những giá trị của các sản phẩm do hoạt động tinh thần, lao động trí óc của con người
tạo ra. Đó là các giá trị tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức, phong tục,
tập quán, ngôn ngữ, văn học…
1- Tầm quan trọng của bản sắc văn hóa Việt Nam
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển,
là linh hồn, sức sống của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ
nước văn hóa Việt Nam là một thực thể đồng thời hun đúc nên tâm hồn, khí phách,
bản lĩnh Việt Nam. Nhờ vậy nền văn hóa giàu bản sắc của nước ta không bị mai một,
đồng hóa. Hơn 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bản sắc
văn hóa Việt Nam thật sự là vũ khí tinh thần sắc bén để giác ngộ, cổ vũ mọi tầng lớp
nhân dân tập hợp dưới ngọn cờ đại nghĩa.
Ngay từ năm 1943 khi chiến tranh thế giơí lần thứ 2 đang diễn ra ác liệt trên
khắp thế giới, Đảng ta đã đưa ra đề cương văn hoá với nguyên tắc dân tộc, khoa học
và đại chúng. Không phải ngẫu nhiên mà nguyên tắc dân tộc được đặt lên hàng đầu.
Trong hoàn cảnh thời bấy gìơ , dân tộc hoá là vũ khí mầu nhiệm chống lại văn hoá nô
dịch để bảo tồn và phát huy ngôn ngữ dân tộc. Lối sống Mỹ, sức mạnh của đồng Đôla
đã không thể làm biến dạng tư tưởng, tình cảm của người dân ở các đô thị, nông thôn


vùng bị tạm chiếm , bởi “ Danh dự sức mạnh độc lập tự do, sức mạnh văn hoá của một
nước không thể đo bằng cây số vuông “.
Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi trọng
mặt trận văn hoá mà cốt lõi của nó là bản sắc văn hoá dân tộc. Hơn 70 năm qua định
hướng dân tộc đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt những văn kiện của Đảng về văn

hoá, văn nghệ. Nghị quyết 5 của Ban chấp TW khoá VIII đã đánh dấu bước phát triển
mới về đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng. Với phương hướng chung của sự
nghiệp văn hoá nước ta là “ … xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm
sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người ”…Có thể nói Nghị
quyết 5 là cuốn cảm nâng tinh thần của nhân dân ta bước vào thế kỷ 21 nhằm làm cho
văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước.
Trong đời sống quốc tế hiện nay, toàn cầu hoá sản sinh ra các giá trị hiện đại,
tạo cho sự phát triển của nền văn hoá, mặt khác nó cũng là thách thức đối với bản sắc
văn hoá của mỗi dân tộc. Nhận diện cho được những phức tạp của toàn cầu hoá trong
những biểu hiện của nó thật không đơn giản. Nhà bình luận Friedman thừa nhận “ …
trong thời toàn cầu hoá, người ta không biết ai hiện nay là bạn, mai đã nhanh chóng
thành kẻ thù. Những cái bắt tay, những nụ cười sảng khoái, những vụ chia tiền hào
phóng có thể bất cứ vào lúc nào cũng dễ dàng biến thành sự mỉa mai..”. Chính vì vậy
nhận thức đúng tình hình, chúng ta sẽ càng tự tin hơn trong các hoạt động sáng tạo, cổ
vũ và quảng bá cho các sản phẩm tinh thần chân chính, góp phần xây dựng nền văn
hoá Việt Nam đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
2- Ý nghĩa của bản sắc văn hóa Việt Nam
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, van hóa đang ngày càng trở thành vấn đề
quan trọng của một đất nước. Tuy nhiên, hiện nay với sự tác động mạnh mẽ của các
nước phương Tây vào Việt Nam, văn hóa chúng ta có những lai căng, nhiều khi còn
chư biết chọn lọc. Thế hệ trẻ là thế hệ tương lai của đất nước nhưng lại đang là thế hệ
bị ảnh hưởng nhiều nhất của” hòa tan”. Thế hệ trẻ đang để văn hóa không phù hợp với


truyền thống dân tộc. Vì vậy người Việ Nam đặc biệt là thế hệ trẻ cần ý thức rõ ý
nghĩa của văn hóa để có thể phát huy bản sắc văn hóa” hòa nhập nhưng không hòa
tan”
Toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, bản sắc văn hóa Việt Nam có ý nghĩa

vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam:
- Bản sắc văn hóa thể hiện được cốt cách dân tộc. Cốt cách dân tộc được coi là
“chất” hay “bộ gen” của mỗi dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hóa chính là bảo vệ, giữ
gìn bộ gen đó. Đây chính là một điều kiện cơ bản để tiếp biến văn hóa trước sự tác
động của nhiều chiều, phức tạp của khách quan được thực hiện chủ động, tích cực. chỉ
như vậy nền văn hóa mới không bị “hòa tan” hay lai căng một cách thô thiển, không
mất bản sắc. Cốt cách dân tộc như mạch nước nguồn xuyên suốt quá trình phát triển
của dân tộc. Nếu một dân tộc đạt đỉnh cao về kinh tế nhưng không giữ được cốt cách
dân tộc thì sự phát triển ấy là không trọn vẹn. Trong quá trình phát triển, nhiều khi vì
lợi ích kinh tế trước mắt, người ta có thể chưa ý thức được nhiều tới việc giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn cốt cách dân tộc. thực tế, sự thiếu thốn, nghèo nàn về bẳn
sắc văn hóa. Sự mất cốt cách dân tộc nhiều khi còn đáng sợ hơn sự thiếu thốn nghèo
nàn về vật chất. Như vậy sự phát trển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, đặc biệt là giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với giữ gìn cốt cách dân tộc là một nguyên tắc luôn
cần trong phát triển kinh tế thời kì hội nhập quốc tế.
- Bản sắc văn hóa để tiếp thu tính sáng tạo của dân tộc trong quá trình hội nhập
quốc tế. Hội nhập quốc tế, một mặt, tạo điều kiện để các nền văn hóa được giao lưu,
hợp tác và phát triển: môt mặt, cũng tạo ra xu hướng toàn cầu hóa về ngôn ngữ, văn
hóa, về lối sống và quan niệm giá trị. Sự sáng tạo trong giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc là một yếu tố quan trọng, là không ngừng xác lập một nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở phát huy tính sáng tạo của dân tộc.
- Bản sắc văn hóa giúp kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. trải
dài theo năm tháng của lịch sử, mỗi dân tộc hun đúc cho mình rất nhiều giá trị văn hóa
trỏ thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những truyền thống đó được lưu giữ, bổ


sung, phát triển phù hợp với điều kiện mới và đáp ứng yêu cầu phát triển của lịch sử.
Lòng yêu nước, yêu lao động, yêu chuộng hòa bình và nhiều giá trị nhân văn khác đã
trở thành sức mạnh tinh thần giúp mỗi dân tộc vượt qua những gian nan, thử tháchđẻ
phát triển ngày càng vững mạnh.

3- Bản sắc văn hóa Việt Nam trong giai đoạn toàn cầu hóa
Đất nước ta đang trong thời kỳ tiến lên xây dựng nền kinh tế mở , hội nhập với
quốc tế . Tuy nhiên , việc hội nhập cũng có những mặt tích cực và tiêu cực .Nếu
chúng ta tiếp thu một cách không có chọn lọc , không có tính toán , chúng ta dễ bị tiếp
thu những cái không tốt , ảnh hưởng đến đời sống văn hoá của nước ta . Mặt khác ,
chúng ta còn lo ngại bị đánh mất truyền thống dân tộc , chạy theo các nước trên thế
giới , bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi nền văn hoá của các nước khác.
Chính vì thế , việc đặt ra những định hướng trong việc hội nhập , tiếp thu những
tinh hoa trong văn hoá của các nước một cách có chọn lọc là điều hết sức cần thiết .
Trong đó , bản sắc dân tộc giữ một vai trò không nhỏ trong việc hội nhập với thế giới .
Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống , những bản sắc riêng của mình . Chúng
ta cần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc , một mặt để đem những tinh hoa của mình
để giao lưu với các nước , một mặt giúp chúng ta “ hoà nhập chứ không hoà tan” .
Mỗi quốc gia đều có những bản sắc riêng của mình . Điều đó giúp chúng ta
phân biệt rõ mỗi một quốc gia . Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một việc tất
yếu trong nền kinh tế mở hiện nay . Chúng ta có bản sắc dân tộc thì mới có thể hội
nhập , giao lưu với thế giới , mới có cái để giao lưu .Nếu không giữ gìn được bản sắc
dân tộc , chúng ta sẽ lấy gì để hội nhập với thế giới , khi đó chúng ta sẽ bị nền văn hoá
các nước khác chi phối , không còn bản sắc riêng của mình .
C-

KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng

các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước . Nhờ nền
tảng và sức mạnh văn hoá ấy mà dù có nhiều thời kỳ bị đô hộ , dân tộc ta vẫn giữ


vững và phát huy bản sắc của mình , chẳng những không bị đồng hoá , mà còn quật
cường đứng dậy giành lại độc lập cho dân tộc , lấy sức ta mà giải phóng cho ta .

Phát huy truyền thống văn hoá dân tộc , dưới sự lãnh đạo của Đảng , là nhân lên
sức mạnh của nhân dân ta để vượt qua khó khăn , thử thách , xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội , giữ vững quốc phòng , an ninh , mở rộng quan hệ đối ngoại , tạo ra
thế và lực mới cho đất nước ta đi vào thế kỷ XXI .

MỤC LỤC
A - ĐẶT VẤN ĐỀ:
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1


IKhái niệm văn hóa
IIPhân tích các yếu tố cấu thành văn hóa Việt Nam
1- Yếu tố mang tính phổ biến ( nhân loại)
2- Yếu tố mang tính đặc trưng ( khu vực)
3- Yếu tố mang tính đơn nhất ( bản sắc)
III. Bản sắc văn hóa Việt Nam
1- Tầm quan trọng của bản sắc văn hóa Việt Nam
2- Ý nghĩa của bản sắc văn hóa Việt Nam
3- Bản sắc văn hóa Việt Nam trong giai đoạn toàn cầu hóa
C- KẾT THÚC VẤN ĐỀ:

1
2
3
5
10
11
13

14



×