Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.53 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

1|Page


A-

LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua quá trình phát triển, thông qua các hình thái kinh tế xã hội, mối quan

hệ hôn nhân gia đình cũng từ đó phát triển. Để làm nên một xã hội văn minh phát
triển cần sự đóng góp của mỗi gia đình, gia đình được coi là tế bào của xã hội nếu
gia đình phát triển kéo theo đó là nền kinh tế cũng phát triển, đời sống con người
ngày càng được nâng cao, chất lượng cuộc sống vì vậy mà cũng được đảm bảo.
Nhận định được vai trò và sự đóng góp to lớn của gia đình. Đảng và nhà nước ta
luôn quan tâm chú trọng đến việc xây dựng gia đình hòa thuận, ấm lo hạnh phúc.
Đồng thời đưa ra những chính sách pháp luật nhằm điều chỉnh mối quan hệ hôn
nhân và gia đình một cách phù hợp nhất tương xứng với sự phát triển của nền kinh
tế xã hội.
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi thực hiện các quy định của
pháp luật về kết hôn tại cơ quan đăng kí kết hôn nhằm chung sống với nhau và xây
dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Khi kết hôn, vợ và chồng luôn mong
muốn quan hệ hôn nhân tồn tại lâu dài, bền vững. Tuy nhiên trong nhiều trường
hợp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, vợ chồng có thể phát sinh mâu thuẫn, tranh
chấp. Khi mâu thuẫn trở nên căng thẳng không thể hòa giải được, tồn tại cuộc sống
chung là hình thức, pháp luật đã dự liệu khả năng cho họ quyền được giải phóng
khỏi quan hệ hôn nhân bằng việc ly hôn. Việc ly hôn sẽ dẫn đến những hậu quả
pháp lý nhất định, trong đó có việc vợ chồng phải chia tài sản. Đặc biệt việc chia tài
sản chung khi ly hôn rất phức tạp. Trên thực tế, khi hai người ly hôn, tranh chấp về
tài sản thường diễn ra phổ biến và gay gắt, thực tiễn cho thấy các vụ án tranh chấp
về tài sản khi ly hôn ngày càng tăng và có những hạn chế trong việc giải quyết các


tranh chấp.Trong quy định của pháp luật về nguyên tắc chế độ tài sản chung sẽ gắn
liền với quan hệ hôn nhân. Khi quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại thì quan hệ tài sản
cũng tồn tại với tính chất là tài sản chung và tài sản chung chỉ được chia khi hai bên
2|Page


ly hôn, quan hệ vợ chồng chấm dứt. Từ những lý do trên em xin chọn đề tài “Chia
tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tìm tài liệu và hoàn thành bài tiểu luận
không tránh khỏi sai sót, mong thầy cô thông cảm, em xin chân thành cảm ơn.

3|Page


B- NỘI DUNG
I. Khái niệm chung về chế độ tài sản chung của vợ, chồng theo quy định của
pháp luật Việt Nam
1.Khái niệm
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình vấn đề tài sản chung của vợ chồng được
quy định khác nhau giữa các quốc gia cho phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội,
phong tục tập quán của đất nước.
Đối với pháp luật Việt Nam việc xác lập quan hệ hôn nhân và gia đinh được
xây dựng trên cơ sở là quan hệ tình cảm giữa hai bên. Tài sản là biện pháp, phương
tiện nhằm mục đích ổn định đời sống, phục vụ những nhu cầu thiết yếu trong việc
sinh hoạt của gia đình từ đó tạo điều kiện để gia đình thực hiện tốt nhất các chức
năng và nhiệm vụ của mình.
Cho đến thời điểm hiện tại khái niệm về chế độ tài sản vợ chồng không được
quy định cụ thể tại bất cứ văn bản pháp luật nào. Từ việc tìm hiểu trong Luật hôn
nhân và gia đinh 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan ta có thể rút ra khái
niệm về chế độ tài sản chung vợ chồng như sau:

Chế độ tài sản chung của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh về tài sản của vợ, chồng bao gồm các quy địnhvề xác lập tài sản, quyền và
nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và những nguyên tắc
phân chia tài sản vợ chồng theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng
Tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định.
1.Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và
4|Page


thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của
vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng
hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để
bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản
chung
Theo đó, việc xác định tài sản chung của vợ chồng phải dựa vào nguồn gốc
phát sinh tài sản. Cụ thể, tài sản cung của vợ chồng bao gồm những tài sản sau:
Tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân
Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản riêng của mỗi bên trong thời kì hôn nhân.
Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân bao gồm: các
khoản tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số, tài sản mà vợ, chồng được
xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị

chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm thất lạc, vật
nuôi dưới nước và các thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Các tài sản mà vợ, chồng mua sắm bằng nguồn thu nhập nói trên.
Tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung.

5|Page


Tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn hoặc những tài sản mà vợ hoặc
chồng được thừa kế riêng hay được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân nhưng
vợ chồng đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung hoặc theo pháp luật quy định
là tài sản chung
Đối với quyền sử dụng đất đây là loại tài sản có chế độ pháp lý đặc biệt và
thường có giá trị lớn do vậy tại Khoản 1 Điều 33 cũng có quy định về vấn đề này
như sau: “ quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản
chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng
cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang
có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Như vậy đối với những khối tài sản mà được tạo ra trong thời kì hôn nhân đều
được coi là tài sản chung hợp nhất của vợ và chồng. Nếu hai bên có thỏa thuận
khác về tài sản chung hoặc tài sản do hai bên được thừa kế, tặng cho riêng thì đó
không được tính và khối tài sản chung nhưng hai bên vẫn có thể xác lập vào khối
tài sản chung nếu hai bên thỏa thuận và thống nhất ý kiến. Đối với tài sản chung
quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng mang tính chất công bằng, bình đẳng, trong
việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với khối tài sản chung đó
Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng không dựa vào mức độ đóng góp
của mỗi bên đối với khối tài sản cung đó mà việc phân chia tài sản chung vợ chồng
chỉ căn cứ vào nguồn gốc và thời điểm phát sinh của tài sản đó. Có thể do điều kiện
sức khỏe, đặc điểm công việc và nghề nghiệp nên sự đóng góp công sức của vợ

chồng vào việc xây dựng khối tài sản chung không bằng nhau, nhưng quyền sở hữu
của họ đối với tài sản chung vẫn ngang bằng nhau.
Tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do công sức của cả hai vợ
chồng trực tiếp tạo ra, có thể chỉ do vợ hoặc chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân.
6|Page


Tài sản thuộc sỏ hữu chung hợp nhất của vợ chồng do vợ, chồng làm ra bằng công
sức của mỗi người từ khi họ kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt và những tài
sản khác do vợ chồng thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Đối với tài sản chung
của vợ chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung đó.
II- Ly hôn
1.

Khái niệm ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng khi hai người còn sống do một bên

vợ hoặc chồng yêu cầu hoặc hai bên vợ chồng thuận tình, được Tòa án công nhận
bằng bản án ly hôn hay bằng quyết định thuận thình ly hôn.
Có hai hình thức ly hôn là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn:
- Thuận tình ly hôn: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét
thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính
đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận
được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con
thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.( điều 55 của Luật hôn nhân và gia đình 2014).
- Ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của 1 bên) quy định tại điều 56
của Luật hôn nhân và gia đình 2014) trong các trường hợp sau:
+ Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án

giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình
hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm
vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn
nhân không đạt được.
+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu
ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
+ Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật
này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi
bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần
của người kia.
7|Page


2. Căn cứ ly hôn
2.1.

Căn cứ ly hôn khi vợ chồng thuận tình ly hôn

Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường
hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và
đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận
thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo
đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”
Như vậy, trong trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn, “thật sự tự nguyện ly
hôn” của vợ chồng là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn, “thật sự tự nguyện ly
hôn” là cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép,
không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện
ly hôn của hai vợ chồng đều phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình họ, phù
hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực, đạo đức xã hội. Nếu thiếu sự tự

nguyện của một trong hai bên hoặc cả hai bên thì tòa án không thể công nhận thuận
tình ly hôn. Thông thường, nếu thuận tình ly hôn thiếu sự tự nguyện của vợ, chồng
được biểu hiện như: một bên bị cưỡng ép, bị lừa dối; một bên ví sĩ diện tự ái; vợ
chồng thuận tình ly hôn giả….
2.2.

Căn cứ ly hôn khi có yêu cầu của một bên

Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng,
hoặc cha, mẹ, người thân thích của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt quan
hệ hôn nhân. Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo
yêu cầu của một bên như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành
thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo
lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho
hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục
đích của hôn nhân không đạt được.

8|Page


2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích
yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51
của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ
có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức
khỏe, tinh thần của người kia.”
Theo quy định trên, để giải quyết yêu cầu ly hôn của một bên vợ, chồng, Tòa
án cần dựa vào một trong ba căn cứ sau đây:
Thứ nhất, đối với trường hợp khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại

Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ,
chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của
vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không
thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Thứ hai, đối với trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất
tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Tuyên bố một người mất tích là một sự kiện pháp lý nhằm xác định một người
cụ thể “hoàn toàn không rõ tung tích, cũng không rõ còn sống hay đã chết” (theo từ
điển tiếng Việt). Theo quy định tại Điều 78 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Khi một
người biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông
báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin
tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có
quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích….” Khoản 2
Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định về căn cứ cho ly hôn
có đề cập tới trường hợp yêu cầu ly hôn khi một trong hai người mất tích như
sau: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu
cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”.
Trường hợp đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích và yêu cầu Tòa án
giải quyết ly hôn, cần lưu ý Tòa án chỉ giải quyết cho ly hôn có bằng chứng chứng
minh được chồng hoặc vợ đã biệt tích từ hai năm trở lên kể từ ngày có tin tức cuối
cùng về chồng (vợ), mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm
9|Page


theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về
việc người đó còn sống hay đã chết.
Thứ ba, đối với trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều
51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ
có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe,

tinh thần của người kia.
Theo đó, theo quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình thì có thể xin ly hôn
thay cho người thân và luật cũng quy định cụ thể về lý do xin ly hôn, trong đó bạo
lực gia đình là một lý do, căn cứ để người chồng hoặc người vợ có quyền yêu cầu
tòa án cho ly hôn. Cụ thể tại Khoản 2, Điều 51 trong Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 có quy định như sau:Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu
tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh
khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn
nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Như vậy cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu tòa án giải
quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của
bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

III- Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
1.

Khái niệm giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là tổng hợp những

hành vi tố tụng của Tòa án, đương sự và các chủ thể khác theo trình tự, thủ tục theo
luật định, được tính từ giai đoạn đương sự có đơn khởi kiện, tòa án tiếp nhận và thụ
lý đơn khởi kiện của đương sự đến các bước tố tụng khác như hòa giải, thu thập,
nghiên cứu, đánh giá chứng cứ và đưa ra phán quyết cuối cùng dựa trên cơ sở các
quy định của pháp luật về việc xác định tài sản chung và các nguyên tắc chia tài sản

10 | P a g e



chung khi ly hôn nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng, hợp tình, hợp lí cho vợ
chồng khi họ không thỏa thuận được việc phân chia tài sản chung.
2.

Giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
a. Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng:
Giải quyết vấn đề tài sản của vợ chồng khi ly hôn phụ thuộc vào chế độ tài sản

mà vợ chồng lựa chọn.
Trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận về chế độ tài sản.
Khoản 1 điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“ Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải
quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu
của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các
khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải
quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không
đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này
và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.”
Thực tiễn xét xử nếu đương sự tự thỏa thuận với nhau hoặc Tào án nhân dân
hướng dẫn ,giải thích, hỗ trợ để các đương sựu có thể thỏa thuận với nhau dưới sự
giám sát của Tòa án là một biện pháp hữu hiệu hơn cả nhằm tránh những bất đồng,
không thảo mãn sau khi ly hôn giữa các bên dẫn đến tư tưởng được thua trong
khiếu kiện làm kéo dài vụ án một cách không cần thiết. Đồng thời việc vợ chồng tự
thỏa thuận việc chia tài sản chung khi ly hôn sẽ phù hợp với nguyện vọng của các
bên, tạo sự bình thường hóa quan hệ giữa các bên sau khi ly hôn để có điều kiện
chăm sóc con cái , sớm ổn định cuộc sống gia đình.
11 | P a g e



Trường hợp vợ chồng theo chế độ tài sản Luật định.
Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án giải quyết
theo yêu cầu của vợ chồng.Khi giải quyết , Tòa áp dụng các quy định tại các khoản
2,3,4,5 điều 59 và các điều 60,61.62,63 và 64 Luật HN và GĐ 2014.
Theo đó, giải quyết tài sản chung vợ chồng khi ly hôn cần tuân thủ các nguyên
tắc sau:
- Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến
các yếu tố sau đây để xác định tỉ lệ tài sản mà vợ chồng được chia. Gồm có:
+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng: là tình trạng về năng lực pháp
luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi
ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng
có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia
đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với
bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống
của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng;
+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển
khối tài sản chung: là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và
lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung.Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được
tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm.
Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn;
+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập: là việc chia tài sản
chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được
tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp
12 | P a g e


tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần

giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản
xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện
sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất
năng lực hành vi dân sự;
+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: là lỗi của vợ
hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly
hôn. Đó là các trường hợp một bên không chăm lo làm ăn, cố tình phá tán tài sản,
cờ bạc, rượu chè, gây nợ nần, hút sách,…., có hành vi ngoại tình, vi phạm chế độ
một vợ một chồng, có hành vi bạo lực gia định, cúc phạm uy tín danh dự nhân
phẩm, bòn rút tiền của gia đình cho nhân tình,...sẽ được tòa án xem xét trong việc
phân chia tài sản, theo hướng người nào có lỗi, lỗi nhiều hơn sẽ nhận được tài sản ít
hơn.
Đây điểm mới trong Luật Hn và GĐ 2014 để làm căn cứ vào yếu tố lỗi của
mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng
- Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được
bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị
lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Theo nguyên tắc trên thì những tài sản có thể chia bằng hiện vật thì chia theo hiện
vật, nếu không thể chia theo hiện vật thì chai theo giá trị 9 tức là thanh toán bằng
tiền. Và cũng để đảm bảo công bằng trong quyền lợi của mỗi bên thì bên nhận
được vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng sẽ thanh toán phần giá trị chênh
lệch.
- Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành
vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
13 | P a g e


Nguyên tắc này dựa trên nền tảng lấy con người làm gốc, pháp luật luôn hướng tới
bảo vệ con người đặc biệt là những con người “nhỏ bé” thiệt thòi nhất của xã hội

mà cụ thể là người phụ nữa, con chưa thành niên, con thành niên nhưng tàn tật. Họ
là những đối tượng chịu nhiều mất mát nhất cả về phương diện tình cảm lẫn đời
sống vật chất khi cuộc sống gia đình tan vỡ.
b. Giải quyết quyết tài sản của vợ chồng trong một số trường hợp và một số
tài sản cụ thể:
Việc giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi
ly hôn như sau (áp dụng theo Điều 60 Luật HNGĐ):
Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau
khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy
định tại các Điều 27 về trách nhiệm liên đới, Điều 37 về nghĩa vụ chung về tài sản
vợ, chồng và Điều 45 về nghĩa vụ riêng về tài sản vợ, chồng của Luật HNGĐ và
quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.
Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ,
chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ
ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường
hợp vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải
quyết, thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp
vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba, mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết,
thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.
Ví dụ: A và B là vợ chồng có khoản nợ 200 triệu. Sau khi ly hôn, khi bên thứ
ba (bên cho vay) yêu cầu A thanh toán khoản nợ đầy đủ cho bên thứ ba. Sau đó, A

14 | P a g e


có quyền đòi một phần tiền đã thanh toán từ B Đây là nghĩa vụ liên đới được quy
định tại điều 27 của bộ luật này.
c. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình (Điều 61
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

Pháp luật quy định trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly
hôn thì vợ chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình. Tuy
nhiên, việc chia một phần tài sản cho vợ, chồng có thể khác nhau trong 2 trường
hợp sau:
Trường hợp thứ nhất: vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài
sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ
hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào
công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản
chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối
tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì
yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp thứ hai: vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ
chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi
ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia
theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
d. Chia tài quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn (điều 62)
Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên
đó.
Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả
hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa
thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo.
15 | P a g e


Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì
bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền
sử dụng đất mà họ được hưởng; Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất
nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi
ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định
của luật hnvgđ . nếu cả 2 bên đều có nhu cầu sử dụng thì được chia theo tỏa thuận

của vợ, chồng, nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ chồng, tòa án áp
dụng các nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn để giải quyết.
Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng,
đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
e. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh (điều 64)
Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung
có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản
mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

16 | P a g e


C. KẾT LUẬN
Việc giải quyết các tranh chấp về tài sản, nhất là tài sản chung khi ly hôn rất
quan trọng. Nó vừa là hậu quả pháp lý của ly hôn và cũng là vấn đề được quan tâm
và hay xảy ra tranh chấp nhiều nhất trong ly hôn. Chia tài sản sau ly hôn là một
trong những thủ tục khó tránh khỏi trong những vụ án ly hôn của nhiều cặp đôi, bởi
tranh chấp chia tài sản sau ly hôn rất dễ xảy ra khi hai bên không thể tự thỏa thận
chia sài sản sau ly hôn như thế nào. Vì vậy, việc chia tài sản, đặc biệt là tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn cần phải chính xác và đúng pháp luật, tránh trình
trạng tranh chấp kéo dài làm ảnh hưởng không những đến người ly hôn mà còn ảnh
hưởng đến người có liên quan và cả xã hội.

17 | P a g e


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2015), Giáo trình Luật hôn nhân và gia

2.

đình, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội;
Trường Đại học luật Hà Nội (2013), Giáo trình luật hôn nhân và gia đình

3.
4.

Việt Nam, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội;
Luật hôn nhân và gia đình 2014;
Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Hôn nhân và gia đình.

18 | P a g e



×