Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRONG BLTTHS.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.35 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
B. PHẦN NỘI DUNG.
I. KHÁI NIỆM CHUNG.
1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn.
2. Khái niệm biện pháp ngăn chặn tạm giam.
3. Ý nghĩa của việc quy định áp dụng BPNC tạm giam.
II. QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRONG BLTTHS.
1. Đối tượng áp dụng.
2. Thẩm quyền ra lệnh tạm giam.
3. Thủ tục tạm giam.
4. Thời hạn tạm giam.
5. Một số quy định khác liên quan đến việc tạm giam.
III. THỰC TIỄN THI HÀNH BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM
GIAM.
1. Những kết quả đạt được.
2. Những hạn chế, vướng mắc.
a. Những bất cập trong quy định của pháp luật.
b. Những vi phạm trong thực tiễn áp dụng BPNC tạm giam.
3. Nguyên nhân của những khó khăn, bất cập và tồn tại trong thực tiễn
áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.
a. Nguyên nhân liên quan đến công tác xây dựng pháp luật.
b. Nguyên nhân do ý thức chủ quan của chủ thể áp dụng.
4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng BPNC tạm giam.
a. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTHS về BPNC
tạm giam.
b. Giải pháp về tăng cường năng lực và nâng cao phẩm chất đạo đức
của chủ thể áp dụng BPNC tạm giam.
c. Giải pháp về xử lí các trường hợp vi phạm.
C. KẾT LUẬN



1


A. PHẦN MỞ ĐẦU.
Chế định các biện pháp ngăn chặn (BPNC) là một chế định quan trọng của
pháp luật tố tụng hình sự (TTHS). Việc quy định và áp dụng một cách đúng đắn,
chính xác các biện pháp ngăn chặn là bảo đảm cần thiết cho việc thực hiện tốt các
nhiệm vụ của TTHS để phát hiện chính xác, nhanh chóng, ngăn chặn và xử lý kịp
thời, nghiêm minh đối với kẻ phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội. Trong hệ thống các BPNC được quy định trong BLTTHS Việt Nam,
tạm giam là BPNC có tính cưỡng chế nghiêm khắc và có tầm quan trọng đặc biệt.
Việc áp dụng BPNC này tạo điều kiên thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tựng
(CQTHTT) trong việc giải quyết các vụ án, ngăn chặn bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc
tiếp tục phạm tội. Vậy tạm giam là gì? Thực trạng áp dụng BPNC tạm giam của
các CQTHTT ra sao và cần có những giải pháp nào để góp phần nâng cao hiệu quả
của việc áp dụng BPNC tạm giam? Bài viết của em xin đề cập về những vấn đề đó.

B. PHẦN NỘI DUNG.
I. KHÁI NIỆM CHUNG.
1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn.
BPNC là một chế định pháp lý quan trọng trong TTHS Việt Nam, quy định
và việc áp dụng những BPNC trong TTHS có ý nghĩa lớn trong việc đấu tranh và
phòng chống tội phạm. Trong lí luận và thực tiễn có nhiều khái niệm khác nhau về
BPNC nhưng theo quan điểm cá nhân của em thì khái niệm BPNC đưa ra trong
Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội là đầy
đủ và dễ hiểu hơn cả, theo đó: BPNC là biện pháp cưỡng chế trong TTHS được áp
dụng đối với bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với người chưa bị khởi tố
(trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang) nhằm ngăn chặn những hành
vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp

luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
hình sự.
BLTTHS 2003 tuy không đưa ra khái niệm thế nào là BPNC nhưng tại Điều 79
cũng đã quy định mục đích, thẩm quyền và các căn cứ áp dụng BPNC như sau: Để
kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chững tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó
khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần
đảm bảo thi hành án, thì Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp
dụng một trong các BPNC: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo
lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
2. Khái niệm biện pháp ngăn chặn tạm giam.
Tạm giam là một trong sáu BPNC được quy định trong Bộ luật TTHS 2003.
Xung quanh khái niệm về tạm giam hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau, mỗi
quan điểm nhìn nhận dưới một góc độ pháp lí nhất định. Sở dĩ có nhiều quan điểm
2


khác nhau đó là vì BLTTHS 2003 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành chưa
có giải thích cụ thể nào về khái niệm BPNC tạm giam nhưng theo quan điểm cá
nhân của em thì khái niệm BPNC tạm giam đưa ra trong Giáo trình Luật tố tụng
hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội là đầy đủ và dễ hiểu hơn cả,
theo đó: Tạm giam là BPNC trong TTHS do CQĐT, VKS, Tòa án áp dụng đối với
bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà
BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể
trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
3. Ý nghĩa của việc quy định áp dụng BPNC tạm giam.
Tạm giam là phương tiện hữu hiệu bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử và thi hành án đạt hiệu quả cao nhất. Bới đây là biện pháp đảm bảo sự có
mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của cơ quan THTT, đảm bảo sự chính
xác, khách quan của hoạt động tố tụng, ngăn ngừa các đối tượng tiếp tục phạm tội
hoặc tìm cách xóa bỏ dấu vết tội phạm, chứng cứ..Tạm giam là BPNC thể hiện sự

kiên quyết của Nhà nước trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Với việc áp
dụng biện pháp tạm giam sẽ đảm bảo cho trật tự xã hội được ổn định, trật tự pháp
luật được giữ vững, chế độ xã hội XHCN được bảo vệ, các quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân được tôn trọng, tạo điều kiện cho việc đấu tranh khám phá tội
phạm, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và hàm oan người vô tội.
II. QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRONG BLTTHS.
1. Đối tượng áp dụng.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc trong các biện pháp ngăn
chặn trong TTHS, do vậy chỉ những đối tượng nhất định mới bị áp dụng BPNC
này. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 BLTTHS 2003 thì “ Tạm giam có thể
được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
+ Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng;
+ Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy
định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản
trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội”.
Như vậy đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam chỉ có thể là bị can, bị
cáo. Bị can là những người đã bị khởi tố về hình sự (Khoản 1 Điều 49 BLTTHS
2003) tức là những người đã có quyết định khởi rố bị can về một tội phạm cụ thể
trong BLHS. Còn bị cáo là những người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử
( Khoản 1 Điều 50 BLTTHS 2003). Tuy nhiên, không phải tất cả các bị can, bị cáo
đều bị áp dụng BPNC tạm giam mà chỉ áp dụng biện pháp tạm giam với họ trong
hai trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất: Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất
nghiêm trọng. Khoản 3 Điều 8 BLHS quy định: Tội phạm rất nghiêm trọng là TP
3


gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là TP gây nguy hại đặc
biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên

mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy khi bị can, bị cáo phạm tội
gây nguy hại rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội thì thể bị áp dụng biện pháp này.
Điều đó có nghĩa là, biện pháp ngăn chặn này có thể được áp dụng trên cơ sở tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, mà không cần chứng minh khả
năng trốn tránh, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
hoặc khả năng tiếp tục phạm tội của họ.
Trường hợp thứ hai: Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm
trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó
có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Khoản 3 Điều 8 BLHS quy định: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy
hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là
đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù. Như vậy, đối
với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng để áp dụng biện
pháp ngăn chặn tạm giam phải thỏa mãn 2 điều kiện:
- Thứ nhất, bị can, bị cáo phạm tội gây nguy hại không lớn hoặc lớn cho xã hội mà
BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm, thì mới là điều kiện xét xử để quyết định
áp dụng tạm giam.
-Thứ hai, có căn cứ người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử
hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Đây là điều kiện đủ để có thể xem xét quyết định áp
dụng tạm giam đối với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm
trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm. Để xác định điều này cần phải
căn cứ vào nhân thân của bị can, bị cáo, thái độ của họ sau khi phạm tội hoặc
những vi phạm nghĩa vụ của bị can, bị cáo khi được áp dụng biện pháp ngăn chạn
ít nghiêm khắc.
Việc tạm giam đối với người chưa thanh niện:
Người chưa thành niên có thể bị áp dụng BPNC tạm giam trong các trường hợp:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có đủ căn cứ tạm giam nhưng chỉ trong
những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng.

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có đủ căn cứ tạm giam nhưng chỉ trong
những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Những trường hợp không áp dụng BPNC tạm giam:
BLTTHS 2003 quy định những đối tượng không bị áp dụng BPNC tạm giam:

4


- Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi
có nơi cư trú rõ ràng;
- Bị can, bị cáo là người già yếu, người bị bệnh nặng có nơi cư trú rõ ràng.
Tuy nhiên, những đối tượng này vẫn có thể bị áp bị áp dụng BPNC tạm giam trong
những trường hợp đặc biệt. đó là:
- Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
- Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội
hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
- Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu
không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Việc quy định như trên của BLTTHS đã thể hiện tính nhân đạo XHCN, tôn trọng
quyền con người, bảo vệ trẻ em và phụ nữ nhưng đồng thời cũng thể hiện tính
nghiêm khắc cưỡng chế đối với những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật.
2. Thẩm quyền ra lệnh tạm giam.
Khoản 3 Điều 88 BLTTHS 2003 quy định những người có thẩm quyền bắt
bị can, bị cáo để tạm giam thì có quyền ra lệnh tạm giam. Theo đó những người có
thẩm quyền ra lệnh tạm giam bao gồm:
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự
các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân
tối cao; Hội đồng xét xử; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.

- Lệnh tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải
được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thời hạn mà Viện
kiểm sát phải xem xét để ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh tạm
giam của Cơ quan điều tra là ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề
nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam. Viện kiểm sát
phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn
dù có phê chuẩn hay không.
3. Thủ tục tạm giam.
Thủ tục tạm giam là trình tự luật định mà chủ thể có thẩm quyền khi áp dụng
BPNC tạm giam phải tuân thủ một cách triệt để. Với tính chất là BPNC nghiêm
khắc nhất, hạn chế quyền tự do của người bị áp dụng trong một thời gian nhất định
nên việc áp dụng BPNC tạm giam cần phải tuân theo một thủ tục luật định chặt
chẽ. Theo quy định của BLTTHS 2003, việc tạm giam bị can, bị cáo phải có lệnh
tạm giam. Lệnh này phải do những người có thẩm quyền kí. Lệnh tạm giam phải
ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của
người bị tạm giam; lí do tạm giam, thời hạn tạm giam và giao cho người bị tạm
giam một bản. Tạm giam không chỉ hạn chế quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
quyền tự do và danh dự của công dân mà còn ảnh hưởng đến cả nhân thân của họ.
5


Chính vì vậy, sau khi ra lệnh tạm giam, cơ quan đã ra lệnh tạm giam phải thông
báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn
hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết. Đồng thời
khi tiến hành tạm giam một người cần phải bảo đảm các thủ tục khác liên quan như
(Điều 90 BLTTHS 2003):
- Khi người bị tạm giam có con chưa thành niên dưới 14 tuổi hoặc có người thân
thích là người tàn tật, già yếu mà không có người chăm sóc, thì cơ quan lệnh tạm
giam giao những người đó cho người thân thích chăm nom. Trong trường hợp
người bị tạm giam không có người thân thích thì cơ quan ra lệnh tạm giam giao

những người đó cho chính quyền sở tại chăm nom.
- Nếu người bị tạm giam có nhà hoặc tài sản khác mà không có người trông nom,
bảo quản thì cơ quan ra lệnh tạm giam phải áp dụng những biện pháp trông nom,
bảo quản thích đáng.
- Cơ quan ra quyết định lệnh tạm giam thông báo cho người bị tạm giam biết
những biện pháp đã được áp dụng.
4. Thời hạn tạm giam.
Trong BLTTHS 2003, thời hạn tạm giam không được quy định chung trong
một điều luật cụ thể mà nằm rải rác ở các điều luật khác nhau theo từng giai đoạn
tố tụng. Cụ thể:
* Thời hạn tạm giam để điều tra: Trong giai đoạn điều tra, Điều 120 BLTTHS
quy định thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 2 tháng đối với TP ít
nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với TP nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối
với TP rất nghiêm trọng và TP đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án có
nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và
không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10
ngày trước khi hết hạn tạm giam, CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn tạm
giam. Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
- Đối với TP ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một
tháng;
- Đối với TP nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất
không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;
- Đối với TP rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất
không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;
- Đối với TP đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần
không quá bốn tháng.
* Thời hạn tạm giam để truy tố: Trong giai đoạn truy tố, Khoản 2, Điều 166
BLTTHS quy định: Thời hạn tạm giam không được quá 20 ngày đối với TP ít
nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với TP rất nghiêm trọng và
TP đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều

6


tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau: quyết định truy tố bị
can trước Tòa án bằng bản cáo trạng; quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung;quyết định dình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong trường hợp cần thiết,
Viện trưởng VKS có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với TP ít
nghiêm trọng và TP nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với TP rất
nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với TP đặc biệt nghiêm trọng.
*Thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm: Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, Điều 177
BLTTHS 2003 quy định: Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá
ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội
phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án. Đối với những vụ án
phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử,
nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm
nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được
thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
* Thời hạn tạm giam để xét xử phúc thẩm: Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm,
BLTTHS quy định: Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền
quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Việc áp dụng,
thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân
dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà,
Phó Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao quyết định.
Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn xét xử phúc thẩm quy định tại Điều
242 BLTTHS 2003. Tức là thời hạn tạm giam để xét xử phúc thẩm ở Tòa án nhân
dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu là sáu mươi ngày; ở Tòa phúc thẩm Tòa
án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương chín mươi ngày, kể từ ngày nhận
được hồ sơ vụ án.

* Thời hạn tạm giam để đảm bảo thi hành án: Sau khi xét xử sơ thẩm hoặc xét
xử phúc thẩm, HĐXX có thể quyết định việc tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành
án. Đối với giai đoạn xét xử sơ thẩm, Điều 228 BLTTHS quy định: Đối với bị cáo
đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm
giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi
hành án. Trong trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì họ chỉ bị
bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng
xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo
có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Thời hạn tạm giam bị cáo trong trường hợp này
là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày tuyên án.
Tại phiên tòa phúc thẩm, theo quy định tại Điều 243 BLTTHS 2003 thì. nếu bị cáo
đang bị tạm giam, bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam
7


đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành
án, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 của BLTTHS
2003. Thời hạn tạm giam là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày tuyên án.
5. Một số quy định khác liên quan đến việc tạm giam.
- Chế độ tạm giam: tạm giam không phải là hình phạt mà là những biện pháp ngăn
chặn trong TTHS. Việc áp dụng biện pháp tạm giam không phải nhằm trừng trị
người phạm tội mà để ngăn chặn tội phạm và hành vi trốn tránh pháp luật, gây khó
khăn cho việc giải quyết vụ án của người phạm tội. Vì vậy BLTTHS 2003 quy
định chế độ tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù.
Người bị tạm giam không phải chấp hành chế độ của người thi hành hình phạt tù
mà chỉ chấp hành các quy định của Chính phủ về chế độ đi lại, sinh hoạt, nhận quà,
liên hệ với gia đình trong thời gian tạm giam.
- Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giam: theo quy định tại Điều 49, Điều 50
BLTTHS 2003, mặc dù bị can, bị cáo lúc đó có thể đang bị tạm giam để đảm bảo
cho công tác điều tra, truy tố, xét xử nhưng CQTHTT vẫn phải các điều kiện cần

thiết cho bị can, bị cáo thực hiện được các quyền của mình, bảo vệ lợi ích chính
đáng của bản thân. Việc pháp luật quy định các quyền của bị can, bị cáo ngoài mục
đích để họ chủ động tham gia vào quá trình tố tụng còn góp phần tránh bắt giam
người vô tội cũng như bỏ lọt tội phạm của các CQTHTT khi thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình.
- Chế độ chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm
giam: Theo quy định tại Điều 90 BLTTHS 2003 thì: Khi người bị tạm giữ, tạm
giam có con chưa thành niên dưới 14 tuổi hoặc có người thân thích là người tàn tật,
già yếu mà không có người chăm sóc, thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm
giam giao những người đó cho người thân thích chăm nom. Trong trường hợp
người bị tạm giữ, tạm giam không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định
tạm giữ, lệnh tạm giam giao những người đó cho chính quyền sở tại chăm nom.
Trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà hoặc tài sản khác mà không
có người trông nom, bảo quản thì cơ quan ra quyết tạm giữ, lệnh tạm giam phải áp
dụng những biện pháp trông nom, bảo quản thích đáng. Cơ quan ra quyết định tạm
giữ, lệnh tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết những biện pháp
đã được áp dụng.
Việc pháp luật quy định chế độ chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của
người bị tạm giam thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đối tượng
bị tạm giamcũng như thân nhân của họ. Đó cũng là thể hiện tính nhân đạo XHCN.
- Về việc khấu trừ thời hạn tạm giam vào thời gian chấp hành hình phạt tù.
Theo quy định tại Điều 33 BLHS 1999 thì thời gian tạm giam được trừ vào thời
hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giam bằng một ngày tù. Quy định
này không chỉ áp dụng đối với người bị tạm giam liên tục cho đến khi xét xử mà
8


còn áp dụng đối với cả những người bị áp dụng BPNC khác sau một thời gian bị
tạm giam. Những hình phạt khác không phải là hình phạt tù có thời hạn như cảnh
cáo, phạt tiền hoặc tử hình thì không áp dụng quy định này mặc dù trước đó họ đã

bị tạm giam. Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc cải tạo ở đơn vị kỷ luật
quân đội và hình phạt tù chung thân thì thời hạn tạm giam được tính vào thời hạn
chấp hành hình phạt tù.
III. THỰC TIỄN THI HÀNH BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIAM.
1. Những kết quả đạt được.
Theo thống kê, năm 2009 toàn quốc có 135.012 người bị tạm giam. So với
cùng kì năm 2008 tăng 21,6% (135.012/110.939). Viện kiểm sát không phê chuẩn
lệnh bắt tạm giam 178 trường hợp và không phê chuẩn tạm lệnh giam 190 trường
hợp. Nhìn chung việc phê chuẩn tạm giam của Viện kiểm sát là có căn cứ và đúng
pháp luật. Những trường hợp viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam,
lệnh tạm giam đều đảm bảo có căn cứ và thận trọng. Việc thực hiện chế độ ăn,
mặc, ở và khám, chữa bệnh đối với người bị tạm giam trong thời gian qua được
đảm bảo theo quy định của pháp luật. (Theo báo cáo tổng kết công tác việc tạm
giữ, tạm giam quản lí và giáo dục người chấp hành hình phạt tù năm 2009 của Vụ
kiểm sát tạm giữ, tạm giam, quản lí giáo dục người chấp hành hình phạt tù –
VKSNDTC).
Như vậy có thể nói việc áp dụng BPNC tạm giam trong TTHS đã góp phần mang
lại hiệu quả rất lớn trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta trong
thời gian qua. Trong những năm qua, tạm giam đã được các CQTHTT áp dụng một
cách có hiệu quả. Đa số việc tạm giam là có căn cứ, đúng pháp luật, tình trạng tạm
giam không có lệnh, quá hạn tạm giam từng bước được khắc phục. Những trường
hợp không cần thiết phải tạm giam thì CQTHTT đã áp dụng các biện pháp ngăn
chặn khác như: bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để
bảo đảm…làm giảm bớt tình trạng quá tải về số lượng trong các trại tạm giam.
Việc thực hiện và tuân theo pháp luật tại các trại tạm gian đạt hiệu quả cao. Các
trại tạm giam đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các qui định của pháp luật
về tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, cụ thể là: Đã mở đầy
đủ các loại sổ sách và ghi chép, cập nhật đầy đủ các thông tin theo đúng quy định
của pháp luật; quản lý chặt chẽ hồ sơ các đối tượng tạm giam và người chấp hành
án phạt tù tại phân trại; thường xuyên thông báo các trường hợp sắp hết hạn tạm

giam cho cơ quan thụ lý hồ sơ có người bị giam do đó không có trường hợp nào bị
quá hạn tạm giam. Công tác canh gác, dẫn giải đảm bảo phục vụ tốt cho công tác
điều tra, truy tố, xét xử, không để xảy ra trường hợp nào trốn khỏi nơi giam; công
tác vệ sinh buồng giam đảm bảo luôn sạch sẽ không để xảy ra dịch bệnh; diện tích
bình quân tối thiểu đối với người bị tạm giam đúng với quy định của pháp luật; chế
9


độ ăn, ở thực hiện đầy đủ, đúng định lượng nên các đối tượng đều khỏe mạnh
không có tình trạng suy kiệt xảy ra. Các chế độ khác của người bị tạm giam thi
hành án như: Thăm gặp thân nhân, nhận quà, tiền lưu ký, quần áo, khám chữa bệnh
và các chế độ khác đều được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Công tác
thu, nộp và thanh toán tiền lưu ký cho can phạm nhân đầy đủ, đúng quy định,
không để xảy ra khiếu kiện.
2. Những hạn chế, vướng mắc.
a. Những bất cập trong quy định của pháp luật.
Về khái niệm BPNC tạm giam.
Trong quy định của BLTTHS hiện hành chưa có quy định về khái niệm về
BPNC tạm giam. Tại Điều 88 BLTTHS 2003 mới chỉ nêu ra được đối tượng bị áp
dụng BPNC tạm giam mà chưa có khái niệm cụ thể nào khác, việc dễ dẫn đến có
nhiều cách hiểu khác nhau về BPNC này.
Về thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam để điều tra.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn để giúp cơ quan điều tra ngăn chặn tội
phạm bỏ trốn và thuận tiện trong việc điều tra vụ án hình sự. Chính vì vậy, thời hạn
tạm giam để điều tra phải phù hợp với thời hạn điều tra một vụ án hình sự. Thế
nhưng theo quy định tại điều 119 và điều 120 của BLTTHS 2003 thì thời hạn điều
tra một vụ án hình sự với tội ít nghiêm trọng tối đa là 4 tháng còn thời hạn tạm
giam điều tra tối đa là 3 tháng. Đối với tội nghiêm trọng thì thời hạn điều tra tối đa
là 8 tháng còn thời hạn tạm giam bị can để điều tra là 6 tháng; với tội rất nghiệm
trọng thì thời hạn điều tra là 12 tháng còn thời hạn tạm giam để điều tra là 9 tháng

và tội đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn điều tra là 16 tháng nhưng thời hạn tạm
giam lại chỉ có 12 tháng. Như vây, theo quy định của BLTTHS 2003 thì thời hạn
tạm giam để điều tra và thời hạn điều tra lệch nhau. Điều nay có nghĩa là chưa điều
tra xong thì cơ quan điều tra đã phải thả tội phạm, hoặc cơ quan điều tra lại phải sử
dụng cách cũ là khi hết hạn tạm giam chưa điều tra xong thì cứ ra kết luận điều tra
để rồi sẽ lại được Viện Kiểm sát trả lại hồ sơ để điều tra tiếp.
Về trách nhiệm của người đề xuất, người ra lệnh và người phê chuẩn lệnh tạm
giam.
Có thể thấy rằng, quan hệ giữa Thủ trưởng CQĐT và Điều tra viên là quan
hệ chỉ huy phục tùng. Sauk hi khởi tố vụ án, Thủ trưởng CQĐT có thể trực tiếp
tiến hành điều tra hoặc quyết định phân công cho điều tra viên điều tra vụ án. Khi
được phân công điều tra, điều tra viên có quyền tiên hành các biện pháp điều tra do
BLTTHs quy định, còn việc áp dụng biện pháp tạm giam điều tra viên chỉ có
quyền đề xuất. Thủ trưởng CQĐT kí lênh tạm giam và VKS phê chuẩn. Tuy nhiên,
nếu việc tạm giam là trái pháp luật thì ai là người chịu trách nhiệm: điều tra viên
hay Thủ trưởng CQĐT. Nếu quyết định tạm giam đó lại được VKS phê chuẩn thì
người phê chuẩn có phải chịu trách nhiệm không? .
10


b. Những vi phạm trong thực tiễn áp dụng BPNC tạm giam.
Trong thời gian qua việc áp dụng các quy định về tạm giam trên thực tiễn vẫn còn
nhiều hạn chế như: đường lối áp dụng biện pháp tạm giam có nơi, có vụ chưa
chính xác, chưa thực hiện đúng các quy định tại Điều 88 BLTTHS. Những vi phạm
về thời hạn tạm giam, đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam, thẩm quyền ra lệnh
tạm giam, chế độ tạm giam và quản lí giam giữ..còn xảy ra nhiều, nhiều trường
hợp không nhất thiết phải tạm giam nhưng do chưa nhận thức đầy đủ về tạm giam
nên vẫn áp dụng, chủ thể có thẩm quyền tạm giam nhiều khi chưa phân biệt được
tội phạm với hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến tạm giam oan sai. Tất cả những
hạn chế đó đã phần nào làm giảm uy tín của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ

pháp luật. Một số hạn chế thường phát hiện thấy trong thực tiễn thi hành pháp luật
TTHS về tạm giam như sau:
Vi phạm về căn cứ áp dụng BPNC tạm giam:
Trong thời gian qua có không ít những trường hợp áp dụng BPNC tạm giam
không có hoặc không đủ căn cứ theo quy định của BLTTHS, xâm hại đến quyền tự
do của công dân. Cụ thể như: tạm giam người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm
trọng, áp dụng BPNC tạm giam khi không cân thiết, tạm giam người không có
tội…Trong các lệnh tạm giam của CQĐT, quyết định phê chuẩn lênh tạm giam của
VKS chỉ nêu chung chung là căn cứ vào hành vi phạm tội, căn cứ vào điều luật của
BLTTHS và xét thấy cần thiết tạm giam là tạm giam.
Vi phạm về đối tương áp dụng biện pháp tạm giam.
Trong những năm gần đây, tình hình tạm giam không đúng đối tượng còn
xảy ra nhiều như: giam cả những người không phải là bị can, bị cáo hay những bị
can, bị cáo thuộc các trường hợp được hưởng chính sách miễn trừ giam giữ cũng bị
áp dụng biện pháp tạm giam.
Ví dụ như: trong vụ án cố ý gây thương tích, anh Phạm Vũ bị khởi tố về tội cố ý
gây thương tích (chém trọng thương một thanh niên) vào tháng 4-2006 và đến
tháng 5-2006 thì bị Công an Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng bắt tạm giam. Hơn 4
tháng sau, do thủ phạm của vụ án cố ý gây thương tích ra tự thú nên anh Vũ được
cho tại ngoại. Kiểm sát Nhân dân (VKSND) huyện Đức Trọng công khai xin lỗi
anh Phạm Vũ trước cộng đồng dân cư vì đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt giam
oan sai đối với anh. Viện Kiểm sát cũng bồi thường cho anh 101 triệu đồng.
Vi phạm về thời hạn tạm giam.
Thời hạn tạm giam được pháp luật qui định rõ ràng. Tuy nhiên, trong thực tế
tình trạng tạm giam qua thời hạn vẫn xảy ra phổ biến. Điển hình như trong vụ án
"vườn điều" nổi tiếng, bà Nguyễn Thị Lâm đã bị giam oan bảy năm trời; chị
Nguyễn Thị Tiến, con ruột bà Lâm, bị giam năm năm... Bà Phạm Thị Út, người
được tuyên vô tội trong kỳ án đốt nhà, bị giam ít nhất sáu năm. Nhiều bị cáo, bị
can trong các vụ án có vấn đề về chứng cứ hiện cũng đang bị tạm giam mòn mỏi
11



hết năm này qua năm khác để chờ điều tra, xét xử lại, như bị cáo Lê Bá Mai trong
vụ án "vườn mít" ở Bình Phước đến nay đã bị tạm giam bốn năm; bị cáo Trương
Kim Hoàn trong vụ mua bán chất ma túy trái phép ở TP.HCM cũng đã bị tạm giam
bốn năm...
Vi phạm về chấp hành chế độ tạm giam.
BLTTHS 2003 quy định chế độ tạm giam khác với chế độ đối với người
đang chấp hành hình phạt tù. Người bị tạm giam không phải chấp hành chế độ của
người thi hành hình phạt tù mà chỉ chấp hành các quy định của Chính phủ về chế
độ đi lại, sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình trong thời gian tạm giam.
Nhưng trên thực tế, do tình trạng quá tải về số lượng người bị tạm giam nên ở các
trại tạm giam hiện tượng vi phạm chế độ tạm giam xảy ra khá phổ biến như: Trại
tạm giam Công an tỉnh Đồng Nai hiện hữu là 1.000 chỗ giam giữ nhưng hiện nay
số lượng giam giữ 1.413 người; Nhà tạm giữ Công an thành phố Biên Hoà xây
dựng từ năm 1998 với 200 chỗ, nhưng lưu lượng giam giữ bình quân từ 500 đến
600 người…Do qua tải về số lượng như vậy nên chế độ kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ
an toàn nơi tạm giam kém hiệu quả nên vẫn còn xảy ra tình trạng đánh nhau và bỏ
trốn khỏi trại giam. Tình trạng người bị tạm giam chết hoặc tự tử trong nhà tạm
giam đôi khi còn xảy ra ở một số trại tạm giam. Việc cấp phát các đồ dùng sinh
hoạt thiết yếu ở một số trại còn thiếu…
3. Nguyên nhân của những khó khăn, bất cập và tồn tại trong thực tiễn áp
dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm
khắc nhất trong các BPNC của TTHS. Chính vì vậy, tất cả các vấn đề như về đối
tượng, căn cứ, điều kiện áp dụng, trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền ra lệnh
cũng như chế độ đối với tạm giam được pháp luật TTHS quy định khá chặt chẽ
nhưng trên thực tế, do một số nguyên nhân khách quan, cũng như các nguyên nhân
chủ quan mà việc thực thi các biện pháp ngăn chặn này còn vi phạm, không những
làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án hình sự mà qua đó cũng ít nhiều xâm

phạm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các đối tượng áp dụng vì
những lí do khác nhau. Cụ thể:
a. Nguyên nhân liên quan đến công tác xây dựng pháp luật.
BLTTHS 2003 ra đời đánh dấu bước phát triển mới về lỹ thuật lập pháp nói
chung đồng thời dần hoàn thiện các quy định về chế định tạm giam trong TTHS
nói riêng. Các quy định của pháp luật về các BPNC nói chung và BPNC tạm giam
nói riêng trong BLTTHS 2003 đã có tính hệ thống, đồng bộ, thống nhất song vẫn
còn những chế định mâu thuẫn nhau, chồng chéo nhau và có những quy định
không phù hợp với thục tế như:
- Chưa có khái niệm cụ thể và thống nhất về BPNC tạm giam trong BLTTHS hiện
hành.
12


- Quy định về thời giam tạm giam và tạm giam để điều tra có sự không phù hợp.
- Trách nhiệm của người đề xuất, người ra lệnh và người phê chuẩn lệnh tạm giam
chưa rõ ràng…
b. Nguyên nhân do ý thức chủ quan của chủ thể áp dụng.
Thực tiễn áp dụng BPNC tạm giam cho thấy rằng tình hình VPPL từ phía cơ
quan có thẩm quyền trong thời gian qua vẫn còn diễn ra nhiều. Nhận thức của cơ
quan, đơn vị và những người có trách nhiệm quyền hạn trong việc ra lệnh tạm
giam, người áp dụng thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam còn có những hạn chế. Trình
độ cán bộ công tác tạm giam không đều, nhiều cán bộ công an trực tiếp làm công
tác tạm giam, điều tra viên không nắm vững, không đầy đủ kiến thức cần thiết, do
vậy mà các quy định về tạm giam không được chấp hành một cách triệt để. Công
tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại các nơi tạm giam ở nhiểu địa phương
không được tiến hành một cách thường xuyên và đều khắp, vì vậy mà các vi phạm
chưa được khắc phục kịp thời, cho nên viện kiểm sát chưa phát huy được hết vai
trò, trách nhiệm của mình trong công tác tạm giam. Trong các trại tạm giam thì
điều kiện cơ sở vật chất không được đảm bảo, việc theo dõi, quản lí người bị tạm

giữ, tạm giam không được tiến hành thường xuyên dẫn đến tình trạng bỏ trốn, chết
do đánh nhau…
4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng BPNC tạm giam.
Xuất phát từ những vi phạm trong công tác tạm giam, cũng như những
nguyên nhân chủ yếu của những vi phạm đó và nhằm làm cho các biện pháp ngăn
chặn nói chung và biện pháp tạm giam nói riêng phát huy tính tích cực, vai trò, ý
nghĩa của nó trong việc ngăn chặn các hành vi phạm tội, giúp cho công tác điều tra
được nhanh chóng, kịp thời, làm cho quá trình giải quyết các vụ án hình sự công
bằng, đúng người, đúng tội. Vì vậy, có thể đưa ra các biện pháp khắc phục những
nguyên nhân thiếu sót và hoàn thiện các quy định về tạm giam, như sau:
a. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTHS về BPNC tạm
giam.
- Thứ nhất trong BLTTHS hiện hành chưa có quy định khái niệm về BPNC tạm
giam. Tại Điều 88 BLTTHS mới chỉ nêu ra được đối tượng bị áp dụng BPNC tạm
giam, do vậy các nhà làm luật nên thống nhất một khái niệm đầy đủ và dễ hiểu
nhất về BPNC tạm giam đưa vào Khoản 1, Điều 188 BLTTHS hiện hành. Theo em
Điều 88 BLTTHS nên trình bày như sau:
“ Điều 88. Tạm giam
1. Tạm giam là BPNC trong TTHS do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp
dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ để cho rằng
người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục
phạm tội.
13


2….”
- Thứ hai là vấn đề thời hạn tạm giam để điều tra và thời hạn điều tra. BLTTHS
nên quy định thời hạn điều tra bằng thời hạn tạm giam để điều tra trong một số
trường hợp đặc biệt vì có nhiều vụ án phức tạp thời hạn điều tra vẫn còn nhưng

tạm giam để điều tra đã hết, gây khó khăn cho CQĐT cũng như quá trình xét xử,
thi hành án.
- Thứ ba là về trách nhiệm của người đề xuất, người ra lệnh và người phê chuẩn
cần phải có quy định rõ ràng. Nếu tạm giam trái pháp luật thì Điều tra viên phải
chịu trách nhiệm của người đề xuất, thủ trưởng Cơ quan điều tra phải chịu trách
nhiệm của người ra lệnh. Còn nếu tạm giam sau đó lại được VKS phê chuẩn thì
người đã đề xuất phải chịu trách nhiệm của người đề xuất, người đã phê chuẩn
phải chịu trách nhiệm của người phê chuẩn.
b. Giải pháp về tăng cường năng lực và nâng cao phẩm chất đạo đức của chủ
thể áp dụng BPNC tạm giam.
* Đối với Cơ quan điều tra:
- Cần nâng cao chất lượng đội ngũ điều tra viên bằng cách thường xuyên mở các
lớp huấn luyện nhàm nâng cao ý thức pháp luật, trình độ nghiệp vụ cho Điều tra
viên. Thực tế, Điều tra viên là người THTT trực tiếp điều tra, lập hồ sơ vụ án, đề
xuất Thủ trưởng CQĐT ra lênh tạm giam. Đặc biệt trong tình hình tội phạm ngày
càng tinh vi với nhiều thủ đoạn phạm tội càng đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của Điều
tra viên phải được nâng cao. Trước khi áp dụng BPNC tạm giam, CQĐT cần cân
nhắc đến sự cần thiết của việc áp dụng biện pháp này. Quán triệt quan điểm tư
tưởng chỉ đạo của Đảng trong Nghị Quyết 49/ NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ
Chính trị, đó là: Xác định rõ căn cứ tạm giam, hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm
giam đối với một số tội phạm.
* Đối với Viện kiểm sát:
VKS với chức năng là kiểm sát hoạt động tố tụng nói chung trong đó có việc áp
dụng BPNC tạm giam nên vai trò của VKS rất quan trọng trong quá trình áp dụng
BPNC này. Vì thế, yêu cầu đặt ra đối với cơ quan kiểm sát là cần kiểm sát chặt chẽ
việc phê chuẩn tạm giam, đảm bảo không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền
của những đối tượng không bị tạm giam. Muốn vậy, trước tiên VKS phải kiên toàn
đội ngũ Kiểm sát viên đồng thời tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát các
hoạt động tuân theo pháp luật của các CQTHTT khác cúng như tăng cường công
tác kiểm sát hàng ngày của Kiểm sát viên đối với trại tạm giam nhằm bảo đảm một

cách tốt nhất việc thực hiện nguyên tác pháp chế XHCN, bảo vệ được quyền lợi
chính đáng của công dân, kịp thời phát hiện và xử lí những trường hợp cố tình vi
phạm các quy định của pháp luật về tạm giam, phấn đấu hạ thấp, hạn chế đến mức
thấp nhất tỷ lệ tạm giam oan sai. Ngoài ra việc tăng cường công tác phối kết hợp
giữa VKS và CQĐT trong công tác tạm giam hình sự cũng rất quan trọng, mọi đối
14


tượng trước khi quyết định tạm giam hình sự cần có sự trao đổi thống nhất giữa Cơ
quan điều tra và Viện kiểm sát.
* Đối với Tòa án:
Các Tòa án cần thường xuyên tiến hành ciệc tập huấn nghiệp vụ cho các Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân về vấn đề áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPNC tạm giam.
Cần pahỉ có văn bản hướng dẫn chi tiết các trường hợp áp dụng, thẩm quyền ra
lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam của Chánh án, Phó chánh án và của HĐXX
cũng như về thời hạn tạm giam trong từng giai đoạn của quá trình xét xử.
Ngòa ra: Cần tăng cường công tác phối kết hợp giữa CQĐT và VKSND trong công
tác tạm giam hình sự, mọi đối tượng trước khi quyết định tạm giam hình sự cần có
sự trao đổi thống nhất giữa CQĐT và VKSND.
c. Giải pháp về xử lí các trường hợp vi phạm.
Cần phải nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền trong quá trình áp
dụng BPNC tạm giam bằng cách quy định rõ ràng và đầy đủ trách nhiệm của họ
cũng như các chế tài mà họ có thể bị áp dụng nếu họ có những hành vi VPPL trong
quá trình thực thi nhiệm vụ của mình cả về trách nhiệm dân sự, hành chính và hình
sự. Thực tế hiện nay pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể đối với những
trường hợp này. Vấn đề BTTH cho người bị oan do người có thẩm quyền trong
hoạt động TTHS gây ra được UBTVQH ra Nghị Quyết số 388 ngày 17/3/2003,
còn TNHS cũng đã được quy định tại chương XXII BLHS 1999. Tuy nhiên, trong
nhiều vụ án có liên quan đến sai phạm của các cá nhân có thẩm quyền trong quá
trình thực thi BPNC tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền thường giải quyết qua

loa gây bất bình trong dư luận. Điều này cần được các cơ quan có thẩm quyền thực
hiện nghiêm minh đúng theo quy định của pháp luật.
C. KẾT LUẬN
Tạm giam là BPNC trong TTHS nhằm đảm bảo cho hoạt động tố tụng đạt
được hiệu quả cao, đồng thời thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với
người có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp tạm giam vào quá
trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ nghiêm ngặt các
quy định của pháp luật, để đảm bảo các quyền của công dân, góp phần nâng cao
hiệu quả của cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình luật tố tụng hình sự, trường đại học Luật Hà Nội, NXB Tư Pháp,
2006.
2. Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
3. Bộ luật hình sự.
4. Khóa luận tốt nghiệp: Tạm giam trong tố tụng hình sự. Một số vấn đề lí luận và
thực tiễn. Tác giả: Hà Đình Hiệu.
5. Khóa luận tốt nghiệp: Tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam. Tác
giả: Nguyễn Thị Minh Thương, lớp HS32D.
6. Khóa luận tốt nghiệp: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về biện pháp ngăn chặn
tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam. Tác giả: Đàm Thu Trang, lớp HS32C.
7. Luận án tiến sĩ luật học: Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong
tố tụng hình sự Việt Nam. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Tác giả: Nguyễn
Văn Điệp.
8. Các tài liệu tham khảo trên internt.


16



×