Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

thực trạng vấn đề hộ tịch ở địa phuơng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.88 KB, 14 trang )

Lời giới thiệu
Dân cư không chỉ là vấn đề quan trọng mà còn là động lực, tiềm lực để
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy mà vấn đề dân số, đời sống sinh hoạt
của người dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu, trong đó vấn đề
Hộ tịch của người dân được coi là quan trọng nhất.Mỗi một con người khi sinh
ra không thể cứ thế tồn tại tự nhiên, vô tổ chức, vô chính phủ, mà thường chịu
sự ràng buộc bởi các mối quan hệ xã hội như: Giữa cá nhân đó với nhà nước,
mối quan hệ giữa vợ và chống được pháp luật nước đó công nhận, giữa người
đại diện cho mình trước pháp luật……
Đất nước ta rất coi trọng vấn đề con người vì con người là sự khởi đầu của
mọi sự phát
triển của đất nước,Hộ tịch bao hàm tất cả những gì liên quan trực tiếp đến
con người, cũng có tàm quan trong không nhỏ, vì vậy mà em đã chon cho mình
chuyên đề “ thực trạng hộ tịch ở địa phương em”. Sau một thời gian thực tập tại
Sở Tư Pháp của tỉnh Hà Tây, đặc biệt là em thực tập trực tiếp tại phòng Hộ tịch
của Sở được sự giúp đỡ của anh, chị trong phòng , em đã dần dần hiểu được
phần nào thực trạng của vấn đề hộ tịch như vấn đề khai sinh, vấn đề khai tử, vấn
đề nuôi con nuôi, vấn đề giám hộ, thủ tục đăng kí kết hôn,…mỗi một vấn đề có
những thuận lợi, cả những mặt hạn chế cần khắc phục trong tương lai, và cả
những giải pháp quan trọng giúp giải quyết những tình huống phát sinh trên thực
tế của đời sống dân cư ngày nay.
Vì điều kiện thực tập của em còn ít và hiểu biết của em còn hạn hẹp nên
chuyên đề về “ thực trạng vấn đề hộ tịch ở địa phuơng em” còn thiếu sót nhiều,
em rất mong sau khi đọc bài viết của em anh trưởng phòng Hộ tich của Sở và
thầy cô giáo góp ý, chỉ bảo em thêm để bài viết của em hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện


Vũ Thị Dịu




PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ SỞ TƯ PHÁP
1.Vị trí, chức năng
Theo Quy Định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây thì, Sở Tư pháp Hà Tây
với chức năng nhiệm vụ giống như các Sở Tư pháp khác trong cả nước, là cơ
quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung
ương,tham mưu,giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây thực hiện chức năng quản lí
Nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra và xử lí
văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật thi hành án dân sự,
cong chứng, chứng thực, hộ tịch, quốc tịch, nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài, lí lịch tư pháp,luật sư, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lí,giám định tư
pháp,hoà giải ở cơ sở,bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại và công tác tư
pháp khác theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn
trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà
Tây.
Sở Tư pháp tỉnh Hà Tây chịu sự chỉ đạo, quản lí về tổ chức biên chế và
công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra
về chuyên môn, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp được quy định rõ trong Thông Tư
liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ
2.Tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp tỉnh Hà Tây
2.1

Lãnh đạo Sở:

Sở Tư pháp Hà Tây có một Giám đốc và hai phó giám đốc.
Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh Hà Tây và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; các phó giám đốc
thì chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác

được phân công.


Việc bổ nhiệm Giám đốc và phó Giám đốc Sở do chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do Bộ Tư pháp quy
định và theo các quy định của nhà nước về quản lí cán bộ.
2.2 Cơ cấu, tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Hà Tây
Sở Tư pháp tỉnh Hà Tây gồm: 5 phòng chuyên môn, 4 đơn vị trực thuộc
Sở, 1 cơ quan
Thi hành án dân sự.
5 phòng chuyên môn bao gồm:
- Văn phòng Sở
- Phòng phổ biến giáo dục pháp luật
- Phòng hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp
- Phòng Hộ Tịch
- Phòng xây dựng và kiểm tra VBQPPL.
4 đơn vị thuộc Sở bao gồm:
- Trung tâm trợ giúp pháp lí
- Trung tâm dịch vụ Bán đấu giá tài sản
- Phòng công chứng số 1
- Phòng công chứng số 2
I. Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin nơi thực tập.
1.Thời gian thu thập thông tin
Xác định ngay từ đầu để hoàn thành tốt chuyên đề này nên ngay từ khi
được phân công về Sở Tư pháp Hà Tây em đã bắt đầu quá trình thu thâp thông
tin. Được sự giúp đỡ của các bác, các cô và các anh chị cán bộ Tư Pháp, em đi
vào tìm hiểu vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu của Sở, để từ đó đề
ra thời gian cụ thể cho việc hoàn thành chuyên đề của mình.Phải mất gần một
tuần em mấy tìm hiểu được các vấn đề trên và đăng ký chuyên đề mà mình lựa



chọn. Sau đó em mới nhanh chóng vạch ra cho mình một đề cương sơ bộ để
dựa vào đó xem thời gian nào hợp lí để thu thập thông tin, xem vấn đề nào là
quan trọng giành thời gian nhiều, vấn đề nào cần thời gian ít hơn. Sau khi được
sự giúp đỡ về mặt chuyên môn của anh Tưởng phòng,em đã hiểu được phần
nào vấn đề Hộ tich ở Sở noi chung và ở địa phương nói riêng; đồng thời trong
những ngày tiếp theo,em đi vào tìm hiểu các số liệu về công tác này trong thời
gian từ năm 2004 đến nay và xuống một số xã, phường, thị trấn tìm hiểu về
thực trạng,kết quả của công tác đó. Từ đó, vừa có thể hoàn thành tốt chuyên đề
vừa có thể hoàn thành tốt công viẹc được giao nơi thực tập. Vì chuyên đề này
có liên quan chặt chẽ tới công việc của phòng nơi em thực tập nên em gặp
nhiều thuận lợi trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin.
2. Phương pháp thu thập thông tin.
Để có thể có được những thông tin làm cơ sở vững chắc cho việc hoàn
thành chuyên đề một cáh tốt nhất cần phải có một số phương pháp khoa học
trong quá trình thu thập thông tin.
Phương pháp đầu tiên mà em sử dụng đó là phương pháp giám sát.
Phương pháp này cho em một cái nhìn sơ lược nhất về hoạt động chuyên môn
của Sở Tư pháp nói chung và công tác hoạt động hộ tịch nói riêng của phòng
Hộ Tịch.
Phương pháp thứ hai là phương pháp thống kê. Phương pháp này cho
em thấy được những số liệu cụ thể về hoạt động Hộ tịch phục vụ nhu cầu tìm
hiểu pháp luật của nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Từ đó, em có thể tìm
hiểu được vai trò của pháp luật đối với nhân dân trong bất cứ vị trí nào cũng là
rát cần thiết.
Phương pháp thứ ba mà em sử dụng là phương pháp phỏng vấn. Trong
thời gian thực tập tại Sở Tư pháp, em đã dành thời gian để tham gia sinh hoạt
cới các đoàn thể, quần chúng từ đó tạo cho em có thể có điều kiện tiếp xúc trực
tiếp với quần chúng và thấy được nhu cầu pháp luật của họ cũng như vai trò



của công tác về hộ tịch với nhân dân trong điều kiện đất nước đang có nhiều
thay đổi.


PHẦN THỨ III: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1. Về tổ chức, thực hiện công tác tư pháp xã, phường, thị trấn
Người giữ chức danh công chức tư pháp, Hộ tịch cấp xã làm công tác
chuyên môn thuộc Uỷ Ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn( sau đây gọi
là UBND cấp xã) có trách nhiệm giúp UBND cấp xã quản lý nhà nước về công
tác Tư pháp trong phạm vi địa phương.
Tiêu chuẩn, chế độ, chính sách của công chức Tư Pháp - Hộ tich cấp xã
được thực hiện theo nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính
Phủ quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số
121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của chính phủ về chế độ, chính sách đối với
cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và quyết định số 04/2004/QĐ-BNV
ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ về việc ban hành quy định tiêu
chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường ,thị trấn.
2. Công chức tư pháp-Hộ tịch thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn
như sau:
2.1. Trình UBND cấp xã ban hành các văn bản về công tác tư pháp ở địa
phương; tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo
hướng dẫn của UBND cấp Huyện và sự chỉ đạo của UBND cấp xã
2.2 Giúp UBND cấp xã tự kiểm tra các quyết định, chỉ thị do UBND cấp
xã ban hành
2.3 Xây dựng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn
tỉnh,UBND tổ chức thực hiên kế hoạch sau khi phê duyệt
2.4 Giúp UBND cấp xã chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng quy ước, hương
ước thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư phù hợp với quy định của pháp luật hiện

hành và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước


2.5 Hướng dẫn công tác của tổ hoà giải; bồi dưỡng, cung cấp tài liệu
nghiệp vụ cho tổ viên tổ hoà giải ở địa phương theo sự hướng dẫn của của cơ
quan Tư pháp cấp trên; trình UBND cấp xã xem xét,quyết định việc miễn
nhiệm tổ viên tổ hoà giải.
2.6 Thực hiện việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính
sách theo quy định của pháp luật
2.7 Trực tiếp quản lý việc khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật của địa
phương ; tổ chức việc phối hợp khai thác, sử dụng, trao đổi giữa tủ sách pháp
luật ở xã, phường, thị trấn với các tổ chức với các đơn vị khác.
2.8 Giúp UBND cấp xã thực hiện việc đôn đốc thi hành án theo hướng dẫn
của cơ quan Thi hành án cấp Huyện và thực hiện công tác hành chính tài chính
trong viẹc đôn đốc thi hành án.
2.9 Thực hiện đăng kí và quản lí Hộ tịch ở địa phương; thực hiện một số
việc về quốc tịch thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2.10 Giúp UBND cấp xã thực hiện chứng thực chữ kí của công dân Việt
Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ở trong
nước; chứng thực di chúc, văn bản từ chối nhận di sản và các việc khác theo
quy định của pháp luật.
2.11 Báo cáo định kì và độ xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các
lĩnh vực công tácđược giao với UBND cấp xã và phòng tư pháp.
2.12 Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND cấp xã giao
3. Để phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tại khoản 2, mục
III của thông tư này, UBND cấp xã thành lập ban tư pháp gồm có trưởng ban
do chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cấp xã đảm nhiệm,công chức tư pháp, hộ
tịch và các thành viên kiêm nghiệm do UBND cấp xã quyết định
I. ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH Ở ĐỊA PHƯƠNG
Nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện việc đăng kí và

quản lí hộ khẩu, tạo điều kiện thuận lợi việc đăng kí hộ khẩu, bảo đảm quyền


lợi hợp pháp của người dân, ngày 19/8/2005, Chính phủ ban hành nghị định số
108/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 51/1997/NĐCP ngày 10/5/1997 của chính phủ về đăng kí và quản lí hộ khẩu. Trong đó quy
định một số vấn đề sau:
-

Điều kiện để được đăng kí hộ khẩu tại nơi mới đến:

+ Để được đăng ký hộ khẩu tại nơi mới đến, người chuyển đến phải có
nhà ở hợp pháp nhà ở hợp pháp bao gồm:
Nhà ở thuộc sở hữu của người chuyển đến: Nhà ở có giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc nhà xây trên đất ở có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; nhà ở có giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở theo quy
định của pháp luật; trường hợp nhà ở chưa có một trong các giấy tờ nêu trên,
thì phải có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về tình trạng hợp pháp của
nhà ở, nhà đất, đất ở.
Nhà ở có hợp đồng thuê nhà cá nhân với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
chức năng kinh doanh nhà theo quy định của pháp luật; nhà ở thuộc quyền quản
lí của cơ quan, tổ chức có quyết định giao cho cá nhân sử dụng
Nhà ở được chủ nhà có nhà như quy định ở trên.
II.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GHI CHÉP, LƯU TRỮ
SỔ ĐĂNG KÍ HỘ TỊCH Ở CẤP XÃ
Theo quy định tại NĐ số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của chính phủ
và thông tư số 12/1999/ TT-BTP ngày 25/6/99 Bộ Tư pháp thì sổ và các biểu
mẫu đăng kí hộ tịch ở cấp xã gồm các loại chính: Sổ đăng kí khai sinh, sổ đăng
kí kết hôn, sổ đăng kí nhận con nuôi ….Những loại sổ này do BTP thống nhất
quản lí,in ấn, phát hành. Ở tỉnh Hà Tây với 322 xã, phường, thị trấn
Tính trung bình mỗi đơn vị dùng bốn bộ, tương đương mỗi năm dùng tối

thiểu 2584 quyển, những xã, phường, thị trấn có số dân đông, có số lượng sổ
thường gấp đôi. Sổ đăng kí hộ tịch là tài liệu rất quan trọng, cần thiết trong
công tác quản lí nhà nước và phục vụ cho công dân; nó được coi là tài liệu gốc,


căn cứ pháp lí để tra cứu, sao lục, cấp lại các giấy tờ, hộ tịchhoặc xác định tình
trạng nhân thân.Khi đăng kí các loại việc khai sinh, kết hôn, giao nhận con
nuôi,khai tử, cán bộ tư pháp- Hộ tịch giúp UBND xã cùng một lúc phải ghi đầy
đủ, chính xác các dữ liệu về hộ tịch cùng loại(gọi là sổ kép). Nếu có sai sót,
nhầm lẫn thì phải đính chính, sửa lại và đóng dấu của UBND vào chỗ đính
chính, sửa sai đó. Ngày 31/12 hàng năm, UBND cấp xã tiến hành khoá sổ,
những người có thẩm quyền phải kí vào trang có ngày đăng kí cuối cùng, có
thống kê tổng hợp số liệu.Sổ đăng kí hộ tịch phải đóng dấu giáp lai các trang.
Ngay sau khi khoá sổ, UBND cấp xã lưu trữ một sổ, còn một sổ lưu trữ tại Sở
Tư pháp. Những năm qua, ngoài việc chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn cơ sở về
công tác quản lí đăng kí hộ tịch ở cấp xã. Qua kiểm tra cho thấy các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện khá tốt công tác quản lí, đăng ký hộ
tịch trong đó có việc ghi chép, lưu trữ, bảo quản các loại sổ đăng kí hộ tịch và
lưu trữ đúng quy định.Song vẫn còn một số xã, phường, thị trấn chưa làm tốt
việc ghi chép nên tồn tại một số khó khăn hạn chê sau:

Khó khăn, hạn chế:
Ghi không đầy đủ cột mục, viết tắt, viết không rõ ràng, tẩy xoá tuỳ tiện
không chụp dấu, sổ khai sinh thiếu chữ kí của người đi khai sinh…..
Việc khoá sổ cuối năm, ở trang cuối có xã thiếu chữ kí của người có thẩm
quyền, không đóng dấu giáp lai. Có nhiều xã, sổ đăng kí hộ tịch buộc thành
từng bó để trên nóc tủ bụi bặm…nhiều trường hợp công dân bị mất bản chính
giấy khai sinh, giấy đăng kí kết hôn, do sổ đăng kí hộ tịch không ghi đầy đủ
hoặc thất lạc nên không có căn cứ, cơ sở cấp lại. Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến tình trạng trên, trong đó phải kể đến là do cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, lơ là trong việc lưu trữ, bảo quản
sổ đăng kí hộ tịch. Bên cạnh đó, nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công
tác quản lí đăng kí hộ tịch trong một số cán bộ lãnh đạo của UBND, cán bộ tư
pháp Hộ tịch cấp xã chưa đúng, chưa thấy việc làm đúng công tác này là để


phục vụ công dân, tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí nhà
nước, quản lí xã hội ở địa phương.
Vừa qua chính phủ ban hành nghị định số 158/2005NĐ-CP ngày
27/12/2005 quy định về quản lí và đăng kí hộ tịch thay thế nghị định số
83/1998/NĐ-CP. Theo nghị định mới này, UBND xã được trao quyền quản lí
đăng kí hộ tịch trên các lĩnh vực khai sinh, kết hôn, khai tử, cải chính hộ
tịch….mà trước đây có việc thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.Trình tự,
thủ tục đăng kí hộ tịch có nhiều điểm mới
Để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm về công tác ghi chép, lưu trữ
sổ đăng kí hộ tịch ở cấp xã những năm trước đây, chúng tôi mạnh dạn đề ra
những giải pháp sau:
Một là: UBND cấp Huyện và UBND cấp xã cần quan tâm hơn nữa đến
công tác tư pháp, bố trí đủ cán bộ tư pháp, hộ tịch cấp xã và đồng thời tạo điều
kiện về kinh phí để mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lí,
đăng kí hộ tịch như: tủ, giá, kho, lưu trữ, bảo quản sổ đăng kí hộ tịch
Hai là: cán bộ tư pháp. Hộ tịch cấp xã phải thực hiện nghiêm chỉnh. Các
nghị định của NĐ số158/2005/NĐ-CP khi phụ lýgiải quyết các việc hộ tịch.
Sau khi khoá sổ đăng ký hộ tịch đưa vào lưu trữ, phải kiểm tra lại, ký xác nhận,
thống kê số việc hộ tịch đã đăng ký để giúp cho UBNDnắm được tình hình biến
động, những ưu khuyết điểm của công tác quản lý đăng ký hộ tịch ở địa
phương.
Ba là: phòng tư pháp tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, hướng dẫn
UBND cấp xã về chuyên môn, nghiệp vụ, cải cách hành chính trong lĩnh vực
quản lý, đăng ký hộ tịch. Đồng thời phối hợp với các cơ quan để kiểm tra, xử lý

các trường hợp bán, lưu hành các loại biểu mẫu, giấy tờ hộ tịch không đúng
quy định.
III. MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH


Ngày 27/12/2005 chính phủ đả ban hành NĐ số158/2005/NĐ-CP về đăng
kí và quản lý hộ tịch, theo đó có một số nội dung mới quan trọng sau:
+Về đănh ký kết hôn
UBND cấp xã, nơi cư trúcủa bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký
kết hôn. Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng
đăng ký kết hôn tại xã, pường, thị trấn khác thì phải có xác nhận của UBND cấp
xã nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ
ngày nhân đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết
hôn. Theo quy định thì UBNDcấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ.
Trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn trên được kéo dài không quá 5
ngày. Khi đăng kí kết hôn hai bên nam nữ phải có mặt.
+ Về đăng kí khai sinh
Việc đăng kí khai sinh cho trẻ thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã,
phường, thị trấn nơi cư trú của người mẹ, nếu không xác định được nơi cư chú
của người mẹ thì UBND cấp xã nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng kí
khai sinh
Việc đăng kí khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại UBND cấp
xã nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em hoặc nơi có trụ sở của
tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó. Trong thời gian 60 ngày, kể từ
ngày sinh con, cha, mẹ, người thân có trách nhiệm khai sinh cho con.
Người đi đăng kí khai sinh phải nộp giấy chứng sinh và xuất trình giấy
chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em. Giấy chứng sinh do sở y tế nơi nơi trẻ
em sinh ra cấp, nếu trẻ em sinh ra ngoài sở y tế, thì giấy chứng sinh được thay
bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp khai sinh cho
con ngoài giá thú thì phần ghi về người cha trong sổ đăng kí khai sinh và giấy

khai sinh để trống.
Nếu vào thời điểm khai sinh có người nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp
việc nhận con và đăng kí khai sinh, khi đăng kí khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi họ


tên của trẻ được ghi theo lời của người đi khai sinh, nếu không có cơ sở để xác
định ngày sinh và nơi sinh thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh, nơi sinh
là địa phương nơi lập biên bản, quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần
khai về cha, mẹ, dân tộccủa trẻ được bỏ trống. Trong cột ghi chú của sổ đăng kí
khai sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi”
Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ tư pháp, hộ
tịch phải căn cứ vào quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi nội dung
ghi chú này phải được giữ bí mật. Việc đăng kí khai sinh cho trẻ em sinh ra tại
Việt Nam, có cha,và mẹ là người nước ngoài hoặc cha, mẹ là người nước ngoài
được thực hiện tại Sở Tư Pháp nơi cư trú của người cha, hoặc mẹ.
+Việc đăng kí khai tử
UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng kí
khai tử. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người
chết, thì UBND cấp xã nơi người dó chết thực hiện việc đăng kí khai tử. Thời
hạn đi khai tử là 15 ngày kể từ ngày chết. Đối với người chết do thi hành án tử
hình thì cấp giấy báo tử. Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì
người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản
xác nhận việc chết, có chữ kí của ít nhất 2 người cùng đi trên phương tiện giao
thông áy. Việc đăng kí khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam
định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam được thực hiện tại Sở Tư Pháp nưi cư
trú cuối cùng của người đó


PHẦN THỨ IV: NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ
1. Kết quả đạt được:

Từ năm 2003 đến nay, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền
công tác Hộ tịch ở địa phương ngày càng có nhiều điểm mới, nhân dân ở các
địa phương đã dần thực hiện đúng pháp luật về Hộ tịch.
Mỗi vùng, địa phương có một điều kiện phát triển riêng biệt do điều kiện
kinh tế quyết định. Nhưng nhìn chung pháp luật về Hộ tịch đã đi sâu vào đời
sống của người dân địa phương. Đã giúp giảm dần việc tảo hôn trong hôn nhân
đã có nhiều trẻ em sinh ra được công nhận trước pháp luật.



×