Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Thực trạng vấn đề cho vay ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.62 KB, 29 trang )

Thực trạng vấn đề cho vay ở việt nam
I.Những thành tựu đạt được
Trong các loại hình kinh doanh của cơ chế thị trường, kinh doanh
tiền tệ là hóc búa nhất, thứ đến là thầu khoán và đơn giản nhất là
kinh doanh bình thường. Đó là sự khẳng định của nhiều nhà kinh tế và
thực tế đúng như vậy.
Từ những năm đầu của thập kỷ 90, khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế
mới, ngành NH sớm đổi mới hoạt động theo hai pháp lệnh : Pháp lệnh
về NHNN và Pháp lệnh về NH, tổ chức tín dụng và công ty tài chính với
sự ra đời của NHTM : quốc doanh, cổ phần, liên doanh với nước ngoài,
ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tài
chính, tín dụng khác.
Ngành NH sau 47 năm hoạt động trong đó có một thời gian dài theo
cơ chế tập trung với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ sự nghiệp xây dựng
miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà và phát triển kinh tế sau
chiến tranh.
Từ năm 1990 đến nay, trong nền kinh tế thị trường đầy thử thách
và khắc nghiệt, ngành NH đã tạo ra không khí cạnh tranh lành mạnh
giữa các NH đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và thu được
những kết quả cơ bản trong quá trình phát triển và phải gánh chịu
những tổn thất, rủi ro trong quá trình hoạt động có ảnh hưởng đến tổ
chức kinh doanh NH của một số NHTM quốc doanh lớn.
Trong điều hành vốn, chúng ta đã tập trung chủ yếu cho sự nghiệp
xuất nhập khẩu của đất nước, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho
các ngành hàng quan trọng và các tổ chức kinh tế then chốt trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với nhiều hình thức
mới, biết sử dụng lợi thế của NH trong việc điều hành vốn cả nội tệ và
ngoại tệ, tín dụng bảo lãnh, sử dụng công nghệ NH tiên tiến để đáp
ứng vốn, bảo đảm an toàn vốn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện
các dự án quốc gia về cơ sở hạ tầng như viễn thông, hàng không, xi
măng, vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, sản xuất chế biến, thu mua


xuất khẩu hàng nông, lâm, hải sản như cà phê, hồ tiêu, hạt điều... Từ
chỗ hoàn toàn bị động trông chờ vào cấp phát, tài trợ, giờ đây doanh
nghiệp được tự chủ về tài chính. Thông qua hoạt động tín dụng, họ có
thể vay, trả ở bất cứ ngân hàng nào, bất cứ thời điểm nào cần cho
hoạt động kinh tế. Họ có điều kiện tự chủ về tài chính và chủ động
được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này góp phần rất to
lớn giải phóng sức sản xuất xã hội. Với cơ chế mới, ngân hàng đã có sự
chuyển đổi thực sự từ mang tính cấp phát sang NHTM kinh doanh.
Vốn tín dụng ngân hàng đã đáp ứng mục tiêu chỉ định cuả Chính
phủ về cho vay thu mua lương thực dự trữ và xuất khẩu, cho vay khắc
phục hậu quả cơn bão số 5, cho vay vốn trung và dài hạn theo các dự
án chỉ định của Chính phủ đạt xấp xỉ bằng 100% kế hoạch. Bên cạnh
việc cho vay theo chỉ định của Chính phủ để đảm bảo hiệu quả đồng
vốn vay và mức tăng trưởng tín dụng hợp lý, NHNN đã kịp thời bổ
sung, sửa đổi điều kiện và thủ tục tín dụng, đưa tín dụng tăng nhanh
vào những thánh cuối năm. Đồng thời thực hiện chính sách đầu tư tín
dụng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thể hiện tốc độ tăng tín
dụng trung và dài hạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng tín dụng ngắn hạn,
mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, sử dụng mức lãi suất ưu đãi
cho vay vùng sâu, vùng xa, cho vay tài trợ xuất khẩu, cho vay các mục
tiêu phục vụ chính sách xã hội như cho vay xoá đói giảm nghèo, cho
vay tạo công ăn việc làm,v.v...
Đã tạo ra mặt bằng lãi suất thấp nhất trong 10 năm đổi mới, phù
hợp và bám sát chỉ số trượt giá, khắc phục được từng bước những bất
hợp lý trong lãi suất – tạo điều kiện để mở rộng tín dụng trong điều
kiện phải kích cầu, khắc phục hiện tượng thiểu phát, giúp các doanh
nghiệp tiếp cận với vốn vay NH – góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế.
II. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân
1.

Những vấn đề còn tồn tại
1.1-
Tình trạng nợ quá hạn
Nếu người vay vốn cố tình không trả nợ, NHTM sẽ chuyển sang nợ
quá hạn. Kể từ ngày chuyển sang nợ qúa hạn, người vay phải trả lãi
suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất đã vay. Như vậy, lãi suất cho vay
của NHTM do Thống đốc NHNN quyết định nhưng lãi suất nợ quá hạn
lại do giám đốc Chi nhánh NHTM cơ sở quyết định. Bởi vậy, mỗi lần
gia hạn, Giám đốc Chi nhánh NHTM cơ sở còn là ân nhân của người
vay vốn. Do đó gia hạn nợ còn là cơ sở gây ra tiêu cực đối với một số
cán bộ NHTM.
Các chi nhánh NHTM nước ngoài hoạt động ở nước ta có nợ quá
hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ. Một điều khác nữa là
họ không có khái niệm về lãi suất nợ quá hạn như các ngân hàng của
Nhật Bản. Riêng chi nhánh ngân hàng Lyonnais (Pháp), lãi suất quá
hạn chỉ cao hơn lãi suất cho vay 1% đến 2% / năm so với lãi suất cho
vay theo hợp đồng tín dụng là 8% / năm.
Trong khi đó, ở Việt Nam, nợ quá hạn tăng vượt mức bình thường ở
một số NHTM, một số nơi tỷ lệ nợ quá hạn đã vượt hai con số đến mức
báo động. Theo số liệu thống kê nợ quá hạn đến cuối năm 2000 chiếm
khoảng 4% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng, trong đó nợ khó đòi
trên 50% tổng dư nợ quá hạn. Số nợ quá hạn đang có hướng gia tăng
đe doạ không chỉ hoạt động của nột NHTM nào riêng biệt mà còn đe
doạ hoạt động toàn bộ hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Và cũng phải nói rằng, không loại trừ khả năng và những khoản nợ
hiện tại được coi là bình thường ( nợ đang trong hạn ) và ngay cả
những khoản nợ phát sinh mới, ai dám chắc rằng không có những
khoản nợ xấu xảy ra khi mà các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của
nhà nước, của ngân hàng được coi là thiếu đông bộ, thiếu đầy đủ và
xa rời thực tế cuộc sống, khi mà những nghịch lý về nguyên tắc và điều

kiện vay vốn giữa doanh nghiệp với ngân hàng chưa có lời giải hữu
hiệu.
1.2
Vấn đề lãi suất
Đến nay, các NHTM ở nước ta đang thực hiện lãi suất cho vay ngắn
hạn là 1,2% / tháng và lãi suất cho vay trung dài hạn là 1,25% /
tháng, nhưng nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất không chịu đựng nổi
lãi suất này.
Ơ các nước có nền kinh tế ổn định, lãi suất cho vay ngắn của các
NHTM cao nhất là 8% / năm. So với lãi suất cho vay này gần gấp đôi
so với lãi suất của họ.
Các NHTM ở nước ta còn đặt ra chế độ thu lãi trước hàng tháng.
Tức là đến hạn, người vay mới trả gốc còn lãi thì trả hàng tháng, tính
từ ngày vay vốn. Cách làm này, giai đoạn đầu có lợi cho NHTM, nhưng
gây khó khăn cho người vay vốn. Vốn vay NHTM chưa đem lại hiệu
quả kinh tế, thì người vay lấy đâu ra tiền để trả lãi hàng tháng. Trong
tín dụng ngân hàng, khi nào thu hồi được vốn và lãi thì mới hoàn
thành được một chu kỳ cấp tín dụng, và người cấp tín dụng mới hoàn
thành được nhiệm vụ của mình. Thu lãi trong cho vay mấy năm trước
lớn, tạo thành lợi nhuận cao, có những năm, ngân hàng ngoại thương
nộp thuế lợi tức tới 370 tỷ đồng, trong khi đó lại không chú ý đến thu
lãi gốc. Gần đây, một số NHTM đã chú ý đến thu gốc trước, số lãi chưa
thu được hàng tháng đã hạch toán vào kế toán ngoại bảng – gọi là
“lãi treo”. Ơ một số chi nhánh NHTM số “lãi treo” đã lên tới hàng vài
chục tỷ.
Kể từ đầu năm 2000, chính sách lãi suất của NHNN đã có sự thay
đổi theo hướng tự do hóa : bỏ qui định về lãi suất tiền gửi, bỏ qui định
về lãi suất cho vay thoả thuận, điều chỉnh giảm mức trần lãi suất cho
vay phù hợp với cung- cầu vốn và lạm phát thấp, NHTM căn cứ vào
mức trần lãi suất cho vay và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy

động vốn bình quân 0,35% / tháng để ấn định lãi suất cho vay và huy
động, lãi suất cho vay trung dài hạn lớn hơn ngắn hạn 0,1% tháng, lãi
suất cho vay ở khu vực nông thôn lớn hơn thành thị 0,1%-0,2% /
tháng, lãi suất cho vay đối với hộ nghèo và cho vay ở khu vực miền núi
cao, hải đảo và vùng đồng bào Khơ - Me sống tập trung thấp hơn lãi
suất thị trường khoản 15%-30%. Những thay đổi của chính sách lãi
suất đã được thị trường chấp nhận và hướng thị trường tiền tệ vận
động theo mục tiêu của chính sách tiền tệ – tín dụng là tăng trưởng
kinh tế, kiểm soát lạm phát, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn và khuyến
khích NHTM tăng khối lượng vốn chuyển về đầu tư cho khu vực nông
thôn. Tuy nhiên về quy định chênh lệch lãi suất 0,35% còn nhiều điều
chưa phù hợp. Khi lãi suất cho vay bị giới hạn bởi trần và phí bị
khống chế 0,35% / tháng, thì về mặt lý thuyết, lãi suất huy động cũng
bị khống chế cứng nhắc, đương nhiên làm giảm sự cạnh tranh trên thị
thường tiền tệ, không khuyến khích các NHTM đưa ra sản phẩm dịch
vụ mới.
Lãi suất cho vay thực tế bình quân – lãi suất huy động thực tế bình
quân = chênh lệch lãi suất thực tế bình quân, bị khống chế tối đa
0,35% / tháng, nghĩa là NHTM có chênh lệch lãi suất càng thấp thì
càng tốt sẽ không khuyến khích các NHTM cạnh tranh bằng uy tín và
hiệu quả kinh doanh để có thu nhập và lợi nhuận cao, mà thay vào đó
là khuyến khích cạnh tranh bằng cách nâng lãi suất huy động vốn.
Việc khống chế chênh lệch lãi suất 0,35% sẽ không khuyến khích
NHTM tập trung vốn cho đầu tư tín dụng, mở rộng cho vay trung và
dài hạn, mà chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, vì cho vay thời hạn dài thì
rủi ro càng lớn nhưng chênh lệch lãi suất bị khống chế. Đây là điều
không phù hợp của chính sách tín dụng hiện nay, NHTM lo lắng chênh
lệch lãi suất thực tế vượt 0,35% thì Nhà nước sẽ thu, hoặc mức trần
lãi suất cho vay có thể tiếp tục điều chỉnh giảm thấp, nên đã có phản
ứng tiêu cực để đối phó như giảm thu lãi, tăng chi lãi huy động vốn

vào những tháng cuối năm nhằm khống chế chênh lệch lãi suất dưới
0,35%, làm cho kết quả kinh doanh của NHTM được phản ánh không
chính xác, luân chuyển vốn tín dụng bị ách tắc. Do quy định chênh lệch
lãi suất 0,35% đã làm hạn chế tính năng động, linh hoạt trong hoạt
động tín dụng hoặc gây nên vướng mắc khi thực thi thể chế như cho
vay trung, dài hạn theo lãi suất cố định, khi lãi suất huy động giảm,
dẫn đến chênh lệch lãi suất vượt 0,35% thì bị coi như vi phạm quy
định của Nhà nước. Do vậy, trên thực tế, việc quản lý, điều hành cho
phí của NHTM bằng khống chế chênh lệch lãi suất 0,35% không đạt
được như mong muốn, trái lại nó gây nên tiêu cực đối với hoạt động
kinh doanh của NHTM.
2.3- Vấn đề thế chấp tài sản
Hiện nay mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và NHTM trong quan
hệ tín dụng chủ yếu là mối quan hệ “có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo
lãnh”. Các NHTM có tâm lý là chỉ cảm thấy an toàn đối với các khoản
cho vay và bảo lãnh khi các doanh nghiệp có đủ tài sản thế chấp, còn
phương án sản xuất kinh doanh là thứ yếu. Do đó, nhiều phương án
sản xuất kinh doanh khi tiến hành thẩm định thì 90% không có cơ sở
thực tế. Ơ một số nơi, cán bộ ngân hàng chỉ thẩm định trên giấy tờ,
còn thẩm định thực tế là thiếu. Cán bộ tín dụng có tình trạng yêu cầu
doanh nghiệp có đầy đủ giấy tờ thế chấp và giấy tờ thẩm định là đủ.
Cũng chính vì lý do đó nên khi phương án sản xuất kinh doanh triển
khai gặp khó khăn, thực hiện không có hiệu quả, nợ quá hạn phát sinh
thì cán bộ ngân hàng quay trở lại tìm cách bổ sung tài sản thế chấp.
Trường hợp doanh nghiệp có dự án đảm bảo tính hiện thực và tính
khả thi cao song doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo
lãnh thì khả năng nhận được khoản vay của NHTM, nhằm thực hiện
dự án quả là điều không dễ dàng ( đa số các NHTM thường từ chối ).
Hơn nữa, theo quy định hiện hành, để xử lý tài sản thế chấp của
người vay, ngân hàng phải phát đơn kiện tới Toà án. Toà kinh tế tiến

hành xử lý án rồi bước tiếp theo là phải thực hiện các biện pháp thi
hành án, như vậy việc phát mại tài sản mới thực hiện được. Nhưng có
trường hợp Toà án đã ấn định được ngày xét xử rồi nhưng khi mời
đương sự ra hầu toà thị họ lại cáo ốm, thế là hoãn lại, cứ lần này lại
lần khác, sự việc cứ kéo dài mãi mà không xét xử được, vốn ngân hàng
không thu hồi được. Trong khi đó, ở nhiều nơi, Toà kinh tế quy định
khi NHTM đã phát đơn kiện thì không được tính lãi và thu lãi đối với
người vay. Như vậy tình trạng kéo dài không tiến hành xét xử được đã
tạo điều kiện cho đương sự càng cố tình trây ỳ, lẩn tránh việc xét xử
của Toà kinh tế. Không những thế, ở nhiều địa phương, ngay cả khi
Toà xét xử rồi thì cũng không biết bao giờ mới thi hành được án, phát
mại tài sản của người vay, thu hồi vốn cho ngân hàng. Các cơ quan
chức năng không có biện pháp cưỡng chế buộc đương sự phải chấp
hành án. Ơ một số tỉnh, NHTM còn phải đi lo mua một ngôi nhà khác
có giá trị nhỏ hơn tài sản phát mại, lo chỗ ở cho người vay rồi mới
tiến hành phát mại được.
Đã vậy, trong tình trạng hiện nay khi mà thị trường bất động sản trì
trệ, tài sản phát mại có bán được hay không, có thu hồi được đủ số
gốc vốn cho vay hay không là vấn đề nan giải. Hiện có tình trạng nhiều
ngân hàng thương mại đang phải ôm hàng “đống” nhà và đất, vẫn
phải lo chi phí bảo vệ, quản lý vừa ngày càng mất giá, vừa đọng vốn
ngân hàng. Chẳng hạn như ở tỉnh Thanh Hoá, các chi nhánh NHTM
đang phải quản lý gần 500 ngôi nhà thế chấp của người vay không
còn khả năng trả nợ.
Cũng trong vấn đề xử lý tài sản thế chấp, nhiều loại đó là vật tư
hàng hoá không thể để lâu được, như : phân đạm, sắt thép, xi măng, ...
nhưng lại nằm trong hồ sơ các vụ án chưa được xét xử. Các tài sản có
đủ giấy tờ pháp lý đã đem thế chấp cho ngân hàng, nhưng cơ quan
chức năng không cho phát mại, không cho bán mà phải chờ đến khi
xét xử, đến thi hành án rồi mới cho bán. Vì vậy hàng hoá xuống cấp chi

phí bảo quản lớn, nhiều kho không còn đủ phẩm chất để xử dụng.
1.4. Vấn đề ứ đọng vốn

×