Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.6 KB, 17 trang )

Luật An Sinh Xã Hội

Đại Học Luật Hà Nội

Mục Lục
Mục Lục................................................................................................................1
Đề bài....................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
NỘI DUNG...........................................................................................................3
I.Lý thuyết : Đặc Điểm Của Quan Hệ Pháp Luật An Sinh Xã Hội.......................3
1.Khái niệm quan hệ pháp luật an sinh xã hội.......................................................3
2.Đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội.................................................5
II, Tình Huống.......................................................................................................8
1.Tai nạn trên có phải là tai nạn lao động không? H có thể gửi đơn đến cơ quan,
tổ chức nào để yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình...............................................8
b, Cơ quan, tổ chức mà anh H có thể gửi đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi............10
2.Nếu là tai nạn lao động thì H sẽ được hưởng quyền lợi BHXH như thế nào?. 12
KẾT LUẬN.........................................................................................................16
Tài Liệu Tham Khảo...........................................................................................17

1


Luật An Sinh Xã Hội

Đại Học Luật Hà Nội

Đề bài
1.

Phân tích đặc điểm của quan hệ pháp luật an



sinh xã hội.
2.

H là kĩ sư xây dựng của công ty X. Ngày 18/6/ 2007 mặc dù hết giờ

làm việc nhưng anh và một số đồng nghiệp vẫn tiếp tục làm một số công việc
chuẩn bị cho ngày mai đổ bê tông công trình. Không may giàn giáo bị sập khiến
H và T (công nhân của công ty) bị thương phải vào viện điều trị. Sau 3 tháng
điều trị H được xác định suy giảm 64% khả năng lao đông. T bị thương nhẹ nên
được ra viện sau 15 ngày điều trị; không giám định thương tật. Bảo hiểm xã hội
quận Y đã không giải quyết chế độ tai nạn lao động cho H vì cho rằng đây là tai
nạn rủi ro ngoài giờ làm việc.
Hỏi:
1.

Tại nạn trên có phải là tai nạn lao động không? H có thể gửi đơn

đến cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình ?
2.

Nếu là tai nạn lao động thì H sẽ được hưởng quyền lợi BHXH như

thế nào?

2


Luật An Sinh Xã Hội


Đại Học Luật Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
An sinh xã hội ( ASXH ) là sự bảo vệ của xã hội đối với thành viên
của mình trước hết và chủ yếu nhằm đảm bảo thu nhập, sức khỏe và các
điều kiện sống thiết yếu thông qua các biện pháp như bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội. Cuộc sống luôn đầy biến động,
tiềm ẩn những rủi ro, khó khăn không lường trước được, hơn bao giờ hết,
vấn đề an sinh xã hội càng thể hiện rõ vai trò của nó. Để hiểu rõ hơn về an
sinh xã hội, bài viết sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể quan hệ pháp luật an sinh xã
hội và giải quyết tình huống có thể phát sinh trong quan hệ này:

NỘI DUNG
I.

Lý thuyết : Đặc Điểm Của Quan Hệ Pháp Luật An Sinh Xã Hội

Mỗi quan hệ pháp luật phát sinh trong những lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội đều có những đặc điểm khác nhau đòi hỏi những quy phạm pháp
luật khác nhau điều chỉnh. Với tính chất là một quan hệ mang tính chất tương trợ
cộng đồng, quan hệ pháp luật an sinh xã hội mang những đặc trưng riêng phân
biệt với các quan hệ pháp luật khác:
1.Khái niệm quan hệ pháp luật an sinh xã hội.
Trong đời sống xã hội các mối quan hệ giữa con người với con người,
giữa con người với cộng đồng được hình thành và phát triển ngày càng đa dạng
và phức tạp. Khi xã hội càng phát triển thì mức độ thoả mãn nhu cầu ngày càng
tăng, điều này cho thấy việc thoả mãn nhu cầu của cuộc sống phụ thuộc vào khả
năng lao động của con người. Tuy nhiên, trong suốt cuộc đời không phải lúc nào
con người cũng có thể lao động tạo ra thu nhập, trái lại có nhiều lúc gặp phải rủi
ro do thiên tai hay những biến động khó thể lường trước trong đời sống kinh tế,

xã hội gây ra như bão lụt, hỏa hoạn, bệnh tật, tai nạn... . Tập hợp các rủi ro, bất
lợi của các cá nhân nêu trên chính là rủi ro có tính xã hội, thậm chí lại có tính
toàn cầu đòi hỏi cả nhân loại phải giải quyết. Bên cạnh những cơ chế truyền
3


Luật An Sinh Xã Hội

Đại Học Luật Hà Nội

thống để chia sẻ rủi ro trong phạm vi gia đình, họ hàng, cộng đồng làng xã...,
những cơ chế mới chia sẻ rủi ro mang tính thị trường như kí kết các hợp đồng
bảo hiểm thì trong cần một cơ chế an toàn hơn, đó là sự quản lý và chia sẻ rủi ro
có bảo đảm chắc chắn từ phía Nhà nước. Điều này giúp các thành viên đều được
bảo vệ và những rủi ro của họ được chia sẻ rộng rãi, không chỉ ngăn ngừa hậu
quả ở mức độ nhất định mà còn giúp họ tái hòa nhập, ổn định cuộc sống. Theo
đó, hình thành nên những quan hệ xã hội mới mà ở đó Nhà nước, doanh nghiệp,
cộng đồng, người dân cùng chia sẽ trách nhiệm xã hội đối với mọi thành viên
trong xã hội khi họ gặp rủi ro trong cuộc sống và bảo vệ an toàn cho họ. Từ nhu
cầu hình thành, mục đích tồn tại, phạm vi lan tỏa và tác dụng đặc biệt với xã hội
mà có thể gọi các quan hệ này là quan hệ an sinh xã hội. Trong điều kiện xã hội
phát triển vấn đề an sinh càng có tầm quan trọng đòi hỏi sự quản lý điều chỉnh
của phá luật. Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong chi phối và quyết định sự
phát triển của cả hệ thống An sinh xã hội. Nhà nước tạo môi trường hành chính
và pháp luật, đồng thời cùng các tổ chức chính trị – xã hội và các doanh nghiệp
tham gia thực hiện các chương trình các chính sách, các chương trình An sinh xã
hội đặc biệt trợ giúp xã hội và người nghèo. Những quan hệ an sinh xã hội trong
khuôn khổ các quy định pháp luật được gọi là quan hệ pháp luật an sinh xã hội.
Như vậy, quan hệ pháp luật về an sinh xã hội là những quan hệ xã hội
được hình thành trong lĩnh vực nhà nước tổ chức thực hiện các hình thức bảo

vê, trợ giúp cho các thành viên xã hội trong những trường hợp cần thiệt nhằm
đảm bảo an toàn trong đời sống xã hội, được các quy phạm pháp luật ASXH
điều chỉnh.
Ở Việt Nam, dưới góc độ pháp lý, phạm vi an sinh xã hội thường được
hiểu rất hẹp, khi được pháp luật điều chỉnh các quan hệ đó trở thành quan hệ
pháp luật an sinh xã hội tương ứng. Pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam gồm có
nhiều bộ phận cấu thành khác nhau với 4 trụ cột chính là: quan hệ pháp luật về
bảo hiểm xã hội, quan hệ pháp luật về bảo hiểm y tế, quan hệ pháp luật về cứu
trợ xã hội, quan hệ pháp luật về ưu đãi xã hội.

4


Luật An Sinh Xã Hội

Đại Học Luật Hà Nội

2.Đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội.
Những quan hệ pháp luật an sinh xã hội cụ thể có đối tượng chủ thể khác
nhau, mang những tính chất khác nhau nhằm thực hiện những nhiệm vụ đa dạng
của vấn đề ASXH nhưng vẫn có những nét chung nhất định. Có thể thấy quan hệ
pháp luật ASXH mang những đặc điểm chung dễ dàng phân biệt với các quan hệ
bảo đảm xã hội, quan hệ chia sẻ rủi ro khác như sau:
Thứ nhất, trong quan hệ pháp luật an sinh xã hội, thông thường có một
bên tham gia là Nhà nước.
Quan hệ ASXH hình thành trong quá trình tổ chức, thực hiện các hình
thức bảo vệ, giúp đỡ cộng đồng chủ yếu thông qua đại điện chính thức là Nhà
nước với đại diện là các cơ quan do Nhà nước thành lập hoặc các tổ chức được
Nhà nước thừa nhận và trao trách nhiệm. Các chủ thể tham đại diện cho Nhà
nước thường tham gia quan hệ pháp luật ASXH với tư cách là người thực hiện

các chế độ ASXH bằng nguồn lực của mình, ngân sách Nhà nước hoặc là người
đứng ra tổ chức, huy động các nguồn lực xã hội để Nhà nước bổ sung cho các
chế độ ASXH trong trường hợp cần thiết như huy động cán bộ công nhân viên
chức ủng hộ ngày lương, xây dựng phong trào đền ơn đáp nghĩa... Có thể hiểu
không chỉ đảm bảo các như cầu ASXH tối thiểu trong xã hội mà Nhà nước còn
tạo phong trào thực hiện các hoạt động tương trợ cộng đồng để các thành viên
trong xã hội thông qua Nhà nước cùng chia sẻ rủi ro, để mục đích ASXH đạt
được ở mức cao hơn.
Thứ hai, tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội có thể là tất cả các
thành viên trong xã hội, không phân biệt theo bất cứ tiêu chí nào.
Nếu như các quan hệ tương trợ cộng đồng khác có sự tham gia dựa trên
cơ sở phân biệt theo thành phần kinh tế, tôn giáo, giới tính, chủng tộc, đảng
phái... thì quan hệ ASXH được hình thành trong phạm vi rộng lớn của quốc gia.
Do Nhà nước, chủ thể đại diện của toàn xã hội tham gia với tư cách là một bên
của quan hệ này nên quan hệ pháp luật ASXH đem đến sự bảo vệ cho tất cả
cộng đồng dân chúng. Để được hưởng chế độ cụ thể nào đó hoàn toàn chỉ phụ
thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế đã được pháp luật quy định chứ không hề
có một giới hạn hay phân biệt nào khác. Đặc biệt, nhiều trường hợp hưởng
5


Luật An Sinh Xã Hội

Đại Học Luật Hà Nội

quyền ASXH không chỉ bó hẹp với công dân một nước mà còn mở rộng, không
có sự phân biệt quốc tịch như phần lớn quan hệ xã hội khác. Chẳng hạn, khi xảy
ra thiên tai, hoạn nạn, mọi cá nhân trong phạm vi ảnh hưởng đều được hưởng trợ
giúp, không có sự phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài để xác định
quyền hay mức độ bảo đảm quyển trợ giúp tương trợ của xã hội với mỗi cá nhân

đó. Tuy nhiên, quan hệ pháp luật ASXH cũng thiết lập “ lưới an toàn” theo
nhiều tầng, nấc để tạo thành một hệ thống các quan hệ hỗ trợ, bổ sung nhau để
bảo đảm “ lưới an toàn” ở mức cần thiết hợp lý cho tất cả các thành viên xã hội
theo từng nhóm. Những nhóm quan hệ trong hệ thống các quan hệ ASXH như
quan hệ bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ư đãi xã hội, quan hệ y tế đều quy định
nhưng điều kiện nhất định điều kiện được thụ hưởng. Điều này không phải là sự
giới hạn phạm vi tham gia quan hệ pháp luật ASXH mà chỉ là sự đảm bảo công
bằng trên cơ sở nhu cầu của đối tượng trong hoàn cảnh thực tế của họ hay sự cân
đối giữa đóng góp và hưởng thụ, hưởng thụ theo cống hiến, phù hợp với trình độ
quản lý rủi ro của Nhà nước. Phù hợp với điều kiện thực tế của cá nhân đã được
pháp luật xác định mà họ có thể tham gia một hoặc một số quan hệ cụ thể trong
hệ thống quan hệ pháp luật ASXH. Người lao động tham gia BHXH được đảm
bảo thu nhập nếu ốm đau, tai nạn..., người có công với nước được hưởng chế độ
ưu đãi xã hội, người dân được chăm sóc y tế, thụ hưởng dịch vụ công... Ngay cả
những người chưa được hưởng chế độ nào cũng không có nghĩa là họ không
được chính sách ASXH bảo vệ.
Thứ ba, chủ thể hưởng an sinh xã hội có quyền tham gia quan hệ này
ngay từ khi sinh ra.
ASXH là quyền của con người trong xã hội đã được ghi nhận trong nhiều
văn bản pháp lý quốc tế cũng như Hiến pháp, Bộ luật quốc gia. Thực hiện an
sinh xã hội là thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước, thể hiện trách nhiệm
của Nhà nước với cộng đồng dân cư. Chính vì vậy mà Nhà nước thường cho
phép cá nhân sinh sống trong phạm vi lãnh thổ mình quản lý được tham gia
quan hệ pháp luật ASXH từ rất sớm, không phụ thuộc vào khả năng nhận thức
hay sự đóng góp của họ: trẻ em mới sinh ra hoàn toàn có quyền được hưởng các
chế độ chăm sóc y tế, dịch vụ công...Nói cách khác, khác với một số quan hệ
pháp luật khác, năng lực pháp luật hưởng quyền an sinh xã hội của cá nhân
6



Luật An Sinh Xã Hội

Đại Học Luật Hà Nội

thường xuất hiện từ khi họ mới sinh ra không phụ thuộc vào năng lực hành vi
của họ
Thứ tư, quan hệ pháp luật an sinh xã hội chủ yếu được thiết lập trên cơ
sở nhu cầu quản lý rủi ro, tương trợ cộng đồng trong xã hội.
Trong bất kì một xã hội nào, rủi ro biến cố là những điều con người không
tránh khỏi, nhu cầu thiết lập các quan hệ chia sẻ rủi ro của con người luôn được
đặt ra. Trong đó, có những quan hệ được hình thành trên cơ sở tình cảm, đạo
đức hay lòng hảo tâm của cộng đồng xã hội, có những quan hệ mang tính chất
thương mại dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người. Như đã phân tích, riêng
quan hệ pháp luật ASXH được hình thành trên nhu cầu chung của xã hội nhằm
quản lý và chia sẻ rủi ro cho cả cộng đồng không phụ thuộc vào các quan hệ
khác hay bất cứ mục đích khác. Trên cơ sở này Nhà nước xác định những quan
hệ an sinh xã hội đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật.
Thứ năm, quyền và nghĩa vụ chủ yếu của chủ thể là trợ giúp và được trợ
giúp vật chất, do Nhà nước đảm bảo thực hiện.
Mục đích của ASXH là đảm bảo an toàn về đời sống dân sinh ( theo
nghĩa hẹp) cho con người nên nội dung chính của quan hệ này là trợ giúp vật
chất cho các thành viên trong xã hội khi cần thiết. Điều đó không đồng nghĩa với
việc phủ nhận những lĩnh vực trợ giúp khác mà nó chỉ ra đặc thù làm nên thuộc
tính của quan hệ ASXH. Những bảo đảm về tinh thần, giáo dục đào tạo, đảm
bảo điều kiện sống hòa bình của người dân… cũng là những vấn đề quan trọng
nhưng thuộc lĩnh vực bảo đảm xã hội nói chung. Cuộc sống con người luôn chịu
gánh nặng “ cơm, áo, gạo, tiền”, những khó khăn trong cuộc sống như “ sinh,
lão, bệnh, tử”, mất nguồn sống, mất phương tiện sinh sống do thiên tai…thì sự
trợ giúp của xã hội đặc biệt là sự trợ giúp vật chất là thiết thực nhất. Không xem
nhẹ những sự trợ giúp khác, “ có thực mới vực được đạo” là một thực tế chung

trong đời sống của con người, chỉ khi ổn định, đảm bảo nguồn vật chất để đáp
ứng nhu cầu tối thiểu của cá nhân, con người ta mới có thể tiếp tục tồn tại, phát
triển tốt hơn. Vì vây, một điều dễ hiểu, quyền và nghĩa vụ chủ yếu nhất của các
bên trong quan hệ phát luật ASXH được Nhà nước bảo đảm thực hiện là trợ giúp
vật chất cho người cần trợ giúp. Chế độ trợ cấp vật chất cho người có đủ điều
7


Luật An Sinh Xã Hội

Đại Học Luật Hà Nội

kiện luật định là nội dung xuyên suốt các chế độ ASXH ở nước ta nói riêng, ở
tất các các nước có điều chỉnh quan hệ pháp luật ASXH nói chung.

II, Tình Huống
1.Tai nạn trên có phải là tai nạn lao động không? H có thể gửi đơn
đến cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình.
a, Tai nạn của anh H là tai nạn lao động.
Tai nạn lao động cũng như các tai nạn khác xảy ra trong sinh hoạt hàng
ngày đều do sự tác động từ bên ngoài tới cơ thể con người để lại những di chứng
như gây chấn thương, suy giảm sức khỏe hoặc mất khả năng lao động, gây tử
vong. Xét về mặt pháp lý, không phải mọi tai nạn xảy ra với người lao động đều
được coi là tai nạn lao động. Tùy vào chính sách của Nhà nước ở từng thời kì
mà cách hiểu tai nạn lao động cũng khác nhau. Ở thời kì bao cấp, tai nạn lao
động được hiểu rất rộng, ngoài những trường hợp bị tai nạn lao động khi đang
thực hiện nhiệm vụ lao động còn có những người tham gia vào việc cứu tài sản
Nhà nước mà bị cũng thay đổi phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Theo Điều 105 Luật lao động: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương
cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong,

xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ
lao động.
Theo quy định tại điều 39 luật BHXH và Điều 19 Nghị định số 152/ 2006/
NĐ- Cp hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc,
Thông tư 03/2007/ TT- BLĐTBXH thì các trường hợp được coi là tan nạn lao
động gồm :
- Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả thời gia nghỉ giải
lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc
- Bị tai nạn ngoài giờ làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công
việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
- Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong
khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
8


Luật An Sinh Xã Hội

Đại Học Luật Hà Nội

Thông tư 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN giải thích cụ thể:
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại
trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể
Người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực
hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của
Bộ luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh
kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công
việc tại nơi làm việc. ( Mục 2.1 Phần I , Quy định chung).
Khi xem xét tai nạn xảy có phải là tai nạn lao động hay không ta không
đặt ra vấn đề nguyên nhân dẫn đến tai nạn xảy ra do lỗi của người lao động hay
lỗi của người sử dụng lao động mà chủ yếu xem xét tai nạn đó có thỏa mãn các

đặc điểm về người lao động, hậu quả lao do tai nạn lao động gây ra, địa điểm
xảy ra tai nạn là tai nạn lao động, thời gian xảy ra tai nạn.... Qua một số quy
định nêu trên, để xác định trong tình huống này, ta có thể xác định tai nạn xảy ra
đối với anh H là tai nạn lao động.
Anh H là kĩ sư xây dựng của công ty X thỏa mãn điều kiện người bị
TNLĐ là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các
doanh nghiệp, cơ quan tổ chức hoặc cá nhân
Hậu quả do TNLĐ gây ra là làm cho bộ phận, chức năng của cơ thể con
người bị tổn thương. Trong tình huống, anh H đã bị suy giảm 64% khả năng lao
động
Địa điểm xảy ra TNLĐ là tại một trong ba nơi: tại nơi làm việc theo quy
định và thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc ngoài nơi làm việc theo yêu
cầu của người sử dụng lao động hoặc trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi
làm việc và ngược lại. Trong tình huống, anh H bị tai nạn ngay tại công trình khi
tiếp tục làm một số công việc chuẩn bị cho đổ bê tông công trình
Thời gian xảy ra TNLĐ gắn liền với địa điểm xảy ra TBLĐ, đó là trong
giờ làm việc. Ngoài ta thời gian xảy ra tai nạn cũng được tính là thời điểm xảy
ra TNLĐ là thời gian ngoài giờ làm việc khi người lao động đang làm công việc
theo yêu cầu của người sử dụng lao động và thời điểm người lao động bị tai nạn
khi đang trên đường đi làm hoặc đang trên đường về trong khoảng thời gian và
9


Luật An Sinh Xã Hội

Đại Học Luật Hà Nội

tuyến đường hợp lý. Yếu tố thời gian cũng là lý do chính mà BHXH quận Y căn
cứ cho rằng tai nạn xảy với anh H là tai nạn rủi ro. Đối với tai nạn rủi ro, pháp
luật không hạn chế về thời gian xảy ra tai nạn có thể là ngày hay đêm, trong giờ

làm việc hoặc ngoài giờ... Tuy nhiên, không thể vì tai nạn xảy ra với anh H xảy
ra ngoài giờ làm việc mà có thể khẳng định đây không phải tai nạn lao động. Bởi
lẽ, dù tai nạn đó xảy ra ngoài giờ làm việc nhưng lại gắn liền với việc thực hiện
công việc, nhiệm vụ lao động. Trong tình huống này, anh H và một số đồng
nghiệp vẫn tiếp tục làm một số công việc chuẩn bị cho ngày mai đổ bê tông
công trình, hoàn toàn phù hợp yếu tố “thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại
nơi làm việc”.
b, Cơ quan, tổ chức mà anh H có thể gửi đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi.
Với những đặc điểm trên ta có thể có được cái nhìn đầy đủ về TNLĐ.
Theo đó, trong tình huống này tai nạn xảy ra với anh H là tai nạn lao động. Tuy
nhiên, cơ quan BHXH quận Y đã không giải quyết chế độ bảo hiểm cho anh H
vì cho rằng đây là tai nạn rủi ro ngoài giờ làm việc. Để bảo vệ quyền lợi chính
đáng của mình, anh H có thể gửi đơn đến cơ quan chức năng có thẩm quyền giải
quyết. Do đây là tranh chấp giữa người lao động và cơ quan BHXH, theo quy
định tại Điều 130 Luật BHXH :
Điều 130. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội

1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người
khác có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, tổ
chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm
pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
2. Người sử dụng lao động có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của tổ
chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm
pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.

10



Luật An Sinh Xã Hội

Đại Học Luật Hà Nội

Anh H hoàn toàn có thể khiếu nại về quyết định, hành vi của cơ quan
BHXH quận Y. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH tuân thủ theo quy
định của Luật khiếu nại, tố cáo nói chung, quy định của Luật BHXH nói riêng.
Theo quy định tại Điều 131 Luật BHXH, Điều 56 Nghị định 152/2006
hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội cũng như theo Quyết định số
3591/QĐ-BHXH, ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
- Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Tổng
Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu
đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội của mình, của cán bộ công chức
do mình quản lý trực tiếp.
Trường hợp khiếu nại của cán bộ công chức, người lao động trong hệ
thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh mà còn khiếu nại thì do Tổng Giám đốc
Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải quyết.
- Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại trong trường hợp người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã
hội bị khiếu nại không còn tồn tại.
- Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại mà Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện, Giám đốc Bảo hiểm xã
hội tỉnh đã giải quyết nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại đã quá thời hạn quy
định mà không được giải quyết.
- Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải
quyết khiếu nại lần đầu, quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà
nước về lao động cấp tỉnh, Quyết định giải quyết khiếu nại của Bảo hiểm xã hội
Việt Nam hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có

quyền khởi kiện vụ án tại Toà án theo quy định của pháp luật.
- Thời hiệu khiếu nại, thủ thục khiếu nại và thời gian giải quyết khiếu nại
tuân theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.
Với những quy định chặt chẽ, cụ thể về giải quyết tranh chấp về BHXH,
cũng như trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại tại cơ quan BHXH ( yêu cầu phải
gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội
dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại )
11


Luật An Sinh Xã Hội

Đại Học Luật Hà Nội

cũng như tạo điều kiện để người lao động lựa chọn tiếp tục khiếu nại lên cơ
quan quản lý cấp trên hay khởi kiện tại Tòa án, các quy định của pháp luật đã
luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để người lao động bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
Trong tình huống này, trong thời hiệu chín mươi ngày kể từ ngày nhận
được quyết định hoặc biết được hành vi của cấp có thẩm quyền mà người khiếu
nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của mình, anh H có thể gửi đơn khiếu nại tới cơ quan
bảo hiểm xã hội quận Y, giám đốc bảo hiểm xã hội quận Y có trách nhiệm giải
quyết khiếu nại này. Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công
tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà anh H không
thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó
không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Khi quá thời hạn quy định ( không quá 30 ngày, với vụ việc phức tạp thì
không quá 45 ngày ) mà khiếu nại của anh H không được giải quyết hoặc trong
trường hợp giám đốc cơ quan bảo hiểm xã hội quận Y đã giải quyết mà anh H

không đồng tình với quyết định đó thì anh H có thể tiếp tục khiếu nại đến giám
đốc Sở lao động – Thương binh và xã hội tỉnh hoặc trong thời hạn quy định anh
H có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án ( Theo quy định tại Điều 31 Luật TTDS,
Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên ).
Ngoài ra, khi đã tiếp tục khiếu nại đến giám đốc Sở lao động- Thương
binh và xã hội tỉnh mà vẫ không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà
khiếu nại đó không được giải quyết thì anh H vẫn có thể khởi kiện tại Tòa án.
2.Nếu là tai nạn lao động thì H sẽ được hưởng quyền lợi BHXH như
thế nào?
Khi xảy ra tai nạn lao động, người lao động phải nghỉ việc điều trị TNLĐ,
người lao động không những bị mất thu nhập từ lao động mà còn phát sinh một
loạt các chi phí khác ảnh hưởng đến trực tiếp tới đời sống của bản thân và gia
đình người lao động. Chính vì vậy mà các chế độ bảo hiểm xã hội được xem
như một giải pháp quan trọng giúp người lao động có thể đáp ứng nhu cầu tối
thiểu của bản thân, lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Trong tình huống, anh H bị
12


Luật An Sinh Xã Hội

Đại Học Luật Hà Nội

tai nạn lao động với mức suy giảm 64% khả năng lao động, do đó anh hoàn toàn
có quyền hưởng có chế độ BHXH:
Xảy ra TNLĐ, trách nhiệm trước hết thuộc về người sử dụng lao động,
tùy thuộc vào mức độ suy giảm giảm lao động và lỗi gây ra TNLĐ. Các chế độ
do người lao động chi trả :
- Thứ nhất 100% chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi
điều trị thương tật ổn định.
- Thứ hai, ngoài việc trả tiền lương cho anh H trong những ngày điều trị

không thể tham gia lao động, tùy vào lỗi gây ra TNLĐ, mức độ suy giảm khả
năng lao động của người lao động mà người sử dụng phải bồi thường hoặc trợ
cấp cho anh H. Theo quy định tại Điều 107 Luật Lao động và khoản 4 Điều 1
Nghị định 110/2002/ NĐ – CP ngày 27/1/2002), khoản bồi thường “ ít nhất bằng
1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người bị suy giảm khả năng
lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đến
dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương
(nếu có) mà không do lỗi của người lao động. Trường hợp do lỗi của người lao
động, thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường đã
quy định theo các tỷ lệ tương ứng nêu trên”.
Ngoài những chế độ do người sử dụng lao động thì anh H còn được
hưởng các chế độ do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả. Dưới góc độ đảm bảo quyền
lợi BHXH cho anh H, trong tình huống này, bài viết sẽ tập trung giải quyết các
chế độ BHXH do quỹ BHXH chi trả mà anh H được hưởng. Trách nhiệm của cơ
quan BHXH phát sinh kể từ khi người lao động điều trị ổn định. Tùy thuộc vào
tình trạng sức khỏe và kết quả giảm định y khoa mà người lao động bị tai nạn
lao động sẽ được hưởng những mức trợ cấp tương ứng. Anh H bị tai nạn lao
động và bị suy giảm 64% khả năng lao động, anh sẽ được hưởng các chế độ sau
từ quỹ BHXH:
Thứ nhất, được thanh toán chi phí giám định y khoa. Xác định mức
thương tật, suy giảm lao động là căn để người lao động được hưởng chế độ trợ
cấp từ quỹ BHXH, người lao động sẽ được giám định tại Hội đồng y khoa có
thẩm quyền để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động. Anh H đã được
xác định suy giảm 64% sức lao động, chi phí giảm định này sẽ do quỹ BHXH
13


Lut An Sinh Xó Hi

i Hc Lut H Ni


thanh toỏn. Nu trong trng hp anh H cú thng tt, bnh tt tỏi phỏt thỡ anh
cng c giỏm nh li mc suy gim kh nng lao ng xỏc nh tr cp
theo t l thng tt mi.
Th hai, tr cp hng thỏng. Theo quy nh hin hnh, ngi lao ng b
TNL c hng tr cp mt ln nu b suy gim t 5% n 30% kh nng
lao ng, i vi suy gim kh nng lao ng t 31% tr lờn thỡ c hng tr
cp hng thỏng. Vic tớnh tr cp hng thỏng c cn c trờn mc suy gim
kh nng lao ng v theo s nm úng BHXH:
Mức
Mức trợ cấp tính theo
trợ cấp hàng
mức
= suy giảm khả năng lao
tháng
động
=
+

Mức trợ cấp
=tính theo số năm
đóng BHXH

=
=
=
=
+
= {0,3 x Lmin + (m 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t 1)
x 0,003 x L}


Trong ú : Suy gim 31% kh nng lao ng thỡ c hng bng 30%
mc lng ti thiu chung, sau ú c suy gim thờm 1% thỡ c hng thờm
2% mc lng ti thiu chung ( iu 43 Lut BHXH, Khon 2 iu 22 Ngh
nh 152/ N- CP). Trong tỡnh hung ny, cn c mc suy gim 64% kh nng
lao ng, anh H s c hng tr cp hnh thỏng vi mc tr cp c tớnh c
th nh sau:
M = 30% x Lmin + (64-31) x 2% x Lmin = 96% L min
Vi Lmin l mc lng ti thiu chung, Lmin = 430.000 ng ( thi im
thỏng 6/ 2007) thỡ hng thỏng anh H s c nhn tr cp tai nn lao ng vi
mc tr cp tng ng 412.800 ng.
Ngoi mc tr cp trờn, anh H cũn c hng khon tr cp tớnh theo s
nm úng BHXH : cú t 1 nm úng bo him tr xung thỡ c tr cp bng
0.5% thỏng tin lng lm cn c úng bo him ca thỏnh lin k trc khi
ngh vic iu tr sau ú c thờm mi nm úng BHXH thỡ c tớnh thờm
0,3% thỏng lng ( Khon 2 iu 43 Lut BHXH). õy l mt im mi gúp
phn bo v li ớch ca ngi lao ng c cao hn, ng thi khc phc c
tỡnh trng ngi lao ng li dng giỏm nh y khoa hng mc tr cp cao
14


Luật An Sinh Xã Hội

Đại Học Luật Hà Nội

hơn. Như vậy có thể căn cứ vào mức suy giảm khả năng lao động và số năm
đóng BHXH để tính mức trợ cấp hàng tháng mà anh H được hưởng.
Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình : Do sức khỏe bị
giảm sút hoặc bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể … ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, vì vậy bên cạnh chế độ trợ cấp thương tật

còn được đảm bảo các điều kiện khác để giải quyết nhu cầu phát sinh. Trong
tính huống này, nếu tai nạn lao động có thể làm tổn thương đến các chức năng
của cơ thể như chức năng chân tay, răng, tai, mắt, cột sống… làm ảnh hưởng lớn
tới sinh hoạt của cũng như cuộc sống hàng ngày của anh H thì theo quy định tại
Điều 43 Luật BHXH, anh H còn được trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt.
Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật: Sau khi điều trị
ổn định thương tật do tai nạn lao động gây ra mà sức khỏe còn yếu thì anh H
được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Điều 48 Luật BHXH và Điều 24 Nghị
định 152/ 2006/ NĐ – CP đã quy định rõ
“1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động
hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng
sức, phục hồi sức khoẻ.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả
ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập
trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và
Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết
định, cụ thể như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ
51% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Tối đa 7 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ
31% đến 50% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Bằng 5 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động
từ 15% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:
a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khỏe tại gia đình;
15


Luật An Sinh Xã Hội


Đại Học Luật Hà Nội

b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở. ”
Như vậy với mức thương tật 64% anh H có thể được nghỉ dưỡng sức,
phục hồi sức khỏe tối đa là 20 ngày. Trong thời gian nghỉ đó, anh H được hưởng
dưỡng sức, phục hồi sức khỏe với mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương
tối thiểu chung nếu anh nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe tại gia đình, bằng 40
% mức lương tối thiểu chung nếu anh nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe tại cơ sở
tập trung.
Ngoài ra, nếu anh H nghỉ việc thì được bảo hiểm y tế do quỹ BHXH chi
trả. Với mức suy giảm 64% khả năng lao động, nếu anh đủ điều kiện hưởng chế
độ hưu trí ( đủ tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH) thì đồng thời được hưởng cả
hai chế độ bảo hiểm.
Những quy định về các chế độ trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao
động mà anh H được hưởng trên đây đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối
với cuộc sống của người lao động.

KẾT LUẬN
Những tìm hiểu lý thuyết về đặc điểm quan hệ pháp luật ASXH cũng như
việc giải quyết tình huống trên đây chỉ là một phần nhỏ khi nghiên cứu pháp luật
ASXH cũng như những khả năng phát sinh trong quan hệ này. Hiểu rõ pháp luật
ASXH sẽ giúp ta có sự bảo đảm pháp lý vững chắc để đảm bảo quyền và lợi ích
của người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống.

16


Luật An Sinh Xã Hội


Đại Học Luật Hà Nội

Tài Liệu Tham Khảo
I. Giáo trình và sách tham khảo:
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình An sinh xã hội. NXB. Tư Pháp, 2008;
2. Nguyễn Hiền Phương, Pháp luật An sinh xã hội- Những vấn đề lý luận và thực
tiễn. Nxb. Hà Nội, 2010;
II. Tạp chí và Khóa luận tốt nghiệp:
1.

Nguyễn Hiền Phương, Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và
hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ luật học,
Trường đại học Luật Hà Nội, 2008.

2.

Chế độ tai nạn lao động – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện – Khóa luận
tốt nghiệp 2011, Phạm Thị Phương Loan, Trường đại học Luật Hà Nội

III. Văn bản pháp luật:
1. Luật Bảo hiểm xã hội 2006.
2. Luật Lao động.
3. Các văn bản hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật Bảo hiểm xã hội
2006;
IV. Tài liệu trên các website:
- Bộ LĐTB&XH: />- Báo Lao động online: />- Báo Dân trí online : />
17




×