Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh, thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.66 KB, 15 trang )

Bài tập nhóm
LỜI MỞ ĐẦU
Việc phân định thẩm quyền theo loại việc là một trong hoạt động của Tòa án,
ngoài ra còn có theo cấp xét xử, theo lãnh thổ làm cho hoạt động của xét xử của
Tòa án đạt hiệu quả, không chồng chéo lên nhau. Xác định thẩm quyền một cách
chính xác, khoa học sẽ tránh được sự chồng chéo của Tòa án trong việc thực hiện
nhiệm vụ, góp phần làm cho Tòa án giải quyết vụ án đúng đắn và bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho đương sự. Trước đây loại việc giải quyết tranh chấp trong
kinh doanh thương mại được giải quyết theo một quy định riêng (pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án kinh tế có hiệu lực 01/07/1994) nhưng từ ngày 01/10/2005 thủ
tục giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại được quy định chung trong Bộ luật
tố tụng dân sự. Đề tài mà nhóm chúng em chọn để tìm hiểu đó là Thẩm quyền
dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh, thương mại để
hiểu thêm về vấn đề này.
NỘI DUNG
1. Vấn đề lý luận về thẩm quyền dân sự của tòa án:
1.1. Thẩm quyền dân sự của tòa án:
Trong Tiếng việt, thẩm quyền là quyền xem xét để kết luận một vấn đề theo
pháp luật. Trong khoa học pháp lý, thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và
nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy
nhà nước do pháp luật quy định.
Ở Việt Nam, xuất phát từ những đặc thù về tổ chức hệ thống tòa án cho nên
quan niệm về thẩm quyền cũng có những điểm khác biệt, theo đó "Thẩm quyền
dân sự của Tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các
quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa
án".Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước, độc lập trong việc xem xét giải quyết
và ra các phán quyết đối với các vụ việc phát sinh từ các quan hệ mang tính tài sản,
nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa
1



Bài tập nhóm
thuận giữa các chủ thể với nhau;
Khác với thẩm quyền xét xử hành chính và thẩm quyền xét xử hình sự của
tòa án, thẩm quyền dân sự của tòa án có những đặc trưng sau:
- Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước, độc lập trong việc xem xét giải quyết và
ra các phán quyết đối với các vụ việc phát sinh từ các quan hệ mang tính tài sản,
nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa
thuận giữa các chủ thể với nhau.
- Thẩm quyền dân sự của tòa án được thưc hiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Việc xác định thẩm quyền giữa các tòa án một cách hợp lý, khoa học tránh
được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa tòa án với các cơ quan nhà
nước, giữa các tòa án với nhau, góp phần tạo điều kiện cần thiết cho tòa án giải
quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự. Điều này cũng tạo thuận lợi
cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước tòa án,
giảm bớt những phiền phức cho đương sự. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền
của các tòa án một cách hợp lý và khoa học còn có ý nghĩa quan trọng trong việc
xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở
mỗi tòa án và các điều kiện khác, trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng đảm bảo cho
tòa án thực hiện được chức năng, nhiệm vụ.
1.2. Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc.
Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc là thẩm quyền của Tòa án
trong việc thụ lý giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo Điều 126
Hiến pháp năm 1992, Điều 1 Luật TCTAND và Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự thì
tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ án và các việc về dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Thẩm quyền của Tòa án theo loại việc phân định thẩm quyền của Tòa án với
thẩm quyền của cơ quan tổ chức khác trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh
2



Bài tập nhóm
trong xã hội, phân định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các loại việc
theo thủ tục tố tụng dân sự với thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các
loại việc theo thủ tục tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.
Ở Việt nam, các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh
thương mại lao động hôn nhân, gia đình đều được điều chỉnh bởi các quan hệ khác
nhau. Tuy nhiên các quan hệ pháp luật này đều có cùng tính chất là các quan hệ tài
sản, nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng tự nguyện, thỏa thuận và tự
định đoạt của các chủ thể. Do vậy các tranh chấp phát sinh từ quan hệ này phải
thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án, đươc giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Những loại việc thuộc thẩm quyền của Tòa án bao gồm:các vụ án dân sự và
việc dân sự phát sinh từ các quan hệ pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh
doanh thương mại lao động và các việc khác do pháp luật quy định. Hiện nay các
vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án được quy định tại các điều 25 đến
Điều 32 của BLTTDS và một số điều luật của các văn bản pháp luật khác.
2. Quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng thẩm quyền dân sự của
tòa án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh, thương mại:
Trong việc giải quyết các tranh chấp về hoạt động kinh doanh, thương mại,
phụ thuộc vào ý chí hoặc sự thỏa thuận của các bên có thể lựa chọn phương thức
giải quyết bằng con đường trọng tài hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết. Tòa
án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự các tranh chấp về kinh
doanh, thương mại sau:
2.1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá
nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
*Cơ sở pháp lí:
Khoản 1 Điều 29 BLTTDS quy định: “Tranh chấp phát sinh trong hoạt động
kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và
đều có mục đích lợi nhuận, bao gồm: a) Mua bán hàng hoá; b) Cung ứng dịch vụ;
3



Bài tập nhóm
c) Phân phối; d) Đại diện, đại lý; đ) Ký gửi; e) Thuê, cho thuê, thuê mua; g) Xây
dựng; h) Tư vấn, kỹ thuật; i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt,
đường bộ, đường thuỷ nội địa; k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường
hàng không, đường biển; l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng; n) Bảo hiểm; o) Thăm dò, khai thác”.
Đồng thời tại điểm b tiểu mục 1.1 Mục I về thẩm quyền của Tòa án trong
Nghị quyết số 01/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hướng
dẫn: “Tòa kinh tế có nhiệm vụ quyền hạn giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về
kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và Điều 30 của BLTTDS, các tranh
chấp về kinh doanh, thương mại mà một trong các bên không có đăng ký kinh
doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận”.
Như vậy, Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31.3.2005 nêu trên hướng
dẫn mở rộng hơn quy định của BLTTDS, ở chỗ: BLTTDS quy định những tranh
chấp về kinh doanh, thương mại phải gồm 2 tiêu chí: (1) Tranh chấp phát sinh
trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh
doanh; (2) đều có mục đích lợi nhuận. Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày
31.3.2005 thì chỉ cần: “một trong hai bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều
có mục đích lợi nhuận” đều thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân (TAND) cấp
tỉnh (Tòa kinh tế).
Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại
tòa án:
- Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự
- Nguyên tắc hòa giải
- Nguyên tắc đương sự có nghĩa vụ chứng minh
- Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
- Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự.
* Thực trạng áp dụng:
4



Bài tập nhóm
Những năm trở lại đây, do những diễn biến phức tạp của đời sống xã hội nên
các tranh chấp kinh doanh, thương mại cũng ngày càng nhiều và phức tạp hơn.
Theo đánh giá của TANDTC, trong thời gian qua, toàn ngành đã thụ lý, giải quyết
gần 200.000 các việc dân sự. Một trong số những việc đó là những tranh chấp liên
quan đến kinh doanh, thương mại. Có thể nói, đó là một con số không nhỏ, phản
ánh một thực tế về sự gia tăng của các tranh chấp kinh tế cũng như những loại án
đặc thù, mới phát sinh mà để giải quyết ổn thỏa, đảm bảo quyền lợi cho các bên là
một công việc không phải đơn giản.
Theo quy định tại điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự thì tranh chấp về kinh
doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án rất đa dạng, phức tạp,
liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, trong đó có tranh chấp vừa được điều chỉnh
bởi quy định của Bộ luật Dân sự, vừa được điều chỉnh bởi Luật chuyên ngành.
Chính vì lý do này mà việc xét xử các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại
một số Tòa án đôi khi còn lúng túng, vướng mắc trong việc áp dụng quy định của
Bộ luật dân sự và quy định của Luật chuyên ngành như Luật Thương mại (thường
xảy ra khi giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản đã được quy định
trong Bộ luật Dân sự), hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định trong Luật
Thương mại, về hợp đồng dịch vụ quy định trong Bộ luật Dân sự, hợp đồng cung
ứng dịch vụ được quy định trong Luật Thương mại, hợp đồng liên kết, liên doanh
hợp đồng hợp tác kinh doanh... theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu
tư, hợp đồng bảo hiểm được quy định trong Bộ luật Dân sự, hợp đồng bảo hiểm
quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm...
Vướng mắc ở đây là trường hợp nào thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự,
trường hợp nào thì áp dụng quy định của Luật chuyên ngành? Vì vậy, trong thực
tiễn xét xử, việc áp dụng quy định của Luật chuyên ngành, của Bộ luật Dân sự để
giải quyết vụ án của một số Tòa án chưa thống nhất như: Có Tòa án áp dụng quy
định của Bộ luật Dân sự; có Tòa án áp dụng quy định của Luật chuyên ngành; có

5


Bài tập nhóm
Tòa án áp dụng đồng thời quy định của Bộ luật Dân sự và quy định của Luật
chuyên ngành...
Sự chồng chéo và thiếu tính nhất quán đó ắt phải dẫn đến một hậu quả, đó là
đưa ra những phán quyết thiếu khách quan, ảnh hưởng đến quyền lợi của những
người tham gia tố tụng. Để việc áp dụng pháp luật được đúng và thống nhất, Tòa
Kinh tế - TANDTC đã đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần có văn bản
hướng dẫn theo hướng: Khi giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại mà tranh
chấp đó vừa được điều chỉnh bởi quy định của Bộ luật dân sự, vừa được điều chỉnh
bởi quy định của Luật chuyên ngành thì áp dụng theo quy định của Luật chuyên
ngành để giải quyết.
Nếu Luật chuyên ngành không có quy định thì mới áp dụng quy định của Bộ
luật dân sự. Chỉ có như thế, việc giải quyết mới trở nên đơn giản, dễ dàng áp dụng
thống nhất các quy định của pháp luật và đưa ra những quyết định sáng suốt, công
bằng.
2.2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân,
tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
Trong xu thế hòa nhập với kinh tế thế giới hiện nay ở nước ta, vấn đề sở hữu
trí tuệ ngày càng thu hút được sự quan tâm của không những chủ thể kinh doanh
trong nước mà của các các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với tầm quan trọng ngày
càng tăng của sở hữu trí tuệ, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ cũng xảy ra
ngày càng nhiều hơn, do đó, pháp luật cũng có những quy định cụ thể về vấn đề
này.
Cơ sở pháp lý:
Khoản 2 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về một dạng tranh chấp kinh
doanh, thương mại như sau: “Tranh chấp về quyển sở hữu trí tuệ, chuyển giao
công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận”. Như

vậy, ta xác định được phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án về vấn đề này. Đó
6


Bài tập nhóm
là không phải tất cả những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công
nghệ đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, mà chỉ những tranh chấp nào
giữa cá nhân, tổ chức với nhau đều có mục đích lợi nhuận thì được xếp vào những
tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Có
nhiều ý kiến cho rằng không nên tách loại tranh chấp về sở hữu trí tuệ ra làm hai
loại căn cứ vào việc xác định có hay không có mục đích lợi nhuận, nếu không có
mục đích lợi nhuận là tranh chấp dân sự (khoản 4 Điều 25 BLTTDS) còn nếu có
mục đích lợi nhuận là tranh chấp kinh doanh, thương mại (khoản 2 Điều 29
BLTTDS).
Thực trạng áp dụng:
Việc phân biệt như hiện nay dẫn đến sự phân loại tranh chấp, xác định thẩm
quyền của Tòa án chưa rõ ràng. Thực tế ngày nay tri thức đã trở thành hàng hóa
trực tiếp, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ sẽ ngày càng
nhiều, ngày càng phức tạp và ngày càng gần gũi với các tranh chấp thương mại
hơn (các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hầu hết là đều nhằm mục đích lợi
nhuận). Trên cơ sở các quy định rải rác trong các văn bản pháp luật về thẩm quyền
của Toà án trong việc giải quyết tranh chấp quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp và thực tế phát sinh, giải quyết các tranh chấp này, thẩm quyền theo vụ việc
có thể được xác định như sau:
Những tranh chấp về quyền tác giả thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án:
- Tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức nhằm xác định tác giả, đồng tác giả,
chủ sở hữu tác phẩm;
- Tranh chấp giữa tác giả, đồng tác giả không phải là chủ sở hữu tác phẩm và
chủ sở hữu tác phẩm về các quyền nhân thân, quyền tài sản của các chủ thể này;
- Tranh chấp về thừa kế quyền tác giả;

- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sử dụng tác phẩm;
- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả;
7


Bài tập nhóm
- Tranh chấp giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc với tác giả, chủ sở hữu tác
phẩm phái sinh (tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú
giải, tuyển chọn);
- Tranh chấp giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với những người có quyền kề
cận (quyền liên quan đến quyền tác giả) là người biểu diễn, tổ chức sản xuất băng
ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng;
- Tranh chấp giữa những tổ chức, cá nhân có quyền liên quan đến quyền tác
giả, bao gồm: người biểu diễn, tổ chức sản xuất băng ghi âm, ghi hình, tổ chức
phát sóng và những người khác có hành vi vi phạm quyền của họ;
- Tranh chấp giữa tác giả, đồng tác giả với những người có liên quan nhưng
không phải là tác giả, bao gồm: người sưu tầm tài liệu cho tác giả, người cung cấp
tài chính và phương tiện vật chất khác.
Tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của
Toà án
- Tranh chấp nhằm xác định ai là tác giả, chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp
đối tượng sở hữu công nghiệp;
- Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng khởi kiện cá nhân, tổ chức (trong đó bao
gồm cả chủ sở hữu các đối tượng này) xâm phạm quyền tác giả của mình;
- Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, giải pháp hữu ích,
kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,
giống cây trồng, tên thương mại, bí mật kinh doanh; người có quyền sử dụng hợp
pháp tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý có khởi kiện cá nhân, tổ chức xâm
phạm quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình;

- Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp khởi kiện người sử dụng
trước các đối tượng sở hữu công nghiệp này trong trường hợp người sử dụng trước
chuyển giao quyền sử dụng cho người khác hoặc mở rộng khối lượng, phạm vi so
8


Bài tập nhóm
với ngày công bố trong đơn;
- Cá nhân, tổ chức khởi kiện cá nhân, tổ chức khác cản trở, hạn chế quyền tự
do sáng tạo, quyền sở hữu các sản phẩm trí tuệ của mình;
- Tranh chấp về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp;
- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng
đối tượng sở hưũ công nghiệp (còn gọi là hợp đồng li-xăng);
- Tranh chấp về hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
- Tranh chấp về quyền nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp (Bằng độc quyền hoặc Giấy chứng nhận);
- Tranh chấp về việc trả thù lao và các khoản phí khác giữa Cục sở hữu trí tuệ
và các chủ thể khác.
2.3. Giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty,
giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt
động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức
của công ty.
Cơ sở pháp lý:
Theo quy định tại khoản 3 điều 29 BLTTDS thì các tranh chấp giữa công ty
với các thành viên và các giữa các thành viên trong công ty mà liên quan đến hoạt
động thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình
thức công ty thuộc thẩm quyền xét xử dân sự của tòa án. Ngoài ra việc giải quyết
các tranh chấp này cũng được quy định rõ tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP:
- Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty là các tranh chấp
về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thường phần vốn góp

đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị quyền sở
hữu công nghiệp) được quy định cụ thể tại điểm a tiểu mục 3.5 mục 3 Phần I Nghị
quyết số 01/2005/NQ-HĐTP.
- Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau theo điểm b tiểu
9


Bài tập nhóm
mục 3.5 mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP. Theo đó, các tranh chấp
giữa các thành viên của công ty là về trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các
thành viên; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty; chuyển nhượng cổ
phiếu...Ngoài ra là các tranh chấp về vấn đề khác giữa các thành viên của công ty
liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,
chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công
ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt
động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của
công ty thuộc Tòa kinh tế TAND cấp tỉnh (khoản 3 Điều 29 và điểm a khoản 1
Điều 34 BLTTDS).
- Khi giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa
các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải
thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty,
Thẩm phán cần thu thập và kiểm tra các tài liệu sau: Sổ đăng ký thành viên, Giấy
chứng nhận phần vốn góp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Hợp đồng
chuyển nhượng phần vốn được sự đồng ý của các thành viên công ty (nếu liên
quan đến việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên cho người khác), Điều
lệ Công ty, v.v. để đối chiếu với các quy định của Luật DN và Nghị định số
139/2007/NĐ-CP và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.
Thực trạng áp dụng:
Thực tiễn xét xử trong thời gian qua cho thấy loại án này ngày càng nhiều và

rất phức tạp. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các
thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể,
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của Công ty theo quy
10


Bài tập nhóm
định tại khoản 3 Điều 29 BLTTDS đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao hướng dẫn tại tiểu mục 3.5 Mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP
ngày 31-3-2005 khá cụ thể nên giúp cho Tòa án phân định rõ các loại tranh chấp
kinh doanh thương mại khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, quy định tại khoản 3
Điều 29 BLTTDS do cụm từ “liên quan đến việc thành lập, hoạt động…” có nghĩa
rất rộng, nên các Tòa án địa phương gặp lúng túng và nhầm lẫn trong việc xác định
các loại tranh chấp dân sự, tranh chấp lao động nói ở điểm c tiểu mục 3.5 Nghị
quyết số 01/2005 nêu trên là tranh chấp thương mại (như các trường hợp: Công ty
khởi kiện đòi lại con dấu của Công ty do thành viên của Công ty – lãnh đạo của
Công ty nhiệm kỳ trước – không chịu giao con dấu cho lãnh đạo mới của Công ty;
thành viên Công ty cho Công ty vay tiền nay khởi kiện đòi nợ; Công ty khởi kiện
đòi thành viên của Công ty thực hiện nghĩa vụ khoán trong kinh doanh; . . .).
3. Một số ý kiến đề xuất về vấn đề thẩm quyền theo loại việc của Tòa án về
tranh chấp kinh doanh, thương mại:
Sau đây là một số vướng mắc của quy định pháp luật cùng với những kiến nghị
nhóm xin được đề ra.
Thứ nhất, chưa có giải thích thế nào là “tranh chấp đầu tư, tài chính, bảo
hiểm” theo quy định tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS? hay thế nào là tranh chấp giữa
thành viên công ty với nhau liên quan tới “hoạt động” của công ty theo quy định tại
khoản 3 Điều 29 BLTTDS. Khái niệm “hoạt động” được hiểu theo phạm vi rộng
hay phạm vi hẹp?.... Hiện nay chưa có văn bản nào của Tòa án nhân dân tối cao
cũng như của các cơ quan có thẩm quyền giải thích, hướng dẫn áp dụng quy định
này. Tuy nhiên, khi giải quyết các vấn đề liên quan, thì cần chú ý đến các Luật

chuyên ngành đặc biệt là Luật đầu tư, Luật doanh nhiệp… và văn bản hướng dẫn
các luật này để xác định tùy từng loại việc.
Thứ hai , tuy đã có hướng dẫn tiểu mục 3.5 mục 3 phần I Nghị quyết số
11


Bài tập nhóm
01/2005 về tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, tranh chấp giữa
thành viên của công ty với nhau tuy nhiên việc áp dụng trên thực tế còn nhiều lúng
túng khi các tòa án xác định có phải là tranh chấp kinh doanh thương mại giữa
thành viên công ty với công ty không. Ví dụ, trong quá trình điều hành hoạt động
của công ty, lợi dụng cương vị quản lý của mình, giám đốc Công ty đã chiếm dụng
vốn của Công ty để sử dụng cho hoạt động kinh doanh riêng của mình (không
thuộc trường hợp chiếm đoạt được quy định trong Bộ luật hình sự), Công ty khởi
kiện vụ án để đòi lại số tiền bị chiếm thì có phải là loại tranh chấp kinh doanh
thương mại giữa thành viên công ty với công ty không? Theo quan điểm của nhóm,
đây là tranh chấp dân sự về vay, mượn tài sản chứ không thuộc loại tranh chấp về
kinh doanh, thương mại theo quy định tại khoản 3 Điều 29 BLTTDS.
Thứ ba, trường hợp cá nhân đã nộp tiền mua phần vốn góp của thành viên
Công ty nhưng chưa được đăng ký để trở thành thành viên Công ty TNHH, nay có
tranh chấp thì có là tranh chấp giữa thành viên Công ty với Công ty hoặc giữa
thành viên Công ty với nhau không hay tranh chấp giữa cá nhân với công ty. Vì
vậy, theo quy định tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 phần I của Nghị quyết số
01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, các tranh
chấp loại này tuy không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 29 Bộ
luật tố tụng dân sự, nhưng cũng là loại tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa Kinh tế (loại được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giao thêm
ngoài các vụ việc được quy định tại Điều 29, 30 Bộ luật tố tụng dân sự. Nếu người
mua và người bán đều có đăng ký kinh doanh, thì đây là loại tranh chấp về đầu tư
được quy định tại điểm m khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự và thuộc thẩm

quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Nếu người
mua hay người bán, hoặc cả người mua và người bán đều không có đăng ký kinh
doanh, thì vụ án đó thuộc thẩm quyết giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án
nhân dân cấp huyện.
12


Bài tập nhóm
Thứ tư, Cần quy định cụ thể thẩm quyền theo loại việc, cùng là lĩnh vực ngân
hàng nhưng loại nào thuộc Tòa án cấp tỉnh, loại nào thuộc Tòa án cấp huyện. Bởi
lẽ thực tiễn áp dụng khoản 1 Điều 29 và điểm b khoản 1 Điều 33 BLTTDS còn
vướng mắc: Tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng như hợp đồng gia
công, hợp đồng hợp tác kinh doanh… có thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện
hay không? Vì khoản 1 Điều 29 và điểm b khoản 1 Điều 33 không quy định.
Những việc xác định tranh chấp giữa cá nhân góp vốn và là thành viên Hội đồng
quản trị của Trường phổ thông dân lập với pháp nhân, Trường phổ thông dân lập
đó liên quan đến hoạt động của trường là loại án kinh doanh, thương mại hay dân
sự? không thuộc phạm vi Điều 29 nhưng thuộc thẩm quyền của Tòa Kinh tế Tòa án
cấp tỉnh theo Nghị quyết 01/2005 ngày 31-3-2005? Thẩm quyền giải quyết vụ việc
này là Tòa án cấp tỉnh hay Tòa án cấp huyện? Tương tự với trường hợp Xã viên
hợp tác xã không nhất trí với quyết định khai trừ tư cách xã viên khởi kiện hợp tác
xã ra Tòa án?
Thứ 5, Khoản 1 Điều 29 BLTTDS liệt kê 14 loại tranh chấp thương mại (hành
vi thương mại) cụ thể. Có ý kiến cho rằng việc liệt kê như hiện nay là vừa không
đầy đủ lại vừa thừa. Nếu có những tranh chấp thuộc loại nằm ngoài các tranh chấp
được liệt kê này thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết hay không? ví dụ: tranh chấp
về vận chuyển hàng hóa bằng đường ống hoặc những loại tranh chấp mới xuất hiện
ở Việt Nam. Ngược lại, nhiều loại tranh chấp cụ thể này đều có thể quy về loại
tranh chấp “cung ứng dịch vụ” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 BLTTDS, nếu
hiểu khái niệm “cung ứng dịch vụ” theo nghĩa rộng như trong khái niệm “hoạt

động thương mại” quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005. Có ý
kiến cho rằng cần nghiên cứu để bỏ phần liệt kê này và chỉ cần quy định “Các
tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là các tranh chấp
dân sự giữa các thương nhân với nhau” là đủ.
Các vấn đề nêu trên cần phải quy định rõ hơn trong BLTTDS và trước mắt
13


Bài tập nhóm
cần phải có văn bản hướng dẫn để thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật.
KẾT LUẬN
Trong hơn 5 năm được đưa vào thực hiện, Bộ luật tố tụng dân sự đã phát huy
một cách tích cực, đáp ứng yêu cầu giải quyết các vụ việc dân sự được chính xác,
nhanh chóng và kịp thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nói chung
và các chủ thể kinh doanh nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Bộ luật
tố tụng dân sự cũng đã bộc lộ hạn chế liên quan đến một số quy định về giải quyết
loại tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Thiết nghĩ để vấn đề này được triệt để
và có hiệu quả hơn, BLDS cần có những sửa đổi cho phù hợp, để các tranh chấp
kinh doanh thương mại không còn là cái nút thắt của nền kinh tế nước ta.

14


Bài tập nhóm

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Tố Tụng Dân Sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2007, NXB Chính
Trị Quốc Gia;
2. Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 hướng dẫn thi hành
một số quy định trong phần thứ nhất “ những quy định chung” của

BLTTDS;
3. Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 15/5/2006 hướng dẫn thi hành
một số quy định của BLTTDS về : “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án
nhân dân cấp sơ thẩm”;
4. Trường Đại Học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố Tụng Dân Sự, NXB Tư
Pháp;
5. Tham luận về tình hình thụ lý và giải quyết các vụ việc kinh doanh
thương mại năm 2007 của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao.
6. Nguyễn Minh Đức. Cơ chế và kiến nghị hoàn thiện giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh bằng Tòa Kinh tế, Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp.

15



×