Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm và việc hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.48 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS 2003
PLTCTAQS
UBTVQH
LTCTAND
TANDTC
VKSNDTC
BTP
BNV
BCA
BQP

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002
Ủy ban thường vụ Quốc hội
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002
Tòa án nhân dân tối cao
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Bộ Tư pháp
Bộ Nội vụ
Bộ Công an
Bộ Quốc phòng


Bài tập học kỳ

Luật Tố Tụng Hình Sự

LỜI MỞ ĐẦU


Trong Bộ luật tố tụng hình sự, thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân
dân các cấp là một chế định quan trọng. Cấp xét xử sơ thẩm là cấp xét xử đầu
tiên trong quá trình xét xử vụ án làm cơ sở để xác định thẩm quyền của các cấp
xét xử sau. Nên việc xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án khi giải
quyết vụ án là một nhiệm vụ hàng đầu có ảnh hưởng tới những hoạt động tố
tụng về sau. Hiện nay, nước ta đang tiến hành cuộc cải cách tư pháp một cách
toàn diện, nên việc nghiên cứu thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân
các cấp là cần thiết. Chính vì vậy, em đã chọn đề: “Thẩm quyền xét xử sơ thẩm
và việc hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này” làm đề tài bài tập
học kỳ.

NỘI DUNG
I. Khái niệm và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử
sơ thẩm
I.1 Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm
Thẩm quyền của Tòa án bao gồm hai yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau
là thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung. Thẩm quyền về hình
thức là quyền xem xét và phạm vi xem xét (giới hạn xét xử) của Tòa án. Thẩm
quyền về nội dung là quyền hạn giải quyết, quyết định của Tòa án đối với những
vấn đề được xem xét [1, tr346].
Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết có hạn nên em chỉ có thể trình bày về
thẩm quyền xét xử của Tòa án theo quy định tại chương XVI của BLTTHS năm
2003, tức là thẩm quyền về hình thức (xem xét vụ án). Trên thực tế khi xác định
thẩm quyền xét xử sơ thẩm của một tòa án cần phải xác định theo đồng thời ba
nhóm dấu hiệu là: những dấu hiệu thể hiện tính nghiêm trọng, phức tạp của tội
phạm hoặc vụ án; những dấu hiệu về không gian thực hiện tội phạm; những dấu
2
Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007



Bài tập học kỳ

Luật Tố Tụng Hình Sự

hiệu liên quan đến người phạm tội. Chỉ trên cơ sở xem xét kĩ từng dấu hiệu mới
có thể xác định được thẩm quyền xét xử chính xác.
Do đó, thẩm quyền xét xử sơ thẩm về hình sự được hiểu là “quyền mà pháp
luật quy định cho phép Tòa án được xét xử sơ thẩm vụ án hình sự căn cứ vào
tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; đối tượng phạm tội; nơi
thực hiện tội phạm hoặc nơi khác theo quy định của pháp luật” [1, tr 346].
I.2 Phân loại thẩm quyền xét xử
Ở nước ta, tòa án được tổ chức theo đơn vị lãnh thổ (trừ tòa án quân chủng
hải quân của tòa án quân sự), thẩm quyền xét xử của tòa cũng được quy định
hỗn hợp:
+ Tòa án cấp huyện và tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ
thẩm (Khoản 2 Điều 32 LTCTAND 2002).
+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu vừa có thẩm quyền
xét xử sơ thẩm, vừa có thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái
thẩm (Điều 28 LTCTAND 2002).
+ Tòa án nhân dân tối cao, tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử
phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm (Điều 20 LTCTAND).
Trong đó, thẩm quyền xét xử sơ thẩm được phân thành 3 loại:
+ Thẩm quyền xét xử theo vụ việc (dựa vào tính chất nghiêm trọng, phức
tạp của tội phạm hoặc vụ án).
+ Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ (không gian thực hiện tội phạm hoặc
hành vi tố tụng).
+ Thẩm quyền xét xử theo đối tượng (dựa vào dấu hiệu liên quan đến người
phạm tội để xác định thẩm quyền xét xử - là sự phân định thẩm quyền giữa
tòa án nhân dân với tòa án quân sự).
I.3 Ý nghĩa của việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm

Giai đoạn xét xử sơ thẩm là giai đoạn xét xử đầu tiên và có ý nghĩa quan
trọng trong cả quá trình xét xử vụ án. Bởi, phạm vi xét xử sơ thẩm rộng, toàn bộ
nội dung vụ án sẽ được xem xét trong giai đoạn này, khác với cấp phúc thẩm chỉ
xem xét vụ án theo nội dung kháng cáo, kháng nghị. Do đó, việc xác định đúng
Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007

3


Bài tập học kỳ

Luật Tố Tụng Hình Sự

đắn thẩm quyền xét xử sơ thẩm không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lí mà còn có ý
nghĩa về mặt chính trị xã hội
- Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự đáp ứng được yêu
cầu đấu tranh phòng chống tội phạm
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ phù hợp với xu thế của
xã hội. Tuy nhiên, kéo theo đó là sự biến đổi phức tạp của xã hội như các tệ nạn
xã hội cũng như tội phạm ngày càng gia tăng. Ví dụ, năm 2007, cả nước xảy ra
hàng chục nghìn vụ án hình sự, các tội phạm hình sự nghiêm trọng như giết
người, cướp tài sản cũng tăng. Nhằm kiềm chế và làm giảm tội phạm hình sự
cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị. Trong đó, chức
năng xét xử của tòa án đóng một vai trò rất quan trọng.
Việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không chỉ răn đe đối với
người phạm tội mà còn có tác dụng giáo dục họ và cộng đồng. Việc phân định
thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự một cách rõ ràng hợp lí sẽ hạn chế được các
tranh chấp về thẩm quyền. Vụ án sẽ được giải quyết nhanh, kịp thời và chính
xác, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh và phòng chống tội phạm.
- Sẽ đảm bảo được quyền tự do dân chủ của công dân.

- Sẽ bảo đảm tính tiết kiệm và hiệu quả của các hoạt động tố tụng.
- Là cơ sở để tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp.
- Là cơ sở cho việc xác định thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm.
- Là cơ sở đảm bảo cho việc xét xử được diễn ra chính xác, khách quan.
I.4 Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân các cấp
I.4.1 Thẩm quyền xét xử theo sự việc
Thẩm quyền xét xử theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa
Tòa án các cấp với nhau căn cứ vào tính chất của tội phạm.
* Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự quân khu
Là cấp xét xử đầu tiên trong trình tự các cấp xét xử theo quy định của
BLTTHS năm 2003. Việc phân định thẩm quyền xét xử cho tòa cấp huyện có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án

Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007

4


Bài tập học kỳ

Luật Tố Tụng Hình Sự

nhân dân tối cao. Bởi các nhà lập pháp bao giờ cũng bắt đầu từ việc xác định
thẩm quyền của cấp xét xử thấp nhất sau đó là các cấp xét xử cao hơn.
Căn cứ Khoản 1 Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định thẩm
quyền xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án quân sự khu vực.
Theo đó, các tòa án nêu trên có thẩm quyền xét xử những vụ án về tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ những tội
phạm sau đây:
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Các tội phá hoại hòa bình, chống loại người và tội phạm chiến tranh
Các tội quy định tại điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223,
224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của BLHS năm 1999.
Như vậy, thẩm quyền xét xử theo vụ việc của tòa án nhân dân cấp huyện
theo quy định của BLTTHS 2003 bao gồm các loại tội phạm có mức phạt cao
nhất theo Bộ luật hình sự năm 1999 là 15 năm tù, trừ những tội phạm được quy
định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 170 BLTTHS 2003.
Theo quy định trên, thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp
huyện đã được mở rộng hơn so với quy định trước đây. Tại Khoản 1 Điều 145
BLTTHS năm 1988, các tòa án này chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tội
phạm mà BLHS quy định hình phạt từ 7 năm tù trở xuống, trừ những tội đã
được nêu trong điều luật.
Nếu một người có nhiều hành vi phạm tội, bị truy tố nhiều tội thì Tòa án
nhân dân cấp huyện có quyền xét xử và tổng hợp hình phạt dù hình phạt được
tổng hợp lớn hơn 15 năm tù nhưng không quá 30 năm. Nếu một người phạm
nhiều tội, có tội thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện, có tội thuộc thẩm
quyền Tòa án cấp tỉnh: Nếu truy tố cùng thời điểm trong cùng một vụ án thì Tòa
án cấp tỉnh xét xử hết; Nếu truy tố 2 vụ khác nhau thì cấp huyện xử của cấp
huyện, cấp tỉnh xử của cấp tỉnh; tòa nào xử sau thì tổng hợp hình phạt. Khi tổng
hợp hình phạt, nếu một người đã có bản án được tuyên ở bất kỳ cấp nào mà lại
phạm tội thuộc thẩm quyền cấp huyện thì Tòa án cấp huyện được quyền xét xử.
Trừ trường hợp bản án đã tuyên là chung thân hoặc tử hình chưa được xét giảm.
Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007

5


Bài tập học kỳ

Luật Tố Tụng Hình Sự


Tuy nhiên, do trình độ, năng lực chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất, biên
chế của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án ở một số huyện chưa đảm
bảo yêu cầu, cần tiếp tục bổ sung, kiện toàn mới có thể đáp ứng được yêu cầu để
có thể thực hiện được việc mở rộng thẩm quyền như đã nêu. Vì thế, tại mục 3
Nghị quyết số 04/2003/QH11 về việc thi hành BLTTHS 2003, đã chỉ đạo lộ
trình thống nhất thẩm quyền xét xử theo quy định tại Khoản 1 Điều 170
BLTTHS 2003 chậm nhất đến ngày 1/7/2009 phải thực hiện xong.
- Thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa án quân sự cấp
quân khu (quy định tại Khoản 2 Điều 170 BLTTHS 2003)
Theo quy định này, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân
khu có thẩm quyền xét xử sơ thẩm hai loại việc: Những vụ án hình sự về những
tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án
quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà
mình lấy lên để xét xử.
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự
về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng – mức cao nhất của khung hình phạt là
trên 15 năm tù, những vụ án không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp
huyện theo Điểm a,b,c Khoản 1 Điều 170 BLTTHS và những vụ án thuộc thẩm
quyền của tòa cấp huyện nhưng Tòa án nhân dân cấp tỉnh thấy cần thiết phải lấy
lên để xét xử do tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án. BLTTHS 2003
không có điều luật cụ thể về các điều kiện để Tòa án cấp tỉnh lấy các vụ án thuộc
thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện lên xét xử, do đó, Chánh án Tòa án
nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát và Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh
căn cứ vào tình hình thực tế của các vụ án và năng lực của Điều tra viên, Kiểm
sát viên và Thẩm phán ở cấp huyện để quyết định những vụ án nào cần lấy lên
để điều tra, truy tố, xét xử ở cấp tỉnh.
Trước đây, theo Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 12/1/1989 của
TANDTC – VKSNDTC – BTP - BNV, các vụ án được lấy lên xét xử:
+ Những vụ án phức tạp (có nhiều tình tiết khó đánh giá thống nhất về tính

chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành).
Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007

6


Bài tập học kỳ

Luật Tố Tụng Hình Sự

+ Những vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, sỹ quan Công an,
cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người có chức sắc cao trong tôn giáo
hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.
Tuy nhiên, hiện này thông tư này đã hết hiệu lực và chưa có văn bản mới
nào hướng dẫn thi hành quy định này. Vì vậy, trên thực tế, các Thẩm phán
thường dựa vào kinh nghiệm xét xử của mình để lấy vụ án lên xét xử.
Như vậy, những vụ án thuộc vào những trường hợp này thì Cơ quan điều
tra cấp huyện trao đổi với Viện kiểm sát cùng cấp và chuyển hồ sơ lên Cơ quan
điều tra cấp tỉnh để điều tra. Nếu hồ sơ đã chuyển sang Viện kiểm sát cấp huyện
thì Viện kiểm sát cấp huyện chuyển vụ án cho Viện kiểm sát cấp tỉnh truy tố
trước Tòa án cấp tỉnh.
I.4.2 Thẩm quyền xét xử theo đối tượng
Đối tượng phạm tội được xem là một trong những dấu hiệu để xác định
thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án. Ở nước ta, phân định thẩm quyền theo
đối tượng chính là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa
án quân sự căn cứ vào đối tượng phạm tội.
Trong BLTTHS 2003 không có điều luật cụ thể phân định đối tượng nào
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, đối tượng nào thuộc thẩm quyền
xét xử của Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, theo Điều 3 Pháp lệnh tổ chức Tòa án
quân sự năm 2002 có quy định về thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự: “Các

Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:
1. Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị
trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến
đấu; dân quân, tự vệ phối với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và
những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực
tiếp quản lý;
2. Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này
mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội”.
Như vậy, có 2 loại đối tượng xét xử cho hai loại hình tòa án là Tòa án quân
sự và Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân có thẩm quyền rộng hơn, xét xử hầu hết
Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007

7


Bài tập học kỳ

Luật Tố Tụng Hình Sự

các đối tượng phạm tội trừ những đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án
quân sự đã được quy định trong pháp lệnh. Đồng thời, ngay trong thẩm quyền
xét xử của các Tòa án quân sự cũng có sự phân biệt thẩm quyền theo đối tượng.
Trong đó, cấp bậc, chức vụ của quân nhân là căn cứ để xác định thẩm quyền xét
xử của tòa án quân sự các cấp.
Theo quy định tại Điều 26, 29 PLTCTAQS thì: các vụ án mà bị can, bị cáo
khi phạm tội có cấp bậc từ thượng tá trở lên, có chức vụ từ đoàn trưởng và tương
đương trở lên thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu mà
không phụ thuộc vào tội phạm được thực hiện thuộc loại nào: ít nghiêm trọng,
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Các vụ án còn lại
thuộc thẩm quyền xét xử của các tòa án quân sự khu vực.

Đối với Tòa án nhân dân, BLTTHS 2003 không đặt ra thẩm quyền xét xử
theo đặc điểm nhân thân người phạm tội.
I.4.3 Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ
Đây là sự phân định thẩm quyền xét xử căn cứ vào nơi tội phạm được thực
hiện và nơi kết thúc điều tra.
Thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định tại Điều 171 BLTTHS 2003.
Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là tòa án nơi tội phạm được
thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau
hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì tòa án có thẩm quyền xét
xử là nơi kết thúc việc điều tra (Khoản 1 Điều 171).
Trường hợp, bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do
Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử.
Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
hoặc Tòa án nhân dân TPHCM xét xử. Nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án
quân sự thì do Tòa án quân sự cấp khu vực trở lên xét xử theo quyết định của
Chánh án Tòa án quân sự trung ương. Bởi lẽ, chỉ những cơ quan tiến hành tố
tụng tại Hà Nội hay TPHCM hoặc Tòa án quân sự quân khu mới có đủ điều kiện
đảm bảo cho hoạt động tố tụng ở nước ngoài, các quan hệ với cơ quan tố tụng
Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007

8


Bài tập học kỳ

Luật Tố Tụng Hình Sự

nước ngoài trong ủy thác hoạt động tư pháp, trong tương trợ hoạt động tư pháp,
dẫn độ…[6]

Việc quy định thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án nơi tội phạm được thực
hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người
than gia tố tụng. Vì nó sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình điều tra, thu thập
chứng cứ, và sự có mặt của người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra…
Đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự thì ngoài quy
tắc chung nêu trên còn phải căn cứ vào Thông tư liên tịch số 01/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA ngày 18/4/2005 “hướng dẫn về thẩm quyền
xét xử của Tòa án quân sự”. Theo đó, Tòa án quân sự khu vực thuộc quân khu
được xét xử theo quy định của Điều 171 BLTTHS 2003; các vụ án thuộc thẩm
quyền xét xử của Tòa án quân chủng hải quân và các Tòa án quân sự khu vực
quân chủng hải quân thì không áp dụng nguyên tắc lãnh thổ. Các tòa này có
thẩm quyền xét xử các vụ án xảy ra trong các đơn vị quân chủng, các vụ án mà
bị cáo là người do quân chủng quản lí hoặc người phạm tội liên quan đến bí mật
quân sự, gây thiệt hại cho các đơn vị quân chủng hải quân.
Căn cứ Điều 172 BLTTHS 2003 quy định về thẩm quyền xét xử những tội
phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam đều thuộc quyền
xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu
tiên hoặc nơi máy bay, tàu biển có đăng kí. Máy bay, tàu biển mang quốc tịch
Việt Nam đang hoạt động ở không phận hoặc lãnh hải nước ngoài vẫn được xem
là một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam (lãnh thổ mở rộng). Do vậy những tội
phạm xảy ra trên chúng do Tòa án Việt Nam xét xử như nêu trên. Tùy vào tội
phạm đó là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng để
xác định cấp tòa xét xử là tòa án cấp huyện hay cấp tỉnh. Như vậy, quy định về
thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ khá chặt chẽ và hợp lý, phù hợp với thực tiễn
xét xử trong giai đoạn hiện nay.
I.4.4 Thẩm quyền chuyển vụ án

Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007

9



Bài tập học kỳ

Luật Tố Tụng Hình Sự

Căn cứ quy định tại Điều 174 BLTTHS 2003 thì khi thấy vụ án không thuộc
thẩm quyền của mình thì Tòa án chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử.
Việc chuyển vụ án cho Tòa án ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự
cấp quân khu quyết định.
Tòa án chỉ được chuyển vụ án cho Tòa án khác khi vụ án chưa được xét xử.
Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Chánh án Tòa án quyết định. Nếu
vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự hoặc Tòa án cấp trên thì vụ án đã
được đưa ra xét xử vẫn phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền. Trong trường
hợp này, việc chuyển vụ án do Hội đồng xét xử quyết định.
Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Tòa án
phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, báo cho bị cáo và những người có
liên quan trong vụ án.
II. Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này:
II.1

Kết quả thi hành thẩm quyền xét xử sơ thẩm
Cho đến nay, BLTTHS 2003 đã được ban hành và thực hiện được một

chặng đường dài. Trong quá trình thi hành các quy định của BLTTHS 2003,
nhất là các quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm đã có được những kết quả
đáng kể. Tiến hành lộ trình mở rộng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện
kịp thời và hợp lý đã thu được kết quả như sau. Theo tinh thần Nghị quyết số
293A/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 27/9/2007 UBTVQH đã giao cho thêm 219

Tòa án cấp huyện được thực hiện thẩm quyền xét xử theo quy định tại Khoản 1
Điều 170 BLTTHS 2003. Nâng tổng số Tòa án cấp huyện được giao thẩm quyền
xét xử mới là 503 tòa án trong đó có 486 Tòa án nhân dân cấp huyện và 17 Tòa
án quân sự khu vực [6, tr35].
Các Tòa án cấp huyện đã lần lượt được tăng thẩm quyền cơ bản đã hoàn
thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tính từ khi được giao thực hiện
thẩm quyền xét xử mới về hình sự đến 31/12/2007, các Tòa án này thụ lý 71.618
vụ án hình sự với 112.203 bị cáo (số vụ án thụ lý theo thẩm quyền mới là 16.057
vụ với 25.212 bị cáo), giải quyết 69.706 vụ án với 107.314 bị cáo (Số vụ giải
Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007

10


Bài tập học kỳ

Luật Tố Tụng Hình Sự

quyết theo thẩm quyền mới là 14.932 vụ với 23.034 bị cáo)[6, tr35]. Nhìn
chung, số lượng các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền mới mà các Tòa án được
tăng thẩm quyền tăng bình quân khoảng 30 vụ/1 năm/1 Tòa án. Một số ít đơn vị
có số lượng án theo thẩm quyền mới tăng trên 100 vụ/1 năm, tập trung chủ yếu ở
các Tòa án quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và một số
đơn vị của các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hà Tây.
II.2

Những bất cập, vướng mắc về thẩm quyền xét xử sơ thẩm

II.2.1


Những bất cập, vướng mắc trong quy định của pháp luật về thẩm

quyền xét xử sơ thẩm hình sự của tòa án nhân dân các cấp
Thứ nhất, quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh tại
Khoản 2 Điều 170 BLTTHS 2003, trong đó có quy định Tòa án nhân dân cấp
tỉnh có quyền lấy những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân cấp
dưới lên để xét xử ở cấp của mình. Tuy nhiên, trong bộ luật không quy định cụ
thể và cũng chưa có văn bản mới nào quy định các trường hợp này. Trên thực tế
trước đây, Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 12/1/1989 đã có hướng dẫn thi
hành quy định này, nhưng hiện nay văn bản này đã hết hiệu lực và chưa có văn
bản thay thế. Vì vây, đây là một lỗ hổng pháp luật gây ra những khó khăn, thiếu
thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ hai, một số quy định còn tồn tại những điểm bất hợp lí trong cách
diễn đạt điều luật. Ví dụ: Điều 174 BLTTHS có quy định “Chỉ được chuyển vụ
án cho Tòa án khác khi vụ án chưa được xét xử”. Nhưng đoạn sau lại quy định
“Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự hoặc Tòa án cấp trên thì vụ
án đã được đưa ra xét xử vẫn phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền”. Cách
diễn đạt như trên đã tạo nên mâu thuẫn trong cùng một điều luật, làm cho những
người áp dụng pháp luật nếu không cẩn thận sẽ dễ lúng túng khi gặp phải trường
hợp này.
Thứ ba, BLTTHS 2003 không có quy định phân biệt thẩm quyền xét xử
giữa tòa án nhân dân và tòa án quân sự. Việc quy định này chỉ quy định trong
Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự, là văn bản có hiệu lực pháp lí thấp hơn. Tại
Điều 5 PLTCTAQS quy định nếu vụ án vừa có tội phạm thuộc thẩm quyền xét
Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007

11


Bài tập học kỳ


Luật Tố Tụng Hình Sự

xử của Tòa án nhân dân, vừa có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử thuộc thẩm
quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án nhân dân xét xử tội phạm thuộc
thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự xét xử tội phạm thuộc
thẩm quyền xét xử Tòa án quân sự. Trường hợp vụ án không tách được thì Tòa
án quân sự xét xử toàn bộ vụ án. Như vậy, có thể nhận thấy rằng quy định này
mâu thuẫn với Điều 117 BLTTHS là chỉ được tách vụ án trong những trường
hợp thật cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các
tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách
quan và toàn diện của vụ án.
II.2.2

Những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định

pháp luật về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự
Thứ nhất, vướng mắc trong thủ tục xác định thẩm quyền của tòa án. Việc
tranh chấp thẩm quyền xét xử là một trong những vướng mắc thường gặp khi
Tòa án và Viện kiểm sát không thống nhất với nhau về thẩm quyền giải quyết vụ
án. Tuy BLTTHS 2003 có quy định “khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền
giải quyết của mình thì tòa án chuyển vụ án cho tòa án có thẩm quyền giải
quyết” nhưng lại không quy định và không có các văn bản khác hướng dẫn thủ
tục chuyển vụ án diễn ra như thế nào. Vì vậy mà trên thực tế việc áp dụng quy
định này còn thiếu thống nhất nên xảy ra tình trạng: có trường hợp Tòa án
chuyển hồ sơ trả cho Viện kiểm sát để Viện kiểm sát chuyển cho cấp có thẩm
quyền truy tố, có Tòa lại chuyển thẳng cho Tòa án cấp có thẩm quyền để trả cho
Viện kiểm sát cùng cấp để truy tố.
Thứ hai, hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng xác định thẩm quyền xét
xử các vụ án có yếu tố nước ngoài còn rất khó khăn. BLTTHS 2003 chỉ quy

định thẩm quyền Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hoặc Tòa
án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử các vụ án xảy ra ở nước ngoài,
còn các vụ án có yếu tố nước ngoài khác như bị can, bị cáo người bị hại là người
nước ngoài hoặc tội phạm vừa thực hiện ở nước ngoài vừa thực hiện ở trong
nước… thì không có quy định. Do vậy, hầu hết các vụ việc này Tòa án cấp tỉnh

Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007

12


Bài tập học kỳ

Luật Tố Tụng Hình Sự

xét xử. Còn đối với những vụ án mà người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự là người nước ngoài thì chưa có sự thống nhất.
Thứ ba, việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo đối
tượng cũng gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn. Thông thường, Tòa án nhân
dân cấp tỉnh quyết định lấy các vụ án mà người phạm tội là cán bộ chủ chốt cấp
tỉnh, huyện, cấp trung ương, những người có chức sắc tôn giáo, những người có
uy tín lớn trong xã hội… lên để xét xử. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có văn
bản nào quy định về vấn đề này.
II.2.3

Những bất câp, vướng mắc trong công tác tổ chức và cơ sở vật chất
Khi thực hiện việc tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện,

Ngành Tòa án cũng phải đối mặt với những khó khăn:
Về kinh phí: hiện nay, kinh phí cấp cho Ngành Tòa án nhân dân nói chung

còn thấp, đặc biệt là Tòa án nhân dân cấp huyện. Nên các Tòa án gặp khó khăn
trong việc tổ chức hoạt động xét xử, nhất là trong việc tổ chức các phiên toàn
lưu động. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ và công chức Ngành tòa án chưa tướng
xứng với yêu cầu và tính chất công việc nên đời sống của các cán bộ ngành Tòa
án, nhất là ở cấp huyện còn gặp nhiều khó khăn.
Về nguồn cán bộ: trình độ của cán bộ Ngành tòa án còn nhiều bất cập. Một
số Tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay vẫn thiếu cán bộ so với yêu cầu công tác
nhưng ở các địa phương đó không có nguồn cán bộ để tuyển dụng, bổ nhiệm
làm cho việc bổ sung cán bộ, thẩm phán của các đơn vị này gặp những khó khăn
vướng mắc nhất định.
Một số Tòa án nhân dân cấp huyện cho đến nay vẫn chưa có địa điểm để
xây dựng trụ sở làm việc gây ảnh hưởng tới hiệu quả công tác. Đồng thời cũng
ảnh hưởng tới lộ trình tăng thẩm quyền của UBTVQH đề ra.
Một số vấn đề liên quan tới việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án
hiện nay các cơ quan tố tụng còn có cách hiểu, cách hướng dẫn chưa thống nhất
nên việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương trong quá trình
giải quyết vụ án còn gặp vướng mắc.
II.3

Nguyên nhân

Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007

13


Bài tập học kỳ

Luật Tố Tụng Hình Sự


Thứ nhất, nguyên nhân xuất phát từ những quy định của pháp luật. Bộ luật
Tố tụng hình sự 2003 và các văn bản hướng dẫn còn chưa đầy đủ, nhiều vấn đề
tồn tại trên thực tế vẫn chưa được đề cập đến làm cho pháp luật không theo kịp
những bước phát triển của xã hội. Cụ thể:
Một số quy định về thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ, theo sự việc chưa
được quy định chi tiết mà chỉ ở mức độ hướng dẫn nên dễ dẫn đến sai sót và
thiếu thống nhất khi áp dụng.
Về thẩm quyền xét xử theo đối tượng, còn nhiều quy định chưa rõ ràng. Có
nhiều quy định chưa được cụ thể hóa trong bộ luật mà chỉ được quy định ở
những văn bản dưới luật như PLTCTAQS. Việc xác định thẩm quyền của Tòa
án nhân dân và Tòa án quân sự chưa có sự thống nhất
Thứ hai, nhận thức pháp luật của người tiến hành tố tụng còn chưa cao.
Vấn đề thẩm quyền thường không được những người tiến hành tố tụng quan tâm
nghiên cứu và cập nhật các văn bản liên quan. Bên cạnh đó, ở các cơ quan tiến
hành tố tụng cấp huyện, công tác đảm bảo vật chất còn rất hạn chế, trình độ của
Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán của một số cơ quan còn thấp, số lượng
án không đồng đều, tại một số vùng quá ít hoặc quá nhiều gây khó khăn cho các
hoạt động tố tụng. Vì thế mà, dẫn đến sai phạm trong khi xác định thẩm quyền
xét xử hoặc lúng túng, thiếu kiên quyết khi xử lý các tranh chấp về thẩm quyền
xét xử.
Thứ ba, nhận thức của công dân về các quy định của pháp luật về thẩm
quyền xét xử dẫn đến những vi phạm về thẩm quyền khi thực hiện các quyền
khiếu nại, tố cáo hoặc kháng cáo đối với các vụ án. Họ thường có tâm lý chung
là mong muốn vụ việc của mình được giải quyết bởi các cơ quan tiến hành tố
tụng có thẩm quyền cao và nghi ngờ tính khách quan của cơ quan tiến hành tố
tụng ở địa phương nên họ thường gửi đơn khiếu nại hoặc kháng cáo đến cơ quan
không có thẩm quyền đối với vụ án. Và sẽ có thể dẫn đến nhầm lẫn và sai sót về
thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng.

Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007


14


Bài tập học kỳ

Luật Tố Tụng Hình Sự

Thứ tư, giữa cơ quan tiến hành tố tụng chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong
việc xác định, phát hiện và xử lí các vụ án có những yếu tố phức tạp, khó xác
định thẩm quyền.
III.Hướng hoàn thiện
Qua thực tiễn thi hành quy định về thẩm quyền xét xử những năm vừa qua,
em xin có một số đề nghị để góp phần hoàn thiện các quy định này:
Thứ nhất, cần xác định lại thẩm quyền xét xử hợp lí cho Tòa án nhân dân
các cấp. Thực tiễn cho thấy, việc tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân
cấp huyện là một chủ trương đúng đắn và đạt được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, muốn cho công tác xét xử đạt được kết quả cao và đáp ứng được các
yêu cầu của xã hội thì việc xem xét và phân định lại thẩm quyền xét xử hợp lí
cho Tòa án nhân dân các cấp là cần thiết, đặc biệt là thẩm quyền xét xử sơ thẩm
[6, tr 58].
Thứ hai, cần đảm bảo quyền con người và hiệu quả của hoạt động tố tụng.
Hoạt động của hệ thống tòa án là nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân, bảo đảm
quyền lợi của họ, thông qua đó, tòa án cũng đảm bảo được nhiệm vụ chính trị
của mình là duy trì trật tự xã hội. Hiệu quả của hoạt động tố tụng là một trong
những mục đích mà cải cách tư pháp hướng tới. Mọi hoạt động cải cách đều
nhắm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động tố tụng.
Thứ ba, cần cải cách tổ chức, bộ máy cơ quan tư pháp tương ứng với thẩm
quyền xét xử mới. Phương hướng cơ bản của công cuộc cải cách tư pháp ở Việt
Nam đó là cải cách lại hệ thống tòa án nhân dân, các cơ quan bảo vệ pháp luật

và các cơ quan bổ trợ tư pháp; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và đảm vảo sự
phối hợp đồng bộ trong hoạt động thực tiễn của hệ thống tòa án và các cơ quan
bảo vệ pháp luật nhằm nâng cao hơn hiệu quả hoạt động của tòa án. Muốn thực
hiện được điều này cần có một bộ máy các cơ quan tư pháp tương ứng và đồng
bộ từ địa phương đến trung ương.
Hiện nay, nước ta đang trên tiến trình cải cách tư pháp với trọng tâm là việc
xây dựng một hệ thống Tòa án không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Tòa án
nhân dân được phân thành Tòa án sơ thẩm khu vực, Tòa án phúc thẩm, Tòa
Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007

15


Bài tập học kỳ

Luật Tố Tụng Hình Sự

thượng thẩm và Tòa án nhân dân tối cao [6, tr62] (Nghị quyết 49-NQ/TW về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020).
Từ sự phân tích trên, em cho rằng nên sửa đổi bổ sung các quy định về
thẩm quyền xét xử sơ thẩm như sau:
* Đối với quy định của BLTTHS:
Điều 170: Nên sửa đổi theo hướng là phải xác định lại các cấp Tòa án có
thẩm quyền xét xử sơ thẩm trong hệ thống Tòa án. Từ đó, quy định cụ thể thẩm
quyền cho từng cấp Tòa án theo hướng toàn bộ các vụ án hình sự thuộc thẩm
quyền của Tòa án nhân dân đều thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án sơ
thẩm khu vực. Tòa án sơ thẩm khu vực được thành lập trên cơ sở một hoặc một
số Toà án cấp huyện. Tòa án sơ thẩm khu vực là Tòa án cấp thấp nhất trong hệ
thống Tòa án và cần được tổ chức với quy môn lớn hơn về công việc, tổ chức bộ
máy, cán bộ, cơ sở vật chất so với Tòa án cấp huyện hiện nay.

Điều 171: khi thực hiện thẩm quyền mới theo mô hình tổ chức còn án mới
sẽ không còn Tòa án nhân dân cấp tỉnh nên điều luật này cũng phải thay đổi cho
về việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án khác cấp phù
hợp với mô hình tổ chức đó.
Điều 173 Với mô hình tổ chức Tòa án trong tương lai chỉ còn một cấp duy
nhất xét xử sơ thẩm nên điều luật này cũng phải được sửa đổi.
Điều 174 và 175 cũng sẽ không phù hợp với sự thay đổi mô hình tổ chức
Tòa án. Bởi lẽ sẽ không còn Tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh như hiện
nay. Do đó, việc chuyển vụ án và việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét
xử cũng sẽ phải thay đổi theo. Điều 174 nên sửa theo hướng sau khi thụ lý nếu
xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án phải chuyển
cho Tòa án có thẩm quyền xét xử.
* Đối với các văn bản có liên quan khác:
Luật tổ chức Tòa án nhân dân, giải pháp này nhăm mục đích điều chỉnh toàn
bộ các vấn đề liên quan để tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án theo tinh
thần cải cách tư pháp, trong đó có Tòa án sơ thẩm khu vực. Theo đó, với từng
chương cần có sự thay đổi hợp lý về các Tòa án ở Việt Nam cho phù hợp với cơ
Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007

16


Bài tập học kỳ

Luật Tố Tụng Hình Sự

cấu tổ chức mới của hệ thống Tòa án theo thẩm quyền. Tòa án nhân dân tối cao
sẽ không là cơ quan có thẩm quyền xét xử phúc thẩm mà chủ yếu là làm nhiệm
vụ tổng kết kinh nghiệp xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, trình các dự án
luật, giảm đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của

Tòa án nhân dân cấp dưới.
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân: cần sửa đổi, bổ sung các quy định có liên
quan đến việc bầu Hội thẩm nhân dân của Tòa án cho phù hợp với tổ chức và
hoạt động của Tòa án sơ thẩm khu vực và Tòa án phúc thẩm.
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh điều tra hình sự: Tác
động của các cơ quan tư pháp có liên quan chặt chẽ đến việc điều tra, truy tố của
các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp. Vì vậy, việc xây dựng các cơ quan điều
tra và VKS đông bộ về tổ chức và hoạt động tương ứng với hệ thống các Tòa án
sơ thẩm khu vực là một điều kiện cần thiết đối với việc thay đổi thẩm quyền xét
xử và thành lập các tòa án sơ thẩm.

KẾT LUẬN
Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân các cấp có
ý nghĩa quan trọng về khía cạnh chính trị xã hội và ý nghĩa pháp lý. Đây là cơ sở
để xác định thẩm quyền xét xử của các cấp xét xử sau, đảm bảo vụ án được xét
xử khách quan và chính xác. So với quy định của BLTTHS 1988, BLTTHS
2003 đã quy định mở rộng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện nhằm
đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thẩm quyền xét
xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân các cấp vẫn còn gặp những bất cập vướng
mắc.Vì vậy, trong thời gian tới nên hoàn thiện các quy định này đề phù hợp với
chiến lược cải cách tư pháp.

Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007

17


Bài tập học kỳ

Luật Tố Tụng Hình Sự


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.Tư
pháp, Hà Nội, năm 2006.
2. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2001.
3. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003, Nxb.CAND, Hà Nội, năm 2004.
4. Mai Thanh Hiếu và Nguyễn Chí Công, Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án
hình sự, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội, năm 2004.
5. Nguyễn Văn Huyên, Luận án tiến sỹ Luật học, Thẩm quyền của toà án các
cấp theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội, năm 2002.
6. Trần Thị Lê Na, Luận văn thạc sỹ Luật học, Hoàn thiện quy định về thẩm
quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân các cấp, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội, năm 2009.
7. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
8. Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002.
9. Ts Trần Văn Trung - Phó Viện trưởng Viện khoa học kiểm sát, Một số vấn
đề đặt ra khi thực hiện thẩm quyền mới của Tòa án nhân dân cấp huyện
theo quy định của BLTTHS, Tạp chí Kiểm sát số 14, năm 2006.
Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007

18


Bài tập học kỳ

Nguyễn Ngọc Ánh –KT33D007

Luật Tố Tụng Hình Sự


19



×