Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

chế độ tài sản dựa trên sự thỏa thuận của vơ chồng ( chế độ tài sản ước định)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.4 KB, 11 trang )

I .ĐẶT VẤN ĐỀ.
Đất nước ta đang trên con đường đổi mới toàn diện với mọi lĩnh vực của đời
sống , xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa , thực hiện mục tiêu dân
giàu nước mạnh , xã hội công bằng , dân chủ , văn minh . Do vậy , hiểu biết về
phân chế độ tài sản ước định cũng là một trong những nhiệm vụ cấp bách toàn xã
hội . Yêu cầu đặt ra trước hết đối với chúng ta là cần hiểu rõ chế độ tài sản dựa
trên sự thỏa thuận của vơ chồng ( chế độ tài sản ước định). Hiểu biết được
những ý nghĩa đó cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá về sự văn minh ,
tiến bộ của một xã hội hiện đại.

II. NỘI DUNG.
1. Chế độ tài sản theo sự thỏa thuận của vợ chồng.
1.1 .Khái quát
Kết hôn là sự kiện làm phát sinh một gia đình mà ở đó phản án sự chung sống
của hai vợ chồng và con cái (nếu có). Như là một tất yếu của cuộc sống chung, vợ
và chồng thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại
và phát triển của gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra phổ biến trong xã hội và
chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về hôn nhân và gia đình, trong một quy
chế được gọi là “ Chế độ tài sản của vợ chồng”.
Vậy chế độ tài sản của vợ chồng sẽ được xác lậptheoluật pháp hay theo sự thỏa
thuận của vợ và chồng?
Một công trình nghiên cứu khoa học của Viện luât so sánh, trường Đại học tổng
hợp Paris II, tiến hành năm 1974, với nhan đề “Chế độ tài sản của vợ chồng trong
những pháp luật đương đại”, đã đưa ra một câu trả lời khá đầy đủ. Thực tế, có hai
trường phái luật pháp mang hai quan điểm khác nhau về vấn đề này. Phần lớn pháp
luật của các nước trên thế giới thừa nhận quyền tự do thỏa thuận của vợ và chồng
về chế độ tài sản, vì vậy, một mặt luật pháp dự liệu một chế độ tài sảncủa vợ


chồng, mặt khác quy định những người kết hôn có quyền lập hôn ước . Chế độ tài
sảndo pháp luật dự liệu chỉ có hiệu lực áp dụng trong trường hợp vợ chồng không


có hôn ước hoặc hôn ước được lập ra nhưng vô hiệu do vi phạm những quy định
của luật chung. Chỉ có một số nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, như Liên xô,
Bulgari, Hungari, Roumani, Trung quốc, Việt Nam .
Trong số những luật pháp xã hội chủ nghĩa thời kỳ này, luật của Cộng hòa dân chủ
Đức có những quy định cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận thay đổi chế độ hôn
sản pháp định.Trước khi kết hôn, các bên không thể lập ra những thỏa thuận riêng
về chế độ tài sản, nhưng trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thực hiện điều
đó trong một giới hạn nhất định.Về nguyên tắc, hôn ước không thể phá vỡ toàn
bộ chế độ hôn sảnpháp định để thay vào đó một chế độ hôn sản ước định. Vợ
chồng có thể thỏa thuận tăng hoặc giảm thành phần của cộng đồng tài sảnpháp
định, trừ những tài sảncần thiết phục vụ cho đời sống của gia đình, chẳng hạn như
nhà ở của gia đình. Đối với chế độ tách riêng biệt tài sản, vợ chồng không được
phépthỏa thuận xác lập bởi vì điều đó trái với tính chất cộng đồng của hôn nhân.Ở
đây, chúng ta có thể hình dung đến sự tồn tại của các chế độ hôn sản ước
địnhtheohình thức cộng đồng.
Như vậy, thực tiễn lập pháp ở các nhà nước trên thế giới đã chỉ ra cho chúng ta
thấy có sự tồn tại của hai loại chế độ tài sảncủa vợ chồng. Đó là chế độ tài sản
theoquy định của pháp luật (chế độ pháp định) và chế độ tài sản theo sự thỏa
thuận của vợ chồng(chế độ ước định).
1.2. Những vấn đề cơ bản trong pháp luật của Cộng hòa Pháp về chế độ tài
sản theo sự thỏa thuận của vợ chồng .
Có thể nhận thấy rằng Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp đã tổ chức một cách
rất có hệ thống các chế độ tài sảncủa vợ chồng.. Vì vậy, việc sử dụng luật của
Cộng hoà Pháp để phân tích những vấn đề cơ bản của chế độ tài sản theo sự thỏa


thuận của vợ chồng sẽ là cơ sở cho những tiếp cận tiếp theo trong bối cảnh của
pháp luật Việt Nam.
1.2.1. Nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sản trong hôn nhân
Nguyên tắc này bắt nguồn từ việc thực hiện nguyên tắc tự do ký kết hợp đồng đã

được thừa nhận ở Pháp từ thế kỷ XVI, khi mà những quan hệ kinh tế, thương mại
phát triển mạnh. Từ thời kỳ đó, luật pháp và tập quán đã thừa nhận những sự
thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sảnphù hợp với hoàn cảnh kinh tế của họ,
như là một quyền tự do cá nhân.Bộ luật dân sự 1804 ra đời đã kế thừa tinh thần này
và duy trì nguyên tắc không thay đổi những thỏa thuận của vợ chồng về chế độ hôn
sản.
Đạo luật ngày 13 tháng 7 năm 1965 về cải cách chế độ tài sảncủa vợ chồng đã hủy
bỏ nguyên tắc này vì cho rằng nó hạn chế quyền quyết định của vợ chồng về chế
độ tài sản. Hiện nay, nguyên tắc vợ chồng có quyền tự do lựa chọn chế độ tài
sảnđược khẳng định ngay trong quy định đầu tiên của phần những quy định chung
của Bộ luật dân sự về các chế độ tài sảncủa vợ chồng. Điều 1387 quy định : “Luật
pháp chỉ điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản khi không có thỏa thuận riêng,
mà vợ chồng có thể làm vì cho rằng điều đó là cần thiết, miễn sao những thỏa
thuận đó không trái với thuần phong mỹ tục và những quy định sau đây”.
Thực tế, nhà lập pháp của Pháp đã đưa ra một hệ thống các chế độ tài sảncủa vợ
chồng, bao gồm chế độ tài sảnpháp định và các chế độ tài sảnước định. Dưới ảnh
hưởng của nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sảncủa vợ chồng, chế độ tài
sảnpháp định không có hiệu lực áp dụng một cách đương nhiên. Những người kết
hôn hoàn toàn có quyền tự do thỏa thuận một chế độ tài sảncho riêng mình. Nếu họ
không thiết lập những thỏa thuận về vấn đề này, chế độ tài sảnpháp định sẽ đương
nhiên được áp dụng. Mặt khác, nguyên tắc tự do thỏa thuận về chế độ tài sảncủa vợ
chồng còn giữ hiệu lực ngay cả trong những trường hợp chế độ tài sảnđã được xác


định, bằng việc vợ chồng có quyền thỏa thuận thay đổi. Sự thay đổi này có thể
được thực hiện trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân.Theo quy định của
điều 1394 BLDS, những thỏa thuận về chế độ tài sảncủa vợ chồng phải được tiến
hành với sự tham gia của công chứng viên,theo những thể thức nhất định.
1.2.2. Nội dung của hôn ước
Chứng thư thể hiện sự thỏathuận của người kết hôn hay của vợ chồng về chế độ tài

sảncủa họ trong hôn nhân được gọi là “Contrat de marriage” (tạm dịch là hôn ước).
Về bản chất, hôn ước chỉ chứa đựng những thỏa thuận của vợ chồng về các cách
thức thực hiện các quan hệ tài sản của họ mà không đề cập đến các vấn để nhân
thân của họ. Các quyền và nghĩavụ nhân thân của vợ và chồng, vì có liên quan đến
đạo đức, trật tự chung nên đã được pháp luật ấn định, vợ chồng không thể có
những thỏa thuận khác. Hôn ước hợp pháp sẽ là cơ sở cho việc thực hiện, giải
quyết những tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ, chồng với
người thứ ba.Nói cách khác, hôn ước có hiệu lực như pháp luật.Đặc điểm của hôn
ước phải do hai bên thỏa thuận và được kí kết từ trước khi kết hôn . Hôn ước có
tính chất “ bất di bất dịch “,không được thay đổi sau khi hôn nhân đã được xác lập
và nó được bảo đảm thực hiện trong suốt thời kì hôn nhân . Khi có những tranh
chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau và với người khác , theo yêu cầu , Tòa
án dựa trên hôn ước ( hợp đồng)này để giải quyết . Chế độ tài sản ước địh được ghi
nhận hầu hết các BLDS của Nhà nước tư sản phương Tây
a. Quyền tự do xác định nội dung của hôn ước
Việc thừa nhận chế độ hôn sản ước định nhằm tạo điều kiện cho những vợ chồng
có thể thực hiện một chế độ hôn sản phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của họ. Vì vậy,
người kết hôn có quyền đưa vào trong hôn ước những điều khoản mà họ cho là cần
thiết để điều chỉnh các quan hệ tài sản trong suốt thời kỳ hôn nhân. Hôn ước được


lập thông qua sự can thiệp của công chứng viên, vì vậy, các bên sẽ nhận được
những hỗ trợ pháp lý để thiết lập nên một văn bản thỏathuận hoàn chỉnh về
một chế độ tài sản.
Thứ nhất, trong hôn ước, các bên kết hôn tuyên bố một chế độ hôn sản sẽ áp dụng
đối với họ.Đây là mục đích cơ bản nhất của việc lập hôn ước. Thông thường, người
kết hôn lựa chọn một trong những chế độ tài sảnđã được đề xuất trong BLDS, điều
đó sẽ dễ dàng hơn cho họ khi cần thiết kế nội dung của chế độ tài sản, bởi vì luật
đã dự liệu trong đó những điều khoản cơ bản. Ngoài ra, vợ chồng cũng có quyền
tuyên bố về việc áp dụng một chế độ tài sảnkhác, tuy nhiên điều này rất hiếm xảy

ra.
Thứ hai, trong chế độ tài sảnđã lựa chọn, các bên có quyền tự do đưa ra những điều
khoản quy định về các vấn đề cụ thể. Nếu đó là một trong những chế độ tài
sảnđược dự liệu trong BLDS, họ có quyền thiết lập những điều khoản bổ sung cho
những quy định của luật hoặc sửa đổi những quy định đó. Chẳng hạn, vợ chồng
tương lai có thể liệt kê những tài sản mà mỗi bên có trước khi kết hôn ; tặng cho
nhau tài sản; thỏa thuận về việc quản lý tài sản chung, riêng ; về việc đóng góp tài
sản vì nhu cầu chung của gia đình ; thỏa thuận về việc phân chia tài sản khi chấm
dứt chế độ tài sản …
b. Những giới hạn về nội dung của hôn ước
Tuy nhiên, quyền tự do thỏa thuận trong hôn ước của vợ chồng không phải là
không có giới hạn. Gia đình trong xã hội Pháp, cũng giống như ở nhiều nước khác,
phản ánh tính chất cộng đồng, vì thế chế độ tài sảnpháp định của vợ chồng ở Pháp,
từ khi có Bộ luật Napoléon đều là các chế độ cộng đồng tài sản. Luật hiện hành của
Cộng hòa Pháp về các chế độ tài sảncủa vợ chồng không phải chỉ quan tâm đến lợi
ích của các bên vợ, chồng, mà trái lại, luôn đề cao những trật tự của gia đình. Điều
đó thể hiện thông qua việc nhà làm luật thiết lập hệ thống những quy định, theo đó,


tất cả những thỏathuận của vợ chồng về tài sản phải tuân theo. Trong các điều 1388
và 1389 của BLDS, nhà lập pháp đã quy định rằng : vợ chồng không thểthỏa thuận
phá bỏ những quy định về các nghĩa vụ và quyền của họ (phát sinh từ việc kết
hôn), về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con, về quản lý theo pháp luật, về giám
hộ, cũng như về trật tự thừa kế. Về nguyên tắc, những điều khoản của hôn ước trái
với những quy định này sẽ bị tuyên bố vô hiệu.
Những thỏathuận của vợ chồng về chế độ tài sảnchịu sự điều chỉnh trực tiếp nhất
bởi các quy định về nghĩa vụ và quyền của họ. Tại các điều từ 212 đến 226, BLDS
đã quy định những nghĩa vụ và quyền riêng biệt của vợ và chồng với một tinh thần
chung nhất là : vợ chồng cùng nhau đảm bảo điều hành gia đình về tinh thần và vật
chất, chăm lo việc dạy dỗ con cái và chuẩn bị tương lai của chúng (điều 213). Đặc

biệt, các điều từ 214 đến 226 tập hợp nên một chế định pháp lý mà học thuyết của
Pháp gọi làchế độ cơ sở của các chế độ tài sản của vợ chồng . Đây là những quy
định về các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng nhằm đáp ứng nhu cầu của
cuộc sống gia đình. Đó là những vấn đề : đóng góp vào việc chi tiêu của gia đình ;
bảo vệ chỗ ở của gia đình ; quyền tự chủ của mỗi bên vợ, chồng thực hiện các giao
dịch vì nhu cầu của gia đình và trách nhiệm liên đới của bên kia, quyền tự chủ về
nghề nghiệp, về việc sử dụngtài khoản (ngân hàng và chứng khoán) ; quyền một
mình thực hiện giao dịch thông qua cơ chế đại diện hoặc cho phép của Tòa án…
Theo quy định của điều 226, các quy định trên có hiệu lực áp dụng đối với tất cả
các quan hệ vợ chồng, bất kể họ lựa chọn chế độ hôn sản nào.Trong bối cảnh thừa
nhận nhiều chế độ tài sảncủa vợ chồng, chế độ cơ sở giữ vai trò chủ đạo, nhất là
đối với các chế độ hôn sản ước định, nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cho
sự ổn định của cuộc sống gia đình. Do có tầm quan trọng như vậy, tất cả các
nghiên cứu về các chế độ tài sảnchế độ tài sảncủa vợ chồng theo luật của Pháp đều
bắt đầu từ chế độ cơ sở này.
Như vậy,sự tổ chức các chế độ tài sảncủa vợ chồng trong luật của Cộng hòa Pháp


dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của vợ chồng nhưng không
tách rời nghĩa vụ của họ đối với đời sống chung của gia đình. Điều đó tạo điều kiện
cho vợ, chồng có thể thực hiện những quan hệ tài sản phù hợp với tình hình kinh tế
của bản thân, mang lại lợi ích cho gia đình và cá nhân mỗi bên vợ chồng. Trong
thực tế, mặc dù số lượng các cặp vợ chồng lập hôn ước chiếm tỉ lệ rất thấp (khoảng
20%), nhưng các chế độ tài sảntheo thỏa thuận của vợ chồng vẫn luôn tồn tại cùng
với quan niệm về quyền tự do cá nhân và vì sự cần thiết của nó trong những trường
hợp nhất định.
2. Chế độ tài sản của vợ chồngtheo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam
2.1. Thời kỳ trước 1975
Trong thời kỳ pháp thuộc, luật pháp về dân sự ở Việt Nam mang đậm dấu ấn của
Bộ luật dân sự Napoléon. Trong giai đoạn đất nước bị chia cắt thành hai miền

Nam-Bắc, pháp luật về vấn đề này ở hai miền thể hiện những nội dung trái chiều.
Luật hôn nhân và gia đình (HN-GĐ) ngày 29 tháng 12 năm 1959 ở Miền bắc chỉ
quy định về một hình thức của chế độ tài sản pháp định ( chế độ cộng đồng toàn
sản), và vì thế, không có một quy định nào về quyền lập hôn ước của vợ chồng.
Trong khi đó, ở Miền nam, ba đạo luật đã được lần lượt ban hành để điều chỉnh các
quan hệ dân sự, gia đình (Luật gia đình ngày 02 tháng 1 năm 1959, Luật 15/64
ngày 23 tháng 7 năm 1964 và Bộ dân luật ngày 20 tháng 12 năm 1972), đều thừa
nhận quyền tự do lập hôn ước của vợ chồng và chế độ tài sản chung theo luật định
chỉ được áp dụng khi vợ chồng không lập hôn ước. Chẳng hạn, Bộ dân luật năm
1972 quy định : “Vợ chồng có thể tự do lập hôn ước tùy ý muốn, miễn không trái
với trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục” (Điều 145) và “Luật pháp chỉ quy
định chế độ phu phụ tài sản khi vợ chồng không lập hôn ước” (Điều 144).
2.2. Thời kỳ đất nước thống nhất


Luật HN-GĐ năm 1986 và Luật HN-GĐ năm 2000 đều chỉ tập trung quy định về
một chế độ tài sản pháp định. Nhà lập pháp không dự liệu bất kỳ một điều khoản
nào cho phép vợ chồng lập hôn ước, nhưng cũng không ấn định những quy định
cấm. Trong bối cảnh đó, nhìn chung, giới luật gia và những người áp dụng pháp
luật cho rằng chế độ hôn sản pháp định có hiệu lực áp dụng đối với tất cả các quan
hệ hôn nhân hợp pháp, do vậy, mọi thỏa thuận của vợ chồng trái với các quy định
của chế độ hôn sản pháp định cần bị tuyên bố là vô hiệu khi có tranh chấp xảy ra.
Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra sự kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân, Nghị định số 70 của Chính phủ ngày 03 tháng 10 năm 2001 quy
định chi tiết thi hành Luật HN-GĐ năm 2000 đã đem đến một yếu tố mới, mà
chúng ta thấy có khả năng xuất hiện một chế độ tài sản của vợ chồng khác với chế
độ pháp định.
Khoản 2 điều 8 quy định : “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh
doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là
tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác”. Mặt

khác, các quy định ở điều 9 và điều 10 về“khôi phục chế độ tài sản chung của vợ
chồng” đòi hỏi vợ chồng đã chia tài sản chung mà sau đó muốn khôi phục lại chế
độ tài sản chung thì phải lập thành văn bản có người làm chứng hoặc được công
chứng, chứng thực.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể xảy ra theo hai
trường hợp : chia một phần hoặc chia toàn bộ. Có lẽ, các quy định kể trên nhằm
vào trường hợp thứ hai.Các quy định này đã bị chỉ trích mạnh mẽ bởi nhiều chuyên
gia về Luật hôn nhân và gia đình vì cho rằng chúng mâu thuẫn với điều 27 Luật
HN-GĐ năm 2000. Ở đây không phân tích sự mâu thuẫn của các quy định mà chỉ
đề cập đến ý tưởng của những người soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Thực
tế, Bộ Tư pháp là đơn vị chủ trì soạn thảo Luật HN-GĐ năm 2000, và cũng chính
cơ quan này tiếp tục các công việc đối với Nghị định số 70 để hướng dẫn thi hành


Luật. Các quy định ở khoản 2 điều 8 và điều 9, 10 thể hiện sự lôgíc của một ý
tưởng mới về những quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo thỏa thuận. Vậy thì
chúng ta có thể đưa ra một giả thuyết rằng, chính người soạn thảo văn bản Luật đã
muốn có một sự mềm dẻo trong việc thừa nhận chế độ hôn sản theo thỏa thuận của
vợ chồng trong những trường hợp cần thiết. Nếu giả thuyết này đúng, thì đây quả
thực sẽ là một bước đệm quan trọng cho việc thiết lập những quy định về hôn ước
trong Luật HN-GĐ tương lai. Mặt khác, vì Nghị định 70 vẫn đang có hiệu lực,
chắc chắn, sau khi chia hết tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể
thực hiện một chế độ tách riêng tài sản. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc
đóng góp của các bên vợ, chồng vào đời sống chung của gia đình cần được các văn
bản pháp luật dự liệu cụ thể.
Bên cạnh đó, có thể thấy việc kinh tế-xã hội Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều
thay đổi so với thời kỳ những năm 80-90.Gia đình không còn bó hẹp với chức năng
duy trì cuộc sống của các thành viên, mà thực sự đã tham gia tích cực vào nền kinh
tế xã hội.Những quan hệ kinh tế đòi hỏi vợ, chồng phải có những quyết định nhanh
nhạy, nhưng muốn vậy họ phải chủ động về tài sản. Luật HN-GĐ hiện hành

chưatheo kịp diễn biến của những quan hệ kinh tế, dân sựhiện nay. Nếu vợ, chồng
thực hiện đúngtheo quy định pháp luật, trong nhiều trường hợp, họ sẽ bỏ lỡ những
cơ hội làm ăn.

III. KẾT LUẬN


Với việc thừa nhận các thoả thuận trong hôn ước có thể thay đổi trong thời kỳ hôn
nhân, pháp luật đã tạo cho vợ chồng quyền chủ động hơn trong việc qui định chế
độ tài sản của mình. Tuy nhiên, điều đó vẫn không thể khắc phục được một hạn
chế cơ bản của chế độ tài sản ước định là quá chú trọng đến lợi ích cá nhân của vợ,
chồng, lợi ích của gia đình bị xem nhẹ dẫn đến mâu thuẫn bản chất của hôn nhân là
tính chất cộng đồng và bản chất của gia đình là “bổn phận và trách nhiệm”. Do
vậy, chế độ tài sản này thường không được pháp luật HN&GĐ các nước XHCN
(trong đó có Việt Nam) ghi nhận. Bài viết được thực hiện do kết quả học tập ,tìm
hiểu nghiên cứu tại trường Đại học Luật Hà Nội . Với kiến thức , trình độ, khả
năng còn hạn chế , bài viết còn nhiều sai sót . Mong thầy cô chỉ bảo để em rút kinh
nghiệm và sửa chữa . Xin chân thành cảm ơn !


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

2.

Luật hôn nhân và gia đình năm 1954

3.


Luật hôn nhân và gia đình năm 1986

4.

Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Trường Đại học Luât Hà Nội

5.

Vấn đề thừa nhận chế độ tài sản ước định trong luật hôn nhân và gia đình/

Nguyễn Hồng Hải/ Tạp chí luật học số 3/1998
6.

/>


×